Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH IN VÀ SẢN XUẤT BAO BÌ THIÊN HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.24 KB, 11 trang )

1
Luận văn tốt nghiệp
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG
TY TNHH IN VÀ SẢN XUẤT BAO BÌ THIÊN HÀ
1. Đánh giá thực trạng công tác chi phí và tính giá thành sản phẩm
1.1. Ưu điểm
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, mặc dù còn non trẻ nhưng
Thiên Hà đã dần dần đứng vững và tạo được uy tín trong ngành in và sx bao
bì, không những là với những đối tác trong nước mà còn là những nhà cung
cấp nước ngoài, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, tạo hiệu quả đáng
kể cho việc sản xuất kinh doanh và ngày càng tạo được chỗ đứng vững chắc
trên thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong
công ty.
Có được thành quả như hiện nay phải kể đến nỗ lực hết mình của tập
thể cán bộ công nhân viên trong công ty cùng với sự quan tâm kịp thời của
các lãnh đạo trong xuất thời gian qua. Và một trong những nền tảng tạo lên sự
thành công ấy chính là công tác quản lý mà đặc biệt là công tác kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm- công tác kế toán trọng tâm và được
đặt lên hàng đầu tại công ty. Bởi lẽ đây là nguần cung cấp những thông tin rất
có giá trị đối với doanh nghiệp trong việc quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất để
có thể hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo.
Nhờ vậy, sản lượng sản phẩm tăng, lợi nhuận tăng và theo đó là đời sống của
người lao động đựơc cải thiện, nền kinh tế cũng sẽ khởi sắc hơn.
Qua quá trình thực tập tại công ty, em đã tìm hiểu về công tác kế toán
nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại
công ty In và Sản xuất Bao Bì Thiên Hà, em rút ra một vài nhận định sau:
 Nhìn chung việc tổ chức công tác kế toán tại công ty được thực hiện một cách
có hệ thống, phù hợp với chính sách, chế độ, thể lệ tài chính kế toán hiện
Lương Thị Hằng Lớp: Kế toán 46A
1


2
Luận văn tốt nghiệp
hành.
 Có thể nói bộ máy kế toán tại công ty hoạt động có hiệu quả với đội ngũ cán
bộ kế toán có trình độ chuyên môn, nhiệt tình, tiếp cận kịp thời với chế độ kế
toán mới và vận dụng một cách linh hoạt.
 Công ty đã áp dụng công nghệ tin học vào công tác hạch toán kế toán vì vậy
khối lượng công việc kế toán đã được giảm nhẹ hơn. Nhân viên kế toán chỉ
cần thu thập chứng từ kế toán, dựa vào các chứng từ đó để hạch toán các bút
toán cần thiết vào máy vi tính, máy sẽ tự động luân chuyển và tổng hợp các
thông tin vào các sổ tổng hợp, chi tiết, các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị,
áp dụng phần mềm kế toán việc lập các sổ và báo cáo không những nhanh mà
số liệu giữa các sổ, các báo cáo có sự thống nhất tuyệt đối, nên kế toán không
còn phải đối chiếu kiểm tra số liệu giữa các sổ chi tiết với sổ tổng hợp hay với
các thông tin trên báo cáo như trong kế toán thủ công.
 Thiên Hà có kỳ kế toán là hàng tháng nên thông tin kế toán cung cấp một
cách kịp thời để các nhà quản lý ra quyết định và có biện pháp thích hợp điều
chỉnh hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động…nhằm thực hiện tốt kế
hoạch đã đề ra.
 Về hệ thống chứng từ kế toán: các chứng từ kế toán được tổ chức ở công ty
theo hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc và hệ thống chứng từ kế toán phụ trợ
giúp cho ban giám đốc hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc đều tuân thủ theo quy định của chế độ kế
toán hiện hành, còn hệ thống chứng từ kế toán phụ trợ như báo cáo hàng tuần
của nhân viên, các bản báo giá, …được lập để bổ sung kèm với các chứng từ
kế toán và một số bảng kê khai được lập, giúp kế toán viên tiến hành đối
chiếu tổng quan các số liệu đã được ghi sổ giúp cho việc soát xét, kiểm soát
hoạt động trong công ty chính xác và khoa học. Những chứng từ này góp
phần nâng cao hiệu quả công tác hạch toán kế toán tại Công ty.
Lương Thị Hằng Lớp: Kế toán 46A

