Ai đó đã từng nói rằng: “Nếu mỗi người không thuộc về một đất nước, một quê hương thì
giống như con chim không có tổ, cái cây không có rề...” Và ai đó cũng đã từng tự hỏi lòng: “Có
mối tình nào nặng sâu hơn là mối tình Tổ quốc?” Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ấy đã có biết bao
hồn thơ cất cánh. Với Nguyễn Đình Thi là hình ảnh của một Đất Nước đau thương, căm hờn,
quật khởi, vùng lên chiến đấu và chiến thắng huy hoàng. Với Lê Anh Xuân là dáng đứng Tổ
quốc bay lên bát ngát mùa xuân. Với Xuân Diệu là vẻ đẹp của Đất Nước “Tổ quốc tôi như một
con tàu, mũi tàu rẽ sóng Cà Mau”. Đặc biệt vào cuối năm 1971, từ chiến trường Bình Trị Thiên
khói lửa, Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm một tiếng thơ hay về đề tài Đất Nước qua trích đoạn:
“Đất Nước”-Trường ca “Mặt đường khát vọng”. Từ những bình diện về văn hóa, lịch sử, địa lý
tác giả đã lý giải về Đất Nước một cách sáng tạo và mới mẻ để đi tới tư tưởng cốt lõi. “Đất Nước
này là Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.”
Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 15/4/1943 tại thôn U Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông sinh trưởng trong một gia đình trí thức cách mạng, cha là
Nguyễn Khoa Văn ( tức Hải Triều) - nhà lí luận, phê bình văn học theo quan điểm mác xít trong
giai đoạn 1930-1945. Sau đó, ông vào miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên
Huế; tham gia quân đội, xây dựng cơ sở của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam,
viết báo, làm thơ… cho đến năm 1975. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ
trẻ những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn
học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người và tinh thần chiến đấu. Thơ ông hấp dẫn bởi
sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con
người Việt Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ, thơ của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ được con
người Việt Nam và bản chất anh hùng bất khuất của chiến sĩ Việt Nam.
Nguyễn Khoa Điềm cũng như một số nhà thơ hàng đầu của thế hệ ông đã cảm nhận sâu sắc
thời điểm lịch sử trang nghiêm, nên đã để tâm huyết vào chủ đề lớn của thơ ca Đất Nước. Và tất
nhiên để phù hợp với nội dung phong phú, rộng lớn đó phải có một hình thức, có nội dung lớn
hơn là Trường Ca. Cho nên nhiều trường ca đã ra đời trong giai đoạn văn học này nổi tiếng hơn
cả là ba trường ca “Những người đi tới biển” của Thanh Thảo, “Đường tới thành phố” của Hữu
Thỉnh và “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm.“Đất nước” là một đoạn trích trong
trường ca “Mặt đường khát vọng”, (chương năm) là chương trọng tâm của tác phẩm. Tác giả tập
trung trong chương thơ này những cảm nhận và suy nghĩ sâu sắc về Đất Nước: “Đất Nước” này
là “Đất nước Nhân Dân”. Nhận thức mởi mẻ ấy cũng chính là sự lựa chọn, ý thức về trách nhiệm
của thế hệ trẻ đối với đất nước và dân tộc trong cuộc đấu tranh dành độc lập, thống nhất nước
nhà.
Cái đặc sắc, độc đáo của đoạn thơ: “Đất Nước” là sự cảm nhận về Đất Nước trong một
cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện, và làm nổi bật tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân.
Trong đoạn thơ trữ tình- chính luận này, Nguyễn Khoa Điềm trình bày những cảm xúc và suy
tưởng về đất nước dưới dạng một lời trò chuyện tâm tình, mạch cảm hứng và liên tưởng có vẻ tự
do, phóng túng như một thứ tùy bút thơ. Nhưng thực ra, vẫn có một hệ thống lập luận khá chặt
chẽ. Tập trung thể hiện đất nước trên các bình diện chủ yếu sau đây: trong chiều dài thời gian
lịch sử (Quá khứ- Hiện tại- Tương lai), trong chiều rộng không gian- địa lí, và trong bề dày của
văn hóa – phong tục, lối sống, tâm hồn và tính cách dân tộc. Ba phương tiện này được thể hiện
trong sự gắn bó, thống nhất. Nhưng ở bất cứ phương diện nào thì tư tưởng cốt lõi cũng là qua
niệm Đất Nước của nhân dân, đó cũng chính là “hệ quy chiếu” mọi xúc cảm, suy tưởng và nhờ
đó mà tác giả có những phát hiện mới mẻ, đặc sắc. Nguyễn Khoa Điềm đã làm sâu sắc thêm cho
ý niệm bề đất nước của thơ ca thời kì chống Mĩ.
