Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Phát triển du lịch bền vững tỉnh Thái Nguyên : Luận văn ThS. Du lịch: Đào tạo thí điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 126 trang )

§¹i häc quèc gia hµ néi
tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n

TRẦN THỊ THẢO

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hµ Néi, 2013
i


§¹i häc quèc gia hµ néi
tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n

TRẦN THỊ THẢO

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : Du lịch
(Đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS. TS. NGUYỄN THỊ HẢI

Hµ Néi, 2013

ii




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AECID

Spanish Agency for International Development Cooperate
Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Tây Ban Nha

BVMT

Bảo vệ môi trường

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CSLTDL

Cơ sở lưu trú du lịch

DLBV

Du l ịch bền vững

FDI

Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài


IUCN

International Union for Conservation of Nature and
Natural Resources
Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên
nhiên

UBND

Uỷ ban nhân dân

UNCED

United Nations Conference on Environment and
Development
Hội nghị liên hợp quốc tế về môi trường và phát triển

UNEP

United nations environment programme
Chương trình môi trường liên hợp quốc

VHTT&DL

Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch
Wourld council Environmonet and Developmemt

WCED

Tổ chức thế giới về phát triển và môi trường


WTTC

The world travel and tourism council
Hội đồng lữ hành du lịch thế giới

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Nội dung bảng biểu

Số
trang

Bảng 2.1:Số lượng cơ sở kinh doanh lưu trú tại tỉnh tù 2008 – 2012………

37

Bảng 2.2: Số lượng tàu phục vụ dịch vụ khách tham quan trên mặt hồ, tại

38

khu du lịch Hồ Núi Cốc………………………………………………….......
Bảng 2.3: Lượng khách du lịch đến Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2012...... 40
Bảng 2.4: Số lượng và trình độ nguồn nhân lực du lịch tại Hồ Núi Cốc……

44

Bảng 2.5: Số lượng và trình độ nguồn nhân lực du lịch tại ATK – Định Hóa 45

Bảng 2.6: Doanh thu du lịch toàn tỉnh từ 2008 – 2012…………………….

47

Bảng 2.7: Doanh thu hoạt động du lịch tại 2 khu du lịch Hồ Núi Cốc và

48

ATK Định Hóa………………………………………………………………

iv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch bền vững không chỉ là một hiện tượng hay một xu thế
của thời đại, mà đã trở thành mục tiêu đặt ra cho sự phát triển chung của các
quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Điều này được thể hiện qua việc nỗ
lực xây dựng dự án Bộ tiêu chí phát triển du lịch bền vững chung trên toàn cầu;
Bộ tiêu chí Nhãn Du lịch Xanh (hoặc nhãn sinh thái hoặc nhãn du lịch bền vững)
áp dụng cho các dịch vụ du lịch: điểm tham quan du lịch, điểm dừng chân du
lịch, điểm mua sắm du lịch và Nhà hàng phục vụ du lịch; Nhãn du lịch bền vững
Bông sen xanh áp dụng cho các Cơ sở lưu trú du lịch Các tiêu chuẩn này được
phát triển để cung cấp một khung hướng dẫn hoạt động du lịch bền vững, giúp
các quốc gia bảo đảm rằng hoạt động du lịch là nhằm giúp đỡ chứ không làm hại
cộng đồng và môi trường địa phương, phát triển du lịch một cách bền vững.
Phát triển du lịch bền vững hướng tới việc giảm thiểu các chi phí, giảm thiểu các
tác động xấu và nâng cao tối đa lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên, cộng
đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu
đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào

Thái Nguyên là một trong những tỉnh mà trong những năm qua đã xác định
đưa ngành kinh tế dịch vụ du lịch trở thành trọng điểm phát triển kinh tế, xã hội.
Với lợi thế là một tỉnh giáp Thủ đô Hà Nội, là đầu mối nối liền giữa các tỉnh
miền núi Đông Bắc với các vùng trong cả nước. Đồng thời còn có nguồn tài
nguyên tự nhiên (khu rừng Thần Sa,…), tài nguyên nhân văn (thủ đô Gió Ngàn:
hàng loạt các di tích lịch văn hóa, di tích cách mạng; trong đó nổi bật với 2 khu
du lịch đó là Khu du lịch Hồ Núi Cốcvà khu du lịch sinh thái văn hóa ATKĐịnh Hóa.

