Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Thơ Đinh Hùng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 34

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.91 KB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ HUYỀN

THƠ ĐINH HÙNG
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TƢ DUY NGHỆ THUẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Văn học Việt Nam

Hà Nội - 2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ HUYỀN

THƠ ĐINH HÙNG
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TƢ DUY NGHỆ THUẬT

Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Bá Thành



Hà Nội - 2013

2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................5
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................5
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................6
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................12
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................13
5. Kết cấu luận văn ....................................................................................................13
CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ TƢ DUY THƠ VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG
TÁC CỦA NHÀ THƠ ĐINH HÙNG. ...................................................................14
1.1. Khái niệm về tƣ duy thơ ..................................................................................14
1.1.1. Tư duy nghệ thuật ...........................................................................................14
1.1.2. Tư duy thơ .......................................................................................................16
1.2. Quá trình sáng tác của nhà thơ Đinh Hùng...................................................17
1.2.1. Vài nét về cuộc đời của nhà thơ Đinh Hùng ...................................................17
1.2.2. Quan niệm về thơ của Đinh Hùng ...................................................................22
1.2.3. Quá trình sáng tác của nhà thơ Đinh Hùng .....................................................30
1.2.3.1. “Mê hồn ca”: chất liêu trai, ma mị đầy ám ảnh ..........................................31
1.2.3.2. “Đường vào tình sử”: thế giới tình yêu đầy hương sắc ..............................34
1.2.3.3. “Tiếng ca bộ lạc”: di cảo thơ đặc sắc .........................................................37
1.2.3.4. Các tác phẩm khác .......................................................................................40
1.2.4. Thơ Đinh Hùng trong mạch nguồn thơ hiện đại Việt Nam ............................41
1.2.4.1. Khái quát về tư duy thơ Đinh Hùng ............................................................41
1.2.4.2. Sự tiếp nhận thơ Đinh Hùng ........................................................................44
Tiểu kết: ...................................................................................................................48

CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT TRỮ TÌNH VÀ CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO
TRONG THƠ ĐINH HÙNG ..................................................................................49
2.1. Nhân vật trữ tình ..............................................................................................49
2.1.1. Cái tôi trữ tình hướng nội với những suy tư dấy loạn nội tâm ........................49
2.1.1.1. Cái tôi cô đơn, bi thiết. .................................................................................50

3


2.1.1.2. Cái tôi cuồng nhiệt và mê đắm .....................................................................54
2.1.2. Nhân vật trữ tình “Em” ...................................................................................56
2.1.2.1. “Em” – người đẹp và nỗi ám ảnh suốt đời của thi nhân .............................56
2.1.2.2. “Em” – nàng thơ của tình yêu thiên nhiên lãng mạn .................................59
2.2. Cảm hứng chủ đạo ...........................................................................................62
2.2.1. Cảm hứng về thời tiền sử ................................................................................63
2.2.2. Cảm hứng về thế giới tâm linh ........................................................................67
2.2.3. Cảm hứng tình yêu ..........................................................................................71
2.2.4. Cảm hứng lịch sử ............................................................................................73
Tiểu kết : ..................................................................................................................77
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG THƠ ĐINH HÙNG ....79
3.1. Ngôn ngữ và thể thơ .........................................................................................79
3.1.1. Ngôn ngữ .........................................................................................................79
3.1.1.1. Ngôn ngữ quái dị, yêu ma ...........................................................................79
3.1.1.2. Ngôn ngữ của tình yêu chân thành, say đắm .............................................82
3.1.1.3. Ngôn ngữ giàu tính nhạc .............................................................................85
3.1.1.4. Ngôn ngữ đậm tính cổ trang .......................................................................87
3.1.2. Thể thơ ............................................................................................................89
3.2. Một số biểu tƣợng đặc sắc ...............................................................................93
3.2.1. Hồn ..................................................................................................................94
3.2.2. Nước ................................................................................................................96

3.2.3. Bướm ...............................................................................................................97
3.2.4. Ngọc ................................................................................................................99
3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật .............................................................100
3.3.1. Thời gian dĩ vãng, u buồn .............................................................................101
3.3.2. Không gian ảo mộng, siêu thoát ....................................................................104
Tiểu kết ...................................................................................................................107
KẾT LUẬN ............................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................111

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tư duy là một hoạt động nhận thức, là đời sống trí tuệ của con người. Dựa
vào cấu tạo sinh học của não người, phân loại theo phương pháp tư duy và các quá
trình tâm lý học thì hoạt động tư duy của con người được chia ra làm hai lĩnh vực:
tư duy nghệ thuật và tư duy khoa học.
Nếu như tư duy khoa học thiên về cái tất yếu, cái tất nhiên, cái nguyên nhân thì
tư duy nghệ thuật lại thiên về cái ngẫu nhiên, cái kết quả. Đúng như C. Becna đã
nói: Nghệ thuật là tôi, khoa học là chúng ta.
Tư duy nghệ thuật mang tính thẩm mỹ, nó đối lập với tính logic và siêu logic
của tư duy khoa học. Đây là loại tư duy hình tượng, nó phản ánh hiện thực dưới góc
độ thẩm mỹ. Tác giả Nguyễn Bá Thành trong cuốn giáo trình “Tư duy thơ hiện đại
Việt Nam” nhấn mạnh: “Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu
tượng trực quan, là sự hình tượng hóa hiện thực khách quan theo nhận thức chủ
quan” [49, tr.57]. Có thể thấy trong định nghĩa này, tác giả đặc biệt lưu ý tới yếu tố
chủ quan trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Người nghệ sĩ đích thực phải luôn
sáng tạo nên những biểu tượng mới, không sao chép một cách máy móc hiện thực
khách quan mà phải thông qua lăng kính chủ quan để từ đó khái quát nên những

hình tượng nghệ thuật. Nói cách khác, đây chính là quá trình đi từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng quay trở lại cuộc sống. Những
biểu tượng trong tác phẩm nghệ thuật không nằm im, tĩnh lặng mà có sự tác động
trở lại đối với suy nghĩ và lối sống của con người.
Như vậy, ta có thể hiểu, tư duy nghệ thuật một mặt là hoạt động nhận thức của
nhà văn về hiện thực một cách nghệ thuật theo logic chủ quan, mặt khác đó cũng
chính là quá trình nhận thức của độc giả về tác phẩm nghệ thuật thông qua hệ thống
các biểu tượng. Việc tiếp cận văn chương nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng
từ góc độ tư duy nghệ thuật do đó là hướng tiếp cận có chiều sâu, mang tính hệ
thống và toàn diện.
1.2. Đinh Hùng (1920-1967) là một thi sĩ của phong trào Thơ mới đồng thời
cũng là một thi sĩ của thời kì sau Thơ mới. Trong khi nhiều thi sĩ khác như Xuân

5


Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên ... từ năm 1954 đã chuyển hướng ngòi bút sang thơ
ca cách mạng thì Đinh Hùng dường như vẫn tiếp tục mạch Thơ mới, mặc dù thời
hoàng kim của nó đã trôi qua. Trong số những thi sĩ có mặt từ thời tiền chiến sau đó
di cư vào Nam, Đinh Hùng là thi sĩ gần như duy nhất tiếp tục sáng tác thơ và đã để
lại một gia tài thơ có giá trị xét cả về mặt nội dung lẫn nghệ thuật. Với cá tính vốn
ngang tàng, cuồng nhiệt và có phần lập dị, thơ Đinh Hùng toát lên một bản ngã cá
nhân độc đáo, mạnh mẽ, bay bổng cùng những hoang tưởng đầy lãng mạn.
Nếu lấy năm 1954 với cái mốc là Hiệp định Geneve về Đông Dương được ký
kết làm ranh giới thì Đinh Hùng đã sống và sáng tác ở cả hai giai đoạn lịch sử của
đất nước: trước năm 1954 sống và sáng tác ở Hà Nội, sau năm 1954 sống và sáng
tác dưới chế độ Việt Nam cộng hòa. Những thi phẩm đầu tiên của Đinh Hùng đã
xuất hiện trên báo chí trong thời kỳ Thơ mới nhưng mãi tới năm 1954 trở về sau,
những tập thơ của ông như "Mê hồn ca", "Đường vào tình sử ", "Tiếng ca bộ lạc"
mới ra mắt độc giả. Tuy nhiên, do những đặc điểm riêng của lịch sử nên thơ Đinh

