Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Quản lý nợ xấu tại ngân hàng bưu điện liên việt chi nhánh sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

HOA THỊ SAO LY

QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI
NGÂN HÀNG BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT
CHI NHÁNH SÀI GÒN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

HOA THỊ SAO LY

QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI
NGÂN HÀNG BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT
CHI NHÁNH SÀI GÒN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ LINH HIỆP

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Hoa Thị Sao Ly
Sinh ngày 18 tháng 11 năm 1987 – tại Tây Ninh
Quê quán: Đức Hòa, Long An
Hiện công tác tại: Công ty cổ phần Xăng dầu Quốc tế Ipeco
Là học viên cao học khóa XIV, lớp 14B2 của Trƣờng Đại học Ngân hàng
TP.HCM
Mã ngành: 60.34.02.01
Mã số học viên: 020114120105
Cam đoan đề tài: “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt – Chi
nhánh Sài Gòn”
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Linh Hiệp
Luận văn đƣợc thực hiện tại Trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM
Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sỹ tại bất cứ một
trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây
hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn
đầy đủ trong luận văn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 03 năm 2015

Hoa Thị Sao Ly



LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự đồng ý của Khoa Sau đại học Trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM và
sự đồng ý của PGS.TS Đỗ Linh Hiệp, tác giả đã thực hiện đề tài “Quản lý nợ xấu tại
Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Sài Gòn”. Trong quá trình hoàn thành
luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự ủng hộ rất lớn từ tập thể Ban Giám hiệu, Khoa
Sau đại học, giảng viên của Trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM. Đặc biệt, tác giả
xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Đỗ Linh Hiệp đã tận tình hƣớng dẫn,
giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Ngân
hàng Bƣu điện Liên Việt - Chi nhánh Sài Gòn, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho
tác giả đƣợc học hỏi, trao dồi kiến thức, kinh nghiệm và số liệu trong suốt thời gian
học tập, nghiên cứu để hoàn thành đề tài.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song vì điều kiện thời gian và khả năng còn hạn chế
nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của
các nhà khoa học và những ngƣời quan tâm đến đề tài để luận văn đƣợc hoàn thiện
hơn.


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .......................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. ix
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI..........................................................................................................1
1.1 TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...............1

1.1.1 Các quan điểm về nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại ................................1
1.1.1.1 Một số quan điểm về nợ xấu trên thế giới ............................................1
1.1.1.2 Nợ xấu theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam...............3
1.1.2 Những tiêu chí cơ bản phản ánh nợ xấu ......................................................4
1.1.3 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu ....................................................................5
1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan ......................................................................5
1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan..........................................................................8
1.1.4 Tác động của nợ xấu đối với ngân hàng và nền kinh tế xã hội .................10
1.1.4.1 Tác động đến ngân hàng .....................................................................11
1.1.4.2 Tác động đến nền kinh tế - xã hội .......................................................12
1.2 LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
...............................................................................................................................12
1.2.1 Khái niệm về quản lý nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại ........................12
1.2.2 Mục tiêu của quản lý nợ xấu .....................................................................12


ii

1.2.3 Nội dung công tác quản lý nợ xấu .............................................................14
1.2.3.1 Xây dựng chiến lƣợc và thực thi quản lý nợ xấu ................................14
1.2.3.2 Các biện pháp phòng ngừa nợ xấu ......................................................15
1.2.3.3 Các biện pháp xử lý nợ xấu ................................................................17
1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN
THẾ GIỚI - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ................................21
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu tại một số quốc gia trên thế giới .................21
1.3.1.1 Thái Lan ..............................................................................................21
1.3.1.2 Trung Quốc .........................................................................................23
1.3.1.3 Hàn Quốc ............................................................................................24
1.3.1.4 Mỹ .......................................................................................................26
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..........................................................27

1.3.2.1 Bài học kinh nghiệm trong tổ chức điều hành vĩ mô hoạt động quản lý
nợ xấu ..............................................................................................................27
1.3.2.2 Bài học kinh nghiệm trong hoạt động quản lý nợ xấu đối với các Ngân
hàng thƣơng mại .............................................................................................28
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN
HÀNG BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH SÀI GÒN ...............................30
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH
SÀI GÒN ...............................................................................................................30
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................30
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức ..............................................................................31
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua ...................................32


iii

2.1.3.1 Tình hình nguồn vốn huy động ...........................................................33
2.1.3.2 Tình hình cho vay ...............................................................................34
2.1.3.3 Hoạt động phát hành thẻ .....................................................................36
2.1.3.4 Hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thƣơng mại ..........................37
2.1.3.5 Thu dịch vụ ngân hàng ........................................................................38
2.1.3.6 Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................39
2.2 THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT –
CHI NHÁNH SÀI GÒN ........................................................................................40
2.3 THỰC TRẠNG NỢ XẤU ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH SÀI
GÒN .......................................................................................................................44
2.4 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG BƢU ĐIỆN LIÊN
VIỆT – CHI NHÁNH SÀI GÒN ...........................................................................46
2.4.1 Các văn bản pháp lý về quản lý nợ xấu .....................................................46

