Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đo lường bất ổn tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam bằng z SCORE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

VŨ NGỌC HOÀI CHÂN

ĐO LƯỜNG BẤT ỔN TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM BẰNG Z-SCORE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

VŨ NGỌC HOÀI CHÂN

ĐO LƯỜNG BẤT ỔN TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM BẰNG Z-SCORE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01



Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HỒ AN CHÂU

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


-i-

TÓM TẮT
Đề tài “Đo lường bất ổn tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
bằng Z-score” được thực hiện với mục tiêu đo lường, đánh giá độ bất ổn tài chính và
kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến độ bất ổn tài chính của các Ngân hàng thương mại
(NHTM) Việt Nam giai đoạn 2008-2015. Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước, ở
bước 1, hệ số Z-score được tính toán từ 200 quan sát thông qua số liệu tài chính của 25
NHTM Việt Nam trong 8 năm 2008-2015; ở bước 2, luận văn sử dụng phương pháp
ước lượng moment tổng quát (General Method of Moments) hồi quy các biến có ảnh
hưởng đến độ bất ổn tài chính của ngân hàng, các biến này được chọn lọc từ mô hình
CAMELS dựa trên số liệu thu thập được của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên
cứu cho thấy độ bất ổn tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2015 khá
cao so với khu vực và thế giới. Độ bất ổn tài chính của các NHTM Việt Nam có xu
hướng tăng qua các năm 2008-2015, trong đó, độ bất ổn tài chính của nhóm NHTM
nhà nước có xu hướng giảm và nhóm NHTM cổ phần có xu hướng tăng. Độ bất ổn tài
chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2015 chịu tác động âm bởi các nhân tố:
vốn chủ sở hữu, dư nợ vay, lạm phát và chịu tác động dương bởi các nhân tố: tỷ lệ chi
phí hoạt động trên thu nhập hoạt động ròng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở
hữu, quy mô ngân hàng, tăng trưởng kinh tế và biến động của thị trường chứng khoán.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận văn thảo luận một số hàm ý chính sách đối với nhà
quản trị ngân hàng và cơ quan quản lý nhằm giảm thiểu bất ổn tài chính của các ngân
hàng trong tương lai.



-ii-

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường
đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên
cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các
nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong
luận văn.


-iii-

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các giảng viên, cán bộ phụ trách khoa sau đại
học – trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập và
hoàn thành chương trình đào tạo.
Cảm ơn bố mẹ, chị và em gái đã luôn động viên tinh thần cho tôi trong suốt 2 năm
học ở trường và trong thời gian nghiên cứu để viết luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn
của tôi, TS. Lê Hồ An Châu, người đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi từ khi chọn đề tài, bảo vệ
đề cương và trong suốt quá trình nghiên cứu bằng tinh thần khoa học nhiệt thành nhất.


-iv-

MỤC LỤC
TÓM TẮT .........................................................................................................................i

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................... 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài .................................................... 1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.5 Những đóng góp của đề tài ..................................................................................... 4
1.6 Kết cấu của đề tài .................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ
ĐO LƯỜNG BẤT ỔN TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG BẰNG Z-SCORE ............... 6
2.1 Cơ sở lý thuyết về bất ổn tài chính của ngân hàng và chỉ số Z-score .................... 6
2.1.1 Lý thuyết về ổn định tài chính và bất ổn tài chính ........................................... 6
2.1.2 Bất ổn tài chính của ngân hàng ........................................................................ 8
2.1.3 Vận dụng chỉ số Z-score trong đo lường bất ổn tài chính của ngân hàng ........ 9
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước về bất ổn tài chính của ngân hàng.................... 11
2.3 Nhận xét các nghiên cứu trước về bất ổn tài chính của ngân hàng ...................... 16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ......... 18
3.1 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 18
3.1.1 Đo lường bất ổn tài chính của ngân hàng bằng Z-score ................................. 18
3.1.2 Kiểm định các yếu tố tác động đến độ bất ổn tài chính của ngân hàng ......... 19
3.2 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 23


-v-

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 25

4.1 Kết quả tính toán Z-score của các Ngân hàng thương mại Việt Nam .................. 25
4.1.1. Kết quả tính toán Z-score trung bình các Ngân hàng thương mại Việt Nam
giai đoạn 2008-2015 ................................................................................................ 25
4.1.2. Z-score của các Ngân hàng thương mại Việt Nam theo hình thức sở hữu ... 30
4.1.3. Z-score của các Ngân hàng thương mại Việt Nam theo quy mô vốn điều lệ ...
................................................................................................................................. 32
4.1.4. Z-score của các Ngân hàng thương mại Việt Nam theo nhóm ngân hàng
niêm yết ................................................................................................................... 33
4.2 Kiểm định các nhân tố tác động đến Z-score của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam ............................................................................................................................. 35
4.2.1 Phân tích thống kê mô tả các biến hồi quy ..................................................... 35
4.2.2 Kết quả hồi quy bằng phương pháp GMM .................................................... 39
4.2.3 Phân tích các yếu tố tác động đến chỉ số Z-score........................................... 41
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................... 48
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 48
5.1.1 Kết quả nghiên cứu chính ............................................................................... 48
5.1.2 Đóng góp của luận văn ................................................................................... 49
5.2 Hàm ý chính sách .................................................................................................. 49
5.3 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... xi
PHỤ LỤC ......................................................................................................................xvi


