TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
TRỊNH THỊ MINH TRANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI NHỰA CỦA
NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH
THANH HÓA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TIẾP
CẬN THEO MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN
Hà Nội - Năm 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
TRỊNH THỊ MINH TRANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI NHỰA CỦA
NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH
THANH HÓA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TIẾP
CẬN THEO MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN
Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã ngành: 785 01 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: 1. TS. HOÀNG THỊ HUÊ
2. TS. NGUYỄN HOÀNG NAM
Hà Nội - Năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực
hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức đã được chọn lọc. Các tài liệu tham
khảo hoàn toàn là tài liệu chính thống thu thập được từ các cơ quan Nhà nước. Khóa
luận dựa trên sự hướng dẫn của TS. Hoàng Thị Huê – Giảng viên khoa Môi trường,
trường Đại học Tài nguyên và Môi trường và TS. Nguyễn Hoàng Nam – Viện Chiến
lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường.
Tôi xin cam đoan khóa luận này chưa được công bố ở bất kỳ tài liệu nào.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định sự trung thực của lời cam đoan trên và xin được
chịu trách nhiệm về kết quả công bố trong khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Trịnh Thị Minh Trang
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, cho phép em gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và đặc biệt là quý thầy cô Khoa Môi trường đã tận
tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt bốn năm học vừa qua, những kiến thức quý
báu đó sẽ là hành trang của em trong công việc sau này.
Đồng thời, em xin gửi tới Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thọ Xuân đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu.
Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến TS.
Hoàng Thị Huê, Giảng viên Khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội và TS. Nguyễn Hoàng Nam – Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên
và Môi trường. Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em đã gặp không
ít những khó khăn, vướng mắc nhưng nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo kịp thời và tận tình
của Thầy Cô, em đã hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Do kiến thức và kỹ năng thực tế chưa nhiều, thời gian thực hiện đề tài có hạn
nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự cảm thông và ý kiến
nhận xét, góp ý của Thầy Cô.
Cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành công trong
cuộc sống tới quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Trịnh Thị Minh Trang
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ...........................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VẼ..............................................................................................vii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề.................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG
NGHIÊN CỨU.............................................................................................................3
1.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................................3
1.1.1. Tổng quan chung về chất thải nhựa.....................................................................3
1.1.2. Tổng quan về cách tiếp cận của kinh tế tuần hoàn.............................................11
1.2. Cơ sở pháp lý.........................................................................................................14
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu...............................17
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới....................................................................17
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.....................................................................21
1.4. Tổng quan về huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa...................................................22
1.4.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên..................................................................................22
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..................................................................................25
1.4.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.............27
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....29
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................29
2.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................29
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................30
2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................................30
2.3.2. Phương pháp xác định khối lượng, thành phần tính chất chất thải nhựa và xác
định hệ số phát sinh chất thải nhựa..............................................................................31
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................33
2.3.4. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM).........................................................33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................37
3.1. Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải nhựa của người dân trên địa bàn huyện
Thọ Xuân..................................................................................................................... 37
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng khảo sát.............................................................37
3.1.2. Hiện trạng phát sinh chất thải nhựa tại các hộ gia đình nghiên cứu...................41
3.2. Nhận thức của người dân về hiện trạng phát sinh chất thải nhựa và hướng tiếp cận
nền kinh tế tuần hoàn...................................................................................................46
3.2.1. Nhận thức của người dân về hiện trạng phát sinh chất thải nhựa tại hộ gia đình
46
3.2.2. Nhận thức của người dân về kinh tế tuần hoàn..................................................49
3.3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn huyện Thọ Xuân
53
3.3.1. Thực trạng thu gom, xử lý và thu phí đối với rác thải sinh hoạt.........................53
3.3.2. Đánh giá thực trạng tái chế chất thải nhựa trên địa bàn huyện Thọ Xuân..........55
3.3.3. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nhựa trên địa bàn huyện Thọ Xuân.........57
3.4. Đánh giá mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với việc cải thiện dịch vụ thu
gom, xử lý chất thải sinh hoạt và Quỹ phát triển cộng đồng........................................60
3.4.1. Đối với dịch vụ thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt.............................................60
3.4.2. Đối với đóng góp “Quỹ phát triển cộng đồng”...................................................62
3.5. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn huyện Thọ Xuân
65
3.5.1. Đề xuất mô hình Kinh tế tuần hoàn...................................................................65
3.5.2. Giải pháp về chính sách....................................................................................69
3.4.3. Giải pháp về kinh tế...........................................................................................70
3.4.4. Giải pháp về truyền thông, giáo dục...................................................................71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
BĐKH
Gốc Tiếng Việt
Biến đổi khí hậu
CTR
Chất thải rắn
CTSH
Chất thải sinh hoạt
CTN
Chất thải nhựa
CIWMB
Ủy ban Quản lý chất thải bang
California
GTSX
Giá trị sản xuất
Gốc Tiếng Anh
California Department of
Resources Recycling and Recovery
IUCN
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên
quốc tế
International Union for
Conservation of Nature
IARC
Cơ quan nghiên cứu Ung thư
quốc tế
Internatuonal Agency for Research
on Cancer
KTTH
Kinh tế tuần hoàn
SWOT
Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ
hội – Thách thức
RTSH
Rác thải sinh hoạt
TT
Thị trấn
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
World Health Organization
UNEP
Chương trình môi trường Liên
