Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Nghiên cứu mô hình chiết khấu dòng tiền trong các quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty Xây dựng Công trình Hàng không : Luận văn ThS. Kinh doanh và Quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN
TRONG CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƢ TÀI SẢN DÀI
HẠN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
HÀNG KHÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------------

VŨ THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN
TRONG CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƢ TÀI SẢN DÀI HẠN
TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG



Hà Nội – 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu mô hình chiết khấu dòng tiền
trong hoạt động đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty xây dựng công trình
hàng không” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên
cứu trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào
khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trƣờng Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong
suốt thời gian học tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Tiến Dũng đã tận tình hướng
dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn

Vũ Thị Hồng Nhung


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH
CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN TRONG CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƢ
TÀI SẢN DÀI HẠN...................................................................................... 6

1.1. Khái quát chung về tài sản dài hạn và các quyết định đầu tƣ tài
sản dài hạn ............................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm tài sản dài hạn ........................................................ 6
1.1.2. Quyết định đầu tư tài sản dài hạn ........................................... 10
1.1.3. Vị trí, vai trò của quyết định đầu tư trong mô hình quản trị tài
chính doanh nghiệp .......................................................................... 13
1.2. Mô hình chiết khấu dòng tiền ứng dụng cho các quyết định đầu
tƣ . .......................................................................................................... 15
1.2.1. Tổng quan về mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF) ................ 15
1.2.2. Ứng dụng mô hình DCF trong quyết định dự án đầu tư .......... 23
1.2.3. Ứng dụng mô hình DCF trong quyết định đầu tư tài sản tài
chính dài hạn ................................................................................... 34
1.2.4. Những yếu tố cần xem xét đến khi sử dụng mô hình DCF ..... 48
1.2.5. Các nhân tố tác động tới quyết định đầu tư tài sản dài hạn ..... 50
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TÀI SẢN DÀI HẠN TẠI CÔNG
TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG .................................. 53
2.1. Đặc điểm kinh doanh của Công ty xây dựng công trình hàng
không - ACC và ảnh hƣởng của nó đến việc đầu tƣ tài sản dài hạn ... 53


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ACC ............. 53
2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của Công ty ACC ............................ 56
2.1.3. Đặc điểm kinh doanh và ảnh hưởng của nó đến việc đầu tư tài
sản dài hạn tại Công ty ACC ............................................................ 58
2.2. Thực trạng đầu tƣ tài sản dài hạn tại Công ty ACC .................... 60
2.2.1. TSCĐ ..................................................................................... 61
2.2.2. Tài sản tài chính ..................................................................... 69
2.2.3. Tài sản dài hạn khác ............................................................... 76
2.3. Đánh giá thực trạng đầu tƣ tài sản dài hạn tại Công ty ACC ...... 76
2.3.1. Ưu điểm ................................................................................. 77

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại ...................................................... 77
2.4. Tính cấp thiết của việc ứng dụng mô hình chiết khấu dòng tiền
cho các quyết định đầu tƣ tài sản dài hạn tại Công ty ACC ............... 79
2.4.1. Chiến lược và mục tiêu kinh doanh của Công ty ACC ........... 79
2.4.2. Kế hoạch đầu tư dài hạn của Công ty ACC năm 2010 ............ 81
2.4.3. Tính cấp thiết của việc ứng dụng mô hình chiết khấu dòng tiền
cho các quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty ACC .............. 82
Chƣơng 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN
TRONG CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƢ TÀI SẢN DÀI HẠN TẠI CÔNG
TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG .................................. 86
3.1. Ứng dụng mô hình DCF trong các quyết định đầu tƣ tài sản dài
hạn tại Công ty ACC ............................................................................. 86
3.1.1. Đầu tư TSCĐ ........................................................................ 86
3.1.2. Đầu tư tài sản tài chính .......................................................... 95
3.2. Ứng dụng mô hình DCF cho một số hoạt động khác .................. 104
3.3. Những vấn đề quan trọng đối với việc ứng dụng mô hình DCF tại
Công ty ACC ....................................................................................... 105


3.4. Một số thị trƣờng liên quan đến hoạt động đầu tƣ ở Công ty .... 108
3.4.1. Thị trường mua lại - sáp nhập .............................................. 108
3.4.2. Thị trường chứng khoán ....................................................... 111
3.5. Một số giải pháp cơ bản để ứng dụng tốt mô hình chiết khấu dòng
tiền tại Công ty ACC ........................................................................... 114
3.5.1. Nhóm giải pháp về thị trường............................................... 114
3.5.2. Một số giải pháp từ phía Công ty ACC ................................ 119
3.6. Điều kiện để ứng dụng mô hình DCF tại công ty ACC .............. 127
KẾT LUẬN ................................................................................................ 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 130



