Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất giải pháp phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 69 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi Lê Thị Thu Hương xin cam đoan đồ án này là của riêng tôi, được nghiên
cứu một cách độc lập. Các số liệu thu thập được là các tài liệu được sự cho phép
công bố của các đơn vị cung cấp. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng.
Các kết quả được nêu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực.
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2016
Sinh viên

Lê Thị Thu Hương


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các tập thể, cá nhân trong và
ngoài trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Môi Trường và
các thầy cô giáo trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội trong những
năm qua đã truyền cho tôi những kiến thức quý báu.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.S Lê Thị Thoa – Giảng viên
khoa Môi trường, trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực tập để
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác, các chú, các anh chị Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Bình Xuyên và các cán bộ môi trường tại các công ty,
hợp tác xã đã cung cấp số liệu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài trong suốt
thời gian thực tập.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và người
thân của tôi đã luôn bên cạnh tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi học
tập, rèn luyện tại trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2016


Sinh viên
Lê Thị Thu Hương


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BANG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................5
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề...........................................................................................................................1
Trong những năm qua tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tại Việt Nam ngày càng gia tăng
mạnh mẽ, nhu cầu trong đời sống của người dân ngày càng cao. Cùng với sự phát triển đó
công tác bảo vệ môi trường phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải mới nảy sinh, đặc biệt
là chất thải rắn sinh hoạt.........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................1
* Y tế, Giáo dục và Văn hoá........................................................................................21
+ Giáo dục và đào tạo...................................................................................................21
+ Văn hoá, thông tin và thể dục thể thao......................................................................21


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CTR
CTRSH
HTX
DVMT

KCN
TDP
TNMT
TTCN
TT
QLCTR
QLMT
UBND
VSMT
RTSH

Nội dung
Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt
Hợp tác xã
Dịch vụ môi trường
Khu công nghiệp
Tổ dân phố
Tài nguyên môi trường
Tiểu thủ công nghiệp
Thị trấn
Quản lý chất thải rắn
Quản lý môi trường
Ủy ban nhân dân
Vệ sinh môi trường
Rác thải sinh hoạt


DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................5

MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề...........................................................................................................................1
Trong những năm qua tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tại Việt Nam ngày càng gia tăng
mạnh mẽ, nhu cầu trong đời sống của người dân ngày càng cao. Cùng với sự phát triển đó
công tác bảo vệ môi trường phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải mới nảy sinh, đặc biệt
là chất thải rắn sinh hoạt.........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................1
* Y tế, Giáo dục và Văn hoá........................................................................................21
+ Giáo dục và đào tạo...................................................................................................21
+ Văn hoá, thông tin và thể dục thể thao......................................................................21


DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................5
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề...........................................................................................................................1
Trong những năm qua tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tại Việt Nam ngày càng gia tăng
mạnh mẽ, nhu cầu trong đời sống của người dân ngày càng cao. Cùng với sự phát triển đó
công tác bảo vệ môi trường phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải mới nảy sinh, đặc biệt
là chất thải rắn sinh hoạt.........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................1
* Y tế, Giáo dục và Văn hoá........................................................................................21
+ Giáo dục và đào tạo...................................................................................................21
+ Văn hoá, thông tin và thể dục thể thao......................................................................21


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tại Việt Nam ngày
càng gia tăng mạnh mẽ, nhu cầu trong đời sống của người dân ngày càng cao. Cùng

với sự phát triển đó công tác bảo vệ môi trường phải đối mặt với nhiều vấn đề nan
giải mới nảy sinh, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt.
Bình Xuyên là một huyện có cả ba địa hình là: Đồng bằng, trung du và miền
núi, có vị trí gần trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc. Với mục tiêu phát triển theo hướng
công nghiệp hoá hiện đại hoá, song song với việc phát triển đô thị, chất lượng cuộc
sống ngày càng cao thì rác thải sinh hoạt cũng được tạo ra ngày càng nhiều với
thành phần ngày càng đa dạng và phức tạp vì vậy Bình Xuyên không tránh khỏi vấn
đề bất cập trong công tác quản lý chất rắn sinh hoạt. Hiện nay trên địa bàn huyện
Bình Xuyên lượng chất thải rắn sinh hoạt có xu hướng ngày càng tăng nếu không có
một giải pháp phối hợp đồng bộ để thu gom, vận chuyển, xử lý tốt CTR sinh hoạt
thì đây sẽ là mối hiểm họa đối với môi trường, cảnh quan, mất mỹ quan đô thị, khu
dân cư, nông thôn, gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước . Xuất phát từ
thực tiễn của huyện tôi thực hiện đề tài '' Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất giải
pháp phù hợp " nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn
huyện, góp phần bảo vệ môi trường và sức khoẻ người dân.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Xuyên
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH cho
huyện Bình Xuyên.
3. Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạng phát sinh CTR sinh hoạt: Nguồn phát sinh, khối lượng, thành
phần, tỷ trọng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Xuyên
- Hiện trạng công tác quản lý CTR sinh hoạt: quá trình lưu trữ rác tại hộ gia
đình, hoạt động thu gom vận chuyển và và xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn.

