Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1965 đến năm 1972

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐOÀN THỊ HẰNG

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ BẮC LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU PHƢƠNG
TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1972

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐOÀN THỊ HẰNG

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ BẮC LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU PHƢƠNG
TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1972

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HỒ KHANG



Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn này là công trình nghiên
cứu khoa học độc lập, trung thực của bản thân, dưới sự hướng dẫn khoa
học của PGS.TS Hồ Khang, chưa được công bố ở bất kỳ một công trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, chính xác đảm bảo tính
khách quan, khoa học và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nếu có gì không
đúng, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Đoàn Thị Hằng

năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy hướng
dẫn khoa học: PGS.TS Hồ Khang; quý thầy cô trong Đại học Quốc gia Hà
Nội; quý thầy cô đã tham gia giảng dạy các chuyên đề cao học; cán bộ thư
viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện tỉnh Bắc Ninh; các cán bộ tại
Phòng Lưu trữ- Tỉnh ủy Bắc Ninh, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động
viên tôi hoàn thành công trình này.


Tác giả

Đoàn Thị Hằng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCH

: Ban Chấp hành

CTQG

: Chính trị Quốc gia

QĐND

: Quân đội nhân dân

ĐCSVN

: đảng Cộng sản Việt Nam

Nxb

: Nhà xuất bản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 8
5. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu và cơ sở lý luận ............................ 9
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 10
8. Bố cục của luận văn .................................................................................... 10
CHƢƠNG 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
HÀ BẮC ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU PHƢƠNG .. 11
TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1968 .................................................................. 11
1.1. Cơ sở lí luận và những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ
hậu phương ở tỉnh Hà Bắc .............................................................................. 11
1.1.1. Cơ sở lí luận........................................................................................ 11
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ hậu phương ở
tỉnh Hà Bắc ...................................................................................................... 13
Vị trí địa lý ...................................................................................................... 13
Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ............................................................. 14
Truyền thống lịch sử văn hóa .......................................................................... 15
1.2. Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương................ 19
1.2.1 Lãnh đạo xây dựng tiềm lực hậu phương. ............................................. 19
Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Bắc ........................... 19
Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Bắc .............................................................. 23
1.2.2. Bảo vệ địa bàn và đảm bảo giao thông ................................................. 30
1.2.3. Huy động sức người, sức của chi viện cho tiền tuyến .......................... 40
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 42

1


CHƢƠNG 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ BẮC TRONG

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU PHƢƠNG TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM
1972 ................................................................................................................. 44
2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng bộ tỉnh ................................... 44
2.1.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng ............................................. 44
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh ................................................................ 45
2.2. Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương ............. 47
2.2.1. Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lãnh đạo xây dựng tiềm lực hậu phương ............ 47
2.2.2. Bảo vệ địa bàn và đảm bảo giao thông ................................................. 61
2.2.3. Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lãnh đạo chi viện tiền tuyến ............................... 70
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 72
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ....................................... 74
3.1. Nhận xét tổng quát ................................................................................... 74
3.1.1 Về ưu điểm ............................................................................................ 74
3.1.2. Về hạn chế ............................................................................................. 85
3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu .................................................................... 89
3.2.1. Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng và có biện pháp xây dựng, bảo vệ
hậu phương ...................................................................................................... 89
3.2.2. Phát huy sức mạnh toàn dân để xây dựng, bảo vệ hậu phương và chi
viện tiền tuyến ................................................................................................. 92
3.2.3. Chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy chính quyền ..................... 94
3.2.4. Thường xuyên chăm lo, kiện toàn và nâng cao chất lượng của các cơ
quan quân sự địa phương để phát huy tốt vai trò làm tham mưu cho các cấp
ủy đảng, chính quyền ...................................................................................... 95
3.2.5. Kết hợp chặt chẽ ba mặt: xây dựng, bảo vệ hậu phương và chi viện tiền
tuyến ................................................................................................................ 97
KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 102
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 109