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Từ viết

Nguyên nghĩa

tắt
1

2

ACC

CAPM

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Airport Contruction

Công ty xây dựng công

Company

trình hàng không

Capital asset pricing


Mô hình định giá tài sản

model

vốn

3

CĐT

Chủ đầu tư

4

CK

Chiết khấu

5

DCF

6

DDM

Discounted cash flows

Mô hình chiết khấu dòng


model

tiền

Dividend discount

Mô hình chiết khấu dòng cổ

model

tức

7

DTSD

Diện tích sử dụng

8

DTXD

Diện tích xây dựng

9

EBIT

10


11

FCFE

FCFF

Earnings before interest

Lợi nhuận trước lãi vay và

and tax

thuế

Free cash flow to equity

Mô hình hiện giá dòng tiền

investors

vốn cổ phần

Free cash flow to the

Mô hình hiện giá dòng tiền

firm

doanh nghiệp


12

LN

Lợi nhuận

13

LNST

Lợi nhuận sau thuế

14

M & A Merger and acquisition

Sáp nhập – mua lại

15

P/E

Hệ số giá / thu nhập

Price / Earnings Ratio

i


STT Từ viết

tắt

Nguyên nghĩa
Tiếng Anh

Tiếng Việt

16

SXKD

Sản xuất kinh doanh

17

TMĐT

Tổng mức đầu tư

18

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

19

TSCĐ

Tài sản cố định


20

TT

Trung tâm

21

WACC Weighted Average

Chi phí bình quân của vốn

Capital Cost
22

Xí nghiệp

XN

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng

Nội dung


Trang

1

Bảng 1.1

Tính thời gian hoàn vốn của dự án A

30

2

Bảng 1.2

Tính thời gian hoàn vốn có chiết khấu của dự án A

31

3

Bảng 1.3

Giá trị hiện tại của dòng tiền dự án của doanh

33

nghiệp B
4

Bảng 2.1


Phần tài sản dài hạn trong bảng cân đối kế toán

60

2009 Công ty ACC
5

Bảng 2.2

Cơ cấu tài sản cố định Công ty ACC 2009

61

6

Bảng 2.3

Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư thay thế

64

thiết bị
7

Bảng 2.4

Bảng tính thời gian thu hồi vốn của cả đời dự án

67


đầu tư thiết bị mới
8

Bảng 2.5

Tổng hợp diện tích xây dựng dự án chung cư 26

70

9

Bảng 2.6

Tổng hợp chi phí đầu tư dự án chung cư 26

72

10

Bảng 2.7

Tiến độ đầu tư vốn dự án chung cư 26

73

11

Bảng 2.8


Nhu cầu vốn dự án chung cư 26

74

12

Bảng 2.9

Vay ngân hàng và kế hoạch trả nợ dự án chung cư

74

26
13

Bảng 2.10 Dự toán doanh thu dự án chung cư 26

75

14

Bảng 2.11 Dự toán lợi nhuận dự án chung cư 26

75

15

Bảng 3.1

88


Thông tin dự án đầu tư thiết bị mới thay thế thiết bị


16

Bảng 3.2

Khấu hao thiết bị đầu tư dự án thiết bị mới thay thế
thiết bị cũ

iii

88


STT
17

Bảng
Bảng 3.3

Nội dung
Mức tiết kiệm sau đầu tư dự án thiết bị mới thay

Trang
89

thế thiết bị cũ
18


Bảng 3.4

Dòng tiền dự án thiết bị mới thay thế thiết bị cũ

90

19

Bảng 3.5

Dòng tiền dự án đầu tư mới thiết bị để mở rộng

91

SXKD
20

Bảng 3.6

Bảng tính NPV của dự án đầu tư thiết bị mở rộng

92

SXKD
21

Bảng 3.7

Tính toán IRR của dự án đầu tư thiết bị mở rộng


93

SXKD
22

Bảng 3.8

Tổng hợp chi phí phân bổ cho mỗi m2 dự án chung

96

cư 26
23

Bảng 3.9

Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của dự án chung cư

96

26
24

Bảng 3.10 Dòng tiền theo quan điểm tổng đầu tư và quan

97

điểm chủ sở hữu dự án chung cư 26
25


Bảng 3.11 Tính chi phí vốn chủ sở hữu và tính WACC dự án

98

chung cư 26
26

Bảng 3.12 NPV dự án chung cư 26

98

27

Bảng 3.13 Thời gian hoàn vốn không chiết khấu dự án chung

99

cư 26
28

Bảng 3.14 Thời gian hoàn vốn có chiết khấu dự án chung cư

100

26
29

Bảng 3.15 Chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án chung cư 26 tổng
hợp