-vi-

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Cụm từ Tiếng Việt


ABB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần An
Bình

ACB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á
Châu

BID
CAR
CTG

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam
Hệ số an toàn vốn
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Công Thương Việt Nam

EIB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam

GMM

Phương pháp ước lượng moment tổng
quát


HDB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát
triển thành phố Hồ Chí Minh

KIENLB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên
Long

MARIB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Hàng Hải Việt Nam

MBB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Quân Đội

NAMAB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam
Á

NCB
NHNN
NHTM
OCB
OECD


Cụm từ Tiếng Anh

Capital adequacy ratio

General Method of Moments

Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Quốc Dân
Ngân hàng Nhà Nước
Ngân hàng Thương mại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Phương Đông
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Organization for Economic
Cooperation and Development


-vii-

Từ viết tắt

Cụm từ Tiếng Việt

PGB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Xăng Dầu Petrolimex


SCB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài
Gòn

SEAB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đông Nam Á

SGB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài
Gòn Công Thương

SHB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài
Gòn - Hà Nội

STB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài
Gòn Thương Tín

SVOL

Biến động của thị trường chứng khoán

TCB


Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ
Thương Việt Nam

TIENPB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên
Phong

VCB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngoại thương Việt Nam

VIB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Quốc Tế Việt Nam

VIETAB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt
Á

VIETCAPB
VIF
VPB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản
Việt

Nhân tử phóng đại phương sai
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt
Nam Thịnh Vượng

Cụm từ Tiếng Anh

Stock volatility

Variance inflation factor


-viii-

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4. 1: Chỉ số Z-score của các NHTM Việt Nam năm 2008-2015 .......................... 25
Bảng 4. 2: Tổng hợp kết quả tính Z-score của các nghiên cứu trên thế giới ................. 27
Bảng 4. 3: Phân loại nhóm các ngân hàng theo tiêu chuẩn vốn điều lệ của NHNN Việt
Nam ................................................................................................................................ 32
Bảng 4. 4: Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình ............................................... 35
Bảng 4. 5: Ma trận hệ số tương quan của các biến ........................................................ 38
Bảng 4. 6: Nhân tử phóng đại phương sai của các biến độc lập .................................... 39
Bảng 4. 7: Kết quả hồi quy mô hình bằng phương pháp GMM .................................... 40
Bảng 4. 8: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân của các NHTM ..................... 47


-ix-

DANH MỤC HÌNH


Hình 4. 1: Z-score bình quân của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2015 ............. 28
Hình 4. 2: Z-score của các NHTM Việt Nam bình quân giai đoạn 2008-2015 ............. 29
Hình 4. 3: Z-score của các NHTM Việt Nam bình quân giai đoạn 2008-2015 theo hình
thức sở hữu ..................................................................................................................... 31
Hình 4. 4: Z-score của các NHTM Việt Nam bình quân giai đoạn 2008-2015 theo quy
mô vốn điều lệ ................................................................................................................ 33
Hình 4. 5: Z-score của các NHTM Việt Nam bình quân giai đoạn 2008-2015 theo
nhóm ngân hàng niêm yết .............................................................................................. 34


-1-

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động của hệ thống NHTM có mối liên hệ mật thiết với tăng trưởng kinh tế.
Bởi lẽ, ngân hàng là trung gian thanh toán, trung gian cung ứng, hấp thụ vốn cho nền
kinh tế. Sự ra đời của dịch vụ ngân hàng đã tạo một bước tiến mới hỗ trợ cho sự phát
triển kinh tế đối nội, đối ngoại, cũng là một công cụ đắc lực trong điều hành chính sách
tiền tệ quốc gia. Với nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng càng cao, càng đa dạng thì
hoạt động ngân hàng cũng phải phát triển theo để đáp ứng. Tuy nhiên, với bản chất của
hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro
tỷ giá, rủi ro phá sản, khi mà dịch vụ ngân hàng càng đa dạng thì cũng yêu cầu trình độ
và chính sách quản lý chặt chẽ hơn. Nguy cơ đổ vỡ ngân hàng là nguy cơ hệ thống và
có tầm ảnh hưởng lớn đến cả nền kinh tế quốc gia. Nếu như có công cụ dự báo trước
những bất ổn có thể dẫn đến nguy cơ phá sản (khánh kiệt) trong lĩnh vực ngân hàng,
các nhà quản lý sẽ có những biện pháp can thiệp, cơ chế chính sách để điều chỉnh kịp
thời và ngăn chặn đổ vỡ hệ thống.
Trên thế giới, dự báo những bất ổn tài chính có thể dẫn đến nguy cơ phá sản đã
được nhiều chuyên gia quan tâm nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực như Altman (1968),
Deakin (1972), Altman & ctg (1977), Taffler (1984), Zavgren (1985). Riêng trong lĩnh