2



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hà Bắc là mảnh đất có truyền thống văn hiến và cách mạng, vùng đất
“địa linh nhân kiệt”, nơi phát tích của vương triều Lý – đã tạo dựng nền văn
minh Đại Việt. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước,
Hà Bắc đã sản sinh nhiều nhân sĩ nổi tiếng làm rạng rỡ non sông đất nước.
Hơn 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Bắc Ninh, Bắc Giang
luôn đoàn kết, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách phấn đấu hoàn thành
xuất sắc mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề
ra. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhất là từ năm 1965 đến
năm 1972 cùng với miền Bắc xã hội chủ nghĩa, quân và dân Hà Bắc đã kiên
cường đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời chi
viện tích cực về người và của cho chiến trường miền Nam. Hà Bắc trở thành
một trong những hậu phương vững mạnh của cả nước, cùng cả nước đánh bại
cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.
Nhắc đến vị trí, vai trò của hậu phương trong chiến tranh cách mạng,
Lênin đã có một luận điểm nổi tiếng: trên thế giới, không có một quân đội nào
có thể giành chiến thắng nếu không có một hậu phương vững chắc. Hậu
phương có một tầm quan trọng bậc nhất đối với tiền tuyến; chính hậu phương
và chỉ có hậu phương không những cung cấp các nhu cầu đủ loại mà cả binh
lính, tình cảm lẫn tư tưởng nữa. Luận điểm trên của Lênin đã khẳng định
trong bất kỳ một cuộc chiến tranh cách mạng nào, đặc biệt là trong cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc nếu muốn giành được thắng lợi nhất định phải xây
dựng được một hậu phương vững mạnh. Bởi vì, hậu phương chính là địa bàn
đứng chân, là nơi triển khai xây dựng và dự trữ tiềm lực chiến tranh cả về
chính trị, quân sự lẫn kinh tế, khoa học kỹ thuật. Hậu phương còn là nơi chi
viện sức người sức của, động viên tinh thần cho tiền tuyến đánh giặc. Hậu


3


phương còn là nơi rút lui củng cố, là bàn đạp tiến công của lực lượng vũ trang
và là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh. Nhận
thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng hậu phương, dưới sự chỉ đạo của
Trung ương Đảng, Đảng bộ đã lãnh đạo quân và dân xây dựng Hà Bắc trở
thành một hậu phương vững mạnh của cả nước. Hậu phương vững mạnh là
điều kiện cơ bản để phát triển lực lượng kháng chiến chiến đấu với địch và
tăng cường khai thác sức người, sức của phục vụ cho kháng chiến.
Trong những năm qua, nghiên cứu về thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
cứu nước ở tỉnh Hà Bắc đã thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều học giả.
Nghiên cứu về vấn đề hậu phương trong kháng chiến ít nhiều đã được đề cập
ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một công trình chuyên khảo
nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về quá trình Đảng bộ Hà Bắc
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ cứu nước. Do vậy, nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà
Bắc thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1965 – 1972 là góp phần làm
sáng tỏ quá trình thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, khẳng
định vai trò quan trọng của hậu phương đối với tiền tuyến trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước. Qua đó rút ra một số bài học lịch sử về công cuộc xây
dựng, bảo vệ hậu phương và chi viện cho tiền tuyến tại Hà Bắc. Làm rõ sự
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương
cách mạng từ năm 1965 đến năm 1972 còn góp phần giáo dục truyền thống
cách mạng địa phương, đồng thời có thể vận dụng vào công cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nước hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và dưới sự hướng dẫn của
PGS. TS. Hồ Khang, em đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Đảng bộ tỉnh
Hà Bắc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1965 đến năm
1972” làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.


4


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm qua, nghiên cứu về thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
cứu nước ở tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang từ năm 1965 – 1972 đã thu hút sự
quan tâm, chú ý của nhiều học giả. Nghiên cứu về vấn đề hậu phương trong
kháng chiến ít nhiều đã được đề cập ở những góc độ khác nhau. Có thể kể
đến các nhóm chính sau:
Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về vai trò của hậu phương
trong cách mạng giải phóng dân tộc, có thể kể đến những công trình sau:
Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước – thắng lợi và bài học của
Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh - Trực thuộc Bộ chính trị, Nxb CTQG, Hà
Nội 1995, Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 – 1975) – thắng lợi và bài
học của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh - Trực thuộc Bộ chính trị, Nxb
CTQG, Hà Nội 2000, cả hai công trình khoa học này đã đề cập đến vấn đề
xây dựng hậu phương dưới góc độ những bài học kinh nghiệm. GS.TS Phan
Ngọc Liên với tác phẩm Hậu phương lớn, tiền tuyến lớn trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), Nxb Từ điển Bách Khoa, HN 2005 nghiên
cứu về mối quan hệ sâu sắc, bền chặt giữa nhiệm vụ cách mạng của hai miền
Nam – Bắc. Trong từng bài viết, tác giả đã đề cập đến những đóng góp của
một số địa phương (Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Nam, Hà Bắc...) đối với tiền
tuyến lớn Miền Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cuốn Hậu phương chiến
tranh nhân dân Việt Nam (1945 – 1975), Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam,
Nxb QĐND, Hà Nội 1997, trình bày vai trò, quá trình xây dựng, bảo vệ và
phát huy sức mạnh của hậu phương trong hai cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta. Tác giả Nguyễn Xuân Tú với công
trình “Hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(1954 – 1975)”, Nxb CTQG, Hà Nội 2009 khẳng định vai trò của hậu phương


