PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – MỘT SỐ
NHỮNG KIẾN NGHỊ
2.1. Những quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động huy động vốn của các ngân hàng
thương mại.
2.1.1. Những quy định chung về hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại
Trong các văn bản pháp luật hiện hành, không có nhiều các quy định về hoạt động huy
động vốn của các ngân hàng thương mại. So với các nghiệp vụ khác của ngân hàng, chẳng hạn
như các hoạt động tín dụng, thì số lượng các quy phạm trong mảng này còn khá hạn chế. Có
thể nói nó chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà lập pháp. Các quy định nhìn chung còn
khá sơ sài, tuy nhiên, trong giai đoạn từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cũng đã có những bổ
sung đáng kể.
Trong các văn bản có quy định liên quan đến hoạt động huy động huy động vốn của các
ngân hàng thương mại, không có bất cứ một văn bản nào đưa ra một định nghĩa pháp lí về hoạt
động huy động vốn, Luật Các tổ chức tín dụng và Nghị định 49/2000/ND-CP chỉ liệt kê những
loại hình được coi là hoạt động huy động vốn. Các hoạt động của các ngân hàng là khá đa
dạng và hình thức của nó biến đổi không ngừng, chính vì vậy, việc đưa ra một khái niệm mang
tính liệt kê như vậy rõ ràng không đáp ứng được yêu cầu thay đổi của thực tiễn, những quy
định đó sẽ nhanh chóng bị lạc hậu. Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, hoạt động
huy động vốn nói chung của các tổ chức tín dụng bao gồm bốn hoạt động cơ bản được quy
định tại một chương riêng của luật này: 1)hoạt động nhận tiền gửi (điều 45); 2) hoạt động phát
hành giấy tờ có giá (điều 46); 3) hoạt động vay vốn giữa các tổ chức tín dụng (điều 47); 4)
hoạt động vay vốn của Ngân hàng nhà nước (điều 48). Nhìn chung, Luật Các tổ chức tín dụng
chỉ nêu một cách khái quát nhất về các hình thức huy động vốn của các tổ chức tín dụng (trong
đó có các ngân hàng thương mại) mà không có bất cứ quy định gì thêm. Vấn đề này một lần
nữa được quy định tại Nghị định số 49/200/ND-CP về tổ chức và hoạt động của các ngân hàng
thương mại. Cụ thể, tại điều 3 Nghị định này quy định:
“Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau:
1. Nhận tiền gửi của cá nhân tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới dạng tiền gửi
không kì hạn, tiền gửi có kì hạn và các loại tiền gửi khác.
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức,
cá nhân trong nước và ngoài nước khi được thống đốc Ngân hàng nhà nước chấp nhận.
3. Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chức tín dụng
nước ngoài.
4. Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Ngân
hàng nhà nước Việt Nam.
5. Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước.”
Có thể nhận thấy các quy định được nêu ra trong hai văn bản này chỉ ở dạng liệt kê. So
sánh với các hình thức huy động vốn trong thực tiễn và trên thế giới đã được trình bày ở trên
có thể thấy đây là các hình thức huy động vốn cơ bản và chủ yếu của không chỉ các ngân hàng
mà còn của các tổ chức tín dụng từ trước đến nay. Tuy nhiên, so với nghiệp vụ ngân hàng hiện
đại trong giai đoạn hiện nay, các hình thức huy động vốn đã thực sự đa dạng hơn nhiều, có lẻ
đó là một nguyên nhân quan trọng mà Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản quan trọng
không quy định một cách chi tiết cụ thể mà chỉ nêu một cách khái quát và sơ lược về hoạt động
này, những vấn đề cụ thể về hình thức, phương thức tiến hành đều dành lại cho các văn bản
hướng dẫn của cơ quan chuyên môn (các Quy chế ban hành kèm các Quyết định của Ngân
hàng nhà nước).
Điều này có ưu điểm là giúp cho hệ thống pháp luật có thể phản ứng nhanh với những thay
đổi của thực tiễn kinh tế xã hội, tuy nhiên, không phải là không có hạn chế. Tính ràng buộc từ
hệ quả pháp lí của các văn bản hướng dẫn này và tính thống nhất của chúng đôi lúc thật sự gây
khó khăn cho cả các chủ thể quản lí và bị quản lí.