1


Cùng với sự phát triển của các vùng du lịch khác, du lịch Thái Nguyên
cũng đang đã trở thành điểm tham quan du lịch trọng điểm mang tính Quốc
gia, vì vậy việc định hướng phát triển du lịch bền vững trở nên cần thiết để
hoạt động du lịch thực sự mang lại những lợi ích về mặt kinh tế, môi trường
và xã hội. Đây chính là lý do tôi chọn đề tài: phát triển du lịch bền vững tỉnh
Thái Nguyên để làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Du lịch
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Góp phần định hướng phát triển du lịch Thái Nguyên theo hướng bền vững
phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết các vấn đề cơ bản sau”
- Đúc kết cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển bền vững, phát triển du
lịch bền vững; các tiêu chuẩn về phát triển du lịch bền vững và nội dung bộ chí
Nhãn du lịch Xanh do Tổng cục Du lịch ban hành
- Khảo sát thực tế về công tác BVMT tại điểm tham quan du lịch theo tiêu
chí Nhãn du lịch Xanh
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững, đưa ra các
định hướng chiến lược phát triển du lịch bền vững tại Thái Nguyên.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
* Trên thế giới
Du lịch hiện nay được xem là một trong những ngành kinh tế của Thế
giới với tiềm năng to lớn. Chính vì vậy hoạt động du lịch được nhiều chuyên
gia, nhà khoa học và nhà quản lý nghiên cứu. Tuy nhiên, mãi đến những năm 80
của Thế kỷ trước khái niệm “Phát triển bền vững” mới xuất hiện . Trọng tâm của
các nghiên cứu này nhằm giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo tính vẹn toàn
2


của môi trường sinh thái trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên
phục vụ phát triển du lịch tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Và cho đến đầu những năm 90, khái niệm về “du lịch bền vững ” mới bắt đầu
được đề cập đến, khi mà những tác động tiêu cực lên môi trường của sự bùng nổ
du lịch từ những năm 1960 trở nên rõ rệt hơn. Một số loại hình du lịch quan tâm
đến môi trường đã bắt đầu xuất hiện như: du lịch gắn với thiên nhiên, du lịch
khám phá, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm,.. đã góp phần nâng cao hình ảnh
về một loại hình du lịch có trách nhiện, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Các nghiên cứu về “du lịch bền vững” cho thấy, du lịch bền vững không chỉ
bảo vệ môi trường, sinh thái mà còn quan tâm đến khả năng duy trì lợi ích kinh
tế dài hạn và công bằng xã hội. Du lịch bền vững không thể tách rời khỏi phát
triển bền vững nói chung và là lĩnh vực tiên phong, là mối quan tâm hàng đầu
của tất cả các quốc gia trên Thế giới nói riêng.
Ngày 14/6/1992, tại Hội nghị của Liên hiệp quốc về môi trường và phát triển
(UNCED) đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh về trái đất (The Earth Summit). Tại
đây, 182 chính phủ đã thông qua Chương trình nghị sự 21 (Agenda), một
chương trình hành động toàn diện nhằm đảm bảo một tương lai bền vững cho
nhân loại bước vào thế kỷ XXI. Chương này đã nêu ra các vấn đề liên quan đến
môi trường và phát triển có nguy cơ gây ra những tác động nguy hại về kinh tế
và sinh thái từ đó đề ra chiến lược nhằm hướng tới các hoạt động mang tính bền

vững hơn
Năm 1996, hưởng ứng Chương trình Nghị sự Trái đất, ngành du lịch toàn cầu
đại diện bởi ba tổ chức quốc tế gồm: Tổ chức du lịch Thế giới (WTO), Hội đồng
lữ hành du lịch thế giới (WTTC) và Hội đồng Trái Đất (Earth Council) đã ứng
dụng những nguyên tắc của Agenda 21 vào du lịch, phối hợp xây dựng một
chương trình hành động với tên gọi “Chương trình nghị sự 21 về du lịch: hướng
3


tới sự phát triển về môi trường”. Chương trình này có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với các doanh nghiệp du lịch, chính phủ, các cơ quan du lịch, quốc gia,
các tổ chức thương mại và người đi du lịch. Nhấn mạnh sự cần thiết phối hợp
hành động giữa các chính phủ, phân tích tầm quan trọng về chiến lược và kinh tế
ngành du lịch đồng thời nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch
theo hướng bền vững
Từ năm 2007, Hiệp hội Tiêu chuẩn toàn cầu về du lịch bền vững - một liên
minh với 27 tổ chức thành viên đã nhóm họp các nhà lãnh đạo để cùng nhau phát
triển bộ tiêu chuẩn du lịch bền vững. Trong vòng 15 tháng, Hiệp hội này đã thảo
luận với các chuyên gia về tính bên vững thuộc ngành du lịch và phân tích gần
5000 tiêu chí của hơn 60 chứng chỉ hiện hành với sự tham gia của hơn 80.000
người: các nhà bảo tồn, các nhà lãnh đạo ngành, các cơ quan chức năng của
chính phủ và Liên hiệp quốc
Tháng 10/2008, nhà sáng lập đồng thời là chủ tịch Quỹ tài trợ Liên hợp quốc
(United Nations Foundation), ông Ted Turner, đã tập hợp Liên minh Rừng nhiệt
đới, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức Du lịch Thế
giới Liên hợp quốc (UNWTO) nhằm công bố tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu
lần đầu tiên tại Hội nghị Bảo tồn Thế giới của IUCN. Bô ̣ tiêu chí m ới này đươ ̣c
xây dựng d ựa trên cơ sở hàng nghìn các tiêu chí đã được áp dụng thực tiễn hiệu
quả trên khắp thế giới. Các tiêu chuẩn này được phát triển để cung cấp một
khung hướng dẫn hoạt động du lịch bền vững, giúp các doanh nhân, người tiêu

