Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH XUÂN NAM HÀ TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.92 KB, 38 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH
XUÂN NAM HÀ TÂY
2.1. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Thanh Xuân Nam – Hà Tây
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân
Nam - Hà Tây
Theo quyết định số 280/QĐ - NHNN ngày 15/11/1996 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà Nước Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền đổi tên Ngân hàng
Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Việt Nam.Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một Ngân hàng thương mại, Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam đã thể hiện định hướng chiến
lược có ý nghĩa quan trọng trong những tháng cuối năm 1996. Trong đó có việc ra
đời của một số chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tại các thành phố lớn, khu đô thị
và trung tâm kinh tế trên mọi miền đất nước trong giai đoạn 1996 - 1997 .
Theo quyết định số 2280/CV/NHNo-02 Ngày 14/09/2000 của Tổng giám đốc
NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam được thành
lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/09/2000. Chi nhánh NHNo&PTNT
Thanh Xuân Nam là Chi nhánh cấp II trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây.
Tuy tuổi đời còn rất trẻ nhưng NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam đã không
ngừng vươn lên và ngày càng khẳng định được mình về các lĩnh vực như: vốn, tài
sản, đội ngũ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Hiện nay
NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam đang tập trung giữ vững và phát triển thị trường
thành thị với việc nâng cao chất lượng phục vụ cũng như phát triển các dịch vụ
tiện ích cung cấp cho khách hàng, mở rộng các phòng giao dịch. Đến nay, ngoài
trụ sở chính tại số 565 đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội, NHNo&PTNT
Thanh Xuân Nam đã mở thêm hai phòng giao dịch với đội ngũ nhân viên nhiệt tình
trong công tác, luôn duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Hai phòng giao dịch
tại:
+ Phòng Giao Dịch Thượng Đình - 110 Thượng Đình.
+ Phòng Giao Dịch 539 đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân Nam


Trong những năm đầu mới thành lập, chi nhánh Thanh Xuân Nam đã gặp rất
nhiều khó khăn trong việc huy động vốn nhưng chi nhánh đã đánh dấu được sự
trưởng thành trong kinh doanh của mình và đến ngày 30/06/2006 tổng nguồn vốn
huy động đạt 211,375 tỷ đồng. Chi nhánh ngày càng thực hiện đa dạng hoá các
nghiệp vụ của mình, các hoạt động chính của chi nhánh là:
- Mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn
bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân trong
và ngoài nước. Cho vay ngắn, trung và dài hạn với khách hàng thuộc mọi thành
phần kinh tế và các tầng lớp dân cư khác nhau.
- Thực hiện nghiệp vụ hùn vốn, góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức
kinh tế, dịch vụ tư vấn và đầu tư phát triển kinh doanh. Thực hiện nghiệp vụ cho
vay cầm cố, thế chấp bất động sản và cho vay tiêu dùng đối với mọi đối tượng dân
cư, mua lại công trái với giá hợp lý.
- Thanh toán ngoài hệ thống và thanh toán điện tử, chuyển tiền qua mạng vi
tính trong hệ thống với thời gian nhanh nhất. Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh
ngoại hối, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thanh toán quốc tế và chi trả kiều hối cho mọi
đối tượng
- Phát hành và thanh toán Thẻ tín dụng nội địa, thẻ ghi nợ ATM (thẻ rút tiền
tự động).
Khi mới thành lập Cán bộ viên chức của chi nhánh chỉ gồm 12 người. Ngoài
những thành viên trong Ban Giám đốc, Trưởng các phòng kế hoạch, kinh doanh,
kế toán, ngân quỹ đã từng có kinh nghiệm trong nghiệp vụ kinh doanh và đã trải
qua quá trình công tác thì số cán bộ viên chức còn lại đều bắt đầu làm quen với
công việc hoàn toàn mới mẻ nên còn thiếu kiến thức thực tế, lại chưa am hiểu công
việc. Vì vậy, chi nhánh còn rất nhiều mặt phải hoàn thiện và phát triển đó là: kiện
toàn bộ máy, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, định hình và hoạch định
chiến lược kinh doanh đúng hướng, đào tạo con người, chính sách tìm kiếm và thu
hút những khách hàng tiềm năng…
Tính đến ngày 30/06/2007 tổng cán bộ nhân viên tại chi nhánh là 31 người.
Trong đó cán bộ viên chức có trình độ trên đại học là 8 người; cán bộ viên chức có