iv

101


DANH MỤC CÁC HÌNH

Nội dung

STT

Hình

Trang

1

Hình 1.1

Mô hình quản trị tài chính

13

2

Hình 1.2

Các bước tiến hành khi ứng dụng mô hình DCF


16

3

Hình 1.3

Quy trình phân tích và ra quyết định đầu tư

24

4

Hình 2.1

Sơ đồ tổ chức Công ty ACC

57

5

Hình 2.2

Cơ cấu tài sản dài hạn tại Công ty ACC

61

6

Hình 3.1


Đồ thị thời gian thu hồi vốn không chiết khấu dự

100

án chung cư 26
7

Hình 3.2

Đồ thị thời gian thu hồi vốn có chiết khấu dự án
chung cư 26

v

101


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của quyết định đầu tư rất quan
trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Sự tăng trưởng và phát triển của doanh
nghiệp phụ thuộc vào các quyết định đầu tư đúng của nhà quản trị. Trong
những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thị
trường chứng khoán, mua lại và sáp nhập doanh nghiệp, cổ phần hóa các
doanh nghiệp... Sự phát triển mạnh mẽ này chứng tỏ nhu cầu đầu tư của các
doanh nghiệp tăng cao. Do đó, cơ sở để đảm bảo cho quyết định đầu tư dài
hạn đúng, một yêu cầu quan trọng là phải xác định được giá trị tài sản đầu tư
bằng một phương pháp khoa học, tin cậy.
Việc xác định giá trị tài sản đầu tư giúp bảo vệ quyền lợi của các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư bởi đây là khâu quan trọng cơ bản đi đến quyết định

đầu tư đúng. Có nhiều phương pháp khác nhau để định giá tài sản, nhưng mô
hình chiết khấu dòng tiền (DCF) là một mô hình khoa học được nhiều nước
ưa chuộng trong thực tiễn cũng như trong các nghiên cứu khoa học. Chính vì
vậy, những lý do cho thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng mô hình chiết
khấu dòng tiền trong các quyết định đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp, có
thể kể đến như sau:
Thứ nhất, phần lớn các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng
những số liệu thống kê kế toán và sử dụng kinh nghiệm bản thân hay dựa vào
trực giác khi đưa ra các quyết định đầu tư. Đối với các nhà quản lý nhiều kinh
nghiệm thì bằng cách này vẫn mang lại được kết quả tốt. Tuy nhiên, quyết
định bằng trực giác chỉ phù hợp với những tình huống ít phức tạp, với quy mô
công ty nhỏ. Còn với những quyết định lớn chứa đựng nhiều tình huống phức
tạp thì quyết định bằng trực giác dường như kém hiệu quả. Khi quy mô của
1


công ty lớn mạnh, đi kèm theo là các quyết định đầu tư như đầu tư tài sản cố
định, các tài sản lớn khác như việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp, hơn bao
giờ hết các nhà quản trị doanh nghiệp hiện nay cần những phương pháp mang
tính khoa học cao và chính xác để quyết định đầu tư đúng.
Thứ hai, trong doanh nghiệp hiện nay có hai loại quyết định lớn nhất:
đó là quyết định đầu tư tài sản và quyết định tài chính. Quyết định đầu tư tài
sản liên quan đến tài sản lưu động, tài sản cố định. Quyết định tài chính liên
quan đến việc huy động vốn, cơ cấu vốn tối ưu, chính sách nợ, chính sách
chia cổ tức, thời điểm nào quyết định phát hành chứng khoán, nên sử dụng nợ
hay sử dụng vốn chủ sở hữu. Quyết định đầu tư tài sản đúng và quyết định tài
chính đúng sẽ đưa đến tối đa hóa giá trị cổ đông cho doanh nghiệp. Đó là mục
tiêu cuối cùng mà các doanh nghiệp, các cổ đông hướng tới. Có thể nói, quyết
định đầu tư tài sản là một mắt xích quan trọng hướng tới mục tiêu chung của
doanh nghiệp.

Thứ ba, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của
các doanh nghiệp trong việc đầu tư tài sản là do năng lực quản trị tài chính
hạn chế. Đặc biệt thể hiện qua tình trạng xác định giá trị tài sản. Mà mô hình
chiết khấu dòng tiền đã tỏ ra ưu việt trong các quyết định đầu tư. Đối với thị
trường chứng khoán, mô hình chiết khấu dòng tiền cung cấp cho nhà đầu tư
một công cụ tính toán định giá giá trị chứng khoán. Đối với hoạt động đầu tư
tài sản, mua bán & sáp nhập doanh nghiệp, cổ phần hóa, liên doanh liên kết,
thì mô hình chiết khấu dòng tiền cung cấp một công cụ định giá giá trị một
cách khoa học và chính xác.
Do vậy, mô hình DCF giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với các nhà
quản trị tài chính. Mô hình DCF là công cụ định giá quan trọng giúp nhà quản
trị ra quyết định đầu tư đúng. Và quan trọng hơn, những quyết định đầu tư
đúng có ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị của doanh nghiệp, tới những cổ phiếu,
2


trái phiếu của doanh nghiệp. Nói cách khác, mô hình này cung cấp cho các
nhà quản trị tài chính một công cụ đắc lực để thực hiện mục tiêu tối đa hóa
giá trị doanh nghiệp.
Vì vậy, để đứng vững và phát triển lớn mạnh thì Công ty xây dựng
công trình hàng không cần đưa ra những quyết định đầu tư đúng. Và mô hình
DCF là một công cụ quan trọng giúp cho lãnh đạo công ty đạt được mục tiêu
đề ra. Trên thực tế thì việc ra quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty xây
dựng công trình hàng không vẫn dựa trên số liệu kế toán và kinh nghiệm bản
thân. Do vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý khi công ty ngày càng lớn
mạnh. Xuất phát từ những lý do trên, “Nghiên cứu mô hình chiết khấu dòng
tiền trong các quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty xây dựng công
trình hàng không ” được chọn làm đề tài luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu
Về các công trình nghiên cứu, hiện tại chủ yếu các công trình nghiên

