ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------
NGUYỄN THỊ LIÊN
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG
ĐỒNG BÀO CÁC TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1954
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội - 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------
NGUYỄN THỊ LIÊN
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC
VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO CÁC TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1954
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:
62 22 03 15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Văn Thịnh
Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Thịnh.
Tên đề tài không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố. Các
số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, đảm bảo tính khách quan. Các
tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Liên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................. 7
5. Những đóng góp của luận án .................................................................... 9
6. Kết cấu của luận án ................................................................................... 9
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................. 11
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án .................. 11
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận về tôn giáo ..................... 11
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu quan điểm, chủ trương, chính sách
của Đảng về tôn giáo................................................................................. 17
1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về phương thức thực hiện chủ
trương của Đảng về tôn giáo ..................................................................... 20
1.2. Khái quát chung và những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết ....... 24
1.2.1. Khái quát kết quả của các công trình khoa học đã được công bố liên
quan đến đề tài luận án ............................................................................. 24
1.2.2. Những vấn đề luận án nghiên cứu .................................................. 26
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 27
Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG
ĐỒNG BÀO CÁC TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG TRONG THỜI KỲ ĐẤU
TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP (1930 - 1945) .................................................. 29
2.1. Những yếu tố tác động đến chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng .......... 29
2.1.1. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về tôn giáo ......................... 29
2.1.2. Chính sách cai trị của thực dân Pháp và tình hình tôn giáo ở Việt Nam . 35
2.2. Chủ trương của Đảng và quá trình hiện thực hóa ................................. 47
2.2.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng ................................................... 47
2.2.2. Đảng chỉ đạo thực hiện công tác vận động đồng bào các tôn giáo ...... 59
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 69
1
Chƣơng 3. ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO
CÁC TÔN GIÁO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP VÀ CAN THIỆP MỸ (1945 - 1954) ................................................. 71
3.1. Chủ trương và quá trình chỉ đạo công tác vận động đồng bào các tôn
giáo của Đảng trong giai đoạn 1945 - 1950 ................................................. 71
3.1.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng .................................... 71
3.1.2. Đảng chỉ đạo thực hiện công tác vận động đồng bào các tôn giáo..... 79
3.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo công tác vận động đồng bào các tôn
giáo của Đảng trong giai đoạn 1951 - 1954 ................................................. 94
3.2.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng .................................... 94
3.2.2. Đảng chỉ đạo thực hiện công tác vận động đồng bào các tôn giáo .... 103
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 115
Chƣơng 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ......................... 117
4.1. Nhận xét chung ................................................................................... 117
4.1.1. Ưu điểm ........................................................................................ 117
4.1.2. Hạn chế ......................................................................................... 128
4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu............................................................... 137
Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 143
KẾT LUẬN .................................................................................................. 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 149
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 168
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội và cũng là một hiện tượng
(thực thể) xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội. Tôn giáo xuất hiện từ
rất sớm và sẽ còn tồn tại lâu dài với con người, đáp ứng cho nhu cầu tinh
thần của đông đảo nhân dân, với chức năng an ủi, che chở cho tín đồ, dù hư
ảo, để được giải thoát khỏi cõi đời bất hạnh.
Việt Nam là một quốc gia nằm ở giữa ngã ba đường của Đông Nam
Á, có bờ biển chạy suốt chiều dài đất nước, là cầu nối Đông - Tây nên là
nơi tụ hợp, giao lưu của các nền văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng của các dân
tộc khác nhau cùng chung sức hình thành một quốc gia dân tộc từ hàng
chục thế kỷ nay. Vì vậy, giải quyết vấn đề tôn giáo trong một quốc gia đa
tôn giáo, đa dân tộc là vấn đề không mấy dễ dàng và còn khó khăn hơn, khi
quốc gia ấy dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản non trẻ, nhân dân vừa
giành được chính quyền lại tiếp tục phải đối mặt với nhiều kẻ thù, đặc biệt
là thực dân Pháp với mưu đồ xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Đại đoàn kết
toàn dân trong tình thế ấy là một việc cấp thiết, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã kiên định với đường lối nhất quán: tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của
nhân dân, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc đánh đổ kẻ thù xâm lược.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng
Việt Nam và vấn đề tôn giáo được Đảng đặt trong tổng thể đường lối chiến
lược chung của cách mạng cả nước. Đại đoàn kết dân tộc là đường lối
chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu
và là yếu tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như sự phát triển bền vững trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, đồng bào có tôn giáo, tín ngưỡng và không tôn giáo, tín ngưỡng ở
3
Việt Nam đã đoàn kết xung quanh Đảng, đấu tranh xóa bỏ ách cai trị của
đế quốc, thực dân, thực hiện thành công cuộc cách mạng tháng Tám năm
1945, lập ra nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, đánh bại cuộc chiến
tranh xâm lược của thực dân Pháp và lực lượng can thiệp Mỹ, bảo vệ nền
độc lập. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng, một trong những nguyên
nhân làm nên thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1930 - 1954
là ở chỗ, Đảng đã có chủ trương và giải pháp đúng trong công tác xây dựng
thực lực cho cách mạng, trong đó có một phần đóng góp không nhỏ từ
phương diện Đảng lãnh đạo công tác vận động đồng bào các tôn giáo đồng
hành cùng dân tộc trong cuộc đấu tranh giành và giữ nền độc lập.