Khi khẳng định sự hùng mạnh của đất nước thì Nguyễn Trãi từng nhắc đến truyền thống
lịch sử của dân tộc: “ Từ Triệu Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống,
Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”. Rõ ràng Nguyễn Trãi cũng nhấn mạnh yếu tố lịch sử
nhưng góc nhìn ấy lại làm nên từ thời đại. Với Nguyễn Khoa Điềm lịch sử mà ông muốn nhấn
mạnh đó là đất nước bốn nghìn năm. Khoảng thời gian bốn nghìn năm được Nguyễn Khoa Điềm
nhắc đi nhắc lại nhiều lần với mục đích muốn nhấn mạnh sự trường tồn, bền vững của đất nước.
Trong bốn nghìn năm ấy, Nguyễn Khoa Điềm lại tiếp tục hình tượng của nhân dân, chính
nhân dân đã làm nên bốn nghìn năm lịch sử
Em ơi em hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm đất nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con trai con gái bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Nhân dân ở đây là ai trong người người lớp lớp ấy, Nguyễn Khoa Điềm đã nhấn mạnh hình
ảnh thế hệ trẻ. Dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Khoa Điềm là ông muốn đề cao vai trò của thế hệ
trẻ trong việc làm nên đất nước. Đó là những con người vô cùng cần cù làm lụng, những con
người như bao người khác mà ta bắt gặp trong thế giới này. Thế nhưng bên cạnh sự giản dị và
bình tâm ấy trong mỗi con người họ lại chứa phần phi thường:
Khi có giặc thì người con trai ra trận
Người con gái ở lại nuôi cái cùng con
Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Phần phi thương của họ là ý thức trách nhiệm đối với đất nước và nhất là khi đất nước bị
xâm lăng. Hình ảnh người con trai và con gái ở đây khi đất nước bị xâm lăng thì tất cả họ đều
vùng lên đánh giặc. Khi ta liên tưởng đến những nữ anh hùng trong lịch sử dân tộc hay những nữ
anh hùng trong văn học như chị Út Tịch trong “ Người mẹ cầm súng” ( Nguyễn Thi), Chị Sứ
trong “Hồn sứ” ( Anh Đức). Cách định nghĩa về người anh hùng cũng rất mới mẻ: “ Nhiều người
đã trở thành anh hùng/ Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ”.
Trong quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm, anh hùng là những người vô cùng bình dị xung
quanh chúng ta, có thể là những người ta biết, cũng có thể là những người vô danh:
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra đất nước
Đây cũng là tư tưởng vô cùng mới mẻ của NKĐ khi suy ngẫm về hình tượng người anh
hùng. Vậy để làm nên đất nước thì họ đã bắt đầu từ những việc gì?
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Ở đoạn thơ này Nguyễn Khoa Điềm đã nhấn mạnh vai trò của nhân dân trong việc làm nên
đất nước. Đó có thể là việc tạo nên đất nước trong thời bình nhưng cũng có thể là thời chiến.
Trong thời bình việc làm nên đất nước sẽ bắt đầu từ những điều bình dị “ giữ và truyền cho ta hạt
lúa”, “ truyền giọng điệu cho con tập nói”, “ truyền lửa qua mỗi nhà” , “ gánh theo tên xã tên
làng mỗi chuyến di dân”, “ đắp đập be bờ”. Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng nghệ thuật liệt kê để
nhấn mạnh việc làm của nhân dân góp phần tạo nên đất nước. Bên cạnh đó,ông còn sử dụng điệp
cấu trúc và đại từ “họ” lặp đi lặp lại để nhấn mạnh vai trò của nhân dân. Nhân dân là người làm
nên đất nước, làm nên cuộc sống này.