5


trong chiến tranh và sự cần thiết phải xây dựng hậu phương miền Bắc trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Liên quan đến vấn đề hậu phương còn có nhiều công trình, bài báo, tác
phẩm đăng trên các tạp chí như: Xây dựng và phát huy hậu phương trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nguyễn Duy Hạnh đăng trên Tạp
chí cộng sản số 12 (1982); Hậu phương Hà Nam trong những năm đầu kháng
chiến chống Mỹ (1954 – 1965), của Nguyễn Duy Hạnh đăng trên Tạp chí
Quân sự số 200 (2008), Vai trò của thanh niên hậu phương miền Bắc trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) của Lê Văn Đạt đăng trên tạp
chí Nghiên cứu lịch sử số 4 (2005); Vài suy nghĩ về hậu phương chiến tranh
nhân dân Việt Nam của Trần Bạch Đằng đăng trên Tạp chí Lịch sử Quân sự
số 3(1993)...
Nhìn chung những công trình nghiên cứu trên ở những khía cạnh khác
nhau đã khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng hậu phương trong
kháng chiến và đề cập đến quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng trong
việc xây dựng các căn đã cung cấp về mặt lý luận và thực tiễn của việc xây
dựng hậu phương ở những thời kỳ khác nhau và những địa điểm khác nhau...
Một số bài viết cũng đã làm rõ đường lối, đặc điểm và rút ra những bài học
kinh nghiệm để xây dựng hậu phương vững mạnh.
Nhóm những công trình nghiên cứu cụ thể về lịch sử địa phương.
Ngoài những công trình nghiên cứu có tính khái quát và mang tính lý luận cao
ở trên, còn có những công trình nghiên cứu cụ thể, trực tiếp về quá trình xây
dựng và thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nước ở tỉnh Hà Bắc như: cuốn Lịch sử Hà Bắc – cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước 1955 – 1975, tập 2, Bộ chỉ huy quân sự Hà Bắc xuất bản năm 1992
đã trình bày những chặng đường đấu tranh quyết liệt của quân và dân Hà Bắc

trong cuộc kháng chiến chống Mỹ để giải phóng quê hương đất nước. Cuốn

6


Bắc Ninh lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975 của Bộ chỉ
huy quân sự tỉnh Bắc Ninh, Nxb QĐND, 2002, các tác giả đã giành trọn hai
chương để phản ánh về cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của toàn quân và
dân Hà Bắc đấu tranh đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Bên cạnh đó, tác phẩm đã chỉ ra năm bài học kinh nghiệm cho Đảng bộ tỉnh
trong lãnh đạo, chỉ đạo quân và dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Tác
phẩm Tổng kết chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng
chiến chống Pháp (1945 – 1954) và chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ
(1965 – 1972) của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh, Nxb QĐND, 2004 đã
tổng kết những chiến công oanh liệt của quân và dân Hà Bắc trong hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Đồng thời, tác
phẩm còn chỉ ra những hạn chế và rút ra các kinh nghiệm trong quá trình
Đảng bộ chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kháng chiến, trong đó có
nhiệm vụ xây dựng hậu phương cách mạng. Các công trình Lịch sử Đảng bộ
tỉnh Bắc Ninh (1926 - 2008), Nxb CTQG, Hà Nội 2010; tác phẩm Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, tập 2 (1954 -1975), Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc
Ninh xuất bản năm 2002; cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, tập 1 (1926 1975), Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang xuất bản năm 2002... đều trình
bày khá chi tiết và cụ thể về quá trình Đảng bộ lãnh đạo, chỉ đạo quân và dân
hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang thực hiện những nhiệm vụ cách mạng trên địa
bàn tỉnh, trong đó có quá trình Đảng bộ Hà Bắc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ
hậu phương trong kháng chiến chống Mỹ. Ngoài ra còn phải kể đến các tác
phẩm như: Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng, tài liệu học tập chính
trị Hà Bắc, Tỉnh đội Hà Bắc xuất bản năm 1967; Lịch sử Đảng bộ thành phố
Bắc Ninh (1926 - 2010), Nxb CTQG năm 2010… cung cấp một số tư liệu cần
thiết về quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong

kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

7


Những công trình nghiên cứu trên ở những mức độ và góc nhìn khác
nhau đều nhấn mạnh đến vai trò của hậu phương trong kháng chiến và ghi
nhận những đóng góp nhất định của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang trong công
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước những năm 1963 – 1975. Tuy nhiên,
chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu toàn diện, hệ thống về
quá trình phát triển, đặc điểm, vai trò của hậu phương cách mạng trên địa
bàn tỉnh nhất là trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Do vậy,
nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Bắc trong thực hiện nhiệm vụ
hậu phương từ năm 1965 đến năm 1972 góp phần làm sáng tỏ quá trình thực
hiện đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng và khẳng định sự cần thiết
phải xây dựng hậu phương cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nước. Tuy nhiên những thành quả nghiên cứu của các công trình, bài viết kể
trên rất bổ ích, đó không chỉ là nguồn tư liệu quý báu, mà còn là những
gợi ý giúp em hoàn thành đề tài luận văn này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu
Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Bắc trong việc thực hiện nhiệm vụ
hậu phương.
- Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung khoa học: Nghiên cứu những chủ trương, chính sách,
biện pháp cơ bản của Đảng bộ tỉnh Hà Bắc đề ra, nhằm xây dựng, bảo vệ hậu
phương và chi viện cho tiền tuyến miền Nam
- Về không gian: Trên phạm vi tỉnh Hà Bắc
- Về thời gian: từ năm 1965 đến năm 1972
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu
Góp phần tái hiện sự lãnh đạo của của Đảng bộ tỉnh Hà Bắc trong quá

8


trình thực hiện nhiệm vụ hậu phương; nêu lên những thành tựu, hạn chế và
rút ra những kinh nghiệm phục vụ hiện tại.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Bắc
trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng hậu phương những năm 1965 – 1972.
- Phân tích những chủ trương Đảng bộ tỉnh Hà Bắc đề ra trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng hậu phương những năm 1965 – 1972 .
- Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Bắc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ
xây dựng hậu phương những năm 1965 – 1972.
- Nêu những thành tựu, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm lịch sử từ
sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Bắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hậu
phương những năm 1965 - 1972.
5. Nguồn tƣ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu và cơ sở lý luận
- Nguồn tư liệu
+ Những báo cáo, chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ các cấp, của các
đơn về thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong kháng chiến chống Mỹ từ năm
1965 đến năm 1972
+ Tư liệu hồi ký của các nhân chứng lịch sử.
+ Các cuốn lịch sử địa phương, lịch sử Đảng bộ địa phương viết về
nhiệm vụ hậu phương trong kháng chiến chống Mỹ.
- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp
lịch sử, phương pháp mô tả, phương pháp thống kê, phương pháp logic và
phương pháp tổng hợp.

- Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác
– Lê nin, quan điểm và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về chiến
tranh cách mạng, xây dựng hậu phương trong kháng chiến.

9


6. Đóng góp của luận văn
Hoàn thành luận văn sẽ đóng góp về mặt tư liệu, sự nhìn nhận khách
quan, toàn diện về quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, bảo vệ hậu phương
và chi viện tiền tuyến của Đảng bộ tỉnh Hà Bắc trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước trong những năm 1965 – 1972.
Những thắng lợi và những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân Hà Bắc
đã đạt được trong nhiệm vụ hậu phương trong kháng chiến chống Mỹ, đây sẽ
là nguồn tài liệu để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ của địa
phương.
Rút ra những nhận xét, bài học kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Hà Bắc
trong việc thực hiện nhiệm vụ hậu Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Bắc
trong thực hiện nhiệm vụ hậu phương giai đoạn 1969 - 1972phương những
năm kháng chiến và có thể vận dụng vào công cuộc xây dựng, bảo vệ quê hương,
đất nước giai đoạn hiện nay.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Bắc
trong thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1965 đến năm 1968
Chương 2: Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Bắc trong thực
hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1969 đến năm 1972
Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm


10


CHƢƠNG 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ BẮC
ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU PHƢƠNG
TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1968
1.1.