Khi hệ thống xã hội chủ nghĩa còn tồn tại, do ảnh hưởng sâu sắc và
kéo dài của tư tưởng tả khuynh, không phải nước nào cũng thành công
trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Song tại Việt Nam, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn về tôn giáo trong
sự nghiệp cách mạng nói chung và trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân (1930 - 1954) nói riêng. Đây là một nét đặc sắc trong giải
quyết vấn đề tôn giáo của Đảng, của Chính phủ Việt Nam. Những thành
công này là kết quả từ chủ trương đúng đắn, nhất quán của Đảng về tôn
giáo, từ quan điểm, nhận thức biện chứng về tôn giáo của các nhà lãnh đạo
Đảng Cộng sản Việt Nam và cả sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt, đồng lòng
của các cán bộ, chức sắc, đồng bào tôn giáo trong việc thực hiện chủ
trương của Đảng trong từng giai đoạn, từng địa phương, phù hợp với hoàn
cảnh thực tiễn.
Ngày nay, việc tiếp tục thực hiện chính sách đổi mới về tôn giáo và
chủ trương đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa thời sự, không chỉ
nhằm tạo ra động lực đảm bảo sự thành công của công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, mà còn có ý nghĩa trong đấu tranh chống âm
mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo của các thế lực thù địch. Chúng gắn vấn đề
“dân chủ”, “nhân quyền” với cái gọi là “tự do tôn giáo” để chia rẽ tôn giáo,
4
dân tộc; chúng tài trợ, xúi giục các phần tử xấu trong các tôn giáo truyền
đạo trái phép, lôi kéo tôn giáo vào các hoạt động trái pháp luật, chia rẽ khối
đại đoàn kết toàn dân, đi ngược lại lợi ích dân tộc, gây mất ổn định chính
trị. Việc nghiên cứu công tác vận động đồng bào các tôn giáo của Đảng
trong thời kỳ 1930 - 1954, nhằm đưa ra những nhận xét, đúc rút kinh
nghiệm để vận dụng vào hiện tại là vấn đề cấp thiết và mang tính thời sự
sâu sắc.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn như trên, chúng tôi chọn vấn đề
“Đảng lãnh đạo công tác vận động đồng bào các tôn giáo ở Việt Nam từ
năm 1930 đến năm 1954” làm đề tài luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong công
tác vận động đồng bào các tôn giáo và quá trình tổ chức thực hiện từ năm
1930 đến năm 1954. Qua đó nêu lên nhận xét, đánh giá và rút ra một số kinh
nghiệm chủ yếu góp phần thực hiện thành công chính sách tôn giáo của Đảng
trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những yếu tố tác động đến tình hình tôn giáo ở Việt Nam thời
kỳ 1930 - 1954.
- Làm rõ các quan điểm, chủ trương của Đảng về tôn giáo và công tác
vận động, tổ chức đồng bào các tôn giáo, góp phần hình thành khối đại đoàn
kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng
trong thời kỳ 1930 - 1954.
- Bước đầu đưa ra một số nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế và
đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu, góp phần thực hiện chính sách tôn giáo
của Đảng trong tình hình hiện nay.
5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung làm rõ quan điểm, chủ trương và chính sách của
Đảng Cộng sản Việt Nam (mặc dù trong thời điểm lịch sử cụ thể, Đảng có
nhiều tên gọi khác nhau: Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng Cộng sản Đông
Dương; Đảng Lao Động Việt Nam, tác giả sử dụng tên gọi Đảng Cộng sản
Việt Nam xuyên suốt nội dung Luận án) về tôn giáo và công tác vận động
đồng bào các tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954.
Để làm rõ các vấn đề trên, luận án sẽ giành sự quan tâm đúng mức đến
các yếu tố tác động tới các quan điểm chủ trương, chính sách và quá trình tổ
chức thực hiện trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian, bắt đầu từ năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời cho đến kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày
20/7/1954.
- Về không gian, do đặc điểm ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong quan hệ chặt chẽ với Quốc tế Cộng sản (1919 - 1943), song
về mặt không gian, luận án chỉ nghiên cứu công tác vận động đồng bào các
tôn giáo của Đảng ở Việt Nam.
- Về nội dung, thời kỳ 1930 - 1954 là thời kỳ thực hiện chiến lược
cách mạng dân tộc dân chủ, với hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong
kiến, giành độc lập dân tộc và đem lại ruộng đất cho nông dân. Để thực hiện
thành công chiến lược này, nếu chỉ có đường lối đúng chưa đủ, muốn cách
mạng thành công, Đảng phải có thực lực. Tức là phải có phương pháp, cách
thức vận động và tổ chức quần chúng đúng đắn, xây dựng Mặt trận dân tộc
thống nhất. Do vậy, chủ trương, chính sách về công tác vận động, tổ chức
đồng bào các tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của công tác mặt
trận của Đảng.
