Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.42 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN
TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngoại
thương Việt Nam trong thời gian qua
2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Ngày 1/4/1963, NHNT Việt Nam được thành lập theo nghị định số 115/CP
của hội đồng chính phủ và được thành lập lại theo mô hình Tổng công ty 90 theo
quyết định số 286/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước
Việt Nam, có tên giao dịch là BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
(VIETCOMBANK). NHNT VN có chức năng thực hiện các nghiệp vụ đối ngoại
và đối nội. Là Ngân hàng thương mại đầu tiên được NHNN Việt Nam cho phép
độc quyền về quản lý ngoại hối, NHNT VN đã đánh dấu bước phát triển rất quan
trọng trong hoạt động Ngân hàng đối ngoại tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và
phát triển nền kinh tế.
Trải qua hơn 42 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, NHNT VN đã
góp phần tích cực trong sự nghiệp phục vụ phát triển kinh tế nói chung của đất
nước bằng việc huy động vốn trong xã hội để đầu tư phục vụ mục tiêu tăng trưởng
kinh tế và thực thi chính sách tiền tệ theo định hướng của nhà nước. Cùng với
những thành tích đã đạt được, NHNT VN còn thể hiện được vai trò của một Ngân
hàng thương mại quốc doanh hàng đầu trong lĩnh vực đối ngoại. NHNT VN đã và
đang mở rộng hợp tác với Ngân hàng nước ngoài, giới thiệu các sản phẩm Ngân
hàng hiện đại trên thế giới vào Việt Nam. Bên cạnh đó, NHNT cũng đang áp dụng
các phương thức thanh toán mới như là ứng dụng thẻ thông minh, trở thành thành
viên của MASTER CARD quốc tế và VISA CARD quốc tế, là đại lý thanh toán
của AMERICAN EXPRESS và JBC. NHNT còn là Ngân hàng thành viên của hệ
thống thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT.
Hiện nay, NHNT đã có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ sau:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của
các tổ chức kinh tế bằng VND và bằng ngoại tệ.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND lẫn ngoại tệ.
- Thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu.


- Chuyển tiền thanh toán trong và ngoài nước (đi và đến), nhờ thu, đổi tiền,...
- Kinh doanh ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi, kinh doanh vàng bạc đá quý...
- Phát hành và thanh toán các loại thẻ và làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng
quốc tế như VISA CARD, MASTER CARD và AMERICAN EXPRESS.
- Mở L/C thanh toán hàng nhập.
- Phát hành L/C trả chậm.
- Cung cấp các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ cho khách hàng như dịch vụ E-Banking.
- Ngoài ra, NHNT còn tiếp nhận và quản lý các tài sản của nhà nước và các TCTD
khác nếu có yêu cầu, cho vay bán buôn các TCTD trong nước, cũng như hỗ trợ vốn
cho các chi nhánh trong hệ thống khi cần.
Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, NHNT đã có một hệ thống tổ chức hoàn
chỉnh gồm các phòng giao dịch và các chi nhánh tại các trung tâm thương mại, khu
vực trên toàn địa bàn cùng đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động
đối ngoại và quan hệ đại lý rộng khắp trên thế giới.
2.1.2. Hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam
Qua nhiều năm đổi mới và tự hoàn thiện mình, hiện nay NHNT thực sự
vững chắc để sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, đồng thời ngày càng khẳng
định mình là một Ngân hàng đứng đầu trong cả nước, cố gắng vươn lên với
phương châm: “uy tín hiệu quả - luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt”.
Sau đây là một số điểm nổi bật trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng:
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với bất kỳ
một Ngân hàng nào, bởi vì trên cơ sở nguồn vốn huy động được Ngân hàng mới có
thể thực hiện được các nghiệp vụ của mình như cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài
chính... nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế. NHNT không nằm
ngoài quy luật đó, để thực hiện được các chức năng và nhiệm vụ của mình, NHNT
đã thu hút, tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng của doanh
nghiệp, các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế vào Ngân hàng.
Bảng 01: Tình hình huy động vốn tại NHNT VN năm 2003-2006

Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn vốn huy động 2004 2005 2006
1.Nội tệ 48 106 59 936 79 057
1.1.Huy động từ TT 1 31 631 48 586 36 990
TG của các TCKT 18 663 27 208 28 852
TGTK và kỳ phiếu 12 969 21 378 8 138
1.2. Huy động từ TT 2 16 475 11 350 42 067
2.Ngoại tệ (quy VND) 75 243 79 450 92 805
2.1.Huy động từ TT1 41 614 59 383 86 310
TG của các TCKT 22 055 30 285 69 911
TGTK và kỳ phiếu 19 558 29 098 16 399
2.2. Huy động từ TT 2 33 630 20 067 6 495
Tổng cộng quy VND 123 350 139 385 171 862
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm từ 2003-2006
Chú thích:
-TT 1: thị trường 1 bao gồm tổ chức kinh tế và dân cư
-TT 2: thị trường 2 bao gồm NHNN, KBNN, TCTD khác
-Ngoại tệ quy VND được tính theo tỷ giá do NHNT niêm yết ngày 31/12 hàng năm.
Dựa vào bảng trên ta thấy, tính đến cuối tháng 12/2006 tổng nguồn vốn
NHNT huy động được đạt 171862 tỷ quy đồng, tăng 23,3% so với cuối năm 2005;
tăng 39,32% so với năm 2004. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của
NHNT ngày càng tăng và có hiệu quả cao qua các năm, mặc dù trong những năm
qua, thị trường vốn huy động có nhiều biến động, như việc tăng chỉ số giá tiêu
dùng, biến động trên thị trường tiền tệ do tác động của việc tăng lãi suất trên thị
trường quốc tế, cuộc chạy đua lãi suất VND trên thị trường trong nước, đặc biệt là
trong năm 2006 luôn có những biến động thất thường của giá vàng, giá bất động
sản, giá chứng khoán, tỷ giá USD. Đó là nhờ các chính sách linh hoạt, việc điều
hành quản trị lãi suất được thực hiện một cách năng động theo tín hiệu của thị
trường, cơ chế quản lý và tập trung vốn toàn hệ thống đang từng bước phát huy
hiệu quả, các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng, mang tính đặc trưng của

NHNT (lãi suất bậc thang, kỳ phiếu dự thưởng “cùng VCB khám phá thế giới, lãi
suất tiết kiệm bậc thang...). Các đơn vị có nhiều nỗ lực trong công tác huy động
vốn là NHNT, Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi và Tân Thuận.
Tuy nhiên, tổng nguồn vốn huy động từ các TCKT và cá nhân (thị trường 1)
cuối năm 2006 là 123300 tỷ đồng, chỉ tăng 14,2% so với cuối năm 2005. Mức tăng
trưởng này thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 28% của toàn ngành Ngân hàng,
nguyên nhân chủ yếu giảm thị phần huy động vốn ngoại tệ (từ 49,6% năm 2005 chỉ
còn 37,2% năm 2006), đặc biệt là giảm tiền gửi ngoại tệ từ các TCKT. Vốn huy
động từ thị trường liên Ngân hàng (thị trường 2) đạt 48562 tỷ quy đồng, tăng 1,5
lần so với cuối năm 2005, trong đó phần tăng chủ yếu tập trung vào tiền đồng. Cơ
cấu vốn VND/Ngoại tệ trong tổng nguồn vốn huy động trên 2 thị trường hiện nay
đạt mức 46/54 – thay đổi khá nhiều so với những năm trước đây: 39/61 vào cuối
năm 2004 và 43/57 ở thời điểm cuối năm 2005.
Như vậy, trong thời gian tới NHNT cần quan tâm nghiên cứu để tạo ra
những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của đối tượng khách hàng TCKT có tiền gửi
ngoại tệ hơn nữa, đặc biệt trong điều kiện môi trường cạnh tranh trong hoạt động
Ngân hàng ngày càng gay gắt.
2.1.2.2. Hoạt động cho vay
Nếu như hoạt động huy động vốn có vai trò quan trọng đối với Ngân hàng
thì hoạt động cho vay đóng vai trò sống còn của các Ngân hàng, hiện nay nghiệp
vụ cho vay vẫn là hoạt động chính chủ yếu của các NHTM VN, chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong các nghiệp vụ của NHTM, mang lại thu nhập cho Ngân hàng, quyết
định sự tồn tại của các Ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các
Ngân hàng, NHNT đã có những chiến lược thích hợp trong việc mở rộng và tăng
trưởng tín dụng, kiểm soát an toàn, chuyển dịch cơ cấu tín dụng.
Bảng 02: Tổng dư nợ tín dụng của NHNT VN
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Dư nợ tín dụng
Tốc độ tăng trưởng
dư nợ tín dụng