cứu liên quan đến các khía cạnh riêng như định giá cổ phiếu, định giá trái
phiếu, định giá doanh nghiệp trong các hoạt động đầu tư, hoạt động mua bán
& sáp nhập doanh nghiệp. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:
- Nguyễn Thế Khải (2005), “Một số vấn đề về xác đinh giá trị doanh
nghiệp theo phương pháp DCF”, Tài chính, (Số 2), Tr. 24-25,27.
- Trần Xuân Nam (2006), “Xác định giá trị cổ phiếu theo phương pháp
chiết khấu dòng tiền tự do”, Chứng khoán Việt Nam, (Số 10), Tr. 36-38.
- Nguyễn Việt Dũng (2007), “Định giá cổ phiếu: vận dụng linh hoạt mô
hình chiết khấu cổ tức vào thực tiễn thị trường chứng khoán Việt Nam”,
Nghiên cứu kinh tế, (Số 7), Tr. 14-17.
- Lý Thị Thu Hiền (2007), Áp dụng các phương pháp tiên tiến trong
xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh
doanh, Trường Đại Học Kinh tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
3


Các công trình nghiên cứu trên, mô hình chiết khấu dòng tiền được gợi
ý sử dụng. Nhưng chưa có công trình nào tổng hợp mô hình chiết khấu dòng
tiền cho các quyết định đầu tư dài hạn nói chung trong doanh nghiệp. Qua quá
trình học tập nghiên cứu của bản thân, tác giả tự nhận thấy tầm quan trọng của
mô hình chiết khấu dòng tiền trong các quyết định đầu tư, tầm quan trọng của
quyết định đầu tư trong việc tạo giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Và theo
hiểu biết của tác giả, hiện nay mô hình chiết khấu dòng tiền còn được ứng
dụng ít trong thực tiễn. Bởi đây là một mô hình khoa học, tin cậy, nên tác giả
lựa chọn đề tài này nhằm giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định đầu tư đúng.
Song do những ràng buộc về thời gian và kinh nghiệm chuyên môn còn hạn
chế, nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu việc ứng dụng mô hình DCF như là
một mô hình phổ biến đã được sử dụng nhiều trên thế giới, để ứng dụng trong
các quyết định đầu tư dài hạn tại Công ty xây dựng công trình hàng không.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Tầm quan trọng của các quyết định đầu tư trong doanh nghiệp.
- Ứng dụng một mô hình khoa học: mô hình chiết khấu dòng tiền trong
việc ra các quyết định đầu tư tài sản dài hạn, tạo tiền đề để quản trị tài chính
trở thành một công cụ đắc lực giúp các nhà quản trị điều hành doanh nghiệp
một cách tốt nhất.
- Các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng mô hình chiết khấu dòng
tiền.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Các vấn đề liên quan đến quyết định đầu tư tài sản dài hạn của doanh
nghiệp và phương pháp định giá tài sản đầu tư theo mô hình chiết khấu dòng
tiền.
- Phạm vi nghiên cứu:
4


Nghiên cứu trực trạng ra quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty
xây dựng công trình hàng không (ACC).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phướng pháp nghiên cứu chủ yếu được vận dụng trong luận văn là:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh...
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống lại mô hình chiết khấu dòng tiền ứng dụng cho việc ra quyết
định đầu tư tài sản dài hạn.
- Đánh giá thực trạng quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty xây
dựng công trình hàng không ACC trong thời gian qua.
- Nghiên cứu ứng dụng mô hình chiết khấu dòng tiền trong việc ra các
quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty xây dựng công trình hàng không.
- Giúp cho các doanh nghiệp nhìn nhận được một công cụ quan trọng

đối với các quyết định đầu tư, đó là mô hình chiết khấu dòng tiền. Đây chính
là mô hình trọng tâm và là xương sống của quản trị tài chính doanh nghiệp.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về mô hình chiết khấu dòng tiền
trong các quyết định đầu tư tài sản dài hạn.
Chƣơng 2: Thực trạng đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty xây dựng công trình
hàng không.
Chƣơng 3: Ứng dụng mô hình chiết khấu dòng tiền trong các quyết định đầu
tư tài sản dài hạn tại Công ty xây dựng công trình hàng không.