6
Dưới góc độ tiếp cận công tác tôn giáo là một bộ phận trong các công
tác của hệ thống chính trị, pháp luật Việt Nam, tác giả quan niệm công tác
tôn giáo là những hoạt động của hê ̣ thố ng chiń h tri ̣các c
ấp tại Việt Nam
phối hợp chặt chẽ với nhau trong viê ̣c vi ệc xây dựng và thực thi các quan
điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo phù hợp với thực tiễn
nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; phát huy những giá trị tích
cực của các tôn giáo, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nội dung cốt lõi trong công
tác tôn giáo là vận động quần chúng, đồng bào tôn giáo trên cơ sở đó tạo sự
thống nhất giữa các cấp, các ngành về quan điểm, nhận thức, biện pháp vận
động quần chúng và giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo.
Từ hướng tiếp cận trên, về mặt nội dung, luận án tập trung làm rõ
những yếu tố tác động đến quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng
Cộng sản Việt Nam về tôn giáo; làm rõ nội dung các quan điểm, chủ trương,
chính sách đó trong quan hệ chặt chẽ với đường lối chiến lược, sách lược
của cách mạng Việt Nam, đặc biệt là về lĩnh vực tập hợp lực lượng, thực
hiện đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong Mặt trận dân tộc thống
nhất, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng
trong từng giai đoạn cách mạng trong những năm 1930 - 1954.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Thực hiện đề tài này, luận án sử dụng các nguồn tài liệu sau:
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh
và các công trình của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn
giáo. Đây là nguồn tài liệu có tầm quan trọng đặc biệt, nó không chỉ làm
sáng tỏ các vấn đề của luận án, mà còn giúp tác giả định hướng cho việc
nghiên cứu đề tài.
7
- Các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương Đảng, của các Xứ ủy, Liên
khu ủy, các đảng bộ địa phương, các chương trình của Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa; các báo cáo của các bộ, ngành có liên quan, của Ủy ban
kháng chiến các cấp... hiện đang bảo quản tại các cơ quan lưu trữ Trung
ương và địa phương.
- Các công trình đăng tải trên báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ
1930 - 1954, như báo Sự Thật, báo Nhân Dân, báo Cứu Quốc, báo Quân
đội Nhân dân...
- Các công trình của các học giả trong và ngoài nước, bao gồm sách
chuyên khảo và các bài đăng tải trên báo chí; Các sách về lịch sử, như: lịch
sử Việt Nam, lịch sử tư tưởng Việt Nam, lịch sử Tôn giáo, lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam, lịch sử đảng bộ các tỉnh, huyện... và các công trình có
liên quan do Viện Lịch sử Đảng, Viện Sử học, Việt Triết học, Viện Tôn
giáo công bố là nguồn tài liệu quan trọng, tin cậy; Các Hồi ký, các bản tự
thuật của các nhân chứng lịch sử là nguồn tài liệu tham khảo để bổ sung,
làm sáng tỏ thêm các sự kiện.
Ngoài ra, để góp phần làm sáng tỏ một số sự kiện, luận án sẽ cân
nhắc và sử dụng phù hợp nguồn tư liệu có liên quan của chính quyền thuộc
địa ở Việt Nam thời kỳ 1930 - 1954.
Ở nhiều góc độ khác nhau, các nguồn tài liệu trên giúp tác giả đi sâu
phân tích, hệ thống các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về vấn
đề tôn giáo thời kỳ 1930 - 1954 được đặt trong tổng thể đường lối cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân đồng thời làm rõ những yếu tố tác động
đến chủ trương trên của Đảng trong từng thời kỳ nhất định.
Hạn chế của luận án là nguồn tài liệu tham khảo nước ngoài còn ít.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do nhiều nguyên nhân, tác giả chỉ tiếp cận
được với các công trình của các học giả nước ngoài đã được biên dịch ra
tiếng Việt. Chính điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng của luận án.
8
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận, luận án được thực hiện trên cơ sở thế giới quan,
phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm có ý
nghĩa phương pháp luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Về phương pháp nghiên cứu, phương pháp lịch sử và phương pháp
logic là hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án, ngoài ra, luận án
còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh... nhằm
làm sáng tỏ nội dung của vấn đề nghiên cứu và giúp công tác xử lý tư liệu
đảm bảo sự chính xác, tính khoa học.
5. Những đóng góp của luận án
- Luận án cung cấp một khối lượng tư liệu tương đối lớn về những vấn
đề liên quan đến tôn giáo ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp thêm sự hiểu biết về quan
điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo và công tác vận
động đồng bào các tôn giáo của Đảng trong thời kỳ 1930 - 1954
- Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan,
các cá nhân làm công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam, lịch sử cách mạng Việt Nam, tôn giáo học, chính trị học...
- Những kết luận rút ra của luận án còn là tài liệu tham khảo cho các cơ
quan, các cá nhân làm công tác tư vấn hoạch định chủ trương, chính sách về
tôn giáo, cũng như góp phần nâng cao kiến thức cho đội ngũ những người làm
công tác tôn giáo nhằm thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước trong hoàn cảnh mới.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục các công
trình đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
9
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án
Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo công tác vận động đồng bào các
tôn giáo của Đảng trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập (1930 - 1945)
Chương 3: Đảng lãnh đạo công tác vận động đồng bào các tôn giáo
trong kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945 - 1954)
Chương 4: Một số nhận xét và kinh nghiệm
10
NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận về tôn giáo
Các công trình nghiên cứu về quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
Từ quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện lý tưởng giải phóng xã hội,
giải phóng con người, từ tinh thần khoan dung, khoan hòa tôn giáo, tín
ngưỡng của người Việt, từ yêu cầu chung đấu tranh chống lại âm mưu thâm
độc của kẻ thù lợi dụng tôn giáo chia rẽ đại đoàn kết dân tộc… đã hình thành
nên tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo.