Hợp Quốc
United Nations Environment
Programme
VSMT
Vệ sinh môi trường
Strengths – Weaknesses –
Oppotunities - Threats
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại nhựa theo kí hiệu.............................................................................5
Bảng 1.2 Nguồn phát sinh và thành phần chất thải nhựa...............................................9
Bảng 1.3 Phân tích từ đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Thọ Xuân.........................26
Bảng 2.1 Nội dung phiếu phỏng vấn............................................................................34
Bảng 3.1 Mức thu nhập trung bình mỗi tháng của người dân phỏng vấn.....................39
Bảng 3.2 Bảng so sánh thu nhập trung bình tháng của từng nhóm hộ tái chế..............40
Bảng 3.3 Đặc điểm cán bộ môi trường trả lời phỏng vấn.............................................40
Bảng 3.4 Khối lượng và hệ số phát sinh chất thải nhựa của các hộ dân thực hiện
nghiên cứu...................................................................................................................42
Bảng 3.5 Xác định hệ số phát sinh chất thải sinh hoạt của các hộ dân nghiên cứu......43
Bảng 3.6 Ước tính khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh hằng ngày tại huyện Thọ
Xuân............................................................................................................................ 43
Bảng 3.7 Khối lượng và tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh theo thành phần tại các hộ dân
nghiên cứu...................................................................................................................44
Bảng 3.8 Ước tính khối lượng từng loại chất thải nhựa phát sinh hằng ngày tại huyện
Thọ Xuân..................................................................................................................... 45
Bảng 3.9 Hiểu biết của người dân trả lời phỏng vấn về khái niệm “kinh tế tuần hoàn”
..................................................................................................................................... 50
Bảng 3.10 Ông/bà có cho rằng việc tận dụng nguồn nhựa phế liệu vào tái chế các sản
phẩm mới giúp phát triển kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường không?.......................50
Bảng 3.11 Tỷ lệ thái độ của người dân đối với việc phân loại rác tại nguồn................52
Bảng 3.12 Đánh giá của cán bộ môi trường về xu hướng sử dụng sản phẩm nhựa dùng
một lần của người dân..................................................................................................58
Bảng 3.13 Mức sẵn lòng chi trả của các hộ gia đình....................................................60
Bảng 3.14 Thống kê mô tả giá trị WTP trung bình của các người dân phỏng vấn.......61
Bảng 3.15 Mức sẵn lòng chi trả của các hộ gia đình....................................................63
Bảng 3.16 Thống kê mô tả giá trị WTP trung bình của các người dân phỏng vấn.......63
Bảng 3.17 Thống kê mô tả giá trị WTP trung bình của huyện Thọ Xuân.....................64
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mô hình kinh tế tuyến tính và mô hình kinh tế tuần hoàn.............................12
Hình 1.2 Nguyên tắc của KTTH..................................................................................13
Hình 1.3 Mức độ cung cấp lợi ích của kinh tế tuần hoàn.............................................14
Hình 1.4 Mô hình kinh tế mới cho nhựa......................................................................19
Hình 1.5 Bản đồ huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.....................................................23
Hình 2.1 Khung tiếp cận nghiên cứu............................................................................30
Hình 2.2 Quy trình xác định khối lượng, hệ số thu gom rác thải sinh hoạt..................32
Hình 2.3 Mô hình hai mức giá (double bounced).........................................................35
..................................................................................................................................... 37
Hình 3.1. Tỷ lệ độ tuổi của người dân phỏng vấn........................................................37
Hình 3.2 Tỷ lệ trình độ học vấn của người dân phỏng vấn...........................................38
Hình 3.3 Tỷ lệ nghề nghiệp của người dân phỏng vấn.................................................38
Hình 3.4 Khối lượng rác thải sinh hoạt và chất thải nhựa hằng ngày tại các hộ dân
nghiên cứu...................................................................................................................41
Hình 3.5 Khối lượng và tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trong tổng khối lượng rác thải
sinh hoạt của các hộ gia đình nghiên cứu.....................................................................42
Hình 3.6 Hệ số phát sinh các loại chất thải nhựa tại các hộ dân nghiên cứu tại Thị trấn
Thọ Xuân và xã Thọ Lộc.............................................................................................45
Hình 3.7 Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu phân loại CTSH tại hộ gia đình.........................46
Hình 3.8 Tỷ lệ thành phần chất thải sinh hoạt khu vực nghiên cứu..............................47
Hình 3.9 Tỷ lệ các loại chất thải nhựa phát sinh tại hộ gia đình nghiên cứu................48
Hình 3.10 Tỷ lệ mức độ ảnh hưởng do chất thải nhựa gây ra tại địa phương...............49
Hình 3.11 Lo ngại đối với việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường thay
thế cho các sản phẩm nhựa dùng một lần.....................................................................51
Hình 3.12 Tỷ lệ người dân phân loại sản phẩm nhựa đã qua sử dụng..........................52
Hình 3.13 Tỷ lệ người dân phỏng vấn tham gia chương trình giảm thiểu chất thải nhựa
..................................................................................................................................... 53
Hình 3.14 Sơ đồ quy trình bãi chôn lấp xử lý rác thải hợp vệ sinh tại xã Xuân Phú....54
Hình 3.15 Quy trình tái chế nhựa đơn giản tại huyện Thọ Xuân..................................56
Hình 3.16 Mức độ quan trọng của việc tái sử dụng, tái chế và phân loại chất thải nhựa
hướng đến tiếp cận KTTH...........................................................................................58
Hình 3.17 Đánh giá của người dân về công tác quản lý chất thải nhựa của cơ quan
quản lý tại địa phương..................................................................................................60
Hình 3.18 Mô hình kinh tế tuần hoàn cho chất thải nhựa cho huyện Thọ Xuân...........66
Hình 3.19 Mô hình kinh tế tuần hoàn chung................................................................66
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong hoạt động kinh tế, chất thải rắn được phát sinh từ quá trình sản xuất và
tiêu dùng. Việc quản lý chất thải rắn được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, ở
Việt Nam, phổ biến nhất vẫn là thu gom, vận chuyển, chôn lấp và thải ra môi trường.
Với cách thức quản lý trên đã gây ra ô nhiễm môi trường và lãng phí nguồn nguyên
liệu tận dụng từ phế thải. Câu hỏi đặt ra là, vậy mô hình quản lý nào sẽ phù hợp để đạt
được mục tiêu kinh tế và giải quyết vấn đề môi trường?
Một tiếp cận mới có tính hiệu quả và khả thi không chỉ áp dụng kinh nghiệm
quốc tế, mà còn xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam đã có trước đây, đó là tiếp cận
quản lý chất thải rắn dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn. Trong những năm gần đây,
việc chuyển dịch mô hình phát triển từ kinh tế tuyến tính truyền thống sang kinh tế
tuần hoàn đã trở thành xu hướng trên thế giới. Nếu như mô hình kinh tế tuyến tính chỉ
quan tâm đến việc khai thác tài nguyên, sản xuất và vứt bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc
tạo ra lượng lớn phế thải thì mô hình kinh tế tuần hoàn tận dụng được nguồn nguyên
liệu đã qua sử dụng để tái tạo thành nguồn năng lượng mới theo một chu trình khép
kín, thay vì tiêu tốn chi phí khai thác tài nguyên mới và chi phí xử lý chất thải. Tận
dụng nguồn tài nguyên là một trong những cách hiệu quả và sinh thái nhất để quản lý
chất thải. Thay vì thải bỏ tất cả chất thải vào bãi chôn lấp, thì một lượng lớn chất thải
nhựa có khả năng tái chế có thể trở thành nguồn nguyên liệu thô và các sản phẩm tái
chế có giá trị cho các ngành công nghiệp khác.