2.4.2 Thực trạng hoạt động quản lý nợ xấu ........................................................48
2.4.2.1 Xây dựng chiến lƣợc quản lý nợ xấu ..................................................48
2.4.2.2 Quản trị rủi ro tín dụng .......................................................................49
2.4.2.3 Thực trạng xử lý nợ xấu ......................................................................53
2.5 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU .......................................59
2.5.1 Những mặt đạt đƣợc ..................................................................................59
2.5.2 Những hạn chế ...........................................................................................60
2.5.3 Nguyên nhân tồn tại ..................................................................................61
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2: ......................................................................................63


iv

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI
NGÂN HÀNG BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH SÀI GÒN ..................64
3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT
– CHI NHÁNH SÀI GÒN .....................................................................................64
3.1.1 Định hƣớng hoạt động đến 2020 ...............................................................64
3.1.2 Định hƣớng trong hoạt động quản lý nợ xấu ............................................65
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN
HÀNG BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH SÀI GÒN ................................65
3.2.1 Nhóm giải pháp ngăn ngừa nợ xấu phát sinh ............................................65
3.2.1.1 Hoàn thiện quy trình tín dụng và nâng cao chất lƣợng thẩm định ......65
3.2.1.2 Hoàn thiện mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng ............................68
3.2.1.3 Nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra, giám sát khách hàng ............70
3.2.1.4 Định giá và tái định giá tài sản đảm bảo .............................................71
3.2.1.5 Trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản tín dụng ..............................72
3.2.1.6 Đa dạng hóa đối tƣợng và phƣơng thức cho vay ................................72
3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác xử lý nợ xấu ....................73
3.2.2.1 Hoàn thiện công tác phân loại nợ xấu .................................................73

3.2.2.2 Mở rộng và tăng cƣờng các giải pháp thu hồi nợ vay ........................73
3.2.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ ...............................................................................77
3.2.3.1 Phát triển công nghệ ngân hàng ..........................................................77
3.2.3.2 Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực .................................................78
3.3 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................79
3.3.1 Khuyến nghị với Chính phủ ......................................................................79


v

3.3.1.1 Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân
hàng thƣơng mại trong công tác thu hồi nợ xấu .............................................79
3.3.1.2 Xây dựng cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo ................82
3.3.2 Khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc .....................................................83
3.3.2.1 Tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát ............................................83
3.3.2.2 Hình thành thị trƣờng mua bán nợ chuyên nghiệp .............................85
3.3.3 Khuyến nghị với Hội sở Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt ..........................86
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................88
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................91


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NGHĨA

CHỮ VIẾT TẮT
AMC


Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản

ECB

Ngân hàng Trung ƣơng Liên minh Châu Âu

CBTD

Cán bộ tín dụng

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nƣớc

DPRR

Dự phòng rủi ro

GHTD

Giới hạn tín dụng

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

NHLV

Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt


NHLV-CNSG

Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Sài Gòn

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng Thƣơng mại

NHTMCP

Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần

NHTMNN

Ngân hàng Thƣơng mại Nhà nƣớc

NHTƢ

Ngân hàng Trung ƣơng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCTD


Tổ chức tín dụng

TSĐB

Tài sản đảm bảo

XLRR

Xử lý rủi ro

VAMC

Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
SỐ HIỆU

TÊN BẢNG

TRANG

2.1

Nguồn vốn huy động giai đoạn 2011-2014.

33


2.2

Dƣ nợ cho vay giai đoạn 2011-2014.

34

2.3

Số lƣợng thẻ ATM và thẻ tín dụng phát hành giai đoạn
2011-2014.

36

2.4

Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thƣơng mại
giai đoạn 2011-2014.

37

2.5

Thu dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2011-2014.

38

2.6

Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2014.


