Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ BLOCKCHAIN trong lĩnh vực ngân hàng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
  




ĐINH NGỌC VĂN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
BLOCKCHAIN TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
  



ĐINH NGỌC VĂN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
BLOCKCHAIN TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM


Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số

: 8 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ THANH SƠN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


i

TÓM TẮT
Mục đích chính của đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng
công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Ngân hàng tại Việt Nam” là phân tích thực
trạng ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Ngân hàng tại các nước trên
thế giới và Việt Nam từ đó đề xuất mô hình đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến việc
ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Ngân hàng tại Việt Nam qua đó đề
xuất các kiến nghị nhằm giúp các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam đưa ra các
quyết định quản trị phù hợp.
Nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý thuyết và thang đo về lý thuyết chấp nhận và
sử dụng công nghệ của tác giả Venkatesh và cộng sự (2003), đồng thời có sự tham
khảo các công trình nghiên cứu của những tác giả trên thế giới, dựa trên các nghiên
cứu tiền nhiệm và trưng cầu ý kiến chuyên gia tác giả đánh giá đưa ra các kiến nghị
dựa trên các yếu tố : hiệu quả kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng, điều kiện thuận lợi, ảnh
hưởng xã hội, an toàn/ bảo mật, tiện lợi đến việc ứng dụng công nghệ Blockchain

trong lĩnh vực Ngân hàng tại Việt Nam.


ii

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------------------------LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng
dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Ngân hàng tại Việt Nam” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS. Đỗ Thanh Sơn.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nội dung của luận văn
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đồng thời, tôi cũng xin
cam đoan rằng tất cả những phần thừa kế cũng như các thông tin trích dẫn trong
luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa
học của luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 09 năm 2019
Ngƣời thực hiện luận văn

Đinh Ngọc Văn


iii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này không thể được hoàn thành nếu thiếu sự cổ vũ, hướng dẫn và hỗ
trợ của nhiều cá nhân và tổ chức. Tôi muốn gửi những lời tri ân, những lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc nhất của mình đến tất cả những người đã trực tiếp hay gián

tiếp hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Quý Thầy Cô thuộc Đại học Ngân
hàng Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi hoàn thành các học
phần trong chương trình đào tạo thạc sĩ của nhà trường. Qua đó đã giúp tôi có được
những kiến thức, những kinh nghiệm cần thiết để thực hiện luận văn này.
Tiếp theo, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn và tri ân chân thành, sâu sắc nhất đến
với TS. Đỗ Thanh Sơn đã rất nhiệt tình hướng dẫn khoa học để giúp tôi hoàn thành
được công trình nghiên cứu này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Quý Thầy Cô giảng viên và nhà quản trị
trong lĩnh vực ngân hàng cùng các anh chị nhân viên Ngân hàng đã dành thời gian
và nhiệt tình tham gia thảo luận và cho tôi cơ hội tiếp xúc để có những cuộc phỏng
vấn sâu, góp phần rất quan trọng vào việc hoàn thành luận văn.
Cuối cùng là lời tri ân, lời cám ơn đến những người thân yêu nhất trong gia đình
của tôi đã âm thầm hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn
thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời tạ ơn đến ba mẹ, những người đã hy sinh rất
nhiều để tôi có thể được theo học chương trình cao học và hoàn thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2019


iv

MỤC LỤC
TÓM TẮT ................................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ...............................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH .................................................................................. viii
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề.........................................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát .....................................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................3
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................4
4.3. Đối tượng phỏng vấn .................................................................................................4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................................................4
6. Đóng góp của nghiên cứu..............................................................................................4
7. Kết cấu của luận văn gồm ............................................................................................5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN .............6
1.1. Lý thuyết cơ bản về Công nghệ Blockchain ..........................................................6
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................6
1.1.2 Kiến trúc Blockchain...............................................................................................6
1.1.3 Kỹ thuật chính sử dụng trong công nghệ Blockchain .........................................9
1.1.4 Một số lợi ích của công nghệ Blockchain ......................................................... 11
1.2 Lý thuyết về việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân
hàng..................................................................................................................................... 12
1.2.1 Các lĩnh vực ứng dụng công nghệ Blockchain trong Ngân hàng ................... 12


v

1.2.2 Lợi ích của công nghệ Blockchain khi ứng dụng vào lĩnh vực Ngân hàng .. 21
1.3 Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh
vực Ngân hàng .................................................................................................................. 23
1.3.1 Thuận lợi ................................................................................................................ 24
1.3.2 Khó khăn................................................................................................................ 24
2.1 Thực trạng ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng tại

một số nƣớc trên thế giới................................................................................................ 26
2.1.1. Singapore - Phát triển giao dịch tài trợ thương mại dựa trên nền tảng
Blockchain....................................................................................................................... 26
2.1.2 Canada - Ứng dụng công nghệ Blockchain trong hệ thống xếp hạng tín
nhiệm. ............................................................................................................................ 27
2.1.3 Mỹ - Ứng dụng công nghệ Blockchain trong thanh toán. ............................... 28
2.1.4 Malaysia - thí điểm vận dụng công nghệ Blockchain quy mô thương mại. .. 30
2.1.5 Một số quốc gia khác tại châu Á và khu vực Đông Nam Á - Động thái
triển khai công nghệ Blockchain. ................................................................................. 31
2.2 Việt Nam - Thực trạng nghiên cứu ứng dụng công nghệ Blockchain trong
lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. ................................................................................... 33
2.3 Mô hình phân tích các yếu tố tác động đến việc ứng dụng công nghệ
Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng tại một số nƣớc trên thế giới. ................... 40
2.3.1

