Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý nuôi trồng thủy sản tại xã cẩm thanh, thành phố Hội An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

-----------------------

NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN TẠI XÃ CẨM THANH,
THÀNH PHỐ HỘI AN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.85.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Tôn Thất Pháp

Huế, 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác. Nếu có kế thừa kết quả nghiên cứu của bất kỳ tác giả nào
đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.


Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Xuân


LỜI CẢM ƠN

Xuất phát từ ý tưởng và nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của
Trường Đại học Khoa học Huế, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý nuôi trồng thuỷ sản tại
xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An”
Trong thời gian nghiên cứu, được sự hướng dẫn và cung cấp nhiều tài liệu tham
khảo quý giá của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Tôn Thất Pháp đã góp phần quan
trọng vào thành công của đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc thầy giáo hướng dẫn, quý thầy cô giáo và
các bạn học cùng lớp đã tận tình giúp đỡ tôi trong qua trình di chuyển, trao đổi thông
tin đề tài với thầy giáo hướng dẫn.
Xin gởi lời cảm ơn đến các cán bộ quản lý thủy sản của phòng Kinh tế Hội An,
cán bộ phòng TN&MT Hội an, các cán bộ xã, các chú tổ trưởng cộng đồng và xin bày
tỏ sự biết ơn chân thành đến người dân tại xã Cẩm Thanh đã tích cực giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Xin gởi lời cảm ơn đến gia đình, cơ quan đang công tác đã hỗ trợ, tạo điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành tốt chương trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Song do thời gian nghiên cứu cùng với kiến thức và trình độ có hạn mà đối
tượng nghiên cứu tương đối mới. Mặc dù bản thân hết sức cố gắng tìm tòi học hỏi và
nghiên cứu nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy
cô giáo, bạn bè đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện tốt hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn./.

Hội An, ngày 10 tháng 9 năm 2013

Người thực hiện luận văn
Nguyễn Thị Thanh Xuân


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài ....................................................... 2
3. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 6
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 6
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.................................................... 7
6. Bố cục của luận văn ............................................................................................ 7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN KHU VỰC XÃ CẨM THANH .................................. 8
1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 8
1.1.1 Vị trí địa lý................................................................................................... 8
1.1.2 Đặc điểm địa chất, địa hình .......................................................................... 8
1.1.3 Đặc điểm khí hậu ........................................................................................ 8
1.1.4 Đặc điểm thuỷ văn ....................................................................................... 9
1.1.5 Tình hình thiên tai ........................................................................................ 10
1.1.6 Đặc điểm tài nguyên rừng ............................................................................ 11
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................. 11
1.2.1. Tình hình dân số ........................................................................................... 12
1.2.2. Hoạt động kinh tế .......................................................................................... 12
1.2.3. Hệ thống hạ tầng cơ sở .................................................................................. 13
CHƯƠNG II : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NTTS
TẠI XÃ CẨM THANH .......................................................................................... 14
2.1. Sự ra đời của NTTS tại xã Cẩm Thanh ............................................................. 14
2.2. Thực trạng hoạt động NTTS ở xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An .................... 15
2.2.1. Khái quát tình hình hoạt động NTTS ở xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An .... 15

2.2.2.Các loại hình NTTS ....................................................................................... 21
2.2.3. Diện tích và Sản lượng NTTS ....................................................................... 26
2.2.4. Tình hình dịch bệnh và biện pháp phòng trừ.................................................. 29


2.2.5. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của sự phát triển NTTS lên môi trường xã Cẩm
Thanh ..................................................................................................................... 31
2.2.5.1. Ảnh hưởng tích cực .................................................................................... 31
2.2.5.2. Ảnh hưởng tiêu cực .................................................................................... 33
2.3. Thực trạng quản lý NTTS tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An ...................... 37
2.3.1. Cơ chế quản lý NTTS tại xã Cẩm Thanh ....................................................... 38
2.3.2. Các chính sách có liên quan đến phát triển và quản lý NTTS tại xã Cẩm Thanh.... 42
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO
NTTS TẠI XÃ CẨM THANH, THÀNH PHỐ HỘI AN ......................................... 45
3.1. Quan điểm về phát triển NTTS ở xã Cẩm Thanh .............................................. 45
3.2. Đề xuất giải pháp ............................................................................................. 45
3.2.1. Những hạn chế trong hoạt động NTTS tại xã Cẩm Thanh ............................. 45
3.2.1.1. Nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường trong NTTS ........................... 45
3.2.1.2. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong NTTS .............................................. 46
3.2.1.3. Hạn chế trong công tác quản lý của cán bộ chuyên trách ............................ 47
3.2.2. Những thách thức trong hoạt động NTTS Cẩm Thanh hiện nay .................... 48
3.2.2.1 Quản lý môi trường trong NTTS ................................................................. 48
3.2.2.2 Quản lý con giống và hạn chế dịch bệnh phát sinh ...................................... 48
3.2.3. Giải pháp .................................................................................................... 49
3.2.3.1. Tuyên truyền, phổ biến các chính sách về BVMT liên quan đến lĩnh vực NTTS 49
3.3.2.2. Tăng cường quản lý con giống và kiểm soát dịch bệnh ............................... 49
3.3.2.3. Giải pháp quản lý ...................................................................................... 50
3.3.2.4. Thực hiện các biện pháp chuyển giao khoa học công nghệ, ứng dụng các kỹ
thuật nuôi tiên tiến vào hoạt động nuôi trồng của người dân ................................... 52
3.3.2.5. Giải pháp về vốn ........................................................................................ 52

