THỰC TRẠNG THU NHẬP CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH
CỦA HABUBANK
1. Giới thiệu chung về Habubank:
1.1. Sự ra đời và lịch sử phát triển của Habubank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội là một ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam được thành lập và đăng ký hoạt động tại Nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt
động số 0020/NH-GP có hiệu lực từ ngày 6 tháng 6 năm 1992 trong thời hạn 99
năm.
Habubank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam được thành
lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh
vực phát triển nhà. Tiền thân của Habubank là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam kết hợp với các cổ đông bao gồm Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và một
số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng quản lý nhà và du
lịch. Với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng. Ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0020/NH-GP có hiệu lực từ ngày 6
tháng 6 năm 1992 trong thời hạn 99 năm.
Tháng 10 năm 1992, Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép Ngân hàng
thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm tiền gửi, tiết kiệm,
vay và tiếp nhận, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ trong phạm vi
lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý trong chiến lược kinh
doanh của Habubank với việc chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại
nhằm vào các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các cá
nhân và tổ chức tài chính khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ và
phát triển nhà. Thêm vào đó, cơ cấu cổ đông cũng được mở rộng một cách rõ rệt
với nhiều cá nhân và doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân tham gia đầu tư đóng
góp phát triển.
Tới nay, qua hơn 17 năm hoạt động, Habubank đã có số vốn điều lệ là 900
tỷ đồng với mạng lưới ngày càng mở rộng, 7 năm liên tục được NHNN Việt
Nam xếp loại A và được công nhận là ngân hàng phát triển toàn diện với hoạt
động ổn định, an toàn và hiệu quả. Habubank luôn giữ vững niềm tin của khách
hàng bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ và phong cách nhiệt tình, chuyên nghiệp
của tất cả nhân viên.
Hiện nay Ngân hàng đang tiến hành các hoạt động ngân hàng bao gồm
nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, cho vay
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức cá nhân tùy theo tính chất và khả
năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các nhiêm vụ kinh doanh đối ngoại,
chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng chỉ có giá; cung cấp các dịch
vụ cho các khách hàng; và các dịch vụ ngân hàng khác khi được Ngân hàng Nhà
nước cho phép.
1.2. Cơ cấu tổ chức.
Habubank hiện có mô hình tổ chức báo cáo ít tầng nhằm giảm thiểu tính
quan liêu trong hệ thống cũng như nâng cao tính năng động của tổ chức. Điểm
nổi bật của mô hình Habubank là tập trung vào khách hàng, đội ngũ nhân viên
chuyên nghiệp và quản lý rủi ro hiệu quả.
Rủi ro luôn là một phần gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh ngân
hàng. Kiểm tra và quản lý rủi ro sao cho cân bằng được mối quan hệ “rủi ro – lợi
nhuận” trước hết đòi hỏi một cơ cấu tổ chức phù hợp và chính sách nhất quán
trong toàn hệ thống. Do đó, cơ cấu Habubank hoàn toàn được tổ chức theo chiến
lược phát triển do Hội Đồng Quản trị đề ra và liên quan chặt chẽ đến quản lý rủi
ro. Đồng thời tính linh hoạt và giảm thiểu quan liêu cũng luôn được đề ra giúp
Ngân hàng dễ thích ứng và thay đổi khi môi trường kinh doanh có sự biến
chuyển.
Hiện tại Habubank có Hội sở và 21 chi nhánh, phòng giao dịch với sản
phẩm kinh doanh đa dạng gồm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp (tài trợ thương
mại quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền mặt...), dịch vụ ngân hàng cá nhân (huy
động, cho vay tiêu dùng, mua nhà...) và các hoạt động đầu tư khác trên thị
trường chứng khoán.
Thành viên bộ máy quản lý của Habubank bao gồm:
* Hội đồng Quản trị:
- Ông Nguyễn Văn Bảng _ Chủ tịch
- Ông Nguyễn Tuấn Minh _ Ủy viên
- Ông Nguyễn Đường Tuấn _ Ủy viên
- Bà Dương Thu Hà _ Ủy viên
- Ông Đỗ Trọng Thắng _ Ủy viên
* Ban điều hành:
- Bà Bùi Thị Mai _ Tổng Giám đốc.
Tham gia Habubank từ năm 1995, đảm nhận chức vụ tổng giám đốc từ
năm 2002, điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Habubank.
- Ông Đỗ Trọng Thắng _ Phó Tổng Giám đốc.
Với nhiều kinh nghiệm chuyên viên kinh tế và quản lý tài chính doanh
nghiệp, được bổ nhiệm giữ chức phó Tổng Giám đốc, phụ trách mảng kiểm tra
xét duyệt tín dụng.
- Bà Nguyễn Thị Kim Oanh _ Phó Tổng Giám đốc.
