Báo cáo tốt nghiệp Nghiệp vụ Ngân hàng
GIẢI PHÁP LÀM GIẢM THIỂU VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP PGD SA ĐÉC
3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện
được nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng.
Hay nói cách khác rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố
không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng
không trả nợ được cho ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác
động xấu đến hoạt động và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản.
Đây là rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề
nhất, thông thường ở các nước trên thế giới nghiệp vụ tín dụng mang lại 2/3 thu nhập
cho ngân hàng. Còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhiều ngân hàng vẫn có nguồn
vốn thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm một tỉ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của
ngân hàng. Tín dụng đồng thời cũng là một hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro do tác động
bởi nhiều yếu tố của mô trường kinh doanh ngân hàng.
3.2 Nguyên nhân gây rủi ro tín dụng.
3.2.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng.
Rủi ro tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là việc không hoàn thành nghĩa vụ trả
nợ, vốn bị ứ động khó có khả năng thu hồi, nợ quá hạn ngày càng lớn, các khoản lãi
chưa thu hồi ngày càng gia tăng… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ này là:
3.2.2.1 Đối với khách hàng là cá nhân.
Khi các cá nhân vay vốn gặp phải các nguy cơ sau đây thường không trả nợ cho
ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi như:
Thu nhập không ổn định
Bị sa thải, thất nghiệp
Bị tai nạn lao động
1
GVHD: Trương Thị Nhi Trang 1 SVTH: Dương Phước Mai
Báo cáo tốt nghiệp Nghiệp vụ Ngân hàng
Hỏa hoạn, lũ lụt
Hoàn cảnh gia đình khó khăn
Sử dụng vốn sai mục đích
Thiếu năng lực pháp lý
3.2.1.2 Đối với khách hàng là doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp thường không trả được nợ vay của ngân hàng đầy đủ cả gốc
lẫn lãi khi gặp phải các trường hợp sau :
Người lãnh đạo đơn vị vay vốn không có trình độ chuyên môn, thiếu năng lực
quản lí.
Kinh doanh thua lỗ dẫn đến mất khả năng về tài chính.
Sử dụng vốn vay sai mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Những biến động từ thị trường cung cấp vật tư đầu vào của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh, bị mất thị trường tiêu thụ.
Chính sách Nhà Nước thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Thiếu kế hoạch về nguồn vốn.
Mở rộng thị trường kinh doanh quá mức kiểm soát của doanh nghiệp.
Những tai nạn bất ngờ: hỏa hoạn, động đất, công nhân đình công…
3.2.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng.
Bản thân ngân hàng cũng tạo ra các tiềm ẩn về rủi ro tín dụng. Những nguyên
nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng bao gồm:
Do ngân hàng chạy theo lợi nhuận, đặt mong ước về lợi nhuận cao hơn các khoản
vay lành mạnh.
2
GVHD: Trương Thị Nhi Trang 2 SVTH: Dương Phước Mai
Báo cáo tốt nghiệp Nghiệp vụ Ngân hàng
Ngân hàng vi phạm các nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỉ lệ an toàn (vì chấp và
cầm cố, cho vay khống…ví dụ: cho khách hàng vay quá 15% vốn tự của ngân hàng),
thiếu tài sản thế chấp
Phân tích đánh giá khách hàng sai, quyết định cho vay thiếu thông tin xác thực.
Vi phạm về mặt đạo đức kinh doanh của cán bộ ngân hàng.
3.2.3 Nguyên nhân từ điều kiện khách quan.
Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm với những
biến động của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Sự suy thoái hay khủng hoảng kinh tế sẽ làm xuất hiện nhiều doanh nghiệp thua
lỗ và phá sản, từ đó có các khoản tiền vay ngân hàng không thể thu hồi được.Điều này
làm cho nợ quá hạn trong ngân hàng tăng lên nhanh chóng. Ở Thai Lan, thực tế vào năm
1997 khi khủng hoảng xảy ra làm cho các doanh nghiệp phá sản hàng loạt, từ đó dẫn
đến tình trạng nợ xấu của ngân hàng tăng nhanh.
Ở thời kì lạm phát của nền kinh tế tăng cao thì dẫn đến rủi ro tín dụng bởi vì
trong thời kì này người gửi tiền có tâm lý lo sợ rằng đồng tiền của mình bị mất giá khi
gửi trong ngân hàng, cho nên họ muốn rút tiền ra khỏi ngân hàng. Trong khi đó ở thời kì
này người vay tiền càng có lợi nên họ muốn gia tăng nhu cầu vay vốn và muốn kéo dài
thời hạn vay. Điều này cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn hoạt động của ngân
hàng cũng như những khoản cho vay của ngân hàng càng trở nên khó thu hồi. Nguy
cơ này có thể làm hoạt động cho vay của ngân hàng bị phá sản.
3.3 Hậu quả từ rủi ro tín dụng.
3.3.1 Về phía ngân hàng.
Một khi rủi ro xảy ra thì những thiệt hại về mặt uy tín và vật chất của ngân
hàng là khó tránh khỏi vì ngân hàng là người cho vay và đi vay.
