BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------- ∞0∞--------
ĐỖ THỊ KIỀU HẠNH
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỘ KINH DOANH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------- ∞0∞--------
ĐỖ THỊ KIỀU HẠNH
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỘ KINH DOANH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
Mã số chuyên ngành: 60380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Tâm
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
2
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan rằng Luận văn “Pháp luật Việt Nam về hộ kinh doanh thực trạng và giải pháp hồn thiện” là bài nghiên cứu của chính tác giả.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tác giả
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở nơi khác.
Khơng có nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong Luận văn này
mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
Tác giả
Đỗ Thị Kiều Hạnh
i
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Luật Khoa Đào tạo sau
đại học, Thư viện Trường cùng tồn thể q thầy cơ, cán bộ Trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hồn thành Luận văn.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị Tâm, người cơ
đã hết lịng giúp đỡ, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tơi trong suốt q trình thực hiện việc nghiên cứu luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã luôn ở bên cạnh hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tơi trong q trình học tập và thực
hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, xin trân trọng cám ơn các thầy cô trong Hội đồng chấm Luận văn
đã cho tơi những ý kiến đóng góp q báu để tơi hồn chỉnh luận văn này.
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong Luận văn này, tại Chương 1, tác giả trình bày tổng quan về hộ kinh
doanh. Tại chương này, tác giả cung cấp một cái nhìn tổng quát về các khái niệm
của hộ kinh doanh ở các quốc gia trong khu vực, bên cạnh đó thơng qua cách nhìn
nhận dưới các góc độ khác nhau, căn cứ vào các quy định pháp luật thơng qua các
thời kì ngày càng hồn thiện đến thời điểm hiện tại. Thơng qua các khái niệm đó
tác giả đã nhìn nhận và đưa ra một số đặt điểm của hộ kinh doanh, qua đó cung cấp
các căn cứ pháp luật về trình tự, thủ tục đăng kí thành lập hộ kinh doanh ở nước ta
qua các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Phân tích các yếu tố, điều kiện để
một hộ kinh doanh có thể hoạt đúng theo trình tự pháp định và được sự bảo hộ của
pháp luật.
Tiếp đến, tại Chương 2, tác giả nêu ra những thực trạng áp dụng pháp luật về
hộ kinh doanh và một số kiến nghị hoàn thiện. Toàn bộ nội dung Chương này đã
phân tích và đánh giá những thực trạng nổi bật về hộ kinh doanh cũng như đóng
góp kinh tế mà hộ kinh doanh mang lại cho nền kinh tế từ đó chỉ ra các hạn chế: về
chủ thể thành lập, về điều kiện và thủ tục thành lập hộ kinh doanh, về quy chế tài
chính của hộ kinh doanh, về địa vị pháp lý của hộ kinh doanh, về cơ cấu tổ chức
của hộ kinh doanh, về quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh. Cuối cùng là đưa ra
giải pháp hoàn thiện pháp luật về hộ kinh doanh để tiếp tục tạo dựng môi trường kinh
doanh thuận lợi, minh bạch, bình đẳng cho hộ kinh doanh; đồng thời nâng cao chất
lượng, hiệu quả thu hút các nguồn vốn đầu tư phù hợp với mục tiêu, định hướng phát
triển kinh tế, xã hội và yêu cầu thực hiện cam kết hội nhập của Việt Nam.
iii
THE ABSTRACT OF GRADUATION THESIS
In Chapter 1 of this thesis, author presents an overview of business
households. In this chapter, author provides a comprehensive view of the concepts
of business households in the countries in the region, besides, through the
viewpoint from different perspectives, based on the legal provisions through the
periods which are increasingly perfect to the current. Through these concepts,
author has acknowledged and given some charactersistics of business households,
thereby providing the legal grounds on the order and procedures for business
households establishment in our country through the current legal documents.
Analyzing the factors and conditions for a business household to operate in
accordance with the legal orders and under the law’s protection.
In Chapter 2, author presents the situation of law application on business
households and some recommendations for completing business households. The
entire content of this chapter analyzes and assesses the outstanding situation of
business households as well as the economic contributions that business households
contribute to the economy, thereby listing out the limitations on: establishment
entity, the conditions and procedures for establishment, the financial regulations,
legal status, organizational structure, state management of the business households.