Trong thời gian gần đây, có nhiều đề tài khoa học, luận văn, luận án
cũng nghiên cứu, đề cập đến những nội dung liên quan đến mối quan hệ dân
tộc - tôn giáo, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo.
Cuốn Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, của Đặng
Nghiêm Vạn, là bản tổng kết những nghiên cứu của tác giả ở đề tài KHXH 04 -06, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2001, về những vấn đề lý luận
và thực tiễn liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam. Cuốn sách
cũng trình bày những đặc điểm, vai trò của tôn giáo trong đời sống, đặc biệt là
đời sống văn hóa tôn giáo khi Việt nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Công trình Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ Nhà nước và Giáo hội, Nhà
xuất bản Tôn giáo, 2003, Hà Nội, Đỗ Quang Hưng chủ biên, tập hợp gần 20
11
cộng tác viên tham gia. Các tác giả đã đề cập nhiều chiều cạnh mặt lý luận,
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, từ
đó làm rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo, kinh nghiệm
xử lý quan hệ giữa Nhà nước với tôn giáo ở các nước trên thế giới…Đây là
công trình thực sự hữu ích, cung cấp nguồn tư liệu và đặt ra nhiều vấn đề để
tác giả luận án có những hướng nghiên cứu tiếp theo.
Công trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, tôn giáo và đại đoàn
kết trong cách mạng Việt Nam, Đỗ Quang Hưng (chủ biên), Nhà xuất bản
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003, các tác giả đã nghiên cứu có tính hệ thống
các vấn đề như: vấn đề dân tộc, tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc; những
nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau cách
mạng tháng Tám. Theo các tác giả, vấn đề dân tộc, tôn giáo là những vấn đề
lớn, nhạy cảm của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhận thức rõ vấn đề
đó, sau khi giành được chính quyền trong cách mạng tháng Tám, Đảng Cộng
sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết thành công
vấn đề dân tộc, tôn giáo. Đó là cơ sở lý luận, thực tiễn quan trọng thực hiện
chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo để “kháng chiến và
kiến quốc” thắng lợi.
Công trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Lê
Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ đồng chủ biên, Nhà xuất bản Tôn giáo, năm
2003 - cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, quản lý nhà
nước và hoạt động thực tiễn về tôn giáo với các chủ đề:
Sự khác biệt giữa tôn giáo phương Đông và tôn giáo phương Tây theo
quan điểm Hồ Chí Minh, trong đó phân tích sâu sắc về nguồn gốc hình thành
và nội dung quan điểm tôn giáo của Các Mác, Ăngghen, Lênin chủ yếu từ góc
độ ý thức hệ, thế giới quan triết học và góc độ đấu tranh chính trị, giai cấp.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc, về mối
quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc: Tôn giáo chỉ khẳng định được mình khi
12
sống giữa lòng dân tộc và dân tộc phải biết khai thác, phát triển những giá trị
tích cực của tôn giáo trong quá trình phát triển.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác tôn giáo: công tác vận
động chức sắc, tín đồ; công tác xây dựng hệ thống chính trị trong vùng có
đông đồng bào tôn giáo…
Phát triển những nghiên cứu trên, năm 2009, Nguyễn Đức Lữ chủ biên
cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay,
Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính phát hành. Các tác giả đã tập trung làm rõ
hai nội dung: Thứ nhất về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đồng thời chống lợi
dụng tín ngưỡng, cơ sở hình thành tư tưởng về đoàn kết lương giáo, hòa hợp
dân tộc, tư tưởng tôn giáo và bài trừ mê tín dị đoan; quan điểm Hồ Chí Minh về
mối quan hệ giữa tôn giáo và một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Thứ hai, vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo trong các văn bản pháp luật; những kết
quả đạt được trong công tác tôn giáo trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó,
các tác giả đã đánh giá kết quả thực hiện công tác tôn giáo với những thành tựu
trên một số mặt cụ thể như: Giải quyết việc công nhận tư cách pháp nhân và
cho phép các tổ chức tôn giáo hoạt động; Số lượng chức sắc, nhà tu hành, cơ sở
thờ tự của các tôn giáo tăng nhanh về số lượng; Các tôn giáo đồng hành cùng
dân tộc và hăng hái tham gia vào quá trń h xây dựng đất nước. Đồng thời chỉ ra
những mặt tồn tại trong công tác tôn giáo hiện nay: Việc giải quyết những vấn
đề lịch sử để lại có phần chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; Vấn đề phát triển đột
biến đạo Tin Lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, công tác tôn giáo
chưa giải quyết kịp thời. Còn lúng túng, bất cập trong việc hoạch định chính
sách và giải quyết vấn đề “hiện tượng đạo lạ, tôn giáo mới”; Hệ thống chính
sách đối với tôn giáo chưa được đồng bộ. Đây là công trình có giá trị cao về lý
luận và thực tiễn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, quản lý nhà
nước về tôn giáo trong cả nước.