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) nhấn mạnh rác thải nhựa là một
trong những mối đe dọa và thách thức toàn cầu đối với hệ sinh thái. Theo nghiên cứu
của Jambeck (2015), Việt Nam đứng thứ 4 thế giới lượng rác thải nhựa ra biển, sau
Trung Quốc, Indonesia và Philippines [18]. Điều này cho thấy ô nhiễm chất thải nhựa
đang là một vấn đề quan trọng và cần tìm ra giải pháp giải quyết.
Huyện Thọ Xuân với trọng điểm là khu vực Lam Sơn - Sao Vàng được xác
định là một trong bốn vùng kinh tế động lực làm hạt nhân phát triển lan tỏa, thúc đẩy
kinh tế - xã hội toàn tỉnh Thanh Hóa. Vùng huyện Thọ Xuân không những đóng vai trò
quan trọng đối với của tỉnh Thanh Hóa về các mặt kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, địa
phương cũng đặc biệt chú trọng đến vấn đề môi trường, trong đó có phong trào chống
rác thải nhựa, góp phần hoàn thành Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới.
Xuất phát từ những lý do trên, sinh viên lựa chọn việc thực hiện đề tài: “Đánh
giá hiện trạng phát sinh chất thải nhựa của người dân trên địa bàn huyện Thọ
1
Xuân, tỉnh Thanh Hóa và đề xuất giải pháp giảm thiểu tiếp cận theo mô hình kinh
tế tuần hoàn” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
(1) Tìm hiểu được hiện trạng phát sinh chất thải nhựa trên địa bàn huyện Thọ
Xuân, tỉnh Thanh Hóa thông qua xác định khối lượng, thành phần tính chất chất thải
nhựa và xác định hệ số phát sinh chất thải nhựa;
(2) Tìm hiểu được nhận thức của người dân về hiện trạng phát sinh chất thải
nhựa tại địa phương và về kinh tế tuần hoàn;
(3) Xác định được mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ thu gom
và xử lý rác thải sinh hoạt và Quỹ phát triển cộng đồng;
(4) Đề xuất được một số giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa
theo hướng tiếp cận mô hình kinh tế tuần hoàn.
3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau:
Thứ nhất, phân tích hiện trạng phát sinh chất thải nhựa tại huyện Thọ Xuân.
Thứ hai, đo lường khối lượng và thành phần, tính chất rác thải hộ gia đình tại
huyện Thọ Xuân.
Thứ ba, khảo sát nhận thức của người dân về hiện trạng phát sinh chất thải
nhựa và hướng tiếp cận và về kinh tế tuần hoàn.
Thứ tư, khảo sát mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ thug om
và xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Thọ Xuân.
Thứ năm, đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải nhựa theo hướng
tiếp cận mô hình kinh tế tuần hoàn.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG
NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan chung về chất thải nhựa
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Nhựa (Plastic) là vật liệu tổng hợp được sản xuất từ dầu thô và khí tự nhiên.
Việc sản xuất nhựa sử dụng 8% lượng dầu khai thác của thế giới, trong đó 4% dùng
làm nguyên liệu và 4% sử dụng trong quá trình sản xuất [23]. Nhựa có phạm vi ứng
dụng rộng rãi làm vật liệu bao bì, các sản phẩm gia dụng, công nghiệp, túi mua sắm và
vật liệu xây dựng. Nhựa nguyên chất thường không hòa tan trong nước và không độc
hại, tuy nhiên các sản phẩm nhựa hiện nay đều có các chất phụ gia độc hại dẫn đến
những tác động tiêu cực cho con người và môi trường. Một khi nhựa bị loại bỏ sau khi
tiện ích của nó kết thúc, nó được gọi là chất thải nhựa.
Chất thải nhựa (Rác thải nhựa) là những sản phẩm làm từ nhựa đã qua sử dụng
hoặc không được dùng đến và bị đem vứt bỏ. Chất thải nhựa bao gồm: túi nhựa, cốc
nhựa, ống hút nhựa, chai nhựa, thùng chứa và hầu hết các bao bì thực phẩm. Chất thải
nhựa dùng một lần là những sản phẩm làm bằng nhựa, sản xuất ra với mục đích chỉ
dùng một lần rồi vứt bỏ. Đó có thể là cốc nhựa, thìa nhựa, ống hút, hộp xốp,… dùng
một lần phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày.
Có nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về tái chế. Tái chế là hoạt động thu
hồi từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để biến thành sản phẩm mới sử dụng lại
cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Tái chế bao gồm:
- Thu hồi vật liệu: bao gồm các hoạt động thu gom vật liệu có thể tái chế từ
dòng rác, xử lý trung gian và sử dụng vật liệu này để sản xuất các sản phẩm mới hoặc
sản phẩm khác.
- Thu hồi nhiệt: bao gồm các hoạt động khôi phục năng lượng từ rác thải.
Theo Ủy ban Quản lý chất thải bang California (CIWMB), tái chế là cả một quá
trình bao gồm phân loại, thu gom những chất thải phù hợp với mục đích tái chế và bắt
đầu một quy trình sản xuất mới cho sản phẩm. Một định nghĩa khác của Chương trình
môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), quá trình tái chế còn bao gồm cả các hoạt động
tiếp thị, tạo thị trường cho các sản phẩm sau tái chế. Tái chế một chai nhựa tiết kiệm
khoảng 1/3 năng lượng so với sản xuất một chai nhựa làm bằng hạt nhựa chính phẩm.
Như vậy có thể giảm khối lượng chất thải đổ về bãi chôn lấp. Giảm sự phát xạ các khí
CO2, SO2 và NO và giảm lượng nước sử dụng khoảng 90%.
3
Theo điều 3 – Nghị định 38/2015/NĐ – CP về quản lý chất thải và phế liệu đưa
ra các định nghĩa sau [3]:
- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra
từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
- Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh
trong sinh hoạt thường ngày của con người.