dùng, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các cơ sở giáo dục bảo đảm rằng
hoạt động du lịch là nhằm giúp đỡ chứ không làm hại cộng đồng và môi trường
địa phương.
Tổ chức du lịch thế giới - WTO đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và phát triển
của Liên Hợp Quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 thì “ Du lịch bền vững là việc
4


phát triển các hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch
và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn trọng các
nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch
bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu
cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì sự toàn
vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ
thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”.
Ngoài các tổ chức, cơ quan nghiên cứu các vấn đề về phát triển du lịch
bền vững thì các nhà khoa học nghiên cứu về du lịch và các ngành có liên quan
cũng đã tập trung nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch bền vững, như:
Butlers (1993) cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển
và duy trì trong một không gian và thời gian nhất định (ở đó tồn tại cộng đồng,
môi trường) , thêm nữa sự phát triển sẽ không làm giảm khả năng thích ứng môi
trường của con người trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới
sự phát triển lâu dài. Đây là quan điểm nhận được sự đồng thuận khá cao của các
tác giả khác như Murphy (1994) . Trong khi đó, Machado (2003) nhấn mạnh tính
bền vững trong các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của
khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương mà không ảnh hưởng đến
khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.
Năm 1996, Diễn đàn lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp
lữ hành – du lịch (WTTC – The World Travel and Tourism Council) đưa ra khái
niệm: “Du lịch bền vững là sự đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và

vùng du lịch mà vẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch
mai sau”.

5


* Tại Việt Nam
Nghiên cứu về du lịch mới được đề cập nhiều vào những năm 90, khi hoạt
động du lịch dần trở lên khởi sắc. Một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến
nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động du lịch nổi bật như: Tổ chức lãnh thổ
du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995 – 2000,
Cơ sở địa lý du lịch, Địa lý du lịch, Du lịch sinh thái, Du lịch bền vững của các
tác giả như PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ; PGS.TS Trần Đức Thanh; PGS.TS
Nguyễn Đình Hòe; … và nhiều công trình khác, tập trung nghiên cứu cả lý luận
và thực tiễn với quy mô và phạm vi lãnh thổ khác nhau. Trong những năm gần
đây, các tác động của du lịch đối với môi trường tự nhiên và xã hội đã ngày càng
trở nên nghiêm trọng và thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Điều đó
cũng cho thấy yêu cầu cấp thiết của việc xây dựng và phát triển du lịch bền
vững.
Các cuộc hội thảo như Hội thảo quốc tế về phát triển du lịch bền vững ở
Việt Nam do tổng cục Du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seidel (CHLB
Đức) tổ chức tại Huế (tháng 5/1997), Hội thảo về du lịch sinh thái với phát triển
bền vững ở Việt Nam (tại Hà Nội, tháng 4/1998),… du lịch bền vững đã được
nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đề cập, thảo luận.
Phát triển bền vững được thể hiện trong chỉ thị 36/ CT của Bộ Chính trị,
Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 25 tháng 6 năm 1998: “Bảo vệ môi
trường là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành là cơ sở quan
trọng bảo đảm phát triển bền vững”.
Theo quan điểm của Tổng cục Du lịch Việt Nam, phát triển du lịch phải

được định hướng và quản lý theo phương châm: Kết hợp hài hòa nhu cầu của
hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch, khai thác,
6


sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch tự nhiên; chú trọng bảo tồn, tôn
tạo và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn; giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc, tránh hiện đại hóa hoặc làm biến dạng môi trường, cảnh
quan di tích, xây dựng và giữ gìn môi trường xã hội lành mạnh, đảm bảo an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là ở các đô thị du lịch và các điểm
tham quan du lịch.
Nhằm hướng tới xây dựng cơ sở lưu trú du lịch đạt chất lượng về môi
trường, ngày 02/04/2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) ban
hành bộ tiêu chí Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh làm công cụ để đánh giá,
quản lý công tác BVMT đối với hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam. Đặc
biệt, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường (BVMT), phát triển du lịch có
trách nhiệm, Tổng cục du lịch được sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác phát triển
quốc tế Tây Ban Nha (AECID) xây dựng và ban hành bộ tiêu chí Nhãn du lịch
Xanh vào tháng 12/2012, cho 4 loại cơ sở dịch vụ du lịch: nhà hang phục vụ
khách du lịch, điểm tham quan du lịch, điểm dừng chân phục vụ du lịch và cửa
hang mua sắm phục vụ du lịch.
Qua sơ lược lịch sử các nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến phát triển
du lịch bền vững, có thể khái quát thành những điểm sau:
Trên thế giới, lĩnh vực du lịch và du lịch bền vững đã được nhiều nhà khoa
học và các tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu. Các ấn phẩm về lý luận và thực
tiễn về vấn đề phát triển du lịch bền vững là những tài liệu bổ ích cho
việc nghiên cứu và vận dụng cho các quốc gia bắt đầu tham gia tìm hiểu về loại
hình du lịch này.
Cho đến thời điểm hiện nay (Tháng 12 năm 2012), chưa có công trình
nghiên cứu nào về vấn đề phát triển du lịch bền vững ở Thái Nguyên