Như đã được phân tích ở trên, các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và Nghị định về
tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại chỉ quy định những vấn đề cơ bản nhất, có thể
nói, đó chỉ như là cái khung của hoạt động, nếu hiểu theo nội hàm rộng nhất của các hoạt động
này, các hình thức huy động vốn trong thực tiễn cũng có thể được xếp vào trong bốn loại hình
cơ bản được liệt kê đó, nhưng nếu để điều chỉnh từng các quan hệ phát sinh trong từng nghiệp
vụ riêng lẻ thì có khả năng gặp phải nhiều khó khăn. Chẳng hạn, về hình thức pháp lí của quan
hệ đó, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia. Tuy nhiên, cũng cần có sự phân biệt giữa
các vấn đề mang nặng tính nghiệp vụ và các quy phạm thông thường khác, ngân hàng nhà
nước có thể nói là cơ quan chủ quản trong lĩnh vục này, nên để các quy phạm thiên về tính
nghiệp vụ cho cơ quan này quy định của là một sự hợp lí. Dự thảo luật các tổ chức tín dụng
mới thật sự đã khắc phục được rất nhiều các hạn chế này, đa phần các vấn đề được quy định
chi tiết và chặc chẽ hơn.
Xét từ khía cạnh lí luận, pháp luật ngân hàng là mảng pháp luật chuyên ngành, các quan hệ
ngân hàng vẫn mang bản chất gốc của nó là các quan hệ dân sự. Chính vì vậy, theo nguyên tắc
chung, khi các quan hệ này không được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật chuyên
ngành thì sẽ tự động chịu sự điều chỉnh của các quy định chung của pháp luật dân sự quy định
trong Bộ luật Dân sự. Trên thực tế, chúng ta đang vận dụng điều này để điều chỉnh một số các
quan hệ thuộc lĩnh vực huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Chẳng hạn, trong bốn
nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại được liệt kê ở trên, nếu loại hình huy động
vốn nào có được các văn bản hướng dẫn cụ thể thì sẽ áp dụng các văn bản hướng dẫn đó, loại
hình huy động vốn nào không có hướng dẫn cụ thể hoặc mới phát sinh mà chưa được hướng
dẫn hoặc những loại hình đã được hướng dẫn mà các quy định chưa bao quát hết thì sẽ được tự
động điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nhận xét cách khách quan, trong tình trạng quá độ như hiện nay, đặc biệt là giai đoạn liền
trước và sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, cơ quan lập pháp và các bộ cơ quan chuyên
ngành thật sự đã quá tải trong việc cố hoàn thiện các văn đáp ứng yêu cầu thiết lập một hệ
thống pháp luật đầy đủ, tương thích và minh bạch phù hợp với các yêu cầu của tổ chức thương
mại thế giới. Hệ thống pháp luật đang trong giai đoạn hoàn thiện thì những vấn đề như thế này
có thể tạm chấp nhận được, tuy nhiên, rõ ràng nó thể hiện sự không chuyên nghiệp trong
phương thức quản lí của các cơ quan hành chính nước ta. Thể hiện sự sơ sài và yếu kém của
một thị trường tài chính chưa phát triển đầy đủ và kém năng động.
Vấn đề này chắc chắn sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các ngân hàng thương mại nói chung
và cho các tổ chức tín dụng nói chung khi tiếp cận với các vấn đề thực tiễn. Ngân hàng thực tế
là một doanh nghiệp, về lí, nó được phép làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, như
những doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, như đã được đề cập, là một loại hình kinh doanh có điều
kiện, nó phải chịu rất nhiều sự ràng buộc cả về mặt pháp lí và những phương thức quản lí hành
chính khác. Sự không rõ ràng trong các quy định như thế này sẽ hạn chế rất lớn sự năng động
và sáng tạo trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Đó là nhìn từ góc độ lợi ích của các ngân hàng, đứng từ góc độ nhà quản lí, một khi các
quy định không rõ ràng, các cơ quan công quyền và cả ngân hàng trung ương cũng sẽ rất khó
khăn trong việc quản lí, đảm bảo sự minh bạch hóa thông tin trong thị trường các ngân hàng
mình quản lí, đây lại là một yêu cầu rất quan trọng đối với loại hình hoạt động tiềm ẩn nhiều
rủi ro này. Hơn nữa, khi không nắm được cụ thể tình hình tài chính của các ngân hàng thương
mại, việc điều hành chính sách tiền tệ cũng như vận hành các công cụ điều tiết sẽ vô cùng khó
khăn.