2003 36 850 35,6%
2004 48 786 32,39%
2005 56 065 14,92%
2006 62 400 11,30%
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNT năm 2003-2006
Nhìn vào bảng trên, nhận thấy công tác cung cấp tín dụng đối với nền kinh
tế qua các năm có xu hướng tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước, hình thức tín
dụng cũng ngày càng được mở rộng và phát triển đa dạng hơn. Năm 2004 tổng dư
nợ tín dụng mà NHNT đạt 48786 tỷ đồng, tăng 32,39% so với năm 2003, năm
2005 đạt 56065 tỷ đồng tăng 14,92% so với năm 2004, và đến năm 2006 đạt 62400
tỷ đồng tăng 11,3% so với năm 2005. Có thể thấy tuy doanh số năm sau cao hơn
năm trước, nhưng lại thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ có xu hướng giảm dần. Xu
hướng này nằm trong định hướng tăng cường kiểm soát rủi ro và nâng cao chất
lượng tín dụng của toàn hệ thống NHNT, phù hợp với tốc độ tăng trưởng chậm lại
của ngành và 04 NHTMNN.
Trong những năm qua công tác tín dụng từng bước chuyển dịch theo hướng
tích cực và phù hợp với nguồn vốn hơn. Trong công tác tín dụng, NHNT luôn đề
cao việc thực hiện nghiêm túc Luật các TCTD, các quy định, quy chế của NHNN.
NHNT đang từng bước cơ cấu lại hoạt động tín dụng cho phù hợp với tình hình
chung và hiệu quả, mở rộng tìm kiếm cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy
mạnh cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đa dạng hoá các loại hình cho
vay, phân tán rủi ro tránh tập trung tín dụng vào một loại hình doanh nghiệp.
Đồng thời, chiến lược của NHNT trong 3 năm qua là “tăng trưởng tín dụng
trên cơ sở tập trung và nâng cao chất lượng hướng tới chuẩn mực quốc tế”. NHNT
đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro như: Quy chế hoá, quy
trình hoá nghiệp vụ, tháng 6/2006 NHNT đã đưa vào áp dụng quy trình tín dụng
mới, có hệ thống xếp hạng doanh nghiệp, xây dựng phương pháp xác định hạn mức
tín dụng, hệ thống chấm điểm xếp hạng TCTD được đưa vào từ cuối năm 2004,
đưa ra phương pháp quản lý danh mục đầu tư theo ngành và lĩnh vực đầu tư, chính
sách tín dụng được chú trọng theo khu vực kinh tế và nhóm khách hàng.

2.1.2.3. Hoạt động khác
 Hoạt động thanh toán
 Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh truyền thống mà NHNT
luôn duy trì và khẳng định vị thế hàng đầu trong toàn ngành. Trong những năm
qua, kim ngạch xuất khẩu cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao đã tạo thuận
lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua NHNT (năm 2006 tổng kim
ngạch xuất khẩu tăng 22% và nhập khẩu tăng… so với năm 2005). Tính chung
xuất nhập khẩu, năm 2006 NHNT đạt doanh số 22,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm
2005 (thấp hơn nhiều mức tăng 28% của năm 2005) và chỉ chiếm 27% thị phần cả
nước, giảm 3,2% so với năm ngoái (năm 2005 thị phần thanh toán xuất nhập khẩu
đạt 30,2%).
 Thanh toán liên Ngân hàng: Hoạt động thanh toán liên Ngân hàng đã
có sự thay đổi quan trọng với việc NHNT thực sự trở thành trung tâm xử lý giao
dịch VCB-MONEY của toàn hệ thống, cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho các
đối tượng khách hàng là các định chế tài chính và các doanh nghiệp (kênh VCB-
MONEY chiếm 97% giao dịch). Với việc thường xuyên nâng cao chất lượng dịch
vụ, gia tăng các tiện ích cho khách hàng sử dụng như dịch vụ báo có trực tuyến, trả
lương với số lượng giao dịch không hạn chế, hệ thống bảo mật xác thực OTP, cho
đến nay đã có 120 định chế tài chính và 175 tổ chức kinh tế sử dụng dịch vụ thanh
toán qua kênh này. Trong năm 2006 đã thực hiện 928000 giao dịch với trị giá lên
tới 332750 tỷ đồng và 21 tỷ USD.
 Kinh doanh thẻ
Trong những năm qua, dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ của NHNT đã
phát triển với tốc độ rất nhanh, tính tới cuối năm 2006 NHNT đã phát hành 20907
thẻ quốc tế, đưa tổng số thẻ quốc tế đang lưu hành đạt 72500 thẻ với tổng doanh số
sử dụng thẻ đạt 1012,6 tỷ đồng, tăng 36,5% so với năm 2005. Trong đó, thẻ ghi nợ
quốc tế- VIETCOMBANK MTV sau 9 tháng phát hành (từ tháng 03/2006) đến nay
đã đạt 11576 thẻ. Tổng số thẻ Connect 24 lên tới 1,5 triệu thẻ, riêng năm 2006
NHNT phát hành 580000 thẻ, tăng 63% so với năm 2005.
Doanh số thanh toán thẻ quốc tế năm 2006 đạt 6200 tỷ quy đồng (386,3 triệu