vực ngân hàng có Boyd & Graham (1986), Hannan & Hanweck (1988), De Nicolo
(2000), Boyd & ctg (2006), Hesse & Cihak (2007), Ivičić & ctg (2008), Soedarmono &
ctg (2011), Rahman & ctg (2012), Fu & ctg (2014), Chiaramonte & ctg (2015) và gần
đây nhất có nghiên cứu của Strobel (2015). Theo Strobel (2015), phương pháp chủ yếu
được các nhà nghiên cứu sử dụng để dự báo nguy cơ phá sản là mô hình Z-score của
Alman (1968) bởi lẽ phương pháp này khá đơn giản và được tính toán hầu như dựa vào
các số liệu và thông tin kế toán được công bố. Nhìn chung, ở hầu hết các nghiên cứu


-2-

trên thế giới, Z-score có thể hiểu là “chỉ số khoảng cách tới phá sản”, cũng có thể được
dùng như một chỉ số đo lường tính ổn định trong hoạt động ngân hàng.
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu vận dụng mô hình Z-score để đo lường rủi ro
phá sản doanh nghiệp, để đánh giá rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn, vận
dụng trong xếp hạng tín dụng khách hàng. Tuy nhiên, đo lường bất ổn tài chính của
ngân hàng còn hạn chế với nghiên cứu mới đây của Nguyễn Đăng Tùng & Bùi Thị Len
(2015) dùng Z’’ của Altman, nghiên cứu của Hoàng Công Gia Khánh & Trần Hùng
Sơn (2015) dùng Z-score để xem xét mối quan hệ giữa phát triển thị trường tài chính
và rủi ro của các ngân hàng thương mại, nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà & Nguyễn
Bá Hướng (2016) dùng Z-score để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản
ngân hàng. Các nghiên cứu trong nước đã có một số kết luận nhất định về mối quan hệ
giữa các yếu tố đặc trưng của ngân hàng và yếu tố môi trường vĩ mô đối với bất ổn tài
chính của ngân hàng, tuy nhiên thời gian và mẫu nghiên cứu, các biến số đưa vào mô
hình của một số nghiên cứu còn hạn chế, các nghiên cứu trên còn chưa so sánh Z-score
giữa các nhóm ngân hàng.
Nghiên cứu này sẽ kế thừa các nghiên cứu trước sử dụng chỉ số Z-score để khảo sát
thực nghiệm độ bất ổn tài chính và các yếu tố có ảnh hưởng đến độ bất ổn tài chính tại
các NHTM Việt Nam với thời gian nghiên cứu dài hơn và bổ sung thêm biến SVOL
(đo lường biến động của thị trường chứng khoán) trong xem xét mối quan hệ với Zscore. Đồng thời, nghiên cứu này chia nhóm các NHTM theo các tiêu chí hình thức sở

hữu, quy mô vốn điều lệ và hình thức niêm yết có/không để qua đó so sánh và bình
luận về mức độ bất ổn tài chính của các NHTM Việt Nam.
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Đề tài có hai mục tiêu chính là:


-3-

+ Tính toán chỉ số Z-score để đo lường bất ổn tài chính của các NHTM Việt Nam
và phân tích so sánh Z-score giữa các nhóm ngân hàng theo hình thức niêm yết
có/không, quy mô vốn điều lệ và hình thức sở hữu.
+ Kiểm định các yếu tố có ảnh hưởng đến độ bất ổn tài chính của các NHTM Việt
Nam. Cụ thể là tập trung vào các yếu tố đặc thù của ngân hàng như: quy mô, tỷ lệ an
toàn vốn, tỷ lệ dự phòng nợ xấu, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, cơ cấu tài sản và
các yếu tố vĩ mô như: GDP, lạm phát, biến động của thị trường chứng khoán.
Với những mục tiêu cần đạt được ở trên, đề tài nghiên cứu cần trả lời được các câu
hỏi:
(1) Mức độ bất ổn tài chính của các NHTM Việt Nam được đo lường bằng Z-score
trong giai đoạn 2008-2015 cao hay thấp và có biến động như thế nào? Z-score
giữa các nhóm ngân hàng theo quy mô và hình thức sở hữu có như nhau hay
không?
(2) Bất ổn tài chính của các NHTM có chịu tác động bởi các yếu tố nội tại và môi
trường vĩ mô không? Mức độ và chiều hướng tác động của các yếu tố này như
thế nào?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về bất ổn tài chính có thể dẫn đến rủi ro phá sản của ngân hàng
và các yếu tố tác động đến bất ổn tài chính tiếp cận bằng mô hình Z-score dựa trên cơ
sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong 8
năm từ năm 2008 đến năm 2015 dựa trên số liệu báo cáo tài chính được công bố của 25
NHTM Việt Nam.

