Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

“Phát triển năng lực NCKH cho học sinh khi dạy học phần sinh học cơ thể thực vật sinh học 11 qua hướng dẫn HS làm đề tài: “ Nghiên cứu khả năng thích nghi và xây dựng quy trình trồng cỏ lúa mì theo hướng hữu cơ””

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 43 trang )

SỞ GD – ĐT HÀ TĨNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NCKH CHO HS KHI DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC
CƠ THỂ THỰC VẬT SINH HỌC 11 QUA HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM ĐỀ
TÀI: “ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI VÀ XÂY DỰNG QUY
TRÌNH TRỒNG CỎ LÚA MÌ THEO HƯỚNG HỮU CƠ”


Năm học: 2019 – 2020


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 3
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 6
1. Cơ sở lý luận....................................................................................................... 6
1.1. Khái niệm NCKH............................................................................................. 6
1.2. Các bước thực hiện đề tài NCKH..................................................................... 6
1.3. Khái niệm năng lực NCKH.............................................................................. 6
1.4.Đặc điểm của hoạt động NCKH ....................................................................... 7
1.4. Các mức độ tổ chức hoạt động NCKH............................................................. 7
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.................................................................................... 7
3. Phát triển năng lực NCKH cho học sinh khi dạy học phần sinh học cơ thể thực vật
sinh học 11 qua hướng dẫn HS làm đề tài: “ Nghiên cứu khả năng thích nghi và xây
dựng quy trình trồng cỏ lúa mì theo hướng hữu cơ” ..............................................10
3.1. Vị trí phần SH cơ thể thực vật trong chương trình sinh học THPT................... 10
3. 2. Xây dựng đề tài khoa học để phát triển năng lực NCKH cho học sinh trong dạy
học Sinh học cơ thể thực vật - Sinh học 11 THPT...................................................12
4. Thực nghiệm sư phạm.........................................................................................30


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 36
PHỤ LỤC................................................................................................................ 37

1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NGHĨA CỤ THỂ

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

THPT

Trung học phổ thông

SGK

Sách giáo khoa

NCKH


Nghiên cứu khoa học

HĐ NCKH

Hoạt động nghiên cứu khoa học

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Mức độ GV vận dụng các kiến thức vào thực tiễn cuộc sống và cho học sinh
hợp tác nghiên cứu các đề tài KH quá trình dạy học môn sinh học......................... 8
Bảng 2.1: Nhận thức của học sinh và giáo viên về vai trò của HĐNCKH trong dạy và
học sinh học.....................................................................................................................
9
Bảng 3.1: Phân bố nội dung phần sinh học cơ thể thực vật ............................................
10
Bảng 3.2: Các bài thực hành trong phần sinh học cơ thể thực vật...................................
11
Bảng 4.1. Bảng phân phối tần suất..................................................................................
31
Bảng 4.2. Bảng phân phối tần suất tích lũy.....................................................................
31
Bảng 4.3. Bảng phân loại học lực và điểm trung bình.....................................................
32
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Nhà kính..........................................................................................................
25

2


Hình 3.2. Giá thể xơ dừa.................................................................................................

13
Hình 3.3 Giá thể trấu hun................................................................................................
18
Hình 3.4. Hạt giống lúa mì sau 2 ngày ủ.........................................................................
27
Hình 3.5. Các công thức thí nghiệm 1.............................................................................
27
Hình 3.6. Học sinh đo các chỉ tiêu sinh lý.......................................................................
29....................................................................................................................................
Hình 4.1. Đồ thị biểu diễn tần suất tích lũy.....................................................................
32
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công
nghệ đòi hỏi phải có lực lượng lao động được đào tạo tốt, không ngừng nâng cao kiến
thức và kĩ năng, luôn thích nghi được với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và
công nghệ, dễ dàng chuyển sang những nghành nghề mới, có tư duy, sáng tạo, có kỹ
năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp. Muốn đào tạo ra nguồn nhân lực đáp
ứng được yêu cầu đó thì giáo dục đào tạo cần rất nhiều yếu tố, một trong những yếu tố
quyết định đến chất lượng giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học, gây hứng thú
trong hoạt động nhận thức, giúp học sinh chủ động tích cực trong việc giải quyết các
tình huống thực tế, học sinh được trải nghiệm và xâm nhập thực tế, vận dụng các kiến
thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 “ về đổi mới căn bản giáo dục toàn
diện” đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo: “ Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu
trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi
đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia
đình và giáo dục xã hội.”