1


- Nhân thức của cộng đồng về công tác quản lý CTR sinh hoạt trên đia bàn

huyên Bình Xuyên.
- Phân tích công tác quản lý CTR theo mô hình SWOT .
- Đề xuất giải pháp quản lý CTR sinh hoạt phù hợp với địa phương.

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1.Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1.Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt
- Chất thải rắn (CTR) được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt
động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu
dụng hay khi không muốn dùng nữa.
- Chất thải rắn sinh hoạt là các chất thải liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm: kim loại,
sành sứ, gạch ngói vỡ, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoăc hết hạn sử dụng,
xác động, thực vật [4].
1.1.2. Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt
Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
- Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư tách
rời. Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao su,...
còn có một số chất thải nguy hại
- Từ các hoạt động thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ
quan, khách sạn,...Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với các khu dân
cư (thực phẩm, giấy, catton,..)
- Các cơ quan, công sở: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính:
lượng rác thải tương tự như đối với rác thải dân cư và các hoạt động thương mại
nhưng khối lượng ít hơn.
- Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ

các công trình cũ. Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép vụn,
gạch vỡ, các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa
- Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đường xá, phát quan, chỉnh tu
các công viên, bãi biển và các hoạt động khác,... Rác thải bao gồm cỏ rác, rác thải
từ việc trang trí đường phố.
- Các quá trình xử lý nước thải: Từ quá trình xử lý nước thải, nước rác, các
quá trình xử lý trong công nghiệp. Nguồn thải là bùn, làm phân compost,...

3


- Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ
các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công, quá trình đốt nhiên liệu, bao bì
đóng gói sản phẩm,... Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của nhân viên
làm việc.
- Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các
cánh đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây,... Rác thải chủ yếu thực phẩm
dư thừa, phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu
hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp [4].
1.1.3.Thành phần, tính chất của CTR sinh hoạt
1.1.3.1. Thành phần của CTR sinh hoạt.
CTR sinh hoạt có thành phần rất phức tạp và luôn biến đổi vì thành phần CTR
sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào tập quán, mức sống của người dân, mức độ tiện
nghi của đời sống con người, nhịp độ phát triển kinh tế và trình độ văn minh, theo
từng mùa trong năm của từng khu vực. Thành phần chất thải rắn có thể được biểu
diễn từ rất đơn giản chỉ gồm 2 thành phần chính là rác thực phẩm và phần còn lại
hoặc rất chi tiết gồm từng thành phần riêng. Đối với các nước châu Á, rác thực
phẩm hoặc thành phần hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học là thành phần thường
chếm tỉ lệ cao nhất.
Bảng 1.1. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

% Trọng lượng
Hợp phần

Độ ẩm( %)
Trun

Khoảng

Trung

Khoảng

giá trị

bình

giá trị

Chất thải thực phẩm

6-25

15

50-80

bình
70

Giấy


24-45

40

4-10

Carton

3-15

4

Chất dẻo

2-8

Vải vụn

Trọng lượng riêng
(kg/m3 )
Khoảng

Trung

giá trị

bình

12-80


28

6

32-128

81,6

4-8

5

38-80

49,6

3

1-4

2

32-128

64

0-4

2


6-15

10

32-96

64

Cao su

0-2

0,5

1-4

2

96-129

128

Da vụn

0-2

0,5

8-12


10

96-256

160

Sản phẩm vườn

0-20

12

30-80

60

84-224

104

4

g


% Trọng lượng
Hợp phần

Trọng lượng riêng


Độ ẩm( %)

Khoảng

Trung

Khoảng

giá trị

bình

giá trị

Gỗ

1-4

2

Thủy tinh

4-16

Can hộp

(kg/m3 )

Trun

g

Khoảng

Trung

giá trị

bình

15-40

bình
20

128-1120

240

8

1-4

2

160-480

193,6

2-8


6

2-4

3

48-160

88

Kim loại không thép

0-1

1

2-4

2

64-240

160

Kim loại thép

1-4

2


2-6

3

128-1120

320

Bụi, tro, gạch
0-10
4
6-12
8
320-960
480
Tổng hơp
100
15-40
20
180-420
300
(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái(2001),
"Chất thải rắn đô thị)[7]
1.1.3.2. Tính chất của CTR sinh hoạt [4].
a. Tính chất vật lý
Những tính chất vật lý quan trọng nhất của chất thải rắn đô thị là khối lượng
riêng, độ ẩm, kích thước, sự cấp phối hạt, khả năng giữ ẩm thực tế và độ xốp của
CTR
* Khối lượng riêng:

Khối lượng riêng của chất thải rắn được định nghĩa là trọng lượng của một
đơn vị vật chất tính trên 1 đơn vị thể tích chất thải (kg/m 3). Bởi vì khối lượng riêng
của chất thải rắn thay đổi tuỳ thuộc vào những trạng thái của chúng như: xốp, chứa
trong các thùng chứa container, không nén, nén… nên khi báo cáo dữ liệu về khối
lượng hay thể tích chất thải rắn, giá trị khối lượng riêng phải chú thích trạng thái
(khối lượng riêng) của các mẫu rác một cách rõ ràng vì dữ liệu khối lượng riêng rất
cần thiết được sử dụng để ước lượng tổng khối lượng và thể tích rác cần phải quản
lý. Khối lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, mùa
trong năm, thời gian lưu giữ chất thải. Do đó cần phải thận trọng khi lựa chọn giá trị
thiết kế. Khối lượng riêng của chất thải đô thị dao động trong khoảng 180 – 400
kg/m3, điển hình khoảng 300 kg/m3.