Cơ sở lí luận và những yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện nhiệm
vụ hậu phƣơng ở tỉnh Hà Bắc

1.1.1. Cơ sở lí luận
Hậu phương hiểu theo nghĩa nghĩa hẹp là nơi đối xứng với tiền tuyến, có
sự phân biệt rạch ròi bằng yếu tố không gian, là lãnh thổ ngoài vùng chiến sự,
phía sau chiến tuyến, có dân cư và tiềm lực mọi mặt, nhất là về nhân lực, vật
lực, là nơi xây dựng và huy động sức người, sức của, đáp ứng nhu cầu của lực
lượng vũ trang ngoài tiền tuyến”; Theo nghĩa rộng hậu phương được xem là
chỗ dựa, là nơi cung cấp sức người, sức của cho chiến tranh, không phân biệt
rạch ròi với tuyền tuyến về mặt không gian. Hậu phương của chiến tranh có
những cấp độ và hình thức khác nhau: có hậu phương chiến lược, hậu phương
tại chỗ, hậu phương làm căn cứ địa, thậm chí còn có khái niệm hậu phương
lòng dân (dân bao bọc che trở, tạo điều kiện cho cách mạng xây dựng căn cứ
của mình)…
Trong lịch sử quân sự, các nhà quân sự lỗi lạc và những người thầy vĩ đại
của cách mạng vô sản – Mác, Ăng ghen, Lê-nin đều nhấn mạnh đến vai trò
của hậu phương vững chắc, có tổ chức. Ăng ghen đã viết: “Toàn bộ việc tổ
chức và phương thức chiến đấu của quân đội và do đó thắng lợi, thất bại đều
tỏ ra là phụ thuộc vào những điều kiện vật chất, nghĩa là điều kiện kinh tế,

vào chất liệu của con người và của vũ khí, nghĩa là vào chất lượng và số
lượng của cư dân và của cả kĩ thuật”. Còn Lê-nin thì cho rằng: “Trong chiến
tranh, ai có nhiều lực lượng hậu bị hơn, ai có nhiều nguồn lực, ai kiên trì đi
sâu vào quần chúng nhân dân hơn, thì người đó thu được thắng lợi”. Và: “
11


Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có một hậu phương có tổ
chức vững chắc, một đội quân giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự
nghiệp cách mạng cũng đều lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không được vũ
trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng
cho rằng: “khi có chiến tranh, phải huy động và tổ chức tất cả các lực lượng
trong nước để chống giặc”… Nhìn chung, vai trò của hậu phương đều được
các nhà chiến lược, các nhà quân sự đánh giá cao và yêu cầu những người
lãnh đạo quốc gia, những người cầm quân phải quan tâm thường xuyên trong
thời chiến cũng như thời bình. Bởi lẽ, chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối
với mỗi bên tham chiến, trong đó hết thảy lực lượng đều bị thử thách, bị tiêu
hao, nên đòi hỏi phải được bổ sung, phát triển, nhằm đè bẹp đối phương để
chiến thắng.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết sức coi trọng việc xây dựng hậu
phương, xem đó là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định thắng lợi của cách
mạng. Tuân thủ những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về tầm quan
trọng của hậu phương trong chiến tranh cách mạng, vận dụng sáng tạo vào
điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát huy kinh nghiệm xây dựng
hậu phương trong kháng chiến chống Pháp, trong cuộc kháng chiến chống đế
quốc Mỹ xâm lược, Đảng đã tập trung xây dựng miền Bắc thành hậu phương
lớn cho tuyền tuyến lớn miền Nam. Xây dựng CNXH ở miền Bắc nghĩa là
xây dựng cuộc sống mới, tự do, hạnh phúc cho nhân dân miền Bắc, đồng thời
là củng cố miền Bắc thành cơ sở vững chắc về mọi mặt cho việc hoàn thành

cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất
nước nhà. Tại hậu phương, lực lượng dự bị được xây dựng và tăng cường
thường xuyên, sẵn sàng cơ động ra chiến trường, thực hiện các đòn đánh lớn,