Finally, author suggestes the solutions to improve the laws on business households
to continue creating a favorable, transparent and equal business environment for
business households; besides, to improve the quality and efficiency of attracting the
investment capital sources in line with the objectives and orientations of socioeconomic development and requirements of Vietnam's integration commitments.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 3
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 4
2.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4
3. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................ 4
4. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 6
5. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 7
6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 7
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 8
7.1. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................... 8
7.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 8
8. Kết cấu của Luận văn .......................................................................................... 8
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HỘ KINH DOANH ...................................................... 10
1.1. Khái niệm hộ kinh doanh ............................................................................... 10
1.2. Đặc điểm của hộ kinh doanh .......................................................................... 19
1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về hộ kinh doanh ..................................... 25
v
1.3.1. Về quyền thành lập và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh .................. 25
1.3.2. Về quy trình tự, thủ tục đăng kí hộ kinh doanh. ...................................... 28
1.3.3. Về đăng kí thuế của hộ kinh doanh ......................................................... 35
1.3.4. Về chấm dứt hộ kinh doanh ..................................................................... 37
1.4. Nhìn nhận về vai trò của hộ kinh doanh ở Việt Nam. ................................... 38
Chương 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ KINH DOANH VÀ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ......................................................................... 41
2. 1. Tình hình đăng ký thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh tại Việt Nam
hiện nay ................................................................................................................. 41
2.1.1. Tình hình đăng ký thành lập hộ kinh doanh ............................................ 41
2.1.2. Tình hình hoạt động của hộ kinh doanh .................................................. 45
2.2. Vướng mắc và bất cập của quy định pháp luật Việt Nam đối với hộ kinh
doanh ở nước ta hiện nay. ..................................................................................... 55
2.2.1. Về chủ thể thành lập ................................................................................ 55
2.2.2. Về thủ tục và điều kiện thành lập ............................................................ 60
2.2.3. Về quy chế tài chính ................................................................................ 65
2.2.4. Về vấn đề mở rộng quy mô của hoạt động hộ kinh doanh. ..................... 70
2.2.5. Về quản lý nhà nước ................................................................................ 72
2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về hộ kinh doanh ............... 77
2.3.1 Về chủ thể thành lập ................................................................................. 77
2.3.2. Về thủ tục và điều kiện thành lập ............................................................ 79
2.3.3. Về quy chế tài chính ................................................................................ 87
2.3.4. Về vấn đề mở rộng quy mô hoạt động của Hộ kinh doanh ..................... 89
vi
2.3.5. Về quản lý nhà nước ................................................................................ 91
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 97
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS
: Bộ luật dân sự
CP
: Chính phú
HĐBT
: Hội đồng bộ trưởng
HKD
: Hộ kinh doanh
LDN
: Luật doanh nghiệp
GTGT
: Giá trị gia tăng
NĐ
: Nghị định
NHNN
: Ngân hàng Nhà nước
TW
: Trung ương
viii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tinh thần khởi nghiệp là điều kiện cần để một quốc gia có được một nền kinh
tế phát triển. Làm sao để tinh thần khởi nghiệp đó được nâng đỡ, hỗ trợ là câu hỏi
cho tồn bộ xã hội và vai trị quan trọng nhất thuộc về Nhà nước vì nó nắm giữ
những nguồn lực thiết yếu, chịu trách nhiệm quản lý điều phối xã hội. Một trong
những công cụ quan trọng để điều tiết nền kinh tế của Nhà nước chính là các quy
định của pháp luật. Nếu pháp luật rõ ràng, dễ tiệm cận và tin cậy được, thì chi phí
để tìm hiểu, ra quyết định thương thảo cũng như triển khai một giao dịch kinh
doanh sẽ giảm. Chi phí giảm sẽ làm cho mơi trường kinh doanh có tính cạnh tranh
và nơi đó nền kinh tế sẽ có điều kiện để phát triển.
Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, vấn đề phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được đặt ra như một
tất yếu đối với nền kinh tế Việt Nam. Để khởi nghiệp kinh doanh, Nhà nước cho
phép cơng dân được thực hiện kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau dựa theo
ý thích cá nhân và trong khn khổ quy định của pháp luật. Mỗi loại hình chủ thể
kinh doanh nêu trên đều có những đặc thù riêng, được pháp luật điều chỉnh một
cách khác nhau. Kinh tế tư bản tư nhân (trong đó có hộ kinh doanh) là một bộ phận
trong cơ cấu ấy đã có một thời kỳ bị coi là đối lập với kinh tế xã hội chủ nghĩa, vì
vậy phải nằm trong diện cải tạo xóa bỏ. Song thực tiễn đã chứng minh quan niệm
như vậy là cực đoan và sự xuất hiện của hình thức hộ kinh doanh là mơ hình kinh
doanh có lịch sử lâu đời nhất góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển lớn mạnh của
nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của các hộ kinh doanh của
Việt Nam hiện nay chưa phát huy được hết các tiềm năng của mình, cịn gặp nhiều
khó khăn trong sản xuất kinh doanh như: quy mô nhỏ bé, phân tán, manh mún, vốn
1
ít, cơng nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề của người lao động thấp, sức cạnh tranh của
hàng hóa thấp...Cốt lõi dẫn đến khó khăn này xuất phát từ nước ta đang trong quá
trình chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập kinh tế thế giới nên chủ thể này (người thành lập hộ kinh doanh) chưa có kinh
nghiệm hoạt động trong nền kinh tế thị trường, chưa đủ năng động, sáng tạo trong
kinh doanh. Mặt khác, cũng cịn do chưa có một khung chính sách (pháp luật) thật
rõ ràng và ổn định từ phía Nhà nước nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu tạo
điều kiện cho các hộ gia đình phát huy hết khả năng của mình cho sự nghiệp phát
triển kinh tế -xã hội đất nước.