5


* Độ ẩm:
Độ ẩm của chất thải rắn được biểu diễn bằng một trong 2 phương pháp sau:
Phương pháp khối lượng ướt và phương pháp khối lượng khô. Theo phương pháp
khối lượng ướt: độ tính theo khối lượng ướt của vật liệu là phần trăm khối lượng
ướt của vật liệu. Theo phương pháp khối lượng khô: độ ẩm tính theo khối lượng
khô của vật liệu là phần trăm khối lượng khô vật liệu. Phương pháp khối lượng ướt
được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Độ ẩm theo phương
pháp khối lượng ướt được tính như sau:
a= {(w – d )/ w} x 100
Trong đó:
a: độ ẩm, % khối lượng
W: khối lượng mẫu ban đầu, kg
d: khối lượng mẫu sau khi sấy khô ở 1050 C, kg
* Kích thước và cấp phối hạt:
Kích thước và cấp phối hạt của các thành phần trong chất thải rắn đóng vai trò

rất quan trọng trong việc tính toán và thiết kế các phương tiện cơ khí như: thu hồi
vật liệu, đặc biệt là sử dụng các sàng lọc phân loại bằng máy hoặc phân chia loại
bằng phương pháp từ tính.
* Khả năng giữ nước thực tế
Khả năng giữ nước thực tế của chất thải rắn là toàn bộ lượng nước mà nó có
thể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng của trọng lực. Khả năng giữ nước của
chất thải rắn là một chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán xác định lượng nước rò
rỉ từ bãi rác. Nước đi vào mẫu chất thải rắn vượt quá khả năng giữ nước sẽ thoát ra
tạo thành nước rò rỉ. Khả năng giữ nước thực tế thay đổi phụ thuộc vào áp lực nén
và trạng thái phân huỷ của chất thải. Khả năng giữ nước của hỗn hợp chất thải rắn
(không nén) từ các khu dân cư và thương mại dao động trong khoảng 50-60%.
* Độ thấm (tính thấm) của chất thải đã được nén
Tính dẫn nước của chất thải đã được nén là một tính chất vật lý quan trọng, nó
sẽ chi phối và điều khiển sự di chuyển của các chất lỏng (nước rò rỉ, nước ngầm,
nước thấm) và các khí bên trong bãi rác

6


b. Tính chất hoá học của CTR
Các nguyên tố cơ bản trong chất thải rắn sinh hoạt gồm có C (cacbon), H
(hydro), N (nitơ), O (oxy), S (lưu huỳnh) và tro. Các nguyên tố thuộc nhóm halogen
cũng được xác định do các dẫn xuất của clo thường tồn tại trong thành phần khí thải
khi đốt rác. Kết quả xác định các nguyên tố cơ bản này được sử dụng để xác định
công thức hoá học của thành phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt cũng
như xác định tỷ lệ C/N thích hợp cho quá trình làm phân compost.
c. Tính chất sinh học của CTR
Các thành phần hữu cơ ( không kể các thành phần như plastic, cao su, da) của
hầu hết CTR có thể được phân loại về phương diện sinh học như sau:
- Các phân tử có thể hoà tan trong nước: Đường, tinh bôt, amino acid và nhiều

acid hữu cơ
- Bán cellulose: các sản phẩm ngưng tụ của 2 đường 5 và 6 cacrbon
- Cellulose: sản phẩm ngưng tụ của đường glucose 6 carbon
- Dầu, mỡ, và sáp: là những ester của alcohols và acid béo mạch dài
- Lignin: một polymer chứa các vòng thơm với nhóm methoxly( - OHC3)
- Lignocelluloza: hợp chất do lignin và celluloza kết hợp với nhau
- Protein: chất tạo thành từ sự kết hợp chuỗi các amino acid
Tính chất quan trọng nhất trong thành phần hữu cơ của CTR đô thị là hầu hết
các thành phần hữu cơ có thể chuyển hoá sinh học thành khí, các chất vô cơ và các
chất trơ khác. Sư tạo mùi hôi và và phát sinh ruồi cũng liên quan đến tính dễ phân
huỷ của các vât liệu hữu cơ trong CTR đô thị chẳng hạn như rác thực phẩm.
1.1.4. Hệ thống quản lý CTR sinh hoạt.
a.Phân loại CTR sinh hoạt
Rác trước khi được đem xử lý, cần được phân loại ngay tại hộ gia đình. Cách
nhận biết:
Rác hữu cơ: là các loại rác dễ bị thối giữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra
mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, thức ăn hư hỏng (rau, cá chết...), vỏ trái cây,
các chất thải tách ra do làm bếp....
Rác vô cơ được chia làm 2 loại đó là rác vô cơ tái chế và không tái chế (rác
khô).