12


có tác dụng làm xoay chuyển cục diện chiến tranh có lợi cho ta và bất lợi cho
đối phương
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ hậu
phương ở tỉnh Hà Bắc
Vị trí địa lý
Hà Bắc là một tỉnh cũ ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ Việt Nam, được
thành lập ngày 27 tháng 10 năm 1962 với sự hợp nhất hai tỉnh Bắc
Ninh và Bắc Giang, đến ngày 6 tháng 11 năm 1996 lại tách ra thành hai tỉnh
Bắc Ninh và Bắc Giang riêng biệt. Tỉnh Hà Bắc có 14 huyện và 2 thị xã, bao
gồm thị xã Bắc Giang, thị xã Bắc Ninh và 14 huyện: Lục Nam, Lục
Ngạn, Sơn Động, Yên Thế, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên, Việt Yên, Yên
Dũng, Gia Lương, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Sơn, Yên Phong, trung tâm
tỉnh lỵ đóng ở thị xã Bắc Giang. Tỉnh Hà Bắc có đủ cả ba vùng: đồng bằng,
miền núi và trung du. Diện tích 4.616 km2. Dân số 1.891.700 người (1985)
[45; tr13].
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Hà Bắc là tỉnh
có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng. Phía Bắc và Đông Bắc giáp
tỉnh Lạng Sơn, Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam
giáp tỉnh Hải Hưng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Thái, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh
Phú và thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lí đó, Hà Bắc trở thành con đường chủ
yếu tiếp nhận hàng viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa cho việc chiến đấu,
xây dựng kinh tế của miền Bắc và chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Quốc lộ
1A, đường 18A, quốc lộ 38B, quốc lộ 16, quốc lộ 34 đặc biệt là hai tuyến

đường sắt Lạng Sơn – Hà Nội và đường sắt Kép – Bắc Thái là những tuyến
đường giao thông huyết mạch của cả nước. Sân bay Kép ở huyện Lạng
Giang đóng vai trò quan trọng trên tuyến phòng thủ biên giới phía Bắc. Hệ
thống sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình, sông Lục Nam, sông Thương...
13


và một mạng lưới các tuyến đường liên huyện, liên xã không chỉ tạo điều kiện
thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và sinh hoạt của dân cư trong tỉnh mà còn
tạo nên một mạng lưới giao thông thủy – bộ quan trọng, kết nối các địa
phương trong tỉnh và nối liền tỉnh Hà Bắc với các tỉnh khác trong vùng đồng
bằng Bắc Bộ.
Chính địa thế chiến lược đó mà trong cuộc kháng chiến chống chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Hà Bắc là một trong những nơi trọng điểm bị
đế quốc Mỹ tập trung bắn phá ác liệt.
Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
Hà Bắc có mạng lưới sông ngòi phân bố tương đối dày và đều khắp ở
các huyện trong tỉnh. Sông Cầu, sông Thái Bình, sông Thương, sông Hồng và
sông Lục Nam là năm con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh. Dòng sông thường
gây lũ lụt làm cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân gặp nhiều khó
khăn. Song, chính những dòng sông đó là nơi thường xuyên bồi đắp phù sa
màu mỡ cho ruộng đồng, là nơi cung cấp nước tưới cho lúa màu tươi tốt. Hệ
thống sông ngòi dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán, giao
thương, vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược… giữa các huyện trong
tỉnh, giữa tỉnh với các tỉnh khác trong cả nước bằng đường thủy. Đặc biệt,
trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, dòng sông với đôi bờ đã trở thành những
chiến tuyến tự nhiên để quân và dân Hà Bắc chống giặc ngoại xâm.
Hà Bắc nằm trên địa bàn chiến lược, cơ động có cả ba vùng đồng bằng,
trung du và miền núi. Rừng núi của Hà Bắc chiếm 46,6% diện tích tự nhiên
của tỉnh, với nhiều dãy núi cao thấp nối liền nhau. Những dãy núi cao thấp có

cả ở ba vùng đồng bằng, trung du, miền núi đã tạo nên những địa hình phức
tạp không chỉ tạo nên những cảnh quan hùng vĩ mà còn tạo điều kiện thuận
lợi cho sự nghiệp cách mạng của tỉnh. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, rừng núi chính là nơi ẩn náu và hoạt động chủ yếu của các lực lượng vũ

