Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Luận văn "Khiếm khuyết thị trường cạnh tranh và giải pháp của chính phủ để sửa chữa các khiếm khuyết đó"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 21 trang )



7TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TêẾ PHÁT TRIỂN


TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ
Đề tài:
Khiếm khuyết của hệ thống thò trường cạnh tranh
Và giải pháp của chính phủ để sửa chữa các khiếm khuyết đó

Giáo viên hướng dẫn: Trần Thừa
Nhóm thực hiện:
 Trương Thò Lệ Hằng Lớp 71
 Nguyễn Thò Anh Phương Lớp 71
 Nguyễn Dân Tài Lớp 72
 Phạm Khánh Trường Lớp 72
 Phạm Sơn Tùng Lớp 72
 Trần Thanh Phong Lớp 72
 Ngụy Tấn Tài Lớp 72
 Mai Thế Anh Lớp 71

TPHCM – 2010


1
Muïc luïc
Trang
A. MỞ ĐẦU.......................................................................................... 2

B. NỘI DUNG ...................................................................................... 4


Chương I : Khiếm khuyết của hệ thống thị trường cạnh tranh ...................... 4
1. Các tác động ngoại vi ......................................................... 4
2. Thiếu hàng hóa công cộng ................................................. 4
3. Sự gia tăng quyền lực độc quyền ....................................... 5
4. Chênh lệch thái quá về thu nhập dân cư ............................. 6
5. Chu kỳ kinh doanh ............................................................. 7
6. Thông tin thị trường lệch lạc .............................................. 8
Chương II : Giải pháp của chính phủ ........................................................... 10
1. Các tác động ngoại vi ....................................................... 10
2. Thiếu hàng hóa công cộng ............................................... 12
3. Sự gia tăng quyền lực độc quyền ..................................... 13
4. Chênh lệch thái quá về thu nhập dân cư ........................... 14
5. Chu kỳ kinh doanh ........................................................... 17
6. Thông tin thị trường lệch lạc ............................................ 18

C. KẾT LUẬN .................................................................................... 20

Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 21


2
A - MỞ ĐẦU.
Xuyên suốt tiến trình lịch sử, mọi xã hội đều phải đối mặt với một vấn đề kinh tế
cơ bản là việc quyết định phải sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? và sản xuất như thế
nào? trong một thế giới mà các nguồn tài nguyên bị hạn chế. Trong thế kỷ XX, nhìn
chung có hai cơ chế kinh tế đối chọi nhau đã mang những kết quả rất khác nhau, đó là:
nền kinh tế chỉ huy được định hướng từ chính phủ trung ương và nền kinh tế thị
trường được dựa trên doanh nghiệp tư nhân. Vào thời kì đầu của thế kỷ XXI, một điều
rõ ràng đối với toàn thế giới là nền kinh tế chỉ huy, tập trung đã thất bại trong việc duy
trì tăng trưởng kinh tế, trong việc đạt được sự thịnh vượng, hoặc thậm chí trong việc

bảo đảm an ninh kinh tế cho các công dân của mình. Nền kinh tế thị trường giải quyết
ba vấn đề cơ bản và đã đạt được những thành tựu nhất định trong sự phát triển kinh tế
của xã hội loài người, nhất là các nước Tư bản chủ nghĩa phát triển.
Kinh tế thị trường ra đời từ trong phương thức sản xuất tư bản chủ, phần lớn
nằm trong lãnh vực tư. Người sản xuất, người tiêu dùng, mọi thành viên trong xã hội
tự chủ hoạt động trên thị trường, nhưng lại bị chi phối bởi các quan hệ thị trường (lợi
ích và sáng kiến cá nhân, cung - cầu, cạnh tranh ...). Nhà nước điều chỉnh một vài giá
cả trong lĩnh vực công, thiếp lập các tiêu chuẩn môi trường, sức khỏe và lao động,.
Tuy nhiên, sự can thiệp của Nhà nước vào giá cả và hoạt động kinh tế ở mức độ tối
thiểu. Kinh tế thị trường không hoàn toàn đồng nhất ở các nước có chế độ chính trị -
kinh tế - xã hội khác nhau, nó chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thuộc phương
thức sản xuất chủ đạo, và chịu sự chi phối, điều tiết, quản lí của nhà nước và mang
những đặc điểm và truyền thống của mỗi nước.
Ưu điểm của hệ thống kinh tế thị trường là rõ ràng, thể hiện ở chỗ thông qua các
hoạt động cạnh tranh trên thị trường, các nhà sản xuất tìm mọi cách để phân phối và
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế để theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận. Người tiêu dùng được tự do thỏa mãn tối đa lợi ích của mình trên giới hạn
nguồn lực của họ. Như vậy, thị trường là “bàn tay vô hình” dẫn dắt đến chỗ đạt được
lợi ích cho mọi người.
Thế nhưng chúng ta cũng không được quên rằng “bàn tay vô hình” đôi khi cũng
dẫn nền kinh tế đi lầm đường lạc lối. Nó có những khuyết điểm không thể tránh khỏi.
Đó là:
 Các tác động ngoại vi
 Thiếu hàng hóa công cộng
 Sự gia tăng quyền lực độc quyền
 Chênh lệch thái quá về thu nhập dân cư