Rõ ràng với một thị trường tài chính năng động như hiện nay, các nghiệp vụ tài chính trên
thế giới ngày càng hết sức đa dạng và phức tạp, sự ràng buộc một danh sách những nghiệp vụ
mà các ngân hàng được phép thực hiện huy động vốn và không được là hoàn toàn không hợp
lí, nhất là trong khi từng ngày đều có thể có những nghiệp vụ mới phát sinh và ngày nay, chúng
ta đã trở thành một bộ phận và kết nối này càng chặc chẽ với thị trường tài chính toàn cầu. Tuy
nhiên, cũng cần thiết có một khung pháp lí hoàn thiện hơn đối với loại hình nghiệp vụ này.
Chưa nói đến hoạt động huy động vốn, đối với các giao dịch ngân hàng thông thường khác,
thật sự cũng không thể đơn giản chịu sự điều tiết của các quy định Bộ luật Dân sự. Bởi các
quan hệ này mang những tính chất đặc trưng mà cần thiết có một phương thức điều chỉnh riêng
biệt.
1
Những phân tích được trình bày ở đây dựa trên các quy định của các văn bản pháp luật
đang có hiệu lực (mà chủ yếu là Luật Các tổ chức tín dụng 1997), tuy nhiên, thời điểm hết hiệu
lực của nó cũng sắp đến. Dự thảo luật Ngân hàng nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng mới
sẽ sớm được thông qua trong thời gian không xa. ở đây, trong quá trình phân tích các quy định
của hệ thống pháp luật hiện hành về họat động huy động, tác giả cũng sẽ đề cập một số quan
điểm của mình về những quy định mới của dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng như một sự
tham khảo.
Thay đổi khá nhiều so với Luật Các tổ chức tín dụng 1997, dự thảo Luật Các tổ chức tín
dụng mới có một bố cục hoàn toàn khác và cách tiếp cận mới lạ hoàn toàn. Luật Các tổ chức
tín dụng khẳng định hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại gồm có bốn hành thức
cơ bản (như trên), nhưng Dự thảo Luật Các Tổ chức tín dụng mới không quy kết vấn đề như
vậy. cụ thể Dự thảo số 8 Luật Các tổ chức tín dụng, trong mục 2 chương 4 quy định về hoạt
1 Tham khảo thêm “vấn đề hiệu lực của giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại”, ts. Nguyễn văn
tuyến, khoa pháp luật kinh tế, đại học luật hà nội, tạp chí luật học số 06/2005.
động của các ngân hàng thương mại, Điều 96 quy định về hoạt động của ngân hàng thương
mại:
“Ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động ngân hàng sau đây:
1. Nhận tiền gửi dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết
kiệm và các loại tiền gửi khác.
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để
huy động vốn trong nước và phát hành trái phiếu ở nước ngoài sau khi được Ngân hàng nhà
nước chấp thuận.
3. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
a) Cho vay;
……….”
Tiếp theo, Điều 97quy định về hoạt động vay vốn của Ngân hàng nhà nước và Điều 98 quy
định về hoạt động vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính. Sự phân loại này không dựa
vào mục đích của hoạt động mà dựa vào bản chất kinh tế của hoạt động, cái Quyết định đến
phương thức thực hiện của chủ thể cũng như phương thức điều chỉnh của chủ thể quản lí. Nhìn
vào các quy định này có thể thấy các nhà lập pháp đã có sự phân định rõ bản chất của các hình
thức huy động vốn này của các ngân hàng thương mại. hình thức huy động vốn bằng nhận tiền
gửi và phát hành giấy tờ có giá được xếp vào nhóm các hoạt động ngân hàng còn hai hình thức
còn lại thì không
2
. Căn cứ vào khái niệm hoạt động ngân hàng được nêu tại khoản 11 điều 4 dự
thảo này:
“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một trong các nghiệp
vụ sau đây dưới mọi hình thức:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cấp tín dụng;
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán”.
Nếu hoàn toàn không đề cập đến các hình thức của hoạt động ngân hàng được đề cập trong
định nghĩa trên ta vẫn dễ dàng nhận thấy hoạt động huy động vốn thông qua hình thức vay của
2 Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà tác giả chia hoạt động huy động vốn của ngân hàng thành 2
nhóm hoạt động cơ bản: nhóm các hoạt động huy động vốn xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận và nhóm các hoạt
động xuất phát từ mục tiêu bảo đảm an toàn (phần 1.1.4. Phân loại hoạt động huy động vốn). Và cũng chính vì
vậy mà tác giả giới hạn những nghiên cứu chuyên sâu của đề tài chỉ tập trung ở khía cạnh thứ nhất của hoạt
động này (hoạt động huy động vón bằng nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá), mục đích của tác giả muốn
tập trung tiếp cận hoạt động huy động vốn của ngân hàng dưới góc độ kinh tế, tức là một hình thức của hoạt
động ngân hàng.