USD), tăng 22,8% so với năm 2005. Doanh số sử dụng thẻ Connect 24 đạt mức rất
cao: rút tiền mặt gần 2000 tỷ đồng/tháng (tăng 64%), chuyển khoản hơn 335 tỷ
đồng/tháng (tăng 67,5%) và thực hiện các giao dịch chỉ tiêu hàng hoá dịch vụ tại
đơn vị chấp nhận thẻ hơn 1,5 tỷ đồng/tháng (tăng 50%). Sự tăng trưởng vượt bậc
về doanh số sử dụng dịch vụ tại ATM năm 2006 (tăng 73,3%) là kết quả trực tiếp
từ việc mở rộng mạng lưới ATM (705 máy), đẩy mạnh triển khai các dịch vụ thanh
toán billing với các đối tác cung cấp dịch vụ là bảo hiểm, điện lực, bưu điện, các
công ty viễn thông di động.
Trong năm 2006, NHNT đã phát hành được một số loại thẻ mới như:
VIETCOMBANK SG24 và phát triển dịch vụ thương mại điện tử V-CPB. Năm
2006 đã đánh dấu một bước tiến của NHNT trong lĩnh vực liên kết với các đối tác
trong và ngoài nước với một loạt các chương trình hợp tác với VISA,
MASTERCARD, AMERICAN EXPRESS và VIETNAM AIRLINE, CHINA
UNION PAY (CUP).
 Kinh doanh ngoại tệ
Trong giai đoạn 2004-2006, hoạt động kinh doanh ngoại hối của
VIETCOMBANK có nhiều thuận lợi: kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, nguồn
kiều hối dồi dào, tỷ giá USD/VND tăng ổn định. Trong năm 2006, tổng doanh số
mua bán ngoại tệ của NHNT đạt 19 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2005, doanh số
mua vào đạt 8,5 tỷ USD, mua từ NHNT đạt 1 tỷ USD. Doanh số ngoại tệ bán ra đạt
9,5% tương ứng với 9,5 tỷ và hầu hết là bán cho TCKT và cá nhân, trong đó bán
cho doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu chiếm 24,8%.
2.1.3. Kết quả kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế và trước trích lập dự phòng năm 2006 đạt 3600 tỷ, tăng
14,5%; Lợi nhuận sau thuế đạt 2470 tỷ, tăng 88,7% so với cuối năm 2005. Chỉ số
thu nhập /tổng tài sản (ROA) của NHNT trong năm 2006 đạt 1,6%; Chỉ số thu
nhập /vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 27,4%. Cơ cấu thu nhập tiếp tục có những chuyển
biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng (từ 57,3% năm
2005 xuống còn 47,5% năm 2006), tăng tỷ trọng thu dịch vụ và thu khác (từ 42,7%
lên 52,5% trong năm 2006).

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trung dài hạn tại NHNT VN
2.2.1. Hoạt động tín dụng trung dài hạn
2.2.1.1. Nguồn vốn trung dài hạn
Một trong những thế mạnh của NHNT VN là tiềm lực vốn rất mạnh. Với
tổng nguồn vốn huy động là 171862 tỷ quy đồng, NHNT hiện nay đang là Ngân
hàng Việt Nam có tổng nguồn vốn lớn nhất. Tuy nhiên để tiến hành cấp tín dụng
trung dài hạn thì NHNT không thể dùng và cũng không được phép dùng toàn bộ
nguồn vốn huy động được bao gồm nguồn vốn huy động ngắn hạn và nguồn vốn
huy động trung dài hạn để cho vay trung dài hạn. Theo quyết định 457/2005/QĐ-
NHNN nguồn dùng để cho vay trung dài hạn ngoài nguồn huy động trung dài hạn
thì chỉ được dùng 40% nguồn huy động ngắn hạn, do đó nguồn chính dùng để cho
vay trung dài hạn là nguồn huy động trung dài hạn. Trong khi đó với những điều
kiện hiện nay ở nước ta thì nguồn vốn huy động trung dài hạn chỉ chiếm một tỷ
trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, đây là một khó khăn đối với bất kỳ một
Ngân hàng nào cũng như NHNT VN.
Bảng 03: Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn năm 2006 của NHNT VN
Đơn vị: tỷ đồng
Nội dung
12/2005 12/2006 Tăng giảm
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Vốn huy động 139 385 100 171 862 100 32 477 23,3
Không kỳ hạn 74 306 53,3 88 165 51,3 13 859 18,7