1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng thông qua hai bước phân tích thực nghiệm. Ở bước 1, kế thừa các nghiên cứu
của Boyd & Graham (1986), Hannan & Hanweck (1988), Boyd & ctg (1993), hệ số Z-


-4-

score được tính toán từ 200 quan sát thông qua số liệu tài chính của 25 NHTM Việt
Nam trong 8 năm 2008-2015. Ở bước 2, luận văn sử dụng phương pháp ước lượng
moment tổng quát (General Method of Moments, GMM) cho dữ liệu bảng của
Arellano & Bond (1991) và Blundell & Bond (1998) để hồi quy các yếu tố có ảnh
hưởng đến độ bất ổn tài chính của ngân hàng. Các yếu tố này bao gồm các yếu tố thể
hiện “sức khỏe tài chính” của ngân hàng được chọn lọc từ mô hình CAMELS dựa trên
số liệu thu thập được của các NHTM Việt Nam và các biến vĩ mô được thu thập từ cơ
sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới. Đây là phương pháp phù hợp với cấu trúc dữ liệu
bảng với số thời gian ngắn, các biến đơn vị chéo nhiều (t: ngắn và n: lớn) và dữ liệu
không đồng nhất. Phương pháp GMM cũng khắc phục được hiện tượng nội sinh của
các biến trong mô hình.
1.5 Những đóng góp của đề tài
Trước hết, nghiên cứu này sẽ bổ sung bằng chứng thực nghiệm về độ bất ổn tài
chính của các NHTM Việt Nam và các yếu tố có ảnh hưởng đến độ bất ổn tài chính của
các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm
2008 đến năm 2015.
Nghiên cứu kế thừa phương pháp chỉ số Z-score để đo lường bất ổn tài chính của
các ngân hàng được nhiều nhà kinh tế học trên thế giới vận dụng vào thực tế Việt Nam,
dựa trên kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu này tiến hành kiểm định
tác động của các nhân tố có ảnh hưởng đến độ bất ổn tài chính của ngân hàng thông
qua chỉ số Z-score tính toán được. Điểm khác biệt của nghiên cứu này là thời gian
nghiên cứu dài hơn và xem xét tác động của cả các yếu tố bên trong và bên ngoài một

cách toàn diện hơn đến tình hình tài chính của ngân hàng. Nghiên cứu này cũng so
sánh với các nghiên cứu trước trong và ngoài nước có cùng phương pháp tính toán để
đánh giá độ bất ổn tài chính của các NHTM Việt Nam qua các năm và phân tích, so


-5-

sánh độ bất ổn tài chính của các nhóm ngân hàng phân loại theo hình thức niêm yết
có/không, hình thức sở hữu, quy mô vốn điều lệ.
Kết quả nghiên cứu sẽ mang lại hàm ý chính sách quan trọng cho Ngân hàng nhà
nước (NHNN) trong đánh giá, theo dõi và quản lý đối với sức khỏe của các NHTM.
Đối với nhà quản trị ngân hàng biết được những yếu tố có ảnh hưởng thuận lợi và bất
lợi đối với tình hình tài chính của ngân hàng để cân nhắc các chính sách quản trị định
hướng cho phù hợp.
1.6 Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm có 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Chương này giới thiệu tổng quan về vấn đề
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và những điểm mới của đề tài.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về đo lường bất ổn tài
chính của ngân hàng bằng Z-score. Chương này trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết về
đo lường bất ổn tài chính của Ngân hàng bằng Z-score, điểm qua các nghiên cứu trong
và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. Trên cơ sở mục tiêu
nghiên cứu đã được xác định, tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu, mô hình
nghiên cứu và nguồn số liệu, cách thức tính toán số liệu để đạt mục tiêu nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này trình bày kết quả tính
toán Z-score, kết quả ước lượng mô hình thực nghiệm và đưa ra các thảo luận về kết
quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày tóm tắt các kết quả

nghiên cứu đã đạt được, các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.


-6-

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
VỀ ĐO LƯỜNG BẤT ỔN TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG BẰNG Z-SCORE
2.1 Cơ sở lý thuyết về bất ổn tài chính của ngân hàng và chỉ số Z-score
2.1.1 Lý thuyết về ổn định tài chính và bất ổn tài chính
Theo Deutsche Bundesbank (2003), nghĩa rộng của sự ổn định tài chính mô tả trạng
thái ổn định, một trạng thái mà hệ thống tài chính thực hiện một cách hiệu quả các
chức năng kinh tế chính, chẳng hạn như phân bổ nguồn lực, phân tán rủi ro và trung
gian thanh toán; và hệ thống đó có thể thực hiện tốt các chức năng của nó ngay cả khi
có sự kiện chấn động, những tình huống căng thẳng hay những thời kỳ có biến động
mạnh.
Theo định nghĩa của Ngân hàng trung ương Châu Âu, ổn định tài chính là điều kiện
mà hệ thống tài chính, bao gồm các trung gian tài chính, cơ sở hạ tầng và thị trường có
khả năng chịu đựng những cú sốc và tháo gỡ được sự mất cân đối tài chính, do đó giảm
thiểu khả năng bị gián đoạn trong quá trình trung gian tài chính, cũng như giảm đáng
kể ảnh hưởng trong việc phân bổ nguồn tài chính nhàn rỗi đến các cơ hội đầu tư sinh
lời.
Theo Wellink (2002), một hệ thống tài chính ổn định là có khả năng phân bổ hiệu
quả các nguồn lực và hấp thụ những cú sốc, ngăn chặn những tác động xấu đến nền
kinh tế và hệ thống tài chính. Ngoài ra, hệ thống tài chính đó cũng không được là
nguồn phát sinh các cú sốc. Sự ổn định của hệ thống tài chính là một điều kiện quan
trọng cho tăng trưởng kinh tế, hầu hết các giao dịch trong nền kinh tế thực được thực
hiện thông qua hệ thống tài chính. Tầm quan trọng của ổn định tài chính dễ thấy nhất
trong các tình huống tài chính bất ổn, chẳng hạn như các ngân hàng miễn cưỡng tài trợ
cho các dự án mà giá trị tài sản lệch quá mức so với giá trị thực của nó, hoặc thanh