7


- Rác vô cơ tái chế: là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc
chế biến lại như: giấy, carton, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng,...), các loại
nhựa....
- Rác vô cơ không tái chế: là chất thải rắn vô cơ không có khả năng sử dụng
hoặc chế biến lại như: giấy ăn đã sử dụng, thủy tinh (bóng đèn, cốc vỡ,...), quần áo
cũ, xỉ than, xương động vật, vỏ trứng,....[5]

b.Thu gom CTR sinh hoạt
Các loại hệ thống thu gom
Thu gom CTR là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các công sở hay từ
những điểm thu gom, chất chung lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyển tiếp,
trung chuyển hay chôn lấp.
Thu gom CTR trong khu đô thị là vấn đề khó khăn và phức tạp bởi vì CTR
khu dân cư, thương mại và công nghiệp phát sinh từ mọi nhà, mọi khu thương mại,
công nghiệp cũng như trên các đường phố, công viên và ngay cả khu vực trống.
Sự phát triển như nấm của các vùng ngoại ô lân cận trung tâm đô thị đã làm
phức tạp thêm cho công tác thu gom.
Các loại dịch vụ thu gom CTR
* Hệ thống thu gom CTR chưa, không phân loại tại nguồn
- Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư biệt lập thấp tầng bao gồm:
+ Dịch vụ thu gom ở lề đường (Curb): Người chủ nhà chịu trách nhiệm đặt
các thùng rác đã đầy rác ở lề đường vào ngày thu gom và chịu trách nhiệm mang
các thùng đã được đổ bỏ trở về vị trí chung để tiếp tục chứa chất thải.
+Dịch vụ thu gom ở lối đi – ngõ hẻm (Alley),các thùng chứa rác đặt ở đầu các
lối đi, ngõ hẻm.
+ Dịch vụ thu gom kiểu mang đi – trả về (Setout – Setback): các thùng rác
container được mang đi và mang trả lại cho các chủ nhà sau khi đã đổ bỏ CTR,
công việc được thực hiện bởi các đội trợ giúp.
+ Dịch vụ thu gom kiểu mang đi (Setout) giống dịch vu kiểu mang đi- trả về,
chỉ khác là chủ nhà chịu trách nhiệm mang các thùng chứa rác trở về vị trí ban đầu.
- Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư thấp tầng và trung bình:
Dịch vụ thu gom lề đường là phương pháp phổ biến cho các khu dân cư này.

8


Đội thu gom có trách nhiệm vận chuyển các thùng chứa CTR từ các hộ gia đình đến

tuyến đường thu gom bằng phương pháp thủ công hoặc cơ giới, tùy theo khối lượng
CTR vận chuyển.
- Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư cao tầng:
Đối với khu vực này, các loại thùng chứa lớn được sử dụng để thu gom CTR.
Tùy thuộc vào kích thước và kiểu dáng các thùng mà áp dụng phương pháp
cơ giới (xe thu gom có trang bị bộ phận nâng các thùng chứa), hoặc là kéo các
thùng chứa đến các nơi khác( nơi tái chế).
- Phương pháp áp dụng cho các khu thương mại – công nghiệp:
Cả 2 phương pháp thủ công và cơ giới đều được sử dụng để thu gom tại khu
vực này. Để tránh tình trạng tắc đường, việc thu gom CTR của khu vực này tại
nhiều thành phố lớn được thực hiện vào ban đêm hoặc lúc sáng sớm. Khi áp dụng
phương pháp thu gom thủ công thì CTR được đặt vào các túi bằng plastic hoặc các
loại thùng giấy và được đặt dọc theo đường phố để thu gom.
* Hệ thống thu gom CTR đã phân loại tại nguồn
Các loại vật liệu đã được phân chia tại nguồn cần phải được thu gom để sử
dụng cho mục đích tái chế. Phương pháp cơ bản hiện tại đang được sử dụng để thu
gom các loại vật liệu này là thu gom dọc lề đường
* Hệ thống container di động (HSC – Hauled Container System)
Trong HSC thì các container được sử dụng để chứa CTR và được vận chuyển
đến bô đổ, đổ bỏ CTR và mang trở về vị trí thu gom ban đầu hoặc vị trí thu gom
mới. Hệ thống HSC thích hợp cho các nguồn phát sinh CTR có khối lượng lớn bởi
vì hệ thống này sử dụng các container có kích thước lớn.
* Hệ thống container cố định (SCS – Stationnary Container System)
Trong hệ thống SCS, container cố định được sử dụng để chứa CTR vẫn giữ ở
vị trí thu gom khi lấy tải, chúng chỉ được di chuyển một khoảng cách ngắn từ nguồn
phát sinh đến vị trí thu gom để dỡ tải. Hệ thống này chia thành 2 loại chính:
+ Hệ thống thu gom lấy tải cơ giới
+ Hệ thống thu gom lấy tải thủ công
Hầu hết các xe thu gom sử dụng trong hệ thống này thường được trang bị
thiết bị ép CTR để làm giảm thể tích, tăng khối lượng CTR.