Trong những năm qua một số cơ quan nghiên cứu về kinh tế đã có một số
cuộc điều tra về thực trạng và tình hình phát triển của hộ kinh doanh như: Kết quả
Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp giai đoạn 2005-2015 của
Tổng cục thống kê; Kết quả điều tra, khảo sát tình hình phát triển của hộ kinh
doanh tại tỉnh Bắc Ninh và Vĩnh Phúc năm 2011 của Viện Chính sách và Chiến
lược phát triển nơng nghiệp nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng
thơn. Bên cạnh đó, quy định về hộ kinh doanh cụ thể nhất cũng chỉ nằm gọn trong
một chương của Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 9 năm
2015 về đăng ký hộ kinh doanh chứ không được quy định trực tiếp tại Luật nào
được ban hành bởi Quốc hội. Có thể thấy trong thời gian qua với các quy định tại
Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì tâm lý các nhà đầu tư
khơng n tâm với sự bảo hộ, bảo vệ pháp luật khi hợp tác, kinh doanh với hộ kinh
doanh. Do cũng là một loại hình kinh doanh nên hộ kinh doanh cần được định vị,
pháp luật bảo hộ. Đồng thời hiện khơng có văn bản pháp lý nào quy định rõ ràng về
trách nhiệm dân sự, quyền kinh doanh, quản trị nội bộ của hộ kinh doanh. Bên cạnh
đó, có một số quy định hiện hành làm hạn chế quyền lợi của hộ kinh doanh (chỉ
được kinh doanh tại 1 địa điểm mà khơng được mở chi nhánh và văn phịng nơi
2
khác, chỉ được sử dụng lao động dưới 10 người) khiến hộ kinh doanh khó phát
triển. Trong khi đó, thực tế có hộ kinh doanh sử dụng hàng trăm lao động và có
doanh thu hàng trăm tỷ đồng trong khi họ vẫn tham gia đầu tư, phát triển. Thực
trạng này một mặt dẫn đến sự thiếu minh bạch, công khai đối với hộ kinh doanh,
mặt khác hộ kinh doanh lại không được pháp luật bảo vệ, không được quy định rõ
trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ. Từ đó, có thể thấy sự quan tâm, quản lý của
Nhà nước đối với hình thức kinh doanh lâu đời này cịn phần nào hạn chế.
Việc xác định vị trí, vai trị, các quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh sao cho
phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, cũng như yêu cầu của công cuộc
đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, bảo đảm cho các hộ kinh doanh phát
huy được vai trị của mình trong cơ chế chủ động, tự chủ sản xuất kinh doanh, bình
đẳng trước pháp luật, góp phần quan trọng vào sự phát triển nền kinh tế đất nước,
giải quyết tốt các vấn đề xã hội đặt ra nhưng cũng đồng thời đảm bảo có những
nghĩa vụ đóng góp cơng bằng đối với nền kinh tế đất nước là yêu cầu tất yếu. Như
vậy, vấn đề đặt ra là tìm giải pháp điều chỉnh pháp lý về tổ chức và hoạt động của
hộ kinh doanh như thế nào cho phù hợp với những điều kiện của nền kinh tế thị
trường mới được xác lập ở nước ta. Đây cũng là một trong những vấn đề cần được
nghiên cứu và làm sáng tỏ.
Trong q trình cơng tác thực tế tác giả đã có được cơ hội tiếp cận những tình
huống thực tế, qua đó nhận thức được những hạn chế trong quy định của pháp luật
về hộ kinh doanh và nhận thấy còn nhiều vấn đề để nghiên cứu, bàn luận nhằm đưa
ra những giải pháp điều chỉnh hợp lý, đó là lý do để tác giả chọn đề tài “Pháp luật
Việt Nam về hộ kinh doanh, thực trạng và giải pháp hoàn thiện” để làm đề tài
nghiên cứu.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau đây:
- Các quan hệ xã hội có liên quan, về mơ hình kinh doanh hộ kinh doanh hiện
nay tại Việt Nam, pháp luật nước ngoài.