-7-

toán không kịp thời. Nghiêm trọng hơn, bất ổn tài chính có thể dẫn đến phá sản ngân
hàng, siêu lạm phát hay sụp đổ thị trường chứng khoán.
Theo Chant & ctg (2003), bất ổn tài chính đề cập đến những điều kiện trong thị
trường tài chính mà gây tổn hại hay đe dọa đến hiệu suất hoạt động của nền kinh tế
thông qua hoạt động của hệ thống tài chính. Sự bất ổn như vậy gây tổn hại đến sự vận
hành của nền kinh tế theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể làm suy giảm tình hình tài
chính của các đơn vị phi tài chính như các hộ gia đình, các doanh nghiệp và chính phủ
đến mức làm cho các dòng tài chính đến họ thu hẹp lại. Nó cũng có thể phá vỡ hoạt
động của các tổ chức tài chính nói riêng và thị trường nói chung và làm cho chúng ít có
khả năng tài trợ cho nền kinh tế. Bất ổn tài chính khác nhau về thời gian và không gian
tùy thuộc vào điểm khởi đầu của nó, các thành phần của hệ thống tài chính bị ảnh
hưởng và gây ra hậu quả. Mối đe dọa đến sự ổn định tài chính đến từ nhiều nguồn khác
nhau như sự phá sản của một ngân hàng nhỏ, ngân hàng chuyên biệt hay ngân hàng hối
đoái; sự cố máy tính tại một ngân hàng lớn; hay từ hoạt động cho vay có vấn đề của
một ngân hàng ít được biết đến,…
Theo Davis (2001), rủi ro hệ thống và sự bất ổn tài chính là một rủi ro có thể làm
tăng nguy cơ khủng hoảng tài chính. Sau đó, một cuộc khủng hoảng tài chính có thể
được mô tả như một sự sụp đổ lớn của hệ thống tài chính dẫn đến không thể cung cấp
dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế hoặc phân bổ tín dụng đến các cơ hội đầu tư hiệu
quả. Ông cho rằng các cuộc khủng hoảng tài chính sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động
kinh tế và do đó thúc đẩy sự ổn định tài chính là tương đương với quản trị rủi ro hệ
thống.
Theo Mishkin (1999), bất ổn tài chính xảy ra khi những cú sốc đến hệ thống tài
chính gây trở ngại đến luồng thông tin làm cho hệ thống tài chính không thể làm tốt
chức năng của nó trong việc phân phối tài chính cho những chủ thể có cơ hội đầu tư
hiệu quả.



-8-

Nhìn chung, các nghiên cứu trước có hai cách tiếp cận, hoặc là “ổn định tài chính”,
hoặc là “bất ổn tài chính” và bất ổn tài chính là trạng thái ngược lại với ổn định tài
chính. Xét ở góc độ vĩ mô, ổn định tài chính là tình trạng mà hệ thống tài chính vận
hành trơn tru, thực hiện tốt các chức năng của nó, có khả năng hứng chịu các cú sốc từ
bên ngoài, và tự bản thân nó không gây ra cú sốc ảnh hưởng đến nền kinh tế. Còn nếu
hiểu theo nghĩa hẹp hơn, ổn định tài chính của một tổ chức tài chính là trạng thái mà tổ
chức đó vận hành trơn tru, thực hiện tốt các hoạt động, chức năng của nó, do đó hiệu
quả mang lại là khá và ổn định, có khả năng hứng chịu được cú sốc từ môi trường bên
ngoài.
2.1.2 Bất ổn tài chính của ngân hàng
Theo Rolnick & Weber (1985), không có một sự đồng thuận nào định nghĩa chính
xác về bất ổn tài chính của ngân hàng. Tuy nhiên, theo quan điểm thông thường, nó có
nghĩa là cơn hoảng loạn ngân hàng nói chung có liên quan đến một cú sốc kinh tế của
một ngân hàng nào đó mà bị phóng đại bởi hành động của những người gửi tiền không
có đầy đủ thông tin, họ nghi ngờ giá trị tài sản của ngân hàng thấp hơn giá trị nợ của
ngân hàng nên rút tiền gửi. Vấn đề ở một số ngân hàng gặp khó khăn làm cho những
người gửi tiền lo lắng về những ngân hàng khác, họ rút tiền ồ ạt và có thể kéo theo bất
ổn cả hệ thống ngân hàng.
Bất ổn tài chính của ngân hàng là hậu quả của những xung đột lợi ích mà ngân hàng
phải đối mặt do nó hoạt động như một định chế tài chính trung gian giữa người gửi tiền
và người vay tiền. Các ngân hàng tham gia kết nối hai mối quan hệ, ngân hàng là đại lý
cho vay đối với người đi vay và ngân hàng là đại lý nhận tiền gửi đối với người gửi
tiền. Ngân hàng hoạt động trong tổng hòa các mối quan hệ với với các chủ thể khác,
luật pháp, chính trị, xã hội và chịu ảnh hưởng bởi những hành vi chủ quan hay những
sự kiện khách quan xảy ra.