các tổ chức tín dụng khác, tổ chức tài chính và vay của Ngân hàng nhà nước không thỏa mãn
bản chất của một hoạt động kinh doanh. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp: “Kinh doanh
là việc thực hiện liên tục một, một số loặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư,…trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi”, có thể nhận thấy bản chất cũng như khởi thủy của bất kì hoạt
động kinh doanh nào cũng là nhằm mục đích sinh lợi. theo định nghĩa trên, “hoạt động ngân
hàng là hoạt động kinh doanh…”, mục đích chính của hai hoạt động huy động vốn của ngân
hàng thông qua vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và vay ngân hàng trung ương
chủ yếu nhằm mục đích bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng thậm chí trong nhiều trường
hợp bất chấp mục thua lỗ, chúng không hoàn toàn nằm trong quyền tự quyết của ngân hàng mà
chịu những ràng buộc từ các quy chế pháp lí mang tính bắt buộc đến sự tồn vong của chính nó.
Từ những luận cứ trên, việc phân định trên theo quan điểm của tác giả là hợp lí. Điều này cũng
cho thấy một tư duy mới và rạch ròi trong quan điểm của nhà lập pháp, có một hướng tiếp cận
hợp lí từ bản chất của quan hệ được điều chỉnh sẽ giúp cho nhà lập pháp lựa chọn những
phương thức điều chỉnh thích hợp.
Về hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương
mại bao gồm hai nhóm chính:
Nhóm một: các quy phạm pháp luật chuyên ngành (Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam số
06/1997/QHX Luật Các tổ chức tín dụng số 07/1997 , Nghị định số 49/200/ND-CP về tổ chức
và hoạt động của cácc ngân hàng thương mại, và các quyết định của ngân hàng nhà nước trong
việc ban hành các quy chế của các hình thức cụ thể, các quyết định công bố lãi suất huy động,
lãi suất chiết khấu,….), chủ yếu hướng đến các vấn đê mang tính nghiệp vụ.
Nhóm hai: các quy phạm pháp luật chung, chủ yếu thuộc bộ luật dân sự, chủ yếu hướng
đến nội dung pháp lí của quan hệ, như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể,…
2.1.2. Các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam liên quan đến một số hoạt động huy động
vốn cụ thể.
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi.
A. VẤN ĐỀ LÃI SUẤT:
Hình tượng hóa một cách dễ hiểu nhất, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh mà
trong đó “tiền tệ” là hàng hóa. Chính vì vậy, lãi suất với vai trò là giá cả của tiền tệ luôn đóng
vai trò trung tâm. Đối với hoạt động huy động vốn nói chung hay với hoạt động nhận tiền gửi
của các ngân hàng thương mại nói riêng, vấn đề lãi suất và cơ chế điều chỉnh của nó có tác
động chi phối rất lớn. Phân tích các quy định của pháp luật về hoạt động huy động vốn bằng
nhận tiền gửi sẽ bắt đầu bằng việc xem xét việc điều hành lãi suất trong pháp luật Việt Nam
qua các giai đoạn.
Kinh tế học đưa ra nhiều khái niệm về lãi suất, từ cụ thể đến trừu tượng, tuy nhiên, trong
các văn bản pháp luật hiện hành của nước ta không có bất cứ định nghĩa nào về lãi suất nói
chung. Tuy nhiên, vấn đề thu hút được sự quan tâm từ cả hai lĩnh vực kinh tế học và luật học
chính là cơ chế điều hành nó, sự thay đổi của nó và những tác động của nó đến các chủ thể có
liên quan. Luật Các tổ chức tín dụng vận hành chỉ hơn 10 năm nhưng với cơ chế điều hành lãi
suất đối với các tổ chức tín dụng đã trãi qua khá nhiều những thay đổi và hiện nay có thể nói
vẫn chưa tìm kiếm được một phương thức điều chỉnh thật sự thích hợp. Sự không ổn định đó
đã gây khá nhiều khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng nói riêng và với toàn nền kinh tế
nói chung, đồng thời cũng dấy lên nhiều cuộc tranh luận gay gắt vẫn chưa có hồi kết.
• LỘ TRÌNH THAY ĐỔI CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT
3
.