Các lý thuyết phân tích các yếu tố tác động đến việc ứng dụng công

nghệ

............................................................................................................................ 40

2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm............................................................................... 46
2.4 Lựa chọn mô hình áp dụng tại Việt Nam ............................................................ 49
2.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong
lĩnh vực Ngân hàng tại Việt Nam ................................................................................. 50
2.5.1 Hiệu quả kỳ vọng.................................................................................................. 50
2.5.2 Nỗ lực kỳ vọng...................................................................................................... 50
2.5.3 Điều kiện thuận lợi ............................................................................................... 51
2.5.4 Ảnh hưởng xã hội ................................................................................................. 52



vi

2.5.5 An toàn/ bảo mật................................................................................................... 52
2.5.6 Tiện lợi ................................................................................................................... 52
2.5.7 Ứng dụng công nghệ ............................................................................................ 53
CHƢƠNG 3:

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

BLOCKCHAIN TRONG LĨNH VỰC NG ÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ............ 55
3.1 Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Ngân
hàng tại Việt Nam. ........................................................................................................... 55
3.2 Kiến nghị chung đối với chính phủ và Ngân hàng nhà nƣớc .......................... 57
3.3 Kiến nghị dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................... 58
3.4 Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. a


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7

8

Từ viết tắt
ADB
BIDV
CMCN
NHNN
NHTM
TCNH
TMCP
WEF

Ý nghĩa
Ngân hàng Phát triển châu Á
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Cách mạng công nghiệp
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại
Tài chính Ngân hàng
Thương mại cổ phần
Diễn đàn Kinh tế thế giới


viii

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
STT
1
2
3

3
4
5
6
7

Tên bảng/hình
Hình 1.1: Các khối liên tục nhau
Hình 1.2 Cấu trúc của một khối
Hình 2.1 Các công ty Fintech tại Việt Nam
Hình 2.2: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA)
Hình 2.3: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)
Hình 2.4: Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
Hình 2.5: Mô hình lý thuyết chấp nhận sử dụng công nghệ (UTAUT)
Hình 2.6. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ
Blockchain trong lĩnh vực Ngân hàng tại Việt Nam

Trang
7
7
39
40
41
43
44
49


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đón đầu làn sóng công nghiệp 4.0 ngành ngân hàng Việt Nam đã chủ động
nghiên cứu, đầu tư phát triển nhiều ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản phẩm, dịch
vụ, hoạt động và quản trị. Theo các chuyên gia kinh tế, đến nay, những thành tựu
công nghệ nổi bật của cách mạng công nghiệp 4.0 là Internet kết nối vạn vật (IoTsInternet of Things); Dữ liệu lớn (Big Data); Trí tuệ nhân tạo (AI-Atificial
Intelligence); Công nghệ chuỗi khối (Blockchain)… đều mang đến những cơ hội
lớn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trên nhiều khía cạnh. Tuy nhiên lại rất ít
nghiên cứu nào phân tích thực trạng khả năng ứng dụng các công nghệ của cuộc
CMCN 4.0 trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là khả năng ứng dụng công nghệ
Blockchain.
Trên cơ sở nắm bắt xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực Thanh
toán không dùng tiền mặt, năm 2016, Ngân hàng nhà nước đã tham mưu và được
Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án
phát triển Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020
trong đó Đề án tập trung chú trọng phát triển thanh toán điện tử. Cho thấy các động
thái tích cực từ phía Ngân hàng nhà nước nhằm hỗ trợ, khuyến khích các ngân hàng
đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian giao dịch. Một trong
những đặc điểm nổi bật của Blockchain là khả năng thanh toán nhanh chóng và khả
năng minh bạch trong giao dịch hứa hẹn sẽ tạo nên một cuộc cách mạng mới trong
lĩnh vực thanh toán Ngân hàng. Chính vì vậy việc có những nghiên cứu nói đề xuất
mô hình các yếu tố vận dụng công nghệ Blockchain trong Ngân hàng để các ngân
hàng tại Việt Nam có thể tự tin hơn trong việc triển khai và áp dụng là hoàn toàn
cần thiết.
Vấn đề tiết kiệm chi phí, cạnh tranh nâng cao chất lượng đang là nhiệm vụ hàng
đầu mà các Ngân hàng thương mại quan tâm. Một số ngân hàng nước ngoài đang
đẩy mạnh ứng dụng các ưu điểm của công nghệ Blockchain trong các giao dịch