-9-

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bất ổn tài chính của ngân hàng. Một trong
những nguyên nhân là khủng hoảng thanh khoản do nhu cầu về thanh toán ngắn hạn
vượt quá dự trữ tài sản thanh khoản cao, xuất phát từ mất cân đối giữa tài sản và nguồn
vốn của ngân hàng khi tài sản nợ của ngân hàng có xu hướng ngắn hạn trong khi tài sản
có có xu hướng dài hạn và thanh khoản thấp (Lai, 2002). Nguyên nhân sâu xa hơn có
thể dẫn đến thiếu hụt thanh khoản của ngân hàng là do chất lượng tài sản giảm, nợ xấu
của ngân hàng tăng cao và khả năng thu hồi thấp trong khi nguồn vốn sử dụng chủ yếu
là tiền huy động. Khi người gửi tiền nắm bắt được thông tin tình hình tài chính của
ngân hàng suy yếu, họ sẽ ồ ạt rút tiền để đảm bảo nguồn tài chính của mình an toàn,
tình trạng này xảy ra sẽ làm trầm trọng thêm những bất ổn của ngân hàng.
Bất ổn tài chính của một ngân hàng có thể lan rộng thành khủng hoảng hệ thống
ngân hàng và có thể gây khủng hoảng tài chính đơn lẻ hoặc đồng thời với khủng hoảng
tiền tệ và khủng hoảng nợ. Do vậy việc sử dụng một công cụ để đo lường và dự báo bất
ổn tài chính của ngân hàng là hết sức cần thiết. Hiện nay, một trong những chỉ tiêu đo
lường bất ổn là rủi ro khánh kiệt đo lường bằng Z-score.
2.1.3 Vận dụng chỉ số Z-score trong đo lường bất ổn tài chính của ngân hàng
Việc tìm ra một phương pháp để dự báo trước những bất ổn có thể dẫn đến nguy
cơ phá sản luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu về
lĩnh vực tài chính. Trong lịch sử, có nhiều phương pháp đã được nghiên cứu phát triển
để làm việc này, trong số đó thì chỉ số Z-score là chỉ số được cả hai giới học thuật và
thực hành công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Chỉ số này được phát minh
bởi Giáo Sư Edward I. Altman, trường kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc trường Đại
Học New York, dựa vào nghiên cứu công phu trên số lượng lớn các công ty thuộc các
ngành nghề khác nhau từ những năm 1968. Trong mô hình Z-score nguyên thủy dự báo
rủi ro phá sản cho các doanh nghiệp cổ phần hóa ngành sản xuất, chỉ số Z-score được
tính toán dựa vào 5 yếu tố là tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản, tỷ số lợi nhuận giữ lại



-10-

trên tổng tài sản, tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản, giá thị trường
của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ và tỷ số doanh số bán trên tổng tài
sản. Từ mô hình cơ bản, Giáo Sư Edward I. Altman đã phát triển thêm Z’ dự báo rủi ro
phá sản cho doanh nghiệp chưa cổ phần hóa, ngành sản xuất và Z’’ dự báo rủi ro phá
sản cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp.
Từ những năm 1970 các nghiên cứu dựa trên thành quả của Altman bắt đầu chuyên
sâu vào từng phân ngành cụ thể như: ngân hàng, du lịch, công nghệ thông tin,
casino,… Riêng ngân hàng, điển hình là sự đóng góp của Boyd & Graham (1986) sử
dụng Z-score = [E(ROA) + Ebq/Abq]/∂ROA (trong đó: E(ROA) là tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản bình quân, Ebq/Abq là tỷ lệ vốn chủ sở hữu bình quân trên tổng tài sản
bình quân, ∂ROA là độ lệch chuẩn của ROA) để đánh giá rủi ro phá sản của tập đoàn
tài chính ngân hàng đầu tư ra ngoài lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Hannan & Hanweck (1988) đã phát triển chỉ số rủi ro Z-score của Boyd & Graham
(1986) nêu tương tác giữa rủi ro danh mục ngân hàng và vốn chủ sở hữu, đồng thời cho
rằng rủi ro khánh kiệt phụ thuộc hai thành tố này. Z-score thể hiện việc giảm thu nhập
sẽ làm thâm hụt vốn, từ đó khiến ngân hàng lâm vào tình trạng khánh kiệt và đứng
trước nguy cơ phá sản.
Theo Soedarmono & ctg (2011), độ bất ổn tài chính của ngân hàng được thể hiện
qua biến động thu nhập, rủi ro khánh kiệt và mức vốn.
Biến động thu nhập phản ánh chiến lược chấp nhận rủi ro của ngân hàng được đo
lường bằng độ lệch chuẩn SDROA và độ lệch chuẩn SDROE. SDROA được tính bằng
độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân trong một thời kỳ (thường lấy t
đến t-2). Còn SDROE được tính bằng độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
bình quân trong một thời kỳ.
Rủi ro khánh kiệt được lượng hóa bằng chỉ số Z-score dựa trên ROAA:


-11-


ZROA =
Rủi ro khánh kiệt được lượng hóa bằng chỉ số Z-score dựa trên ROAE:
ZROE =
Trong công thức trên, EQTA là vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản bình quân, Z-score
cao hơn được hiểu là rủi ro khánh kiệt giảm.
Mức vốn của ngân hàng được đánh giá qua hệ số CAR và EQTA. CAR là hệ số vốn
tự có trên tài sản có rủi ro theo trọng số, còn EQTA là vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
đo lường mức sử dụng đòn bẩy tài chính.
Như vậy, tác giả sử dụng đồng thời các biến SDROA, SDROE, ZROA, ZROE,
CAR và EQTA đại diện đo lường độ bất ổn tài chính.
Beck & ctg (2009) sử dụng 3 phương pháp đo lường khác nhau là chỉ số Z-score,
NPL-score (Non-performing loans) và PD-score (probability of distress) đồng thời
trong đánh giá độ bất ổn tài chính của các ngân hàng tại Đức giai đoạn 1995-2007. Zscore là biện pháp rộng rãi được sử dụng trong cả lĩnh vực tài chính và phi tài chính,
tuy nhiên, theo tác giả thì Z-score chỉ đo lường được độ bất ổn trong một khoảng thời
gian mà không mang tính dự báo, lại phụ thuộc nhiều vào chất lượng số liệu kế toán
của ngân hàng, do vậy, tác giả kết hợp sử dụng thêm 2 chỉ số là NPL-score và PDscore. NPL-score được tính bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Còn PD-score được tính
toán phức tạp hơn thông qua mô hình logit, mô hình này sử dụng biến phụ thuộc là
biến giả chỉ ra rằng các ngân hàng có phải đối mặt với các sự kiện rủi ro hay không.
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước về bất ổn tài chính của ngân hàng.
Các nghiên cứu vận dụng Z-score để đo lường bất ổn tài chính của ngân hàng


-12-

Từ công thức của Boyd & Graham (1986), Hannan & Hanweck (1988), nhiều
nghiên cứu đã sử dụng chỉ số Z-score đại diện cho rủi ro ngân hàng, độ bất ổn trong
hoạt động ngân hàng và nguy cơ phá sản ngân hàng.
Boyd & ctg (2006) nghiên cứu mối quan hệ giữa sự tập trung thị trường và rủi ro
phá sản ngân hàng bằng cách sử dụng Z-score làm phương pháp thực nghiệm trên dữ

liệu của 134 quốc gia chưa công nghiệp hóa trong khoảng thời gian 1993-2004. Kết
quả chỉ ra mối liên hệ dương giữa tập trung thị trường và rủi ro phá sản, phần lớn do
biến động dương của tập trung thị trường và biến động của tỷ suất lợi nhuận trên tài
sản.
Soedarmono & ctg (2011) sử dụng phân tích định lượng để xem xét mức ảnh hưởng
của các yếu tố thị trường đến độ ổn định hoạt động của các NHTM. Nghiên cứu sử
dụng dữ liệu của các NHTM ở 12 nước Châu Á trong khoảng thời gian 2001-2007. Để
đại diện cho độ ổn định tài chính của NHTM, nghiên cứu sử dụng đồng thời chỉ số Zscore theo ROA, ROE, SDROA, SDROE, EQTA và CAR. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng tư bản hóa vốn cao trong một môi trường ít cạnh tranh sẽ làm gia tăng rủi ro đạo
đức và nguy cơ phá sản ngân hàng.
Rahman & ctg (2012) sử dụng chỉ số Z-score trong nghiên cứu thực nghiệm mối
quan hệ giữa cấu trúc sở hữu ngân hàng và rủi ro của 9 ngân hàng nội địa và 12 ngân
hàng nước ngoài ở Malaysia giai đoạn 1995-2008. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng số
lượng lớn cổ đông sẽ làm giảm rủi ro và tăng tính ổn định của ngân hàng và khẳng định
tầm quan trọng của những quy định về sở hữu vốn trong ngân hàng; sở hữu gia đình và
sở hữu nước ngoài sẽ làm tăng rủi ro ngân hàng do nguy cơ phá sản cao trong khi sở
hữu chính phủ và sở hữu trong nước sẽ làm giảm rủi ro và gia tăng sự ổn định cho các
ngân hàng.