Hùng trước thời kỳ đổi mới không được phổ biến rộng rãi ở miền Bắc. Từ sau 1990
đến nay, các tác phẩm của ông đã được tái bản nhưng tên tuổi của ông được biết
đến vẫn chưa nhiều. Độc giả nói chung vẫn còn thấy xa lạ với Đinh Hùng, một nhà
thơ tiền chiến.
Nghiên cứu thơ Đinh Hùng từ góc độ tư duy nghệ thuật, người viết mong
muốn tìm hiểu những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ Đinh Hùng, từ đó
góp một tiếng nói đưa thơ Đinh Hùng đến với độc giả hôm nay.
2. Lịch sử vấn đề
Trong nền thi ca hiện đại Việt Nam, nếu như Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương...
là cầu nối giữa lãng mạn và tượng trưng thì Đinh Hùng cùng một số nhà thơ khác
như Trần Dần, Phùng Quán…… là lớp nhà thơ đã chuyển hẳn sang tượng trưng.
Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, do những định kiến, suốt một thời gian dài, chúng
ta đã chối bỏ chủ nghĩa tượng trưng, xem đó là một hiện tượng quái dị, phản cảm.
Bất công này không chỉ xảy ra đối với chủ nghĩa tượng trưng mà còn đối với hầu
hết các trào lưu văn học hiện đại khác diễn ra trước năm 1945. Vì vậy, mặc dù chủ
nghĩa tượng trưng đã đến nước ta từ nửa đầu thế kỷ trước, có những ảnh hưởng nhất

6


định đến nền văn học giai đoạn 1930-1945 nhưng vai trò của nó trong tiến trình văn
học Việt Nam vẫn chưa được đánh giá đúng mực trong đó có gia tài thơ của Đinh Hùng.
Trong khi thi phẩm của các nhà thơ như Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương,
Trần Dần, Hoàng Cầm… đều đã được in ấn, xuất hiện hàng loạt trên thi đàn thì thơ
Đinh Hùng dường như vẫn còn ít bạn đọc biết đến . Các nhà phê bình hình như cũng
"ngại" viết về Đinh Hùng khiến cho bóng tối của sự lãng quên vẫn còn bao phủ lên
cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông

. Nhà nghiên cứu Đặng Tiến viết :“Đinh


Hùng là một trong các nhà thơ lớn của nền thi ca Việt Nam hiện đại, và trước khi
lìa đời không được đọc một tác phẩm phê bình nào cho đàng hoàng dành cho thơ
mình, cho cuộc đời mình dành trọn cho Thơ. Trong lịch sử văn học thế giới, một
người viết tiểu thuyết hay kịch, có thể tự xác định vị trí, nhưng một nhà thơ khó mà
quan niệm được chỗ đứng nếu không có môi giới của ngành lí luận văn học. Cái
buồn của Đinh Hùng âu cũng là chung cho các thi sĩ Việt Nam, chỉ khác ở chỗ là
Đinh Hùng đã mất sớm” [13].
Nói về vị trí của Đinh Hùng trên thi đàn, nhiều nhà nghiên cứu đều chung
nhận định: Đinh Hùng là nhà thơ tiêu biểu cho trường phái thơ tượng trưng và có vị
trí của một người tiên phong. Nguyễn Mạnh Trinh đặc biệt nhấn mạnh: “Với những
người làm thơ, Đinh Hùng có vị trí một vì sao Bắc Đẩu” [59]. Trong cuốn “Mười
khuôn mặt văn nghệ”, tác giả Tạ Tỵ cho rằng “Đinh Hùng, tượng hình cô độc trên
vòm trời thi ca Việt Nam vào năm 1940 đến 1945 [80, tr.213]. Như vậy, có thể thấy,
đối với trường phái thơ Tượng trưng, Đinh Hùng là một trong những người có vị trí
tiên phong. Ông đã có những bước đi cực kỳ táo bạo, những hướng tìm tòi mới cho
thi ca Việt Nam khi mà trào lưu lãng mạn của Thơ mới bắt đầu có dấu hiệu thoái
trào. Việc Đinh Hùng cùng với Trần Dần, Vũ Hoàng Địch, Trần Mai Châu thành
lập nhóm Dạ Đài và ra bản Tuyên ngôn của trường phái thơ Tượng trưng đã chứng
tỏ sự chủ động của các nhà thơ Việt Nam trong quá trính tiếp biến các trường phái,
các trào lưu văn học phương Tây. Mặc dù Dạ Đài chỉ ra được một số (ngày
16/11/1946) rồi dừng lại vì chiến tranh nhưng nó đã đóng một vai trò vô cùng quan
trọng trong việc khẳng định địa vị lịch sử của trường phái thơ tượng trưng trong
phong trào Thơ mới đồng thời khẳng định được vị trí của Đinh Hùng trên thi đàn.

7


Nhìn nhận một cách khách quan, có thể thấy văn học lãng mạn Việt Nam ra
đời và phát triển trong vòng 15 năm, từ năm 1930 đến năm 1945 nhưng hầu như đã
thâu tóm cả chặng đường phát triển 100 năm của văn học Pháp khi mà các trường

phái văn học ở phương Tây hầu như đã đi trọn vẹn quá trình của mình. Trong cuộc
tiếp biến văn học ấy, Đinh Hùng bằng gia tài thi ca của mình đã góp một phần rất
lớn trong việc thúc đẩy rất nhanh quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam. Thơ
Đinh Hùng mang những đặc điểm của trường phái thơ tượng trưng rất rõ. Nhận
định về vấn đề này, tác giả Võ Văn Ái trong tác phẩm “Bốn mươi năm thơ Việt
Nam 1945 - 1985” đã viết về Đinh Hùng như sau: "...Ám ảnh vì cái chết từ lúc bé,
Đinh Hùng hướng về nguồn thơ tượng trưng. Vì tượng trưng là âm bản của thực tại
như chết là âm bản của sự sống (…. ) Nỗi chết đã ám ảnh đeo đuổi Đinh Hùng như
hình với bóng, đốt thắp tâm tư chàng. Đinh Hùng không chạy trốn, chàng hàm
dưỡng ngọn lửa ấy cho nguồn thơ Tượng trưng..." [theo 58]. Trong bài viết nhan đề
"Những kỷ niệm của tôi về văn học miền Nam”, tác giả Nguyễn Đức Tùng cũng
khẳng định: “Đinh Hùng là người mở cánh cửa cuối cùng của Thơ Mới, giai đoạn
phát triển sau và phần nào chuẩn bị không khí cho chủ nghĩa siêu thực bắt đầu.
[55]. Còn nhà phê bình Đỗ Lai Thúy thì nhận xét về thơ Đinh Hùng: “Từ bỏ thế giới
thực tại, đi sâu vào thế giới siêu nhiên, siêu cảm, có thể nói thơ Đinh Hùng đã vượt
qua từ trường của thơ lãng mạn và men tới lãnh địa của siêu thực” [17, tr.178]. Ở
Việt Nam, do những điều kiện lịch sử nhất định, nhất là từ khi tư tưởng lý luận về
phản ánh hiện thực trong văn học nghệ thuật trở thành "thống soái", Thơ mới bị coi
là một phong trào thơ tư sản, tiểu tư sản có hại cho cách mạng, người ta đã hạ nó
xuống dưới mức thấp nhất, liên tục chỉ trích về tác hại của nó. Trường phái thơ
tượng trưng trong đó có gia tài thơ của Đinh Hùng do vậy cũng bị đánh giá có phần
lệch lạc. Trong công trình “Phong trào thơ mới lãng mạn 1932 – 1945” in năm
1981, tác giả Phan Cự Đệ đã viết: “Chúng tôi cho rằng bản chất của thơ mới lãng
mạn là tiêu cực, thoát li và đã có những màu sắc suy đồi. Khách quan mà nói thơ ca
lãng mạn ít nhiều đã làm cho thanh niên trở nên bi luỵ và do đó làm quẩn bước
chân của họ trên con đường đi đến cách mạng. Tuy nhiên ở nước ta thời kì trước
cách mạng tháng Tám, từ những người phát ngôn cho quan niệm nghệ thuật vị nghệ