7


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: là điều kiện và hoạt động du lịch tỉnh Thái nguyên,
nói chung và tại hai khu du lịch Hồ Núi Cốc và ATK - Định Hóa nói riêng
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Các tiêu chuẩn về phát triển du lịch bền vững và nội dung Bộ
tiêu chí Nhãn du lịch Xanh do Tổng cục Du lịch ban hành áp dụng cho điểm
quan du lịch nhằm đánh giá công tác BVMT và tài nguyên du lịch nhằm đạt
được mục tiêu về phát triển bền vững về môi trường
Về thời gian: Thời gian nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch tỉnh Thái
Nguyên từ năm 2008 – 2012, đề xuất các giải pháp cho giai đoạn từ 2015 - 2020
Về không gian: phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong hai khu du lịch điển
hình tại Thái Nguyên: khu du lịch Hồ Núi Cốc và khu di tích lịch sử - sinh thái
ATK - Định Hóa
5. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập số liệu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức thế giới về các hoạt
động phát triển du lịch bền vững. Thu thập các thông tin từ các cuộc họp, hội
nghị toàn cầu về vấn đề này. Tham khảo các công trình nghiên cứu, báo cáo của
sở VHTT&DL và sở Môi trường về tài nguyên, hoạt động du lịch tại Thái
Nguyên.
* Phương pháp thực địa: kết quả nghiên cứu từ hoạt động phân tích tài liệu
thứ cấp, giúp cho tác giả có cái nhìn tổng thể về hoạt động du lịch tại Thái
Nguyên. Nhưng còn một số vấn đề còn chưa được cụ thể cần được nghiên cứu
bằng phương pháp thực địa. Trong quá trình nghiên cứu, đã tiến hành 2 đợt khảo
sát thực địa (tháng 10/ 2012 và tháng 04/2013) . Đợt khảo sát thực địa này đã thu
thập được 1 số thông tin hình ảnh về công tác BVMT, phát triển du lịch có trách

8


nhiệm tại khu du lịch Hồ Núi Cốc và ATK-Định Hóa (vấn đề xử lý và giảm thiểu
rác thải; thực hành tiết kiệm năng lượng,…)
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đề tài có sử dụng những bảng hỏi để điều tra các đối tượng liên quan đến
hoạt động du lịch tại Thái Nguyên ( các đơn vị quản lý , khách du lịch, người lao
động và cư dân xung quanh điểm tham quan)
* Phương pháp chuyên gia
Để đánh giá tốt hơn hoạt động phát triển du lịch tại Thái Nguyên theo tiêu
chí Nhãn du lịch Xanh, tác giả có tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoạt
động trong lĩnh vực du lịch , ý kiến của giáo viên hướng dẫn trong quá trình thực
hiện đề tài
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được trình bày trong 3
chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững
Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm
phát triển bền vững
Chương 3. Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Thái Nguyên

9


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Phát triển bền vững
1.1.1. Khái niệm
Phát triển là xu thế tự nhiên của mỗi một tác nhân hay một cộng đồng. Với
mỗi người thì phát triển đồng nghĩa với việc nâng cao điều kiện sống cả về vật

chất và tinh thần. Với mỗi quốc gia thì quá trình phát triển lại phải đặt mục tiêu,
tiêu chuẩn cho mức sống vật chất, tinh thần cho mỗi công dân trong quốc gia ấy.
Mỗi thời kỳ lại là một sự phát triển khác nhau, được tiến hành theo những
phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, mọi hoạt động phát triển này đều có quan
điểm chung đó là chúng đều sử dụng lực lượng con người vào hoạt động khai
thác tài nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu sống của con người. Vì vậy, phát triển
được hiểu là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác
nhau về kinh tế, chính tị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa,…. Mục tiêu của phát triển là
nâng cao điều kiện sống và chất lượng cuộc sống của con người, làm con người
ít phụ thuộc hơn vào thiên nhiên, tạo lập một xã hội công bằng và bình đẳng giữa
các thành viên. Mục tiêu phát triển thường được cụ thể hóa bằng những chỉ tiêu
về đời sống vật chất như lương thực, nhà ở, điều kiện đảm bảo sức khỏe và đời
sống tinh thần như giáo dục, mức hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật, sự bình đẳng
xã hội, tự do chính trị, truyền thống lịch sử của từng quốc gia
Lý thuyết về phát triển bền vững xuất hiện vào khoảng giữa những năm 80
và chính thức được đưa ra tại Hội nghị của ủy ban Thế giới về Phát triển và Môi
trường (WCED) nổi tiếng với tên gọi Ủy ban Brundtlant, năm 1997. Trong định
nghĩa Brudtlant thì “ Phát triển bền vững được hiểu là hoạt động phát triển kinh
tế nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau”