- Phân loại chất thải là hoạt động tách chất thải (đã được phân định) trên thực
tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác
nhau.
- Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu
lại các thành phần có giá trị từ chất thải.
- Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một các trực tiếp hoặc sau
khi sơ chế mà không làm thay đổi tính chất của chất thải.
1.1.1.2.
Phân loại nhựa
Hiện nay, chúng ta có rất nhiều cách để phân loại nhựa dựa vào tính chất vật lý,
hóa học học của chúng. Tùy thuộc vào tính chất vật lý, nhựa có thể được phân loại là
vật liệu nhựa dẻo hoặc nhiệt rắn. Nhựa nhiệt dẻo (PP, PVC, HDPE) là loại nhựa khi
đun nóng được làm mềm để dễ dàng đúc khuôn sản phẩm. Mặt khác, nhựa nhiệt rắn
sau khi được làm cứng sẽ được đem đun nóng chảy. Khoảng 80% nhựa được sử dụng
trên thế giới hiện nay là nhựa nhiệt dẻo [8]. Tuy nhiên, để mọi người đều có thể phân
biệt và hiểu được những đặc điểm cơ bản của sản phẩm nhựa, phổ biến nhất hiện nay
là cách phân loại dựa trên kí hiệu trên bao bì sản phẩm nhựa. Như vậy, có 7 loại nhựa
chính: PET, HDPE, PVC, LDPE, PP, PS, PC và các loại nhựa khác còn lại (Bảng 1.1).
4
Bảng 1.1 Phân loại nhựa theo kí hiệu
Kí hiệu – Tên gọi
Kí hiệu – Tên gọi
(1
)
(2
)
PET/PETE – Polyetylen
terephthalate
HDPE – High density
polyethylence
(3
)
(4
)
PVC/V – Polyvinyl chloride
LDPE – Low density polyethylene
(5
)
(6
)
PP – Polypropylence
PS – Polystyrene
(7
)
Khác – polycarbonate, bioresins,...
(Nguồn: 1. Husky’s guide to PET bottles (2009), 2. )
5
(1) PET (PETE):
Nhựa PET hay PETE (polyethylene terephthalate) là loại nhựa phổ biến nhất
được sử dụng để làm chai, bình nước dùng một lần do giá thành rẻ, nhẹ, dễ tái chế và
không khiến sản phẩm bị hư hỏng, rò rỉ. Tỷ lệ tái chế loại nhựa này tương đối thấp
(khoảng 20%), mặc dù nhu cầu về nguyên vật liệu nhựa là rất cao.
Có thể tìm thấy ở các sản phẩm: chai bình chứa đồ uống có ga, hộp đựng sốt
cà chua, chai bia, bình nước súc miệng, hộp bơ đậu phộng, gia vị salad, dầu thực vật,...
Cách tái chế: tái chế theo chương trình tái chế hộ gia đình (các thùng rác phân
loại sẽ được đặt ở khu vực dân cư sinh sống).
Sản phẩm sau tái chế: vải nỉ, sợi vải, túi tote, nội thất, thảm, ván ép, dây đai,
chai và đồ chứa thực phẩm (miễn là nhựa tái chế đạt tiêu chuẩn vệ sinh và sạch sẽ,
không dính các chất gây ô nhiễm).
(2) HPDE:
Nhựa HDPE (có mật độ polyethylene cao) là một loại nhựa đa năng được dùng
nhiều trong các sản phẩm khác nhau, đặc biệt là bao bì. Tương tự như nhựa PET, nhựa
HDPE không gây nguy hiểm và có thể tái chế thành nhiều sản phẩm khác nhau.
Có thể tìm thấy ở các sản phẩm: bình sữa, chai nước ép, chất tẩy và các sản
phẩm tẩy rửa gia dụng khác; bình đựng xà phòng, rác và túi mua hàng; bình chứa dầu
xe máy; hộp bơ, sữa chua, bao nhựa đựng ngũ cốc.
Cách tái chế: tái chế theo chương trình tái chế hộ gia đình.
Sản phẩm sau tái chế: bình đựng chất tẩy áo quần, bút, thùng chứa tái chế,
gạch lát sàn, ống thoát nước, ván gỗ, ghế dài, nhà cho thú cưng, bàn dã ngoại, hàng
rào, chai dầu gội.
(3) PVC (V):
Nhựa V (vinyl) hay còn gọi là nhựa PVC (polyvinyl clorua) rất chắc chắn và
chống chịu thời tiết, vì vậy chúng được sử dụng để làm ống nước, ván nhựa vinyl bảo
vệ nhà cửa và sản phẩm tương tự khác. Nhựa PVC có chứa clorua nên có thể thải ra
một lượng lớn chất dioxin có hại, và việc đốt PVC sẽ thải độc tố ra ngoài môi trường.
Có thể tìm thấy trong các sản phẩm: chai dầu gội, dầu ăn; bao bì (vỉ thuốc),
ván vinyl, cửa sổ, ống nước, vỏ nhựa cách điện.
Cách tái chế: khó tái chế, tuy nhiên một số cơ sở ván ép thu nhận loại nhựa
này.
6
Sản phẩm sau tái chế: Bàn, vách ngăn phòng, tấm chắn bùn bánh xe, lề đường,
sàn nhà, dây cáp, gờ giảm tốc, thảm nhựa.
(4) LDPE:
Nhựa LDPE (mật độ polyethylene thấp) là loại nhựa ứng dụng nhiều trong cuộc
sống và đang dần được thu nhận để tái chế nhiều hơn so với trước đây.
Có thể tìm thấy trong các sản phẩm: chai mềm, bao bì bánh mì, thực phẩm
đông lạnh; sản phẩm chứa chất hóa học dùng trong giặt khô, túi mua sắm; túi tote; nội
thất.
Cách tái chế: nhựa LDPE ít được thu nhận ở các địa điểm tái chế hộ gia đình.
Túi mua sắm bằng nhựa sẽ được trả lại cho các cửa hàng để tái chế.
Sản phẩm sau tái chế: túi và thùng đựng rác, thùng rác hữu cơ, phong bì, vách
ngăn, ván ép, vách ngăn cách sân vườn, cảnh quan; gạch lát sàn.