8



thuật bằng những lời lẽ thành thực và ngây thơ, những thi sĩ đắm mình trong cái
tháp ngà của chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tượng trưng cho đến những kẻ đề
xướng ra một cái tôi to tướng, kênh kiệu, đi lù lù giữa cuộc đời và ném đá vào
những người xung quanh…tất cả những nhà văn đó không phải là không còn ít
nhiều tinh thần dân tộc và thái độ bất mãn với xã hội kim tiền ô trọc, với thói hợm
hĩnh của giai cấp tư sản” [theo 86]. Thái độ của tác giả là phê phán kịch liệt phong
trào Thơ mới trong đó có chủ nghĩa tượng trưng. Cách nhận định như vậy là chỉ xét
ở mặt tư tưởng mà không chú ý đến thơ, thậm chí tư tưởng cũng bị hiểu một cách
giáo điều, dung tục.
Nhận xét về thế giới nghệ thuật thơ Đinh Hùng, Đặng Tiến trong “Thi giới
Đinh Hùng” nhận định: “Đinh Hùng tạo được cho riêng ông một thi giới rất lạ, tựa
như một con suối chảy từ trữ tình đến tượng trưng sang siêu thực, mang theo dòng
những hình ảnh giàu có, một ngôn ngữ cá biệt và một tâm hồn lạ lùng của miền núi
rừng hoang vu, bí ẩn, nguyên sơ…” [13]. Tác giả đã đi vào phân tích nhiều đặc
điểm trong thơ Đinh Hùng qua đó làm nổi bật lên thi giới riêng biệt, kì lạ của thi sĩ.
Ông khẳng định: “Thơ Đinh Hùng là một thi giới đã trưởng thành, một năng lực
sáng tạo vượt ra khỏi thực tại” [13].
Nhà nghiên cứu Phạm Việt Tuyền thì cho rằng thơ Đinh Hùng, “là thế giới của
đắm đuối say mê, của hoang sơ man dại, của chết chóc lạnh lùng, của nhiệm mầu
huyền bí” [theo 33]. Nhận định của Thế Phong cũng có nét tương đồng: “Thơ ông
đầy tính chất thần kỳ, ma quái, ý tưởng càng quái đản, nào hồn ma siêu phách, thế
giới âm ty – nhưng thơ tình yêu lại rất cuồng nhiệt, cụ thể” [82]. Tạ Tỵ trong bài
viết “Đinh Hùng với cơn mê trường dạ” viết: “Cõi nhân gian mà Đinh Hùng vọng
tưởng đã khuất lìa. Nó là tiếng nói hoang sơ của thời tiền sử. Nó là thiêng liêng cao
cả của một khung trời nguyên thuỷ” [80, tr.124]. Có thể thấy, các nhận định nói trên
đều có chung một nhận xét tương đồng về thế giới nghệ thuật thơ của Đinh Hùng,
đó là một thế giới hoang sơ, kỳ ảo, đầy mê đắm nhưng cũng đầy bí ẩn và thấm đẫm
chất liêu trai. Đinh Hùng đã tạo dựng nên nó bằng nguồn thơ tượng trưng, bằng
năng lực sáng tạo của một thi nhân tự nguyện đốt cháy thân phận mình chẳng những

trên đầu ngọn bấc mà còn ở men rượu và sênh phách. Trong cõi Mê cung, Đinh

9


Hùng lạc vào với từng bước đắm say giữa “nghìn yêu ma chung bước cõi luân hồi”
với khúc hát “vong tình” bay chót vót trên núi non để “mở hội oan hồn”. Phải
chăng vì vậy mà nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài phỏng vấn thi sĩ Trần
Dần đã chê thơ Đinh Hùng “lòe loẹt ghê ghê mùi son phấn”? [26].
Đánh giá về Đinh Hùng, nhà thơ Bùi Giáng – người rất gần Đinh Hùng trong
thi ca nhưng lại rất khác biệt ở ngoài đời – nhận định: “Đinh Hùng là thi sĩ muốn
khai phá một nẻo đường đưa tới thế giới hồng hoang, nơi đây con người trút bỏ hết
hình hài, thể phách, tinh anh cũ; mà đắm mình trong một bầu không khí ảo huyền,
trác tuyệt, đầy những sương lá phong thần. Thi sĩ quên mối lo eo sèo thế sự. Cuộc
sống tủi buồn của nhân thế đã xa biết bao! Tiếng cười, tiếng khóc ở đây có những
âm vang kỳ ảo” [theo 82]. So với các nhà thơ tiền chiến, nghệ thuật cấu tứ và tạo
hình của Đinh Hùng đã vượt rất xa, tạo dựng được một thế giới thi ca thuần nhất.
Tác giả Cao Thế Duy nhận xét:“Ai cũng phải công nhận rằng Đinh Hùng là một thi
nhân độc đáo, không nhà thơ nào có giọng điệu Liêu Trai như ông, không có một
nhà thơ nào có giọng điệu phong toả lên hồn thơ mình những khói hương nghi ngút
như ông. Đinh Hùng như thể một hoang đường và ảo mộng. Thơ Đinh Hùng còn là
bản trường ca tình ái, thơ Đinh Hùng quả chất chứa một bản sắc rất bén nhạy và
kết đọng ba yếu tố: Ái tình, thiên nhiên và mộng ảo. Ba yếu tố ấy sinh thành trong
không khí hồ ly và nỗi chết không rời. Đinh Hùng như một bông hoa kỳ lạ, một thứ
kim cương kết tụ từ huyệt sâu, từ non sầu của mộng ảo” [theo33].
Trong “Từ điển Văn học” (bộ mới) có nhận xét về ông như sau: “Thơ Đinh
Hùng hàm súc, lối thao tác “tụ” và “tán” nhanh chóng, những “từ” và “tứ” đột
xuất, khiến thơ ông có khả năng gây được cộng cảm, dễ lưu vào tâm trí người đọc”
[72, tr.424].
Về mặt đề tài, nhiều nhà nghiên cứu cùng chung nhận định: thơ Đinh Hùng có

hai mảng đề tài chính là thơ tình yêu và thơ thiên nhiên trong đó mảng thơ tình
chiếm một vị trí đặc biệt. Hà Thủy Nguyên trong bài viết nhan đề “Thơ Đinh Hùng
- Từ tình yêu tuyệt đối đến sự thăng hoa dục vọng” viết: “Đinh Hùng là hồn thơ
mang vẻ đẹp của những cảm xúc, khát vọng nam tính nhất trong số các nhà thơ Việt
Nam hiện đại” [19]. Trong bài viết “Đinh Hùng – một hồn thơ kỳ ảo”, tác giả Võ

10


Tấn Cường cho rằng: “Cái đẹp của tình yêu trong thơ Đinh Hùng không phải là
những cung bậc cảm xúc bình thường mà tràn đầy, choáng ngợp sự mê dại của tâm
linh trước thế giới diệu kỳ của ái tình” [98]. Đến với thơ tình của Đinh Hùng,
chúng ta dễ có cảm giác rờn rợn đầy ma quái bởi mối tình si của thi nhân với những
nàng Kỳ nữ, với Sầu Hoài Thương Nữ, với Em Huyền Diệu, với những linh hồn
nương mình theo cơn gió hay ánh trăng lành lạnh sương khuya, hoặc ghê rợn hơn là
từ dưới những nấm mồ sâu vùng dậy để đáp lại tấm chân tình của thi sĩ. Tác giả Hồ
Văn Quốc trong bài viết “Đinh Hùng – người ca khúc mê hồn” đã nhấn mạnh đến
nguồn gốc những bài thơ tình mang màu sắc liêu trai, ma quái này như sau: “Khơi
mạch nguồn trực tiếp cho thơ Đinh Hùng chính là cái chết của “người đẹp ngày
xưa tên giống hoa”, một loài hoa mùa hạ - Liên. Nàng là mối tình đầu diễm lệ, đắm
say, khổ đau, mê loạn. Nàng chợt đến rồi vội ra đi như hư ảnh. Vào một ngày mùa
hạ đang tươi, đoá hoa kia bỗng lụi tàn. Tử thần đã mang Liên đi vào cõi vĩnh hằng.
Từ đó với thi sĩ là cuộc hành trình cô đơn, lạc loài, mê loạn, nhà thơ tìm về bộ lạc
rồi vào chốn âm ty mong gặp lại người con gái ngày xưa” [31]. Tác giả Lê Ngọc
Trác cũng cùng chung nhận định: “Cuộc đời Đinh Hùng đã bị chứng kiến và ám
ảnh bởi cái chết. Cái chết của những người thân trong gia đình, cái chết của người
yêu. Nỗi đau sâu đậm chất ngất trời mây đã được Đinh Hùng thể hiện trong thơ”
[43]. Có thể thấy, những cái chết đã đi qua trong cuộc đời Đinh Hùng có ảnh hưởng
rất lớn tới tư duy nghệ thuật của ông. Nó bắt gặp quan điểm thẩm mỹ của trường
phái thơ tượng trưng phương Tây, tin tưởng vào thế giới tinh thần đầy bí ẩn nằm

sâu trong mỗi con người. Tác giả Trần Đình Sử khi bàn về thơ tượng trưng trong
cuốn “Những thế giới nghệ thuật thơ” đã khẳng định: Chủ đề của thơ tượng trưng là
"tiếng nói của thế giới, là khát vọng tìm kiếm cái bí ẩn ở đằng sau, bao gồm bản
chất thế giới, các hiện tượng của tâm linh con người, của thế giới cảm giác và vô
thức" [88, tr.68]. Trong thơ Đinh Hùng vì thế ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh của hồn
ma, địa phủ, của chốn mê cung thần bí hay những nấm mộ sâu. Nhà văn Tạ Tỵ
trong bài viết “Đinh Hùng với cơn mê trường dạ” nhấn mạnh: “Khung trời mà Đinh
Hùng dùng để viết thơ của mình lên là một khung trời chứa chấp toàn huyền ảo
giữa người và sự vật, giữa suy tưởng và thiên nhiên, giữa mơ mộng và thực tế” [80, tr.126].