trình độ đại học là 19 người; cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp là 4 người.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển cơ cấu tổ chức cán bộ của Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Xuân Nam dần dần trở nên hoàn
thiện hơn, xứng đáng là một đơn vị kinh tế điển hình của khu vực Tỉnh Hà Tây.
Đáp ứng được nhiệm vụ mà Ngân hàng Nhà nước giao phó. Qua nhiều đợt tuyển
dụng và bổ sung cán bộ đến nay cơ cấu tổ chức của ngân hàng đã được biên chế
một cách phù hợp theo cơ cấu như sau:
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tây - Chi nhánh
Thanh Xuân Nam
* Ban giám đốc gồm:
- Một Giám đốc phụ trách chung
- Ba phó giám đốc:
+ Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh
+ Một phó giám đốc phụ trách thanh toán quốc tế
+ Một phó giám đốc phụ trách kế toán ngân quỹ
* Cơ cấu thành ban: Có 6 phòng ban với cơ cấu tổ chức như sau:
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức
Ban giám đốc
Phòng kế hoạch kinh doanhPhòng kế toán, ngân quỹPhòng thanh toán quốctếPhòng tổ chứccán bộphòngtổchứchànhchínhphòngkiểm tra kiểm soátnộibộ
* Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
- Phòng kế hoạch kinh doanh: Đảm nhiệm vai trò phụ trách việc nghiên cứu xây
dựng chiến lược khách hàng để đưa ra phương án kinh doanh, chuyên thẩm định và
đề xuất cho vay các dự án tín dụng và tính toán chiến lược kinh doanh sao cho vừa
an toàn, vừa hiệu quả, phải thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn và
tìm nguyên nhân... từ đó đưa ra giải pháp tín dụng và sử lý nợ quá hạn... giúp ban
lãnh đạo kiểm tra hoạt động tín dụng một cách chính xác nhất.
- Phòng kế toán ngân quỹ: Có nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các tài
sản ngân quỹ, đảm bảo an toàn cho các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Phòng thanh toán quốc tế: Có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động thanh toán
mang tính chất quốc tế tức là các hoạt động này liên quan đến thu – chi và kết quả

kinh doanh của các đồng tiền ngoại tệ, liên quan đến chuyển tiền trên lĩnh vực
quốc tế.
- Phòng tổ chức cán bộ: Đây là phòng ban chuyên làm nhiệm vụ đào tạo và
tuyển dụng cán bộ, ngoài ra còn nghiên cứu, quản lý cán bộ nhằm đánh giá cán bộ
để làm thủ tục nâng lương, chỉnh ngạch bậc cho cán bộ công nhân viên chức.
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ xử lý và tiếp nhận các công văn
đến, đi sao cho đúng các nguyên tắc thủ tục, đúng đối tượng và thời gian quy định,
thực hiện sao cho có khoa học. Ngoài ra phòng còn thực hiện công tác đối ngoại
duy trì các mối quan hệ với chính quyền phường và công an phường nhằm giữ trật
tự an ninh cho cơ quan và các tài sản của cơ quan.
- Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát các chứng từ như: cho vay thu nợ, tiết
kiệm chi tiêu và một số chứng từ khác...nhằm xử lý các chứng từ sai sót như: thiếu chữ ký của kế toán...Đồng thời,
kiểm tra các đơn vị có quan hệ tín dụng với ngân hàng, phân tích và kiểm tra báo cáo tài chính các quý. Từ đó giúp
ban giám đốc có biện pháp chỉ đạo kịp thời, chấn chỉnh những vấn đề còn chưa tốt.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tây - chi nhánh
Thanh Xuân Nam
a) Môi trường kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam -
Hà Tây
* Thuận lợi: Trụ sở Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam nằm trên đường
Nguyễn Trãi, thuộc Quận Thanh Xuân. Đây là địa bàn khá rộng, tập trung nhiều
các cơ quan, các công ty, nhà máy, xí nghiệp lớn, nhỏ và nhiều hộ sản xuất kinh
doanh cá thể. Đây là điều kiện lý tưởng thuận lợi để huy động vốn cũng như cung
ứng vốn để phát triển kinh tế.
* Khó khăn: Là một chi nhánh Ngân hàng nằm giáp danh giữa hai thành phố: Hà
Nội và Hà Đông nên chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam phải đối mặt với
sự cạnh tranh hết sức gay gắt của các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác trên
địa bàn như: NH Ngoại thương, NH Công Thương, NH Nhà Đồng Bằng sông Cửu
Long, NH Kỹ Thương, NH ngoài quốc doanh, NHTMCP Quân đội và một số các
NHTM khác.
b) Các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân

