Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP PHÒNG GIAO DỊCH SA ĐÉC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.78 KB, 8 trang )

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP PHÒNG GIAO DỊCH SA
ĐÉC
1.1 Khái niệm vai trò của tín dụng ngân hàng
1.1.1 Khái niệm
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các xí nghiệp, tổ chức
kinh tế, các tổ chức cá nhân, được thực hiện dưới hình thức ngân hàng hoạt động vốn bằng
tiền và cho vay đối với xí nghiệp, tổ chức kinh tế, các tổ chức cá nhân.
1.1.2 Vai trò
1.1.2.1 Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản nhất của các ngân hàng và các tổ chức tín
dụng. Cả hai mặt hoạt động chủ yếu của tín dụng là đi vay và cho vay đặc biệt là hoạt động
cho vay có ý nghĩa to lớn, đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của ngân hàng
nói riêng.
Tín dụng góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hoá phát triển: Ngân hàng hoạt động
vốn nhàn rỗi trong dân thông qua tiền gửi tiết kiệm rồi cho lại hộ sản xuất và các đơn vị
kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân trong việc sản xụất kinh doanh. Nhờ vậy ngân
hàng giúp họ quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, không bị gián đoạn do thiếu vốn
đầu tư. Như vậy tín dụng đóng vai trò là cầu nối giữa đầu tư và tiết kiệm nó vừa là công cụ
tích tụ vốn vừa là nguồn cung ứng cho đầu tư góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngày
càng phát triển.
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, quan hệ trao đổi quôc tế ngày càng được mở
rộng, thị trường trong nước không thể tách rời thị trương thế giới.Vì vậy mà các quan hệ
tín dụng cũng không ngùng phát triển, tạo điều kiên cho hoạt động sản xuất king doanh
được mở rộng.
1.1.2.2 Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn
Tín dụng giữ vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như các hộ nông
dân: Đôi khi các doanh ngiệp đã lập ra đươc kế hoạch kinh doanh có hiêu quả nhưng do
thiếu vốn nên chua thực hiện được kế hoạch, nhờ có tín dụng ngân hàng mà họ mới có thể
bắt tay vào việc sản xuất kinh doanh của mình, nếu việc sản xuất kinh doanh của họ có
hiệu quả thì không những mang lại lợi ích cho doanh nghiệp ma còn đóng góp một phần


cho xã hội ngày càng phát triển, đất nước giàu đẹp.
Trong cơ chế thị trường doanh nghiệp đều muốn khuyếch trương lợi nhuận do đó
cần phải có số vốn lớn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nếu doanh
nghiệp dùng vốn tự có để tích luỹ dần phải có thời gian dài, mặt khác nếu doanh nghiệp sử
dụng vốn tự có có khi lại bỏ lỡ cơ hội kinh doanh làm cho quá trình tích tụ vốn tốn thời
gian nhiếu hơn. Nhưng nếu nhờ nguồn vốn tín dụng doanh nghiệp có ngay một số vốn rất
lớn để tận dụng cơ hội kinh doanh đó. Do đó tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình sản
xuất.
Trong cơ chế kinh tế thị trường các doanh nghiệp nhỏ khả năng tái chính yếu,
thuơng hiệu chưa đủ mạnh nên khó bề cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn chính vì thế
các doanh nghiệp nhỏ sẽ tự động sáp nhập lại với nhau để tạo ra một doanh nghiệp lớn
nhằm phát triển khả năng cạnh tranh tim kiếm lợi nhuận cao hơn.
Các doanh nghiệp càng lớn càng uy tín khả năng vay vốn càng lớn vì vậy các doanh
nghiệp nhỏ phai nhanh chóng liên kết và sáp nhập lại với nhau để trở thành doanh nghiệp
lớn. Vậy tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình thúc đẩy vốn, tín dụng giữ vai trò rất quan
trọng đối với doanh nghiệp cũng như đối với các hộ nông dân.
1.1.2.3 Tín dụng góp phẩn làm giảm chi phí lưu thông
Tín dụng góp phần ổn định đời sống, Tạo công an việc làm ổn định xã hội, Khi
doanh nghiệp vay vốn để sản xuất kinh doanh thi tất yếu sẽ thuê mướn một đội ngũ công
nhân để phục vụ cho doanh nghiệp của minh từ đó đã tạo công ăn viêc làm cho người dân,
giảm được nạn thất nghiệp, tệ nạn xã hội góp phần làm cho xã hôi văn minh giàu đẹp.
Nền kinh tế phát triền kéo theo hoạt động ngân hàng cũng phát triển.Việc đa dạng
hoá các hình thức tín dụng đã tạo ra nhiều phương tiện thanh toán hiện đại như: Séc, thẻ tín
dụng, ngân phiếu thanh toán, thẻ thanh toán…có mệnh giá lớn rất nhiều lần so với mệnh
giá của giấy bạc ngân hàng, thay thế đươc một khối lượng lớn giấy bạc ngân hàng trong
lưu thông tư đó tiết kiệm được chi phí lưu thông tiền mặt.
Ở các nước phát triển lâu đời người ta không những vay muợn bằng tiền mặt, kỳ
phiếu, trái phiếu … mà luật còn cho phép các dạng ký hoạt khế ước nợ được lưu thông và
chuyển nhượng trong thời gian có hiệu lực làm đa dạng hoá các phương tiệc thanh toán
góp phần hạn chế lượng tiền mặt thực tế trong lưu thông và trong điều kiện ngân hàng phát