(5) PP:
Nhựa PP (polypropylene) có khả năng chịu nhiệt cao nên được dùng làm các
hộp đựng thực phẩm, chất lỏng có nhiệt độ cao. Loại nhựa này hiện nay đang dần được
tái chế nhiều hơn so với trước đây.
Có thể tìm thấy trong các sản phẩm: hộp đựng sữa chua, sirô; chai, lọ y tế, nắp
nhựa và ống hút.
Cách tái chế: Tái chế theo chương trình tái chế hộ gia đình.
Sản phẩm sau tái chế: đèn tín hiệu, dây cáp ắc quy, chổi nhựa, hộp ắc quy tự
động, máy cạo băng (tuyết), đá ngăn khuôn viên vườn, giá để xe đạp, dụng cụ cào đất,
thùng rác, tấm phản (giường), khay nhựa.
(6) PS:
Nhựa PS là loại nhựa nhẹ, rẻ, dễ tạo hình có mặt trong các sản phẩm cứng hoặc
xốp. Styrofoam là một loại nhựa PS mềm nhẹ, màu trắng được dùng để giữ nhiệt.
Thức ăn chứa trong nhựa PS sẽ tiếp xúc với chất gây ung thư styrene - đơn vị cấu
thành polyme có trong nhựa. Các nhà môi trường từ lâu đã lo ngại về loại nhựa này
bởi chúng rất khó tái chế và hiện hữu ở khắp nơi trên thế giới. Hầu hết mọi dịch vụ tái
chế đều không chấp nhận nhựa PS dạng xốp bởi không khí chiếm tới 98% thành phần
nhựa.
Có thể tìm thấy ở các sản phẩm: đĩa và ly dùng một lần, khay thịt, hộp trứng,
hộp đựng thực phẩm/đồ uống mang đi (hộp xốp), hộp thuốc giảm đau aspirin, đĩa CD.
7
Cách tái chế: tái chế theo chương trình tái chế hộ gia đình.
Sản phẩm sau tái chế: vật liệu cách nhiệt, tấm chuyển đổi ánh sáng, hộp trứng,
cửa sổ thông hơi, thước kẻ, bao bì bằng xốp, hộp đựng.
(7) Nhựa khác:
Các loại nhựa không phù hợp với sáu mục phân loại và tái chế trên sẽ được gộp
chung vào nhóm ký hiệu số 7 (polycarbonate). Đây là loại nhựa khiến nhiều người lo
lắng bởi chúng có nguy cơ làm rối loạn hoóc môn cơ thể. Nhựa PLA (polylactic acid)
là nhựa sinh học làm từ thực vật (ví dụ như bắp ngô) nên có thể phân hủy được và thân
thiện với môi trường hơn so với các loại nhựa khác nằm trong danh mục tổng hợp này.
Có thể tìm thấy ở các sản phẩm: các thùng nước có thể tích từ 10 - 20 lít, vật
liệu chống đạn, kính râm, đĩa quang DVD, iPod, vỏ máy tính, biển hiệu, màn hình, hộp
chứa thực phẩm và bao bì nylon.
Cách tái chế: Nhựa thuộc danh mục số 7 trước đây không được tái chế, tuy
nhiên một vài dịch vụ đang bắt đầu thu nhận để tái chế chúng.
Sản phẩm sau tái chế: ván ép nhựa, sản phẩm làm theo yêu cầu.
1.1.1.3. Nguồn phát sinh và tác động của chất thải nhựa
Nguồn phát sinh chất thải nhựa
Chất thải nhựa được phân thành chất thải nhựa lớn (có kích thước lớn hơn
1mm), rác thải vi nhựa (có kích thước từ 1mm tới 1) và rác thải nano nhựa (có kích
thước nhỏ hơn 1). Hầu hết chất thải nhựa có tốc độ phân hủy sinh học rất nhỏ và sẽ vỡ
thành những hạt nhỏ hơn, và cuối cùng là các hạt vi nhựa [9].
Bảng 1.2 Nguồn phát sinh và thành phần chất thải nhựa
Phân loại
Nguồn phát sinh
Khu dân cư
Khu thương mại
Chất thải
nhựa sinh
hoạt
Dịch vụ công cộng
Cơ quan, công sở
Chất thải
Các công nghiệp,
Đối tượng phát sinh
Hộ gia đình, khu
chung cư, khu du lịch
Chợ, nhà kho, trung
tâm thương mại, siêu
thị, khách sạn
Hoạt động dọn rác vệ
sinh đường phố, công
viên, vườn hoa, khu
vui chơi
Trường học, cơ quan
nhà nước
Công nhân
8
Thành phần
Đủ 07 loại chất thải
nhựa, chủ yếu phát
sinh túi nhựa, chai
nhựa, màng bọc thực
phẩm,...
Túi nhựa, chai nước,
nhựa công
nghiệp
Chất thải
nhựa nông
nghiệp
Chất thải
nhựa xây
dựng
Chất thải
nhựa y tế
cụm công nghiệp
Các làng nghề tái
chế
Khu vực sản xuất
nông nghiệp: ruộng,
vườn cây
Các công trình xây
dựng nhà cửa, cầu
cống, đường giao
thông
Quá trình sản xuất
Người nông dân
hộp xốp
Đường ống nước, vỏ
bọc dây điện,...
Bao bì thuốc bảo vệ
thực vật, hóa chất,...
Túi nhựa, chai nước,
hộp xốp
Đường ống nước, vỏ
Quá trình xây dựng
bọc dây điện,...
Bệnh nhân, nhân viên
Túi nhưa, chai nhựa,
Bệnh viện, trung
y tế
hộp xốp
tâm y tế, trạm xá,
Bơm tiêm, vỏ chai
Hoạt động làm việc tại
phòng khám tư nhân
truyền dịch, ống
cơ sở y tế
thuốc, vỉ thuốc,...
(Nguồn: Tham khảo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2016)
Công nhân
Tác động của chất thải nhựa
Chất thải nhựa ngày càng gia tăng và là một trong những thách thức về môi
trường đối với toàn cầu. Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển kinh tế, trong đó có ô nhiễm
chất thải nhựa hay còn gọi là “Ô nhiễm trắng” (White Pollution).