-13-

Chiaramonte & ctg (2015) đánh giá độ chính xác của chỉ số Z-score dựa trên hồi
quy mô hình PROBIT và LOG-LOG. Nghiên cứu tính toán Z-score dựa trên chia nhóm
các ngân hàng thuộc 12 quốc gia Châu Âu thời kỳ 2001-2011 thành 2 nhóm gặp khó
khăn tài chính và không gặp khó khăn tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng
dự báo rủi ro của chỉ số Z-score trong toàn bộ thời kỳ 2001-2011 và riêng thời kỳ
khủng hoảng 2008-2011 là tốt, ít nhất là ngang với việc sử dụng các biến của mô hình
CAMELS nhưng ưu điểm vượt trội là cần ít dữ liệu hơn; chỉ số Z-score trở nên hiệu
quả hơn khi áp dụng với những ngân hàng lớn và hoạt động phức tạp hơn.

Hammami & Boubaker (2015) xem xét tác động của cấu trúc sở hữu ngân hàng đối
với rủi ro ngân hàng với biến đại diện cho rủi ro ngân hàng là SDROA, SDROE, Zscore và LLP. Nghiên cứu sử dụng số liệu của 72 NHTM từ 10 quốc gia Trung Đông
và Bắc Phi năm 2000-2010. Các kết quả chính của nghiên cứu là: tập trung sở hữu sẽ
làm gia tăng rủi ro, các ngân hàng sở hữu nước ngoài rủi ro cao hơn so với ngân hàng
sở hữu trong nước, các ngân hàng sở hữu chính phủ thì ổn định hơn; những ngân hàng
niêm yết có tỷ lệ sở hữu gia đình cao thì rủi ro tín dụng cao, ngược lại những ngân
hàng chưa niêm yết có tỷ lệ sở hữu gia đình cao thì rủi ro tín dụng thấp hơn.
Strobel & Lepetit (2015) kế thừa các nghiên cứu của Hannan & Hanweck (1988),
Boyd & ctg (1993); Boyd & Graham (1986) trong sử dụng mô hình Z-score để đo
lường rủi ro phá sản trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên khác biệt là tác giả đã ứng
dụng thêm Z-score điều chỉnh bằng lnZ-score trong mối quan hệ với rủi ro phá sản
ngân hàng. Nghiên cứu đưa ra một phương pháp cải tiến hơn trong đo lường xác suất
phá sản mà không bắt buộc phải đặt thêm giả thuyết phân phối. Kết quả là lnZ-score tỷ
lệ nghịch với xác suất phá sản, nghĩa là nó xác định trên toàn miền số thực.


-14-

Các nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến Z-score của ngân hàng
De Nicolo (2000) nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và độ bất ổn tài
chính của ngân hàng. Số liệu sử dụng là các NHTM cổ phần tại 21 quốc gia công
nghiệp hóa trong khoảng thời gian 1988-1998. Chỉ số Z-score được sử dụng đại diện
cho độ bất ổn tài chính hay rủi ro phá sản của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy
chỉ số Z-score giảm theo quy mô và rủi ro phá sản tăng theo quy mô, các ngân hàng
hoạt động ở những nước có thị trường tài chính phát triển thì rủi ro phá sản thấp hơn,
sự hợp nhất ngân hàng dẫn đến sự gia tăng trung bình nguy cơ phá sản của các ngân
hàng.
Hesse & Cihak (2007) nghiên cứu vai trò của ngân hàng hợp tác trong hệ thống
ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của các ngân hàng hợp tác của 29 nước thuộc
khối OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế). Bằng phương pháp định lượng sử

dụng Z-score đại diện cho độ ổn định hoạt động của ngân hàng, kết quả nghiên cứu cho
thấy các ngân hàng hợp tác hoạt động ổn định hơn các ngân hàng thương mại chủ yếu
do lợi nhuận ít biến động, điều này bù đắp lại phần lợi nhuận thấp và tư bản hóa vốn;
một tỷ lệ cao các ngân hàng hợp tác cũng sẽ tăng sự ổn định trong hệ thống ngân hàng;
Tỷ lệ chi phí hoạt động ròng tăng sẽ làm gia tăng bất ổn ngân hàng còn tăng trưởng
kinh tế và tỷ lệ lạm phát tăng sẽ làm giảm hoặc tăng bất ổn ngân hàng.
Ivičić & ctg (2008) nghiên cứu tác động của môi trường vĩ mô và những yếu tố đặc
trưng của ngân hàng đến độ bất ổn tài chính của ngân hàng trên mẫu 7 nước CEE (Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế) trong khoảng thời gian 1996-2006. Một số kết quả
nghiên cứu chính là: ổn định ngân hàng giảm trong tăng trưởng kinh tế và lạm phát, tỷ
lệ dự phòng rủi ro có quan hệ nghịch chiều với ổn định ngân hàng do trích lập dự
phòng làm giảm lợi nhuận ngân hàng.


×