10


Tại hội nghị về môi trường toàn cầu RIO-92 và RIO-92+5, quan niệm về
phát triền bền vững được các nhà khoa học bổ sung theo đó “ Phát triển bền
vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp của ba hệ thống
tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hóa xã hội”.
Dưới quan điểm phát triển này, phát triển bền vững được hiểu là kết quả
tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của ba hệ thống trên, đồng thời phát triển

bền vững mà gây ra sự suy thoái và tàn phá đối với các hệ thống khác hay nói cụ
thể hơn thì phát triển bền vững là sự dung hòa các tương tác và sự thỏa hiệp giữa
ba hệ thống nói trên.

Hệ

Hệ

Kinh tế

Xã hội

Hệ

Phát triển bền vững

Tự nhiên

Hình 1:Quan niệm về phát triển bền vững
1.1.2. Các nguyên tắc phát triển bền vững
- Tôn trọng và quan tâm đến đời sống cộng đồng
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người
- Bảo vệ sự sống và tính đa dạng sinh học trên trái đất
- Đảm bảo chắc chắn việc sử dụng các nguồn tài nguyên
- Giữ trong khả năng chịu đựng được của tự nhiên

11


- Thay đổi thái độ và hành vi của con người trong việc khai thác và sử

dụng các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển
- Mở rộng khả năng tự quản lý môi trường của cộng đồng nơi họ đang sinh
sống
- Tạo dựng sự thống nhất giữa các ban ngành, giữa các cộng đồng trong
phạm vi quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ môi trường, phục
vụ cho mục tiêu phát triển bền vững
- Xây dựng khối liên minh toàn cầu phục vụ mục tiêu bảo vệ môi trường.
1.2. Phát triển du lịch bền vững
1.2.1. Khái niệm
Khái niệm về phát triển du lịch bền vững không tách rời khái niệm về phát
triển bền vững. Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về phát triển bền vững
bắt đầu được đề cập đến, tiến hành nghiên cứu thì đã có nhiều nghiên cứu khoa
học được thực hiện nhằm đưa ra các khía cạnh ảnh hưởng của du lịch có liên
quan đến phát triển bền vững. Nhiệm vụ trọng tâm của những nghiên cứu này là
để giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo tính toàn vẹn của môi trường sinh
thái, các giá trị văn hóa trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên
phục vụ phát triển du lịch, góp phần tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững
Hiện nay đa số ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch ở Việt
Nam cho rằng phát triển du lịch bền vững được hiểu là: “ hoạt động khai thác
môi trường tự nhiên và văn hóa nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách
du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn đồng thời tiếp tục duy trì các
khoản đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống
của cộng đồng địa phương”

12


Mặc dù còn những quan điểm chưa thật sự thống nhất về khái niệm Phát
triển du lịch bền vững, tuy nhiên cho đến nay đa số ý kiến các chuyên gia trong
lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực lien quan khác ở Việt Nam đều cho rằng:

“Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự
nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có
quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho
bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để
phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và
góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”
Như vậy phát triển du lịch bền vững chú trọng giải quyết các vấn đề sau:
- Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương
- Đưa lại cho du khách những chuyến du lịch có chất lượng và có trách
nhiệm
- Đảm bảo duy trì chất lượng của môi trường( môi trường tự nhiên, môi
trường nhân văn) vì lợi ích không chỉ của cộng đồng địa phương mà cả du
khách.
Bên cạnh đó việc phát triển du lịch bền vững còn tập trung vào các khía
cạnh khác của cuộc sống như:
-Tăng cường hiểu biết của mọi thành viên trong xã hội về tác động từ hoạt
động du lịch tới môi trường và tập quán sinh sống của cộng đồng
- Bảo đảm phân phối công bằng các lợi ích có được từ hoạt động phát triển
du lịch
- Bảo đảm quyền quyết định của mọi thành phần trong xã hội đối với các
nguồn lực mà du lịch và các ngành kinh tế khác cùng sử dụng trong quá trình
phát triển.