kỳ hạn < 12 tháng 35 793 25,7 43 522 25,3 7 729 21,6
Kỳ hạn > 12 tháng 29 285 21,0 40 174 23,4 10 889 37,2
Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2006 của NHNT VN
Nhìn vào bảng trên ta thấy trong năm 2006 nguồn vốn có kỳ hạn trên 12
tháng đã được cải thiện đáng kể so với năm 2005. Nguồn vốn trung dài hạn đạt
40174 tỷ đồng, chiếm 23,4% tổng vốn huy động, tăng 37,2% so với năm 2005
trong khi tốc độ tăng của vốn huy động chỉ đạt 23,3%. Đây là thành tích rất lớn của
NHNT VN. Tuy nhiên, do cơ cấu vốn của NHNT có tới 54% là ngoại tệ nên số vốn
tiền đồng có thời hạn trên 12 tháng thực tế cũng không nhiều.
Nguồn lực về vốn trung dài hạn bằng VND khá mỏng đã hạn chế khả năng
mở rộng tín dụng bằng VND của NHNT, nguồn vốn trung dài hạn bằng ngoại tệ
tương đối dồi dào nhưng việc mở rộng tín dụng bằng ngoại tệ cũng đang gặp khó
khăn khi ngoại tệ liên tục tăng giá như thời gian qua.
2.2.1.2. Hoạt động cho vay trung dài hạn
Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế đất nước đang trong giai đoạn mở
cửa thì nhu cầu vốn cho nền kinh tế là rất lớn, đặc biệt là nhu cầu vốn trung dài hạn
cho các dự án. Đứng trước bối cảnh đó, NHNT đã triển khai chiến lược phát triển
đến năm 2010, trong đó một trong những mục tiêu phấn đấu là tăng tỷ trọng dư nợ
tín dụng trung dài hạn trong tổng dư nợ. Cho đến nay, hoạt động cho vay trung dài
hạn ngày càng phát triển ở NHNT, có thể thấy qua biều đồ sau:
Biểu đồ 02: Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung dài hạn của NHNT VN trong
những năm gần đây
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2003-2006
Trong những năm qua dư nợ tín dụng trung dài hạn tại NHNT liên tục tăng
với kết quả rất khả quan, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng. Đây chính
là kết quả của một thời gian dài nỗ lực tập trung triển khai chương trình đầu tư các
dự án lớn, các dự án trọng điểm quốc gia trong các lĩnh vực điện lực, vận tải
biển.... Tình hình tín dụng trung dài hạn ngày 31/12/2006 được thể hiện thông qua
bảng sau:
Bảng 04: Tình hình dư nợ tín dụng trung dài hạn tại NHNT năm 2006

Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005 2006 Tăng giảm
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Tổng dư nợ TDH 22 274 100 25 459 100 3 185 14,3
VND 10 763 48,32 11 635 45,7 872 8,1
Ngoại tệ (quy VND) 11 511 51,68 13 824 54,3 2 313 20,09
Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2006 của NHNT NHNT VN
Trong năm 2006 vừa qua, dư nợ tín dụng trung dài hạn đã tăng 3185 tỷ
đổng, với tỷ lệ 14,3%, tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng tổng dư nợ tín dụng
(11,3%), Nếu như đối với cho vay vốn ngắn hạn, dư nợ VND chiếm tỷ trọng chủ
yếu (chiếm 70,68% so với tổng dư nợ ngắn hạn) thì trong cho vay trung dài hạn,
dư nợ ngoại tệ thường chiếm tỷ trọng lớn hơn.
Cơ cấu khách hàng và cơ cấu lĩnh vực đầu tư trung dài hạn tại NHNT năm
2006 có xu hướng giảm tỷ trọng cho vay đối với các tổ chức quốc doanh, tăng tỷ
trọng cho vay đối với các tổ chức ngoài quốc doanh, mở rộng cho vay đối với các
ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định, cho vay thận
trọng đối với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả. Cơ cấu tín
dụng phân theo loại hình doanh nghiệp và phân theo ngành kinh tế năm 2006 như
sau:

×