3


Trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới được xây dựng theo
định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học, tạo môi trường học tập và rèn
luyện giúp người học tích lũy được kiến thức vững chắc, biết vận dụng hiệu quả kiến
thức vào đời sống, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và
phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có nhân cách và đời sống tâm hồn phong
phú và góp phần tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại .
Việc bồi dưỡng năng lực nói chung và năng lực NCKH nói riêng cho học sinh là
một trong những yêu cầu cần thiết nhằm trang bị cho các em phương pháp học tập,
phương pháp nghiên cứu, chủ động, sáng tạo, góp phần hình thành và hoàn thiện nhân
cách của người lao động mới.
Việc phát triển năng lực NCKH cho học sinh giúp các em có thể tích cực, chủ
động, sáng tạo để tự trang bị cho mình những tri thức cần thiết trong thời đại ngày nay,
khi mà khoa học phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, các kiến thức Sinh học gắn liền với
thực tiễn, HS cần được tìm hiểu bản chất của hiện tượng và sự gắn kết giữa kiến thức
sách vở với thực tiễn đời sống.Vì vậy, cần thiết phải tăng cường hoạt động trải nghiệm,
các hoạt động NCKH, giúp HS phát huy tính sáng tạo, khả năng giải quyết các vấn đề
thực tiễn. Để đạt được hiệu quả đó cần phát huy vai trò của GV với tư cách là người
định hướng, hướng dẫn HS trong quá trình hoạt động. Thực tế, hiện nay ở các trường
THPT thì việc tổ chức các hoạt động NCKH cho học sinh còn ít hoặc là mang tính
chất hình thức, đối phó; bên cạnh đó điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật , trang thiết
bị… chưa được đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các hoạt động NCKH, nên còn rất khó
khăn.
Chính vì thế, việc xây dựng các hoạt động NCKH trong dạy học sinh học là rất
cần thiết, các hoạt động gần gũi với cuộc sống gắn kết lý thuyết với thực tiễn. Là một
giáo viên dạy bộ môn sinh học, đã từng hướng dẫn HS làm các đề tài NCKH, với
mong muốn đổi mới phương pháp dạy học sinh học cũng như nâng cao cho học sinh

năng lực NCKH, tôi xây dựng đề tài: “Phát triển năng lực NCKH cho học sinh khi dạy
học phần sinh học cơ thể thực vật sinh học 11 qua hướng dẫn HS làm đề tài: “ Nghiên
cứu khả năng thích nghi và xây dựng quy trình trồng cỏ lúa mì theo hướng hữu cơ””
2. Mục đích nghiên cứu

4


- Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của hoạt động NCKH, năng lực NCKH
- Thiết kế quy trình xây dựng một đề tài NCKH, hướng dẫn HS làm đề tài NCKH
- Minh họa bằng đề tài phần sinh học cơ thể thực vật, sinh học 11.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của hoạt động NCKH, năng lực NCKH
- Nghiên cứu thực trạng của hoạt động NCKH ở trường THPT
- Thiết kế quy trình xây dựng một đề tài NCKH, hướng dẫn HS làm đề tài NCKH
- Xây dựng đề tài NCKH phần sinh học cơ thể thực vật, sinh học 11
- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của các phương án đề xuất.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hiệu quả của việc xây dựng đề tài NCKH phần sinh học cơ thể thực
vật, sinh học 11
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài NCKH phần sinh học cơ thể thực vật,
sinh học 11
- Khách thể nghiên cứu: đề tài NCKH, năng lực NCKH.
6. Giả thuyết khoa học
- Nếu thiết kế được quy trình xây dựng đề tài NCKH và vận dụng xây dựng các đề
tài NCKH ở các nội dung dạy học cụ thể trong chương trình sinh học THPT sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, gây được hứng thú cho học sinh với môn
sinh học, phát triển được các năng lực cốt lõi cho học sinh: năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực NCKH... hình thành nên một con người

toàn diện thích ứng với sự phát triển của KHCN.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu tài liệu có liên quan đến hoạt động
NCKH, năng lực NCKH, một số đề tài NCKH trong môn sinh học đã được sử dụng ở
một số trường ở trên thế giới và trong nước.
- Phương pháp quan sát và điều tra sư phạm: Dự giờ, trao đổi ý kiến với giáo viên,
xây dựng hệ thống câu hỏi, phiếu điều tra để điều tra thực trạng của việc xây dựng các
đề tài NCKH trong thực tế dạy học hiện nay.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

5


8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
- Thiết kế quy trình xây dựng một đề tài NCKH cho học sinh THPT
- Xây dựng 1 đề tài phần sinh học cơ thể thực vật minh họa quy trình
- Việc xây dựng các đề tài NCKH trong dạy học sinh học nói riêng và trong dạy học
nói chung góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu của chương trình
giáo dục phổ thông tổng thể theo định hướng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, chú
trọng vào phát triển phẩm chất và năng lực người học

PHẦN II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1. Khái niệm nghiên cứu khoa học
Theo Vũ Cao Đàm (1999), thì nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội,
hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết; hoặc là phát hiện bản
chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp
mới và phương tiện kĩ thuật mới để cải tạo thế giới.
1.2. Các bước thực hiện đề tài NCKH
Theo Vũ Cao Đàm, khi nghiên cứu một đề tài khoa học có thể đi theo các bước

sau:
Bước 1: Lựa chọn đề tài
Có thể xem xét việc lựa chọn đề tài theo các nội dung sau:
- Xác định nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng khảo sát
- Phân tích mục tiêu nghiên cứu
- Đặt tên đề tài: tên đề tài phải phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu
Bước 2: Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu

6


Bước 3: Thu thập và xử lý thông tin
Bước 4: Viết báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu
Bước 5: Nghiệm thu đề tài
Bước 6: Công bố kết quả nghiên cứu
1.3. Khái niệm năng lực nghiên cứu khoa học
Theo Đặng Thị Dạ Thủy – Trần Văn Bảo, thì năng lực NCKH của học sinh là sự
hiểu biết và sử dụng được các nguyên lí của phương pháp NCKH, áp dụng phương
pháp thực nghiệm để giải quyết các vấn đề khoa học.
Cấu trúc của năng lực NCKH của học sinh ở trường THPT có 5 năng lực thành
phần:
1) Quan sát các hiện tượng trong thực tiễn hay trong học tập và xác định vấn đề
nghiên cứu
2) Thu thập và xử lý thông tin về vấn đề nghiên cứu
3) Hình thành giả thuyết khoa học

4) Thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết ( thiết kế và thực hiện thí nghiệm,
thu thập và phân tích dữ liệu, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận)
5) Viết báo cáo

1.4. Đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học
Cũng như mọi năng lực khác, năng lực nghiên cứu khoa học gồm 3 thành tố chủ
yếu: kiến thức, kĩ năng và thái độ.
- Kiến thức: các sự kiện khoa học, các khái niệm, quy luật và nguyên lý khoa
học, ứng dụng, các phương pháp NCKH.....
- Kĩ năng: kĩ năng tìm tòi khoa học như quan sát, đo đạc, sử dụng các dụng cụ thí
nghiệm.... nhận biết được vấn đề; nêu câu hỏi; giả thuyết, dự đoán; thiết kết phương án
tìm tòi; thu thập và phân tích số liệu, giải thích kết quả thí nghiệm; phân tích suy luận
để rút ra kết luận, kĩ năng vận dụng kiến thức khoa học để mô tả, giải thích sự vật hiện
tượng.
- Thái độ và hứng thú: thái độ yêu thích khoa học, đánh giá được vai trò của khoa
học, suy nghĩ và hành động một cách khoa học, sẵn sàng vận dụng kiến thức khoa học
vào trong cuộc sống.
1.5. Các mức độ tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học

7


Rèn luyện HS theo quy trình NCKH nhưng được triển khai theo các mức độ tự
định hướng khác nhau của HS:
+ Mức 1: GV thực hiện 5 bước đầu tiên của quy trình NCKH để xây dựng kế
hoạch nghiên cứu, HS thực hiện từ bước 6 trở đi
+ Mức 2: GV xác định tên đề tài khoa học và mục tiêu nghiên cứu, HS thực hiện
các bước cònlại.
+ Mức 3: GV hình thành ý tưởng nghiên cứu, HS xác định tên đề tài và thực hiện
các bước còn lại.
+ Mức 4: GV tạo bối cảnh, HS đề xuất ý tưởng nghiên cứu và thực hiện các bước
cònlại.
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Để tìm hiểu thực trạng tổ chức HĐ NCKH trong dạy học ở các trường THPT, tôi đã

sử dụng phương pháp điều tra.
2.1. Mục tiêu điều tra
Tìm hiểu về thực trạng việc hiểu biết, thực trạng dạy và học bằng HĐ NCKH phần
Sinh học cơ thể thực vật chương trình Sinh học 11 tại các trường THPT.
2.2. Đối tượng điều tra
- 40 giáo viên dạy học môn sinh học trong trường và các trường lân cận
- 421 HS khối 11 trường THPT Trần Phú, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
2.3. Nội dung điều tra
Chúng tôi điều tra các vấn đề sau đây:
- Việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn của GV và cho HS hợp tác nghiên cứu các
đề tài KH trong quá trình dạy học môn sinh học
- Hiểu biết của HS về HĐ NCKH trong môn Sinh học 11.
- Việc sử dụng NCKH của thầy cô trong dạy học Sinh học 11.
2.4. Phương pháp điều tra
Tôi xây dựng các phiếu điều tra cho giáo viên và cho học sinh (xem phụ lục 2)
dựa trên các nội dung cần điều tra và tiến hành điều tra để thu thập kết quả.
2.5. Kết quả điều tra
2.5.1. Mức độ vận dụng kiến thức vào thực tiễn và cho học sinh hợp tác
NCKH trong quá trình dạy học môn sinh học

8


Bảng 2.1. Mức độ GV vận dụng các kiến thức vào thực tiễn cuộc sống và
cho học sinh hợp tác nghiên cứu các đề tài KH quá trình dạy học môn sinh học
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Cho HS hợp tác NCKH
Thường
Thỉnh
Hiếm

Chưa
Thường
Thỉnh Hiếm
Chưa
Mức độ
xuyên
thoảng khi
bao giờ xuyên
thoảng khi
bao giờ
Số
15
22
3
0
0
8
12
20
lượng
Tỷ lệ
37,5%
55%
7,5%
0
0
20%
30%
50%
Qua bảng trên chúng ta nhận thấy rằng GV đã rất quan tâm đến việc liên hệ kiến

thức vào thực tiễn cho học sinh, tuy nhiên việc cho HS hợp tác NC các đề tài KH trong
quá trình dạy học sinh học thì chưa nhiều, GV vẫn còn chưa chủ động trong việc xây
dựng các chủ đề liên hệ với thực tế. Điều này có nghĩa học sinh sẽ chưa được trải
nghiệm thực tiễn nhiều, chưa được vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực
tiễn. Do vậy, việc xây dựng các chủ đề dạy học dưới dạng các đề tài NCKH trong dạy
học môn sinh học là rất cần thiết vì các kiến thức của môn học liên quan rất nhiều với
thực tiễn cuộc sống.
2.5.2. Nhận thức của giáo viên và học sinh về HĐ NCKH
Bảng 2.2. Nhận thức của học sinh và giáo viên về vai trò của HĐNCKH trong
dạy và học sinh học
Kết quả
Nội dung điều tra

Vai trò HĐ NCKH trong
dạy và học bộ môn Sinh
học ở trường phổ thông

GV

HS

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Rất cần thiết


29

72,5%

287

68,2%

Cần thiết

11

27,5%

118

28%

Bình thường

0

0%

16

3,8%

Không cần thiết


0

0%

0

0%

40

100%

421

100%

Tổng

Qua bảng trên và qua điều tra thực tế tôi nhận thấy rằng, đa số giáo viên và học sinh
đều đánh giá cao vai trò của HĐ NCKH trong dạy và học bộ môn Sinh học ở trường
phổ thông (với 100% giáo viên và 96,2% học sinh được hỏi đánh giá vai trò rất cần
thiết và cần thiết) trong đó có 72,5% giáo viên và 68,2% học sinh đánh giá vai trò ở
mức rất cần thiết của HĐ NCKH trong ty và học môn sinh học trong trường THPT.