3
 Chu kì kinh doanh

 Thông tin thị trường lệch lạc
Sự can thiệp của Nhà nước sẽ đảm bảo hiệu quả cho sự vận động của thị trường
được ổn định, nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh tế, bảo đảm định hướng chính trị của sự
phát triển kinh tế, sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường,
tạo ra những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô. Bằng cách đó
Nhà nước mới có thể kiềm chế tính tự phát của kinh tế thị trường, đồng thời kính thích
đối với sản xuất thông qua trao đổi hàng hoá dưới hình thức thương mại.
Bài tiểu luận này sẽ tập trung làm sáng tỏ những khiếm khuyết của hệ thống thị
trường cạnh tranh, tác động của nó đến sự phát triển kinh tế và giải pháp của chính
phủ để sửa chữa các khiếm khuyết đó.


4
B -

NỘI

DUNG


Chương I - Khiếm khuyết của hệ thống thị trường cạnh tranh
1. Các tác động ngoại vi
Yếu tố ngoại vi là các ảnh hưởng tốt hay không tốt do các yếu tố bên ngoài gây
nên cho hoạt động của công ty hay cho xã hội nói chung. Yếu tố ngoại vi xảy ra
khi có sự khác biệt về phí tổn hoặc lợi ích giữa cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, các
chi phí hoặc lợi ích này (chi phí ngoại vi hoặc lợi ích ngoại vi) lại không được tính
đến trong hệ thống giá cả và thị trường. Những chi phí ngoại vi cho sản xuất bao
gồm: sự tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường mà nhà máy hoặc xí nghiệp
sản xuất tạo ra... Vì phía thứ ba không được đền bù cho những khoản chi phí ngoại
vi, nên các phí tổn sản xuất không được tính đến trong hệ thống giá. Trong nền

kinh tế thị trường tự do, người ta chỉ mưu toan sử dụng tối đa những phương tiện
hay lợi nhuận riêng của mình, và nhưng chi phí hay lợi ích ngoại vi sẽ không được
phản ánh trong giá cả của các đồ vật. Người sản xuất và người tiêu dùng bỏ qua
ảnh hưởng của yếu tố ngoại vi, vậy nên giá cả của sản phẩm không phản ánh đúng
giá trị thực của sản phẩm,chi phí thực trong cả quá trình sản xuất. Những yếu tố
này gây nên sự giảm sút về phúc lợi của những người dân sống xung quanh hoặc
có thể buộc những nhà máy khác gần đó phải tốn kém thêm chi phí để làm sạch
nước sông đã bị ô nhiễm mà mình phải sử dụng trong sản xuất. Để cải tạo môi
trường cần một khoản chi phí khá lớn.
Vd: công ty Vedan đã sản xuất và bán các sản phẩm của mình nhưng chưa bao
gồm khoản “xử lý rác thải”. Mà khoản này được tính vào “chi phí xã hội” . Như
vậy sẽ có sự chênh lệch giá với các hẵng bột ngọt khác vì những hãng khác phải
tính thêm khoản “xử lý rác thải” và như vậy sẽ tăng mức độ cạnh tranh của hãng.
2. Thiếu hàng hóa công cộng
Hàng hoá công cộng là hàng hoá do nhà nước trực tiếp đảm nhận việc cung ứng
hay ủy nhiệm cho các cơ sở ngoài nhà nước thực hiện nhằm bảo đảm trật tự và
công bằng xã hội phục vụ các lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ
bản của các tổ chức và công dân. Hàng hoá công cộng không có tính cạnh tranh
trong tiêu dùng. Điều này có nghĩa là tiêu dùng của một người không phải giảm số
lượng hoặc chất lượng của hàng hoá đã có sẵn cho những người tiêu dùng khác.
Theo cách phân ngành hay lĩnh vực, dịch vụ công cộng bao gồm các dịch vụ
công quyền và các dịch vụ công dân. Các dịch vụ công quyền gắn liền với chức
năng quản lý xã hội của Nhà nước (gồm dịch vụ lập pháp, quốc phòng, an ninh,


