Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.36 KB, 28 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ
2.1 Tổng quan về NHTM cổ phần Ngoại thương Chi nhánh Huế
1
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM cổ phần Ngoại thương Chi
nhánh Huế
Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Huế được thành lập theo quyết định số 68-
QĐ NH3 ngày 10/8/1993 của Tổng Giám đốc VCB và đi vào hoạt động ngày
02/11/1993. Tên giao dịch của ngân hàng với các tổ chức, cá nhân trong nước là VCB
Chi nhánh Huế, tên giao dịch quốc tế là Vietcombank Huế, trụ sở đóng tại 78 Hùng
Vương – Thành phố Huế. Sự ra đời của Chi nhánh tuy có hơi muộn so với các Chi
nhánh VCB khác nhưng đã góp phần giải quyết được những khó khăn trong kinh
doanh xuất nhập khẩu, chuyển tiền ngoài nước… góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa
phương đi vào hoạt động ổn định.
Sau một thời gian hoạt động, nhận thấy được tiềm năng của thị trường còn rất
lớn, không dừng lại ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Huế
đã chủ động mở rộng hoạt động đến các thị trường lân cận như Quảng Trị, Quảng
Bình… Ngày 06/10/2001 khai trương Chi nhánh cấp II Quảng Bình (nay là Chi
nhánh cấp I) trực thuộc Chi nhánh Huế để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng
trong các giao dịch.
Từ những bước chập chững ban đầu, cùng với sự phát triển của hệ thống VCB,
VCB Huế đã đổi mới công nghệ ngân hàng hiện đại, có mạng lưới giao dịch với hơn
1000 ngân hàng đại lý tại 85 quốc gia trên thế giới. Ngân hàng Ngoại thương Huế đã
từng bước trưởng thành và tự khẳng định mình là một ngân hàng mạnh trong tỉnh.
Hiện nay, VCB- Huế có trụ sở chính đặt tại 78 Hùng Vương – Thành phố Huế và có
5 phòng giao dịch trong và ngoài tỉnh. Và ngày 26/9/2007 Quyết định số 1289/QĐ-
TTg do Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký v/v phê duyệt phương án cổ phần hóa
VCB.
1 Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự - VCB Huế.


1
SVTH: Hoàng Thị Mỹ Dung – K40 Kế toán kiểm toán
1
Khóa luận tốt nghiệp
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng Ngoại thương Huế
VCB Huế đăng kí hoạt động các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu sau:

Huy động vốn: Bao gồm nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái
phiếu, kì phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn, vay vốn của các TCTD
trong và ngoài nước, vay vốn của NHNN và các hình thức huy động vốn khác theo
quy định của NHNN.


Tín dụng: Các hoạt động cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có
giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy
định của NHNN.


Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Bao gồm ở tài khoản, cung ứng các
phương tiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước
và quốc tế, thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt,
ngân phiếu thanh toán cho khách hàng.


Hoạt động về ngoại tệ: Thu đổi ngoại tệ và séc du lịch, chi tra kiều hối,
chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước.

Phát hành thẻ ATM: Thẻ thanh toán nội địa Connect 24, thẻ tín dụng quốc tế
Vietcombank – Visacard, Vietcombank - Mastercard, Vietcombank – American
Express. Làm đại lý thanh toán các thẻ tín dụng quốc tế như: Mastercard, Visa, JBC,

American Express, Diners Clubs.


Thực hiện nghiệp vụ thuê mua tài chính: E – Banking, Home – Banking…
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở VCB Huế
2
SVTH: Hoàng Thị Mỹ Dung – K40 Kế toán kiểm toán
2
Khóa luận tốt nghiệp
Chức năng phòng ban:


Giám đốc: Điều hành, lãnh đạo mọi hoạt động của Chi nhánh và chịu trách
nhiệm trực tiếp với ngân hàng Trung ương và Nhà nước.