9


2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng
Việc tổ chức các HĐ NCKH trong dạy học môn sinh học chưa được các GV

cũng như nhà trường quan tâm nhiều, dẫn đến học sinh không được trải nghiệm với
thực tiễn nên khi vấp phải các vấn đề trong cuộc sống học sinh rất lúng túng và thụ
động trong quá trình giải quyết vấn đề. Nguyên nhân của các thực trạng trên theo tôi
tập trung vào những vấn đề sau:
- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa thuận lợi (thiếu thiết bị, dụng cụ, hóa
chất, mẫu vật hoặc các thiết bị, hóa chất không đảm bảo chất lượng, hoặc không đủ để tổ
chức cho học sinh cả lớp) để giáo viên tổ chức các bài thực hành thí nghiệm cho học sinh.
- GV chưa mạnh dạn tổ chức các HĐ NCKH cho HS vì sợ khó, ngại cho HS trải
nghiệm.
- Chưa có các lớp tập huấn về tổ chức các HĐ NCKH, chưa có SGK hướng dẫn
cách xây dựng các chủ đề dạy học theo hướng tổ chức các HĐ NCKH, GV chưa chủ
động tìm tòi, và khai thác các thông tin trên mạng.
- Các hoạt động dạy học theo các đề tài NCKH thường mất nhiều thời gian, công
sức và phức tạp.
- Năng lực sử dụng, khai thác, tổ chức HS hoạt động, tạo ra các sản phẩm thực tế
còn hạn chế.
Qua việc điều tra thực tiễn, tôi nhận thấy rằng phần lớn giáo viên và học sinh
đều rất quan tâm đến việc tổ chức các HĐ NCKH trong dạy học sinh học, tuy nhiên
đây là vấn đề còn khá xa lạ với cả giáo viên và học sinh, nên việc xây dựng quy trình
thiết kế các đề tài khoa trong dạy học sinh học 11 cũng như trong dạy học môn sinh
học là một giải pháp có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Sinh học và phát triển được năng lực NCKH cho học sinh.
3. Phát triển năng lực NCKH cho học sinh khi dạy học phần sinh học cơ thể thực
vật sinh học 11 qua hướng dẫn HS làm đề tài: “ Nghiên cứu khả năng thích nghi
và xây dựng quy trình trồng cỏ lúa mì theo hướng hữu cơ”
3.1. Vị trí phần sinh học cơ thể thực vật trong chương trình sinh học THPT
Bảng 3.1. Phân bố nội dung phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11
Tên chương

Tên bài học

Bài 1. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
Bài 2. Vận chuyển các chất trong cây

10


Bài 3. Thoát hơi nước
Bài 4. Vai trò của các nguyên tố khoáng
Bài 5. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
Bài 6. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)
Bài 7. Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí
nghiệm về vai trò của phân bón
Bài 8. Quang hợp ở thực vật
Chương I: Chuyển hóa vật Bài 9. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
Bài 10. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến
chất và năng lượng
quang hợp
A – Chuyển hóa vật chất và
Bài 11. Quang hợp và năng suất cây trồng
năng lượng ở thực vật
Bài 12. Hô hấp ở thực vật
Bài 13. Thực hành: Phát hiện diệp lục và carôtenôit
Bài 14. Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
Bài 23. Hướng động
Chương II: Cảm ứng
Bài 24. Ứng động
A – Cảm ứng ở thực vật
Bài 25. Thực hành: Hướng động
Chương III: Sinh trưởng và Bài 34. Sinh trưởng ở thực vật
Bài 35. Hooc môn thực vật

phát triển
A – Sinh trưởng và phát triển Bài 36. Phát triển ở thực vật có hoa
ở thực vật
Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
Chương IV: Sinh sản
Bài 42. Sinh sản hữu tính ở thực vật
Bài 43. Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng
A – Sinh sản ở thực vật
giâm, chiết, ghép
Bảng 3.2. Các bài thực hành trong phần sinh học cơ thể thực vật Sinh học 11
Chương

Sinh học cơ thể thực vật
Bài 7) Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí

Chương 1: Chuyển hóa vật nghiệm về vai trò của phân bón
chất và năng lượng

Bài 13) Thực hành: Phát hiện diệp lục và carôtenôit
Bài 14) Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật

Chương 2: Cảm ứng

Bài 25) Thực hành: Hướng động

Chương 3: Sinh trưởng và
phát triển
Chương 4: Sinh sản

Bài 43) Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật

bằng giâm, chiết, ghép

11


Nhận xét: Qua 2 bảng trên tôi nhận thấy rằng:
- Kiến thức lý thuyết được xây dựng theo lô gic của các quá trình sinh lý trong cây
do vậy cho học sinh cái nhìn tổng quát nhất về quá trình sinh lí của thực vật. Mặt khác,
các kiến thức ở phần này gắn liền với quá trình sản xuất trong đời sống, từ đó, giúp
học sinh hình thành được các ý tưởng nghiên cứu khoa học giải quyết các vấn đề thực
tiễn liên quan đến sản xuất nông nghiệp như: nghiên cứu giống, thuốc trừ sâu sinh học,
các giải pháp cho nông nghiệp hữu cơ, phân bón hữu cơ, chế tạo nhà trồng rau tự
động, .... Quan trọng trong quá trình dạy học, giáo viên cần hướng học sinh vào các
vấn đề có tính thực tiễn liên quan đến nội dung học tập, khơi gợi cho các em các ý
tưởng để các em hình thành được ý tưởng của mình.
- Số tiết thực hành trong chương trình Sinh học 11 được quy định như trên là rất
hạn chế. Mặt khác, các bài thực hành đều được bố trí ở cuối các chương, do đó các bài
thực hành này thường chỉ mang tính chất củng cố minh họa cho các kiến thức lý thuyết
đã được trình bày trong các bài học trước đó và các bài thực hành phần lớn được trình
bày dưới hình thức nêu sẵn từng bước trong quy trình thực hành cho học sinh, điều này
mới chỉ có tác dụng rèn kĩ năng, thao tác chân tay trong thực hành cho học sinh là chủ
yếu mà chưa kích thích được tư duy tích cực và sáng tạo của học sinh (chưa chú trọng
phát triển được năng lực tư duy thực nghiệm cho học sinh). Do vậy, việc xây dựng các
đề tài dưới dạng nghiên cứu khoa học sẽ một mặt giúp học sinh củng cố các kiến thức
lý thuyết đồng thời giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng thực hành cần thiết.
3.2. Xây dựng đề tài khoa học để phát triển năng lực NCKH cho học sinh trong
dạy học Sinh học cơ thể thực vật - Sinh học 11 THPT
3.2.1. Căn cứ xây dựng đề tài khoa học để phát triển năng lực NCKH cho học
sinh trong dạy học Sinh học cơ thể thực vật - Sinh học 11 THPT
Khi xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học để phát triển năng lực NCKH cho

học sinh THPT cần căn cứ vào các cơ sở sau:
- Mục tiêu, nội dung dạy học Sinh học cơ thể thực vật - Sinh học 11: mục tiêu học tập
định hướng cái đích học sinh cần đạt, do đó mục tiêu là một căn cứ để xây dựng các đề tài
khoa học. Có thể hiểu, học sinh vận dụng các kiến thức đã học ở phần sinh học cơ thể thực

12


vật để giải quyết các vấn đề thực tiễn mang tính chất nghiên cứu như: vấn đề môi trường,
giống, phân bón, nông nghiệp sạch, …..
- Thực tiễn dạy học thực hành thí nghiệm Sinh học 11 ở trường THPT gồm thực tiễn về
cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất; thực tiễn về năng lực của học sinh;… là
những căn cứ để xác định hình thức thực hiện; mức độ yêu cầu của từng đề tài khoa học. Vì
một phần lớn của các đề tài nghiên cứu khoa học là các thực hiện các thí nghiệm thực hành
để kiểm chứng các giả thuyết.
3.2.2. Quy trình tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong phần sinh học cơ thể
Thực vật- Sinh học 11-THPT
3.2.2.1. Quy trình tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học
Vận dụng kết quả nghiên cứu của một số tác giả: Vũ Cao Đàm (1999), Đinh Quang
Báo, Phan Thị Thanh Hội, Trần Thị Gái, Nguyễn Thị Việt Nga (2018) và thực tiễn dạy học
môn học, tôi xây dựng quy trình tổ chức hoạt động NCKH gồm các bước sau:
Quy trình
Bước 1: Hình thành ý

Hoạt động của GV
+ Phân tích nội dung chương

Hoạt động của HS
Trải nghiệm dưới sự


tưởng nghiên cứu, chọn trình, xác định các đơn vị kiến hướng dẫn của GV.
nội dung để xây dựng đề thức có thể xây dựng thành ý
tài khoa học

tưởng nghiên cứu.

Bất kì NCKH nào cũng + Bản chất của các đề tài
đều được bắt đầu từ việc nghiên cứu khoa học của học
hình thành ý tưởng nghiên sinh là sử dụng các kiến thức đã
cứu. Ý tưởng nghiên cứu có học để giải quyết các vấn đề
thể coi như là chìa khóa, thực tiễn, do đó, khi hướng dẫn
định hướng cho một NCKH học sinh làm các đề tài khoa
và cũng quyết định giá trị học, GV cần nắm bắt các vấn đề
của một đề tài khoa học.

thực tiễn có liên quan đến các
nội dung trong chương trình đã
học để giúp học sinh có thể định
hướng được ý tưởng của đề tài
khoa học. Thường các đề tài
khoa học thì sẽ bao gồm nhiều

13


nội dung trong một môn học
hoặc tích hợp nội dung của các
môn học khác nhau, nên GV
cần chủ động tìm hiểu rõ các
nội dung.