Bắt đầu công tác tại Habubank từ năm 1989. Từ ngày 02/06/2003 bà được
tín nhiệm giữ chức Phó Tổng Giám đốc, phụ trách tài chính và cung ứng dịch
vụ.
- Bà Lê Thu Hương _ Phó Tổng Giám đốc.
Thạc sỹ quan hệ đối ngoại, cử nhân kinh tế, là Phó Tổng Giám đốc kiêm
giám đốc chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bà Nguyễn Dự Hương _ Phó Tổng Giám đốc.
Cử nhân kinh tế, phụ trách mảng dịch vụ ngân hàng cá nhân.
1.3. Vốn cổ phần.
Kể từ ngày thành lập, vốn điều lệ của Ngân hàng đã liên tục được tăng tại
các thời điểm sau:
Bảng 1: Sự tăng trưởng vốn điều lệ của Habubank
Vốn tăng lên
(Triệu đồng)
Được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp
nhận
Ngày
50.000 Quyết định số 58/QĐ-NHNN5 18/03/1996
57.000 Quyết định số 443/1999/QĐ-NHNN5 21/12/1999
63.170 Quyết định số 424/2000/QĐ-NHNN5 22/09/2000
70.000 Quyết định số 498/2000/QĐ-NHNN5 05/12/2000
71.044 Quyết định số 87/NHNN-QLTD 05/02/2002
80.000 Quyết định số 576/NHNN-QLTD 06/09/2002
120.000 Quyết định số 170/NHNN-QLTD 07/04/2003
200.000 Quyết định số 45/NHNN-HAN7 11/02/2004
300.000 Quyết định số 89/NHNN-HAN7 21/01/2005
2. Tình hình kinh doanh của Hội sở chính Habubank.
Trước tiên ta đi xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng để
có được một cái nhìn sâu sắc về công tác thu nhập, chi phí của Ngân hàng.
Trong thời gian qua Habubank đã có những thuận lợi cũng như những khó
khăn trong việc phát triển và chăm sóc khách hàng. Ngân hàng có uy tín trên thị
trường trong và ngoài nước, có hệ thống Habubank trên khắp đất nước, có đội
ngũ cán bộ công nhân viên trẻ nhiệt tình, năng động và sáng tạo, luôn đặt lợi ích
của cá nhân trong lợi ích của Ngân hàng.Với những ưu điểm trên, Ngân hàng đã
đạt được các kết quả đáng khích lệ. Trong bài viết gửi các nhà đầu tư ngày
15/4/2006, Bác Nguyễn Văn Bảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị có nói: “Bằng sự
quyết tâm và động lực của những thắng lợi kinh doanh năm 2005, Habubank đã
vươn lên mạnh mẽ, đạt được những thành công hơn mong đợi cho năm 2006,
với mức tăng trưởng toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động, không ngừng sáng
tạo những sản phẩm, dịch vụ trí thức tạo dựng thương hiệu và xây đắp niềm tin
của các cổ đông và khách hàng.”
Một trong những thành công đó là năm 2005 Habubank là ngân hàng đầu
tiên cán đích hoàn thành kế hoạch do đại hội đồng cổ đông giao cho, được xếp
vào bậc những ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận cao nhất ngành với mức lợi nhuận
trước thuế đạt 103 tỷ đồng, đồng thời là năm thứ 7 liên tiếp Habubank được
Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A. Habubank đã đưa vào hoạt động thêm 04 chi
nhánh và Phòng giao dịch mới nhằm mở rộng mạng lưới và tạo thêm thuận lợi
cho khách hàng giao dịch nhanh chóng, an toàn.
2.1. Tăng trưởng nguồn vốn:
Với các sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, chính
sách lãi suất linh hoạt, được hỗ trợ bởi các phương thức Marketing hiệu quả,
Habubank ngày càng thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách hàng dân cư
và tổ chức kinh tế. So với năm 2005, tổng nguồn vốn huy động của Habubank
tăng 45,67%, trong đó huy động tiết kiệm tăng 47,18%, tiền gửi khách hàng tăng
27%, huy động liên ngân hàng tăng 51,54%. Số liệu được thể hiện trên biểu đồ
dưới đây:
Biểu 1: Tình hình huy động vốn qua các năm 2005 và 2006.
Đơn vị: Triệu đồng
1.806.110
46.618
35.995
480.186
609.908
1.689.345
2.486.367
Tiền gửi
thanh toán
và tiền
vay từ
TCTD
Các nguồn
vốn vay
khác
Tiền gửi
của các
TCKT
và cá
nhân
Tiền
gửi tiết
kiệm
2005 2006
Nguồn: Báo cáo thường niên 2006)
Từ biểu đồ trên ta thấy,năm 2006 Habubank đã có những sự phát triển
mạnh mẽ trong công tác huy động vốn. Có được điều này vì Ngân hàng đã tiếp
tục đẩy mạnh tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế như Dự án Tài
chính Nông thôn II – RDFII do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ; Dự án cho vay
doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật bản. Các nguồn vốn này đã làm đa dạng hóa
cơ cấu vốn huy động, tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn của Habubank với
1.191860
chi phí rẻ hơn, góp phần phát triển tín dụng cho khu vực nông thôn gần thành thị
và khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sự tăng giảm của từng loại vốn huy động trong tổng nguồn cũng có sự
thay đổi, thể hiện rõ trong bảng sau:
Bảng 2: Tăng giảm từng loại vốn trong tổng nguồn.