11


Nói về ngữ pháp thơ Đinh Hùng, Đặng Tiến cho rằng “thi phẩm Đinh Hùng
không có khớp xương” vì “có thể lấy đoạn đầu bỏ xuống dưới hay xen vào giữa, bài
thơ vẫn thế; hoặc lấy một đoạn trong bài này đem sang bài khác cũng không sao” [13].
Về ngôn ngữ thơ, trong bài viết nhan đề "Những kỷ niệm của tôi về văn học
miền Nam”, tác giả Nguyễn Đức Tùng viết: “Tài năng ngôn ngữ của Đinh Hùng
làm cho các thế giới gần lại với nhau, người ở cùng ma, quỷ ở với người, nhưng ma
quỷ của ông hiền lành, có cảm xúc và suy nghĩ, đầy rẫy một sự sống khác” [55].
Trần Văn Nam thì nhận định: “Dấu vết lý trí trong cách lựa chọn từ ngữ đồng dạng
của tác giả dường như không đạt tới chỗ hoàn hảo, một bài bình dị xen kẽ vài câu
thơ mê hồn, biểu lộ sự không nhất trí trong diễn trình sáng tác” [95].
Viết về Đinh Hùng, ngoài những tài liệu đã dẫn trên đây, còn có một số bài
viết khác đăng trên các tạp chí trong đó đáng kể nhất là Tạp chí “Văn” do Nguyễn
Đình Vượng làm chủ báo. Số 91 được xuất bản vào ngày 01 tháng 10 năm 1967 với
chủ đề “Thương nhớ Đinh Hùng” ngay khi nhà thơ vừa mới qua đời; số 112 xuất
bản ngày 15 tháng 8 năm 1968 nhân dịp “Giỗ đầu Đinh Hùng”. Trong tạp chí có sự
góp mặt của rất nhiều nhân vật quen thuộc với Đinh Hùng đồng thời cũng là những
nhà văn tiêu biểu của văn nghệ Sài Gòn lúc bấy giờ. Các bài viết đều thể hiện lòng

nhớ tiếc và yêu mến Đinh Hùng cùng sự nghiệp thơ ca của ông.
Điểm lại những tài liệu đã nghiên cứu về Đinh Hùng, có thể thấy, tính cho đến
nay vẫn chưa có bài viết hoặc công trình khoa học nào nghiên cứu về thơ Đinh
Hùng từ góc độ tư duy nghệ thuật. Do đó, hướng nghiên cứu của luận văn là một
hướng đi mới và toàn diện trong việc tìm hiểu về thơ và con người nhà thơ.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn Thơ Đinh Hùng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật được thực hiện
trên cơ sở tìm hiểu tư duy thơ và hành trình sáng tạo; tìm hiểu hình tượng nhân vật
trữ tình và cảm hứng chủ đạo của thi nhân; tìm hiểu các phương thức biểu hiện
trong thơ Đinh Hùng.
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là sự nghiệp thơ ca của Đinh Hùng
với ba tập thơ đã được công bố là “Mê hồn ca”, “Đường vào tình sử”, “Tiếng ca bộ
lạc” và những bài thơ khác đã được đăng trên các báo, tạp chí...

12


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn là:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: áp dụng đối với các bài thơ cụ thể được sử
dụng làm dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ các luận điểm được khái quát.
- Phương pháp thống kê, so sánh: nhằm có được những đánh giá chính xác về
tư duy thơ Đinh Hùng.
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội: nhằm tìm hiểu sự vận động có tính
lịch sử của thơ Đinh Hùng trong bối cảnh cụ thể đồng thời làm sáng rõ ảnh hưởng
của các luồng tư tưởng, xã hội đối với thơ Đinh Hùng.
- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử: thông qua việc nghiên cứu tiểu sử Đinh
Hùng, tìm hiểu những yếu tố trong cuộc đời tác giả có ảnh hưởng tới tư duy thơ.
- Phương pháp nghiên cứu loại hình: trên cơ sở các đặc trưng thẩm mỹ của thể
loại để tìm hiểu ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng…trong thơ Đinh Hùng

5. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần “Mở đầu”, “Kết luận”, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái niệm về tư duy thơ và quá trình sáng tác của nhà thơ Đinh Hùng.
Chương 2: Nhân vật trữ tình và cảm hứng chủ đạo trong thơ Đinh Hùng.
Chương 3: Phương thức biểu hiện trong thơ Đinh Hùng.

13


CHƢƠNG 1
KHÁI NIỆM VỀ TƢ DUY THƠ VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC
CỦA NHÀ THƠ ĐINH HÙNG.

1.1. Khái niệm về tƣ duy thơ
1.1.1. Tƣ duy nghệ thuật
Ngay từ khi thoát thai khỏi kiếp sống của loài động vật, con người đã bắt đầu
có khả năng tư duy. Theo “Từ điển triết học” thì: “Tư duy là một hoạt động nhận
thức lí tính của con người. Khí quan của tư duy chính là bộ óc người với một hệ
thống tinh vi của gần 16 tỉ tế bào thần kinh” [47, tr.676]. Ở thời kỳ sơ khai, tư duy
đuợc hình thành thông qua hoạt động vật chất của con người và từng bước đuợc ghi
lại bằng các ký hiệu từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn lẻ đến tập hợp, từ cụ thể đến
trừu tượng. Hệ thống các ký hiệu đó thông qua quá trình xã hội hóa đã trở thành
ngôn ngữ.
Có thể nói, tư duy là kết quả của nhận thức đồng thời là sự phát triển cấp cao
của nhận thức. Đặc trưng của nó là phản ánh các mối quan hệ của con người đối với
thế giới khách quan, giữa con người với con người và quan hệ giữa các sự vật hiện
tượng, truy tìm các mối quan hệ, biểu diễn các mối quan hệ đó bằng phương tiện
ngôn ngữ.
Tư duy nghệ thuật là tư duy hình tượng ở giai đoạn cao, nó tìm kiếm mọi hình
thức thể hiện đặc trưng nhất, đầy đủ nhất, ấn tượng nhất của nội dung các đối tượng

tư duy. Đó là những hình ảnh và biểu tượng mang tính thẩm mỹ, là sự phản ánh,
khúc xạ, vang hưởng, dự cảm của đời sống hiện thực thông qua lăng kính của nhà
văn. Nói về tư duy nghệ thuật, “Từ điển thuật ngữ văn học” có nhận định: Tư duy
nghệ thuật là dạng hoạt động trí tuệ của con người hướng tới sáng tạo và tiếp nhận
tác phẩm nghệ thuật. Còn tác giả Nguyễn Bá Thành thì nhận định: “Tư duy nghệ
thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tượng trực quan, là sự hình tượng hóa
hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan” [49, tr.57). Điều đó cũng có nghĩa
là “Tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới quan và nhân sinh
quan của người sáng tạo” [49, tr.57]

