Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

KỸ THUẬT bào CHẾ THUỐC TIÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 55 trang )

ĐỐI TƯỢNG: DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
Biên soạn: Ths. Đoàn Thanh Trúc


MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được định nghĩa, phân loại của dạng thuốc, ưu

nhược điểm đường sử dụng, sinh khả dụng và các yêu cầu
của thuốc tiêm.
2. Nắm được các tiêu chuẩn nguyên phụ liệu, dung môi,
trang thiết bị, nhà xưởng và nhân sự đáp ứng cho sản xuất
thuốc tiêm.
3. Trình bày được các thành phần cơ bản của thuốc tiêm và
một số công thức thuốc tiêm cơ bản.


NỘI DUNG
I. Đại cương về thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền
II. Thành phần thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền
III. Cơ sở pha chế, quy trình sản xuất thuốc tiêm,

thuốc tiêm truyền
IV. Yêu cầu chất lượng


I. ĐẠI CƯƠNG


1. ĐỊNH NGHĨA:
 Thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền là những chế phẩm thuốc


vô khuẩn dùng để tiêm hoặc tiêm truyền vào cơ thể.
 Thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền được phân thành 3 loại:
– Thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương).
– Thuốc tiêm truyền (dung dịch nước hay nhũ tương dầu
trong nước).
– Bột pha tiêm hoặc dung dịch đậm đặc để pha thuốc tiêm
hay thuốc tiêm truyền.
(Theo PL1.19; DĐVN V)


2. Phân loại
- Theo dung môi/ chất dẫn: TT nước, TT dầu
- Theo thể tích: S.V.P (< 100ml) , L.V.P (100-500ml)
- Theo cấu trúc:

❖ Dung dịch: Diclo. Na; Vit B1, B6, B12; Testosteron...
❖ Hỗn dịch: (90%)< 15μm; (10%) 15 μm – 20 μm , 0,5%

- 5%
❖ Nhũ tương: D/N, <5 μm, <30%
❖ Dạng rắn pha tiêm: khối xốp, bột, viên: Streptomycin
Sulfat
- Theo đường tiêm : IV; IM; SC; IC


3. Đường tiêm thuốc & SKD
I.M

S.C
I.V


2 – 4ml

~ 1ml

>5ml

I.C

0,1 – 0,2ml


3. Đường tiêm thuốc & SKD
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG SKD
 Vị trí tiêm thuốc: IV > IM > SC > IC
 Đặc tính lí hóa dung môi: dầu < nước
 Đặc điểm hoạt chất: HC có hệ số phân bố dầu – nước
cân bằng được hấp thu nhanh hơn
 Đặc tính thẩm thấu: TT đẳng trương tương thích tốt
 Cấu trúc của thuốc: HD dầu> DD dầu> HD nước >
DD nước


4. ƯU – NHƯỢC ĐIỂM THUỐC TIÊM
ƯU ĐIỂM:
 Tác dụng nhanh, SKD cao → trường hợp bệnh
nặng, cấp cứu.
 Tránh được TDP ở đừơng tiêu hóa.
 Linh động liều
 SX nhiều quy mô, dễ sx quy mô lớn



4. ƯU – NHƯỢC ĐIỂM THUỐC TIÊM
NHƯỢC ĐIỂM:
 Gây cảm giác đau nhức, khó chịu nơi tiêm.
 Cần có sự chỉ định và thực hiện bởi người có
chuyên môn và phải có y cụ chuyên dùng.
 Đôi khi gây tai biến
 Giá thành cao do đòi hỏi điều kiện vô khuẩn


5. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG THUỐC TIÊM
- Cảm quan: màu sắc và độ trong
- pH

- Độ vô khuẩn
- Không chứa chí nhiệt tố
- Thể tích/ Khối lượng

- Đồng đều hàm lượng
- Định tính, định lượng
- Yêu cầu đẳng trương


5.1. ĐỘ TRONG – MÀU SẮC
 Thuốc tiêm dung dịch phải trong suốt
 Thuốc tiêm hỗn dịch: kích thước tiểu phân

15µm, không quá 50µm
 Thuốc tiêm nhũ tương: không được có dấu hiệu

tách lớp, 1 – 5µm
 Không được thêm chất màu


5.2. pH
*Yêu cầu:
- pH phù hợp sinh lý của cơ thể để dễ dung nạp
- Hòa tan hoạt chất, ổn định và giữ được hoạt tính
*Lưu ý: pH máu: 7.35 – 7.45
- pH thuốc tiêm: trung tính, gần trung tính (2.5 – 10)
* Biện pháp:
- TT dầu: dầu phải được trung tính hóa
- TT nước:
C1: Chỉnh pH bằng acid/ base cho những chất có khoảng
ổn định rộng
C2: Dùng đệm: A.citric – Na. citrat; NaHCO3 – Na2CO3