Nam - Hà Tây
Các NHTM dù tồn tại dưới hình thức nào cũng luôn đặt lợi nhuận lên hàng
đầu, để đạt được điều đó công cụ duy nhất là vốn. Vốn kinh doanh bao gồm: vốn
tự có, vốn huy động được dưới nhiều hình thức và các loại vốn khác. Vốn quyết
định đến quy mô phạm vi hoạt động của ngân hàng trên thị trường. Nắm được tầm
quan trọng của vốn, do vậy chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam – Hà Tây
đã thực hiện tốt các công tác, thể hiện như sau:
* Công tác huy động vốn.
Công tác huy động vốn chiếm một vị trí quan trọng, nó không chỉ quyết định đến
hiệu quả của nghiệp vụ tín dụng mà còn quyết định đến cả quá trình hoạt động của
NH. Để thực hiện cho vay có hiệu quả và chất lượng trước tiên NH phải có vốn,
với một nguồn vốn dồi dào NH sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và mở
rộng thêm mối quan hệ với khách hàng mới. Thêm vào đó việc huy động vốn tốt sẽ
giúp NH tạo được niềm tin với khách hàng, họ sẽ đến với NH khi họ có nhu cầu về
sản phẩm, dịch vụ của NH. Thấy rõ được tầm quan trọng của vốn, NHNo&PTNT
Thanh Xuân Nam luôn chú trọng đến công tác huy động vốn và đặt công tác này
lên hàng đầu. Cụ thể tình hình công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Thanh
Xuân Nam trong những năm gần đây, em xin được trình bày ở phần 2.2.
* Công tác sử dụng vốn:
Một ngân hàng đạt kết quả tốt không chỉ trong huy động vốn mà còn sử dụng
vốn thế nào cho có hiệu quả. Nếu như huy động vốn dồi dào nhưng sử dụng vốn
không hết, sử dụng không hiệu quả sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vốn hay mất vốn,
làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và của cả nền kinh tế. Cũng như các
NHTM khác, công tác điều hành vốn của NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam chủ
yếu là hoạt động tín dụng, trong đó hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn và đây
cũng là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất cho chi nhánh. Do đó, nếu mở rộng
cho vay và tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro, thực hiện tốt
phương châm an toàn và hiệu quả thì sẽ tạo tiền đề cho sự vững mạnh của ngân
hàng.
Trong thời gian qua, Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam hết sức

quan tâm đến công tác sử dụng vốn, đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn luôn được
coi là mũi nhọn, là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Thực hiện chỉ
đạo của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây, Chi nhánh Thanh Xuân Nam đã xác định các
định hướng chính trong hoạt động tín dụng là:
- Tích cực mở rộng đầu tư trong điều kiện cho phép, đảm bảo an toàn và có
hiệu quả, phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương, gắn tín dụng
thương mại với đầu tư phát triển , kiên trì thực hiện đường lối công nghiệp hoá và
hiện đại hoá nền kinh tế của Đảng và nhà nước.
- Thực hiện hoạt động tín dụng theo cơ chế thị trường và quan hệ cung cầu
vốn, áp dụng lãi suất thực dương, đảm bảo đủ bù đắp chi phí và có thực lãi. Tìm
kiếm và chuyển dần sang đầu tư theo dự án và chương trình kinh tế có tính khả thi
cao.
Hoạt động cho vay của Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam :

Bảng 1: Hoạt động cho vay
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005 2006 2007
Số dư số dư
So sánh
(%)
số dư
Tổng dư nợ 167,201 166,341 - 0,5 179,011
Nợ quá hạn 36,337 8,327 - 77,1 13,102
Nợ quá hạn / Tổng dư nợ
21,7% 5% 7,3%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2005 – 2007)
Nhận xét :
Năm 2005, Nợ quá hạn chiếm tỷ lệ rất cao 21,7% trong tổng dư nợ, chủ yếu
là do một số công trình giao thông thuộc các doanh nghiệp nhà nước gặp khó khăn

trong thanh toán dẫn đến việc trả nợ Ngân hàng chậm. Ngoài ra, công tác tìm hiểu
khách hàng còn sơ sài, công tác thẩm định, quản lý nợ của một số Cán bộ tín dụng
ngân hàng còn yếu.
Đến năm 2006 do tình hình kinh tế có sự thay đổi lớn, Việt Nam gia nhập vào
tổ chức thương mại thế giới WTO, nhiều ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam tạo nên sự cạnh tranh rất gay gắt trong ngành ngân hàng, do vậy tình hình
hoạt động của chi nhánh cũng bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên tổng dư nợ năm 2006 là 166,341 tỷ đồng chỉ giảm nhẹ so với năm
2005. Đặc biệt nợ quá hạn năm 2006 đã giảm xuống đáng kể, chỉ còn 8,327 tỷ
đồng chỉ chiếm 5% trong tổng dư nợ. Chứng tỏ chất lượng tín dụng ngày càng
được nâng cao. Có được kết quả đó là do Ngân hàng đã áp dụng các biện pháp
như:
- Trong quá trình cho vay đã làm tốt việc phân loại và lựa chọn khách hàng,
làm tốt công tác phân tích nợ.
- Thực hiện công tác đổi miền cán bộ tín dụng.
- Tập trung thu nợ các doanh nghiệp nhà nước.
- Để hạn chế nợ xấu phát sinh, Chi nhánh đã thành lập 2 tổ thu nợ là: Tổ thu nợ
doanh nghiệp và tổ thu nợ hộ sản xuất, đời sống có quy chế hoạt động cụ thể. Vào
ngày 05 hàng tháng, Ban lãnh đạo họp với hai tổ thu nợ để phân tích từng món vay,
nêu rõ khó khăn, thuận lợi và đưa ra biện pháp thu hồi nợ cụ thể với từng khách
hàng. Do vậy nợ xấu của chi nhánh đã giảm dần.
Với việc duy trì những biện pháp trên, công tác tín dụng 6 tháng đầu năm
2007 của chi nhánh tiếp tục được củng cố. Tổng dư nợ 179,011 tỷ đồng tăng 0,7%
so với cùng kỳ năm trước; Nợ quá hạn là 13,102 tỷ đồng chiếm 7,3% tổng dư nợ.
Dư nợ quá hạn tập trung vào 3 doanh nghiệp trong đó có 2 doanh nghiệp Nhà nước
thuộc các công ty công trình giao thông nên việc hạ thấp nợ quá hạn trong 6 tháng
đầu năm gặp nhiều khó khăn.
• Phân loại dư nợ
- Phân loại theo thời gian:
Bảng 2: Phân loại dư nợ theo thời gian

Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2005 – 2007)
Nhận xét:
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ khoảng
80%, còn dư nợ cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm khoảng gần 20% trong tổng dư
nợ. Trong khi Ngân hàng chủ yếu huy động từ nguồn trung và dài hạn. Điều này sẽ
làm tăng chi phí của Ngân hàng.
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn của Ngân hàng có xu hướng tăng dần trong tỷ trọng
tổng dư nợ.
- Phân loại theo thành phần kinh tế
Bảng 3: Phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
Thành phần
kinh tế
2005 2006 2007
dư nợ tỷ trọng dư nợ tỷ trọng dư nợ tỷ trọng
Tổng dư nợ 167,20 1 100% 166,341 100% 179,011 100%
DN Nhà nước 63,315 38 12,057 7 11,242 6
DN ngoài QD 76,931 46 112,643 68 115,921 65
Hộ sản xuất 18,364 11 28,428 17 30,560 17
Chỉ tiêu
2005 2006 2007
Dư nợ tỷ trọng dư nợ tỷ trọng dư nợ tỷ trọng
Tổng dư nợ 167,201 100% 166,341 100% 179,011 100%
Ngắn hạn 133,078 79,6% 135,423 81,4% 149,582 83,6%
Trung - dài hạn 34,123 20.4% 30,918 18,6% 29,429 16,4%
Đời sống 6,381 4 6,539 4 10,408 6
Cầm cố 2,209 1 6,674 4 10,880 6
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2005 – 2007)
Nhận xét:

- Khách hàng vay vốn chủ yếu tại chi nhánh là các doanh nghiệp Nhà nước và
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước năm 2005 khá lớn chiếm 38% tổng dư
nợ. Tuy nhiên việc các doanh nghiệp nhà nước chậm thanh toán các khoản nợ với
Ngân hàng trong năm 2005 khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng khá cao nên
Ngân hàng phải tập trung thu nợ và thu hẹp phạm vi cho vay đối với các doanh
nghiệp Nhà nước.
Mặt khác, Ngân hàng cũng mở rộng cho vay với các thành phần kinh tế khác
cho nên tỷ trọng dư nợ của các thành phần kinh tế còn lại liên tục tăng.
* Nghiệp vụ bảo lãnh
Bảng 4: Kết quả của hoạt động bảo lãnh 2005 - 2007
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Doanh số bảo lãnh 38,759 27,789 13,700
Doanh số xuất bảo lãnh 34,472 32,772 14
Số dư bảo lãnh 18,699 13,714 13,381
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2005 – 2007)
Nhận xét:
Trong quá trình bảo lãnh chưa có món nào Ngân hàng phải trả thay hoặc cho
vay bắt buộc.
- Nghiệp vụ bảo lãnh năm 2005 tăng 29% so với năm 2004, mang lại lợi ích
nguồn vốn và tăng doanh thu cho chi nhánh.
- Năm 2006 nghiệp vụ bảo lãnh giảm so với năm 2005 do một số doanh nghiệp Nhà
nước có khó khăn nên Chi nhánh cũng hạn chế thực hiện bảo lãnh và có một số
món bảo lãnh đã tất toán.
- Năm 2007 nghiệp vụ bảo lãnh giảm so với năm 2006; 2005.
* Công tác kế toán và ngân quỹ
Cùng với việc ứng dụng tốt công nghệ tin học trong công tác kế toán, xây
dựng phong cách giao dịch mới, làm tốt các dịch vụ thanh toán, những sai sót trong
công tác kế toán ngân quỹ đã giảm dần qua các thời điểm, nghiệp vụ kho quỹ thực

hiện đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo đúng an toàn theo quy định.
Công tác kế toán ngân quỹ đã thực sự góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động
kinh doanh chung, đảm bảo tuyệt đối an toàn về tài sản. Trong những thời gian
qua, công tác kế toán ngân quỹ đã phát hiện và trả lại nhiều món tiền thừa cho
khách hàng, bước đầu gây dựng được lòng tin với khách hàng. Lượng khách hàng
có quan hệ thanh toán, tiền gửi ngày càng tăng.
Hiện tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam đã thực hiện đựơc
nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mọi giao dịch
được rút ngắn thời gian và chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng . Đến thời điểm
31/12/ 2007, Chi nhánh Thanh Xuân Nam đang quản lý 798 tài khoản (trong đó, 65
tài khoản của doanh nghiệp nhà nước, 502 tài khoản cá nhân, 231 tài khoản các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh).
Bảng 5: Doanh số thu - chi tiền mặt nội tệ
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ số 2006 2007 so sánh
Doanh số thu tiền mặt nội tệ
579,81
3
626,804 + 46,991
Doanh số chi tiền mặt nội tệ
579,90
6
625,591 + 45,685
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2006 – 2007)
Nhận xét :
Doanh số thu - chi tiền mặt nội tệ năm 2007 tăng so với năm 2006, thể hiện
hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển. Công tác hạch toán kế
toán, quản lý tài sản đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất những sai sót phát sinh.
Chi nhánh luôn chấp hành tốt chế độ thông tin báo cáo, cung cấp số liệu chính xác
cho các cấp trong việc chỉ đạo điều hành.