triển sẽ mở rộng hơn nhiều nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt làm giảm nhu cầu
tiền mặt trong lưu thông từ đó giảm được chi phí in tiền, bảo quản tiền, chuyển tiền và
chuyển tiền. Do dó, thông qua hoạt động tín dụng góp phần giảm chi phí lưu thông ổn định
tiền tệ.
1.2. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG:
1.2. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG:
1.2.1. Khái niệm về rủi ro:
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là một hoạt
động rất nhạy cảm. Mọi biến động trong nền kinh tế xã hội đều nhanh chóng tác động đến
hoạt động của Ngân Hàng, có thể gây nên những xáo động bất ngờ và hiệu quả của Ngân
Hàng bị giảm sút một cách nhanh chóng. Do vậy, hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng
luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Rủi ro trong hoạt động của Ngân Hàng là những biến cố, sự kiện xảy ra ngoài ý
muốn, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng, thường dẫn đến thiệt hại
và thua lỗ. Vì vậy, nhận thức rủi ro và đề ra những biện pháp phòng chống hữu hiệu để hạn
chế thấp nhất rủi ro luôn là vấn đề cấp bách trong mỗi Ngân Hàng.
1.2.2. Các loại rủi ro cơ bản:
Rủi ro trong hoạt động của Ngân Hàng chủ yếu tập trung vào những dạng sau:
1.2.2.1. Rủi ro thanh khoản:
Một Ngân hàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanh toán,
tức là phải đáp ứng được các nhu cầu thanh toán trong hiện tại, tương lai
và các nhu cầu thanh toán đột xuất. Rủi ro thanh khoản là trường hợp Ngân Hàng không
đảm bảo được khoản tiền thanh toán hay đáp ứng nhu cầu chi trả ngay cho khách hàng gửi
tiền. Rủi ro này xuất hiện từ chức năng chuyển hoàn các kỳ hạn sử dụng vốn và nguồn vốn
của Ngân Hàng. Việc không thoả mãn nhu cầu chi trả ngay nếu không được giải quyết kịp
thời sẽ có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến tâm lý khách hàng và chủ nợ làm ảnh hưởng
đến uy tín lâu dài của Ngân Hàng và có thể dẫn đến vỡ nợ, phá sản.
1.2.2.2. Rủi ro lãi suất:
Là phần chênh lệch giữa lãi suất cam kết của Ngân Hàng với lãi suất thị trường
gây bất ngờ cho Ngân Hàng. Rủi ro về lãi suất trong hoạt động tín dụng Ngân Hàng là rất

quan trọng. Mọi sự thay đổi của lãi suất đều có thể tác động đến việc tăng, giảm thu nhập,
chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng. Nếu những khoản cho vay của Ngân Hàng thu về
không đủ để trang trải cho các khoản chi phí thì coi như Ngân Hàng bị lỗ. Nếu hiện tượng
này kéo dài liên tục do Ngân Hàng không dự đoán, phân tích kỹ các trường hợp thay đổi lãi
suất có chiều hướng bất lợi cho Ngân Hàng thì vốn của Ngân Hàng dần dần bị thiếu hụt do
phải bù lỗ và có thể đưa đến phá sản.
1.2.2.3. Rủi ro vốn:
Thể hiện ở phương diện Ngân Hàng bị ứ đọng vốn, rủi ro này xuất hiện khi
nguồn vốn của Ngân Hàng bị ứ đọng, không thể cho vay hay không thể chuyển sang các tài
sản khác để sinh lời.
1.2.2.4. Rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện
được các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân Hàng. Nói cách khác, rủi ro tín dụng là rủi ro xảy
ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay
khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân Hàng một cách đầy đủ cả gốc và
lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động của Ngân Hàng và có thể làm cho Ngân
Hàng bị phá sản.
Đây là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề
nhất và gắn liền với hoạt động của NHTM, vì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ quan trọng
của NHTM và luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số đầu tư của ngân hàng. Thông thường ở
các nước trên thế giới, nghiệp vụ tín dụng mang lại 2/3 thu nhập cho Ngân Hàng. Còn ở
Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại thường chiếm
từ 80 – 90% tổng thu nhập của mỗi Ngân Hàng. Nhưng đồng thời trong lĩnh vực này cũng
chứa đựng nhiều rủi ro bởi các khoản tiền cho vay bao giờ cũng có xác suất vỡ nợ cao hơn
so với những khoản đầu tư khác.
1.2.2.5 Rủi ro hối đoái:
Đây là loại rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái gây nên. Những rủi ro này
có thể phát sinh trong tất cả các nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ của ngân hàng như:
cho vay, huy động vốn bằng ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, đầu tư chứng khoán bằng ngoại
tệ…

1.2.2.6 Rủi ro khác:
Ngoài những rủi ro cơ bản trên hoạt động ngân hàng còn chịu ảnh hưởng bởi những
rủi ro khác như:

×