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 56


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên gốc

BVMT

Bảo vệ môi trường

DN

Dừa nước

DNN

Đất ngập nước

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NTTS – HS

Nuôi trồng thủy sản – Hải sản


R.ĐD

Rừng đặc dụng

R.PH

Rừng phòng hộ

R.SX

Rừng sản xuất

HTX

Hợp tác xã

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

RNM

Rừng ngập mặn

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1: Thông tin kinh tế - xã hội cơ bản của xã Cẩm Thanh ................................. 11
Bảng 1.2: Phân bố dân cư theo đơn vị thôn ................................................................ 12
Bảng 2.1: Tình hình nuôi trồng thủy sản tại xã Cẩm Thanh ........................................ 16
Bảng 2.2 : Đặc điểm mô hình nuôi lồng lưới .............................................................. 22
Bảng 2.3: Đặc điểm về nuôi quảng canh cải tiến ........................................................ 23
Bảng 2.4: Đặc điểm về nuôi bán thâm canh ............................................................... 24
Bảng 2.5: Đặc điểm về nuôi xen ghép ........................................................................ 26
Bảng2.6: Diện tích, sản lượng và năng suất hoạt động NTTS tại xã Cẩm Thanh ........ 27
Bảng 2.7: Một số loại bệnh thường xuất hiện trên đối tượng nuôi .............................. 29
Bảng 2.8: Hiệu quả kinh tế của NTTS tại xã Cẩm Thanh qua các năm ....................... 31
Bảng 2.9: Biến động diện tích RNM Dừa nước tại xã Cẩm Thanh qua các năm ......... 33
Bảng 2.10: Các vị trí quan trắc nước sông tại Cẩm Thanh .......................................... 35
Bảng 2.11: Số lượng hộ tham gia tổ cộng đồng NTTS tại xã Cẩm Thanh................... 39
Bảng 2.12: Số hộ NTTS tham gia vào các tổ cộng đồng tại xã Cẩm Thanh ............... 41


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Lịch thời vụ NTTS chung tại xã Cẩm Thanh .............................................. 17
Hình 2.2:Thức ăn sử dụng trong NTTS ...................................................................... 17
Hình 2.3: Diện tích NTTS tại xã Cẩm Thanh qua các năm ........................................ 18
Hình 2.4: Sản lượng các đối tượng NTTS hàng năm ................................................. 19
Hình 2.5: Diện tích và năng suất NTTS hàng năm của xã Cẩm Thanh ....................... 27
Hình 2.6: Diện tích và sản lượng NTTS hàng năm của xã Cẩm Thanh ....................... 28
Hình 2.7: Sự chuyển đổi loại hình NTTS tại xã Cẩm Thanh....................................... 29
Hình 2.8: Diễn biến dịch bệnh NTTS qua các năm tại xã Cẩm Thanh ........................ 30
Hình 2.9 : Tỷ lệ hộ NTTS tại xã CẩmThanh............................................................... 32
Hình 2.10: Ao NTTS bị ô nhiễm tại xã Cẩm Thanh ................................................... 34
Hình 2.11: Số hộ tham gia tổ cộng đồng và ngoài tổ cộng đồng tại xã Cẩm Thanh .... 41



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cẩm Thanh là một xã thuộc vùng nông thôn của Hội An. Cẩm Thanh trước
kia được biết đến với những chiến tích cách mạng anh hùng với địa danh nổi tiếng
rừng Dừa Bảy Mẫu. Ngày nay, mỗi khi nhắc đến Cẩm Thanh bên cạnh những chiến
tích lịch sử vẻ vang của cách mạng, làng quê Cẩm Thanh còn nổi tiếng bởi nơi đây
là một địa điểm du lịch hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) dừa nước nổi tiếng và
còn là miền đất giàu có về nguồn lợi nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) của toàn thành
phố Hội An nói riêng và toàn tỉnh Quảng Nam nói chung.
Cẩm Thanh thuộc vùng hạ lưu của sông Thu Bồn, một con sông lớn của khu
vực Trung và Nam trung bộ, có hệ thống các nhánh sông chằng chịt ở hạ lưu và
chảy ra biển ở Cửa Đại (Hội An). Hai bên bờ các kênh rạch là các loài cây ngập
mặn sinh sống, trong đó quan trọng nhất là các dãy cây dừa nước quanh năm xanh
tốt tạo cho khu vực đất ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn một sinh cảnh rất đặc biệt
cho miền Trung - Hội An mà ở Việt Nam, chúng ta chỉ có thể tìm gặp sinh cảnh
này ở miền Tây Nam bộ. Tận dụng những ưu thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi đó,
người dân vùng xã Cẩm Thanh đã và đang phát triển kinh tế dưới các hình thức du
lịch, nông nghiệp, và đặc biệt đó chính là nghề nuôi trồng thuỷ sản.
Nuôi trồng thuỷ sản là một nghề đem lại hiệu quả kinh tế khá cao; đã giải
quyết được vấn đề lao động và đào tạo được việc làm cho một đại bộ phận dân
cư đồng thời đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của toàn
xã. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chủ trương phát triển kinh tế có chú
trọng theo hướng ngư nghiệp vẫn còn có nhiều sự hạn chế như: việc quản lý vẫn
còn thiếu sự giám sát chặt chẽ, các dự án quy hoạch tại địa phương thì nhiều
nhưng vẫn còn nằm trên giấy tờ, chậm triển khai gây ảnh hưởng đến việc phát
triển kinh tế mà đặt biệt là việc phát triển nghề NTTS tại khu vực đó. NTTS là

một nghề mang đến thách thức lớn cho môi trường. Thực tế cho thấy, tại xã Cẩm
Thanh hiện nay ngoài việc khai thác thủy hải sản quá mức, không đúng quy cách
đã làm tổn hại đến nguồn lợi thủy hải sản nơi đây; vấn đề nhức nhối mà chính
quyền địa phương đang phải cố gắng giải quyết đó chính là hiện tượng các