Bảng 6: Doanh thu ngoại tệ
Chỉ số 2006 2007 so sánh
Doanh số thu tiền mặt USD 3.007.436 4.215.412 +1.207.976
Doanh số thu tiền mặt EUR 398.977 195.005 -203.972
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2006 - 2007)
Doanh số thu tiền mặt bằng USD của chi nhánh tăng dần đáp ứng nhu cầu
cung ứng ngoại tệ cho khách hàng. Tuy nhiên, doanh số thu tiền bằng EUR
lại giảm đi do các khách hàng ưa thích thanh toán, dự trữ bằng đồng USD hơn
so với EUR.
* Hoạt động Thanh toán quốc tế
Tuy mới đi vào hoạt động song hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh đã
sớm đi vào ổn định, lượng khách hàng có quan hệ thanh toán ngày càng đông,
Ngân hàng tạo được tín nhiệm với khách hàng, hoạt động kinh doanh ngoại tệ càng
được chú trọng và ngày càng có hiệu quả:
Bảng 7: Hoạt động TTQT của NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam
. Đơn vị: 1000USD
(Nguồn:
Báo cáo
kết quả
hoạt động
kinh
doanh của
năm 2006-
2007)

Qua bảng trên cho ta thấy công tác thanh toán quốc tế của chi nhánh hoạt động
khá tốt. Đến nay,chi nhánh đã có quan hệ với hơn 300 chi nhánh nước ngoài, phát
triển nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ cả nhân dân tệ và tổ chức thanh toán biên mậu
nhằm đảm bảo lợi nhuận cho khách hàng có quan hệ mua bán, nhờ vậy mà doanh
số hoạt động tăng trưởng khá cao.

Trong năm 2007, chi nhánh đã chấp hành tốt các quy định, quy trình nghiệp vụ
thanh toán quốc tế, không để xảy ra sai sót, rủi ro trong thanh toán. Tuy trong thời
điểm 2007, tỷ giá USD có nhiều biến động nhưng tổng doanh số hoạt động thanh
toán quốc tế của chi nhánh đạt tốc độ tăng trưởng khá nhanh, dịch vụ mua bán
ngoại tệ tăng lên. Đạt được điều này là do Chi nhánh Thanh Xuân Nam có định
hướng cụ thể trong con đường phát triển của mình. Chi nhánh đã nhanh chóng
chiếm được lòng tin của khách hàng với dịch vụ đưa ra hoàn hảo, thuận tiện, nhanh
chóng, an toàn và lịch sự .
* Các hoạt động khác:
Ngoài các hoạt động chính, NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam còn chú trọng
đến các công tác hỗ trợ cho kinh doanh đó là:
- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Để thực hiện tốt mục tiêu an toàn
trong kinh doanh, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ của chi nhánh thường xuyên
được duy trì. Trên cơ sở nhiệm vụ kinh doanh, căn cứ vào chương trình kiểm tra
của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tây, NHNN, chi nhánh đã chủ động lập chương trình
Chỉ tiêu 31/ 12/ 2006 31/ 12/ 2007
1. Số đơn vị có quan hệ TTQT
15 41
2. Doanh số thanh toán
+ Thanh toán L/C
+ Nhờ thu
+ Chuyển tiền
2,144
16
6,594
22,071
1,196
103,618
3. Doanh số mua bán ngoại tệ
+ Mua ngoại tệ