5
ngoại giao…) và các dịch vụ hành chính công (gắn liền với các hoạt động hành
pháp như cấp phép, xử lý tranh chấp…). Dịch vụ công dân là những dịch vụ phục
vụ trực tiếp đời sống của cá nhân công dân (chăm sóc sức khỏe, giáo dục, …).
Một đặc điểm quan trọng khác của dịch vụ công cộng là tính cộng đồng. Tính

cộng đồng ở đây có thể hiểu theo hai nghĩa: dịch vụ này là dịch vụ có thể dùng
chung và do đó, nó liên quan đến cộng đồng người tiêu dùng, cộng đồng dân cư;
phần lớn các dịch vụ công cộng là những dịch vụ phục vụ chung, liên quan đến
nhu cầu cơ bản, thiết yếu của đời sống cộng đồng dân cư, mọi người đều có quyền
tiếp cận, có quyền thụ hưởng và bình đẳng trong tiếp cận, như: chăm sóc sức khỏe,
văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, thể dục thể thao… Chính do đặc điểm
này, người ta thường xác định dịch vụ công cộng là một lĩnh vực chính sách. Hoạt
động cung ứng dịch vụ công cộng đều thuộc danh mục kiểm soát của Nhà nước.
Đầu tư cho dịch vụ công cộng thường khó thu hối vốn qua các quan hệ thị
trường thông thường, do đặc tính loại trừ của dịch vụ công cộng, việc thu phí dịch
vụ rất khó khăn; ngoài ra, do phần lớn các dịch vụ công cộng đều là các dịch vụ cơ
bản, thiết yếu đối với đời sống nhân dân, thuộc phạm trù phúc lợi công cộng, phạm
trù chính sách. Vì vậy, các nhà đầu tư tư nhân thường ngại bỏ vốn đầu tư theo các
quan hệ thị trường thông thường.
Vấn đề với hàng hoá công cộng là không cá nhân nào có động lực để chi trả
cho hàng hoá công cộng. Do nó không có hiệu quả và luôn không khả thi, để ngăn
chặn mọi người không tiêu dùng một hàng hoá công cộng, mọi người có thể tiếp
tục sử dụng nó thậm chí cho dù họ không trả tiền. Trong một tình huống như vậy,
mỗi người có động cơ trở thành "người hưởng thụ miễn phí" và để những người
khác trả tiền cho hàng hoá công cộng. Tất nhiên vấn đề là hàng hoá sẽ vừa không
được sản xuất đủ hoặc vừa không được sản xuất tí nào nếu quyết định cung cấp
hàng hoá do thị trường quyết định dẫn đến tình trạng thiếu hàng hóa công cộng.
3. Sự gia tăng quyền lực độc quyền
Thị trường độc quyền là cấu trúc thị trường của một ngành kinh doanh mà
trong đó chỉ có một người bán ( Doanh ngiệp, Công ty) duy nhất. Độc quyền cung
cấp một loại sản phẩm độc nhất (không có sản phẩm thay thế gẩn đúng. Công ty
duy nhất đó gọi là công ty độc quyền & sản lượng sản phẩm nó chiếm toàn bộ sản
phẩm của ngành kinh doanh.
Những ngành công nghiệp điện lực, cấp nước, thông tin liên lạc, giao thông
công cộng,… thường có cấu trúc thị trường độc quyền.

Các công ty độc quyền ít có động cơ cải tiến, đổi mới vì nó không chịu sức ép
cạnh tranh thường xuyên như trong điều kiện thị trường cạnh tranh, làm chậm sự
phát triển xã hội. Đối với các doanh nghiệp thì”tối đa hóa lợi nhuận”được đặt lên