- Sức khỏe con người: Chất thải nhựa gây ra rất nhiều vấn đề bời vì sau khi sử
dụng chúng vẫn còn bám các đồ thực phẩm dư thừa, một thời gian sẽ gây mùi khó
chịu, điều kiện để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Rác thải không được thu gom, xử lý
hợp vệ sinh sẽ sinh ra các tác nhân tác động đến sức khỏe con người. Với kích thước
nhỏ, nhựa có thể đi vào cơ thể và gây ra một số bệnh về đường hô hấp.
- Kinh tế: Chất thải nhựa gây ra tình trạng “ô nhiễm trắng” tại các điểm du lịch,
ảnh hưởng đến không gian nghỉ ngơi và thư giãn của con người. chỉ riêng rác thải
nhựa ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã gây thiệt hại cho ngành du lịch, đánh
bắt thủy sản và vận chuyển 1,3 tỷ đô la mỗi năm. Tổng thiệt hại kinh tế đối với hệ sinh
thái biển toàn cầu do rác thải nhựa gây ra ít nhất là 13 tỷ đô la mỗi năm (UNEP 2018).
- Môi trường đất: Chất thải nhựa ngay cả khi được thu gom và chôn lấp lẫn
vào đất vẫn tồn tại hàng trăm năm, làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn
đất, làm cho đất không giữ được nước.
- Môi trường nước: Khi chôn lấp, chất thải nhựa sẽ làm cho đất không giữ
được nước, dinh dưỡng và ngăn cản quá trình khí Oxy đi qua đất, gây tác động xấu
9
đến sự sinh trưởng của cây trồng. Hơn nữa, nó có thể làm ô nhiễm nguồn nước, gây ra
cái chế của các vi sinh vật có lợi cho cây dưới lòng đất.
- Môi trường không khí: Chất thải là túi nhựa chiếm khối lượng khá lớn trong
thành phần nhựa thải. Các túi nhựa này nhỏ, mỏng, ít có giá trị đối với người thu gom,
tái chế nên tồn tại khá nhiều trong bãi chôn lấp và hầu như không bị phân hủy. Các túi
nylon nếu bị đốt ở bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí do phát thải các
khí ô nhiễm như HCl, VOC, Dioxin, Furan.
1.1.1.4. Tình hình phát sinh chất thải nhựa ở Việt Nam
Theo nghiên cứu của Jambeck và cộng sự (2015), ước tính dựa trên lượng chất
thải nhựa không được quản lý phát sinh từ khu dân cư có 50km ven bở biển, Việt Nam
là quốc gia đứng thứ 4 trong 192 quốc gia được nghiên cứu về lượng chất thải nhựa
biển. Lượng nhựa không được quản lý lên đến 1,83 triệu tấn/năm, tương ứng với 0,28
– 0,73 triệu tấn/năm và chiếm 6% tổng lượng nhựa thải ra biển của thế giới. Chất thải
nhựa trên biển có nguồn gốc chủ yếu từ đất liền (hơn 80%) và phần còn lại đến từ việc
xả thải trực tiếp vào biển [18].
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN & MT), mỗi hộ gia
đình thường sử dụng 5 – 7 túi nhựa/ngày bao gồm cả túi to, túi nhỏ và những túi siêu
nhỏ,... Chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình
mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa các loại. Mỗi ngày Hà Nội thải ra từ
4.000 đến 5.000 tấn rác, trong đó rác thải nhựa chiếm 7 – 8%. Còn Thành phố Hồ Chí
Minh có rác thải nhựa chiếm khoảng 10% tổng rác thải mỗi ngày [2].
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (2019), lượng sản xuất và
tiêu thụ nhựa ở nước ta vào khoảng 5 triệu tấn vào năm 2015, trong đó 80% nguyên
liệu sản xuất nhựa là nhập khẩu.
Nhựa và chất thải nhựa là một vấn đề đặc biệt cần được cộng đồng quan tâm,
do chủng loại nhựa đa dạng, màu sắc và ô nhiễm đã cản trở việc tái sử dụng và tái chế.
Trên thị trường có những công nghệ nhựa mới và sáng tạo mà các nhà sản xuất bao vì
lớn đang bắt đầu sử dụng như công nghệ mới để chuyển đổi nhựa PET trở thành
nguyên liệu ban đầu để đóng gói thực phẩm, nhưng thường do chi phí thấp của nhựa
nguyên sinh, nhu cầu tái chế nhựa thường không đủ lớn. Khả năng phân loại tại chỗ
trước thu gom đang là thách thức đối với cả môi trường đô thị và nông thôn nên rác ở
Việt Nam vẫn mang tính chất tổng hợp. Mặc dù tỷ lệ thu gom chất thải rắn nói chung
và rác thải nhựa nói riêng đã gia tăng hàng năm, tuy nhiên, tỷ lệ chất thải được xử lý
đúng kỹ thuật, hợp vệ sinh môi trường còn khá thấp, công nghệ xử lý và tái chế nhựa
lỗi thời, hiệu quả thấp, chi phí cao, gây ô nhiễm môi trường. Việc phân loại chất thải
10
tại nguồn còn hạn chế, xử lý chất thải rắn chủ yếu là đốt và chôn lấp, do đó sẽ gây ô
nhiễm không khí và các chất độc hại do đốt cháy rác thải nhựa, ảnh hưởng không nhỏ
tới sức khỏe cộng đồng. Tại thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm có khoảng 250 nghìn
tấn chất thải nhựa được tạo ra, trong đó, 48 nghìn tấn được chôn trong các bãi chôn lấp
(đa số là nhựa có giá trị thấp) chiếm 19,2%, còn lại hơn 200 nghìn tấn chất thải nhựa
được tái chế hoặc thải trực tiếp ra môi trường [22].
1.1.2. Tổng quan về cách tiếp cận của kinh tế tuần hoàn
1.1.1.2. Khái niệm về kinh tế tuần hoàn
Hiện nay, áp lực về gia tăng dân số, đô thị hóa và nhu cầu tiêu thụ trên đầu
người ngày càng lớn, khiến nguồn tài nguyên trở nên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, tạo ra nhiều thách thức trong việc nâng cao chất lượng môi trường sống.
Từ hàng trăm năm nay, các quốc gia thường vận hành theo kinh tế tuyến tính truyền
thống (Linear Economy) thường bắt đầu từ Khai thác tài nguyên thiên nhiên (Take),
đến Sản xuất (Make), Tiêu dùng (Use) và cuối cùng là Thải bỏ (Dispose) [5]. Cách
thức vận hành này khiến tài nguyên liên tục bị khai thác và khối lượng chất thải ra môi
trường gia tăng [4].