+ Bán ngoại tệ
2,494
2,335
37,801
38,472
và kiểm soát trên tất cả các mặt nghiệp vụ như: tín dụng, bảo lãnh, quyết toán tài
chính, tiền tệ và kho quỹ, giao nhận tiền, chấp hành chế độ tại các quỹ tiết kiệm từ
đó đôn đốc việc thực hiện chế độ đi vào nề nếp.
- Công tác đào tạo: Ngân hàng thường xuyên tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho
cán bộ như : nghiệp vụ tín dụng, giao dịch, kế toán, vi tính và ngân quỹ.
c) Những ưu điểm trong quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh thời
gian vừa qua
- Tổ chức phân công công việc rõ ràng, cụ thể.
- Hoạt động thu chi tiền mặt đã thực sự thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, luôn
đảm bảo thu đúng, chi đủ an toàn và chính xác.
- Công tác hạch toán kế toán, quản lý tài sản được đảm bảo an toàn, hạn chế
thấp nhất những sai sót phát sinh.
- Chi nhánh đã xác định công tác kiểm tra, tự kiểm tra là một phương pháp tốt
nhất trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
- Duy trì tốt hoạt động của các tổ lưu động: tổ thu nợ, tổ huy động tiền gửi tại
nhà. Các tổ hoạt động nề nếp, góp phần đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh
doanh của chi nhánh.
- Thực hiện việc đổi miền cán bộ tín dụng theo định kỳ và đột xuất để đảm
bảo tính khách quan, tăng uy tín với khách hàng.
d) Những nhược điểm trong quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh
thời gian vừa qua
- Doanh thu từ dịch vụ còn khiêm tốn so với doanh thu từ tín dụng.
- Trình độ cán bộ còn yếu đặc biệt là về ngoại ngữ, tin học .
- Trang thiết bị văn phòng còn lạc hậu.
- Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc thanh toán bằng thẻ tín

dụng còn thiếu.
- Công tác tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ các báo cáo tổng kết ngành, vận
dụng tình hình thực tế tại Chi nhánh nhằm bổ sung rút ra những bài học thành công
và thất bại, nhằm hoàn thiện từng bước hệ thống lý luận trong quản trị điều hành
tác nghiệp phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể được Chi nhánh thực
hiện chưa thường xuyên, chưa thực sự hiệu quả.
e) Các biện pháp khắc phục những nhược điểm
- Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật tốt phục vụ cho giao dịch, trang bị đủ máy
tính hiện đại cho các phòng giao dịch, hỗ trợ phần mềm giao dịch phù hợp với hoạt
động đặc thù của Chi nhánh Thanh Xuân Nam.
- Trang bị máy ATM tại các phòng giao dịch để mở rộng dịch vụ rút tiền tự
động qua máy ATM và phục vụ trả lương thông qua tài khoản ATM cho các khách
hàng lớn của Chi nhánh Thanh Xuân Nam
- Nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ, hiểu biết pháp luật, khả năng giao
tiếp cho đội ngũ cán bộ nhân viên.
2.2. Thực trạng huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Thanh Xuân Nam – Hà Tây
NHTM hoạt động chủ yếu không phải bằng nguồn vốn tự có mà chủ yếu bằng
nguồn vốn huy động, vì vậy hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt
động quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh không chỉ của NHNo&PTNT
mà của mọi NHTM nói chung.
Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam có địa bàn hoạt động rộng, nằm giáp
danh giữa TP Hà Đông - Tỉnh Hà Tây và Thủ đô Hà Nội, nơi tập trung đông dân
cư và các tổ chức kinh tế, có mức thu nhập cao và tốc độ phát triển kinh tế nhanh
hàng đầu cả nước. Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn
cũng như những ưu thế của mình so với các chi nhánh khác trong hệ thống
NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây, Chi nhánh Thanh Xuân Nam đã coi trọng hoạt động
huy động vốn, xem “ tạo vốn là khâu mở đường, tạo mặt bằng vốn tăng trưởng

×