Tác động trực tiếp của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
như: làm cho ngân hàng thiếu tiền chi trả cho người gửi tiền vì ngân hàng kinh doanh
chủ yếu bằng nguồn vốn huy động. Khi rủi ro xảy ra tức ngân hàng không thu hồi được
3
GVHD: Trương Thị Nhi Trang 3 SVTH: Dương Phước Mai
Báo cáo tốt nghiệp Nghiệp vụ Ngân hàng
nợ gốc và lãi trong cho vay đúng hạn thì việc thanh toán của ngân hàng không thể đảm
bảo được.
Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thanh
toán, dần làm cho ngân hàng lỗ lã và có nguy cơ bị phá sản.
3.3.2 Về phía hoạt động kinh tế - xã hội.
Kinh doanh ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế và
xã hội, đến tất cả các doanh nghiệp và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư. Chính vì vậy, rủi
ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một ngân hàng, rồi lây lan ra nhiều ngân hàng,
chắc chắn khi đó sẽ tác động đến tâm lý của dân chúng. Lúc đó, nhiều người sẽ đua
nhau đến ngân hàng rút tiền trước thời hạn. Khi đó rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn
bộ hoạt động kinh tế - xã hội làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, gây ra tình
trạng thất nghiệp.
Do đó, rủi ro tín dụng thực sự là vấn đề rất quan trọng và cần được quan tâm
đặt biệt hơn từ chính phủ, từ ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương cần phải có
những chính sách khuyến cáo thường xuyên thông qua công tác thanh tra kiểm soát hoạt
động của ngân hàng thương mại và cần thiết có sự hỗ trợ cho ngân hàng thương mại khi
có các biến cố rủi ro xảy ra.
3.4 Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
3.4.1 phân tán rủi ro.
Ngân hàng thương mại không nên tập trung vốn vào một số ít khách hàng hoặc
những khách hàng kinh doanh trong cùng một lĩnh vực, cho dù khách hàng đó, những
lĩnh vực kinh doanh đó có hiệu quả. Bởi vì nếu khách hàng có gặp khó khăn trong kinh
doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đến ngân hàng thương mại.Vì vậy ngân hàng
thương mại cần phải tôn trọng giới hạn an toàn do ngân hàng nhà nước quy định.
Giới hạn an toàn đều được quy định ở các nước trên thế giới.Bất kì một khoản
vay nào vượt quá giới hạn quy định so với vốn chủ sở hữu của ngân hàng đều có thể dẫn
đến rủi ro.Giới hạn an toàn của một khách hàng vay ở các nước rất khác nhau, thường từ
10% đến 40% vốn của ngân hàng. Ở Việt Nam, căn cứ vào quyết định 457/2005/QĐ -
4
GVHD: Trương Thị Nhi Trang 4 SVTH: Dương Phước Mai
Báo cáo tốt nghiệp Nghiệp vụ Ngân hàng
NHNN - Điều 8 :” Dư nợ đối với khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của
ngân hàng”. Tỉ lệ an toàn vốn được xác định bằng tỉ lệ giữa vốn tự có so với “tài sản rủi
ro”, kể cả các cam kết ngoại bảng được điều chình theo mức độ rủi ro. Ở Thai Lan, hạn
mức cho khách hàng vay là 25%, Singapore là 30% và Philippine là 15% (có tài sản thế
chấp là 30%).
Thực hiện đồng tài trợ: trường hợp một khoản vay có giá trị lớn, nếu một ngân
hàng thương mại e ngại có rủi ro cao thì khi đó có thể kết hợp với một hay nhiều ngân
hàng khác để cùng cho vay. Hình thức cho vay như vậy được gọi là cho vay hợp vốn
hay còn gọi là đồng tài trợ.Trong hình thức đồng tài trợ thì có một ngân hàng thương
mại làm đầu mối phối hợp với các bên tài trợ (NHTM) khác để thực hiên nhằm phân tán
rủi ro tín dụng, nâng cao hiêu quả trong hoạt động sản xuấ của doanh nghiệp và của
ngân hàng.
Đồng tài trợ để cung cấp các khoản vay lớn mà một ngân hàng khó có đủ khả
năng cho vay, khó xác định mức độ rủi ro, mạo hiểm.Vì thế mà nhiều ngân hàng kết hợp
với nhau cùng nhau xem xet đánh giá khách hàng, phân tích khả năng sinh lời của dự án
để tiến hành cho vay. Trong hình thức này các NHTM tham gia cùng góp vốn cho vay
một doanh nghiệp hay dự án.Các ngân hàng thương mại đồng tài trợ sẽ thỏa thuận rõ
trách nhiệm và quyền hạn của từng bên tham gia. Khi có rủi ro xảy ra thì mỗi NHTM
thành viên sẽ chịu trách nhiệm về phần góp vốn của mình. Chính vì vậy rủi ro cũng
được chia sẻ bởi các NHTM thành viên.
Bảo hiểm tín dụng: là biện pháp quan trọng nhằm phân tán rủi ro.Bảo hiểm tín
dụng có thể thực hiện các loại như: Bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo
hiểm tiền vay. Ở các nước trên thế giới bảo hiểm tín dụng thường được thực hiện với
các hình thức sau:
-Khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm cho nghành nghề mà họ kinh doanh.
-Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm và sẽ được bồi
thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.
-Bảo hiểm tải sản đảm bảo tiền vay.
5
GVHD: Trương Thị Nhi Trang 5 SVTH: Dương Phước Mai