2


chuyển tiền và tài trợ thương mại nhằm nâng tính hiệu quả, tiết kiệm thời gian thực
hiện các giao dịch, cũng như hạn chế phát sinh chi phí khá thành công.
Cơ sở dữ liệu tập trung tại một nơi, lưu trữ thông tin khách hàng tại các cơ sở
dữ liệu tổng là cơ hội cho các hacker tấn công. Điểm mới của công nghệ Blockchain
là phân tán dữ liệu đến từng người tham gia vào hệ thống, đảm bảo hệ thống vẫn
hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả nếu chẳng may có một thành phần trong hệ
thống bị tấn công. Và việc thông tin minh bạch nên việc khôi phục thông tin rất dễ
dàng, không còn phải lo lắng đến vấn đề mất thông tin, sai lệch thông tin giao dịch.
Từ lâu việc bảo mật trong hệ thống Ngân hàng đang không chỉ là vấn đề mà chỉ
riêng các Ngân hàng thương mại quan tâm, mà nó còn là mối quan tâm chung đối
với toàn xã hội, tuy nhiên hiện nay hệ thống bảo mật công nghệ thông tin (CNTT)
của Ngân hàng còn nhiều khe hở ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin khách hàng.
Cụ thể một số vụ việc cho thấy hệ thống bảo mật Ngân hàng tại Việt Nam còn nhiều
hạn chế, tối ngày 13/10/2018, Website Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-op
Bank) bị tấn công liên kết ngách, 400 tài khoản ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam (Agribank) bị hack nhiều người mất tiền, trên mạng xã
hội ngày 13/04/2018 rộ tin Website Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
(VCB) bị hacker tấn công để lại 2 câu thơ truyện Kiều… Các Ngân hàng dù đã có
những thông báo giải thích về các trường hợp cụ thể, tuy nhiên niềm tin của khách
hàng cũng dần bị ảnh hưởng. Chính vì vậy việc đổi mới nâng cấp và áp dụng các
công nghệ bảo mật mới, trong đó có Blockchain là hoàn toàn cần thiết và cấp bách.
Blockchain với công nghệ bảo mật tiên tiến các hacker rất khó để thâm nhập vào
các giao dịch, do đó sẽ tạo ra nhiều bước tiến mới trong vấn đề bảo mật Ngân hàng.
Chính vì vậy, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng có cái nhìn tổng
quan về các ứng dụng của Blockchain trong lĩnh vực Ngân hàng từ thực trạng ứng
dụng công nghệ Blockchain tại các nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tôi
quyết định chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ
Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu



3

2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng việc ứng dụng công nghệ Blockchain tại một số nước trên
thế giới cũng như tại Việt Nam nhằm đề xuất mô hình đo lường các yếu tố ảnh
hưởng đến việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Ngân hàng tại Việt
Nam giúp các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về
ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Ngân hàng từ đó đưa ra các quyết
định quản trị phù hợp.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát, nghiên cứu cần đạt được những mục tiêu cụ
thể sau:
- Tổng lược về công nghệ Blockchain và khả năng ứng dụng công nghệ
Blockchain trong lĩnh vực Ngân hàng từ các nghiên cứu tiền nhiệm.
- Đánh giá thực trạng việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Ngân
hàng tại các nước trên thế giới và tại Việt Nam. Từ đó đề xuất mô hình các yếu tố
ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Ngân hàng tại
Việt Nam.
- Đưa ra những giải pháp, khuyến nghị cho các ngân hàng tại Việt Nam khi áp
dụng công nghệ Blockchain dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Công nghệ Blockchain là gì? Khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain trong
lĩnh vực Ngân hàng như thế nào?
- Thực trạng ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Ngân hàng trên thế
giới và tại Việt Nam như thế nào?
- Mô hình nào đo lường khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh
vực Ngân hàng tại Việt Nam? Các yếu tố nào ảnh hưởng nào đến việc ứng dụng
công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Ngân hàng tại Việt Nam?

- Giải pháp, kiến nghị nào phù hợp để giúp các Ngân hàng tại Việt Nam ứng
dụng thành công công nghệ Blockchain?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


4

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công
nghệ Blockchain trong lĩnh vực Ngân hàng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 6 tháng, từ giữa tháng
3/2019 đến hết tháng 08/2019.
4.3. Đối tƣợng phỏng vấn
- Các chuyên gia tại các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam có kinh nghiệm trong lĩnh
vực cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin và phát triển sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng
đặc biệt là dịch vụ Ngân hàng số.
- Giảng viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh giảng dạy trong
lĩnh vực Tài chính Ngân hàng và Hệ thống thông tin quản lý.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là nghiên cứu định tính.
Tác giả tiến hành phỏng vấn với các chuyên gia là các nhà quản trị trong lĩnh
vực tài chính ngân hàng làm việc trong mảng ứng dụng công nghệ, giảng viên các
trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh và một số nhân viên ngân hàng
đang công tác trong ngành tại nhiều Ngân hàng TMCP khác nhau nhằm tổng hợp
các ý kiến về các khái niệm trong nghiên cứu từ đó đề xuất mô hình đo lường các
yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Ngân
hàng tại Việt Nam.
6. Đóng góp của nghiên cứu

6.1. Đóng góp về mặt học thuật:
Về những phát hiện của nghiên cứu này được kỳ vọng góp phần làm tăng độ tin
cậy cho những phát hiện của một số nhà nghiên cứu trên thế giới về khả năng ứng
dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng do được thực hiện tại một thị
trường đang phát triển với những đặc tính kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội rất
khác với các nước phát triển trên thế giới đã được nghiên cứu trước đây.