+ Lựa chọn bối cảnh phù hợp
để HS trải nghiệm
Bước 2: Xác định tên đề Để xác định tên đề tài khoa
tài khoa học

Huy động kiến thức,

học, có thể thực hiện theo phân tích, kết nối và khái

Mục đích của bước này là những bước sau:Huy động quát thành tên đề tài khoa
HS phải chỉ ra nội dung những tri thức đã biết về sự vật học.
nghiên cứu được thể hiện hiện tượng đó → Xác định mối
bằng tên đề tài khoa học.

quan hệ giữa những tri thức đã
biết với những đối tượng cần
nghiên cứu → Xác định mục
đích nghiên cứu của đề tài khoa
học → Dự kiến các phương
pháp để tìm hiểu đối tượng
nghiên cứu → Khái quát hóa
thành tên đề tài khoa học.
Trong mỗi chủ đề nội dung
kiến thức có nhiều lĩnh vực
khác nhau và đề tài khoa học
thể hiện một khía cạnh của nội

dung kiến thức.
Bước 3: Xác định mục - Định hướng bằng câu hỏi sau:
tiêu của đề tài khoa học


+ Thảo luận để trả lời

Mục đích và đối tượng nghiên câu hỏi.

HS phải xác định được cứu là gì?
mục tiêu của đề tài khoa - GV nhấn mạnh: Đề tài khoa
học.

học là sản phẩm tri thức mà + Xác định mục tiêu của
người học thu được khi giải đề tài khoa học
quyết được một vấn đề lý luận

14


hay thực tiễn đặt ra trong phạm
vi của đề tài khoa học và có giá
trị:
+ Về mặt khoa học: bổ sung
cho lý thuyết của bộ môn khoa
học; xây dựng cơ sở lý thuyết
mới hoặc tường minh một số
vấn đề lý thuyết đang tồn tại.
+ Về mặt thực tiễn: giải quyết
các vấn đề do thực tiễn đặt ra
liên quan đến nội dung kiến
thức trong chương trình như
vấn đề về sức khỏe, môi trường,
mất cân bằng giới tính, các

bệnh di truyền và biện pháp
phòng ngừa...
Bước 4: Hình thành giả
Yêu cầu HS xem xét bản
thuyết khoa học

chất của sự vật hiện tượng dựa

Thảo luận trong nhóm

Mục đích: HS phải đưa trên những tri thức đã biết về sự để đưa ra giả thuyết khoa
ra được nhận định sơ bộ về vật hiện tượng đó.
bản chất của sự vật hiện

học.

Đưa ra những nhận định sơ

tượng, đưa ra những câu trả bộ hoặc những phán đoán về
lời hoặc giải thích về vấn đề vấn đề nghiên cứu.
nghiên cứu.
Bước 5: Lập kế hoạch
nghiên cứu

GV có thể đưa ra câu hỏi:

HS thảo luận trong

Nội dung nghiên cứu chính là nhóm để trả lời câu hỏi


Trong bước này, HS phải gì? Sử

dụng phương pháp, và dựa vào đó để xây

xác định nội dung nghiên phương tiện và công cụ nào để dựng kế hoạch nghiên
cứu, phương pháp nghiên nghiên cứu? Thời gian thực cứu.
cứu, dự kiến thời gian hoàn hiện mỗi nội dung như thế nào?
thành một hoạt động, lập Thứ tự thực hiện? Khi nào hoàn

15


thời gian biểu chi tiết, phân thành? Sử dụng nguồn tài liệu
chia công việc trong nhóm, tham khảo nào?
dự kiến địa điểm thực hiện
khả thi, ấn định nội dung
học tập cần đạt.
Bước 6: Thực hiện
nghiên cứu

Định hướng và tổ chức các
hoạt động cho HS.

Thực hiện nghiên cứu
trong nhóm.

Mục đích: Tiến hành thu - Yêu cầu HS dựa vào kế hoạch
thập dữ liệu hoặc tiến hành nghiên cứu để đưa ra các bước
thiết kế mô hình, thử trong quá trình nghiên cứu
nghiệm,


điều

chỉnh

để

chứng minh cho giả thuyết
khoa học. Đồng thời, phải
xử lý được các dữ liệu
nghiên cứu thu được, trình
bày được mối quan hệ giữa
các dữ liệu, phân tích mối
quan hệ nhân quả để rút ra
tính quy luật, giải
thích và tổng hợp các mô
hình trong dữ liệu bằng cách
sử dụng các khái niệm
khoa học chuyên sâu, đưa
ra những kết luận có giá trị
từ kết quả nghiên cứu
thu được.
Bước 7: Báo cáo kết quả

HS lập dàn ý của một

Mục đích: HS trình bày

báo cáo khoa học → Sắp


toàn bộ hoạt động, kết quả

xếp các dữ liệu thu được

thu được trong quá

và sử dụng ngôn ngữ,

trình NCKH thành một

văn phong khoa học để

bản báo cáo theo phương

viết thành bản báo cáo

16


pháp NCKH hoàn chỉnh.

hoàn chỉnh → Thuyết
trình bài báo cáo → Trao
đổi,thảo luận

Bước 8: Đánh giá

GV tổng kết, rút kinhnghiệm
GV cần xây dựng những tiêu


HS đánh giá lại quá

Mục đích: Đánh giá việc chí có giá trị để đánh giá quá trình

rèn

năng

lực

rèn luyện kĩ năng của năng trình học tập của HS, từ lúc HS NCKH, phân tích được
lực NCKH với

bắt đầu hoạt động NCKH cho những điểm đạt được và

mục đích điều chỉnh quá tới khi hoàn thành nhiệm vụ. chưa đạt được khi thực
trình dạy của Thầy và học Căn cứ vào kế hoạch nghiên hiện quy trình NCKH.
củaTrò.