13
Ngoài ra còn nhiều bài báo, tham luận khoa học của các đồng chí lãnh
đạo Đảng, Nhà nước và một số nhà khoa học làm công tác nghiên cứu, quản
lý tôn giáo, đề cập tới vấn đề đoàn kết tôn giáo - dân tộc. Một số công trình
tiêu biểu trên, với cách tiếp cận và diễn đạt khác nhau nhưng về cơ bản, có thể
khái quát với nội dung cơ bản:
Các công trình trên đã dành sự quan tâm nhất định đến khía cạnh vận
dụng quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo trong công
tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Từ việc phân tích thực trạng công tác tôn
giáo, các tác giả đã đưa ra sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo như: xác định đúng kẻ thù chủ yếu trước mắt, tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đấu tranh
vạch rõ kẻ thù, phê phán thẳng thắn hành động lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng
nhằm chống phá cách mạng Việt Nam, làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân
và Tổ quốc; làm tốt công tác vận động chức sắc tôn giáo, phát huy vai trò và
uy tín của họ trong cộng đồng tôn giáo.
Các công trình nghiên cứu về vai trò của các tôn giáo trong đời sống,
về mối quan hệ giữa tôn giáo với quốc gia, dân tộc ở Việt Nam
Tác phẩm: Kính Chúa yêu nước đoàn kết lương giáo đấu tranh cho hòa
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, của tác giả Phạm Bá Trực. Công trình tập
hợp nhiều bài viết, bức thư gửi đồng bào Công giáo của tác giả từ 1948 đến
1954. Trên góc độ người trí thức Công giáo yêu nước và với chức vụ Phó Chủ
tịch Ủy ban liên Việt toàn quốc, tác giả đã giải thích cho tín đồ Công giáo của
mình hiểu chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín
ngưỡng, tôn giáo của Chính phủ Hồ Chí Minh. Tác giả cũng khẳng định,
muốn có tự do tôn giáo theo đúng nghĩa thì điều kiện tiên quyết là nước nhà
phải độc lập một cách thực sự. Tác giả cũng sự vạch trần những âm mưu lợi
dụng tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
14
Tác giả Trần Văn Giàu, Sự phát triển tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX
đến cách mạng tháng thángTám (3 tập), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1973.
Công trình đã khái quát dòng mạch chính trong sự phát triển của tư tưởng
Việt Nam và những nét cơ bản về quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc cuối thế
kỷ XIX. Trong tập I (552 trang), tác giả dành hẳn một chương (chương V) nói
về bức tranh cơ bản của tôn giáo Việt Nam: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và
các tôn giáo khác, dưới góc độ ý thức hệ, cũng như các phong trào yêu nước
của các tôn giáo chống thực dân Pháp. Qua đó đã làm toát lên dòng mạch
chính trong sự phát triển của tư tưởng Việt Nam và những nét cơ bản về quan
hệ giữa tôn giáo và dân tộc cuối thế kỷ XIX.
Tập II gồm 584 trang, 10 chương, tác giả khái quát tình hình kinh tế, xã
hội, chính trị, tư tưởng của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tác giả dành trọn
chương IV để cập đến vấn đề tôn giáo như là một bộ phận của ý thức hệ, cũng
như hoạt động của các tôn giáo trong bối cảnh khủng hoảng ý thức hệ: sự
xuất hiện của đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo; phong trào Chấn hưng Phật
giáo; hoạt động của Công giáo ở Việt Nam…
Tập III gồm 10 chương, 748 trang, tác giả chủ yếu đề cập phong trào
cách mạng Việt Nam từ năm 1920 đến năm 1945. Nội dung nổi bật là phong
trào yêu nước của những tín đồ và chức sắc tôn giáo ở Việt Nam, qua đó thấy
được nét cơ bản trong quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc thời kỳ này.
Do yêu cầu lịch sử, việc nghiên cứu quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc ở
đây ít đi sâu về mặt lý thuyết, mà chủ yếu đề cập trên phương diện chính trị thực tiễn: đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước về vấn đề tôn giáo; lý
giải sự hòa hợp về mục tiêu giữa tôn giáo với chủ nghĩa xã hội, nhằm xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt, nội dung quan trọng được đề
cập là việc vạch trần âm mưu lợi dụng tôn giáo nhằm phá vỡ khối đại đoàn
kết dân tộc.
15
Công trình Tôn giáo và Dân tộc, nhà xuất bản Lửa Thiêng, Sài Gòn,
1973, của tác giả Lý Chánh Trung. Đứng trên góc độ thần học, tác giả đã xác
định nội hàm những khái niệm cơ bản về dân tộc, tôn giáo, mối quan hệ dân
tộc – tôn giáo. Tác giả ví dân tộc và tôn giáo như Trời và Đất. Tuy là hai thực
thể đối lập nhưng tồn tại như một thể thống nhất, không thể thiếu trong đời
sống con người hiện hữu. Từ đó, tác giả nhấn mạnh sự cần thiết có sự hòa giải
tôn giáo trên cả góc độ thần học và cả trong thực tiễn đời sống xã hội, mà cụ
thể là người Công giáo với dân tộc vốn đã có một thời kỳ lịch sử mâu thuẫn.