5

Ngoài ra, quy trình và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng có thể là
nguồn tham khảo cho những người quan tâm lĩnh vực này, đặc biệt là các sinh viên
đại học và học viên sau đại học.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn:
Đề tài là một trong những nghiên cứu đầu tiên về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng công nghệ Blockchain tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu này cũng góp phần làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo
về khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu một phần nào đó giúp đỡ các ngân hàng thương mại hiểu
thêm về khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Ngân hàng từ đó
đưa ra những quyết định quản trị phù hợp.
7. Kết cấu của luận văn gồm
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về công nghệ Blockchain
Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Ngân
hàng trên thế giới và tại Việt Nam.
Chương 3: Một số kiến nghị khi ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực
Ngân hàng tại Việt Nam.



6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN
Chương 1 tác giả sẽ trình bày lý thuyết cơ bản về công nghệ Blockchain và lý
thuyết ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng.
1.1. Lý thuyết cơ bản về Công nghệ Blockchain
1.1.1. Khái niệm
Blockchain đầu tiên được phát minh và thiết kế bởi Satoshi Nakamoto vào năm
2008 khi ông giới thiệu về đồng tiền số Bitcoin.
Blockchain (chuỗi khối), tên ban đầu block chain là một cơ sở dữ liệu phân cấp
lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở
rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và
được liên kết tới khối trước đó, kèm theo thông tin về dữ liệu giao dịch.
Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu
đã được cập nhật trong mạng thì sẽ khó có thể thay đổi được nó. Nếu một phần của
hệ thống Blockchain sụp đổ, những máy tính và nút khác trong mạng sẽ tiếp tục
hoạt động để bảo vệ thông tin.
Công nghệ Blockchain là một loại chương trình để lưu, xác nhận, vận chuyển
và truyền thông dữ liệu trong mạng thông qua các nút phân phối của riêng nó mà
không phụ thuộc vào bên thứ ba, dựa trên các thỏa thuận và quy định, tất cả các nút
trong hệ thống có thể tự động xác nhận giao dịch một cách an toàn và trao đổi dữ
liệu dễ dàng mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của con người.
1.1.2 Kiến trúc Blockchain
Công nghệ Blockchain được phát triển dựa trên hai nền tảng kỹ thuật chính là
hàm băm và chữ ký số. Mỗi người dùng sẽ sở hữu một cặp khóa gồm khóa bí mật
và khóa công khai. Khóa bí mật được lưu trữ bí mật và sử dụng để ký kết các giao
dịch. Các giao dịch đã ký dùng chữ ký số được phát đi trên toàn bộ mạng. Chữ ký
số liên quan đến hai giai đoạn: giai đoạn ký kết và giai đoạn xác minh.
1.1.2.1 Khối



7

Blockchain gồm một chuỗi các khối liên kết với nhau thông qua hàm băm của
khối cha (Parent Block Hash), chứa một danh sách đầy đủ các hồ sơ giao dịch như
sổ cái công khai thông thường (Hình 1.1) bao gồm:
+ Block Header: Tiêu đề khối
+ Parent Block Hash: Hàm băm khối cha
+ Transaction Counter: Giao dịch trung tâm
+ TX: Các giao dịch
Hình 1.1: Các khối liên tục nhau

Nguồn: Z. Zheng và cộng sự (2017)
Hình 1.2 Cấu trúc của một khối

Nguồn: Z. Zheng và cộng sự (2017)
Cấu trúc của một khối Blockchain bao gồm:
(i) Block version (Phiên bản khối): Thiết lập các quy tắc chung cho tất cả các
khối
(ii) Merkle tree root hash (Hàm băm Merkle tree): Giá trị băm của tất cả các
giao dịch trong khối.


8

(iii)Timestamp (Dấu thời gian): Thời gian hiện tại tính là giây.
(iv) nBits: Ngưỡng mục tiêu của 1 giá trị khối
(v) Nonce: một trường gồm 4 byte, thường bắt đầu bằng 0 và tăng cho mỗi
phép tính băm.
(vi) Parent block hash (Hàm băm khối cha): là hàm băm gồm 256 bit trỏ đến