14


Là hình thái kết tinh và là hình thái cao nhất của tư duy thẩm mỹ, tư duy nghệ
thuật có một vai trò độc đáo, không thể thay thế đối với cuộc sống tinh thần của con
người. Có thể thấy sự độc đáo của tư duy nghệ thuật trên những phương diện sau:
Thứ nhất, khác với tư duy khoa học, tư duy nghệ thuật là tư duy tái hiện, tái
tạo. Nếu tư duy khoa học hướng đến việc phát hiện bản chất, các quy luật của đối
tượng, sự vật và thể hiện kết quả dưới dạng các khái niệm trừu tượng thì tư duy
nghệ thuật lại tái hiện, tái tạo hiện thực, cuộc sống dưới dạng những hình tượng cụ
thể, sinh động. Hình tượng nghệ thuật chính là sáng tạo của chủ thể tư duy. Xét về
mặt nhận thức luận, hình tượng nghệ thuật về bản chất cũng là sự phản ánh hiện
thực, tuy nhiên, sự phản ánh này không phải là trực tiếp, mà là gián tiếp và được
thực hiện thông qua sự sáng tạo mang tính cá nhân, in đậm dấu ấn chủ thể. Vì thế,
tư duy nghệ thuật không chấp nhận sự giống nhau, sự lặp lại, sự sao chép; nó luôn
đòi hỏi chủ thể sáng tạo phải tìm tòi ra những cái mới lạ, tránh tình trạng “thấy
người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào” như Nam Cao từng phê phán.
Thứ hai, trong quá trình tư duy nghệ thuật, người nghệ sĩ lấy chất liệu từ hiện
thực, nhưng kết quả của tư duy nghệ thuật, tức hình tượng nghệ thuật không phải là
sự sao chép hiện thực một cách máy móc. “Tư duy thơ chấp nhận một khả năng

tưởng tượng dường như vô tận của nhà thơ” [49, tr.61). Như vậy, hiện thực cuộc
sống được phản ánh vào trong thơ là hiện thực được phản ánh thông qua lăng kính
của nhà văn với trí tưởng tượng sinh động, phong phú.
Thứ ba, nói đến nghệ thuật là nói đến tình cảm, cảm xúc.“Trạng thái làm thơ
là trạng thái cảm hứng cao độ” [49, tr.68]. Người nghệ sĩ cảm xúc trước cuộc đời
từ đó mà sáng tạo nên những tác phẩm, những hình tượng nghệ thuật, thậm chí
những đối tượng tự nhiên vô tri, vô giác nhưng thông qua cảm xúc và tái tạo của
người nghệ sĩ cũng trở nên sinh động, có tình cảm, tâm hồn. Người xưa hay dùng từ
“cảm tác” (nhân cảm xúc mà sáng tác) là có ý như vậy.
Thứ tư, trong tư duy nghệ thuật còn có yếu tố trí tuệ, tri thức. Đó là tri thức về
những bí ẩn của cuộc đời, của thế giới tâm hồn con người và ta sẽ tiếp cận nó thông
qua sự thụ cảm các hình tượng nghệ thuật. Cảm thụ những hình tượng, biểu tượng
nghệ thuật, công chúng vừa được trải nghiệm cuộc đời, vừa được gợi ý bởi sự đánh

15


giá, biểu hiện của tác giả bởi “từ góc độ tiếp nhận, đọc thơ, thưởng thức thơ chính
là tái hiện hình tượng thơ theo sự vận động của ngôn ngữ thơ, theo hành trình tưởng
tượng của nhà thơ, hay là quá trình tư duy lại tư duy của nhà thơ” [49, tr.79].
Thứ năm, tư duy nghệ thuật là tư duy hướng tới cái đẹp, tư duy về cái đẹp, cổ
vũ cho cái đẹp. Hình tượng nghệ thuật là sự phản ánh, sự kết tinh, sự thăng hoa và
tôn vinh cái đẹp trong đời sống hiện thực. Chỉ có điều “sự thay đổi của cơ chế xã
hội đã kéo theo sự thay đổi của toàn bộ thượng tầng kiến trúc, thay đổi quan niệm
về cái Chân, cái Thiện, cái Mĩ. Đó là nguyên nhân làm thay đổi hướng vận động
của tư duy thơ” [49, tr.61)
1.1.2. Tƣ duy thơ
Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích những vấn đề về tư duy nghệ thuật, tác giả
Nguyễn Bá Thành trong giáo trình “Tư duy thơ hiện đại Việt Nam” đã đi đến kết
luận: “Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật, nhưng nó

mang trong mình một khả năng biểu hiện phong phú nhờ ngôn ngữ thơ” [49, tr.59].
Điều đó cũng có nghĩa là khả năng biểu hiện của tư duy thơ so với nhiều loại hình
nghệ thuật khác có sự phong phú và đa dạng do ngôn ngữ thơ có những khả năng
biểu hiện đặc biệt riêng của nó. Ngôn ngữ thơ bao gồm hệ thống các ký hiệu nghệ
thuật, các hình tượng, các phương tiện tạo hình và biểu hiện. Nó có mã nghệ thuật,
tức là hệ thống năng động gồm các quy tắc sử dụng ký hiệu để giữ gìn, tổ chức và
truyền đạt thông tin. Mặt khác, phương tiện ngôn ngữ của tư duy thơ là một phương
tiện giao tiếp có tính xã hội hóa cao độ cho nên thơ có thể biểu hiện được nhiều tâm
trạng, nhiều dạng cảm xúc, nhiều nội dung cụ thể và trực tiếp. Biểu tượng thi ca vừa
mang tính chất biểu tượng thính giác, vừa mang tính chất biểu tượng thị giác, nghĩa
là trong thơ vừa có nhạc, vừa có họa.
Đặc điểm quan trọng nhất của tư duy thơ chính là “sự thể hiện của cái tôi trữ
tình, cái tôi cảm xúc, cái tôi đang tư duy” [49, tr.59]. Trong thơ, cái tôi trữ tình
được biểu hiện dưới hai dạng thức chủ yếu là cái tôi trữ tình trực tiếp và cái tôi trữ
tình gián tiếp. Thơ trữ tình coi trọng sự biểu hiện cái chủ thể đến mức như là nhân
vật số một trong mọi bài thơ. Tuy nhiên, do sự chi phối của quan niệm thơ và
phương pháp tư duy của từng thời đại mà vị trí của cái tôi trữ tình có những thay đổi

16


nhất định. Bên cạnh sự thể hiện cái tôi trữ tình, tư duy thơ còn phản ánh những tình
cảm cộng đồng và tư duy thời đại, vì thế mà qua thơ chúng ta có thể “xem xét sự
thịnh suy và biết được sự mất còn của từng triều đại” (Phan Phu Tiên).
Tư duy thơ có khả năng hướng nội, hướng ngoại hoặc kết hợp cả hướng nội
lẫn hướng ngoại. Hướng ngoại là nhằm vào đối tượng, miêu tả, trình bày nó dưới
ánh sáng của một quan điểm thẩm mỹ. Hướng nội là tác giả tự nghĩ về mình, tự
quan sát biểu hiện cái tôi nội cảm của mình. Tìm hiểu tư duy thơ chính là tìm hiểu
sự vận động của cái tôi trữ tình nội cảm đó.


1.2. Quá trình sáng tác của nhà thơ Đinh Hùng
1.2.1. Vài nét về cuộc đời của nhà thơ Đinh Hùng
Đinh Hùng (1920 - 1967), người làng Phượng Dực tỉnh Hà Đông (nay là xã
Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Ông là con của cụ Hàn Phụng, một gia
đình từ lâu đã ra lập nghiệp ở Hà Nội. Khi còn sống, thi sĩ Đinh Hùng cho biết, ông
được hoài thai vào năm 1919 trên đất xứ người là Phi Luật Tân (Philippines) nhưng
lại ra đời ở Việt Nam ngay tại trại Trung Phụng, ngoại thành Hà Nội. Ngôi làng này
nằm sau lưng phố Khâm Thiên, một khu phố thuộc loại ăn chơi nổi tiếng, tập trung
các nàng ca kỹ tài sắc bốn phương thời bấy giờ
Gia đình của Đinh Hùng thuộc giai cấp trưởng giả. Thân phụ ông sinh được
sáu người con, hai trai bốn gái. Anh cả là Đinh Lân, các chị là Loan, Yến, Hồng,
Oanh. Chị Đinh Thục Oanh lớn hơn Đinh Hùng một tuổi sau lấy thi sĩ Vũ Hoàng
Chương. Đinh Hùng là con út. Theo tập tục, cũng như theo tâm lý, ngoài sự được
chăm chút, nâng niu của cha mẹ, con út còn được tiếp nhận những tình cảm, những
kinh nghiệm trên nhiều bình diện phức tạp từ các anh chị của mình. Đinh Hùng
cũng rơi vào định lệ đó. Không chỉ thế, ông còn được thừa hưởng dòng máu tài hoa,
nghệ sĩ của thân phụ. Thời ấy, cha ông là một trong những khuôn mặt thân quen,
một khách chơi thường trực của khu phố Khâm Thiên. Nhiều lần, cụ còn đem cả cô
đầu về nhà, tổ thức thù tạc với bạn hữu thâu đêm, suốt sáng. Sống trong khung cảnh
đó, bản chất nghệ sĩ của Đinh Hùng đã phát triển rất sớm. Năm mới chừng sáu, bảy
tuổi, ông đã chứng tỏ có năng khiếu về hội họa. Sau này, hầu hết các bìa sách của
Đinh Hùng và một số tập thơ của Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng đều tự tay vẽ với