2

nguồn nước thải trong đó có nguồn nước thải từ hoạt động nuôi trồng đang gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cây dừa nước; một loài cây đặc
trưng của hệ sinh thái RNM Cẩm Thanh.
Với những lý do trên, tôi mạnh dạn đề xuất hướng nghiên cứu chính cho đề
tài chính là “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý nuôi trồng thuỷ
sản tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An” nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
phát triển nghề NTTS đảm bảo điều kiện phát triển kinh tế của người dân khu vực.
Đồng thời đảm bảo là nghề thân thiện với môi trường
2. Tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, Châu Á là nơi cho sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất,
chiếm 89% tổng sản lượng và 77% tổng giá trị sản phẩm thủy sản nuôi trồng thế
giới năm 2006. Năm 2006, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới là 51 triệu
tấn và sản lượng khai thác là 92 triệu tấn. Trong số này, Trung Quốc chiếm 66,7%
tổng sản lượng nuôi, các nước Châu Á khác chiếm 22,8%, và các nước khác còn lại
ở Châu Âu, Châu Mỹ, Úc,… chiếm 10,5%.[5]
Sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi thủy sản được bắt đầu từ những năm
1970 của thế kỷ XX. Đến nay, nghề nuôi thủy sản vẫn liên tục phát triển đa dạng
lẫn thâm canh hóa. Nếu như năm 1970, tốc độ tăng trưởng hằng năm về sản lượng
là 3,9%, thì năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 36%. Sự phát triển nhanh chóng của
nghề nuôi đã góp phần tăng tỷ lệ tiêu dùng sản phẩm thủy sản nuôi trồng từ 0,7
kg/người/năm vào năm 1970 lên 7,8 kg/người/năm vào năm 2006. Sản phẩm từ

nuôi trồng thủy sản chiếm 46% tổng sản phẩm thủy sản tiêu dùng hàng năm.Ở
Trung Quốc, tỷ lệ này là 90%.[5]
Mười nước đứng đầu thế giới năm 2006 về sản lượng nuôi trồng thủy sản
gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Bangladesh, Chile, Nhật
Bản, Na Uy và Philippines. Năm 2006, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt
Nam là 1,7 triệu tấn, đứng thứ 5 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Idonesia,
Philippines.[5]


3

Để quản lý nguồn lợi thủy sản, Robert S. Pomeroy và Meryl J. Williams
(1994) đã đề nghị phương thức quản lý có sự tham gia của cộng đồng. Quản lý
cộng đồng là sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các cấp chính quyền và
cộng đồng ngư dân trong quản lý nguồn lợi thủy sản và các nguồn lợi tự nhiên
khác.[37].
Thế giới đã và đang chứng kiến sự phát triển một cách nhanh chóng trong
ngành công nghiệp NTTS ở các nước đang phát triển. NTTS đã góp phần cải thiện
an ninh lương thực và xóa đói, giảm nghèo. Theo Hasan (2001), để NTTS phát
triển bền vững thì người nuôi phải biết được nhu cầu dinh dưỡng đối với mỗi loại
nuôi ở từng giai đoạn khác nhau như ấu trùng, trưởng thành,… mới có chế độ cho
ăn hợp lý. Như vậy, sẽ hạn chế được hàm lượng dinh dưỡng trong môi trường,
giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm và tạo ra sự cân bằng hài hòa. [36]
Thủy sản Việt nam trong hơn 10 năm qua đã có những bước phát triển vượt
bậc, trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển thủy sản nhanh trên thế giới.
Trong đó, ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam được coi là tiến bộ nhanh nhất, bất
chấp sự khởi đầu muộn và hiện chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng thuỷ sản của cả
nước, góp phần quan trọng trong việc nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu và tạo
công ăn việc làm cho nhiều người dân, đặc biệt là vùng dân nghèo ven biển, vùng sâu
vùng xa, hải đảo…Từ đó tiến tới sự ổn định các mặt của xă hội. NTTS đang ngày càng

chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh tế thế giới, và thể hiện vai trò quan
trọng của mình trong nền kinh tế -xă hội nhất là với một nước nghèo đi lên từ nền sản
xuất nông nghiệp như Việt Nam. Việc phát triển mạnh mẽ NTTS thay thế cho khai
thác hải sản đă phần nào giảm áp lực khai thác quá mức đối với vùng biển Việt Nam,
tiến tới bảo tồn nguồn tài nguyên biển tự nhiên của đất nước.[3]. Ngành nuôi trồng
thủy sản nước ta phát triển rất năng động. Nghề nuôi thủy sản truyền thống bắt đầu từ
thập niên 1960, tuy nhiên trong vòng 10 năm nay, nghề nuôi thủy sản có tốc độ phát
triển rất nhanh chóng.Theo thống kê ở các tỉnh/thành phố năm 2010 cả nước có trên 1
triệu ha mặt nước NTTS, tăng 45% so với năm 2001, bình quân giai đoạn từ năm
2001-2010 tăng 4,2%/năm.Về sản lượng, năm 2010 đạt khoảng 2,47 triệu tấn thủy sản
các loại, tăng 286,3% so với năm 2001.Trong đó, sản lượng nuôi thủy sản nước lợ mặn là 691,5 nghìn tấn, sản lượng nuôi nước ngọt đạt 2 triệu tấn. Hiện nay, đối tượng


4

nuôi và mô hình nuôi thủy sản ở Việt Nam khá phong phú, tuy nhiên, chủ lực nhất vẫn
là nuôi cá tra thâm canh ở vùng nước ngọt và nuôi tôm ở vùng nước lợ ven biển. Đặc
biệt, năm 2010, sản lượng nuôi cá tra và basa đạt 1.038.256 tấn và sản lượng tôm nuôi
đạt 470.314 tấn.[16]
Trong báo cáo vừa công bố của Tổng Cục Thống Kê cho biết, sản lượng thủy
sản tháng 1/2013 ước tính đạt 376.100 tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước,
trong đó cá đạt 281.700 tấn, tăng 2,1%; tôm đạt 33.200 tấn, tăng 2,5%.[21]
Lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản đã dần hình thành thị trường tiêu
thụ với nhiều mặt hàng tại tỉnh Quảng Nam. Trong đó, nghề nuôi thủy sản nước
ngọt đang phát triển mạnh theo định hướng thị trường xuất khẩu… ở các tỉnh ven
biển miền Trung nói chung, Quảng Nam nói riêng, những năm gần đây, các mô
hình nuôi tôm thẻ chân trắng (còn gọi là tôm chân trắng) mới này vẫn hấp dẫn nông
dân, vì cho năng suất rất cao. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại Hồng Triều, thôn
2 xã Duy Nghĩa (Duy Xuyên) của ông Phạm Đình Chung đạt năng suất gần
15tấn/ha/vụ là một minh chứng. [38]. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, nghề