khối trước đó.
1.1.2.2. Hàm băm
Hàm băm dùng để chuyển đổi từ một thông tin sang một đoạn mã. Bất kỳ nỗ
lực gian lận nào để thay đổi bất kỳ phần nào của Blockchain sẽ bị phát hiện ngay
lập tức vì giá trị băm mới sẽ không phù hợp với thông tin cũ trên Blockchain. Với
cách này, ngành khoa học bảo mật thông tin (mã hóa thông tin và mua sắm trực
tuyến, ngân hàng) đã trở thành một công cụ hiệu quả để giao dịch mở.
Đặc tính của hàm băm:
Hàm băm h là hàm một chiều (One-way Hash) với các đặc tính sau:
1. Với thông điệp đầu vào (bản tin gốc) x, chỉ thu được giá trị duy nhất z = h(x).
2. Nếu dữ liệu trong bản tin x bị thay đổi hay bị xóa để thành bản tin x’, thì giá
trị băm h(x’) ≠ h(x). Cho dù chỉ là một sự thay đổi nhỏ, ví dụ chỉ thay đổi 1 bit dữ
liệu của bản tin gốc x, thì giá trị băm h(x) của nó cũng vẫn thay đổi. Điều này có
nghĩa là: hai thông điệp khác nhau, thì giá trị băm của chúng cũng khác nhau.
3. Nội dung của bản tin gốc “khó” thể suy ra từ giá trị hàm băm của nó. Nghĩa
là: với thông điệp x thì “dễ” tính được z = h(x), nhưng lại “khó” tính ngược lại được
x nếu chỉ biết giá trị băm h(x) (Kể cả khi biết hàm băm h).
Ứng dụng của hàm băm
Hàm băm được sử dụng trong nhiều ứng dụng thực tế, dưới đây là một số ứng
dụng nổi bật của hàm băm được sử dụng phổ biến:
• Đảm bảo dữ liệu không bị sửa đổi.
• Hỗ trợ các thuật toán chữ ký số.
• Xây dựng cấu trúc dữ liệu bảng băm.
1.1.2.3. Chữ ký số


9

Về mặt công nghệ, chữ ký số là một thông điệp dữ liệu đã được mã hóa gắn
kèm theo một thông điệp dữ liệu khác nhằm xác thực người gửi thông điệp đó. Quá

trình ký và xác nhận chữ ký như sau: Người gửi muốn gửi thông điệp cho bên khác
thì sẽ dùng một hàm băm, băm thông điệp gốc thành một “thông điệp tóm tắt”
(Message Digest), thuật toán này được gọi là thuật toán băm (hash function). Người
gửi mã hoá bản tóm tắt thông điệp bằng khóa bí mật của mình (sử dụng phần mềm
bí mật được cơ quan chứng thực cấp) để tạo thành một chữ ký số. Sau đó, người gửi
tiếp tục gắn kèm chữ ký số này với thông điệp dữ liệu ban đầu và gửi thông điệp đã
gắn kèm với chữ ký một cách an toàn qua mạng cho người nhận.
Sau khi nhận được, người nhận sẽ dùng khoá công khai của người gửi để giải
mã chữ ký số thành bản tóm tắt thông điệp. Người nhận cũng dùng hàm băm giống
hệt như người gửi đã làm đối với thông điệp nhận được để biến đổi thông điệp nhận
được thành một bản tóm tắt thông điệp. Người nhận so sánh hai bản tóm tắt thông
điệp này, nếu chúng giống nhau tức là chữ ký số đó là xác thực và thông điệp đã
không bị thay đổi trên đường truyền đi.
Ngoài ra, chữ ký số có thể được gắn thêm một “nhãn” thời gian: sau một thời
gian nhất định quy định bởi nhãn đó, chữ ký gốc sẽ không còn hiệu lực, đồng thời
nhãn thời gian cũng là công cụ để xác định thời điểm ký.
Ứng dụng của chữ ký số
Chữ ký số có ý nghĩa to lớn và trở thành một phần không thể thiếu đối với
ngành mật mã học. Ứng dụng của chữ ký số đã được triển khai trên nhiều quốc gia
trên thế giới, trong đó có Việt Nam. So với chữ ký tay, chữ ký số giúp các cá nhân,
doanh nghiệp thực hiện việc ký các tài liệu được nhanh chóng, hiệu quả hơn. Một số
ứng dụng cụ thể của chữ ký số trong thực tế có thể kể đến như sau: ứng dụng trong
chính quyền điện tử, ứng dụng trong ký kết hợp đồng…
Trong tương lai, tiềm năng của chữ ký số chắc chắn sẽ còn tiến xa hơn nữa và
có thể được ứng dụng trong nhiều ứng dụng cụ thể khác như bỏ phiếu điện tử, y tế
điện tử…
1.1.3 Kỹ thuật chính sử dụng trong công nghệ Blockchain