Cách mạng tháng tám thành công mơ ra một giai đoạn mới trong sự phát triển của thơ ca.
Tổ Quốc độc lập, tự do. Một sức mạnh, một niềm vui lớn nhất đã ùa vào trong thơ, một Tố Hữu
như bay lên với niềm vui tháng Tám:
Ngực lép bốn nghìn năm trưa nay cơn gió mạnh
Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời
Hay nói như Xuân Diệu:
Tình yêu Tổ Quốc là đỉnh núi bờ sông
Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy
Suốt hàng chục thế kỉ, chủ đề yêu nước là một cảm hứng lớn trong thơ và trong thực tế thơ
văn yêu nước là một dòng phát triển liên tục qua các thời đại. Trên chủ đề này, chúng ta bắt gặp
qua những vần thơ tâm huyết một tấm lòng tự hào, một ý chí sắt sơn, một cốt cách dân tộc trong
suy nghĩ, một tình cảm chan hòa gần gũi. Chủ đề yêu nước trong thơ tạo nên một sinh khí mạnh
mẽ trong thơ ca. Nếu do với sự nghiệp anh hùng của lịch sử dân tộc thì thơ văn chưa nói được
nhiều cái lớn lao của dân tộc, của nhân dân. Từ những án thơ cổ của Lí Thường Kiệt, Phạm Ngũ
Lão, Trần Hưng Đạo, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Vũ Mộng Nguyên, Lê Quý Đôn, Nguyễn
Đình Chiểu, Phan Bội Châi đến thơ văn Xô Viét Nghệ Tĩnh, thơ Hồ Chí Minh, thơ Tố Hữu, và
sau này cách mạng tháng Tám thành công với hàng loạt án thơ ca ngợi vẻ đẹp và tình yêu đất
nước, của Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa Điềm.
Về cách định ngĩa “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm trong trường ca “Mặt đường khát
vọng”, có thể nói ngắn gọn: Đó là tư duy mới mẻ. Nguyễn Khoa Điềm định nghĩa “Đất nước”
theo lối chiết tự và qui tụ về tư tưởng “Đất Nước” hiện ra trong sự hình dung của người đọc vừa
lớn lao, thiêng liêng, vừa gần gũi, quen thuộc. Sau khi nêu cảm nhận của mình về nguồn gốc lịch
sử văn hóa của đất nước. Nhà thơ hình tượng hóa nghĩa của từng yếu tố tạo thành “Đất nước”.
Cách chiết tự này của Nguyễn Khoa Điềm có sự kếp hợp tư duy hình tượng với tư duy logic để
tạo nên chất chính luận trữ tình đặc sắc cho tác phẩm
Ví dụ tác giả định nghĩa từng thành tố: “Đất là nơi anh đến trường- Nước là nơi em tắm”;
“Đất là nơi chim về- Nước là nơi rồng ở...” Đất, trong đoạn thơ này theo cảm nhận của chủ thể
trữ tình vừa là không gian cụ thể, gắn bó với cuộc sống từng cá nhân, vừa là không gian rộng
lớn, nơi sinh sống thương yêu, chia sẻ của cả cộng đồng. Nước cũng vừa là không gian cụ thể
gắn với sinh hoạt đời thường, vẻ đẹp tâm hồn trong sáng hồn nhiên của con người, vừa là không
gian gặp gỡ hòa hợp. Trên cơ sở đó, tác giả cung cấp cho ta cảm nhận, cái nhìn chung về khuôn
mặt, dáng hình đất nước: “Đất Nước là nơi hò hẹn”; “Đất Nước là máu xương của mình”... “Đất
Nước” theo Nguyễn Khoa Điềm có ý nghĩa biểu trưng cho tình nghĩa con người, vừa có nguồn
gốc đẹp đẽ thiêng liêng, vừa bắt nguồn từ đời sống tình cảm hài hòa nồng thắm, vừa là không
gian xum họp đoàn kết, nguồn gốc của sự sống; vừa là nơi bao thế hệ đã đấu tranh kiên cường
dũng cảm, đã hy sinh “hóa thân cho dáng hình xứ sở” để làm nên “Đất Nước muôn đời”
Trong quá trình vận động và phát triển của nền thơ chống Mỹ, xuất hiện thế hệ các nhà thơ
trẻ, trong đó có Nguyễn Khoa Điềm. Nhà thơ đã có mặt và đi suốt cả chặng đường chiến tranh và
đã đánh dấu thành tựu của mình qua những chặng đường sáng tác. Phong cách thơ Nguyễn Khoa
Điềm thời kì chống Mỹ cứu nước là cảm hứng lớn về đất nước và nhân dân anh hùng. Sự thống
nhất độc đáo của phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm nằm ở cảm hứng hiện thực thời đại, ở
những chủ đề quen thuộc, ở phương diện thể hiện cái tôi trữ tình phong phú đa dạng, với lớp
ngôn từ, hình ảnh cảm xúc ẩn sau bề mặt câu chữ một cảm quan lịch sử văn hoá sâu sắc độc đáo.
Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm yêu nước không đơn giản chỉ là nhiệt tình hăng hái chiến đấu và
căm thù giặc mạnh mẽ. Với Nguyễn Khoa Điềm tình yêu đất nước làm sống dậy trong trang thơ
lịch sử bốn ngàn năm hào hùng của dân tộc với những chiến công dựng nước và giữ nước của
cha ông. Đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự đồng hiện của những gì gần gũi nhất, thân
thương nhất của mỗi con người Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai, trong thời gian và
không gian, trong lịch sử và truyền thống văn hoá… Ở Nguyễn Khoa Điềm lòng yêu nước là hồn
Việt thấm đượm trong tâm hồn để từ đó đúc kết một chân lý vững vàng: Đất nước của nhân dân.
Tư tưởng Đất nước của nhân dân đã chi phối hầu hết các sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm.
Vì vậy tiếng thơ Nguyễn Khoa Điềm không chỉ nói lên những suy nghĩ cảm nhận của tuổi trẻ
trong chiến tranh, về sự lạc quan hay cái nhìn nghiêm túc thành thật, thậm chí trần trụi về những
mất mát… mà còn bộc lộ những suy nghĩ hiện thực sâu sắc hơn rất nhiều. Thơ Nguyễn Khoa
Điềm thể hiện lòng yêu nước qua việc tranh luận về tuổi trẻ, về nhân sinh quan để dựng lại cả
quá trình “tìm đường” và“nhận đường” của tuổi trẻ đô thị miền Nam về với con đường cách
mạng của dân tộc, nhân dân. Tài năng và cá tính sáng tạo của Nguyễn Khoa Điềm còn bộc lộ
trong những phương diện nghệ thuật: đó là thi pháp biểu hiện mang phong cách riêng, từ giọng
điệu trữ tình giàu chất chính luận, đến việc xây dựng chất liệu thơ giàu chất liệu hiện thực, chất
liệu văn hoá và giàu tính liên tưởng..,từ việc sử dụng những tín hiệu thẩm mỹ vừa truyền thống
vừa hiện đại đến việc sử dụng linh hoạt thể thơ tự do với những cung bậc khác nhau của cảm xúc
với một vốn từ ngữ giàu có vừa dân dã vừa mang tính văn hoá thời đại.
Chính điều đó đã thể hiện rõ hơn phong cách độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm. Nhà văn có
phong cách chính là nhà văn phải đem lại một tiếng nói mới cho văn học, đó là sự độc đáo mà đa
dạng, bền vững mà luôn đổi mới. Bằng chất thơ rất riêng, tư tưởng mang lại đúng với tinh thần
chung của thời đại, nhà thơ đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trên đoạn đường văn học. Và
phong cách nhà văn được khẳn định chính là bằng chứng cho một nền văn học đã trưởng thành.