nuôi thủy sản nước lợ luôn gặp rủi ro và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về môi trường, đó
là hệ quả tất yếu của việc quy hoạch thiếu đồng bộ từ những năm trước...
Từ năm 2005, với chủ trương cho phép phát triển đối tượng tôm thẻ chân trắng
bên cạnh con tôm sú truyền thống đã làm cho diện tích, sản lượng và năng suất tôm
nuôi ở Quảng Nam tăng cao. Theo báo cáo của Sở NN& PTNT Quảng Nam, năm
2011, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 1.400 ha, với sản lượng đạt 7.024 tấn;
trong đó diện tích nuôi trên vùng triều là 1.139 ha, nuôi trên cát 268 ha.
Khởi điểm vào những năm 80, nghề NTTS ở Hội An cũng đã có những biến động
lớn. Từ hình thức quảng canh, nghề NTTS Hội An đã chuyển sang hình thức bán thâm
canh với đối tượng tôm sú. Năm 2002 là năm đạt sản lượng tôm sú cao nhất từ trước
đến nay, lên đến 348 tấn, năng suất 1,42 tấn/ha. Bên cạnh con tôm, một số đối tượng
nuôi khác cũng được người dân Hội An mạnh dạn đầu tư như cua xanh, cá diêu hồng,
cá chẽm, tôm rảo, cá lóc...Năm 2011, tổng diện tích NTTS của thành phố là 199,05 ha,
trong đó diện tích nuôi tôm là 185 ha, nuôi cua, cá nước lợ 14 ha. Tổng sản lượng
NTTS của thành phố đạt 370 tấn, trong đó sản lượng tôm chiếm chủ yếu với 303 tấn,
số còn lại là cá nước lợ (16 tấn), cua (21tấn), rong câu (28 tấn). [38].


5

Năm 2006, lần đầu tiên con tôm thẻ chân trắng được đưa vào nuôi trên diện tích
0,4 ha, đến nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Hội An đã tăng lên 112,6 ha với
sản lượng năm 2011 đạt 286 tấn, chiếm 77 % tổng sản lượng NTTS. Theo số liệu thu
thập từ phòng Kinh tế thành phố Hội An, sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Hội An
trong quý 1/2012 đạt hơn 39 tấn, hơn 10% kế hoạch. Hiện nay, Hội An đang triển khai
thí điểm một số mô hình nuôi trồng thủy sản mới như: nuôi cá thác lác cườm ở Cẩm
Kim, nuôi cua trong ao đất ở Cẩm Thanh, nuôi tôm càng xanh ở Thanh Hà. [38]
2.2. Tính mới của đề tài
Sự tăng trưởng nhanh chóng của hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là
nuôi tôm trong hai thập niên gần đây đã làm tăng diện tích nuôi trên toàn cầu và

cũng làm thay đổi nhanh chóng quy trình kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Những kỹ
thuật tiên tiến thể hiện khá rõ trong các hoạt động sản xuất giống, chế biến thức ăn
và kỹ thuật cho ăn.
Tuy nhiên xu hướng tăng trưởng của hoạt động nuôi trồng thủy sản, nhất là
nuôi tôm trong những năm 80 đã không còn tiếp tục trong những năm 90 và bắt đầu
có những biến động từ giữa thập niên 90 cho tới ngày nay. Những vấn đề nảy sinh
và tác động đến sự phát triển của hoạt động nuôi trồng thủy sản như việc bùng phát
dịch bệnh do virus, sự xuống cấp của môi trường, tình trạng chặt phá rừng ngập
mặn, thiếu các trại sản xuất con giống có chất lượng. Ngoài ra, sự thay đổi môi
trường tự nhiên ven biển đã làm xuất hiện những lo ngại liên quan tới chất lượng
nước và đất, sự cân bằng môi trường sinh thái.
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý nuôi trồng thuỷ sản đã
được nhiều nhà tác giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu và tạo được nhiều kết quả
cao tại một số địa phương. Tuy nhiên, tại thành phố Hội An, trên thực tế vẫn chưa
có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề NTTS đối với xã Cẩm
Thanh. Vì vậy, nghiên cứu của tôi là mới và có ý nghĩa thực tiễn và khoa học.
Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở nền tảng tính đến thời điểm nghiên cứu về hiện
trạng môi trường NTTS để các nhà quản lý, các cơ quan quản lý ở khu vực nghiên
cứu và đưa ra các giải pháp, biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện khu vực đem
lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường cao, xây dựng phương pháp luận khoa
học cho công tác quản lý môi trường điển hình đối với địa phương có hoạt động
NTTS theo mục tiêu phát triển bền vững.


6

3. Mục tiêu của đề tài
3.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu hiện trạng hoạt động NTTS và đề xuất giải pháp phát triển bền
vững NTTS cho xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An.

3.2 Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và thực trạng quản lý NTTS tại
xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững NTTS tại xã Cẩm Thanh,
thành phố Hội An.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm
Phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản tại xã Cẩm Thanh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
4.2.1.1 Phương pháp điều tra
- Tiến hành điều tra khu vực nghiên cứu để xác định hiện trạng các ao nuôi
của từng khu vực theo các hình thức: bảng hỏi (người điều tra hỏi) chủ ao nuôi.
- Sử dụng phương pháp chọn mẫu theo công thức
2

Nt x pq
n=

Nє2 + (t2 x pq)

Trong đó:
n: Số mẫu N: Tổng mẫu
t: Hệ số tin cậy (t= 2,8) p: Độ chính xác
є: Sai số chọn mẫu là 10% q= 1-p
є = 0,1

Công thức chọn mẫu Nancy J. Helen F. Clair E, 2004
- Sử dụng phương pháp tham vấn cộng đồng PRA
4.2.1.2 Phương pháp quan sát

Trong khi tiến hành điều tra phải kết hợp với phương pháp quan sát để biết được
hiện trạng chung của khu vực nghiên cứu (ao nuôi lớn hay nhỏ, kinh tế gia đình...)
4.2.1.3 Phương pháp thu thập số liệu và phỏng vấn địa phương
Bên cạnh các phương pháp trên, đề tài cần thu thập các số liệu đã được tổng
hợp của địa phương từ các giai đoạn.