10


a) Cấu trúc phi tập chung
Cơ chế này ngược lại với mô hình truyền thống – cơ sở dữ liệu được tập trung
và được dùng để quản lý và xác thực giao dịch. Công nghệ Blockchain không dựa
vào các tổ chức thứ ba để quản lý và xác thực, không có kiểm soát trung tâm, tất cả
các nút nhận được thông tin tự kiểm tra, truyền tải, và quản lý, đặt sự tin tưởng vào
các nút, cho phép các nút lưu trữ các giao dịch trong một khối (block). Các block
được ghép nối với nhau tạo nên một chuỗi khối (Blockchain). Cấu trúc phi tập
chung là đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất của Blockchain.
b) Tính toán tin cậy
Mỗi nút trong mạng có một bản sao lưu trữ toàn bộ Blockchain, chất lượng của
dữ liệu phụ thuộc vào sự đồng bộ liên tục theo thời gian giữa các nút. Các nút trong
mạng đều có độ tin cậy như nhau, không có nút nào đáng tin cậy hơn nút nào. Trao
đổi dữ liệu trong hệ thống không yêu cầu các nút tin tưởng lẫn nhau. Quy chế hoạt
động của toàn bộ hệ thống và tất cả các nội dung dữ liệu đều công khai, minh bạch.
Vì vậy, các nút không thể giả mạo các quy tắc và thời gian do hệ thống chỉ định.
c) Bằng chứng công việc
Bằng chứng công việc (proof of work) trong một mạng Blockchain được hiểu
là một thử thách cho các nút trong mạng. Cụ thể là các nút cần tìm ra các block mới
của Blockchain bằng cách tìm ra giá trị băm thỏa mãn điều kiện cho trước.
d) Tính chất của Blockchain
Cơ chế đồng thuận phân quyền (decentralized consensus)
Cơ chế này ngược lại với mô hình cổ điển về cơ chế đồng thuận tập trung –
nghĩa là khi một cơ sở dữ liệu tập trung được dùng để quản lý việc xác thực giao
dịch. Một sơ đồ phi tập trung chuyển giao quyền lực và sự tin tưởng cho một mạng
lưới ảo phi tập trung và cho phép các nút của mạng lưới đó liên tục lưu trữ các giao
dịch trên một khối (block) công khai, tạo nên một chuỗi (chain) độc nhất: chuỗi
khối (Blockchain). Mỗi khối kế tiếp chưa một giá trị băm của khối trước nó; vì thế
mã hóa (thông qua hàm băm) được sử dụng để bảo đảm tính xác thực của nguồn
giao dịch và loại bỏ sự cần thiết phải có một bên trung gian. Sự kết hợp của mã hóa



11

và công nghệ Blockchain lại đảm bảo rằng sẽ không bao giờ một giao dịch được
thực hiện hai lần.
Bảo trì tập thể (collective maintainance)
Khối dữ liệu (block) trong hệ thống được duy trì bởi tất cả các nút với chức
năng bảo trì trong toàn bộ hệ thống. Bất kỳ nút nào cũng có khả năng ghi block vào
Blockchain. Hơn nữa, các nút trong hệ thống có thể được tham gia bởi bất cứ ai.
Tính bảo mật và độ tin cậy
Khi không nắm được 51% số nút trong mạng, dữ liệu mạng không thể bị kiểm
soát và sửa đổi. Do đó, bản thân Blockchain đã trở nên tương đối an toàn và có thể
tránh việc sửa đổi dữ liệu. Vì thế, nếu một số lượng lớn các nút có khả năng tính
toán mạnh được tham gia vào hệ thống thì dữ liệu trong hệ thống này sẽ có độ bảo
mật cao hơn.
Mã nguồn mở
Công nghệ Blockchain được phát hành theo mã nguồn mở. Ngoài thông tin cá
nhân được mã hóa bởi các bên kinh doanh, dữ liệu Blockchain có thể truy cập được
bởi tất cả mọi người. Bất cứ ai cũng có thể tìm kiếm dữ liệu Blockchain thông qua
giao diện công khai, cũng như phát triển các ứng dụng có liên quan. Toàn bộ hệ
thống rất minh bạch.
1.1.4 Một số lợi ích của công nghệ Blockchain
Blockchain có thể giải quyết các vấn đề sau của khu vực tài chính truyền thống
(ADB, 2017; WEF, 2017)
i) Giảm thời gian và chi phí thực hiện các công đoạn của công tác nghiệp vụ và
quản trị tài trợ thương mại, với rất nhiều yêu cầu xác thực và chứng từ phức tạp
đang làm thủ công liên quan tới nhiều bên khác nhau trong các hợp đồng, đặc biệt là
các hợp đồng tài trợ thương mại quốc tế.
(ii) Tập trung hóa quản lý dữ liệu trong ngân hàng, từ đó giảm thiểu các rủi ro

do nhầm lẫn của con người do thao tác, khống và hack dữ liệu.