39

2.7

Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ

40

2.8

Cơ cấu nợ xấu theo loại hình khách hàng

41

2.9

Cơ cấu nợ xấu theo mục đích vay vốn

42

2.10

Nợ xấu, lãi suất bình quân và thu nhập tƣơng ứng giai
đoạn 2011-2014

45

2.11

Kết quả hoạt động giai đoạn 2011-2014


45

2.12

Số tiền trích lập DPRR giai đoạn 2011-2014

47

2.13

Số lƣợng khách hàng bị phân loại nợ xấu giai đoạn 20112014

50

2.14

Số tiền thu nợ thông qua biện pháp phát mại tài sản của
chính khách hàng vay giai đoạn 2011-2014

54

2.15

Số tiền thu nợ thông qua biện pháp phát mại tài sản của bên
bảo lãnh giai đoạn 2011-2014

55

2.16


Số tiền thu nợ thông qua biện pháp khởi kiện giai đoạn
2011-2014

56

2.17

Số tiền DPRR đƣợc sử dụng để xử lý nợ giai đoạn 20112014

57


viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
SỐ HIỆU

TÊN SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

TRANG

2.1

Sơ đồ Bộ máy tổ chức Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt –
CN Sài Gòn

32

2.2


Biểu đồ Nguồn vốn huy động giai đoạn 2011-2014

34

2.3

Biểu đồ Dƣ nợ tín dụng giai đoạn 2011-2014

35

2.4

Biểu đồ Hoạt động phát hành thẻ giai đoạn 2011-2014

37

2.5

Biểu đồ Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 20112014

39

2.6

Biểu đồ Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ giai đoạn 20112014

41

2.7


Biểu đồ Cơ cấu nợ xấu theo loại hình khách hàng giai
đoạn 2011-2014

42

2.8

Biểu đồ Cơ cấu nợ xấu theo mục đích vay vốn giai đoạn
2011-2014

43


ix

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Nền kinh tế nƣớc ta đang trong thời đoạn khó khăn. Từ cuối năm 2009 đến

nay, lạm phát luôn duy trì ở mức cao, riêng năm 2014 lại có xu hƣớng giảm phát
mạnh, GDP có xu hƣớng suy giảm, chứng tỏ trạng thái bất ổn định kéo dài, sức lực
của nền kinh tế suy yếu rõ rệt.
Trong bối cảnh đó, hoạt động của hệ thống Ngân hàng Thƣơng mại (NHTM)
phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Vấn đề trọng tâm hiện nay là xử lý
nợ xấu của hệ thống NHTM, bởi nó làm tắt nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh tế
Việt Nam. Do vậy, xử lý nợ xấu là bƣớc đi quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng. Dù nợ xấu ở mức nào thị hiện tại đã và đang ảnh hƣởng không

nhỏ đến điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN), đến lƣu
thông dòng vốn vào nền kinh tế, tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các
ngân hàng.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên tác giả đã chọn vấn đề: “Quản lý nợ xấu tại
Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Sài Gòn” để làm đề tài nghiên cứu.
2.

Mục tiêu nghiên cứu:
Luận văn sẽ tập trung làm rõ 3 vấn đề:



Thứ nhất: Làm sáng tỏ các vấn đề về lý luận liên quan đến quản lý nợ xấu.



Thứ hai: Phân tích thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Bƣu
điện Liên Việt – Chi nhánh Sài Gòn (NHLV-CNSG), từ đó đánh giá thực
trạng quản lý nợ xấu và chỉ ra các mặt đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc của công tác
quản lý nợ xấu tại Ngân hàng này.



Thứ ba: Dựa trên sự phân tích và cơ sở lý luận đã làm rõ để đƣa ra các khuyến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu của NHLV-CNSG trong tƣơng
lai.

3.

Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu:



x

Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề nợ xấu tại NHLV-CNSG, từ đó đƣa ra các
khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại NHLV-CNSG.
Các số liệu mà đề tài sử dụng để phân tích, đánh giá là các số liệu thực tế của
NHLV-CNSG, đƣợc thống kê và cập nhật đến 31/12/2014.
Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu

4.

Đề tài chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân tích hệ thống, thống kê, so sánh. Do
những hạn chế khách quan mang tính ngành nghề nên đề tài chủ yếu sử dụng
phƣơng pháp điều tra phân tích. Tuy nhiên, việc vận dụng phƣơng pháp điều tra
phân tích không có nghĩa mang nặng tính lý thuyết mà tiếp cận và giải quyết vấn đề
dựa trên tính logic của hiện tƣơng kinh tế, các quy luật kinh tế và các lý thuyết kinh
tế để suy luận.
Dựa trên các số liệu thống kê, báo cáo của NHLV-CNSG và NHNN Việt Nam
– Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh. Sau khi dùng phƣơng pháp phân tích sơ bộ,
căn cứ trên kết quả phân tích, rút ra những mặt đạt đƣợc - chƣa đạt đƣợc và đƣa ra
kết luận cũng nhƣ đề xuất các giải pháp cần thực hiện để nâng cao chất lƣợng quản
lý và xử lý nợ xấu tại NHLV-CNSG.
5.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc:
Lĩnh vực ngân hàng đƣợc xác định là lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển

kinh tế. Thông qua hoạt động của các ngân hàng mà việc giao thƣơng giữa các quốc
gia trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Do đó, hoạt động ngân hàng nhận đƣợc

nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc. Mảng
marketing, huy động vốn, tín dụng, quản lý rủi ro và phát triển các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng đã đƣợc nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu và đƣa ra những giải pháp có
ý nghĩa thiết thực nhằm hoàn thiện hoạt động ngân hàng.
Trong hoạt động tín dụng, việc phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu do nguyên nhân
khách quan hay chủ quan là điều không thể tránh khỏi. Do đó, nghiên cứu việc quản
lý và xử lý nợ xấu nhằm giúp các ngân hàng nâng cao chất lƣợng trong công tác xử


xi

lý nợ, giúp nguồn vốn quay vòng nhanh, và đƣợc đƣa đến ngƣời cần vốn kịp thời.
Có nhiều tác giả đã nghiên cứu các quy trình quản lý nợ xấu tại các NHTM cụ thể
và đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao công tác xử lý nợ xấu. Chẳng hạn một số đề tài
sau:


Quản trị nợ xấu tại phòng giao dịch Châu Thành-Chi nhánh Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh Bến Tre, tác giả Võ Huyền Anh



Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh Chợ Lớn,
tác giả Trần Kỳ Viễn



Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng
Việt Nam, tác giả Lê Thị Hoài Diễm
Tuy nhiên, đến nay chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu cụ thể, chi


tiết và có hệ thống vấn đề này tại NHLV-CNSG.
Do đó, đề tài này đƣợc hình thành để tìm hiểu sâu hơn những quy định, biện
pháp, thực trạng xử lý nợ xấu, từ đó đƣa ra những khuyến nghị giúp hoàn thiện
công tác quản lý nợ xấu đối với NHLV-CNSG và NHLV nói chung.
6.

Điểm mới của đề tài:
Tác giả lựa chọn cách tiếp cận việc quản lý nợ xấu ngân hàng theo tiêu chuẩn

quốc tế, do vậy Hiệp ƣớc Basel II đƣợc sử dụng nhƣ một chuẩn mực trong việc
trong việc tiếp cận, so sánh, đánh giá.
Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn. Nó đƣa ra cái
nhìn tổng quát về một lĩnh vực trọng yếu hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh của
NHTM – lĩnh vực quản lý nợ xấu. Đề tài cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hoạt
động quản lý trong những năm gần đây và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý nợ xấu tại NHLV-CNSG và toàn hệ thống NHLV.
Đề tài chỉ dừng lại ở nội dung kiện toàn các quy trình, biện pháp quản lý nợ
xấu tại NHLV-CNSG. Thực tế, bối cảnh hội nhập có rất nhiều vấn đề mà ngân hàng
cần phải đối mặt và cải cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Đề tài có


xii

thể mở rộng nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất các biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu của toàn hệ thống NHLV hay có thể mở
rộng ra hệ thống NHTM trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
7.

Kết cấu của đề tài:

Sau phần mục lục, lời mở đầu, nội dung đề tài đƣợc trình bày thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại
Chƣơng 2: Thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Bƣu điện Liên
Việt – Chi nhánh Sài Gòn
Chƣơng 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Bƣu
điện Liên Việt – Chi nhánh Sài Gòn


1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1 TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1 Các quan điểm về nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại
Có rất nhiều quan điểm về nợ xấu. Quan điểm về nợ xấu khác nhau ở các quốc
gia, và trong một nền kinh tế dƣới góc nhìn của các chủ thể khác nhau thì quan
điểm về nợ xấu cũng có sự khác biệt. Nếu đứng dƣới góc nhìn của NHTM thì nợ
xấu có thể hiểu là những khoản cho vay trở nên không sinh lời khi ngƣời vay không
thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
1.1.1.1 Một số quan điểm về nợ xấu trên thế giới


Theo quan điểm của Ngân hàng Trung ƣơng Liên minh Châu Âu (ECB,
2001) [3]
Nợ xấu trong NHTM bao gồm:
Những khoản cho vay không có khả năng thu hồi: những khoản nợ đã hết hiệu

lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ để đòi bồi thƣờng từ ngƣời mắc nợ.



Ngƣời mắc nợ bỏ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ.



Những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc đƣợc với ngƣời mắc nợ,
không thể tìm thấy ngƣời mắc nợ.