5


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH CHIẾT
KHẤU DÒNG TIỀN TRONG CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƢ TÀI
SẢN DÀI HẠN
1.1. Khái quát chung về tài sản dài hạn và các quyết định đầu tƣ tài sản
dài hạn
1.1.1. Khái niệm tài sản dài hạn
Cho đến nay, có thể quan sát về tài sản dài hạn dưới góc độ kế toán và
tài sản dài hạn dưới góc độ tài chính.
Dưới góc độ của kế toán, dựa vào bảng cân đối kế toán thì tài sản dài
hạn bao gồm: Tài sản cố định (hữu hình, vô hình, thuê tài chính), bất động sản
đầu tư, đầu tư tài chính dài hạn (đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty
liên kết, đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư dài hạn khác).
* Tài sản cố định (TSCĐ):
- TSCĐ hữu hình: Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật

chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình (chắc chắn thu được lợi ích
kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó, nguyên giá tài sản phải
được xác định một cách tin cậy, có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên, có giá
trị theo quy định hiện hành từ 10.000.000 đồng trở lên).
- TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, nhưng xác định được
giá trị và do doanh nghiệp giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh (SXKD),
cung cấp dịch vụ hoặc cho đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu chuẩn ghi
nhận TSCĐ vô hình.
- TSCĐ thuê tài chính: là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao
phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê.
6


Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Riêng trường
hợp thuê tài sản là quyền sử dụng đất thì được phân loại là thuê hoạt động.
* Bất động sản đầu tƣ :
Bất động sản đầu tư bao gồm các loại tài sản như quyền sử dụng đất,
nhà, cơ sở hạ tầng (thuê hoặc mua). Các loại tài sản này nhà đầu tư mua (hoặc
thuê) để kinh doanh bằng việc bán (hoặc cho thuê lại) trong dài hạn để thu lợi.
Như vậy bất động sản đầu tư không bao gồm những bất động sản mua bán
kinh doanh ngay trong kỳ kế toán hay để sử dụng cho hoạt động SXKD.
* Đầu tƣ tài chính dài hạn :
Đầu tư tài chính dài hạn bao gồm: Đầu tư vào công ty con (đầu tư vào
công ty con dưới hình thức mua cổ phiếu, góp vốn bằng tiền, tài sản khác vào
công ty con), đầu tư vào công ty liên kết (đầu tư vào công ty liên kết dưới
hình thức mua cổ phiếu hoặc góp vốn bằng tiền, bằng vật tư, hàng hóa,
TSCĐ), đầu tư góp vốn liên doanh (góp vốn liên doanh bằng tiền, bằng vật tư,
hàng hóa, bằng TSCĐ), đầu tư dài hạn khác (cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư dài
hạn khác). Đối với hoạt động đầu tư tài chính dài hạn thì việc góp vốn bằng

tiền thì chỉ cần ghi nhận giá trị góp vốn bằng tiền, việc góp vốn bằng tài sản
hoặc vật tư hoặc TSCĐ thì chỉ cần đánh giá lại tài sản và ghi nhận giá trị góp
vốn sau khi đánh giá lại), quan trọng hơn đầu tư tài chính là việc xác định giá
trị cổ phiếu, trái phiếu khi đầu tư mua cổ phiếu và trái phiếu. Vì vậy, trong
giới hạn của luận văn tác giả chỉ đề cập đến việc sử dụng mô hình chiết khấu
dòng tiền để xác định giá trị cổ phiếu, trái phiếu khi đầu tư. Trước tiên, tìm
hiểu sâu khái niệm về cổ phiếu, trái phiếu:
- Cổ phiếu là chứng chỉ pháp lý xác nhận phần vốn góp của chủ sở hữu vào
các công ty cổ phần, và các chủ sở hữu này được gọi là cổ đông. Các cổ đông
có thể kiếm lợi tức từ cổ phiếu theo hai cách sau : công ty chi trả cổ tức từ lợi
nhuận sau thuế, giá cổ phiếu tăng lên theo thời gian. Tuy nhiên, nếu công ty
7


bị lỗ, giải thể hoặc phá sản thì cổ đông phải cùng nhau chia sẻ thiệt hại. Cổ
phiếu thường rủi ro hơn trái phiếu vì có sự ưu tiên thấp hơn khi công ty gặp
khó khăn, nhưng lại có quyền bỏ phiếu bầu hội đồng quản trị và quyết định
những vấn đề nhất định như là sửa đổi điều lệ công ty và việc có nên phát
hành cổ phần mới hay không. Những cổ đông mua cổ phiếu để kinh doanh dài
hạn trên một năm hoặc là đầu tư góp vốn thường là đầu tư dài hạn. Có hai loại
cổ phiếu: cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi. Phân biệt hai loại cổ phiếu
này giúp nhà đầu tư hiểu rõ quyền lợi nghĩa vụ đi kèm để xem xét đầu tư.
+ Cổ phiếu phổ thông: Cổ phiếu phổ thông được quyền bỏ phiếu, được chia
cổ tức. Cổ đông phổ thông có thể biểu quyết tất cả các vấn đề tác động đến tài
sản của công ty như một tổng thể, như sáp nhập, thanh lý, hay là phát hành cổ
phần mới, biểu quyết lựa chọn hội đồng quản trị của công ty, được quyền mua
cổ phần mới (nếu phát hành) theo tỷ lệ sở hữu để duy trì tỷ lệ sở hữu của họ.
Tuy nhiên nếu công ty bị phá sản thì cổ phiếu ưu đãi được ưu tiên nhận khoản
nợ của họ trước, sau đó mới đến cổ phiếu phổ thông.
+ Cổ phiếu ưu đãi: Cổ phiếu ưu đãi có những đặc tính của cả trái phiếu và cổ