Nghiên cứu của tác giả - Linh mục Trần Tam Tỉnh, Thập giá và lưỡi
gươm, Roma, 1975, được Nhà xuất bản Trẻ tái bản năm 1998. Tác giả đã
trình bày những biến cố của dân tộc từ năm 1930 đến những năm 60, 70 của
thế kỷ XX và vị trí của Giáo hội, giáo dân trong những biến cố lịch sử dân tộc
đó. Đặc biệt tác giả giải quyết mâu thuẫn giữa kính chúa và yêu nước thông
qua phong trào yêu nước của tín đồ, chức sắc Công giáo. Dù dưới cái nhìn
thần học, tác giả có thái độ tương đối khách quan về vai trò của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong việc lãnh đạo, tập hợp khối đoàn kết toàn dân tộc để giành
độc lập. Đây là điều kiện, tiền đề cơ bản để đường lối, chính sách về tôn giáo
của Đảng, Nhà nước đi vào thực tiễn với mục tiêu đại đoàn kết dân tộc giành
lại nền độc lập, tự do. Cùng với nhiều tư liệu khác được nêu lên trong Thập
giá và lưỡi gươm, cuốn sách là một tài liệu quý cho việc nghiên cứu vấn đề
tôn giáo ở Việt Nam.
Cuốn Hành trình và truyền giáo của tác giả Alexandre De Rhoder
(1994), Ủy ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh, tủ sách Đại kết
cũng đã mô tả quá trình truyền giáo của đạo Công giáo tại Việt Nam và những
tác động của nó tới đời sống văn hóa, chính trị của Việt nam.
Đề tài Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công giáo và văn hóa Việt Nam,
Phạm Huy Thông, luận án tiến sỹ Triết học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008,
đã đưa ra các dẫn chứng, cứ liệu cụ thể chứng minh Công giáo có những đóng
16
góp tích cực cũng như ảnh hưởng tiêu cực tới văn hóa Việt Nam; làm rõ kết
quả sự tác động trở lại của văn hóa Việt Nam qua tiến trình hội nhập văn hóa
và đồng hành cùng dân tộc; xu hướng phát triển của mối quan hệ giữa đạo
Công giáo và văn hóa dân tộc trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế hiện
nay. Trong đó tác giả đưa ra giải pháp để thúc đẩy tiến trình “sống phúc âm
trong lòng dân tộc”, coi nhiệm vụ xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo” là
trách nhiệm của toàn xã hội chứ không phải là của riêng người có đạo.
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu quan điểm, chủ trương, chính
sách của Đảng về tôn giáo
Nghiên cứu nội dung này có những công trình tiêu biểu về hoạt động
tôn giáo và những kinh nghiệm trong công tác quản lý tôn giáo, đấu tranh
chống lợi dụng tôn giáo.
Cuốn Tìm hiểu chính sách tôn giáo của Chính phủ nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, Nhà xuất bản Phổ thông, Hà Nội, 1959 của Nguyễn Văn Đạt
tuy không phải là cuốn sách bề thế song tác phẩm đã đề cập đến 10 nội dung
xung quanh quan hệ dân tộc - tôn giáo thời điểm đó: Dưới chế độ cũ có tự do
tín ngưỡng không? Dưới chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam có tự do tín
ngưỡng thực sự không? Ở miền Bắc tự do tín ngưỡng được tôn trọng và bảo
đảm như thế nào?... Qua đó, một mặt tác giả khẳng định, chính sách tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước; mặt khác, vạch trần âm mưu thâm
độc của kẻ thù lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng, phá vỡ khối đại đoàn
kết toàn dân.
Luận án Công tác vận động giáo dân của tổ chức cơ sở đảng (cấp xã) ở
đồng bằng Bắc bộ nước ta hiện nay, Hoàng Mạnh Đoàn, luận án tiến sỹ, Học
viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002, tác giả đã đưa ra quan điểm về nội
dung, chất lượng công tác vận động đồng bào Công giáo. Theo tác giả, nội
dung cơ bản của công tác vận động giáo dân là: tuyên truyền, giáo dục về
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luận của Nhà nước; tổ chức, hướng dẫn
17
đồng bào Công giáo nâng cao nhận thức, trình độ văn hóa, khoa học, vận
động họ tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương vững mạnh toàn
diện; cảnh giác phát hiện và chủ động đấu tranh làm thất bại các âm mưu lợi
dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, bảo vệ lợi ích chính đáng của đồng
bào Công giáo. Tác giả cũng phân tích làm rõ chất lượng công tác vận đồng
đồng bào Công giáo thể hiện: giáo dân nắm vững và thực hiện đúng đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tin tưởng tuyệt đối vào sự
lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; thực
hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
Bài viết Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo qua các hiến pháp Việt Nam
- Sự kế thừa và phát triển của Ngô Hữu Thảo trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn
giáo số 2, năm 2005 đã khái quát: Kể từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà (8-1945) đến nay, dưới chế độ của Nhà nước Cộng hoà Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam, 4 bản hiến pháp đã lần lượt được công bố. Đó là các
bản hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992. Với 4 bản hiến pháp này, tự do
tín ngưỡng và tôn giáo đã được hiến pháp công nhận, và làm phong phú hệ
thống quyền công dân, quyền con người của người Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản. Tác giả còn phân tích thêm Pháp lệnh tín ngưỡng,
tôn giáo ban hành năm 2004 như một bước tiến quan trọng trong việc cụ thể
hoá tự do tín ngưỡng tôn giáo của người Việt Nam.