2
3
Luận văn tốt nghiệp
 Về hệ thống tài khoản: Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo chế độ
kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 15/2006- QĐ/BTC ban hành
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ngoài các tài khoản theo quy
định của Bộ tài chính công ty còn mở thêm các tài khoản cấp hai và cấp ba
phù hợp với công tác quản lý và sản xuất kinh doanh của mình.
 Về hình thức sổ sách: Công ty ghi sổ theo hình thức nhật ký chung, vì áp
dụng kế toán máy nên phần mềm kế toán đã xây dựng sẵn các sổ tổng hợp, sổ
chi tiết và các báo cáo nên hệ thống sổ của công ty khá đầy đủ và chi tiết.
 Công ty áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên là phù hợp vì là công ty sản xuất nên khối lượng
hàng tồn kho tương đối lớn việc áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên
sẽ quản lý một cách chặt chẽ, tránh mất mát hư hỏng.
 Công ty đã xây dựng được mức đơn gía khoán cho từng sản phẩm,
công việc hoàn thành khá hoàn chỉnh và công bằng. Điều này sẽ giúp công ty
xác định được số tiền công phải trả cho từng tổ , đội sản xuất một cách chi
tiết, chính xác và còn khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động.
 Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên
thời gian hữu dụng ước tính. Việc trích khấu hao TSCĐ bằng phương pháp
đường thẳng nên khá đơn giản, dễ kiểm tra và so sánh. Thời gian trích khấu hao
cho các TSCĐ của công ty tuân thủ theo quy định của chế độ quản lý, sử dụng
và trích khấu hao TSCĐ theo quyết định 206 /2003 của Bộ tài chính.
 Sản phẩm bao bì sản xuất qua nhiều công đoạn, kết quả của công đoạn
trước là nguyên liệu cho công đoạn sau, nên công ty tính giá thành cho từng
công đoạn sản xuất. Việc tính giá thành như vậy là phù hợp vì ngoài việc bán
thành phẩm công ty còn bán cả bán thành phẩm. Tính giá thành của bán thành
phẩm sẽ giúp xác định được lợi nhuận từ việc bán BTP và việc định giá bán.
Lương Thị Hằng Lớp: Kế toán 46A

3
4
Luận văn tốt nghiệp
1.2. Những tồn tại chủ yếu trong kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm trong công ty:
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bên cạch những ưu điểm trên, kế
toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm ở công ty còn có một số tồn
tại sau:
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán là một
trong những ưu điểm của công ty, tuy nhiên phần mềm kế toán công ty sử
dụng là phần mềm kế toán Fast để phục vụ cho rất nhiều các doanh nghiệp
khác nhau cho nên phần mềm kế toán vẫn còn một số điểm không phù hợp
với công ty. Do vậy có một số công tác kế toán phải thực hiện thủ công, kế
toán phải tự tính toán các dữ liệu sau đó mới nhập các dữ liệu tính được vào
máy tính. Với việc ban hành nhiều sửa đổi, nhiều quy định trong công tác kế
toán, việc sử dụng phần mềm kế toán không thể đáp ứng ngay những văn bản
mới ban hành như kế toán thủ công được.
 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ
sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm từng công đoạn và
thành phẩm ở công đoạn cuối cùng, đó là từng loại màng, màng in, màng
ghép. Với đối tượng tính gía thành được chi tiết như vậy thì đối tượng hạch
toán chi phí sản xuất cũng nên tập hợp chi tiết để phục vụ cho công tác tính
giá thành và quản trị. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành một cách hợp lý sẽ là cơ sở để tổng hợp số liệu, mở và ghi chép
trên các TK, sổ chi tiết… nhờ đó công tác tính giá thành sản phẩm được thực
hiện dễ dàng, nhanh chóng hơn.
 Việc tính giá thành các bán thành phẩm cũng chưa thật chính xác.
Giá thành của các BTP bao gồm NVLTT, Chi phi NCTT, và một phần chi phí
sản xuất chung phân bổ. Kế toán thực hiện tập hợp chi phí SXC cho toàn
doanh nghiệp mà chưa xác định được nơi phát sinh chi phí thuộc phân xưởng

Lương Thị Hằng Lớp: Kế toán 46A
4
5
Luận văn tốt nghiệp
nào và tiến hành phân bổ chi phí SXC chia đều cho các phân xưởng là chưa
chính xác. Dẫn đến giá thành các bán thành phẩm cũng không chính xác và
ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý của công ty. Ngoài ra công ty không
theo dõi được tình hình tiết kiệm hay lãng phí chi phí ở từng bộ phận.
 Chi phí sản phẩm dở dang của công ty bao gồm cả chi phí NVL xuất
kho để sản xuất sản phẩm nhưng chưa sử dụng hết, nhưng theo quy định NVL
mua ngoài chưa được sử dụng taị doanh nghiệp không được coi là sản phẩm
dở dang, khi giá trị NVL của kỳ trước xuất dùng không hết chuyển kỳ sau
phải ghi:
Nợ TK 152 (chi tiết VL):
Có TK 621 (chi tiết đối tượng):
Đầu kỳ sau sẽ hạch toán phần gía trị NVL thực tế xuất dùng không hết
kỳ trước:
Nợ TK 621 (chi tiết đối tượng)
Có TK 152 (chi tiết vật liệu)
2. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
để tăng cường hiệu quả quản trị chi phí
2.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán chi phi giá thành
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, mục đích của nền sản xuất
là nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng của toàn xã hội.
Vấn đề đặt ra đối với bất kỳ doanh nghiệp nào là phải xác định được sản xuất
cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Mục đích đó đòi hỏi các
doanh nghiệp phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp
nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội đồng thời phải đảm bảo cho giá thành hạ để
có thể cạnh tranh và tồn tại. Vì vậy, các doanh nghiệp không ngừng phấn đấu
tìm biện pháp nhằm giảm chi phí và hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản

phẩm.
Lương Thị Hằng Lớp: Kế toán 46A
5

×