9


Nhược điểm lớn của hệ thống này là xe thu gom có cấu tạo phức tạp gây khó
khăn trong việc bảo trì
c.Vận chuyển CTR sinh hoạt
Hệ thống trung chuyển
Thông thường, CTR được vận chuyển trực tiếp từ nguồn phát sinh đến bãi
chứa hoặc cơ sở tái chế. Tuy nhiên, hầu hết các nơi tiếp nhận CTR cuối cùng này
được bố trí ngay cạnh thành phố, hoặc cách xa tuyến giao thông chính, nếu vận
chuyển trực tiếp đến bãi chôn lấp thì không khả thi vì chi phí vận chuyển khá cao.
Vì vậy cần có hoạt động trung chuyển, trong đó CTR từ các xe thu gom nhỏ được
chuyển sang các xe lớn hơn. Các xe này được sử dụng để vận chuyển CTR đến một
khoảng cách khá xa, hoặc đến trạm thu hồi, hoặc đến bãi đổ.
Trạm trung chuyển có chức năng chính là chuyển CTR từ các xe thu gom và
các xe vận chuyển nhỏ sang các phương tiện vận chuyển lớn hơn. Có 3 loại trạm
trung chuyển:
+ Trạm trung chuyển chất thải trực tiếp: CTR từ các xe thu gom nhỏ được đổ
trực tiếp vào xe vận chuyển lớn hoặc bị nén để nén chất thải vào xe lớn, hay nén
thành kiện để thuận tiện chuyển đến bãi chôn lấp.
+ Trạm trung chuyển kiểu tích lũy: CTR được đổ trực tiếp vào hố chứa. Từ hố
này, CTR sẽ được chuyển lên xe vận chuyển nhờ các thiết bị khác. Trạm trung
chuyển kiểu tích lũy khác biệt so với trạm trung chuyển chất thải trực tiếp ở chỗ nó
được thiết kế sao cho có thể lưu trữ CTR trong khoảng 1 – 3h.
+ Trạm trung chuyển kết hợp chất thải trực tiếp và chất thải tích lũy: Đây là
những trạm trung chuyển đa chức năng. Tất cả các xe thu gom khi đến trạm trung
chuyển đều phải qua khâu kiểm tra tại trạm cân. Các xe thu gom sẽ được cân, sau
đó đến sàn dỡ tải và đổ chất thải trực tiếp sang xe vận chuyển trở lại trạm cân, cân
xe và tính lệ phí.

Phương tiện vận chuyển
Hệ thống vận chuyển gồm nhiều phương tiện: trong những hẻm nhỏ vận
chuyển rác bằng xe thô sơ và nhân viên thu gom bằng phương pháp thủ công. Ở các
thành phố lớn thì thường có các loại xe có container vận chuyển hoặc container cố
định. Đối với các nước tiên tiến thì công việc thu gom rác đường phố có xe chuyên
dùng vừa quét, thu gom ép, vừa vận chuyển

10


d.Phương pháp xử lý CTR sinh hoạt
Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học.
Ủ sinh học là quá trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ để thành các chất
mùn với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối
với quá trình. Phương pháp chế biến CTR có nguồn gốc hữu cơ thành phân ủ hữu
cơ (compost): Sản xuất phân bón hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền
thống, được sử dụng hiệu quả. Việc ủ rác sinh hoạt với thành phần chủ yếu là chất
hữu cơ có thể phân huỷ được, nhất là có thể tiến hành với quy mô hộ gia đình.
Bảng 1.2 : Ưu, nhược điểm của phương pháp ủ sinh học
Ưu điểm
Nhược điểm
- Giảm thiểu ô nhiễm cho môi - Không tiêu diệt được hoàn toàn các vi
trường đất, nước.

sinh vật

- Diệt các mầm bệnh nguy hiểm - Một số mầm bệnh vẫn tồn tại có thể gây
trong quá trình phân huỷ sinh học

nguy hiểm cho người sử dụng


- Phân sau khi ủ trở thành một chất - Tốn nhân công và diện tích ủ
mùn hữu ích cho nông nghiệp như - Việc ủ phân thường ở dạng thủ công và
tăng độ phì nhiêu của đất giúp cây lộ thiên tạo sự phản cảm về mỹ quan
trồng hấp thụ

- Làm ô nhiễm mùi cho khu vực xung quanh

Phương pháp đốt.
Xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là giảm tới mức thấp
nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ tiên tiến còn có ý
nghĩa cao trong bảo vệ môi trường. Công nghệ này thường áp dụng ở các quốc gia
phát triển.
Bảng 1.3: Ưu nhược điểm của phương pháp đốt
Ưu điểm
Nhược điểm
- Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của - Vân hành dây chuyền phức tạp đòi hỏi
chất thải đô thị

năng lực kỹ thuật và tay nghề cao

- Phương pháp này cho phép xử lý được - Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao
nhiều chất thải đô thị mà không cần năng lương và chi phí xử lý cao
nhiều diện tích đất sử dụng làm bãi - Có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
chôn lấp rác
không khí
Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh.
Chôn lấp là phương pháp phổ biến nhất, kinh tế nhất và phù hợp với những
11



nước có nền kinh tế đang phát triển. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu
lượng chất thải, tái sinh, tái sử dụng và cả kỹ thuật chuyển hoá chất thải, việc thải
bỏ phần chất thải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu trong chiến lược quản lý
tổng hợp CTR.
Bảng 1.4: Ưu nhược điểm phương pháp chôn lấp
Ưu điểm
Nhược điểm
- Phương pháp này kinh tế với những - Không thể xây dựng BCL ở những
nơi có nhiều đất

khu vực đông dân cư.

- Chi phí đầu tư ban đầu ít so với các - Các tiêu chuẩn BCL phải được gắn với
phương pháp khác

hoạt động hàng ngày.