Những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài
sản, hoặc kinh doanh thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.
Những khoản cho vay có thể không đƣợc thu hồi đầy đủ: đây là những khoản

nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản đƣa ra để thế chấp không đủ để trả nợ.
Điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng không thu hồi đƣợc đầy đủ món nợ vì ngƣời
mắc nợ rất khó kiếm đƣợc lợi nhuận từ công việc kinh doanh, hoặc ngƣời mắc nợ
không liên lạc với ngân hàng để thanh toán, hoặc hoàn cảnh chỉ rõ rằng phần lớn
tiền nợ sẽ không thu hồi đƣợc. Những khoản nợ loại này gồm có:


2



Những khoản nợ mà ngƣời trả nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ nhƣng
phần còn lại không thể đƣợc đền bù, hoặc những khoản nợ đƣợc chuyển để
thanh toán nhƣng giá trị còn lại không đủ trang trải toàn bộ nợ.




Những khoản nợ mà ngƣời mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu gia hạn nợ
nhƣng không đền bù đƣợc nợ trong thời gian thỏa thuận.



Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản thế chấp
ở ngân hàng không đƣợc chấp thuận về mặt pháp lý dẫn đến ngƣời mắc nợ
không thể trả nợ ngân hàng đầy đủ.



Những khoản nợ mà tòa án tuyên bố ngƣời mắc nợ phá sản nhƣng phần bồi
hoàn ít hơn dƣ nợ.
Theo quan điểm của ECB thì nợ xấu đƣợc định nghĩa qua hai yếu tố: (i):

khoản vay không có khả năng thu hồi, và (ii): mặc dù đƣợc thu hồi nhƣng giá trị thu
hồi là không đầy đủ. Nhƣ vậy, quan điểm về nợ xấu của ECB đƣợc tiếp cận dựa trên
kết quả thu hồi nợ của ngân hàng.


Theo quan điểm của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF, 2005)
Theo IMF: “Một khoản cho vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền

thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản
thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các
khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ
không được thực hiện đầy đủ”. [2]
Về cơ bản, nợ xấu theo quan điểm của IMF đƣợc định nghĩa dựa trên hai tiêu
chí: (i): quán hạn trên 90 ngày, (ii): khả năng trả nợ bị nghi ngờ. Nhƣ vậy, so với
quan điểm của ECB thì quan điểm về nợ xấu của IMF cũng dựa trên kết quả thu hồi

nợ của ngân hàng, nhƣng có bổ sung yếu tố định lƣợng về thời gian quá hạn trả nợ.
Đây đƣợc coi là định nghĩa đƣợc áp dụng phổ biến nhất trên thế giới.


Theo quan điểm Basel II (2004)


3

Tháng 6 năm 2004, ủy ban Basel đã xây dựng Hiệp định mới về “ Tiêu chuẩn
vốn quốc tế” - mà chúng ta vẫn gọi là Basel II, và đƣợc chỉnh sửa liên tục trong các
thời gian tiếp theo. Theo đó, các ngân hàng sẽ sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu của
nội bộ để đánh giá vấn đề rủi ro tín dụng, từ đó xác định hệ số an toàn vốn tối thiểu.
Cụ thể, theo yêu cầu của Basel II, các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình
dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng. Các ngân
hàng sẽ xác định các biến số nhƣ PD - Probability of Default: xác suất khách
hàng không trả đƣợc nợ; LGD: Loss Given Default - tỷ trọng tổn thất ƣớc tính;
EAD: Exposure at Default - tổng dƣ nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng
không trả đƣợc nợ. Thông qua các biến số trên, ngân hàng sẽ xác định đƣợc EL:
Expected Loss - tổn thất có thể ƣớc tính.
Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ƣớc tính đƣợc tính toán dựa trên công
thức: EL = PD x EAD x LGD [1]
1.1.1.2 Nợ xấu theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
Quan niệm về nợ xấu dựa theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/04/2005 và Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/03/2013 (có hiệu lực từ
ngày 01/06/2014)


Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử


dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
dụng (TCTD) thì nợ xấu đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
“Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn),
nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)”.
Các nhóm nợ đƣợc phân loại theo Điều 6 và Điều 7 của quyết định này, trong
đó:


Phân loại nợ theo Điều 6 chủ yếu dựa trên phƣơng pháp định lƣợng (thời gian
quá hạn của các khoản nợ):



Nhóm 3: Thời gian quá hạn từ 90 đến 180 ngày


4



Nhóm 4: Thời gian quá hạn từ 181 đến 360 ngày



Nhóm 5 : Thời gian quá hạn trên 360 ngày



Phân loại nợ theo Điều 7 chủ yếu dựa trên phƣơng pháp định lƣợng (khả năng
trả nợ của khách hàng):




Nhóm 3: Các khoản nợ đƣợc TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần
gốc và lãi.



Nhóm 4: Các khoản nợ đƣợc TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao.