Đơn vị : Triệu VNĐ
Số dư nguồn vốn
huy động
2005
% Tổng
nguồn
2006
% Tổng
nguồn
(2006,2005)
/2005
T gửi thanh toán &
vay từ ngân hàng
& tổ chức tín dụng
1.191.86
0
31,97% 1.806.110 32,69% +51,54%
Các nguồn vốn
vay khác
35.995 0,97% 46.618 0,84% +29,51%
T gửi của các tổ
chức kinh tế & cá
nhân
480.186 12,88% 609.908 11,04% +27,01%
Tiền gửi tiết kiệm
1.689.34
5
45,31%
2.486.36
7
45,00% +47,18%
Tổng nguồn vốn
huy động
3.397.38
6
91,12%
4.949.00
3
89,58% +45,67%
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2006 – Habubank.)
Từ kết quả tính toán được ta thấy tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm vẫn chiếm một tỷ
trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động (năm 2006 là 45,0%), và
tổng nguồn vốn huy động cả năm 2006 đạt 4.949.003 triệu đồng, tăng 45,67% so
với năm 2005.
Về cơ cấu nguồn vốn cũng có sự thay đổi rõ rệt, năm 2006 tổng nguồn
vốn đạt 5.525.791, tăng 48,19% so với năm 2005. Điều này được thể hiện qua
bảng:
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn năm 2006
Đơn vị: Triệu đồng
Cơ cấu nguồn
vốn
2005
%Tổng
nguồn
2006
% Tổng
nguồn
(2006,2005)
/2005
Vốn chủ sở hữu 253.547 6,80% 391.464 7,09% +54,40%
Tiền gửi của KH 2.169.531 58,19% 3.096.275 56,04% +42,72%
Tiền gửi thanh
toán, gửi & vay
từ NH và các
TCTD
1.227.85
5
32,93%
1.852.72
8
33,53% +50,89%
Các khoản phải
trả
77.372 2,08% 184.324 3,34% +138,23%
Tổng nguồn 3.728.305 100% 5.524.791 100% +48,19%
2.2. Tình hình sử dụng vốn tại Habubank.
2.2.1. Cho vay khách hàng:
Cùng với sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế trong những năm vừa
qua, theo đó nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần
kinh tế cũng không ngừng tăng lên, để đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển,
với tiêu chí phục vụ khách hàng, Habubank đã không ngừng mở rộng và phát
triển các dịch vụ cả về chiều rộng và chiều sâu, trong đó dịch vụ cho vay khách
hàng vẫn là dịch vụ tạo ra nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng, tổng dư nợ cho
vay năm 2006 đạt 3.330,218 tỷ đồng tăng 41% so với năm 2005.Tỷ lệ nợ quá
hạn được duy trì ở mức 1,1% tổng dư nợ, là thước đo sát sao đảm bảo an toàn và
nâng cao hiệu quả hoạt động.
Ta có Biểu 2: Biểu đồ thể hiện Tổng dư nợ theo kết quả từ 2002 đến 2006:
Đơn vị: Triệu VNĐ
672.899
995.225
1.596.105
2.3625.641
3.330.218
2002
2003
2004
2005
2006
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2006 – Habubank)
Để đạt được kết quả như trên, Habubank đã không ngừng mở rộng mạng
lưới, phát triển nhiều sản phẩm cho vay mới, đưa ra các chính sách tín dụng với
lãi suất phù hợp, cải tiến quy trình thẩm định và xét duyệt để đáp ứng được nhu
cầu nhanh nhất, tốt nhất cho khách hàng. Habubank cũng không ngừng mở rộng
hợp tác trên nhiều mặt với các tổ chức Tín dụng, các tổ chức Tài chính theo hình
thức Đồng tài trợ và ủy thác cho vay để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách
hàng trên cơ sở phân tán rủi ro cho ngân hàng.
Hướng tới nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu
dùng vẫn là mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của Habubank, trong tổng dư
nợ cho vay thì các dư nợ của Công ty cổ phần, TNHH chiếm tới 65%, dư nợ cho
vay tiêu dùng chiếm 29%.
Đồng thời Habubank luôn chú trọng đến các dự án đầu tư trung dài hạn có
tính khả thi cao, các dự án trọng điểm nằm trong quy hoạch phát triển của chính
phủ... Để đảm bảo nguồn thu nhập đều cho Habubank, dư nợ trung dài hạn
chiếm 31%.