Các phó Giám đốc phụ trách: Trực tiếp quản lý các bộ phận, phòng quản lý
nợ, phòng thanh toán quốc tế, phòng kế toán, phòng kinh doanh dịch vụ, phòng ngân
quỹ, tổ vi tính, tổ xử lý nợ xấu, phòng giao dịch số 1, số 2, phòng giao dịch Mai Thúc
Loan, phòng giao dịch Phạm Văn Đồng, phòng giao dịch Quảng Trị.

Phòng kiểm tra nội bộ: Có chức năng kiểm soát nội bộ hoạt động của Chi
nhánh.


Tổ xử lý nợ xấu: Nhằm quản lý, đôn đốc thu những khoản nợ quá hạn có thể
thu hồi hoặc khó thu hồi.


Phòng khách hàng: Tiếp xúc với các khách hàng trong các giao dịch. Ngoài
ra có chức năng nghiên cứu, phân tích, quản lý rủi ro nhằm đảm bảo phát triển cho

vay, mở rộng hoạt động cho vay một cách an toàn, hiệu quả.

Phòng kinh doanh dịch vụ: Nhận và chuyển tiền, thực hiện các sản phẩm
dịch vụ, thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài.

Phòng ngân quỹ: Quản lý trực tiếp và bảo quản các loại tiền, giấy tờ có giá,
thực hiện công tác thu chi VNĐ và ngoại tệ.

Phòng tổng hợp: Có nhiệm vụ lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và
đưa ra kế hoạch, định hướng cho Chi nhánh trong từng thời điểm và gia đoạn cụ thể.

Phòng quản lý nợ: Chịu trách nhiệm theo dõi quản lý toàn bộ các khoản vay.

Phòng thanh toán thẻ: Đây là nơi cung cấp các loại hình dịch vụ thanh toán
thẻ: Connect 24, JCB, Master card, Visa card…


Phòng thanh toán quốc tế: Có chức năng hỗ trợ công tác thanh toán quốc tế
trong giao dịch với các ngân hàng ở nước ngoài.

Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong khi giao
dịch với khách hàng, kiểm tra các hoạt động kinh doanh và tài chính của Chi nhánh,
3
SVTH: Hoàng Thị Mỹ Dung – K40 Kế toán kiểm toán
3
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng Giám đốc
Phòng phó Giám đốc
Phòng phó Giám đốc
Phòng phó Giám đốc

Phòng Khách hàng
Tổ xử lý nợ xấu
Ph. Hành chính-nhân sự
Phòng kiểm tra nội bộ
Phòng Tổng hợp
Phòng Kế toán
Ph. Thanh toán Quốc tế
Ph. Kinh doanh Dịch vụ
Ph. Thanh toán thẻ
Phòng Ngân quỹ
Tổ Vi tính
Nh. Tín dụng D.Nghiệp
Nh. Tín dụng thể nhân
Nh.Thị trường &khách hàng
Tổ Quản lý nợ
Ph. Giao dịch số 1 Ph. Giao dịch số 2
Ph. GD Mai Thúc Loan Ph. GD Phạm Văn Đồng
Ph. GD Quảng Trị
MẠNG LƯỚI NGOÀI TỈNH
MẠNG LƯỚI TRONG TỈNH
Khóa luận tốt nghiệp
giúp Giám đốc điều hành trong công tác tổ chức hạch toán công tác kế toán, hạch
toán kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.

Phòng hành chính nhân sự: Có nhiệm vụ quản lý tài chính và chức năng
tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý tổ chức, nhân sự, quy hoạch đào tạo
và đề bạt cán bộ.

Phòng giao dịch: số 1, số 2, Phạm Văn Đồng, Mai Thúc Loan và phòng giao
dịch Quảng Trị trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