phiếu. Cổ phiếu ưu đãi được một khoản cổ tức cố định nên một cổ phiếu ưu
đãi giống như một trái phiếu, giá cổ phiếu ưu đãi cũng tương đối ổn định. Cổ
đông ưu đãi thường không có quyền bỏ phiếu, trừ khi công ty không trả được
khoản cổ tức đã cam kết. Cổ đông ưu đãi nắm giữ một quyền đòi đối với tài
sản có thứ tự ưu tiên cao hơn quyền đòi của cổ đông phổ thông nhưng thấp
hơn quyền đòi của các chủ nợ (người nắm giữ trái phiếu). Cổ tức trên cổ
phiếu ưu đãi cũng như cổ tức trên cổ phiếu phổ thông, không phải là một
khoản chi tiêu được giảm thuế, lợi tức được trả hàng năm trong nhiều năm, có
những loại cổ phiếu ưu đãi không có thời gian đáo hạn, nên những đặc tính
này của cổ phiếu ưu đãi giống với cổ phiếu phổ thông. Do việc phát hành cổ
phiếu ưu đãi tốn kém hơn cho công ty so với việc phát hành nợ (lãi trái phiếu
8


được giảm thuế), vì thế các công ty đều có kế hoạch thanh lý cổ phiếu ưu đãi
của họ, mặc dù nó thường không ấn định thời hạn.
- Trái phiếu là chứng chỉ vay nợ có kỳ hạn và có trả lãi do một tổ chức (nhà
nước, doanh nghiệp, ngân hàng...) phát hành nhằm huy động tiền từ nền kinh
tế để đầu tư phát triển theo quy định, người nắm giữ trái phiếu được gọi là trái
chủ và được hưởng một khoản lãi cố định. Như vậy, trái phiếu là những
chứng khoán thể hiện một món nợ mà người phát hành vay người đầu tư. Trái
phiếu ấn định cho người phát hành nghĩa vụ phải trả một số tiền xác định tại
một thời điểm xác định, thường là kèm theo những khoản lãi được thanh toán
định kỳ. Mệnh giá của trái phiếu là số lượng tiền mà người vay phải trả cho
người cho vay tại thời điểm trái phiếu đáo hạn. Lãi suất cuống phiếu là mức
lãi tính trên mệnh giá mà người phát hành phải trả hàng năm, thường được cố
định trong khoảng thời gian tồn tại của trái phiếu và không giao động theo lãi
suất thị trường. Có nhiều loại trái phiếu, nhưng tại Việt Nam có thể nhóm
chung như sau: trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị.
+ Trái phiếu chính phủ : do Bộ tài chính phát hành dưới các hình thức như tín

phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc... Trong đó, tín phiếu kho bạc nhà nước là
trái phiếu ngắn hạn, trái phiếu kho bạc Nhà nước là loại trái phiếu trung hạn
và dài hạn phát hành để tăng ngân sách Nhà nước. Trái phiếu Kho Bạc thường
được coi là không có rủi ro vỡ nợ song không phải là không có rủi ro vì khi
lãi suất thị trường tăng lên thì giá trái phiếu sẽ giảm xuống. Lãi suất của trái
phiếu Kho Bạc thường thấp vì nó không có rủi ro vỡ nợ nhưng vẫn cao hơn
lãi suất của các chứng khoán trên thị trường tiền tệ do có rủi ro lãi suất.
+ Trái phiếu công ty là chứng chỉ vay nợ do công ty cổ phần phát hành để vay
vốn của quần chúng trong thời gian dài để tăng vốn hoạt động. Mức độ rủi ro
của trái phiếu công ty phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty và do
vậy lãi suất của trái phiếu công ty cũng thay đổi theo mức độ rủi ro.
9


+ Trái phiếu đô thị: là trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành để tài
trợ cho những dự án mang lại lợi ích công cộng như trường học, bệnh viện,
các công trình công ích hay hệ thống giao thông. Trái phiếu đô thị có rủi ro vỡ
nợ khi nguồn thu từ công trình đó không đủ để hoàn trả.
Dưới góc độ tài chính, thì tài sản dài hạn bao gồm tài sản tài chính dài
hạn và tài sản cố định dài hạn.
* Tài sản tài chính dài hạn bao gồm các chứng khoán dài hạn như trái phiếu
và cổ phiếu. Khi thừa vốn giám đốc tài chính công ty quan tâm tới tài sản tài
chính dưới góc độ nhà đầu tư.
* Tài sản cố định dài hạn thường gặp ở doanh nghiệp là các dự án đầu tư
vốn nói chung và đầu tư vào tài sản cố định nói riêng. Dự án đầu tư là một tập
hợp những đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư
trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Hay nói cụ thể hơn trong
doanh nghiệp, dự án đầu tư là dự án tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ
sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng hoặc duy trì, cải tiến nâng
cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.