7

Bên cạnh đó, đề tài tiến hành phỏng vấn địa phương theo các hình thức:
bảng hỏi (người điều tra hỏi) nhằm tạo sự khách quan giữa chính quyền và chủ ao
nuôi.
4.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê
- Theo các biểu đồ thời gian, mùa vụ….
4.2.3 Phỏng vấn chuyên gia
Sau khi thu thập, tổng hợp và phân tích các kết quả trong quá trình nghiên
cứu chúng tôi đề xuất các giải pháp thực hiện tốt hoạt động NTTS. Để đánh giá
được tính hiệu quả của từng giải pháp đã được đề xuất chúng tôi tiến hành phương
pháp phỏng vấn ý kiến của các chuyên gia.
Thành phần của các chuyên gia là các nhà quản lý trên địa bàn nghiên cứu,
các chủ nhiệm đề tài có liên quan tại khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó chúng tôi
tổng hợp lại các ý kiến của chuyên gia và đề xuất các giải pháp khả thi nhất cho
khu vực nghiên cứu.
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa lý luận
Xây dựng cơ sở khoa học để phát triển hướng quản lý phát triển bền vững
NTTS tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng nhằm đề ra hướng giải pháp phát triển NTTS đúng

theo chủ trương phát triển bền vững tại địa phương.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu (….trang), Kết luận và đề nghị (…trang), tài liệu tham
khảo (…trang) và phụ lục (… trang), phần nội dung của luận văn gồm … trang
được chia thành 3 chương :
-

Chương 1: Tổng quan khu vực xã Cẩm Thanh

-

Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển NTTS tại xã Cẩm Thanh

-

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cho NTTS tại xã
Cẩm Thanh, thành phố Hội An.


8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KHU VỰC XÃ CẨM THANH

1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Cẩm Thanh nằm về phía Đông Nam thành phố Hội An, cách trung tâm
thành phố 3km, có tổng diện tích tự nhiên là 895,43ha, được chia thành 8 thôn.
Ranh giới xác định như sau:
-


Phía Đông: Giáp phường Cửa Đại

-

Phía Tây: giáp phường Cẩm Châu và phường Cẩm Nam

-

Phía Nam: giáp huyện Duy Xuyên

-

Phía Bắc: giáp phường Cẩm An.

1.1.2. Đặc điểm địa chất, địa hình.[27]
Toàn bộ thành phố Hội An nằm trên vùng đồng bằng có độ dốc nhỏ, sát khu
vực bờ biển, trên dải cồn cát của cửa sông. Địa hình toàn bộ vùng có dạng đồi cát
thoải, độ dốc trung bình 1,5% và nhìn chung thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam, chia làm 2 dạng chính: đồng bằng và hải đảo (vùng hải đảo bao gồm toàn bộ
xã Tân Hiệp – Cù Lao Chàm).
Cẩm Thanh có địa hình khá phức tạp, thuộc dạng địa hình ven biển bị chia
cắt bởi hệ thống sông, rạch chèn chịt. Phần lớn diện tích bị nhiễm phèn, nhiễm mặn
và loang lỗ.
Cẩm Thanh là vùng cửa biển và cửa sông, địa hình đồng bằng thấp trũng
nhất, độ cao trung bình khoảng +1,5m.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu [27]
- Khí hậu:
Xã Cẩm Thanh nằm trong vùng khí hậu Trung Trung Bộ, nóng ẩm và mưa
nhiều. Tuy nhiên, do gần biển nên khí hậu tương đối mát mẻ. Vì thế mà nơi đây,
khí hậu mang tính đặc trưng của khí hậu ven biển.

- Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ không khí trung bình năm: 25,60 C
Nhiệt độ không khí thấp nhất: 10,50C


9

Nhiệt độ không khí cao nhất: 40,30C
Biên độ nhiệt ngày đêm: 9,30C
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm: 2185 giờ.
- Chế độ mưa:
Lượng mưa trung bình/năm: 2069 mm
Lượng mưa trung bình lớn nhất trong năm: 3315 mm
Lượng mưa trung bình nhỏ nhất trong năm: 2212 mm
Tổng số ngày mưa trung bình trong năm: 120 ngày
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Tổng lượng mưa trong thời gian
này chiếm từ 70 – 75% tổng lượng mưa bình quân năm. Tháng có lượng mưa lớn
nhất là tháng 10 và tháng 11, những tháng còn lại mưa ít và khô cạn.
- Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí trung bình: 82,1%
Độ ẩm không khí cao nhất: 90%
Độ ẩm không khí thấp nhất 71%.
- Chế độ gió
Gió mùa Đông Bắc: trung bình từ tháng 10 năm nay đến cuối tháng 4 năm
sau thường có những đợt không khí lạnh từ phía Bắc tràn về gây ra gió mùa Đông
Bắc. Mỗi năm bình quân có từ 9 – 10 đợt.
Gió Tây Nam: thường xuất hiện từ cuối tháng 3 đến trung tuần tháng 9
thường mang lại thời tiết khô nóng, thịnh hành mạnh nhất của gió này vào các
tháng 6, 7, 8.
Gió Đông Nam thường hoạt động vào các tháng 4, 5, 6.

1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn
Mạng lưới thủy văn của xã Cẩm Thanh thuộc hệ thống sông Thu Bồn, với
diện tích sông rạch chiếm 38,94% diện tích tự nhiên của xã. Ngoài ra, còn hàng
trăm ao hồ lớn nhỏ.
Trong mùa mưa khi một lượng khá lớn nguồn nước từ sông Thu Bồn và phía
sông Cổ Cò đưa về Cửa Đại đồng thời với thủy triều biển Đông dâng cao sẽ có thể