13


- Xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch nhằm đảm bảo việc phát triển
các hoạt động du lịch phù hợp với khả năng chịu đựng của các hệ sinh thái tự
nhiên
-Phản ánh tầm quan trọng của các nguồn lực tự nhiên và văn hóa đối với

sự phát triển kinh tế xã hội
-Kiểm soát các tác động của du lịch, phát triển các phương pháp để giảm
thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội.
1.2.2. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững không tách rời những
nguyên tắc chung của phát triển bền vững. Nhưng tuy nhiên mỗi ngành nghề,
mỗi lĩnh vực trong cuộc sống lại có những mục tiêu, những đặc điểm riêng. Do
vậy mà ngành du lịch cũng có những nguyên tắc riêng của mình.
Theo PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, để đảm bảo được ba mục tiêu trên thì
phát triển du lịch bền vững cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Một là, khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch một cách hợp lý:
sử dụng tài nguyên một cách hợp lý cả về tài nguyên tự nhiên, xã hội và nhân
văn
Đây là nguyên tắc hàng đầu đảm bảo khả năng tự phục hồi của tài nguyên
du lịch được diễn ra một cách tự nhiên hoặc thuận lợi hơn do có sự tác động của
con người thông qua việc đầu tư, tôn tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch
qua nhiều thế hệ. Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên cần dựa trên cơ sở
các nghiên cứu, kiểm kê, đánh giá và quy hoạch sử dụng cho các mục tiêu phát
triển cụ thể .
- Hai là, hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên du lịch và giảm thiểu
chất thải từ hoạt động du lịch ra môi trường nhằm giảm chi phí giúp khôi phục

14


các suy thoái môi trường đồng thời góp phần nâng cao chất lượng du lịch nói
riêng và đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội nói chung.
- Ba là, phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội. Điều này sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch trong
mối quan hệ với các ngành kinh tế khác đối với việc sử dụng tài nguyên, môi

trường. Ngoài ra đối với mỗi phương án phát triển cần tiến hành đánh giá tác
động của môi trường nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi
trường.
- Bốn là, phát triển du lịch phải luôn gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng
tài nguyên và môi trường. Để đảm bảo tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch
ngoài việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm thì tính đa dạng và phong phú
của chúng đóng vai trò quan trọng và cần thiết. Điều này cho phép thỏa mãn nhu
cầu đa dạng của du khách, làm tăng khả năng cạnh tranh, thu hút khách, đảm
bảo cho sự phát triển bền vững. Ngoài ra nguyên tắc này còn phù hợp với quan
điểm phát triển du lịch phải gắn liền với việc bảo tồn các giá trị về văn hóa
truyền thống, bảo vệ cảnh quan, môi trường vốn rất đa dạng và phong phú ở Việt
Nam.
- Năm là, phát triển du lịch cần chú trọng đến việc chia sẻ lợi ích với cộng
đồng địa phương: du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa phương, phải tính
toán chi phí môi trường để vừa đảm bảo phát triển nền kinh tế bản địa cũng như
tránh gây tác hại xấu cho môi trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi coi du
lịch là công cụ cho nỗ lực bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở các vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
- Sáu là, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các
hoạt động du lịch. Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du
lịch không chỉ giúp họ phát triển thêm thu nhập cải thiện đời sống mà sẽ làm
15


tăng ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối vơí sự phát triển của du lịch bởi lúc
này quyền lợi của họ đã gắn liền với sự phát triển. Họ sẽ là người có trách nhiệm
hơn với tài nguyên môi trường du lịch, chăm lo đến việc nâng cao chất lượng sản
phẩm du lịch.
- Bảy là, thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến với cộng đồng địa
phương và các đối tượng có liên quan đến việc phát triển du lịch. Thực tế cho

thấy ở những mức độ khác nhau luôn luôn tồn tại những mâu thuẫn, xung đột về
quyền lợi trong khai thác tài nguyên phục vụ sự phát triển giữa du lịch với cộng
đồng địa phương, giữa du lịch với các ngành kinh tế khác. Chính vì vậy việc
thường xuyên trao đổi ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên
quan để cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển
là hết sức cần thiết. Điều này sẽ đảm bảo sự gắn kết và có trách nhiệm hơn với
môi trường giữa các ngành kinh tế với địa phương và giữa các ngành với nhau
góp phần tích cực cho sự phát triển bền vững của mỗi ngành trong đó có du lịch.
- Tám là, luôn chú trọng việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng
được yêu cầu phát triển du lịch, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và phát triển
trong nền kinh tế thị trường. Việc đào tạo cán bộ là một trong những nguyên tắc
then chốt đối với sự phát triển bền vững của du lịch.
- Chín là, tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch một cách có trách nhiệm.
Xúc tiến, quảng bá luôn là một khâu quan trọng trong hoạt động du lịch đảm bảo
sự thu hút khách, tăng cường khả năng cạnh tranh và điều đó có ý nghĩa rất lớn
đối với sự phát triển. Ngoài ra việc cung cấp cho du khách những thông tin đầy
đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao được sự tôn trọng của du khách đến môi
trường thiên nhiên, văn hóa, xã hội và các giá trị nhân văn nơi thăm quan, đồng
thời sẽ làm tăng đáng kể sự thỏa mãn của khách đối với sản phẩm du lịch. Điều
này sẽ góp phần làm giảm những tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch đến môi
16