- Là phương pháp hoàn chỉnh hay là - Một BCL hợp vệ sinh sẽ phải thực
cuối cùng so với phương pháp thiêu đốt hiện và đòi hỏi bảo dưỡng, giám sát
hay compost. Mang hiệu quả cao.

định kỳ.

- Có thể nhận tất cả các loại chất thải - Một BCL hơp vệ sinh đòi hỏi diện tích
rắn mà không cần phải thu gom riêng lẻ sử dụng đất lớn.
hay phân loại từng loại.
1.2. Hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt ở Việt Nam.
1.2.1. Tình hình phát sinh CTR sinh hoạt ở Việt Nam.
Đi đôi với quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người là sự gia tăng CTR.

Trong đó, tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung
bình 10 ÷ 16 % mỗi năm. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm
khoảng 60 - 70% tổng lượng CTR đô thị (một số đô thị tỷ lệ này lên đến 90%). Chỉ
số phát sinh CTR đô thị bình quân đầu người tăng theo mức sống. Năm 2007, chỉ số
CTR sinh hoạt phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên
phạm vi toàn quốc vào khoảng 0,75 kg/người/ngày (Bảng 1.5). Năm 2008, theo Bộ
Xây dựng thì chỉ số này là 1,45 kg/người/ngày, lớn hơn nhiều so với ở nông thôn là
0,4 kg/người/ngày. Tuy nhiên, theo Báo cáo của các địa phương năm 2010 thì chỉ
số phát sinh CTR sinh hoạt đô thị trung bình trên đầu người năm 2009 của hầu hết
các địa phương đều chưa tới 1,0 kg/người/ngày. Các con số thống kê về lượng phát
sinh CTR sinh hoạt đô thị không thống nhất là một trong những thách thức cho việc
tính toán và dự báo lượng phát thải CTR đô thị ở nước ta
12


Bảng 1.5. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2007

STT

1
2
3
4
5

Loại đô thị

Chỉ số CTR sinh

Lượng CTR đô thị


hoạt bình quân

phát sinh

đầu người

Tấn/ngày

Tấn/năm

(kg/người/ngày)
Đăc biệt
0,96
8.000
2.920.000
Loại 1
0,84
1.885
688.025
Loại 2
0,72
3.433
1.253.045
Loại 3
0.73
3.738
1.364.370
Loại 4
0,65

626
228.490
Tổng cộng
17.682
6.453.930
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo diễn biến Môi trường quốc gia 2011) [1]
Kết quả trên đã cho thấy, lượng CTR đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở hai

đô thị đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, chiếm tới 45,24% tổng lượng CTR
sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị tương ứng khoảng 8.000 tấn/ngày (2,92 triệu
tấn/năm). Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, tổng lượng và chỉ số phát sinh
CTR đô thị của đô thị đặc biệt và đô thị loại 1 hiện nay đã tăng lên rất nhiều.
Nguyên nhân của sự gia tăng này là do Thủ đô Hà Nội sau khi điều chỉnh địa giới
hành chính thì lượng CTR đô thị phát sinh đã lên đến 6.500 tấn/ngày (con số của
năm 2007 là 2.600 tấn/ngày), bên cạnh đó, số đô thị loại 1 đã tăng lên 10 đô thị
(trong khi năm 2007 là 4 đô thị loại 1)
Thành phần CTR sinh hoạt phụ thuộc vào mức sống ở một số đô thị. Mức
sống, thu nhập khác nhau giữa các đô thị đóng vai trò quyết định trong thành phần
CTR sinh hoạt. Trong thành phần rác thải đưa đến các bãi chôn lấp, thành phần rác
có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ rất cao từ 54 - 77,1%; tiếp
theo là thành phần nhựa: 8 - 16%; thành phần kim loại đến 2%; CTNH bị thải lẫn
vào chất thải sinh hoạt nhỏ hơn 1%.
Lượng CTR đô thị ngày càng tăng và thành phần ngày càng phức tạp do số
lượng dân cư chuyển từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng bởi quá trình đô thị
hóa cao, do mức sống ngày càng cao nên tiêu dùng ngày càng đa dạng. Mức độ đô
thị hóa tăng nhanh nên số dân ở các đô thị càng ngày càng tăng, nhất là các thành
phố lớn có kinh tế phát triển như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,...

13



Ước tính chỉ số phát sinh CTR đô thị trung bình ở Việt Nam trong những năm 2015,
2020, 2025 vào khoảng 1,2; 1,4; 1,6 kg/ người/ngày.
Bảng 1.6 . Ước tính lượng CTR đô thị phát sinh đến năm 2025
Năm
Dân số đô thị (triệu người)
% dân số đô thị so với cả nước
Chỉ số phát sinh CTR đô thị