10

làm cho cả khu vực Cẩm Thanh bị ngập. Từ Cửa Đại chạy vào tiếp giáp với Cẩm
Thanh có hiện tượng sa bồi từ những vật liệu trầm tích sông và biển nên đã hình
thành những cù lao nhỏ ven sông và đáy sông bị cạn dần.
Một vùng cửa sông bị bồi lắng, khi có mưa lớn trong vùng thì nước lũ từ các
sông về rất nhanh, các cửa sông hạ thoát lũ kém nên đã gây lũ lụt trong toàn vùng,
đặc biệt là ở khu vực Cẩm Thanh. Trận lũ vào tháng 12 năm 1999 đã làm cho khu
vực này bị ngập khá cao và gây thiệt hại khá nghiêm trọng.
- Bão
Bão ở Hội An thường xuất hiện vào các tháng 9, 10, 11. Các cơn bão thường
năm thì có số cơn đổ bộ vào Đà Nẵng, Hội An chiếm 24,4%
- Thủy triều
Biển Hội An chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều của biển miền Trung
Trung bộ, mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần (bán thủy triều). Biên độ dao động
của triều trung bình là 0,6m. Triều Max = +14m, triều Min = 0,00m. Trong những
cơn sóng có biên độ rất lớn, cao độ cao nhất của sóng lên đến 3,4m ở khoảng cách
50m so với bờ biển, gây thiệt hại lớn cho vùng biển.
- Thủy văn
Nói đến Cẩm Thanh là phải nói đến sông nước. Bản chất lịch sử phát triển
của Cẩm Thanh là một đảo tách biệt, vây quanh bởi một hệ thống sông ngòi dày
đặc và thông ra cửa biển Cửa Đại.[27,32]

1.1.5. Tình hình thiên tai
Bão khu vực này thường xuất hiện vào các 3 tháng cuối năm (9, 11, 12). Tại
địa phương, các cơn bão luôn kèm những trận mưa lớn gây lũ lụt cho toàn khu vực,
theo thống kê nhiều năm thì con số bão đổ bộ vào Đà Nẵng, Hội An chiếm 24,4%
tổng số các cơn bão đổ vào đất liền từ vĩ tuyến 17 trở vào.
Trung bình khu vực này hằng năm có 03 cơn bão đổ vào đất liền. Tác hại
của bão đối với vùng ven biển như Cẩm Thanh không chỉ có gió to, mưa lớn mà
trong một số trường hợp còn làm cho nước biển dâng cao, tràn sâu vào đất liền.
Thời kỳ đầu và giữa mùa mưa cũng là thời gian bão, giải hội tụ nhiệt đới, áp thấp
nhiệt đới hoạt động trên biển Đông nên thường gây ra mưa lớn, nước từ thượng
nguồn đổ về gây ra lũ lụt trên diện rộng. [1,31]


11

1.1.6. Đặc điểm tài nguyên rừng
Diện tích rừng Cẩm Thanh không lớn, chỉ khoảng 57 ha và thuộc dạng rừng
ngập mặn. Thực vật phổ biến là dừa nước và một số loài khác như dương liễu,
đước, mắm còn lại là lau lách, cói, cây bụi. Vùng hạ lưu sông Thu Bồn đoạn từ Hội
An chảy ra biển có hệ thống sông rạch khá chằn chịt. Theo điều tra, trước đây diện
tích rừng Dừa nước ở vùng cửa sông Thu Bồn rất lớn. Trước năm 1990, rừng ngập
mặn chủ yếu tập trung ở khu vực Cẩm Thanh (Hội An) với rừng dừa nước điển
hình của khu vực miền trung. Sau năm 1990, rừng dừa nước ở đây đã bị chặt phá là
Đồng Muối và ao, đìa nuôi tôm. Hiện nay, ở khu vực này loài Dừa nước hầu như
chiếm ưu thế hoàn toàn, chúng thường phân bố dọc theo bờ sông, rạch thành những
dải rừng hẹp. Những diện tích Dừa nước nhỏ còn thấy hiện diện trong các ao đìa
chung quanh vườn nhà, khu dân cư do người dân còn giữ lại hoặc mới trồng để
khai thác lá và nuôi quảng canh một số các loài tôm, cá.[1,7,18]
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Bảng 1.1: Thông tin kinh tế - xã hội cơ bản của xã Cẩm Thanh

HẠNG MỤC THÔNG TIN

Số lượng/ Chi tiết

Quy mô toàn xã (Đo theo ranh giới trên ảnh vệ tinh 972 ha
Dân số (tính đến tháng 12/2012)

8155 nhân khẩu

Số hộ gia đình

1977 hộ

Quy mô hành chính

Cấp xã

Số đơn vị hành chính

8 thôn
(Nguồn: Tài liệu tham khảo [27])


12

1.2.1. Tình hình dân số
Bảng 1.2: Phân bố dân cư theo đơn vị thôn
STT

Đơn vị


Hộ

Nhân khẩu

1

Thanh Tam Tây

225

2

Thanh Tam Đông

3

Chia ra
Nam

Nữ

925

426

499

218


957

490

467

Thanh Nhứt

319

1220

589

631

4

Thanh Nhì

220

862

400

462

5


Thanh Đông

317

1259

593

666

6

Võng Nhi

333

1447

695

752

7

Vạn Lăng

211

940


471

469

8

Cồn Nhàn

134

545

270

275

Toàn xã

1977

8155

3934

4221

(Nguồn: Niên giám thống kê tình hình kinh tế - xã hội của xã Cẩm Thanh, 2012)
1.2.2. Hoạt động kinh tế
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, nền kinh tế
của xã Cẩm Thanh đã từng bước phát triển và hòa nhập vào nền kinh tế thị trường.

Một số ngành nghiệp chính như: nông nghiệp, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Ngành nghề chủ yếu của dân địa phương là nông nghiệp và ngư nghiệp, một
số ít là nghề thủ công và buôn bán nhỏ, thu thập không cao (bình quân 10 triệu
đồng/người/năm) ; tỷ lệ hộ nghèo 6,7%. Cẩm Thanh là một trong 4 địa phương
nghèo nhất Hội An.
Việc canh tác nông nghiệp ngày càng hạn chế vì nước bị nhiễm mặn, ảnh
hưởng lớn đến việc tưới tiêu. Đây cũng là một thách thức không nhỏ cho việc định
hướng phát triển nông nghiệp thuần túy; do vậy cần phải có những nghiên cứu và
đề xuất công nghệ cao cho việc quản lý và sử dụng nguồn nước đồng thời phải có
những thay đổi cơ bản về canh tác nông nghiệp.
Có nghề truyền thống là làm nhà Tre – Dừa (tre nhập từ Duy Xuyên, Tiên
Phước,.. còn là dừa nước làm mái, cọng dừa làm phên liếp) để xuất khẩu đi khắp