cứu và sản phẩm của đề tài
khoa học để xây dựng tiêu chí
đánh giá hoạt động tương ứng.
Mỗi tiêu chí đánh giá cần phải
cân nhắc thang điểm, mục nhận
xét.
GV tổng kết, rút kinh
nghiệm để rèn luyện năng lực
NCKH qua những đề tài khoa
học sau.
GV có thể sử dụng câu hỏi

trắc nghiệm khách quan hoặc
câu hỏi, bài tập tự luận để kiểm
tra kiến thức khoa học thu được,
đồng thời xây dựng các phiếu
chấm (kế hoạch, hồ sơ học tập)
kèm theo để đánh giá kĩ năng
của HS.
Để tăng tính khách quan và
tính chính xác,

17


3.2.2s.2. Vận dụng quy trình tổ chức NCKH cho học sinh trong thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu khả năng thích nghi và xây dựng quy trình trồng cỏ lúa mì theo hướng
hữu cơ”
Qua quá trình điều tra thực trạng HS trường THPT Trần Phú, tôi vận dụng tổ chức HĐ
NCKH trong phần sinh học cơ thể thực vật- sinh học 11 theo mức độ 3: GV hình thành ý
tưởng nghiên cứu, HS xác định tên đề tài và thực hiện các bước còn lại trong quy trình tổ
chức HĐ NCKH. Và chúng tôi đã chọn đề tài:
Đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI, XÂY DỰNG QUY TRÌNH
TRỒNG CỎ LÚA MÌ (Triticum aestivum) THEO HƯỚNG HỮU CƠ
Quy

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
trình
Bước 1: - Phân tích công dụng của cỏ lúa mì: - HS theo dõi và tìm hiểu thêm về cỏ lúa
Hình
thành


+ Trong cỏ lúa mì có chứa khoảng mì để thấy được công dụng của cỏ lúa
ý 13 vitamin, 10 khoáng chất, 17 mì với sức khỏe con người.

tưởng

axit amin và hơn một trăm - HS cùng GV hình thành ý tưởng cho

nghiên

enzyme có lợi cho sức khỏe con đề tài

cứu,

người.

chọn nội + Trong nước ép lúa mì chứa đến
dung để 70%



chất

diệp

lục

xây dựng (Chlorophyll). Uống nước ép cỏ
đề


tài lúa mì mỗi ngày còn mang lại

khoa học

nhiều tác dụng tích cực đến sức
khỏe như chống táo bón, làm sạch
răng miệng, làm chậm quá trình
lão hóa của tế bào, duy trì chức
năng bình thường của các cơ quan
nội tạng, ổn định huyết áp, trị tiểu
đường, gout và giúp tim khỏe
mạnh.
+ Cỏ lúa mì có giá trị kinh tế cao:
Ở Việt Nam phần lớn bột cỏ lúa

18


mì được nhập khẩu từ các nước
Châu Âu và Mỹ. Giá bán trên thị
trường Việt Nam dao động từ 2
triệu đồng đến 4 triệu đồng 1kg.
- Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có
công trình nghiên cứu nào đưa ra
được một quy trình trồng cỏ lúa
mì theo hướng hữu cơ và nghiên
cứu sự thích nghi của cỏ lúa mì
với điều kiện khí hậu của nước ta.
- Với mong muốn đưa ra một quy
trình trồng cỏ lúa mì cụ thể đúng

kĩ thuật theo hướng hữu cơ và
nghiên cứu sự thích nghi của cỏ
lúa mì với điều kiện tự nhiên của
nước ta, từ đó sản xuất bột cỏ lúa
mì với giá thành thấp hơn phục
vụ nhu cầu của mọi người. Từ đó,

Bước 2:
Xác định
tên đề tài
từ

ý

hình thành ý tưởng cho đề tài.
- Gv nêu ý tưởng và yêu cầu HS xác - HS thảo luận để xác định tên đề tài phù
định tên đề tài phù hợp

hợp

- Gv phân tích và cùng với HS chọn - Xác định tên đề tài: “Nghiên cứu khả
tên đề tài phù hợp nhất

năng thích nghi, xây dựng quy trình
trồng

tưởng

cỏ


lúa



(Triticum

aestivum)theo hướng hữu cơ”.

Bước 3: - GV xác định mục tiêu của đề tài:
Xác định

- Về mặt khoa học: bổ sung lý

mục tiêu thuyết cho môn sinh học 11: như

- Mục đích nghiên cứu của đề tài:
+ Khảo sát sự thích nghi của cỏ lúa mì
với các yếu tố của môi trường: giá thể

của đề tài nghiên cứu khả năng nảy mầm của
khoa học

trồng, hàm lượng nước, mật độ gieo.
hạt giống; biết cách xác định được + Xây dựng quy trình trồng cỏ lúa mì
nhu cầu về nước, chất dinh dưỡng theo hướng hữu cơ
của cây trồng; cách trồng cây theo - Đối tượng nghiên cứu: cỏ lúa mì

19



hướng hữu cơ…

(Triticum aestivum)