Để góp phần hệ thống lại những nét chủ yếu về lý luận và thực tiễn
trong công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước, năm 2008, Nhà xuất bản Lý
luận chính trị tái bản cuốn Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam của Đỗ
Quang Hưng (xuất bản lần đầu năm 2005). Nội dung cơ bản cuốn sách đề cập
là quá trình phát sinh, phát triển tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam
về tôn giáo; sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lê nin đối với nhận thức của
Đảng về tôn giáo và quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện đường lối,
chính sách tôn giáo ở Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng. Từ đó, tác giả
18
kiến nghị các giải pháp chủ yếu trong công tác đối với tôn giáo ở Việt Nam
hiện nay. Trên cơ sở nắm vững quan điểm khoa học về tôn giáo, tác giả cho
rằng muốn có kết quả trong công tác tôn giáo, dân tộc nói chung cần có những
biện pháp cụ thể với từng miền, từng tôn giáo khác nhau, không chỉ dưới góc độ
chính trị, mà cả dưới góc độ văn hóa, đạo đức. Đó là yêu cầu cấp bách, trong
điều kiện lịch sử hiện nay, cần phải có những lập luận, phân tích dưới cái nhìn
tổng thể làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách đối với tôn giáo.
Cũng có số lượng lớn các bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí chuyên
ngành; các công trình nghiên cứu chuyên khảo; các bài viết trong các cuộc hội
thảo về tôn giáo.
Trong phạm vi thời gian mà đề tài nghiên cứu, phải đặc biệt kể đến các
bài viết trong báo Nhân dân, báo Sự thật, báo Cứu quốc. Đây là những tờ báo
phản ánh trung thực bối cảnh lịch sử đương thời, một số tờ báo là tiền thân
của báo Đảng ngày nay. Những bài viết tiêu biểu: Báo Cứu quốc (1952),
Những tội ác của tên linh mục Khâm, con quỷ khát máu người ở Hải Hậu,
tỉnh Nam Định, trang 1, số 2096; Báo Cứu quốc (1952), Đồng bào Công giáo
ở nhiều xã ở Kim Sơn họp Hội nghị quyết định kế hoạch chống âm mưu giặc
bắt lính, số 2108, trang 2; Báo Nhân dân (1951), Những ý kiến phát biểu
trong buổi ra mắt của Đảng, số 2, trang 3; Báo Nhân dân (1951), Thực dân
Pháp và Lê Hữu Từ, số 17, trang 6; Báo Nhân dân (1951), Tự do tín ngưỡng,
số 38, trang 2; Báo Nhân dân (1951), Lũ giặc cướp nước, phá đạo, số 38,
trang 2; Báo Nhân dân (1952), Kính Chúa và yêu nước, số 7, trang 4; Báo
Nhân dân (1952), Tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng ở khối đại
đoàn kết, số 49, trang 2; Báo Sự thật (1946), Đừng xâm phạm đến tín ngưỡng
của dân, số 30, trang 2; Báo Sự thật (1946), Cần có khối đại đoàn kết, số Đặc
biệt (số 50) ngày 24/8/1946, trang 1; trang 10; Báo Sự thật (1950), Phát Diệm
Bùi Chu trong tay giặc, số 127, trang 7, trang 16.
19
Các bài báo trên đã lột tả trung thực tình hình xã hội, mối quan hệ tôn
giáo - dân tộc, tôn giáo - chính trị ở Việt Nam trước năm 1954. Nội dung
đăng tải vạch rõ mưu đồ lợi dụng tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân
tộc, đồng thời cũng phản ánh tinh thần đồng hành cùng dân tộc trong cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ của đồng bào các tôn giáo.
Các bài viết trên đã đưa ra một số giải pháp: Tăng cường nhận thức tư
tưởng về đoàn kết tôn giáo trong tình hình mới; bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống
pháp luật, pháp quy về tôn giáo; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
đồng bào có đạo; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo; tăng
cường vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; phát huy
trách nhiệm của hệ thống chính trị để thực hiện, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về đoàn kết dân tộc – tôn giáo trong tình hình mới; toàn dân kiên quyết đấu tranh
với những hiện tượng tiêu cực trong tôn giáo, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của
các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng.
1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về phương thức thực hiện chủ
trương của Đảng về tôn giáo
Trong chiến tranh, công tác vận động quần chúng có đạo nhằm tập hợp
lực lượng đoàn kết toàn dân tộc đánh thắng kẻ thù to lớn là yêu cầu cấp thiết
thì ngày nay, trong công cuộc đổi mới của đất nước, công tác dân vận ấy càng
mang nhiều ý nghĩa thiết thực.