17


thư pháp tài hoa, bay bướm. Ngoài ra, ông còn chơi vĩ cầm và đánh đàn mandolin
rất hay.
Năm mười ba, mười bốn tuổi, Đinh Hùng đã nghiện thuốc lào, một thứ kích
thích cảm giác gấp trăm ngàn lần thuốc lá. Về sau, thi sĩ lại “bén duyên” với nàng

tiên nâu. Thể chất ẻo lả cộng thêm sự tàn phá của ả phù dung đã gây ảnh hưởng lớn
tới sức khỏe của thi sĩ.
Thuở nhỏ Đinh Hùng theo học bậc tiểu học tại trường Sinh Từ, rồi bậc trung
học tại trường Bưởi, Hà Nội. Và sau khi đậu bằng Cao đẳng Tiểu học hạng bình
thứ, ông được học bổng theo ban chuyên khoa để thi Tú tài bản xứ, “thần Ái tình đã
hiện đến cùng một lúc với sự thành công đầy hứa hẹn” (theo lời kể của Vũ Hoàng
Chương) khiến ông bỏ ngang để đi viết văn, làm thơ. Thế nhưng, cuộc đời của Đinh
Hùng lại gặp quá nhiều đau thương, bất hạnh, đa số các thành viên trong gia đình
ông đều yểu mệnh, chưa ai bước qua khỏi tuổi 60. Điều đó tạo nên nguồn thi hứng
ảm đạm, bi thương đến rùng rợn, tê điếng trong hồn thơ Đinh Hùng.
Năm 1931, khi Đinh Hùng vừa tròn 11 tuổi thì chị gái thứ ba là Tuyết Hồng,
hoa khôi Hà Nội đã tự tử trên hồ Trúc Bạch. Mới 18 xuân xanh, Tuyết Hồng đã vì
hờn giận tình duyên mà mượn làn nước trong để rũ sạch mối duyên trần thế. Mấy
tháng sau, cha ông bỗng dưng đau nặng rồi qua đời, tuổi chưa đến 50. Ba năm sau
lại đến lượt chị Loan ra đi, người chị lớn của Đinh Hùng tuy đã có chồng nhưng
tuổi còn rất trẻ. Ba đợt sóng xô vào tâm trí Đinh Hùng biết bao nhiêu ý nghĩ ghê
gớm về Tử Thần, đẩy ông vào sâu hơn thế giới cô đơn, khép kín của bản thân. Có
lẽ, những mầm mống của ý thức phản kháng, chối bỏ thực tại để tìm đến một thế
giới khác đã xuất hiện trong ông vào thời điểm này. Đặc biệt là từ khi người yêu
của thi nhân, một cô bé họ xa tên là Bích Liên cũng sớm lìa đời như một đóa phù
dung tuyệt sắc mà yểu mệnh, để lại trong lòng nhà thơ nỗi đau đớn không gì bù đắp
nổi. Theo lời nhà văn Mai Thảo thì “sau ngày người con gái mang tên Liên từ trần,
Đinh Hùng bỏ đi đến Hải Dương... Vượt Hồng Hà, bỏ Hà Nội, chàng tuổi trẻ khóc
ngất, không mang theo gì hết ngoài nỗi đau đớn và một tấm hình. Đó là di vật cuối
cùng của Liên..." [theo 103]. Sau này, Đinh Hùng đã làm một bài thơ lấy tên là
"Liên tưởng" tức "tưởng nhớ tới nàng Liên":

18



Yểu điệu phương Đông lướt dưới đèn
Ta nằm mộng đẹp đêm thần tiên
Dáng xuân nghiêng mặt cười không tiếng
Lửa hạ lên rồi, ôi Ý Liên!
Mất Liên, Đinh Hùng đau đớn tưởng như điên dại. Từ đấy tên Liên được
thay thế bằng nhiều tên khác như Diệu Hương, Diệu Thư, Thần Kỳ, Kỳ Nữ...tuy
nhiên trước sau vẫn chỉ là đóa sen trinh bạch, đa tình mà thôi. Lúc này cũng là lúc
thi sĩ viết nên những bài thơ “Chiêu niệm”: Gửi người dưới mộ, Tìm bóng Tử Thần,
Cầu hồn, Màu sương linh giác…Lời thơ như rớm máu, thê thiết và đau đớn.
Từ đó, Đinh Hùng khởi đầu một cuộc sống thi nhân phiêu lãng. Ông đi khắp
nơi: lúc dạy học ở Đan Phượng, Hà Đông, khi thì tham gia một ban nhạc trình diễn
tận ven hồ Ba Bể, Bắc Kạn. Có lẽ khung cảnh núi rừng, sóng nước mênh mông,
hùng vĩ đã gieo mầm “ý thức bộ lạc” vào tâm não nhà thơ khiến cho một dòng cảm
hứng mới được khơi nguồn, phát triển:
Bộ lạc ta xưa mất hải tần,
Buồn nghiêng nội địa, cháy tà huân.
Đêm thiêng thổn thức hồn du mục,
Ta vọng lên non tiếng ác thần.
(Lạc hồn ca)
Sau một thời gian dài ngao du phiêu lãng, Đinh Hùng trở về Hà Nội, kết giao
với những bạn làng văn như Phiêu Linh Nguyễn Đức Chính, Thế Lữ, Xuân Diệu,
Huyền Kiêu, Thạch Lam… Phiêu Linh Nguyễn Đức Chính là người đã giới thiệu
Đinh Hùng với nhà xuất bản Tân Việt và nhờ đó mà tác phẩm “ Đám ma tôi” với
bút danh Hoài Điệp được ra mắt vào năm 1943. Còn Thế Lữ thì mượn trọn vẹn bài
thơ “Kì nữ” của Đinh Hùng để đưa vào truyện “ Trại Bồ Tùng Linh” khiến cho tên
tuổi của Đinh Hùng ngày càng được nhiều người biết đến.
Trong số các bạn văn thơ, Thạch Lam là người tri kỷ của Đinh Hùng đồng thời
cũng là người có ảnh hưởng lớn tới văn nghiệp của ông. Tuy nhiên, khoảng giữa
năm 1942, Thạch Lam đã qua đời vì bị bệnh lao, thọ 42 tuổi. Hình bóng tử thần lại


19


một lần nữa vây bủa, dồn Đinh Hùng vào trong bóng tối cô đơn khủng khiếp. Ông
đã viết nên những lời thơ đầy đau xót để khóc bạn thân :
Tôi cảm thương vì hai chúng ta
Tuổi đang xuân mà bóng sang già
Đêm nào tôi mộng buồn riêng gối
Anh đã nằm yên dưới mộ hoa
(Gửi hương hồn Thạch Lam)
Cũng trong năm này, nhà xuất bản “Đời nay” đã cho in một giai phẩm và chọn
đăng bài thơ “Bài ca man rợ” của Đinh Hùng, khẳng định thêm địa vị của ông trên
thi đàn. Ngoài ra, Đinh Hùng còn tham gia đóng kịch với vai giả gái tên là Vân
Muội trong vở kịch thơ cùng tên của anh rể - thi sĩ Vũ Hoàng Chương - được khán
giả ở Nhà hát lớn Hà Nội tán thưởng nồng nhiệt.
Năm 1944, sau khi thi sĩ Vũ Hoàng Chương cưới bà Thục Oanh đưa về Nam
Định sinh sống, Đinh Hùng ở lại Hà Nội, tham gia giai phẩm Dạ Đài cùng Trần
Dần, Trần Mai Châu, Vũ Hoàng Địch, Vũ Hoàng Chương … Cùng năm này, ông và
vợ là bà Nguyễn Thị Thanh về Thái Bình dạy học. Khi ấy, vợ chồng thi sĩ Vũ
Hoàng Chương cũng đang ở đó.
Năm 1945, Đinh Hùng hợp tác với Đoàn Phú Tứ cùng một số các nhà văn như
Nguyễn Tuân, Lê Trọng Quỹ, Đỗ Đức Thu dựng và tham gia đóng vở kịch “Ngã
Ba”. Cuối năm 1946, ông tản cư về Chợ Đại, Cống Thần, rồi Hà Nam, viết cho báo
Cứu Quốc của kháng chiến và vẽ tranh cho vài tờ tuần san.
Năm 1949, Đinh Hùng cùng gia đình trở lại Hà Nội. Đầu năm 1950, ông sinh
con trai đầu lòng và cho ấn hành giai phẩm “Kinh đô Văn nghệ”. Năm 1954, Đinh
Hùng cho công diễn vở kịch thơ “Cuộc đời đức Phật”. Sau đó ông gặp nhà thơ Hồ
Dzếnh và thi phẩm “Mê hồn ca” được ấn hành. Khi sách vừa in xong thì Hiệp định
Genève được kí kết, cuộc di cư bắt đầu. Đinh Hùng và gia đình chuyển vào Sài
Gòn, tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực văn học. Ông cùng Mặc Đỗ, Tam Lang, Như