- Các quan điểm, các học thuyết pháp lý về hộ kinh doanh và vai trò của Nhà
nước trong việc quy định các thủ tục, điều kiện thành lập hộ kinh doanh.
- Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về hộ kinh doanh
thông qua việc nghiên cứu sự vận động, phát triển của các quan hệ xã hội và
thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành trong điều chỉnh về
hộ kinh doanh.
- Vai trò của hộ kinh doanh và pháp luật về hộ kinh doanh trong sự phát triển
kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
- Nhận diện những bất cập trong các quy định của pháp luật và thực trạng
pháp luật về hộ kinh doanh hiện nay
- Kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao phát huy hiệu quả phát triển
hộ kinh doanh
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về hộ kinh doanh,
thủ tục và điều kiện thành lập hộ kinh doanh theo quy định pháp luật. Đồng thời,
phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật hộ kinh doanh hiện nay trong các lĩnh
vực điều kiện, thủ tục thành lập, tài chính, cơ cấu tổ chức, sự quản lý của nhà nước
đối với hộ kinh doanh và trên sơ sở những thực trạng đó thì tác giả đưa ra những
giải pháp để hồn thiện pháp luật về hộ kinh doanh.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
4
Những khía cạnh pháp lý về điều hành các mơ hình kinh doanh hiện nay tại
Việt Nam đã và đang được nghiên cứu bởi nhiều đề tài ở nhiều cấp độ khác nhau.
Tuy nhiên, riêng vấn đề thực trạng của pháp luật điều chỉnh mơ hình hộ kinh doanh
thì chưa thực sự được quan tâm đúng mức cả về góc độ nghiên cứu và những chính
sách để hỗ trợ, giúp các hộ kinh doanh có thể phát huy hết vai trị và tiềm lực vốn
có của mình.
Gần đây đã có những đề tài nghiên cứu và các bài viết được đăng trên các diễn
đàn khác nhau có đề cập đến tầm quan trọng trong việc cần có những điều chỉnh,
quy định hợp lý trong các chính sách pháp luật về vấn đề hộ kinh doanh như:
- Bài viết của TS. Ngơ Huy Cương đăng trên tạp chí Khoa học Đại học Quốc
gia Hà Nội (Luật học 25, năm 2009) với chủ đề “Phân tích pháp luật về hộ kinh
doanh để tìm ra các bất cập, Tạp chí Luật học. Theo đó, tác giả đã tập trung nghiên
cứu một vài bất cập của pháp luật điều tiết hộ kinh doanh ở mức độ khái quát nhất.
Nhưng chỉ dừng lại ở việc tìm ra bất cập của pháp luật chứ tác giả mà không nêu ra
các giải pháp hay kiến nghị để hoàn thiện pháp luật.
- Luận văn thạc sỹ của học Viên Trần Ngọc Trà với đề tài “Pháp luật về hộ
kinh doanh ở Việt Nam” năm 2016. Tác giả đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề
pháp lý về hộ kinh doanh, nội dung quy định pháp luật hiện hành (tại thời điểm
viết) bên cạnh đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện và thúc đẩy phát triển hộ kinh
doanh.
- Luận văn thạc sỹ của học viên Lê Thị Thảo với đề tài “Pháp luật về hộ kinh
doanh ở Việt Nam hiện nay từ thực tiễn tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí
Minh” năm 2019. Với đề tài này tác giả đã nghiên cứu một cách có hệ thống pháp
luật về hộ kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường qua đó đánh giá, so
5
sánh các quy định thông qua thực tế tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh và
đưa ra các giải pháp cụ thể kiến nghị đến sự phát triển của khu vực này.
- Luận văn thạc sỹ của học viên Hoàng Minh Sơn với đề tài “Pháp luật về hộ
kinh doanh ở Việt Nam” năm 2012. Tác giả đã phân tích những quy định của pháp
luật hiện hành (tại thời điểm viết) đối với hộ kinh doanh, đồng thời cũng ghi nhận
những bất cập, tồn tại để từ đó đưa ra các đề xuất nhằm củng cố, tăng cường địa vị
pháp lý của hộ kinh doanh; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật kinh tế và chấn
chỉnh việc thi hành luật một cách đồng bộ và thống nhất.
- Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh của trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức, năm 2016, đề cập đến lịch sử cũng như
khái niệm của hộ kinh doanh tại nước ta, nhận định về hộ kinh doanh thông qua
quy định pháp luật và chỉ ra đặc điểm của hộ kinh doanh.
Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu và các bài viết trên đây đã tiếp cận nhiều
góc độ khác nhau để phân tích và nêu lên những bất cập của pháp luật để điều tiết
hộ kinh doanh hiện nay và đều đưa ra những kiến nghị để có những chính sách chặt
chẽ, thơng thống và thuận lợi hơn để phát triển mơ hình hộ kinh doanh. Tuy nhiên,
hầu hết các luận văn chỉ tập trung vào bất cập các quy định của pháp luật về hộ
kinh doanh mà không nêu lên được tại sao phải cần có hộ kinh doanh và tầm quan
trọng của nó đối với kinh tế nước ta. Trên tinh thần kế thừa những phân tích và
đánh giá của các cơng trình nghiên cứu trên, tác giả tiếp tục kế thừa để phân tích
những khía cạnh mới đối với những bất cập trong việc quản lý hộ kinh doanh. Từ
đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm hỗ trợ tốt hơn các điều kiện pháp lý
và thực tiễn cho mơ hình hộ kinh doanh, giúp các hộ kinh doanh Việt Nam sớm
phát huy được các tiềm lực, bản chất của mình.
4. Mục tiêu nghiên cứu
6
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là làm rõ cơ sở lý luận về hộ kinh doanh,
đánh giá thực trạng quy định của pháp luật hiện hành về hộ kinh doanh ở Việt
Nam, tìm ra nguyên nhân những mặt hạn chế nhằm đề ra các giải pháp để hoàn
thiện pháp luật về hộ kinh doanh.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của Luận văn, đạt
được mục đích nghiên cứu và chứng minh cho các giả thuyết nghiên cứu. Một số
cấu hỏi nghiên cứu cơ bản được đặt ra trong quá trình nghiên cứu như:
Thứ nhất, thực tiễn quy định về hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay như
thế nào? Quy định của pháp luật về hộ kinh doanh có ý nghĩa như thế nào đối với
người dân hiện nay?
Thứ hai, kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về hộ kinh doanh là
những kiến nghị gì?
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp luận: Luận văn sử dụng cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đây là
phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Sử dụng phương pháp này để nhận diện đúng các vấn đề thực trạng đang diễn ra và
nó có ảnh hưởng đến hộ kinh doanh, ảnh hưởng đến quá trình quản lý của Nhà
nước ra sao.
Phương pháp phân tích được dùng để làm rõ khái niệm hộ kinh doanh, bản
chất và những đặc điểm của hộ kinh doanh, làm rõ những phạm vi điều chỉnh của
pháp luật Việt Nam về hoạt động của hộ kinh doanh.
7
Phương pháp hệ thống được sử dụng nhằm mục đích đánh giá thực trạng vị trí
pháp lý của hộ kinh doanh ở Việt Nam để tìm ra những hạn chế.
Phương pháp lịch sử được sử dụng để xem xét quá trình hình thành và phát
triển của hộ kinh doanh ở Việt Nam và q trình hồn thiện pháp luật của hộ kinh
doanh ở Việt Nam.
Phương pháp thực tiễn để đánh giá tình hình thực tế nhằm đưa ra những giải
pháp, kiến nghị.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn trước hết có ý nghĩa đối với bản thân người viết vì đây là cơ hội để
người viết có thể tìm hiểu một cách đầy đủ về pháp luật liên quaan đến hộ kinh
doanh của Việt Nam cũng như nâng cao khả năng nghiên cứu pháp luật.
Các kết quả liên quan đến luận văn này có giá trị tham khảo cho các nhà làm
luật
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Phân tích những quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động của hộ kinh
doanh để tìm ra những hạn chế và đề ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp
luật về hộ kinh doanh ở Việt Nam.
8. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
chia thành 02 chương.
Chương 1: Tổng quan về hộ kinh doanh
8
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về hộ kinh doanh và một số kiến
nghị hoàn thiện.