4
SVTH: Hoàng Thị Mỹ Dung – K40 Kế toán kiểm toán
4
Khóa luận tốt nghiệp
Sơ đồ 2.1.3: Cơ cấu tổ chức phòng ban của VCB Huế
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự VCB Huế)
Ghi chú: Mqh chỉ đạo chức năng; Mqh chỉ đạo nghiệp vụ
2.2 Tình hình hoạt động của VCB Huế qua hai năm 2008 - 2009
2.2.1 Tình hình sử dụng lao động
5
SVTH: Hoàng Thị Mỹ Dung – K40 Kế toán kiểm toán
5
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 2.2.1: Tình hình nhân sự VCB Huế năm 2008-2009
(ĐVT: người)
TIÊU THỨC PHÂN CHIA
TIÊU THỨC PHÂN CHIA
Năm 2008 Năm 2009
So sánh
2009/2008
SL % SL % +/- %
I. Phân theo giới tính
1. Nam
54 35,5 59 34,5 5 9,3
2. Nữ
98 64,5 112 65,5 14 14,3
II. Phân theo trình độ
1. Đại học, trên đại học
144 94,7 164 95,9 20 13,9
2. Cao đẳng, trung cấp

8 5,3 7 4,1 -1 -12,5
TỔNG SỐ LAO ĐỘNG
152 100 171 100 19 12,5
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự VCB Huế)
Qua bảng 2.2.1 ta thấy tổng số lao động tại Chi nhánh tăng lên qua hai năm
2008 - 2009. Cụ thể, tổng số lao động năm 2009 tăng 19 người so với năm 2008
tương ứng với 12,5%. Nguyên nhân của sự biến động này là trong những năm qua,
Chi nhánh không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. Tuy nhiên, so sánh
với số liệu cũ thu thập từ Phòng hành chính nhân sự thì việc tăng số lượng lao động
của năm 2009 so với năm 2008 ít hơn năm 2008 tăng lên so với năm 2007 nguyên
nhân có thể là do lạm phát, nền kinh tế khó khăn nên Ngân hàng không tuyển nhiều
nhân sự. Với tình hình kinh tế đang dần hồi phục như hiện nay, có thể năm 2010 tình
hình sẽ được cải thiện.
Trong tổng số lao động của Chi nhánh, số lao động nữ nhiều hơn số lao động
nam do đặc thù công việc ngành ngân hàng cần nhiều giao dịch viên với khách hàng,
mà phái nữ thường có nhiều thuận lợi hơn khi tiếp xúc làm việc với khách hàng.
6
SVTH: Hoàng Thị Mỹ Dung – K40 Kế toán kiểm toán
6
Khóa luận tốt nghiệp
Ngân hàng là một môi trường làm việc đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao
mới có thể đáp ứng yêu cầu công việc. Do vậy, lao động tại Chi nhánh có trình độ
Đại học và trên Đại học luôn chiếm đại đa số (>94% trong tổng số lao động). Còn số
lao động có tình độ Cao đẳng, Trung cấp làm công việc bảo vệ và vệ sinh.
2.2.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn
Về phần tài sản: Năm 2008, cho vay khách hàng là 1.206.173 triệu đồng chiếm
91,5% tổng tài sản. Năm 2009, con số này tăng lên 1.522.690 triệu đồng nhưng chỉ
chiếm 76,9% trong tổng Tài sản. Sở dĩ có hiện tượng giảm về tỉ lệ phần trăm này là
do tổng Tài sản của Ngân hàng đã tăng lên nhiều qua hai năm. Nhưng dù sao thì
khoản mục này vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản của Chi nhánh. Điều này

chứng tỏ đây là hoạt động chủ yếu của Chi nhánh và đem lại nhiều lợi nhuận cho Chi
nhánh nhất.
Về phần nguồn vốn: Trong cơ cấu Nguồn vốn, khoản mục tiền gửi của khách
hàng chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2008, tiền gửi của khách hàng 1.228.393 triệu
đồng chiếm 93,2% tổng nguồn vốn. Năm 2009, con số này tăng lên là 1.696.712 triệu
đồng chiếm 85,7%.
Bảng 2.2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của VCB năm 2008 - 2009
(ĐVT: triệu đồng)
CHỈ TIÊU
CHỈ TIÊU
Năm 2008 Năm 2009
So sánh
2009/2008
7
SVTH: Hoàng Thị Mỹ Dung – K40 Kế toán kiểm toán
7
Khóa luận tốt nghiệp
Giá trị % Giá trị % +/- %
I. TÀI SẢN
1.318.108 100 1.979.409 100 661.301 50,2
1. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý
39.385 3 66.014 3,3 26.629 67,6
2. Tiền gửi tại NHNN
40.490 3,1 29.244 1,5 -11.246 -27,8
3. Cho vay khách hàng
1.206.173 91,5 1.522.690 76,9 316.517 26,2
4. Tài sản cố định
15.126 1,1 15.218 0,77 92 0,6
5. Tài sản Có khác
16.934 1,3 346.243 17,5 329.309 1.944,7