13

nơi; song nghề này đang bị mai một do nguồn cầu giảm. Một thực tế hiển nhiên là
chủ trương “xóa nhà tạm” của Nhà nước cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc
người dân “xóa” dần nhà Tre – Dừa thay bằng nhà bêtông mái tôn hoặc các dạng
nhà ống khác.[14,15]
1.2.3. Hệ thống hạ tầng cơ sở.[14, 15]
- Giao thông
+ Giao thông cả đường bộ lẫn đường thủy. Nhất là đường thủy phổ biến là
các thuyền nhỏ lưu thông trong các con lạch dưới rặng dừa, được nhiều khách du
lịch tham quan khu Rừng dừa Bảy mẫu và khu sinh thái Thuận Tình, ưa thích.
+ Thách thức lớn cho cảnh quan là nhiều dự án giao thông (đã và sẽ thực
hiện) ngăn mặn và làm thay đổi – phá hủy hệ sinh thái rừng ngập mặn (rừng dừa
nước); sắp tới đây là con đường 38m cắt ngang xã và nối liền Duy Xuyên bằng cầu
Cửa Đại sẽ làm thay đổi rất lớn cảnh quan sinh thái vùng này.
- Điện

Cung cấp đủ cho 100% dân trong xã.
- Cấp nước
Nước ngọt sinh hoạt là một vấn đề trầm trọng của khu vực này, chỉ 50%
đường ống cấp tới được cho dân, nước ngầm và nước mặt bị nhiễm mặn nặng.
Vấn đề nhức nhối nhất là Nước ngọt – sinh hoạt. Hiện tại chỉ cung cấp được
50% nước ngọt cho dân, nguồn nước mặt và nướcc ngầm bị nhiễm mặn nặng không
sử dụng sinh hoạt được.
- Thoát nước bẩn và VSMT
+ Chưa có hệ thống thoát nước chính thống mà còn là tự thoát, tự thải ra môi trường.
+ Xe thu gom rác chỉ đến được những con đường lớn
+ Có đến 1/3 số hộ không có nhà vệ sinh
+ Ô nhiễm các lạch, sông nước lợ do rác sinh hoạt xả thải trực tiếp.
- Giáo dục và y tế
Có 3 trường : 1 THCS (15 lớp), 1 tiểu học (16 lớp) và 1 mẫu giáo (6 lớp) với
tổng số học sinh là 1,084 em.[30]


14

CHƯƠNG 2 : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NTTS
TẠI XÃ CẨM THANH

2.1. Sự ra đời của NTTS tại xã Cẩm Thanh
Từ trước năm 1975, hoạt động thủy sản của Cẩm Thanh chỉ là hoạt động
đánh bắt bởi những ngư dân làm nghề khai thác di động. Thời kỳ này, NTTS tại xã
Cẩm Thanh chưa được coi là một nghề kinh tế. Qua việc phỏng vấn ông Nguyên
Văn Nguyên - cán bộ thủy sản xã, ông Trần Văn Khánh - Phó chủ nhiệm HTX
nông nghiệp xã Cẩm Thanh (cũ) và đại diện người nuôi có kinh nghiệm lâu năm tại
xã, một số ngư dân làm nghề chài lưới sau khi đánh bắt trên sông, họ đã chọn
những con tôm, cá lớn trong mẻ lưới để làm thực phẩm hay trao đổi hàng hóa; còn

những con nhỏ họ thả vào ao nuôi, đến tuổi trưởng thành thì thu hoạch. Như vậy
hoạt động NTTS đã được thể hiện qua mô hình nuôi sơ khai này. Tuy nhiên, đây là
mô hình nuôi đơn giản và chỉ phục vụ chính cho bữa ăn gia đình mà chưa mang lại
hiệu quả kinh tế nên chưa được áp dụng ở quy mô rộng.
Có thể nói NTTS đầu tiên là hình thức nuôi tôm sú thử nghiệm trên mặt nước
sẵn có của địa phương, khi Hợp tác xã nông nghiệp do ông Đặng Hòa Bình làm chủ
nhiệm học hỏi và áp dụng mô hình nuôi từ những địa phương khác, được bắt đầu
vào những năm đầu của thập niên 80. Mô hình này tỏ ra thành công với sản lượng
tôm thu được là khá cao. Từ đó, UBND thị xã Hội An có chủ trương phát triển
NTTS. Hợp tác xã nông nghiệp thành lập ra đội 4 tổ NTTS:
-

Tổ Thủ Khoa : 5 tổ viên
- Tổ Thuận Tình: 5 tổ viên
- Tổ Hói Lăng: 5 tổ viên
- Tổ Sông Đình: 5 tổ viên

Các tổ vừa hoạt động sản xuất vừa tự bảo vệ, bên cạnh đó các tổ NTTS được hỗ
trợ bởi 2 kỹ sư thủy sản ở phòng Thủy sản thị xã Hội An (nay sát nhập vào phòng Kinh
tế thành phố Hội An). Và đến thời điểm thu hoạch, HTX chịu trách nhiệm quản lý sản
phẩm.