Nhóm 5: Các khoản nợ đƣợc TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi,
chấp nhận mất vốn.
Nhƣ vậy, nợ xấu theo quan điểm của NHNN Việt Nam cũng đƣợc xác định

dựa trên hai yếu tố: (i): đã quá hạn trên 90 ngày hoặc (ii): khả năng trả nợ đáng lo
ngại. Việc các NHTM Việt Nam tiếp cận theo yếu tố nào là phụ thuộc vào khả năng
và điều kiện tiến hành phân loại nợ theo Điều 6 hay Điều 7 của Quyết định
493/2005.


Ngoài ra, theo thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN mở rộng nội dung phạm vi các

khoản vay. Phạm trù mới về các khoản cho vay cũng bao gồm cả các khoản vay
bằng thẻ tín dụng, các khoản mục ngoại bảng, đầu tƣ vào trái phiếu công ty chƣa
niêm yết, đầu tƣ ủy thác, và tiền gửi tại các TCTD khác. Do đó, đối tƣợng phân loại
nợ sẽ rộng hơn so với quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.
1.1.2 Những tiêu chí cơ bản phản ánh nợ xấu
Có nhiều tiêu chí đánh giá nợ xấu của NHTM:



Tổng số nợ xấu: là chỉ tiêu phản ánh chung giá trị tuyệt đối của toàn bộ khoản
nợ xấu của ngân hàng. Chỉ tiêu này chƣa cho biết trong tổng số dƣ nợ đó, nợ
không có khả năng thu hồi là bao nhiêu và nợ có khả năng thu hồi là bao
nhiêu.



Tỷ lệ giá trị các khoản nợ xấu/tổng dƣ nợ: chỉ tiêu này cho biết mức độ rủi ro
tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này phản ánh cứ 100 đơn vị tiền tệ khi ngân
hàng cho vay thì có bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà ngân hàng xác định khó có


5

khả năng thu hồi hoặc không thu hồi đƣợc đúng hạn tại thời điểm xác định. Tỷ
lệ này càng cao thì khả năng rủi ro càng cao. Tuy nhiên, các con số đƣợc sử
dụng để tính chỉ số này đƣợc đo tại một thời điểm nhất định nên chƣa phản
ánh một cách chính xác chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.


Tỷ lệ nợ xấu/vốn chủ sở hữu: phản ánh chất lƣợng hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ hiệu quả hoạt động và khả năng rủi ro
của ngân hàng càng cao, và ngƣợc lại.



Tỷ lệ nợ xấu/quỹ DPRR: tỷ lệ này phản ánh quỹ dự phòng rủi ro có khả năng
bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ

mất vốn.



Nợ có khả năng mất vốn/nợ xấu: đây là chỉ tiêu phản ánh một cách khá trung
thực về thực tế và nguy cơ mất vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này mà càng lớn thì
khả năng mất vốn của ngân hàng càng cao.



Nợ không có TSĐB
Ngoài ra, cũng tùy theo tình hình cụ thể của mỗi ngân hàng hoặc quốc gia

trong từng thời kỳ mà có thể có thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá, so sánh thực
trạng nợ xấu nhằm xây dựng các biện pháp xử lý hợp lý.
1.1.3 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu
Phân tích nguyên nhân nợ xấu là một trong những điểm quan trọng , từ đó đƣa
ra chiến lƣợc cũng nhƣ phƣơng pháp quản lý và xử lý phù hợp, khả thi và có hiệu
quả. Về nguyên lý chung, các nguyên nhân phát sinh nợ xấu đƣợc quy tụ thành hai
nhóm: nhóm các nguyên nhân khách quan và nhóm các nguyên nhân chủ quan.
1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan


Môi trƣờng thiên nhiên
Những nguyên nhân khách quan do sự biến đổi của môi trƣờng thiên nhiên

(thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn, mất mùa, dịch bệnh…) đã gây ra sự thất bại trong hoạt
động sản xuất kinh doanh (SXKD) của ngƣời đi vay, ảnh hƣởng tới nguồn thu nhập,



6

tới khả năng hoàn trả nợ vay dẫn đến nợ xấu phát sinh, nhất là các khoản vay nông
nghiệp. Nguyên nhân này nằm ngoài tầm kiểm soát và mong muốn của cả NHTM
và khách hàng. Đây là nguyên nhân gây ra rủi ro khó lƣờng trƣớc và không thể
tránh đƣợc. Những mất mát do nguyên nhân này gây ra cần đƣợc chia sẽ của nhà
nƣớc và xã hội.