2015
35
38

2020
44
45

2025
52
50

1,2
1,4
1,6
(kg/người/ngày)
Tổng lượng CTR đô thị phát sinh (tấn/ngày) 42.000 61.600 83.200
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011) [1]
1.2.2. Tình hình thu gom vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt ở Việt Nam.
Hoạt động quản lý CTR bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư
xây dựng quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái

sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại
đối với môi trường và sức khoẻ con người.
Việc phân loại CTR tại nguồn vẫn chưa được triển khai rộng rãi, vì vậy ở hầu
hết các đô thị nước ta, việc thu gom rác chưa phân loại vẫn là chủ yếu. Công tác thu
gom thông thường sử dụng 2 hình thức là thu gom sơ cấp (người dân tự thu gom
vào các thùng/túi chứa sau đó được công nhân thu gom vào các thùng rác đẩy tay cỡ
nhỏ) và thu gom thứ cấp (rác các hộ gia đình được công nhân thu gom vào các xe
đẩy tay sau đó chuyển đến các xe ép rác chuyên dụng và chuyển đến khu xử lý hoặc
tại các chợ/khu dân cư có đặt container chứa rác, công ty môi trường đô thị có xe
chuyên dụng chở container đến khu xử lý)
Tp. Hồ Chí Minh có 2 trạm trung chuyển lớn: trạm trung chuyển Quang
Trung tiếp nhận 1.084 tấn/ngày, trạm trung chuyển Tống Văn Trân tiếp nhận 820
tấn/ngày. Rác từ 2 trạm trung chuyển này được các xe lớn chuyển tới khu liên hiệp
xử lý CTR Đa Phước, Phước Hiệp và Nhà máy Xử lý rác Vietstar. Một trong những
bức xúc của các đô thị hiện nay trong công tác thu gom CTR là thiếu các địa điểm
trung chuyển rác. Hà Nội chưa có trạm trung chuyển rác trong khi khoảng cách từ
Hà Nội tới khu xử lý rác Nam Sơn khoảng 50km. Các thành phố khác cũng chưa có
trạm trung chuyển rác đúng nghĩa như ở Tp. Hồ Chí Minh. Theo đánh giá hiện nay,
hầu hết các đô thị mới chỉ có các điểm tập kết rác, tuy vậy, các điểm tập kết này
cũng chưa đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.
14


Công tác xã hội hóa việc thu gom và vận chuyển chất thải đang được thực
hiện rộng rãi ở nhiều nơi. Chỉ ở các đô thị lớn cấp thành phố mới có URENCO đảm
nhận việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đô thị. Tuy nhiên vẫn có sự tham gia
của các công ty cổ phần hoặc công ty tư nhân. Trên địa bàn Thành phố Hà Nội,
ngoài URENCO là đơn vị đảm trách chính còn có khoảng gần 30 đơn vị tư nhân và
tập thể khác tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt. Tại các đô
thị nhỏ cấp thị trấn, phần lớn là các hợp tác xã, tổ đội thu gom, tổ chức tư nhân đảm

nhiệm việc thu gom vận chuyển với chi phí thu gom thỏa thuận với người dân đồng
thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương.
Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị từ 72% năm 2004 tăng lên khoảng 80 82% năm 2008 và đạt khoảng 83 - 85% cho năm 2010. Mặc dù tỷ lệ thu gom có
tăng nhưng vẫn còn khoảng 15 ÷ 17% CTR đô thị bị thải ra môi trường vứt vào bãi
đất, hố đất, ao hồ, hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường.
Tỷ lệ CTR được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 - 82% lượng CTR thu gom
được (trong đó, khoảng 50% được chôn lấp hợp vệ sinh và 50% chôn lấp không hợp
vệ sinh). Thống kê trên toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung ở các thành
phố lớn đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi được coi là hợp vệ sinh. Ở phần lớn các
bãi chôn lấp, việc chôn lấp rác được thực hiện hết sức sơ sài. Như vậy, cùng với
lượng CTR được tái chế, hiện ước tính có khoảng 60% CTR đô thị đã được xử lý
bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và tái chế trong các nhà máy xử lý CTR để
tạo ra phân compost, tái chế nhựa,... Đốt chất thải sinh hoạt đô thị chủ yếu ở các bãi
rác không hợp vệ sinh: sau khi rác thu gom được đổ thải ra bãi rác phun chế phẩm
EM để khử mùi và định kỳ phun vôi bột để khử trùng, rác để khô rồi đổ dầu vào
đốt. Tuy nhiên, vào mùa mưa, rác bị ướt không đốt được hoặc bị đốt không triệt để.
Ước tính khoảng 40 ÷ 50% lượng rác đưa vào bãi chôn lấp không hợp vệ sinh được
đốt lộ thiên. Công nghệ đốt CTR sinh hoạt với hệ thống thiết bị đốt được thiết kế
bài bản mới được áp dụng tại Nhà máy đốt rác ở Sơn Tây (Hà Nội). Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh đang có kế hoạch nhập dây chuyền công nghệ đốt chất thải
có tận dụng nhiệt để phát điện trong thời gian tới.

15


1.3. Tổng quan về huyện Bình Xuyên
1.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
a, Vị trí địa lý.
Huyện Bình Xuyên là một huyện có cả ba địa hình là: đồng bằng, trung du và
miền núi, có vị trí nằm gần trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố

Vĩnh Yên 7 km dọc theo quốc lộ 2, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50 km theo hướng
Tây - Tây Bắc.
Huyện Bình Xuyên có diện tích tự nhiên là 14.847,31ha, được giới hạn bởi
tọa độ địa lý từ 21012’57” đến 210 27’ 31” độ vĩ Bắc và 105036’06” đến 105043’26” độ
kinh Đông.
+ Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên.
+ Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh (thuộc Thủ đô Hà Nội).
+ Phía Nam giáp huyện Yên Lạc.
+ Phía Tây giáp huyện Tam Dương, Yên Lạc và TP Vĩnh Yên.