12

(iii) Giúp cập nhật dữ liệu liên tục, chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức tài chính tín
dụng toàn cầu với chi phí thấp và đồng nhất nhằm định danh khách hàng và chống
rửa tiền.
(iv) Giảm chi phí giao dịch thông qua các trung gian và các quy trình giải quyết
giấy tờ kéo dài, tăng mức độ tin tưởng giữa các bên giao dịch.
1.2 Lý thuyết về việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng
Nhiều người và các nhà nghiên cứu tin rằng các ứng dụng Blockchain trong các
ngành khác nhau có thể dẫn đến ba thế hệ của Blockchain, cụ thể là Blockchain 1.0.
Blockchain 2.0 và Blockchain 3.0. Blockchain 1.0 là sự phân cấp tiền và thanh toán
và sử dụng tiền kỹ thuật số. Blockchain 2.0 được sử dụng cho các hợp đồng, tài sản
và tài sản thông minh. Blockchain 2.0 được xem là sự phân cấp tài chính. Hơn nữa,
Blockchain 3.0 thiết lập xã hội kỹ thuật số phi tập trung và được sử dụng cho các
ứng dụng liên quan như Internet của vạn vật (IoT), các ứng dụng của chính phủ
trong các lĩnh vực như thuế, y tế, giáo dục...
1.2.1 Các lĩnh vực ứng dụng công nghệ Blockchain trong Ngân hàng
Ngành ngân hàng hiện tại đang phải đối mặt với nhiều áp lực, bao gồm giảm lợi
nhuận và tăng rủi ro, chính vì vậy các ngân hàng cần phải có những sự thay đổi và
phát triển mới. Sự bùng nổ của Internet với các giao dịch trực tuyến, sự ra đời của
ví điện tử… cũng dẫn đến nhiều thách thức trong kinh doanh ngân hàng truyền
thống. Do đó, các ngân hàng thương mại cần quan tâm nhiều hơn nữa đến sự phát
triển công nghệ mới, thúc đẩy thay đổi các sản phẩm và dịch vụ, từ đó dễ dàng thích
ứng với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và môi trường cạnh tranh. Công
nghệ Blockchain ra đời hứa hẹn sẽ giải quyết được nhiều bài toán khó trong cuộc
đua tăng trưởng lợi nhuận, đổi mới công nghệ, tiết kiệm chi phí của các ngân hàng
thương mại với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực như: thanh toán, quản trị cơ sở

dữ liệu, tài trợ thương mại, hợp đồng thông minh, tiền điện tử…
1.2.1.1 Thanh toán
Thanh toán được cho là ứng dụng tiềm năng nhất của Blockchain trong lĩnh vực
ngân hàng. Với các ứng dụng cụ thể như sau:


13

a) Hệ thống thanh toán bù trừ: Cơ chế bù trừ phân tán
Thanh toán liên ngân hàng đa quốc gia hiện nay thường dựa vào các công ty
thanh toán bù trừ trung gian, trong đó liên quan đến một loạt các quy trình xử lý
phức tạp, bao gồm kế toán, đối chiếu giao dịch, đối chiếu số dư… Do đó, quá trình
tham gia thanh toán tương đối mất nhiều thời gian và tốn kém. Ví dụ về việc sử
dụng thanh toán chuyển tiền quốc tế, thủ tục thanh toán bù trừ tại mỗi quốc gia khác
nhau, một lần chuyển tiền cần đến 3 ngày làm việc. Điều này cho thấy hiệu quả giao
dịch còn thấp và chiếm dụng quỹ tiền còn lớn. Thanh toán P2P cũng có thể được
thực hiện bằng công nghệ Blockchain, giúp loại bỏ liên kết trung gian của tổ chức
tài chính bên thứ ba, điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả dịch vụ và giảm bớt chi phí
giao dịch của ngân hàng. Với lợi thế này Blockchain cho phép các ngân hàng đáp
ứng các yêu cầu thanh toán bù trừ nhanh chóng và thuận tiện dịch vụ cho các hoạt
động thương mại quốc tế.
b) Giao dịch thanh toán, chuyển tiền thông thƣờng và sử dụng tiền điện tử
trong thanh toán
Thanh toán kỹ thuật số chỉ đơn giản là thanh toán được thực hiện thông qua các
phương tiện kỹ thuật số, ví dụ như giao dịch giao tiếp giữa ví điện tử và máy tính
tiền hoặc các giao dịch thông qua tiền kỹ thuật số.
Công nghệ Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân tán tuần tự, trong đó toàn bộ
lịch sử giao dịch trước đó được lưu trữ và chia sẻ trong chuỗi (khối) trong một sổ
cái công khai. Blockchain cho phép thực hiện thanh toán công khai minh bạch giữa
các bên mà không cần đến định chế tài chính trung gian.

Blockchain thường được sử dụng với tiền điện tử, tức là các loại tiền tệ sử dụng
mật mã khóa công khai làm biện pháp bảo mật và để ngăn chặn các giao dịch giả
mạo. Blockchain có thể được xem là cải tiến lớn trong kỹ thuật và đổi mới kinh tế.
+ Cải tiến kỹ thuật: Blockchain là một phiên bản mới của công nghệ giao dịch
cơ sở dữ liệu, đặc biệt là giao dịch tại môi trường dữ liệu phi tập trung với niềm tin
hạn chế hoặc không hoàn hảo.