Môi trƣờng kinh tế
Mỗi nền kinh tế luôn có những đặc điểm riêng và chịu sự tác động của rất

nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố bên ngoài nhƣ chính trị, xã hội và các yếu tố nội
tại. Khi các yếu tố này gặp các cú sốc bất lợi nhƣ khủng hoảng chính trị hay sự
sụp đổ của một vài yếu tố kinh tế thì nền kinh tế sẽ bị tác động trực tiếp dẫn đến
khủng hoảng. Khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, mặc nhiên tình hình kinh doanh
của các doanh nghiệp hay thu nhập của các hộ tiêu dùng cũng sẽ giảm sút nghiêm
trọng. Vì vậy, khả năng hoàn trả các món nợ đã vay ngân hàng cũng sẽ giảm sút
dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng.
Môi trƣờng kinh tế không lành mạnh và thiếu minh bạch với nhiều yếu tố bất
ổn làm cho ngân hàng khó có thể thẩm định dự án/phƣơng án vay vốn một cách
chính xác, đánh giá không đúng năng lực thật sự của khách hàng, không phát hiện
đƣợc những âm mƣu lừa đảo, chiếm đoạt của khách hàng.


Môi trƣờng pháp lý
Một sự thay đổi trong pháp luật sẽ gây ra tác động không nhỏ tới hoạt động

của doanh nghiệp. Sự thay đổi đó có thể dẫn đến những kết quả khích lệ đối với sự
tăng trƣởng của nền kinh tế. Song ngƣợc lại, những thay đổi không phù hợp sẽ gây

hậu quả không nhỏ đối với nền kinh tế. Ví dụ nhƣ một sự thay đổi về chính sách
thuế có thể tác động làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm hoặc làm thua lỗ
một dự án. Bên cạnh đó, phải kể đến là sự chồng chéo của các văn bản pháp lý. Sự
chồng chéo này không những gây ra sự khó khăn cho doanh nghiệp trong việc kinh
doanh mà còn gây ra sự khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý các khoản nợ
xấu.


7

Các quy định của pháp luật về hệ thống kế toán, kiểm toán chƣa đầy đủ, chƣa
có tính hiệu lực bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Trên thực tế vẫn còn tồn tại
hiện tƣợng không ít đơn vị SXKD không thực hiện đúng quy định của pháp luật về
kế toán thống kê. Tình trạng đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến số
liệu làm căn cứ thẩm định để cho vay không đúng số liệu thật, gây rủi ro lớn cho
ngân hàng. Đồng thời, hệ thống kế toán chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu về chuẩn
mực quốc tế cũng là một trở ngại không nhỏ ảnh hƣởng tới chất lƣợng báo cáo tài
chính của doanh nghiệp, làm sai lệch kết quả thẩm định tín dụng của ngân hàng. Đặc
biệt là đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa – đối tƣợng chiếm số lƣợng lớn các
khách hàng vay của các NHTM hiện nay. Ngay cả đối với những doanh nghiệp lớn
đƣợc kiểm toán thì sự chậm trễ trong việc công bố báo cáo cũng nhƣ chất lƣợng
kiểm toán cũng gây không ít khó khăn cho ngân hàng.


Tín dụng theo chỉ định của Chính phủ
Trên phƣơng diện lý thuyết cũng nhƣ những quy định pháp lý đã chỉ rõ

NHTM là một tổ chức kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Tuy nhiên trong thực
tế các ngân hàng không thể tránh khỏi những tác động, chỉ thị của Chính phủ nhằm
can thiệp, chi phối hoạt động kinh doanh của họ. Việc các Ngân hàng Thƣơng mại

Nhà nƣớc (NHTMNN) vẫn chƣa tách bạch đƣợc những khoản vay thƣơng mại và
vay phi thƣơng mại trong đó các khoản vay phi thƣơng mại nhằm đáp ứng mục tiêu
điều hành vĩ mô của Nhà nƣớc đối với nền kinh tế có thể dẫn tới làm gia tăng tỷ trọng
nợ xấu tại các NHTM.


Năng lực điều hành quản lý của khách hàng
Việc sử dụng tiền vay hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ và

năng lực điều hành SXKD của khách hàng. Một số doanh nghiệp sử dụng vốn
ngắn hạn đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, tài sản cố định làm cho vốn bị đọng gây ra nợ
quá hạn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, có doanh nghiệp kinh doanh quá nhiều chức
năng vƣợt quá khả năng quản lý vốn đã yếu kém, dẫn đến kinh doanh thua lỗ, vốn bị
thất thoát không trả đƣợc nợ ngân hàng.