Đó là lý do cần ưu tiên thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn (Circular
Economy) để giải quyết được vấn đề kép về nguồn nguyên liệu giảm và lượng chất
thải tăng bằng một chu trình khép kín, trong đó các sản phẩm hoặc nguyên liệu liên tục
được bảo trì, tái sử dụng, tái chế,... từ đó đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với
bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững. Vì vậy, kinh tế tuần hoàn (KTTH)
được coi là xu hướng chuyển dịch tất yếu, vốn đang diễn ra tại rất nhiều nước trên thế
giới [4].
Hình 1.1 Mô hình kinh tế tuyến tính và mô hình kinh tế tuần hoàn
(Nguồn: />Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới 2012 được tổ chức Ellen MacArthur Foundation
định nghĩa về kinh tế tuần hoàn như sau [11]:
11
“Nền kinh tế tuần hoàn là hệ thống có tính phục hồi hoặc tái tạo thông qua các
kế hoạch và thiết kế chủ động. Nó thay thế khái niệm “kết thúc vòng đời” của vật liệu
bằng khái niệm phục hồi, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không
dùng các hóa chất độc hại, và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế
vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và mô hình kinh doanh trong phạm vi của nó”.
Theo nghiên cứu “Nền kinh tế tuiần hoàn tại các thành phố nhằm phát triển mô
hình cho các đô thị bền vững” của William Mcdonough (2018) đã đưa ra khái niệm về
kinh tế tuần hoàn như sau [25]:
“Nền kinh tế tuần hoàn là một hệ thống kinh tế dựa trên mô hình kinh doanh
thay thế cho khái niệm kết thúc vòng đời bằng việc giảm thiểu, tái chế và thu hồi
nguyên liệu trong quy trình sản xuất/ phân phối và tiêu thụ, tổ chức theo cấp độ vi mô
(sản phẩm, công ty, người tiêu dùng), cấp độ trung gian (khu công nghiệp hệ sinh
thái) và cấp độ vĩ mô (thành phố, vùng miền, quốc gia và rộng hơn nữa) với mục tiêu
nhằm thực hiện phát triển bền vững, nâng cao chất lượng môi trường, tạo ra nền kinh
tế phát triển thịnh vượng và công bằng xã hội, mang lại lợi ích cho các thế hệ hiện tại
và tương lai”.
Theo Dự thảo sửa đổi Luật bảo vệ môi trường (2020):
“Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó việc thiết kế, sản xuất và dịch
vụ nhằm giảm thiểu sử dụng nguyên liệu, vật liệu, hóa chất, năng lượng không tái tạo
và kéo dài tuổi thọ của vật chất, giảm thiểu chất thải phát sinh và các tác động tiêu
cực đến môi trường”.
Như vậy có thể hiểu nền kinh tế tuần hoàn là một chu trình sản xuất khép kín,
các chất thải được quay trở lại, trở thành nguyên liệu cho sản xuất, từ đó giảm mọi tác
động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người.
1.1.2.2. Nguyên tắc và cách tiếp cận của kinh tế tuần hoàn
Theo Ellen MacArthur Foundation (2016), KTTH là một hệ thống công nghiệp
được phục hồi và tái tạo theo thiết kế, dựa trên ba nguyên tắc chính: bảo tồn và tăng
cường vốn tự nhiên, tối ưu hóa năng suất tài nguyên và thúc đẩy hiểu quả của hệ thống
[12].
- Thứ nhất, nguyên tắc cốt lõi là một nền kinh tế tuần hoàn nhằm mục đích giải
quyết chất thải. Trong nền kinh tế tuần hoàn, chất thải không tồn tại. Các sản phẩm
được thiết kế và tối ưu hóa cho một chu kỳ sử dụng và tái sử dụng.
- Thứ hai, tính tuần hoàn tôn trọng nghiêm ngặt các tính chất tiêu hao và lâu
bền của sản phẩm. Hàng tiêu dùng trong nền kinh tế tuần hoàn phần lớn được làm từ
các thành phần sinh học ít nhất là không độc hại và thậm chí có thể có lợi, và có thể
12
được đưa trở lại sinh quyển một cách an toàn, trực tiếp hoặc trong một loạt các lần sử
dụng liên tiếp.
- Thứ ba, năng lượng cần thiết để thúc đẩy chu trình này phải được tái tạo tự
nhiên, một lần nữa để giảm sự phụ thuộc tài nguyên và tăng khả năng phục hồi của hệ
thống.
Hình 1.2 Nguyên tắc của KTTH
(Nguồn: Ellen MarActhur Foundation, 2016)
Số bình quân g ia quyề n
Kinh tế tuần hoàn tác động tích cực đến lĩnh vực nào nhất?
5
4
3
2
1
0
Bên cạnh đó, các phân tích về KTTH đã chỉ ra rằng khi các nguyên tắc tuần hoàn được
lồng ghép trong các kế hoạch và chiến lược quốc gia có thể mở ra các cơ hội lớn
không chỉ về đóng góp quản lý chất thải, cải thiện chất lượng môi tường mà còn nhiều
13
lĩnh vực khác như nông nghiệp, sản xuất và tiêu dùng, năng lượng,... giúp đẩy nhanh
việc phát triển kinh tế hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. (Hình 1.3)
(Mức 5 có tác động cao nhất, mức 1 không có tác động)
Hình 1.3 Mức độ cung cấp lợi ích của kinh tế tuần hoàn
(Nguồn: Authors’ analysis of the Chatham House – UNIDO, 2019)
Theo Nguyễn Hoàng Nam & Nguyễn Trọng Hạnh (2019), cách tiếp cận KTTH
là theo một hệ thống gồm đầy đủ 04 khâu sau đây:
(i) Sản xuất: bao gồm thiết kế với mục tiêu gồm có tạo ra các sản phẩm xanh
(green products), tăng khả năng tái chế, tái sử dụng về sau, cùng với sản xuất sạch
hơn, giảm phát thải và thực hiện tuần hoàn vật liệu ngay trong khâu sản xuất;
(ii) Tiêu dùng: gồm có dịch vụ tốt hơn (better services), người tiêu dùng có
trách nghiệm với môi trường sinh thái hơn và thông minh hơn;
(iii) Quản lý chất thải: gồm có phân loại, thu gom cuối vòng đời, tái chế tạo
(collect end-of-life, remanufacture);
(iv) Từ chất thải trở lại thành tài nguyên; gồm có tái chế chất thải, tái sử dụng
tài nguyên (recycle waste, reuse resources).