9
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HỘ KINH DOANH
1.1. Khái niệm hộ kinh doanh
Khi tiến hành nghiên cứu một số cách định nghĩa của hộ kinh doanh theo quy
định pháp luật của một số quốc gia phát triển, tác giả thấy rằng có nhiều tên gọi cho
loại hình này và đây là một trong những hình thức kinh doanh tương đối phổ biến
bởi sự đơn giản trong thủ tục, chi phí tham gia thị trường thấp vì những lợi ích đó
mà loại hình này vẫn khá được ưu tiên và được các nhà lập pháp ở các quốc gia này
quan tâm cụ thể:
Tại Hà Lan, mơ hình hộ kinh doanh được xác định là mơ hình doanh nghiệp
một chủ (One-Man Business)có ít hơn 9 lao động, hoặc một cá nhân tự làm chủ, tự
kinh doanh và không sử dụng bất cứ nhân viên nào1. Theo quy định này có thể thấy
hộ kinh doanh sẽ được gắn với mơ hình doanh nghiệp và một chủ khi tiến hành
kinh doanh được giới hạn số lượng lao động dưới 09 người và đặc biệt với mơ hình
này khơng sử dụng bất kì nhân viên nào, có thể hiểu cách định nghĩa này hộ kinh
doanh được đánh đồng là một doanh nghiệp (một chủ) và sẽ khơng được th lao
động cho mơ hình vì thế có thể nghĩ ngay đến việc số lượng lao động này xuất phát
từ chính là các thành viên trong gia đình của hộ kinh doanh.
Tại Singapore, hộ kinh doanh được coi như loại hình kinh tế doanh nghiệp cá
thể (sole proprietorship). Đây là loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu của một
người hoặc một cơng ty, khơng có đối tác và chủ sở hữu có tồn quyền đối với các
Nguyễn Minh Trang – Kinh nghiệm quốc tế về đăng kí hộ kinh doanh, ngày 01 tháng 06 năm
2017,
/>, truy cập ngày 14/01/2020, lượt: 1234.
1
10
hoạt động của doanh nghiệp2. Theo quy định này cũng được xác định là doanh
nghiệp cá thể có sự đánh đồng nhất định về khái niệm cũng như về mặt sở hữu ở
đây bao gồm cả cá nhân và công ty tức là hộ kinh doanh ở Singapore có thể được
thành lập bởi một công ty khác, và chủ sở hữu có tồn quyền với loại hình này.
Theo đánh giá chung thì khái niệm về hộ kinh doanh ở một số quốc gia
thường được định nghĩa một cách chung chung gắn liền với khái niệm doanh
nghiệp từ đó có thể dẫn đến việc hiểu nhầm đi bản chất của hộ kinh doanh cũng
như các yếu tố về trách nhiệm không được đề cập điều này sẽ dẫn đến các vấn đề
như nhà làm luật phải có các văn bản hướng dẫn chi tiết hoặc khi áp dụng tùy thuộc
vào pháp luật mà có thể có sự giải thích ứng dụng khác nhau.
Trong nền kinh tế nước ta hộ kinh doanh là chủ thể kinh doanh chiếm số
lượng đông đảo và được pháp luật thừa nhận bởi các quy định pháp luật, đối với
chủ thể này có nhiều cách gọi khác nhau như: hộ cá thể, hộ kinh doanh cá thể hay
hộ kinh doanh dưới mỗi thời kì mỗi góc độ thì có những cách gọi khác nhau tuy
nhiên về bản chất của hộ kinh doanh thì khơng có sự thay đổi.
Nhìn nhận dưới cách hiểu thơng thường về từ ngữ có thể thấy khái niệm hộ
kinh doanh là bao gồm hai yếu tố, trong đó “hộ” được hiểu là “đơn vị quản lí dân
số gồm những người cùng ăn ở chung với nhau”3 và “kinh doanh” được hiểu là
“việc tổ chức việc sản xuất, buôn bán, dịch vụ nhằm mục sinh lợi”4 từ hai yếu tố
trên quan niệm về hộ kinh doanh là để chỉ những một nhóm người cùng ăn ở chung
Nguyễn Minh Trang – Kinh nghiệm quốc tế về đăng kí hộ kinh doanh, ngày 01 tháng 06 năm
2017, truy cập tại: />, truy cập ngày 14/01/2020, lượt: 1234.
2
3
Viện ngôn ngữ học – Từ điển tiếng Việt (2003), Nxb Đà Nẵng, trang 457.
4
Viện ngôn ngữ học – Từ điển tiếng Việt (2003), Nxb Đà Nẵng, trang 529.
11
với nhau tại một địa điểm thực hiện việc tổ chức sản xuất, bn bán, dịch vụ nhằm
mục đích sinh lợi. Khi định nghĩa như thế chúng ta sẽ thấy ngay “hộ kinh doanh”
được thành lập trên cơ sở là một nhóm người có thể hiểu đây là một gia đình có
quan hệ huyết thống với nhau và thực hiện các công việc từ sản xuất đến mua bán
và cung cấp dịch vụ trong hoạt động kinh doanh và mang bản chất thuần túy của
hoạt động kinh doanh có thể thấy hộ kinh doanh cũng là một chủ thể tìm kiếm lợi
nhuận. Qua cách nhìn nhận này tác giả thấy có những thiếu sót nhất định về khái
niệm hộ kinh doanh như sau:
Một là, việc cho rằng hộ kinh doanh là tập hợp nhiều người cùng ăn ở chung
với nhau tại một địa điểm bởi trên thực tế có những trường hợp chủ hộ kinh doanh
là một cá nhân và chỉ có một cá nhân đứng ra hoạt động sản xuất kinh doanh theo
quy các quy định pháp luật.