trường, tăng cường khả năng thu hút khách, đảm bảo cho tính bền vững trong
phát triển du lịch.
- Mười là đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.
Để đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững cần có những căn cứ khoa học
vững chắc dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan. Hơn thế nữa, trong
quá trình phát triển, nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nảy sinh sẽ có những
tác động cần phải nghiên cứu để có những giải pháp phù hợp điều chỉnh sự phát

triển. Như vậy việc thường xuyên cập nhật các thông tin, nghiên cứu và phân
tích chúng là rất cần thiết không chỉ đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động kinh
doanh mà còn đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong mối quan hệ với cơ chế
chính sách, với việc bảo vệ tài nguyên môi trường…Bên cạnh đó đẩy mạnh công
tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ còn nhằm phát triển các sản phẩm
du lịch thân thiện với môi trường; tiết kiệm sử dụng năng lượng, nước sinh hoạt
và hạn chế chất thải ra môi trường.
1.3. Các tiêu chí phát triển du lịch bền vững
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ rệt và
có nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng, xã hội hóa cao. Chính
vì vậy mà sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung và đồng
bộ của toàn xã hội. Theo PGS.TS Nguyễn Đình HòePhát triển du lịch bền vững
luôn hướng tới việc đảm bảo được ba mục tiêu cơ bản sau:
1.3.1. Sự phát triển bền vững về kinh tế:
1.3.1.1. Chỉ số về GDP du lịch tăng:
Du lịch cũng như tất cả các ngành kinh tế khác đều cần được đánh giá sự
phát triển thông qua sự gia tăng về doanh thu, về giá trị đóng góp cho nền kinh tế
quốc dân. Với quan điểm phát triển thông thương, sự gia tăng các giá trị này của
ngành kinh tế nào càng lớn thì ngành kinh tế đó càng được coi là phát triển
17


mạnh. Tuy nhiên, trên quan điểm phát triển bền vững thì sự gia tăng các chỉ số
này chưa phải là quyết định mà còn cần xem xét nhiều yếu tố khác nữa như: giá
trị gia tăng đều qua các năm, tương lai phát triển của ngành trong nền kinh tế
quốc dân, sự ảnh hưởng của sự phát triển ngành đến xã hội, đến môi trường…
Mặc dù không phải là yếu tố duy nhất quyết định nhưng sự tăng trưởng về GDP
vẫn là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất để nhận biết sự phát triển của một
ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.
1.3.1.2. Các chỉ số về khách tăng:

Trên quan điểm phát triển du lịch thông thường, người ta thường chỉ quan
tâm đến chỉ số về lượng khách. Nhưng khi trên quan điểm phát triển du lịch bền
vững thì các chỉ số về ngày lưu trú, khả năng chi tiêu, mức độ hài lòng và tỷ lệ
quay lại một quốc gia, một vùng, một điểm du lịch nào đó của khách lại được
quan tâm và đánh giá cao hơn.
Xét về mặt hiệu quả kinh tế so với việc đông khách nhưng thời gian lưu
trú ngắn, mức chi tiêu thấp thì trường hợp ít khách mà khách có thời gian lưu trú
dài hơn và mức chi tiêu cao hơn mang lại hiệu quả cao hơn. Bởi điều này cho
phép vẫn đảm bảo sự tăng trưởng về doanh thu du lịch trong khi hạn chế được
chi phí cho việc phải phục vụ một lượng khách lớn hơn và hạn chế được tác
động đến môi trường. Việc nghiên cứu số lượng khách quay trở lại một quốc gia,
một vùng hoặc một khu, điểm du lịch nào đó ngoài việc cho phép đánh giá được
chất lượng sản phẩm du lịch của quốc gia, vùng, khu, điểm du lịch đó còn cho
phép xác định lượng khách du lịch đến đó.Các kết quả này có một vai trò hết sức
quan trọng trong việc phân tích, dự báo xu hướng phát triển luồng khách và giúp
cho việc xây dựng nên các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của du khách.
Như vậy có thể thấy lượng khách quay trở lại là một trong những dấu hiệu quan

18


trọng để xác định tính bền vững trong phát triển du lịch lich nhìn từ góc độ kinh
tế.
Sự hài lòng của du khách là tấm gương phản ánh chất lượng sản phẩm du
lịch, chất lượng dịch vụ, chất lượng đội ngũ lao động bên cạnh những điều kiện
thuận lợi khách quan như thời tiết, an ninh chính trị… Không những thế, mức độ
hài lòng của du khách là yếu tố quan trọng quyết định thời gian lưu trú, mức độ
chi tiêu cũng như việc quay trở lại của du khách. Chính vì vậy mức độ hài lòng
của du khách sẽ là dấu hiệu quan trọng về trạng thái bền vững của hoạt động du
lịch và là một trong các mục tiêu của phát triển du lịch bền vững.