8



Đạo đức khách hàng
Sử dụng vốn vay sai mục đích: đây là một trong những trƣờng hợp gian lận

xảy ra khá phổ biến trong thực tế hiện nay. Việc không giám sát chặt chẽ của ngân
hàng sau khi giải ngân đã tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn vay sai mục
đích, dẫn đến rủi ro không thu hồi đƣợc nợ vay nếu khách hàng bị thua lỗ, phá sản.
Gian lận về số liệu, chứng từ: với những quy định chƣa chặt chẽ về chế độ
báo cáo tài chính của pháp luật Việt Nam đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ
dàng thực hiện gian lận khi lập báo cáo tài chính cung cấp cho ngân hàng nhằm có
đƣợc một đánh giá tốt khi đi vay, lập chứng từ, giấy tờ khống để qua mặt ngân

hàng cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro. Quá trình này bắt đầu từ giai đoạn thẩm
định hồ sơ vay vốn cho tới quá trình quản lý khoản vay, cán bộ tín dụng (CBTD) sẽ
không phát hiện những bất thƣờng hay là những dấu hiệu chứng tỏ khả năng không
hoàn trả đƣợc món vay của doanh nghiệp.
Lừa đảo một cách hợp pháp: có một số khách hàng hiểu pháp luật, lập đủ hồ
sơ vay vốn, lúc đầu trả nợ rất uy tín, sòng phẳng để tạo lòng tin. Sau đó, đề nghị
vay với số tiền lớn hơn, và sử dụng tiền vào mục đích cá nhân, đến kỳ hạn trả nợ
mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.
Không chỉ vậy, có một số khách hàng tuy có khả năng tài chính nhƣng tỏ ra
chây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, không giao tài sản đảm bảo (TSĐB) cho
ngân hàng xử lý, nhằm chiếm dụng hoặc chiếm đoạt vốn của ngân hàng.
1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Đây là những nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân các ngân hàng. Đó có
thể do chính sách tín dụng kém hiệu quả, sự lỏng lẻo trong công tác kiểm tra, giám
sát hay các vấn đề liên quan đến chất lƣợng nguồn nhân lực ngân hàng, bao gồm cả
trình độ chuyên môn, năng lực quản lý điều hành, đạo đức nghề nghiệp…


Chiến lƣợc kinh doanh


9

Một NHTM không xác định đƣợc chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn kể cả trong
dài hạn và ngắn hạn sẽ không thể thành công, thậm chí có thể gập rủi ro, nợ xấu
tăng cao… Thực tế cho thấy, một số ngân hàng cho vay theo tín hiệu thị trƣờng, nếu
thị trƣờng đất đai sôi động thì cho vay kinh doanh bất động sản, hay thƣờng xuyên
dùng vốn ngắn hạn cho vay đầu tƣ trung và dài hạn,… Vì vậy, nhiều quyết định
kinh doanh chỉ dựa vào lợi ích ngắn hạn và khi môi trƣờng kinh doanh thay đổi,
hoặc có biến động tiêu cực thì sẽ kéo theo những khoản nợ xấu vô cùng lớn cho

ngân hàng.


Chính sách tín dụng
Một chính sách tín dụng không đầy đủ, không đồng bộ và thống nhất sẽ dẫn

tới việc cấp tín dụng không đúng đối tƣợng, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho ngân hàng.
Mặt khác, để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị phần, nhiều NHTM đã bỏ qua
một số bƣớc trong quy trình tín dụng, cơ chế cho vay đƣợc đơn giản hóa, tự ý hạ
thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng… Đó cũng chính là ngƣời bạn đồng hành của
tình trạng nợ xấu tăng cao.
Với tình hình thực tiễn của nền kinh tế và đặc điểm của mỗi ngân hàng thì
chiến lƣợc quản lý nợ xấu phải đƣợc xây dựng sao cho phù hợp. Tuy nhiên, do sự
yếu kém trong công tác này, các sai lầm ví dụ nhƣ trong việc đề ra mục tiêu tăng
trƣởng tín dụng quá cao khi chƣa đồng bộ với một cơ chế kiểm soát, một quy trình
tín dụng chặt chẽ sẽ dẫn đến sự gia tăng của nợ xấu.


Công tác quản trị và phòng ngừa rủi ro chƣa đƣợc chú trọng
Góp phần vào việc hình thành và gia tăng nợ xấu tại các NHTM cũng không

thể không kể đến nguyên nhân liên quan tới công tác quản trị và phòng ngừa rủi ro.
Một khi việc xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng của TCTD còn mang tính chất
chủ quan, chƣa xây dựng đƣợc thƣớc đo lƣợng hóa rủi ro một cách khoa học,
chƣa tính toán chính xác đƣợc yếu tố này sẽ khó tránh khỏi việc quyết định cho
vay, phân loại nợ thiếu chính xác, từ đó góp phần gia tăng tình trạng nợ xấu tại
NHTM.



×