Hai là, cách nhìn nhận vẫn chưa tồn tại một sự tự do nhất định của hộ kinh
doanh như việc đề cập đến năng lực trong hoạt động kinh doanh và chế độ trách
nhiệm.
Qua đây, cách nhìn dưới phương diện từ ngữ về hộ kinh doanh chỉ cung cấp
một cách khái quát về khái niệm này mà vẫn chưa làm rõ những yếu tố mang tính
chất nội tại của vấn đề và cịn nhiều thiếu sót cho người nghiên cứu.
Theo quan điểm về nghiên cứu lý luận, “Hộ kinh doanh là đơn vị quy mô nhỏ,
không phải là doanh nghiệp nhưng cũng được thành lập đăng kí kinh doanh theo
quy định của pháp luật nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh”5 dưới góc độ nhìn
nhận này có thể thấy được người nghiên cứu đã đặt ra sự so sánh về quy mô và
đánh giá hộ kinh doanh là một đơn vị có quy mơ nhỏ đồng thời để có sự tách biệt
Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh (2016), Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
–Nxb Hồng Đức, trang 100.
5
12
khái niệm đã đề cập đến việc hộ kinh doanh khơng phải là doanh nghiệp để cho
người nghiên cứu có nhìn nhận đúng đắn hơn, nhưng việc xác định hộ kinh doanh
có quy mơ nhỏ nhưng lại khơng đưa ra được yếu tố định lượng về mức độ để xét
quy mô như các yếu tố về vốn, tài sản hay số lượng lao động sử dụng. Bên cạnh đó
khái niệm đã dựa trên các căn cứ pháp luật để xác định hộ kinh doanh là đối tượng
đăng kí theo quy định để tiến hành các hoạt động kinh doanh, vì khi căn cứ trên
thực tế dễ dàng nhận thấy rằng nhiều “hộ gia đình” tiến hành hoạt động kinh doanh
mang bản chất của hộ kinh doanh nhưng không tiến hành đăng kí hay khơng đủ
điểu kiện thì vẫn khơng được xem là hộ kinh doanh.
Xét về góc độ lịch sử lập pháp của nước ta có thể thấy có thể khái niệm “hộ
kinh doanh” không gọi thống nhất ngay từ đầu mà mỗi thời kì thì khái niệm này lại
có những tên gọi khác nhau lại có những chính sách, quy định pháp luật điều chỉnh
cũng như việc định nghĩa khác nhau. Để làm rõ được điều này tác giả sẽ tiến hành
nghiên cứu về khái niệm của đề tài này từ buồi sơ khai. Khái niệm “hộ kinh doanh”
lần đầu tiên được gọi tên và nêu ra với tên gọi “kinh tế gia đình” hay kinh tế cá thể
để chỉ chung một nhóm đối tượng được đề cập và tạo chính sách phát triển sau thời
kì đổi mới (1986) và được đề cập đến trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI của Đảng đã chỉ ra những bước đi sai lần của thời kì trước đó cũng từ đó
nêu ra những quan điểm mà trước đó đã xây dựng một chính sách nhằm hạn chế và
kìm nén sự phát triển của các thành phần kinh tế nói chung và kinh tế gia đình nói
riêng. Tuy nhiên trong nghị quyết này không định nghĩa cụ thể về khái niệm kinh tế
gia đình tuy nhiên có thể thấy đây là một hình thức kinh tế vốn đã tồn tại trong lòng
của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng như được duy trì từ những thời kì trước đến
thời điểm này Đảng và Nhà Nước mới có sự nhìn nhận lại giá trị và vị thế của
thành phần kinh tế này. Nhằm đáp ứng nhu cầu và tính cấp thiết trong thể chế hóa
các vấn đề của kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công
13
nghiệp, xây dựng và vận tải. Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 27 –
HĐBT ngày 09 tháng 03 năm 1988 ban hành văn bản quy định về chính sách đối
với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp xây
dựng, vận tải. Trong văn bản là sự chính thức đánh dấu và thừa nhận và tạo tiền đề
phát tiển của các thành phần kinh tế nói chung cũng như về kinh tế cá thể nói riêng
hay nói cách khác đây là cách gọi của hộ kinh doanh vào thời kì này. Theo đó,