14

+ Đổi mới kinh tế: Tác động của công nghệ Blockchain có thể đi đến sửa đổi
các quy trình kinh tế và tạo ra một vài sản phẩm và dịch vụ mới.
Với công nghệ Blockchain giao dịch thanh toán quốc tế không phụ thuộc vào
SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication) và các
chương trình thanh toán khác. Hệ thống thanh toán hiện tại luôn phải thông qua các
ngân hàng và ngân hàng trung ương và đang chịu rất nhiều áp lực trước yêu cầu
hiện đại hóa và giải quyết các vấn đề an toàn và an ninh. Ngoài việc tăng tốc độ
chuyển tiền, Blockchain cũng có thể giúp các ngân hàng hoạt động liên tục, 24 giờ
trong ngày, thanh toán nhanh hơn và dễ dàng hơn. Blockchain có thể được các ngân
hàng sử dụng cho cách tiếp cận nguồn mở để thanh toán thay thế cho nhiều trung
gian phổ biến trong thanh toán, qua đó tiết kiệm cho các tổ chức đối tác và khách
hàng. Do đó Blockchain có thể được sử dụng để thanh toán theo thời gian thực trên
toàn cầu, minh bạch hoàn toàn, giảm gian lận cũng như với một mức chi phí hợp lý
hơn. Vấn đề với công nghệ Blockchain tại thời điểm này là kết nối với các hệ thống
khác nhau, giao thức giữa các sổ cái sẽ phải được cải tiến và phát triển, thử nghiệm
và đưa vào sử dụng như thế nào để không ảnh hưởng đến tốc độ giao dịch và khả
năng lưu trữ dữ liệu.
1.2.1.2 Quản trị cơ sở dữ liệu
1.2.1.2.1 Hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng
Hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng kém hiệu quả chủ yếu là do các yếu tố

sau:
+ Sự khan hiếm thông tin và chất lượng dữ liệu kém khiến đến việc đánh giá
tình hình tín dụng cá nhân trở nên khó khăn.
+ Khó khăn trong việc chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức, các ngân hàng.
+ Quyền sở hữu dữ liệu người dùng không rõ ràng và minh bạch, dẫn đến rất
khó khăn trong vận hành do lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật…
Mặc dù các giải pháp cho những vấn đề này sẽ cần sự hợp tác và tham gia của
các bên liên quan khác nhau, tuy nhiên công nghệ Blockchain có thể cung cấp một
số hỗ trợ trong việc giải quyết các vấn đề này. Thông qua việc thanh toán P2P


15

(peer-to-peer network) thông tin các khách hàng tham gia vào hệ thống sẽ dần được
cập nhật, bổ sung và lấp đầy lỗ hổng của hệ thống thông tin tín dụng liên ngân hàng.
1.2.1.2.2 Thiết lập quyền sở hữu dữ liệu
Mỗi cá nhân tạo ra một lượng lớn dữ liệu trên Internet, điều này cực kỳ có giá
trị như những bằng chứng về tình hình tín dụng của họ. Tuy nhiên, những dữ liệu
này hiện đang được các công ty Internet lớn độc quyền. Do đó, các cá nhân không
thể thiết lập quyền sở hữu hoặc sử dụng những dữ liệu này. Ngoài ra, để bảo vệ
quyền riêng tư của người dùng, luồng dữ liệu khó có thể khai thác được từ các công
ty này, điều này dẫn đến việc hình thành các đảo dữ liệu (đảo dữ liệu là một kho lưu
trữ dữ liệu, chẳng hạn như trên một thiết bị máy tính hoặc thiết bị điện toán khác,
có kết nối bên ngoài không tồn tại hoặc bị hạn chế. Điều này giới hạn khả năng
người dùng đồng bộ hóa hoặc sao chép dữ liệu sang các thiết bị khác). Công nghệ
chuỗi khối có thể thực hiện mã hóa dữ liệu, có thể giúp chúng ta kiểm soát dữ liệu
lớn của chính mình và thiết lập quyền sở hữu. Điều này có thể đảm bảo thêm rằng
thông tin là chính chủ và đáng tin cậy, đồng thời giảm chi phí thu thập dữ liệu của
các tổ chức tín dụng.
Sử dụng công nghệ Blockchain, dữ liệu lớn (Big data) có thể trở thành tài

nguyên tín dụng với quyền sở hữu cá nhân rõ ràng và thậm chí thiết lập nền tảng
của hệ thống tín dụng trong tương lai.
1.2.1.2.3 Thúc đẩy chia sẻ dữ liệu
Blockchain có thể tạo điều kiện tự động ghi lại dữ liệu lớn của các cơ quan tín
dụng, đồng thời lưu trữ và chia sẻ các hình thức mã hóa của trạng thái tín dụng
khách hàng trong các tổ chức. Điều này cho phép chia sẻ dữ liệu tín dụng. Giải pháp
tín dụng Blockchain sau đây đã được cung cấp: trong quá trình nhận biết khách
hàng của bạn (KYC), các ngân hàng nên lưu trữ thông tin khách hàng trong cơ sở
dữ liệu của riêng họ, sau đó sử dụng công nghệ mã hóa để tải lên những thông tin
tóm tắt của khách hàng để lưu trữ trong Blockchain. Khi có yêu cầu truy vấn, nhà
cung cấp dữ liệu ban đầu có thể sử dụng thông tin lưu trữ trên Blockchain và có thể
thực hiện truy vấn. Do đó tất cả các bên tham gia vẫn dễ dàng truy vẫn dữ liệu


×