Chính nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng tâm sự rằng “Tôi viết bài thơ này lúc đấy cũng vừa
lứa thanh niên”. Chính những rung cảm mạnh mẽ trong tâm hồn của tác giả, những biểu hiện
tình yêu quê hương đất nước tha thiết nhất đã thôi thúc ông viết nên bản trường ca hào hùng “Đất
Nước”. Từ đó đòi hỏi nhiều hơn ở cách thế hệ, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên “xung phong”.
Mang một trái tim nhiệt thành, lòng vững tin, ra sức học tập vì một tương lai của tổ quốc.
Trải dài lịch sử, từ “Nhân dân bốn cõi một nhà” trong thơ Nguyễn Trải, đến những câu thơ
của Nguyễn Đình Thi “Ôm đất nước những người áo vải”, tư tưởng Đất Nước là Nhân Dân đã và
luôn được coi trọng. Cái khác biệt ở đây chính là Nguyễn Khoa điềm đã rất xuất sắc khi nhìn
nhận tư tưởng qua nhiều bình diện: địa lí, lịch sử, văn hóa. Và ở mỗi bình diện, ông đều có
những phát hiện mới, cách nói mới về đất nước. Về nghệ thuật. Nhà thơ đã vận dụng nghệ thuật
đặc sắc kết hợp giữa chất chính luận và chất trữ tình ( hình tượng anh và em tạo nên sự đối
thoại), vận dụng những chất liệu văn hóa, văn học dân gian. Kết hợp với thể loại trường ca, thơ
tự do có sự linh hoạt về giọng điệu lúc hùng hồn lúc rất trữ tình tạo nên sự đa giọng điệu.
Với Nguyễn Khoa Điềm tình yêu đất nước làm sống dậy trong trang thơ lịch sử bốn ngàn
năm hào hùng của dân tộc với những chiến công dựng nước và giữ nước của cha ông. Đất nước
trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự đồng hiện của những gì gần gũi nhất, thân thương nhất của
mỗi con người Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai, trong thời gian và không gian,
trong lịch sử và truyền thống văn hoá… Ở Nguyễn Khoa Điềm lòng yêu nước là hồn Việt thấm
đượm trong tâm hồn để từ đó đúc kết một chân lý vững vàng: Đất nước của nhân dân. Tư tưởng
Đất nước của nhân dân đã chi phối hầu hết các sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm. Vì vậy tiếng
thơ Nguyễn Khoa Điềm không chỉ nói lên những suy nghĩ cảm nhận của tuổi trẻ trong chiến
tranh, về sự lạc quan hay cái nhìn nghiêm túc thành thật, thậm chí trần trụi về những mất mát…
mà còn bộc lộ những suy nghĩ hiện thực sâu sắc hơn rất nhiều. Thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện
lòng yêu nước qua việc tranh luận về tuổi trẻ, về nhân sinh quan để dựng lại cả quá trình “tìm
đường” và“nhận đường” của tuổi trẻ đô thị miền Nam về với con đường cách mạng của dân tộc,
nhân dân. Tài năng và cá tính sáng tạo của Nguyễn Khoa Điềm còn bộc lộ trong những phương
diện nghệ thuật: đó là thi pháp biểu hiện mang phong cách riêng, từ giọng điệu trữ tình giàu chất
chính luận, đến việc xây dựng chất liệu thơ giàu chất liệu hiện thực, chất liệu văn hoá và giàu
tính liên tưởng..,từ việc sử dụng những tín hiệu thẩm mỹ vừa truyền thống vừa hiện đại đến việc
sử dụng linh hoạt thể thơ tự do với những cung bậc khác nhau của cảm xúc với một vốn từ ngữ
giàu có vừa dân dã vừa mang tính văn hoá thời đại.
Với xúc cảm trực tiếp, mãnh liệt từ cuộc chiến đấu sinh tử của nhân dân ta trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ mà tác giả đã huy động tình cảm, trí tuệ, kiến thức về địa lí lịch sử, văn
học, đặc biệt là văn hóa dân gian để diẽn tả sức mạnh thần kì của nhân dân trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Đất Nước. Một Đất Nước Nhân Dân tương đẹp thần kì như thế sẽ chiến thắng bất
kì kẻ thù xâm lược nào.