Nghị định số 27 – HĐBT ngày 09/03/1988 đã đưa ra cách định nghĩa bằng việc liệt
kê các tiêu chí để gọi tên đồng thời trong văn bản này cũng chỉ ra hai đối tượng của
liên quan đến hộ kinh doanh đó là:
Thứ nhất, hộ cá thể bao gồm 3 tiêu chí được đề cập: (i) Tư liệu sản xuất và các
vốn khác là sở hữu của người chủ đứng tên đăng ký kinh doanh. (ii) Chủ đăng ký
kinh doanh phải là người lao động trực tiếp. Những người lao động khác phải là
bố mẹ, vợ chồng, các con và nếu là người thân thì phải có tên trong sổ đăng ký hộ
khẩu của người chủ đăng ký kinh doanh. (iii) Thu nhập sau khi đã đóng thuế thuộc
sở hữu của chủ hộ6 cách tiếp cận này có thể thấy để là một hộ kinh doanh cá thể
được hiểu là một chủ thể có đăng kí kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền được
điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật, đồng thời do chịu ảnh hưởng của thời kì bao
cấp và sự hạn chế của kinh tế quan liêu bao cấp nên trong quy định đã chỉ rõ yếu tố
tư liệu sản xuất, vốn khác của hộ kinh doanh thuộc về người đứng tên đăng kí kinh
doanh điều này cho thấy tài sản của hộ cá thể gắn liền với người chủ tức là về chế
độ trách nhiệm ở đây sẽ biểu thị cho sự chịu trách nhiệm vơ hạn. Tiếp theo người
chủ đăng kí kinh doanh phải là người “trực tiếp” lao động và các người lao động
khác phải là những người có quan hệ thân thuộc như: bố mẹ. vợ chồng, con hoặc là
Phần 1, Điều 2, khoản 1 Nghị định số 27 – HĐBT Hội đồng Bộ trưởng (1988), về Ban hành văn
bản quy định về chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công
nghiệp xây dựng, vận tải, ngày 09 tháng 03 năm 1988,
6
14
người thân nhưng có tên trong sổ hộ khẩu người đăng kí điều này làm hạn chế việc
sử dụng nguồn lao động ngoài nhằm hỗ trợ các hộ kinh doanh, bên cạnh đó chủ hộ
phải nắm vai trị trực tiếp lao động điều này đặt ra hạn chế đối với ngành nghề có
mức độ nguy hiểm hay các tai nạn lao động làm chủ hộ không thể trực tiếp lao
động thì chủ hộ phải tiến hành việc thay đổi người đứng tên. Cuối cùng là việc hộ
cá thể tiến hành kinh doanh dưới sự bảo hộ của pháp luật nên việc thực hiện các
nghĩa vụ về thuế là điều tất yếu và một điểm mới là sự công nhận quyền sở hữu tư
nhân hợp pháp cho chủ hộ cá thể sau khi đã nộp thế nhằm khuyến khích người dân
phát triển loại hình này.
Thứ hai, hộ tiểu cơng nghiệp (xưởng, cửa hàng…) cũng được thể hiện thơng
qua 04 tiêu chí như sau: (i) Tư liệu sản xuất và các vốn khác thuộc sở hữu của chủ
hộ. (ii) Được thuê mướn lao động theo hợp đồng thoả thuận giữa chủ và người làm
thuê. (iii) Chủ hộ là người lao động trực tiếp hoặc đóng vai trị chính về kỹ thuật
sản xuất và tự điều hành sản xuất kinh doanh. (iv) thu nhập sau khi đóng thuế và
trả cơng cho người làm thuê thuộc sở hữu của chủ hộ7. Đối với hộ tiểu công nghiệp
cũng được đề cập các yếu tố về vốn sở hữu, tư liệu sản xuất cũng như việc yêu cầu
chủ hộ là người trực tiếp sản xuất hoặc đóng vai trị chính về kĩ thuật sản xuất và tự
điều hành sản xuất kinh doanh gần giống như yêu cầu của hộ cá thể. Tuy nhiên do
tính chất của hộ tiểu công nghiệp nên một yếu tố được pháp luật cho phép đó chính
là sử dụng lao động thơng qua thuê mướn bỏ đi những yêu cầu khắc khe về yếu tố
gia đình như hộ cá thể. Trong khái niệm này cũng có những điểm bất cập nhất định
như ở hộ cá thể mà tác giả đã đề cập
Phần 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 27 – HĐBT Hội đồng Bộ trưởng (1988), về Ban hành văn
bản quy định về chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công
nghiệp xây dựng, vận tải, ngày 09 tháng 03 năm 1988,.
7
15