Sau khi luật Ngân hàng nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực, Ngân hàng nhà
nước Việt Nam đã áp dụng cơ chế lãi suất trần để điều chỉnh lãi suất kinh doanh của các ngân
hàng thương mại (Quyết định số 39 ngày 17/1/1998 của Thống đốc NHNN, theo Quyết định
này mức chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay vốn bình quân là 0,35%/tháng đã được
bãi bỏ). Bước đầu, các ngân hàng thương mại đã có quyền tự chủ quyết định lãi suất lãi suất
huy động trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường.
Ngày 02 tháng 08 năm 2000, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Lê Đức Thúy ban hành Quyết
định 241/2000/QĐ-NHNN1 về việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cho vay của ngân hàng
đối với khách hàng, trong đó thay thế cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay bằng cơ chế điều
hành lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng Đồng Việt Nam và cơ chế lãi suất thị trường có quản
lý đối với cho vay bằng ngoại tệ. Cụ thể, đối với lãi suất cho vay bằng Việt Nam đồng các
ngân hàng ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng trên cơ sở lãi suất cơ bản do Ngân hàng
nhà nước công bố theo nguyên tắc lãi suất cho vay không vượt quá mức lãi suất cơ bản và biên
độ do Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định từng thời kỳ. Ngân hàng nhà nước công bố lãi
suất cơ bản trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất
của nhóm các tổ chức tín dụng được lựa chọn theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà
nước trong từng thời kỳ. Lãi suất cơ bản và biên độ được công bố định kỳ hàng tháng, trường
hợp cần thiết, Ngân hàng nhà nước sẽ công bố điều chỉnh kịp thời.
Và vào ngày 30 tháng 05 năm 2002, trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 546 ngày 30/5/2002 về việc thực hiện cơ chế lãi
suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với
khách hàng. Trong đó quy định: Từ tháng 6/2002, bãi bỏ quy định các TCTD ấn định lãi suất
cho vay theo lãi suất cơ bản cộng biên độ; các TCTD xác định lãi suất cho vay bằng đồng Việt
Nam trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay; NHNN
công bố lãi suất cơ bản nhưng với mục đích định hướng lãi suất thị trường và chỉ có ý nghĩa
tham khảo đối với các TCTD khi ấn định lãi suất kinh doanh. Như vậy, có thể nói, lãi suất huy
động và cho vay của các TCTD đối với khách hàng được thực hiện theo cơ chế thoả thuận, sự
can thiệp hành chính của Nhà nước đã cơ bản chấm dứt. tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến cho rằng
3 Ở đây tác giả viện dẫn cả những quy định liên quan đến việc điều chỉnh lãi suất cho vay của ngân hàng
thương mại hoàn toàn không phải là một sự nhầm lẫn, vì thật sự có một mối quan hệ rang buộc theo tỉ lệ thuận
giữa hai loại lãi suất này và rõ ràng khi ban hành những cơ chế điều chỉnh này, chủ thể ban hành rõ ràng hướng
đến cả hai đối tượng trên. Trên thực tê, hai loại lãi suất này chịu sự điều chỉnh của cùng một cơ chế được ban
hành bởi Ngân hàng nhà nước.
đây là một Quyết định mang tính nóng vội, là “quan điểm của trường phái “cấp tiến”, muốn
“đốt cháy” giai đoạn, “chạm ngõ” với kinh tế thị trường đầy đủ”
4
.
Năm 2006, thời điểm Bộ luật Dân sự 2005 có hiệu lực với điều khoản quy định về lãi suất hợp
đồng vay tài sản: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi
suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố với loại cho vay tương ứng”
5
. đây có lẽ là một
vấn đề không được tính đến của Ban soạn thảo Bộ luật Dân sự 2005, nó thật sự đã gây ra
những xáo trộn rất lớn đối với việc điều hành cơ chế lãi suất của Ngân hàng nhà nước, các
ngân hàng thương mại hoang mang, hàng loạt các hợp đồng vay tiền liên quan đến các ngân
hàng có khả năng bị xem là vô hiệu lực vì vi phạm điều khoản về lãi suất. Ngân hàng nhà nước
không có câu trả lời cho hàng loạt các vướn mắc nảy sinh.