15

Diện tích nuôi trồng thủy sản lúc bấy giờ đạt đến khoảng 40 ha, lấy khu vực
mặt nước tự nhiên làm khu vực nuôi (trong đó có 2ha là ao nuôi và còn lại là mặt
nước sông Cổ Cò). Con giống lúc này được mua từ cơ sở phân phối giống tôm sú
tại xã Điện Dương (thuộc huyện Điện Bàn) giáp ranh phía Đông Bắc với Hội An.
Bên cạnh đó, giống còn được thu mua từ những người ngư dân làm nghề khai thác

di động tại các vùng ven sông, bắt tôm nhỏ bán cho các vùng nuôi của HTX. Mô
hình NTTS dần dần được nhân rộng trên toàn xã. Thị trường tiêu thụ chính nguồn
sản lượng tôm cỏ tại địa phương là Đà Nẵng. Sau khi thu hoạch, HTX thu quản sản
phẩm và bán cho đơn vị thu mua là xí nghiệp Đông lạnh 14 (thuộc đường Tiểu La,
Đà Nẵng (cũ).
HTX tiếp tục hoạt động NTTS đến năm 2004 thì bàn giao mặt nước nuôi
trồng thủy sản cho Ban quản lý đường sông với mục đích đảm bảo tốt cho hoạt
động giao thông đường thủy nội địa.
Sau thời gian này, các thành viên tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản
trong HTX bắt đầu ra làm riêng với sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình.
Cũng từ đây việc số lượng các hộ tham gia NTTS tăng lên rất nhiều. Nhiều hộ đã
tiến hành phá dừa nước ngập mặn
NTTS tại xã Cẩm Thanh phát triển mạnh cùng với việc mở cửa kinh tế thị
trường giao thương với nuớc ngoài vào những năm của thập niên 90. Hoạt động
NTTS được đặt dưới sự quản lý của các chi hội nuôi tôm ở các xã. Sau đó UBND
xã ra quyết định thành lập các tổ cộng đồng NTTS . Đầu tiên vào năm 2008 với tên
gọi Biền Lăng – Cẩm Thanh. Từ mô hình tổ cộng đồng đầu tiên này, lần luợt các tổ
cộng đồng NTTS ở các thôn khác bắt đầu xây dựng. Đến nay, xã Cẩm Thanh hiện
đã có 9 tổ cộng đồng nằm trong 8 thôn với khoảng 240 hộ tham gia.
2.2. Thực trạng hoạt động NTTS ở xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An.
2.2.1. Khái quát tình hình hoạt động NTTS ở xã Cẩm Thanh, thành phố Hội
An.
Tính đến năm 2012 diện tích nuôi trồng thủy sản tại xã Cẩm Thanh là 128,06
ha với 340 có ao hồ nuôi [Bảng 2.1]. Diện tích ao nuôi trung bình khoảng từ 0,5 –


16

1,5 ha/ao. Hầu hết các hộ nuôi không có ao chứa lắng để chứa nước trước khi bơm
sang ao nuôi. Chỉ có một số hộ là có ao lắng, chủ yếu tập trung ở Đồng Muối.

Đa số các ao nuôi chỉ có một hệ thống mương dẫn nước giữ vai trò vừa cấp
vừa xả nước theo thủy triều và nguồn nước cấp là từ nguồn nước sông.
Bảng 2.1: Tình hình nuôi trồng thủy sản tại xã Cẩm Thanh
(Tính đến thời điểm 31/12/2012)
Đơn vị
(Thôn)

Diện tích Máy Máy Hộ có mặt Số lao
Nhân
mặt nước bơm sục khí nước NTTS động
khẩu
(ha)
(cái) (cái)
(Hộ)
(Người) (Người)

Thanh Tam Tây

8,9

23

15

25

47

125


Thanh Tam Đông

6,73

05

04

28

32

102

Thanh Nhứt

17,27

40

19

92

172

350

Thanh Nhì


07

20

18

30

35

93

Thanh Đông

2,93

07

03

13

23

57

Võng Nhi

46,57


45

20

50

60

182

Vạn Lăng

6,11

13

15

31

37

112

Cồn Nhàn

32,55

157


60

71

120

215

Tổng cộng

128,06

310

154

340

524

1236

(Nguồn: Báo cáo Tình hình nuôi trồng thuỷ sản và đánh bắt hải sản,2012).
Việc cải tạo ao nuôi là một trong những khâu quan trọng trong quy trình nuôi. Tất
cả các hộ đều thực hiện tẩy dọn ao, diệt tạp trước khi thả giống và có thể diệt tạp vào
giữa vụ nuôi. Các bước của quá trình cải tạo ao như sau:
* Bước 1: Hút hết nước hồ xong thì cào vét bùn.
* Bước 2: Phơi đáy (cũng có một số sộ không phơi đáy)
* Bước 3: Đánh vôi, cày đất và đánh thuốc diệt tạp; sau đó phơi đáy 5 ngày.
* Bước 4: Dùng lưới dày đóng không cho cá vô khi lấy nước vào ao.

* Bước 5: Diệt khuẩn nước bằng thuốc. Kiểm tra độ pH, độ pH phù hợp để thả
giống là từ 7 đến 8,5.
Trước khi thả giống đều xử lý nước các ao nuôi được xử lý bằng các hóa chất
như Clorin, KMnO4... Tiếp sau đó người nuôi tiến hành sử dụng các chế phẩm
phân bón, men vi sinh để tạo tảo cho ao rồi mới thả giống.


17

Nuôi trồng thủy sản ở xã Cẩm Thanh đều tiến hành nuôi từ 1 đến 2 vụ trong
năm. Trong đó vụ 1 là vụ nuôi chính, từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 6 và vụ nuôi 2
từ cuối tháng 6 đến giữa tháng 9 [Hình 2.1]. Vụ nuôi 2 thường chịu ảnh hưởng của
bão lũ nên người nuôi thường thả giống ít và thường thả nuôi xen ghép. Ở vụ nuôi
này người nuôi áp dụng hình thức thu hoạch sản phẩm dần dần cho đến khi mưa lũ
về. Và vì thế vụ 2 thường sản lượng thu hoạch thấp hơn vụ 1.

Hình 2.1: Lịch thời vụ NTTS chung tại xã Cẩm Thanh
Hầu hết thức ăn cho tôm nuôi đều là thức ăn công nghiệp.Hai loại thức ăn Nu
Ri và UP được sử dụng nhiều nhất vì chất lượng hai loại này đảm bảo hơn các loại
khác. [Hình 2.2]. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của tôm mà nguời nuôi chọn sử
dụng thức ăn có kích cỡ phù hợp. Tôm cũng được bổ sung nguồn oxy bằng hệ
thống quạt khí, toàn bộ vùng nuôi của xã có đến 340 quạt sục khí.
Thức ăn
34%

11%
13%

KP90
YIHAI

Nu Ri
Tiger
UP

10%

32%

Hình 2.2:Thức ăn sử dụng trong NTTS (Nguồn số liệu điều tra 2013)


×