1.3.1.3. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch luôn được nâng cao:
Trong hoạt động du lịch, chất lượng đội ngũ lao động luôn là yếu tố quan
trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển. Điều này càng trở nên cấp
thiết trong bối cảnh ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt của hoạt động du lịch.
Chất lượng đội ngũ lao động là nhân tố quan trọng trong việc quyết định chất
lượng sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ và kết quả cuối cùng là ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh doanh, đến sự tăng trưởng du lịch đứng từ góc độ kinh tế. Như
vậy chất lượng của đội ngũ lao động không chỉ là yếu tố thu hút du khách, nâng
cao uy tín của ngành, của đất nước mà còn là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh
thu hút khách, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững. Chính vì vậy mức độ
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được coi là một trong những dấu hiệu quan
trọng để nhận biết sự phát triển bền vững của du lịch.
1.3.1.4. Tính trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch:
Điều này thể hiện trước hết ở sự trung thực trong việc giới thiệu các sản phẩm
du lịch được chào bán. Đối với phát triển du lịch bền vững ngoài chức năng mở
rộng thị trường giới thiệu sản phẩm du lịch đến du khách, hoạt động tuyên truyền
quảng bá còn có trách nhiệm cung cấp thông tin, đưa ra những chỉ dẫn cần thiết
19


cho du khách về thái độ ứng xử đối với cộng đồng với truyền thống văn hóa, với
cảnh quan môi trường nơi du khách sẽ tới thăm quan. Điều này sẽ giúp hạn chế
được những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới tài nguyên, môi trường
thiên nhiên, tới các giá trị văn hóa bản địa, tạo ra sự gần gũi, hòa nhập giữa du
khách với thiên nhiên và cộng đồng. Kết quả sẽ đem lại cho du khách chuyến đi
bổ ích và ấn tượng để lại sau chuyến đi như vậy chắc chắn sẽ thu hút khách quay
lại. Điều này rất quan trọng cho sự phát triển du lịch bền vững không chỉ dưới
góc độ bền vững kinh tế mà còn đảm bảo cho sự bền vững về tài nguyên môi
trường và xã hội.
1.3.1.5. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (bao gồm các cơ sở kinh doanh lưu trú,
ăn uống, vui chơi giải trí, các khu du lịch,…) là thước đo phản ánh sự phát triển
của ngành du lịch, vì vậy nó trở thành yếu tố quan trọng trong sự phát triển bền
vững của ngành du lịch
1.3.2. Sự bền vững về xã hội:
Đây là yếu tố rất quan trọng thể hiện tính bền vững trong phát triển du lịch.
Yếu tố này đòi hỏi ngành du lịch phải có những đóng góp cụ thể cho quá trình
phát triển của toàn xã hội:
1.3.2.1. Tạo việc làm cho cộng đồng địa phương:
Nếu như việc thu hút khách du lịch quốc tế chủ yếu nhằm tăng nguồn thu
ngoại tệ cho nền kinh tế thì việc thu hút khách du lịch nội địa còn có ý nghĩa tạo
điều kiện phân phối lại thu nhập giữa các thành phần lao động trong xã hội, góp
phần tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội, hỗ trợ tích cực cho các chương trình
cứu trợ của Chính Phủ như các chương trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhận
thức cho cộng đồng….Như vậy đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện

20


thành công mục tiêu đặt ra của phát triển bền vững cả dưới góc độ về kinh tế và
xã hội.
1.3.2.2. Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du
lịch:
Hoạt động phát triển du lịch sẽ bền vững nếu có sự ủng hộ của cộng đồng,
địa phương. Chính vì vậy mức độ hài lòng của cộng đồng với hoạt động du lịch
sẽ phản ánh trạng thái bền vững của hoạt động du lịch trong phát triển.
Để đạt được sự hài lòng của cộng đồng thì vai trò của cộng đồng phải được phát
huy cũng như đem lại lợi ích cho cộng đồng, cụ thể là:
Phát huy được vai trò của cộng đồng trong xây dựng, triển khai quy hoạch
phát triển du lịch

Phát huy vai trò của cộng đồng trong giám sát thực hiện các dự án đầu tư
phát triển du lịch trên địa bàn
Tăng cường quy mô và mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du
lịch
Phúc lợi chung của cộng đồng được nâng lên.
Để xác định được dấu hiệu này cần tiến hành điều tra phỏng vấn cộng đồng.
Từ đó sẽ căn cứ vào kết quả điều tra để điều chỉnh hoạt động sao cho phát triển
hoạt động du lịch mang tính bền vững hơn từ góc độ xã hội.
1.3.2.3. Mức đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế- xã hội của địa
phương: Hiện nay du lịch được xem là ngành kinh tế tạo nguồn thu ngoại tệ to
lớn cho đất nước, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành khác có liên quan. Tuy
nhiên một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững của du
lịch là việc đóng góp phát triển kinh tế xã hội các địa phương nơi có du lịch phát
triển. Chính vì vậy một trong những đấu hiệu nhận biết về tính bền vững trong

21


×