Sau hàng loạt những yêu cầu và kiến nghị, hai năm sau, với ý kiến của Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội khóa XII và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã xây dựng cơ
chế điều hành lãi suất cơ bản trình Thường trực Chính phủ xem xét, nhất trí tại văn bản số
3168/VPCP-KTTH ngày 16/5/2008 về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản của Văn phòng Chính
phủ. Trên cơ sở đó, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày
16/5/2008 về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam. Cụ thể, văn bản này quy
định: “Các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động, lãi suất cho vay)
bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân
hàng nhà nước Việt Nam công bố để áp dụng trong từng thời kỳ. Định kỳ hàng tháng, Ngân
hàng nhà nước Việt Nam công bố lãi suất cơ bản. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng nhà
nước Việt Nam công bố điều chỉnh kịp thời lãi suất cơ bản”. Văn bản này về cơ bản thiết lập
lại sự thống nhất về đường lối điều chỉnh lãi suất cơ bản của hệ thống pháp luật tài chính ngân
hàng và Bộ luật Dân sự 2005. Nhìn một cách tổng thể, sau một thời gian áp dụng cơ chế lãi
suất thỏa thuận, chúng ta lại quay về với cơ chế lãi suất trần, tuy được thể hiện bằng một
phương thức hiện đại hơn.
Và chắc chắn, trong tương lai không xa, khi dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi, dự thảo Luật
Ngân hàng nhà nước và dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực sẽ thiết lập thêm một cơ
chế điều hành lãi suất mới. Và tất nhiên, tuy chưa thể nói gì về tính hiệu quả của cơ chế điều
hành mới này nhưng chắc chắn sẽ hạn chế được tối đa việc phát sinh những sự mâu thuẩn như
trong giai đoạn vừa qua.
Nhìn vào tổng quan những sự thay đổi trong cơ chế điều hành lãi suất trong giai đoạn 12
năm kể từ khi luật Ngân hàng nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực, có thể kết
luận về sự thiếu ổn định của cơ chế này, và ắt hẳn, nó cũng đóng vai trò không nhỏ đối với
những thất bại của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong cơ chế điều hành chính sách tiền tệ
của mình.
• ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÍ TRONG CÁC CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT TRONG
THỜI GIAN QUA.
4 Châu Đình Phương, “Lãi suất: ôn cố tri tân”, Tạp Chí Kinh Tế Và Dự Báo số 17 (433) tháng 9/2008.
5 Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005.
a) VỀ MẶT PHÁP LÍ .
Vấn đề này thực sự đã gây nhiều sóng gió trên các diễn đàn luật học trong thời gian qua, đã
có rất nhiều bài viết liên quan đến vấn đề này, đặc biệt, kể từ sau ngày Bộ luật Dân sự 2005 có
hiệu lực, các ngân hàng thương mại hoang mang, nhiều hợp đồng vay vốn mà chủ thể là các
ngân hàng có nguy cơ bị vô hiệu. Người ta sẽ phải tuân theo loại lãi suất nào, văn bản nào sẽ
ưu tiên được áp dụng? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra, và trong thời gian dài, chỉ có các nhà
nghiên cứu lên tiếng, và điều đó không đủ cơ sở pháp lí để làm an lòng các ngân hàng thương
mại trong việc quyết định mức lãi suất huy động cũng như mức lãi suất của những hợp đồng
tín dụng khác.
Vấn đề thứ nhất: Tính thống nhất của cơ chế điều hành lãi suất trong các quy định
của pháp luật.
Như đã được trình bày ở trên, theo Quyết định số 546 ngày 30/5/2002 của Thống đốc
NHNN về việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng
đồng Việt Nam của TCTD đối với khách hàng, đã trao cho các ngân hàng thương mại quyền tự
do lựa chọn mức lãi suất huy động vốn, lãi suất tín dụng theo tác động cung cầu từ thị trường.
Tuy nhiên, ngày 1/1/2006, điều 476 Bộ luật Dân sự 2005 lại quy định: “Lãi suất vay do các
bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công
bố đối với loại cho vay tương ứng”. Rõ ràng, thông qua quy định này, pháp luật dân sự đã thiết
lập cơ chế điều hành bằng lãi suất trần đối với hoạt động huy động vốn và các hoạt động tín
dụng của ngân hàng thương mại. Với những quy định không rõ ràng của các văn bản liên quan,
đã thật sự đặt các ngân hàng thương mại vào “ngã ba đường”.