Đầu tư vào tài sản cố định là một tình huống riêng trong dự án đầu tư vốn.
Dựa vào mục đích, các dự án đầu tư vốn có thể được phân loại thành: dự án
đầu tư TSCĐ mới, dự án thay thế TSCĐ cũ, dự án đầu tư khác.
Như vậy, cho dù là xem xét và quan sát dưới góc độ kế toán hay tài
chính thì tài sản dài hạn của doanh nghiệp cũng tập trung vào dự án đầu tư
vốn và tài sản tài chính. Tuy nhiên khi xem xét đầu tư tài sản dài hạn dưới
dạng quyết định thì đã đề cập tới vấn đề của tài chính doanh nghiệp.
1.1.2. Quyết định đầu tư tài sản dài hạn
1.1.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của quyết định đầu tư tài sản dài hạn
Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp luôn đối mặt
với các quyết định đầu tư để hình thành nên các tài sản dài hạn cần thiết cho
10


hoạt động SXKD như: mua sắm máy móc thiết bị và TSCĐ mới (thuê hay
mua), thay thế TSCĐ và máy móc đã cũ (thuê hay mua), quyết định dự án đầu
tư khác. Những quyết định này cần thiết để duy trì hoặc mở rộng và phát triển
hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp còn đầu tư mua cổ
phiếu, trái phiếu để nhằm thu lợi nhuận trong thời gian dài, những tài sản này
hình thành nên tài sản tài chính dài hạn.
Vậy, đầu tư dài hạn là quá trình hoạt động sử dụng vốn để hình thành
nên các tài sản cần thiết nhằm mục đích thu lợi nhuận trong một khoảng thời
gian dài trong tương lai. Đặc trưng cơ bản của đầu tư dài hạn là đầu tư phải bỏ
lượng vốn lớn ban đầu, thời gian thu hồi vốn dài nên thường gắn với rủi ro.
Song, đầu tư dài hạn là một trong những nhân tố chủ yếu quyết định sự phát
triển của doanh nghiệp, quyết định đầu tư tài sản dài hạn đúng đưa đến tối đa
hóa giá trị cổ đông. Đứng trước các tình huống đầu tư, nhà đầu tư thường phải
ra quyết định lựa chọn phương án đầu tư. “Quyết định đầu tư tài sản dài hạn
bao gồm: quyết định mua sắm TSCĐ mới, quyết định thay thế TSCĐ cũ,
quyết định đầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn” 21, tr.24. Có

thể gộp quyết định đầu tư TSCĐ vào quyết định đầu tư dự án bởi đây là một
tình huống trong quyết định đầu tư dự án. Như vậy, có hai loại quyết định cần
xem xét: quyết định đầu tư dự án và quyết định đầu tư tài chính dài hạn.
Quyết định đầu tư tài sản dài hạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng về mặt
chiến lược, ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Một quyết định
đầu tư đúng đưa đến tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, một quyết định đầu tư sai
gây ra hiệu quả nghiêm trọng dẫn đến lãng phí và tổn thất rất lớn cho doanh
nghiệp. Do vậy, nhà trị doanh nghiệp sáng suốt thì cần phải cân nhắc kỹ
lưỡng trước một quyết định đầu tư tài sản dài hạn.
1.1.2.2. Các loại quyết định đầu tư tài sản dài hạn
* Quyết định đầu tƣ dự án
11


Quyết định đầu tư dự án bao gồm: quyết định mua sắm TSCĐ mới,
quyết định thay thế TSCĐ cũ, quyết định đầu tư dự án khác. Trong quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp, chắc chắc không ít lần lãnh đạo doanh nghiệp
phải băn khoăn trong việc chọn lựa dự án đầu tư. Đứng trước các dự án đầu tư
mà nguồn lực có hạn, như vậy làm thế nào để quyết định lựa chọn được nên
đầu tư vào dự án nào để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các dự án còn lại.
Vì vậy, để quyết định nên đầu tư vào dự án nào thì cần sử dụng các phương
pháp để xác định và phân tích được dự án nào đem lại hiệu quả cao.
Cụ thể hơn, trong mỗi doanh nghiệp thì quyết định đầu tư TSCĐ là một
loại quyết định rất quan trọng, ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Nếu đầu tư thừa,
không tận dụng hết công suất của TSCĐ thì dẫn đến lãng phí chi phí: chi phí
vốn, chi phí khấu hao, bảo trì, sửa chữa... dẫn đến giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp. Còn nếu đầu tư thiếu thì ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp như không
đáp ứng được yêu cầu của thị trường dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Đó chính là tính
toán đúng về thời điểm đầu tư để không làm tổn thất chi phí của doanh nghiệp