5.3. Độ vô khuẩn
o Làm chế phẩm không độc
o Ổn định chế phẩm

* Biện pháp:
 Nguyên phụ liệu, dung môi vô trùng
 Cơ sở, điều kiện sản xuất

 Nhân viên
 Tiệt trùng sản phẩm
 Chất bảo quản: TT đơn liều hoặc đa liều có liều dùng <


15ml.
* TT nước: Clorocresol 0,2%; Nipaeste 0,005 – 0,18%
* TT dầu: Phenol 0,5%; Cresol 0,3%


5.4. Không chứa chất gây sốt hay độc tố VK
Chất gây sốt (Chí nhiệt tố): những chất nhiễm vào
thuốc, sau khi tiêm, gây phản ứng tăng than nhiệt
đặc trưng.
Cơn sốt chí nhiệt tố:
- Xuất hiện 15 – 30p sau tiêm
- Ớn lạnh tủy sống → toàn thân → rét run (da tím
tái) 15 -20p
- Sốt: 40-41oC, da đỏ 30 – 60p
- Bình phục


5.4. Không chứa chất gây sốt hay độc tố VK
Nguồn gốc chí nhiệt tố:
- Vi khuẩn gram (-): chất tiết, polymer màng tế bào …:
Nội độc tố VK (endotoxin) (*)
- Tế bào, sp từ máu, bạch cầu người...
- Một số hóa chất: Na. nucleat, HD mịn Ca.photphat…


5.4. Không chứa chất gây sốt hay độc tố VK
 Khi chuyên luận có quy định thử nội độc tố vi khuẩn

thì không phải thử chất gây sốt, trừ những quy định
khác.

 Phép thử chất gây sốt thực hiện trong những trường
hợp sau:
 Với các thuốc tiêm đơn liều có V≥15ml và không
có quy định phép thử nội độc tố trừ những chỉ dẫn
khác.
 Với các thuốc tiêm đơn liều có V<15 ml nếu trên
nhãn có ghi “không có chất gây sốt” và không có
quy định thử nội độc tố.


5. 5. Thể tích hoặc khối lượng
(PL 11.1, DĐVN V)
 Sai số thể tích:

- Thuốc tiêm đơn liều: +10% mọi thể tích, + 15%
đo thể tích gộp
- Thuốc tiêm đa liều: ≥ thể tích ghi nhãn
- Thuốc tiêm truyền: ≤50ml: +10% ; >50ml: +5%
• Độ đồng đều khối lượng
- Thuốc tiêm bột: ± 10% so với khối lượng trung
bình.


5.6. Đồng đều hàm lượng
 Áp dụng với TT đơn liều HL <2% hoặc <2mg
 TT nhiều thành phần

 Ko áp dụng vitamin, nguyên tố vi lượng



5.7. Định tính, định lượng
Theo chuyên luận riêng.


5.8. Yêu cầu đẳng trương
Áp dụng: TT nước, thể tích lớn, IV nên đẳng trương
với huyết tương và dịch tế bào hay cùng ASTT với
mô để tế bào dễ dung nạp.
Dịch thể: dịch ngoại bào (2/3) + dịch nội bào (1/3)
hòa tan các chất điện giải và ko điện giải.
- Thành phần: ngoại bào nhiều Na+; nội bào nhiều
K+ duy trì bằng bơm proton Na+-K+.
- ASTT dịch thể và huyết tương: 7,1 – 8,6 atm
- NĐTT dịch thể và huyết tương: 290 mmol/L
- Khả năng chịu đựng của TB: 290 ± 15% mmol/L


5.8. Yêu cầu đẳng trương


II. THÀNH PHẦN
Dược chất

Dung môi/
chất dẫn

Chất phụ

Bao bì



1. DƯỢC CHẤT
- Tinh khiết dược dụng
- Vô khuẩn
- Không có chí nhiệt tố
- Yêu cầu nồng độ, hàm lượng phải chính xác


2. Dung môi – Chất dẫn
NHÓM 1: Nước cất – Chất hòa tan với nước.
➢Nước cất pha tiêm:

Đạt tiêu chuẩn DĐVN V; Vô khuẩn và không có chất gây
sốt.


×