Phong, Mặc Thu làm tờ báo “Tự do”; viết tiểu thuyết dã sử để đăng trên nhật báo
với bút danh là Hoài Điệp Thứ Lang; làm thơ trào phúng lấy tên là Thần Đăng và vẽ
tranh biếm hoạ. Cũng trong năm này, Đinh Hùng chủ xướng chương trình Tao Đàn

20


trên Đài phát thanh Saigon. Thời gian sau, ông còn cộng tác với rất nhiều báo, tạp
chí, giai phẩm như: báo Ngôn luận, Sáng dội miền Nam, Tiểu thuyết thứ bảy, Bách
khoa, Vạn Hạnh… Ông còn phụ trách một số chương trình trên Đài tiếng nói quân
đội và là người đầu tiên đem hình thức thơ nhạc giao duyên quảng bá trên đài phát
thanh qua chương trình Thi nhạc giao duyên với lời giới thiệu mở đầu quen thuộc:
“Đây chương trình Thi nhạc giao duyên phối hợp nhạc và thơ trong một niềm cảm
thông hòa điệu” [15].
Năm 1955, nhật báo “Tự do” đình bản, ông về cộng tác với Đài phát thanh Sài
Gòn, phụ trách ban thi ca Tao Đàn, chuyên về thơ ca. Trong những năm tháng ở Sài
Gòn, Đinh Hùng viết tiểu thuyết dã sử "Cô gái gò Ôn Khâu", "Người đao phủ thành
Đại La" và làm thơ trào phúng trên báo "Tự do", báo "Ngôn luận".
Đến năm 1961, Đinh Hùng cho in tập “Đường vào tình sử” gồm 60 bài thơ
“Truyện lòng” và “Tiếc bướm”, được trao giải thưởng Văn chương toàn quốc về thi
ca năm 1962.
Năm 1967, Đinh Hùng bắt đầu trở bệnh nặng vì căn bệnh ung thư đã phát triển
ở giai đoạn cuối. Khi đó ông đang là chủ biên tờ tuần báo chuyên về thi ca “Tao đàn
thi nhân”. Tờ báo mới xuất bản được một số, chuẩn bị ra số thứ hai thì ông phải vào
bệnh viện. Mặc dù bệnh ngày càng nguy kịch nhưng ngay trên giường bệnh, Đinh
Hùng vẫn làm việc với sự giúp đỡ của các thân hữu để vài ngày trước khi ông ra đi
vĩnh viễn, số 2 của tờ “Tao đàn thi nhân” đã được phát hành. Cầm trên tay tờ báo,
ông như quên hẳn cơn đau đang làm cạn kiệt dần sức khỏe. Tháng 7 năm 2000,
nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày mất của Đinh Hùng, con trai nhà thơ là ông Đinh
Hoài Ngọc trong bài viết “Đinh Hùng – cha tôi” nhớ lại:“Đã có lần bố tôi bị bệnh

nặng, bác sĩ Tụng - là bác sĩ của gia đình - điều trị đến khi hết bệnh, đã khuyên
ông nên đổi nghề: làm công chức hay đi dạy học, vì nếu cứ tiếp tục “vắt tim gan
ra” thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bố tôi nói: nếu để được sống lâu mà
phải ngừng không được sáng tác nữa thì có khác gì đã chết! Nếu như vậy thì sống
lâu làm gì, sáng tác tức là đã sống rồi và sự sống đó mới là bất tử” [14].
Cũng theo lời của ông Đinh Hoài Ngọc thì 5 giờ sáng ngày 24 tháng 8 năm
1967 (tức ngày 19 tháng 7 năm Đinh Mùi), thi sĩ Đinh Hùng đã nhắm mắt đi vào

21


cơn trường mộng, hưởng dương 47 tuổi, để lại niềm đau xót cho gia đình, thân hữu
và sự mất mát lớn lao cho nền thi ca Việt Nam. Trong bài viết nhan đề “Cuộc đời
Đinh Hùng – Người thi sĩ yểu mệnh”, Nguyễn Việt thuật lại một cách xúc động
cảnh đám tang thi sĩ Đinh Hùng: “Hôm đưa tang Đinh Hùng vào chủ nhật 27-81967 tức 22 tháng 7 năm Đinh Mùi – là một ngày trong tiết thu sơ, bầu trời ảm
đạm. Bạn bè đi đưa tuy không đông lắm nhưng ai nấy đều chan chứa trong lòng
niềm tiếc thương vô hạn một nhà thơ tài hoa mà yểu mệnh” [68].
Sau khi Đinh Hùng qua đời, nhà xuất bản Giao điểm cho phát hành tác phẩm
"Ngày đó có em" vào 16 tháng 10 năm 1967.
Năm 1973, ông Đinh Hoài Ngọc đã tập hợp các bài thơ chưa xuất bản của cha
mình và nhờ bác là thi sĩ Vũ Hoàng Chương sắp xếp, hiệu đính, đặt tên. Nhà xuất
bản Lửa Thiêng đã ấn hành thi phẩm này, đó là tập thơ “Tiếng ca bộ lạc”.
Theo ông Đinh Hoài Ngọc trong bài viết “Thi sĩ Đinh Hùng, vài dòng tiểu sử”
đăng trên trang , các tác phẩm của Đinh Hùng đã xuất
bản gồm: Đám ma tôi (văn xuôi - 1943); Mê hồn ca (thơ - 1954); Đường vào tình
sử (thơ - 1961); Ngày đó có em (văn xuôi - 1967); Kỳ nữ gò Ôn Khâu (tiểu thuyết dã
sử - 1967); Người đao phủ thành Đại La (tiểu thuyết dã sử - 1968); Đốt lò hương cũ
(hồi ký – 1972); Tiếng ca bộ lạc (thơ – 1973). Các tác phẩm chưa xuất bản gồm: Lạc
lối trần gian (kịch thơ); Phan Thanh Giản (kịch thơ); Cánh tay hào kiệt (kịch thơ);
Tiếng ca đầu súng (hồi ký); Đường kiếm họ Hoàng (tiểu thuyết dã sử); Võ sĩ đạo

(tiểu thuyết dã sử); Nữ hải tặc (tiểu thuyết dã sử) [15].
Đối với Đinh Hùng, một đời thi sĩ như vậy có lẽ quá ngắn ngủi nhưng những
tác phẩm văn chương của ông thì lại có đời sống dài hơn gấp bội.
1.2.2. Quan niệm về thơ của Đinh Hùng
Tìm hiểu quan niệm thơ của Đinh Hùng rất quan trọng vì “quan niệm thơ sẽ
chi phối tư duy thơ” [49, tr. 94]. Đinh Hùng làm thơ và nổi tiếng từ thời tiền chiến.
Ngay từ thời đó, thơ ông đã đạt tới một vóc dáng đặc biệt, chứng tỏ một khả năng
sáng tạo độc đáo, dựng lên được một thế giới thi ca mới mẻ, khác biệt với dòng thơ
tình lãng mạn đã cạn nguồn. Cho đến những bài thơ cuối cùng, Đinh Hùng vẫn còn
giữ được mực thước của những tác phẩm đầu tiên. Sự nghiệp thơ ca Đinh Hùng vì

22


thế có một sự nhất quán từ đầu đến cuối. Trong khi các nhà thơ tiền chiến như Xuân
Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên...có một sự thay đổi lớn trong quan niệm sáng tác
trước và sau cách mạng tháng Tám thì Đinh Hùng vẫn thủy chung như nhất với
“Tuyên ngôn nghệ thuật” của mình. Đây là một tuyên ngôn nghệ thuật được người
đương thời chú ý. Đinh Hùng, Trần Dần, Vũ Hoàng Địch, Trần Mai Châu... tự nhận
mình là thi sĩ tượng trưng và tuyên bố: "Chúng tôi sẽ nối lại nghiệp dĩ của
Baudelaire, tâm sự của Nguyễn Du – sự nổi loạn và ra đi của Rimbaud – nỗi cô đơn
của những nhà thơ lãng mạn. Chúng tôi sẽ vén cao bức màn nhân ảnh, viết lên quỹ
đạo của trăng sao – đường về trên cõi chết... Thi sĩ tượng trưng chúng tôi sẽ nói lên
và chỉ nói lên bằng hình tượng, thứ ngôn ngữ tân kỳ, ngôn ngữ của thế giới yêu ma,
của những thế giới thần nhân mà cũng là thế giới âu sầu đây nữa" [75].
Có thể thấy, trong tuyên ngôn nghệ thuật nói trên, Đinh Hùng cũng như các
nhà thơ của nhóm Dạ Đài đã chịu ảnh hưởng một cách sâu sắc trào lưu văn học
tượng trưng của thơ Pháp. Đây là trào lưu nghệ thuật và là một quan điểm triết học mỹ học xuất hiện cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Ở giai đoạn này, tư duy phân tích
và tư duy duy lý đã bộc lộ nhiều bất cập. Chúng không thể giải thích, thể hiện được
phần tiềm thức, vô thức, bí ẩn của những giấc mơ và thế giới tâm linh ẩn sâu trong