- Về mặt thực tiễn: học sinh vận
dụng kiến thức lý thuyết phần sinh
học cơ thể thực vật như: vận chuyển
nước và muối khoáng, quang hợp,
sinh trưởng phát triển, phân bón…
để giải quyết các vẫn đề thực tiễn:
trồng cây theo hướng hữu cơ, nhu
cầu cỏ lúa mì trong đời sống hằng
ngày, xây dựng được quy trình trồng
cỏ lúa mì theo hướng hữu cơ.
Từ đó yêu cầu HS xác định mục
đích cụ thể của đề tài và đối tượng
nghiên cứu của đề tài?
- Yêu cầu HS đưa ra những nhận - Cỏ lúa mì thích hợp với loại giá thể
định sơ bộ hoặc những phán đoán nào: giá thể là 100% trấu hun, giá thể
về vấn đề nghiên cứu.

là 100% xơ dừa, giá thể 50% trấu
hun : 50% xơ dừa
- Hàm lượng nước phù hợp cho sự

Bước 4:
Hình

sinh trưởng của cỏ lúa mì là bao


thành giả
thuyết

nhiêu?
- Mật độ gieo trồng thích hợp cho sự

khoa học

sinh trưởng của cỏ lúa mì là bao
nhiêu?
Từ đó, xây dựng quy trình trồng cỏ
lúa mì theo hướng hữu cơ.

Bước 5:
Lập
hoạch
nghiên
cứu

kế

- GV yêu cầu HS lập kế hoạch nghiên cứu theo các nội dung ở bảng sau:

Nội dung
Thời

gian

dự


kiến
Nội dung nghiên
cứu
Phân chia công

20


việc trong nhóm
Dụng cụ
Phương pháp
Tài

liệu

tham

khảo
- HS thảo luận nhóm để lên kế hoạch nghiên cứu
Nội dung
Thời gian 3 tháng
dự kiến
- Khảo sát ảnh hưởng của giá thể trồng lên khả năng
sinh trưởng của cỏ lúa mì
Nội dung - Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng nước đến sự sinh
nghiên

trưởng của cỏ lúa mì

cứu


- Khảo sát ảnh hưởng của mật độ gieo hạt đến sự sinh
trưởng của cỏ lúa mì

- Xây dựng quy trình trồng cỏ lúa mì theo hướng hữu cơ
Phân chia - Một bạn chuẩn bị dụng cụ mẫu vật của các thí nghiệm
công việc - Một bạn làm thư kí ghi lại các kết quả nghiên cứu
trong

- Hai bạn cùng thực hiện quy trình các thí nghiệm khảo sát

nhóm
- Hạt lúa mì (Triticum aestivum)
Dụng cụ

- Giá thể trồng: trấu hun nguyên cánh, xơ dừa

Phương

- Bình tưới, chậu trồng, máy đo pH
- Nhà kính
- Phương pháp nghiên cứu trong vườn thực nghiệm

pháp
- Phương pháp nghiên cứu trng phòng thí nghiệm
Tài liệu 1. Nguyễn Thành Đạt ( Tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn
( Chủ biên), Nguyễn Như Khanh - Sinh học 11 - Nhà
tham
xuất bản GD Việt Nam, 2013
khảo

2. Vũ Văn Vụ ( Tổng chủ biên) – Sinh học 11 nâng cao
– Nhà xuất bản GD Việt Nam – 2013
3. Vũ Văn Vụ - Một số chuyên đề sinh học nâng cao

21


Trung học phổ thông tập 1 – NXBGD – 2008
4. Nguyễn Văn Khôi (chủ biên) – Công nghệ 10 –
NXBGDVN, 2013
5. Tài liệu hướng dẫn dành cho giảng viên nông dân –
Canh tác hữu cơ
6. Hội nông dân Việt Nam – Nông nghiệp hữu cơ là gì?
7. Phạm Thanh Hải (Chủ biên) – Giáo trình
mođun, chuẩn bị trước khi gieo trồng nghề trồng rau
hữu cơ – Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ,
2013
9.
/>10. />11. />12. />Bước 6: - Từ kế hoạch nghiên cứu của HS, GV định hướng quy trình thực hiện nghiên
Thực

cứu, yêu cầu HS thực hiện đúng quy trình và ghi chép lại các số liệu trong quá

hiện

trình nghiên cứu

nghiên

- Học sinh thực hiện các thí nghiệm theo các bước sau:


cứu

1. Chuẩn bị nhà kính
Để đảm bảo cỏ lúa mì sinh trưởng trong môi trưởng ổn định và không
chịu tác động của môi trường bên ngoài như nhiệt độ, sâu bệnh, mưa,
gió… chúng tôi sử dụng nhà kính để gieo trồng cỏ lúa mì.

22


Hình 3.1. Nhà kính
2. Chuẩn bị giá thể gieo hạt lúa mì
- Xơ dừa lấy từ vỏ quả dừa nghiền nhỏ, thành phần chủ yếu là xenlulôzơ
chiếm 80% ngoài ra còn có lignin và các hợp chất khác như tanin
- Trấu hun: Là vỏ của hạt thóc đem chất đống hun đến độ có thể diệt

hết mầm bệnh, vỏ trấu đã đen nhưng chưa thành tro. Thành phần của
trấu hun bao gồm kali, silicat và các muối khoáng vi lượng.

Hình 3.2.Giá thể xơ dừa
3. Chuẩn bị chậu gieo hạt
- Chậu gieo hạt bằng nhựa thoát nước tốt

23

Hình 3.3.Giá thể trấu hun



×