Khác với Bộ luật Dân sự 1995, Bộ luật Dân sự 2005 đã mở rộng tối đa phạm vi điều chỉnh
đối với các quan hệ dân sự. Cụ thể tại Điều 1 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Bộ luật Dân sự
quy định địa vị pháp lí, chuẩn mực pháp lí cho cách xử sự của cá nhân, pháp nhân,… trong
các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động”. Mang bản
chất là một quan hệ dân sự, chính vì vậy, các quan hệ liên quan đến hoạt động huy động vốn,
liên quan đến lãi suất cũng có thể sẽ chịu sự điều chỉnh của các quy định về lãi suất của Bộ
luật Dân sự. Căn cứ vào các quy định của Luật Ban hành văn bản pháp luật, văn bản chuyên
ngành không được được trái với các văn bản quy phạm pháp luật chung
6
, phải đảm bảo tính
thống nhất. Bộ luật Dân sự 2005 (kể cả phần chung và Điều 476 mục 4 Chương XVIII) và
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không quy định trong trường hợp văn bản quy
phạm pháp luật chung (Bộ luật Dân sự) và văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành (Luật
Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành) quy định về cùng một vấn đề (lãi
suất vay) mà có khác nhau, thì áp dụng văn bản pháp luật chuyên ngành. Cho nên, khi có sự
khác nhau giữa quy định của Bộ luật Dân sự và văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về
lãi suất vay, ngân hàng không có cơ sở để áp dụng quy định của văn bản pháp luật chuyên
ngành trong việc xác định lãi suất cho vay.
6 Điều 3 (nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản pháp luật) luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số
17/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008.
Tuy trong hệ thống pháp luật Việt Nam không công khai thừa nhận nguyên tắc ưu tiên áp
dụng văn bản pháp luật chuyên ngành khi có sự khác biệt giữa các văn bản (theo nguyên tắc
đảm bảo sự thống nhất của pháp luật, không thể để tồn tại tình trạng các văn bản pháp luật
mâu thuẩn nhau), nhưng trên thực tế, khi xuất hiện sự mâu thuẩn này, người ta thường vẫn có
tâm lí ưu tiên áp dụng văn bản chuyên ngành (vì tâm lí chịu tác động từ cơ quan chủ quản –
thường là chủ thể ban hành văn bản đó). Dù xét về lí, văn bản quy phạm pháp luật chung nên
là văn bản được ưu tiên.
Trên đây chỉ là những vấn đề mang tính pháp lí, nếu xét riêng về nội dung của từng quy
định, sẽ rất vô lí khi điều khoản về lãi suất trong Bộ luật Dân sự không điều chỉnh cả trường
hợp các hợp đồng vay tiền liên quan đến các ngân hàng. Hoạt động huy động vốn hay cho vay
của các ngân hàng chiếm số lượng lớn nhất trong các quan hệ vay vốn nói chung cả về mặt số
lượng và quy mô, và nó cũng đóng vai trò trung tâm Quyết định đến lãi suất thực trên mặt
bằng lãi suất của các quan hệ vay vốn khác trong thực tế. Nếu giả định lãi suất huy động vốn
và cho vay của các ngân hàng và các loại hình vay vốn khác được điều chỉnh bằng hai cơ chế
điều chỉnh khác nhau thì thật sự nhà lập pháp đã đi trái với các nguyên tắc thực tiễn.
Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 16/5/2008 về cơ chế điều
hành lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam có thể nói là một Quyết định đúng đắn để sửa chửa
những sai lầm của mình. Theo giải trình của Ngân hàng nhà nước Việt Nam việc ban hành
Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN dựa trên cơ sở pháp lý: Luật NHNN, Điều 9 và 18 quy
định “NHNN xác định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn” và “Lãi suất cơ bản
là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh”; Khoản 1
Điều 476 Bộ luật Dân sự quy định “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không vượt quá
150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại vay tương ứng”. Lãi suất cơ bản do
NHNN công bố là công cụ để điều hành chính sách tiền tệ, thực hiện các chức năng: Một là,
làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh. Hai là, có tác dụng định hướng và điều
tiết lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng. Theo đó, lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ
sở lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của NHNN, lãi
suất huy động đầu vào của TCTD và xu hướng biến động cung - cầu vốn, mục tiêu điều hành
chính sách tiền tệ trong ngắn hạn
7
.
Tuy nhiên, đây cũng là một Quyết định mang tính tạm thời để đối phó với tình huống hiện
tại (ổn định thị trường tài chính, thực hiện mục tiêu thắt chặt tiền tệ trong giai đoạn nền kinh tế
lạm phát, hệ thống tài chính thế giới sụp đổ). Như đã được đề cập ở trên, với sự ra đời của Bộ
luật Dân sự (sửa đổi), luật Ngân hàng nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng mới, nhà nước ta
sẽ lựa chọn được một cơ chế điều chỉnh thích hợp ca về mặt pháp lí và tài chính.