II. NGUỒN VỐN
1.318.108 100 1.979.409 100 661.301 50,2
1. Các khoản nợ C.P và NHNN
5 0 5,5 0 0,5 10
2. Tiền gửi, vay các TCTD khác
4.749 0,4 3.727 0,2 -1.022 -21,5
3. Tiền gửi của khách hàng
1.228.393 93,2 1.696.712 85,7 468.319 38,1
4. Phát hành giấy tờ có giá
32.162 2,4 5.786 0,3 -26.376 -82
5. Các khoản nợ khác
218.036 16,5 33.633 1,7 -184.403 -84,6
6. Vốn và các quỹ
-165.238 -12,5 239.546 12,1 404.784 -244,9
(Nguồn: Phòng kế toán VCB Huế)
Chú thích: Dấu chấm (.)dùng gom nhóm,
Dấu phẩy (,) dùng phân phần thập phân.
Qua số liệu của bảng 2.2.2 trong cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn của VCB Huế
không hợp lý lắm. Năm 2008, tỷ trọng vốn đầu tư cho các khoản Tài sản Có sinh lời
cao chiếm 91,5% trên tổng Tài sản Có. Trong khi tỷ lệ nguồn vốn phải trả chi phí huy
động chiếm đến 93,2% trên tổng Tài sản Nợ. Đây là một dấu hiệu không tốt cho tình
hình tài chính của năm 2008. Qua năm 2009, con số tỷ trọng vốn đầu tư cho các
khoản Tài sản Có sinh lời cao chiếm 76,9% trên tổng Tài sản Có và tỷ lệ nguồn vốn
phải trả huy động chiếm đến 85,7% trên tổng Tài sản Nợ. Điều này giúp ta nhận định
rằng Chi nhánh gặp khó khăn trong việc xử lý đầu ra của đồng vốn, Ví dụ: Chi nhánh
8
SVTH: Hoàng Thị Mỹ Dung – K40 Kế toán kiểm toán
8
Khóa luận tốt nghiệp
không kiếm đủ số khách hàng tin tưởng để cho vay hết khả năng cho phép. Đây là

điều khó tránh khỏi trong một nền kinh tế đang suy thoái và cố “gượng
dậy” sau “cơn bão” tài chính. Nhiều DN lâm vào tình trạng khó khăn cần vay vốn
nhưng Chi nhánh không thể cho vay vì đảm bảo cho vấn đề phát triển lâu dài của
mình.
2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Huế qua hai năm 2008 - 2009
Về thu nhập: Năm 2009, Chi nhánh đẩy mạnh hoạt động cho vay nên thu nhập
từ hoạt động này có sự tăng trưởng rõ rệt 23.428 triệu đồng và chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong tổng thu nhập của Chi nhánh. Bên cạnh hoạt động cho vay thì Chi nhánh
cũng có các hoạt động khác để đem lại thu nhập như hoạt động dịch vụ, kinh doanh
ngoại hối…
Về chi phí: Để có thể đẩy mạnh hoạt động cho vay, Chi nhánh phải có một
lượng vốn lớn mới đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Chi nhánh đã có
những biện pháp để thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư như: Chính
sách lãi suất ưu đãi phù hợp, không ngừng cải tiến công nghệ và đào tạo nhân viên
để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Số tiền huy động nhiều dẫn đến chi phí trả
lãi lớn. Năm 2009, chi phí trả lãi là 113.805 triệu đồng tăng 18.186 triệu đồng so với
năm 2008 ứng với 19%.