1.2. Cơ sở pháp lý
Với mong muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý chất thải nhựa nói chung
và hạn chế tới mức tối đa khối lượng chất thải nhựa phát sinh ra môi trường, Việt Nam
đã và đang áp dụng tổng hợp 4 công cụ trong quản lý rác thải nhựa, đó là: (i) công cụ
mệnh lệnh và kiểm soát; (ii) công cụ kỹ thuật; (iii) công cụ kinh tế; (iv) công cụ tuyên
truyền, giáo dục.
(i) Nhóm các công cụ mệnh lệnh và kiểm soát
- Nghị định 38/2015/NĐ – CP của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu.
- Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm
2030. Theo đó, Việt nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 giảm thiểu 75% rác thải
nhựa trên biển và đại dương; 100% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ
được thu gom, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển; 100% các khu, điểm
du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trí du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển
không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nylon khó phân hủy; 100% các khu
bảo tổn biển không còn rác thải nhựa. Đồng thời, mở rộng quan trắc hằng năm và định
kỳ 5 năm một lần đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông
thuộc 11 lưu vưc sông chính và tại 12 huyện đảo.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 định hướng phát triển kinh
tế xanh, coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Chiến
14
lược xác định các mục tiêu về môi trường đến năm 2020 là các cơ sở kinh doanh mới
thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý
chất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh có đạt tiêu chuẩn về môi trường. Các
đô thị loại IV trở lên và tất cả các cụm, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử
lý nước thải tập trung; 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và
100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn.
- Luật Bảo vệ môi trường (2014). Điều 6 của Luật Bảo vệ môi trường quy định
về “Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích”, theo đó, KTTH hỗ trợ
cho các hoạt động về quản lý chất; sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái
tạo; bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
(ii) Nhóm các công cụ kỹ thuật
Việt Nam đã ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), quy chuẩn
Việt Nam (QCVN) cho nhóm các sản phẩm nhựa, nguyên liệu nhựa làm nguyên liệu
sản xuất, cụ thể là:
- TCVN 11317:2016: hướng dẫn xác định khả năng phân hủy của vật liệu nhựa
phơi nhiễm và thử nghiệm trong môi trường, thông qua sự kết hợp với quá trình Oxy
hóa và phân hủy sinh học.
- TCVN 11319:2016: xác định khả năng phân hủy sinh học hiếu khí hoàn toàn
của các vật liệu nhựa trong môi trường nước – phân tích lượng cacbon dioxit phát sinh.
- QCVN 32:2018/ TNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với
phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
- QCVN 12-1:2011/BYT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối
với bao bì, sản phẩm, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
(iii)Nhóm các công cụ kinh tế
- Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 của Quốc hội quy định túi
nylon thuộc diện chịu thuế là lọai túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi được làm từ
màng nhựa đơn HDPE, LDPE với mức thuế là 50.000 đồng/kg. Tuy nhiên đối tượng
nộp thuế là các doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa, như vậy điều này chưa thực sự
hiệu quả khi người tiêu dùng chưa phải trả tiền để sử dụng những sản phẩm nhựa dùng
một lần. Việc sản xuất ra một sản phẩm nhựa và đến tay người dùng trải qua một quy
trình sản xuất với sự tham gia của các nhà sản xuất, nhà cung cấp và người tiêu dùng,
trong đó có các sản phẩm trung gian. Do vậy việc chỉ áp dụng thuế bảo vệ môi trường
như hiện nay chưa thật sự công bằng và bao phủ được nhóm đối tượng có liên quan.
15
- Thông tư số 128/2016/TT – BTC về việc miễn, giảm thuế xuất khẩu đối với
các sản phẩm thân thiện với môi trường; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất
thải. Theo đó, miễn thuế xuất khẩu cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản
phẩm thân thiện với môi trường có tên trong Biểu thuế xuất khẩu và có văn bản chứng
nhận Nhãn xanh Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và giảm
50% mức thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải có
tên trong Biểu thuế xuất khẩu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận.
(iv) Nhóm các công cụ tuyên truyền, giáo dục
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xác định giải
pháp quan trọng để bảo vệ môi trường, đó là “đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo
dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường”.
- Năm 2018 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát động phong trào “Chống rác
thải nhựa” với sự tham gia của các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
quốc tế và cam kết của các hiệp hội doanh nghiệp, các siêu thị, Trung tâm thương mại
trong việc cắt giảm các sản phẩm nhựa, túi nylon sử dụng một lần. Bên cạnh đó, Bộ
phối hợp với nhiều địa phương trên cả nước tổ chức các Chiến dịch “Nói không với
sản phẩm nhựa dùng một lần” thực hiện các hoạt động thu gom và tái chế chất thải
nhựa, túi nylon tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu dân cư,... để
khuyến khích người tiêu dùng cắt giảm tối đa sử dụng các sản phẩm nhựa, túi nylon và
từ bỏ thói quen vứt rác bừa bãi.
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu
Trong quá trình thiết kế và thực hiện nghiên cứu, tác giả đã tiến hành tìm hiểu
và đưa ra những đánh gái khái quát tình hình nghiên cứu theo hướng tiếp cận mô hình
kinh tế tuần hoàn về nhựa trên thế giới và tại Việt Nam.
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Kinh nghiệm giảm thiểu chất thải nhựa theo cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn trên
thế giới
- Liên minh Châu Âu (EU): Vào tháng 3/2019, Ủy ban Châu Âu đã thông qua
báo cáo về việc thực hiện Thông tư Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn (EU Action
Plan for the Circular Economy) trình bày những thách thức trong tương lai để định
hình nền kinh tế đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho việc thực hiện kinh tế tuần hoàn ở
những địa điểm đang chịu áp lực bởi tài nguyên nước và suy giảm hệ sinh thái. Từ đó,
mỗi quốc gia trong khối cũng triển khai các hành động riêng của mình để thực hiện
KTTH một cách hệ thống nhất.
16