16


Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Bình Xuyên
Vị trí địa lý có nhiều thuận tiện cho sự giao lưu hàng hóa và phát triển dịch
vụ. Huyện Bình Xuyên là huyện trọng điểm phát triển khu công nghiệp của tỉnh
Vĩnh Phúc, cách không xa các khu công nghiệp tập trung như: Bắc Thăng Long Nội Bài; cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội); nằm giữa hai trung tâm kinh tế
– chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên; có đường sắt Hà Nội – Lào Cai,
quốc lộ 2 và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua là những điều kiện rất thuận
lợi để huyện phát triển một nền kinh tế đa dạng (công nghiệp - dịch vụ và nông lâm
nghiệp) và hình thành các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ; đồng thời có cơ
hội tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ cho
công cuộc công nghiệp hóa của huyện.
17


b. Điều kiện tự nhiên.
Huyện Bình Xuyên có ba vùng địa hình khá rõ rệt: Đồng bằng, trung du, miền
núi; nhìn chung địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam:
- Vùng núi: Tập trung ở phía Bắc của huyện là những ngọn núi cao từ 3001.500m chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đất thích hợp với mục đích lâm

nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu và du lịch nghỉ dưỡng, phát triển
dịch vụ gắn với vùng du lịch sinh thái.
- Vùng trung du: Phần lớn là đồi trọc bị xói mòn, vùng này ngoài mục đích
lâm nghiệp còn có thể phát triển nông lâm kết hợp, cây công nghiệp ngắn ngày, cây
công nghiệp tập trung, xây dựng cơ bản và nhiều mục đích chuyên dùng khác.
- Vùng đồng bằng: Địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều ưu thế trong sản
xuất nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thuận lợi, dân cư tập trung, giao thông thuận tiện
hơn vùng đồi núi và trung du do vậy vùng này cũng là mục tiêu của các dự án đầu
tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã tạo ra sự mâu thuẫn trong sử dụng
đất.
- Khí hậu
Bình Xuyên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, khí hậu
được chia làm bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông; thực tế mùa xuân và mùa thu là hai
mùa chuyển tiếp. Chiếm phần lớn thời gian trong năm là mùa hạ và mùa đông.
Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23,5 - 25 0C, nhiệt độ trong năm cao nhất
vào tháng 6,7,8 thấp nhất vào tháng 12,1,2.
Do điều kiện địa hình nên nhiệt độ giữa vùng đồng bằng và miền núi chênh
lệch nhau đến 5 - 7oC.
Lượng mưa tập trung vào tháng 6,7,8 trong thời gian này lượng mưa đã chiếm
50% lượng mưa cả năm. Mưa ít vào tháng 12, 1, 2.
Bình quân độ ẩm vùng đồi núi là 88%, vùng đồng bằng là 84%.
Số giờ nắng bình quân 1.400 – 1.700 giờ/năm, thường các tháng có số giờ
nắng cao là các tháng mùa hè, thấp là các tháng cuối mùa đông.
Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9. Gió
Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
- Thủy văn

18



Nguồn nước mặt của huyện khá phong phú, bao gồm 20 hồ thủy lợi, hệ thống
sông suối (các sông chính là sông Cà Lồ, Cầu Bồn, Sông Cánh, Sông Mây), ao hồ
và hệ thống kênh mương tưới tiêu nhỏ khác.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a, Điều kiện kinh tế
*Thực trạng phát triển nghành nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng của
ngành trồng trọt giảm, chăn nuôi và thủy sản tăng nhanh. Việc ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật đã được thực hiện tốt trong cả lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi,
dịch vụ nông nghiệp đã hoạt động tích cực đảm bảo hậu cần cho sản xuất nông
nghiệp. Ngành nông nghiệp của huyện trong những năm qua phát triển tương đối ổn
định.
* Thực trạng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Một số sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (TTCN) trên địa bàn
huyện trong những năm vừa qua đã xuất hiện sản phẩm chứa đựng hàm lượng chất
xám và gia công cao như: gạch ốp lát thương hiệu Prime, lắp giáp xe máy Piagio
(KCN Bình Xuyên) và sản xuất phụ tùng xe máy Nissin. Nhìn chung với một số sản
phẩm công nghiệp - TTCN như trên thì huyện Bình Xuyên mới chỉ đáp ứng nhu cầu
thông thường của người dân địa phương là chủ yếu, những năm gần đây đã bắt đầu
có sự bứt phá vào các sản phẩm cao cấp như lắp giáp xe máy, một số sản phẩm linh
kiện điện tử cao cấp ....phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu và người tiêu dùng của các
đô thị lớn.
* Thực trạng phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch
Công nghiệp phát triển kéo theo các ngành thương mại và dịch vụ phát triển.
Tuy vậy, do mạng lưới giao thông của huyện còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng ngành
dịch vụ chưa được đầu tư nhiều (mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, khu du
lịch…) dân cư nông thôn còn chiếm tỷ lệ lớn với mức thu nhập thấp và sức mua
kém… đã kìm hãm sự phát triển của ngành dịch vụ trong những năm qua, không
tương xứng với sự phát triển của công nghiệp.
b, Điều kiện văn hóa xã hội

* Dân số và đặc điểm dân cư

19


×