Bảng 2.2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Huế năm 2008 - 2009
(ĐVT: triệu đồng)
CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009
So sánh
2009/2008
+/- %
I. THU NHẬP
1. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương
tự
130.808 154.236 23.428 17,9
2. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 5.616 10.997 5.381 95,8
3. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động KD ngoại hối 2.960 1.826 -1.134 -38,3

9
SVTH: Hoàng Thị Mỹ Dung – K40 Kế toán kiểm toán
9
Khóa luận tốt nghiệp
4. Thu nhập từ hoạt động khác 7.046 218.615 211.569 3.002,7
II. CHI PHÍ
1. Chi phí lãi và các chi phí tương tự
95.619 113.805 18.186 19
2. Chi phí hoạt động dịch vụ
1.660 575.888 574.228 34.592
3. Chi phí hoạt động
15.962 31.829 15.867 99,4
4. Chi phí hoạt động khác
198.427 59.240 -139.187 -70,1
III. LỢI NHUẬN SAU THUẾ -165.238 239.406 404.644 -224,9
(Nguồn: Phòng kế toán VCB Huế)
Chú thích: Dấu chấm (.)dùng gom nhóm;
Dấu phẩy (,) dùng phân phần thập phân.
Bảng 2.2.3 đã cho thấy sự thay đổi đáng chú ý của lợi nhuận, năm 2009 là
239.406 triệu đồng, tăng 404.644 triệu đồng so với năm 2008. Lý do có sự tăng lợi
nhuận lớn như vậy là do tình hình kinh tế năm 2009 đã có sự ổn định hơn nhiều so
với năm 2008 do vậy Chi nhánh hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Các DN có kết
quả kinh doanh tốt hơn nên Chi nhánh không cần phải trích lập dự phòng rủi ro quá
lớn.
2.3 Giới thiệu về Phòng Kiểm tra nội bộ của VCB Huế
2
2.3.1 Mục tiêu và chức năng của phòng Kiểm tra nội bộ
2.3.1.1 Mục tiêu
 Đạt được tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động bảo vệ, quản lý, sử dụng
tài sản và mọi nguồn lực khác.

2 Nguồn: Phòng kiểm tra nội bộ.
10
SVTH: Hoàng Thị Mỹ Dung – K40 Kế toán kiểm toán
10
Khóa luận tốt nghiệp
 Bảo vệ hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý một cách trung thực,
hợp lý, đầy đủ và kịp thời.
 Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ của
VCB Huế.
2.3.1.2 Chức năng
 Hệ thống KTNB
3
là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội
bộ, cơ cấu tổ chức của VCB được thiết lập trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật
hiện hành và được tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp
thời các rủi ro và đạt được các mục tiêu mà VCB đã đặt ra.
 Bộ máy KTNB chuyên trách, độc lập với các bộ phận nghiệp vụ có trách
nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật và các quy chế, quy
trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của VCB.
 Giúp Giám đốc thực hiện việc tự kiểm tra để tổng hợp, rà soát, đánh giá tính
hiệu lực và hiệu quả của hệ thống KTNB nhằm phát hiện, ngăn ngừa và kịp thời kiến
nghị xử lý những tồn tại, sai phạm trong mọi hoạt động nghiệp vụ, đảm bảo ngân
hàng hoạt động an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật.
2.3.2 Mô hình cơ cấu tổ chức của hệ thống KTNB

2.3.2.1 Cơ cấu tổ chức
 VCB Huế thành lập bộ máy kiểm tra nội bộ chuyên trách chịu sự điều hành
trực tiếp của Giám đốc.
 Đứng đầu bộ máy kiểm tra nội bộ chuyên trách của VCB là trưởng phòng
đồng thời phụ trách công tác kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh.

 Cơ cấu phòng bao gồm Trưởng phòng, KTV và các cán bộ thực hiện công
tác kiểm soát. Đối với các phòng giao dịch của VCB Huế thì không có bộ phận
KTNB chuyên trách, mà cán bộ của phòng kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh VCB Huế sẽ
có kế hoạch kiểm tra tại các phòng giao dịch khi cần thiết.
2.3.2.2 Nguyên tắc hoạt động
3 Kiểm tra nội bộ.
11
SVTH: Hoàng Thị Mỹ Dung – K40 Kế toán kiểm toán
11

×