Vấn đề thứ hai: Lãi suất cơ bản.
7 Ngân hàng nhà nước việt nam, Thông báo về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản phù hợp với quy định của Luật
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Điều 476 Bộ luật Dân sự và điều chỉnh cơ chế lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái
chiết khấu (Tài liệu họp báo ngày 17 tháng 5 năm 2008).
Nếu như vấn đề trên thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như báo
giới thì vấn đề này chưa hệ thấy được đề cập. Đây là vấn đề xuất hiện trên cơ sở vai trò của lãi
suất cơ bản. Theo khoản 12 Điều 9 luật Ngân hàng nhà nước 1997: “Lãi suất cơ bản là lãi suất
do Ngân hàng nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh
doanh”. Ở cả hai cơ chế điều hành theo lãi suất thỏa thuận hay lãi suất trần đều có sự xuất hiện
của lãi suất cơ bản. Như vậy, căn cứ vào quy định này, vai trò luật định của lãi suất cơ bản do
Ngân hàng nhà nước công bố luôn là cơ sở bắt buộc cho việc ấn định lãi suất kinh doanh của
các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, đối với trường hợp áp dụng lãi suất thỏa thuận, trong
Quyết định 546/ 2002/QD-NHNN của thống đốc Ngân hàng nhà nước lại quy định: “Ngân
hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo .... để tham
khảo và định hướng lãi suất thị trường, phù hợp với luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam”.
Nhìn vào quy định này có thể dễ dàng nhận thấy theo cách quy định của Quyết định số
546/2002/QD-NHNN thì vai trò của lãi suất cơ bản được quy định tại luật Ngân hàng nhà nước
bị thay đổi hoàn toàn. Rõ ràng, với trường hợp này không cần thiết xét đến các nguyên tắc
phức tạp trong việc xác định văn bản có hiệu lực ưu tiên, Quyết định 546 với vai trò là văn bản
quy định chi tiết đã quy định trái với văn bản mà nó hướng dẫn, vậy về nguyên tắc, nên bị bãi
bỏ. Tuy nhiên, rất ngạc nhiên là từ trước đến nay chưa có bài nghiên cứu nào lên tiếng về vấn
đế này.
Tuy nhiên, nhân đây cũng nhắc đến xu hướng mới của Dự thảo Luật Ngân hàng nhà nước
đang được soạn thảo. Cụ thể, khoản 1 Điều 15 của Dự thảo 3 Luật Ngân hàng nhà nước quy
định: “
Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng nhà nước xác định và công bố để định
hướng lãi suất thị trường”. Đây có thể là sự mở đầu cho xu hướng tự do hóa lãi suất trong
tương lai.
b) VỀ TÍNH PHÙ HỢP, TÌNH HIỆU QUẢ.
Những diễn biến tốt hay xấu của thị trường tiền tệ, sự thành công hay thất bại của một
chính sách tài chính không thể đươc đánh giá chính xác một cách tuyệt đối, càng không thể
chỉ dựa vào một hay một vài thành tố trong đó. Bởi sự vận hành của thị trường này chịu tác
động bởi rất nhiều các thành tố, mà trong chừng mực nhất định nào đó, chúng ta không hoàn
toàn quản lí được
8
. Chính vì vậy, không thể căn cứ vào những diễn biến của thị trường tiền tệ
nước ta trong thời gian qua để đánh giá tính hiệu quả của các cơ chế điều hành lãi suất đã được
đề cặp ở trên, chỉ có thể dùng nó như một sự tham khảo. Tuy nhiên, đối với nước ta, có thể nói
công cụ lãi suất thực sự đã tác động rất lớn đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng
8Ví dụ, kinh tế học cho rằng nền kinh tế luôn diễn biến theo biểu đồ hình sin, khi nó phát triển đến một chùng
mực nhất định thì buộc sẽ phải rơi vào thời kì suy thoái, và sau đó sẽ diễn biến theo hướng lạc quan, khôi phục
lại với một tình trạng tôt hơn ban đầu. Các quốc gia chỉ có thể tác động theo hướng hạn chế tối đa những tác
động tiêu cực mà không có khả năng ngăn chặn nó. Thị trường tài chính cũng vậy, nó luôn hàm chứa những yếu
tố vô hình mà không một tổ chức nào có thể dự báo một cách chính xác.