tâm hồn con người. Điều này đã dẫn con người đến những khủng hoảng tinh thần
cực độ. Nhu cầu khám phá những bí ẩn của tạo vật, của con người và cuộc sống đã
hình thành nên phương pháp tư duy của chủ nghĩa tượng trưng. Mở đầu cho trào lưu
này là “Bản tuyên ngôn tượng trưng” của Jean Moréas: “Phải chống lại sự dạy đời,
sự huênh hoang lớn tiếng. Chống lại thương cảm giả dối, sự miêu tả khách quan.
Thơ tượng trưng gắng gói gém ý tưởng bằng một hình thức dễ nhìn hơn. Tuy nhiên
nó không phải là mục đích thơ. Nhưng dùng nó để phơi bày ý tưởng mà vẫn giữ
được nội dung cơ bản” [theo 59]. Bằng bản tuyên ngôn này, Moréas đã định vị chỗ
đứng của trào lưu Tượng trưng trong dòng chảy của thi ca và đề cao vai trò của
những người khai sáng như Baudelaire, Mallarmé, Verlaine…những người mà Đinh
Hùng chịu ảnh hưởng rất lớn trong quá trình sáng tác.
Khám phá thế giới bí ẩn đã trở thành mục đích và bản chất của thơ tượng
trưng. Các nhà thơ tin tưởng vào thế giới tinh thần đầy bí ẩn, nằm sâu trong lòng sự

23


vật, trong mỗi con người. Niềm tin này có cơ sở từ thuyết Thần học của Đức, một
học thuyết chủ trương rằng: “Thế giới hữu hình là hình ảnh của một thế giới vô
hình… Ở hai thế giới đó có những điều tương ứng. Người thụ pháp là người nhận
biết được sự tương ứng đó và nếu cần thì nhờ đó mà có những quyền lực thiêng
liêng” [theo 59]. Các nhà thơ tượng trưng quyết liệt lên án lối thơ chỉ mô tả sự vật
một cách đơn giản, hời hợt bên ngoài của chủ nghĩa lãng mạn, hiện thực. Thơ phải
hướng tới một thế giới huyền diệu và nhiệm màu, phải khám phá và thể hiện được
những gì nằm ẩn sâu dưới cái vỏ hiện thực, đem lại cho thế giới tâm hồn một sức
mạnh đặc biệt do phát hiện ra những bản chất mới bằng những loại suy bất ngờ
trong sự tương hợp của tất cả các cảm giác. Quan điểm này gặp gỡ với quan điểm
“Thiên địa nhân hợp nhất” trong truyền thống văn hóa phương Đông và trở thành
cầu nối cho khuynh hướng sáng tác tượng trưng trong văn học hiện đại Việt Nam.
Đinh Hùng đã tiếp thu nó một cách sâu sắc. Ông cùng nhóm Dạ Đài hùng hồn

tuyên bố: “Cái sức rung động của một bài thơ chỉ có thể vào sâu và lan rộng nếu đã
thâu góp được cái sức rung động của vô biên, nghĩa là của muôn nghìn cõi đất (. ..)
Phải lập lại ngôn ngữ trần gian, phải gột bỏ cho mỗi chữ cái tâm tình dung tục cũ.
Một câu thơ sẽ có một ý nghĩa – cái ý nghĩa rất thường – nhưng sẽ mang nặng biết
bao nhiêu ý nghĩa âm u và khác lạ” [75]. Trong thơ của mình, Đinh Hùng đã táo
bạo thể nghiệm sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, mở thêm một hướng
đi mới cho thi ca Việt Nam. Theo ông “Thơ cũng phải âm u như cảnh giới của cái
tôi thầm lặng”. Đinh Hùng chối bỏ việc thể hiện tình cảm theo kiểu lãng mạn, tức là
thể hiện một cách trực tiếp, giãi bày tâm trạng. Trong bản tuyên ngôn tượng trưng,
Đinh Hùng và các nhà thơ của nhóm Dạ Đài nhấn mạnh: “Chúng tôi không còn
khóc, không còn muốn khóc – vì người ta đã khóc mãi ái tình, công danh và thế sự”
[75]. Theo Đinh Hùng, thế giới của lãng mạn là thế giới của cái thực, thơ ca lãng
mạn chỉ là loại thơ ca nông hẹp, miêu tả cảm xúc, và vì thế các nhà thơ lãng mạn
chỉ là “những cái tôi nông cạn, là thi sĩ của lòng” (tức tình cảm). Bản tuyên ngôn
đã thẳng thắn chỉ ra sự cạn kiệt nguồn cảm xúc, sự bất lực của các thi nhân lãng
mạn lúc bấy giờ đồng thời khẳng định các nhà thơ tượng trưng muốn vượt qua cái
tôi nông cạn đó, muốn đi tới một kiểu đối tượng khác, một kiểu thể hiện khác. Họ

24


chán ngắt thứ “thơ ca nông hẹp chỉ miêu tả phong cảnh và những tâm tình thế tục”.
Họ đưa ra câu hỏi: “Làm sao người ta cứ khóc mãi trong mối thất tình eo hẹp? Làm
sao người ta cứ khóc mãi, than mãi, rung động mãi theo những con đường rung
động cũ; Làm sao người ta cứ nhìn mãi vũ trụ ở ba chiều, và thu hẹp tâm tư ở bảy
dây tình cảm?” [75] để rồi khẳng định mục đích của thơ ca là phải thể hiện thế giới
của “muôn trùng biển lạ”, đó là một thế giới mở ra vô tận, không chỉ có những điều
trong hiện tại mà là thế giới của ngàn xưa: “Chúng ta đã mang nặng: những thế hệ
tàn vong ở những triều đình đổ nát - trăm nghìn lớp phế hưng, những sự vật điêu
tàn, biết bao chuyện tang điền đã xáo động hình hài nhân thế; Biết bao thế kỷ đã

trầm tư, núi lở non tàn… Hãy đưa chúng ta đi ngược vào dĩ vãng. Đi cho hết những
trời xa đất lạ. Để chúng ta sống muôn ngàn cõi sống. Để chúng ta có hàng triệu
năm dài và vô vàn kí ức của những dân tộc đã tàn vong, kí ức của cõi đời xa thẳm,
ký ức của những thế kỷ đã lùi xa” [75]. Đinh Hùng đã thể hiện rất rõ quan điểm này
trong thơ của mình, thi nhân kiến tạo nên một thế giới vô cùng huyền nhiệm, thế
giới hoang sơ của thời tiền sử với thiên nhiên hoang dã, với “đôi người cô độc buổi
sơ khai” và mối “Tình Thái Cổ”.
Như vậy, việc nhà thơ tìm cảm hứng ở cõi xa xưa chính là tìm đường tới cõi
vô biên chứ không dừng ở thời hiện tại như thơ ca lãng mạn. Theo Đinh Hùng, thế
giới của lãng mạn là thế giới của những phong cảnh trần gian, những tâm tình thế
tục, là thế giới của cái thực, cái nông cạn còn thế giới mà thơ tượng trưng hướng
đến là thế giới cao siêu hơn nhiều, thế giới của “vô biên, của muôn nghìn cõi đất”.
Cặp mắt của thi sĩ phải nhìn thấy đằng sau cái đời thường là một thế giới khác lạ,
thế giới của những điều thâm u, huyền bí. Và để chiếm lĩnh được thế giới ấy phải
phát huy được một thế giới khác, chính là cái thế giới “im lìm đang nằm ngủ trong
lòng nhân loại: cái tôi thầm kín, phần linh hồn bí hiểm của thi nhân” để có thể “trả
lại con người cái trinh bạch đầu tiên, trả lại con người cỏ cây huyền mặc, sông núi
hoang sơ” [75]. Thi nhân cần phải phát huy phần linh hồn, bản năng, những phần
vốn bị che giấu, khuất lấp bởi muôn vàn những quy tắc đạo lý, mang tính lí trí để có
thể chiếm lĩnh được thế giới cao siêu, huyền bí, hướng tới cái vô biên về cả không
gian lẫn thời gian.

25


×