Tác phẩm Công giáo kháng chiến Nam bộ 1945 - 1954, của Lê Tiền
Giang, với 80 trang, xuất bản năm 1972. Tác giả phác họa chân dung những
nhân vật tham gia phong trào yêu nước của những người Công giáo kháng
chiến ở miền Nam trong những năm 1945 - 1954 như: Dì Phước Hai, ba anh
em họ Nguyễn, Linh mục Lê Đình Hiền và những hy sinh xương máu của họ
vì Tổ quốc, vì nền độc lập trọn vẹn của nước nhà.
Luận án tiến sỹ Vận dụng quan điểm khoa học về tôn giáo trong công
tác đối với Thiên chúa giáo hiện nay ở Việt Nam của Nguyễn Văn Long, năm
20
1999, chuyên ngành Triết học, trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận
chung về tôn giáo và thực tiễn vấn đề Thiên chúa giáo ở Việt Nam, luận án đã
bước đầu hệ thống hóa những nhận thức, quan điểm đối với Thiên chúa giáo
lịch sử và hiện tại; đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đối
với Thiên chúa giáo hiện nay.
Luận án Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần quân
nhân ở đơn vị cơ sở quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, luận án tiến sỹ Triết
học, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2001, tác giả Lê Đại Nghĩa đã làm rõ:
Thực chất ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo đến đời sống tinh thần quân
nhân ở đơn vị cơ sở; quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tinh thần
quân nhân ở đơn vị cơ sở, những yếu tố tác động, đặc điểm ảnh hưởng của nó
đến đời sống tinh thần quân nhân ở đơn vị cơ sở. Sau khi phân tích thực trạng,
chỉ rõ xu hướng, yêu cầu khách quan phải khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của
tín ngưỡng, tôn giáo đến đời sống tinh thần quân nhân, tác giả đề xuất định
hướng và giải pháp cơ bản khắc phục những tác động tiêu cực trên.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Vấn đề tôn giáo của người Chăm ở
Ninh Thuận, Bình Thuận - thực trạng và chính sách, Chủ nhiệm đề tài Hoàng
Minh Đô, 2002 - 2003, với hai phần nội dung lớn, đề tài cung cấp cho người
đọc về đặc điểm dân tộc, tín ngưỡng, thực trạng tôn giáo của người Chăm ở
Ninh Thuận, Bình Thuận và việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn
giáo trong vùng đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Đề tài dự báo xu
hướng biến động và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện chính sách tôn
giáo trong vùng đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận, từ đó, tác giả đã nêu
lên một số kiến nghị và chính sách tôn giáo đối với đồng bào Chăm hiện nay.
Đề tài khoa học Quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở
vùng dân tộc, tôn giáo trên địa bàn Tây Nguyên trong điều kiện mới, Lê Ngọc
Sanh (chủ nhiệm), Đề tài khoa học cấp bộ, 2005 - Bộ Quốc phòng quản lý;
các tác giả đưa ra quan niệm xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, làm rõ đặc
21
điểm và thực trạng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc, tôn giáo trên địa
bàn. Trên cơ sở đó, các tác giả khái quát đặc điểm cơ bản, tác động đến quan
đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên hiện nay. Đó là
những đặc điểm: địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; đặc điểm dân tộc,
tôn gióa; đặc điểm hệ thống chính trị cơ sở; điều kiện khả năng của quân đội
tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Từ đó, đề tài tổng kết thực tiễn,
rút ra bài học kinh nghiệm, đặc biệt đã đề xuất các giải pháp cơ bản nâng cao
chất lượng quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, trên địa bàn
Tây Nguyên hiện nay.
Công trình Vai trò của quân đội nhân dân Việt Nam trong thực hiện
quan điểm chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay,
Phạm Văn Nghĩa, luận án tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị quân sự, Hà
Nội, 2006, tác giả chỉ ra một số nội dung cơ bản thể hiện vai trò quân đội
trong thực hiện quan điểm, chính sách tôn giáo, như: giáo dục và giúp đỡ
quan nhân có đạo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; góp phần nâng cao nhận
thức, tự giác chấp hành quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng, Nhà
nước cho các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào có đạo; thực hiện quan
điểm, chính sách tôn giáo góp phần tăng cường đoàn kết quân - dân và đoàn
kết dân tộc; tham gia xây dựng cơ sở địa phương vùng giáo; đấu tranh bảo vệ
quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Xây dựng và thực hiện
tốt cơ chế phối kết hợp giữa các đơn vị quân đội với cấp ủy đảng, chính
quyền, đoàn thể xã hội ở địa phương trong công tác vận động đồng bào tôn
giáo. Trên cơ sở phân tích những yếu tố tác động, làm rõ thực trạng quân đội
thực hiện quan điểm, chính sách tôn giáo, tác giả chỉ ra những bài học kinh
nghiệm, đề xuất những yêu cầu, giải pháp phát huy vai trò Quân đội trong
thực hiện quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước hiện nay.
Luận án tiến sỹ Công tác vận động đồng bào công giáo của đảng bộ
một số tỉnh ở miền Đông Nam Bộ từ năm 1986 đến năm 2006 của Đặng Mạnh
22