6
trên hết, với các doanh nghiệp độc quyền cũng vậy, do không có ai cạnh tranh nên
số lượng sản phẩm và mức giá đem ra của các doanh nghiệp này khiến cho “lợi
nhuận” thu vào là lớn nhất. Nên điều tất yếu là người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu.
Nhà nước có giải quyết nhưng vấn đề này vẫn còn lỏng lẻo, quản lý còn chưa chặt.
Ngoài ra các doanh nghiệp lớn thường bắt tay nhau để thành một tập đoàn hùng
mạnh, áp đảo thị trường với mức giá cao, nhằm thu nhiều lợi nhuận, đồng thời
khống chế việc thâm nhập vào thị trường của các Công ty nhỏ hơn đang cạnh tranh
với họ, điều khiển thị trường,cùng nhau “độc quyền”thị trường đó.
Vd: Về nghành điện,chính phủ chỉ định tập đoàn điện lực độc quyền sản xuất.
Trong các năm gần đây, giá điện tăng liên tục và hậu quả phải gánh chịu là người
tiêu dùng. Đầu năm 2010 nhà nước đã ra quyết định tăng giá điện trong khi nền
kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới vừa bước qua khủng khoảng.
4. Chênh lệch thái quá về thu nhập dân cư
Lao động ở những ngành “độc quyền” thu nhập rất khác, ví dụ như thu nhập
bình quân ở các ngành than, thép, hoá chất, xăng dầu, ngân hàng, điện lưc…cao
gấp khoảng 4 lần các ngành dệt may, da giày hay cơ khí. Theo đó, sự phân hoá về
thu nhập của người lao động trong các khu vực và trong các ngành tuỳ thuộc vào
hiệu quả sản xuất kinh doanh, vào lợi thế độc quyền làm cho chênh lệch mức sống
ngày càng cao. Thu nhập của người lao động trong

doanh nghiệp nhà nước Trung
ương và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thường cao hơn

doanh

nghiệp nhà nước địa phương và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Cụ thể, thu nhập của NLĐ trong các đơn vị về xăng dầu, bảo hiểm, ngân hàng,
điện lực thường cao hơn thu nhập của các ngành nghề khác; các ngành như than,
thép, hoá chất, xăng dầu, thuốc lá, rượu, bia, nước giải khát, sữa nhựa… có thu
nhập bình quân từ 4-5,4 triệu đồng//tháng; trong khi lao động trong các ngành dệt
may, da giày, cơ khí chỉ thu nhập từ 800 nghìn đồng- 1,2 triệu đồng/tháng.
Sự bất bình đẳng về thu nhập và phân phối thu nhập giữa người giàu và người
nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền có sự chênh lệch lớn, điều
đó đã tác động lớn đến chất lượng dân số. Tỉ lệ trẻ béo phì và người lớn thừa cân
tập trung ở thành thị và những người có thu nhập cao, trong khi đó ở nông thôn,
vùng sâu vùng sa trẻ bị suy dinh dưỡng, tỉ lệ người lớn chưa biết chữ và số hộ
nghèo vẫn chiếm tỉ lệ cao.
Ở mức độ doanh nghiệp, các doanh nghiệp lớn quá chênh lệc vốn với các
doanh nghiệp nhỏ. Sự chênh lêch vốn đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn
chiếm thị phần mua và bán nhiều hơn trên thị trường.khiến cho các doanh nghiệp
nhỏ chết dần chết mòn do không có nguyên liệu và cũng không có đơn đặt hàng


7
Vd: ở An Giang, trong ngành chế biến thủy hải sản các doanh nghiệp nhỏ bị
các doanh nghiệp lớn chèn ép bằng cách : doanh nghiệp lớn ưu đãi cho khách
hàng của doanh nghiệp nhỏ mua hàng giá rẻ, cho kéo dài thời gian thanh toán...
cùng đi với nó là doanh nghiệp lớn chiều chuộng người nuôi cá để gom hàng: trả
tiền mặt ngay khi mua cá, đặt cọc với giá cao, mua cá cao hơn giá thị trường .
Như vậy, nếu các doanh ngiệp có tiềm lực kinh tế kém hơn,muốn phát triển
trên thị trường thì điều bắt buộc đó là phải sát nhập hoặc liên kết với các doanh
nghiệp mà doanh nghiệp đó có tiềm lực kinh tế lớn ,các doanh nghiệp lớn đã chiến
thắng trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Giá cả tăng cũng đã ảnh hưởng mạnh đến khu vực hành chính, sự nghiệp.
Lương thấp, ngày lại càng nhiều khoản đóng góp, tiêu dùng khiến đời sống cán bộ,

công chức gặp nhiều khó khăn. Đã xảy ra tình trạng "chảy máu" chất xám ở các cơ
quan hành chính nhà nước.
5. Chu kì kinh doanh
Chu kỳ kinh doanh (hay còn gọi là chu kỳ kinh tế) là sự biến động của GDP
thực tế, theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng
nổ). Quá trình thay đổi liên tiếp này thường xuyên diễn ra nhưng không mang tính
định kỳ, độ dài của các chu kỳ kinh doanh thường từ hơn 1 năm tới 10 hoặc 20
năm; chúng không thể chia được thành các chu kỳ ngắn hơn mà những chu kỳ này
có những đặc tính tương tự với biên độ dao động xấp xỉ của chính chúng .
Các pha của chu kỳ kinh doanh:

 Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi.

×