mà còn mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Những quyết định mang
tính thời điểm này rất quan trọng giúp cho doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội
kinh doanh. Như vậy, cần phải đầu tư đúng và đủ. Khi nào cần mua sắm
TSCĐ, khi nào thì chỉ cần thuê TSCĐ, khi nào cần thay thế TSCĐ cũ thì nhà
quản trị cần sáng suốt cân nhắc để lựa chọn được quyết định đúng.
* Quyết định đầu tƣ tài chính dài hạn
Tài sản tài chính dài hạn gồm cổ phiếu và trái phiếu. Để quyết định có
nên đầu tư cổ phiếu hoặc trái phiếu thì trước tiên phải định giá. Làm thế nào
để biết với giá nào thì có thể đầu tư cổ phiếu hoặc trái phiếu?
Đối với trái phiếu, trong điều kiện kinh tế tăng trưởng ổn định, trái
phiếu là một công cụ mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Trái phiếu chính phủ
12


được cho là an toàn nhất vì không có rủi ro vỡ nợ, tuy nhiên lãi suất thấp. Trái
phiếu công ty có lãi suất cao hơn nhưng có rủi ro vỡ nợ, lãi suất càng cao thì
rủi ro càng lớn. Vì vậy khi lựa chọn danh mục đầu tư thì nhà đầu tư nên đa
dạng hóa trái phiếu để giảm thiểu rủi ro nhưng cũng giảm lợi nhuận của nhà
đầu tư. Để quyết định đầu tư trái phiếu thì cần xác định giá trái phiếu, suất
sinh lợi đầu tư và lường trước các rủi ro mà trái phiếu phải đối mặt. Giá của
trái phiếu chính là hiện giá của các dòng tiền dự kiến do trái phiếu mang lại.
Đối với cổ phiếu, cần xác định được giá trị thực của cổ phiếu, sau đó so
sánh giá trị thực của cổ phiếu với giá trị thị trường của cổ phiếu. Nếu giá trị
thực của cổ phiếu cao hơn giá trị thị trường của cổ phiếu thì nên đầu tư cổ
phiếu đó. Nếu giá trị thực cổ phiếu thấp hơn giá trị thị trường của cổ phiếu thì
nên bán cổ phiếu đó trong danh mục đầu tư.
1.1.3. Vị trí, vai trò của quyết định đầu tư trong mô hình quản trị tài
chính doanh nghiệp
Tham khảo chương trình quản trị tài chính Đại học Harvard, William
E.Fruhan, Jr đã đưa ra mô hình quản trị tài chính như sau:

Không hoạt động ngoài
luồng tiền

Đưa ra các quyết định đầu tư
đúng

Đưa ra các quyết định tài
chính đúng

Tối đa hoá giá trị cổ đông

Hình 1.1: Mô hình quản trị tài chính
(Nguồn: Financial Management overview)
13


Theo William E.Fruhan, các nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp có
3 trách nhiệm chính, đó là: đảm bảo rằng doanh nghiệp hoạt động trong luồng
tiền (vì hoạt động ngoài luồng tiền là sự kiện mà có thể kết thúc sự tồn tại của
doanh nghiệp một cách vô tình), tạo ra các quyết định đầu tư đúng, tạo ra các
quyết định tài chính đúng. Kết quả là của các quyết định đúng là mục đích
cuối cùng của doanh nghiệp: tối đa hóa giá trị cổ đông. Đây là mục đích dài
hạn và trung tâm của quản trị tài chính.
Trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay, việc ứng dụng các mô
hình tài chính vào quản lý là hết sức quan trọng. Mô hình tài chính giúp mô
phỏng lại một diễn biến tài chính ở một doanh nghiệp. Một mô hình tốt là mô
hình tính được các tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định tuy nhiên nó
cũng phải tương đối đơn giản để dễ vận dụng. Trong phạm vi luận văn, tác giả
chỉ đề cập đến một modul trong hình 1, đó là ứng dụng mô hình chiết khấu
dòng tiền làm sao để đưa ra được quyết định đầu tư đúng. Đây là một mắt

xích rất quan trọng giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ đông.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với những quyết định
đầu tư. Những dự án đầu tư ngày hôm nay mang lại giá trị cho doanh nghiệp
trong tương lai, đòi hỏi những nhà đầu tư phải ra quyết định đầu tư đúng.
“Khi ra quyết định, cần thiết phải xem xét rằng: (i) liệu các lợi ích dự kiến
trong tương lai với những rủi ro đã được xác định trước có đủ lớn để bù đắp
những chi phí đã bỏ ra ở hiện tại hay không, và (ii) liệu các dự án đầu tư đã
được triển khai với chi phí thấp nhất nhằm đạt được những mục tiêu đề ra là
có khả thi hay không” 3, tr.282. Một mục tiêu được coi là thành công đòi
hỏi các khoản chi phí thực hiện hôm nay phải đem lại các lợi ích kỳ vọng lớn
hơn trong tương lai. Làm sao để có một quyết định đầu tư đúng mang lại giá
trị cho doanh nghiệp? Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý phải am hiểu kỹ thuật
chiết khấu dòng tiền để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư dài hạn đúng.
14


×