14


trang và nhân dân trong tỉnh. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông đường bộ,
đường sắt, đường sông của tỉnh tương đối hoàn chỉnh, có nhiều giao điểm với
các đường giao thông huyết mạch của cả nước không chỉ tạo điều kiện thuận
lợi cho việc đi lại, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng trong tỉnh, giữa
tỉnh với cả nước mà đó còn là những con đường vận tải huyết mạch để nối
liền hậu phương Hà Bắc với chiến trường miền Nam.
Là một tỉnh đông dân nằm trong vùng trọng điểm của đồng bằng Bắc
Bộ, Hà Bắc có diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ phì nhiêu, sông ngòi dày
đặc, khí hậu nhiệt đới gió mùa, dân cư đông đúc… là những điều kiện thuận
lợi cho ngành nông nghiệp sớm hình thành và phát triển ở đây. Nông nghiệp
được coi là cái gốc, nền tảng của cuộc sống cũng như xuất phát điểm cho mọi
hành động ứng xử khác trong gia đình và xã hội của người dân Hà Bắc. Vì
sống bằng nghề nông là chủ yếu nên làng xã là nơi quần cư chủ yếu. Những
làng xóm nhỏ nằm rải rác giữa những đồng lúa mênh mông, lại được bao bọc
bởi lũy tre xanh tốt, dày đặc trở thành điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng
căn cứ chiến đấu, tổ chức sản xuất, huy động sức người sức của cho kháng
chiến và làm tròn nghĩa vụ của hậu phương kháng chiến.
Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, các ngành thủ công nghiệp, công
thương nghiệp của Hà Bắc cũng được hình thành từ rất sớm. Hà Bắc nổi tiếng
khắp cả nước với hơn 60 ngành nghề thủ công truyền thống như: gốm Thổ
Hà, đúc đồng Đại Bái, cày bừa Đông Xuất, rèn Đa Hội, tơ lụa Đình Cả, giấy
Đáp Cầu… Người dân Hà Bắc không chỉ thông minh, sáng tạo, cần cù, chịu

khó mà còn khá năng động, ít bảo thủ sẵn sàng tiếp thu những tư duy và
phương thức kinh tế mới để làm giàu cho quê hương, đất nước.
Truyền thống lịch sử văn hóa
Là vùng trung tâm và chiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa,
Hà Bắc vốn nổi tiếng là vùng đất giàu truyền thống văn hiến, cách mạng.

15


Hà Bắc được biết đến là mảnh đất có truyền thống khoa bảng. Trong
lịch sử khoa cử của các triều đại kể từ khoa thi đầu tiên (1075) đến khoa thi
cuối cùng (1919), trong 845 năm cả nước có 188 Khoa (đại Khoa) và 2971
khoa bảng (cả tiến sĩ và phó bảng) người Hà Bắc dự thi 145 Khoa, đỗ được
677 tiến sĩ, chiếm hơn 1/4 tiến sĩ cả nước [53; tr17]. Trạng nguyên là học vị
cao nhất, vinh dự nhất trong khoa cử thời xưa thì Hà Bắc có hơn 1/3 số trạng
nguyên cả nước, chưa kể những người đỗ đầu thi đình trong những kỳ thi
không lấy đỗ trạng nguyên. Nếu lấy học vị đại khoa (thái học sinh, tiến sĩ, tam
khôi) là mốc để xét, thì đất Hà Bắc có số lượng đỗ nhiều, đỗ cao và nhiều
người đỗ trẻ nhất so với cả nước. Trong hơn tám trăm năm lịch sử, quê hương
Kinh Bắc đã có nhiều làng quê được vinh danh là “Văn vật danh hương”, hay
“Văn vật sở đô”, có làng được gọi là "Làng nghè" (nghè là tên nôm của học vị
tiến sĩ) như làng Kim Ðôi (nay thuộc huyện Quế Võ), làng Tam Sơn (nay
thuộc huyện Tiên Sơn), làng Tiến sĩ Yên Ninh (Việt Yên), Song Khê (Yên
Dũng), làng Quận công (Đông Lỗ - Hiệp Hòa)... Có dòng họ nhiều đời nối
tiếp cha con, anh em đồng khoa, đồng triều như dòng họ Thân ở Yên Ninh
(Yên Dũng nay thuộc Việt Yên), dòng họ Nguyễn ở Vĩnh Kiều (xưa thuộc
Ðông Ngàn nay thuộc Tiên Sơn)... Có gia đình sinh 5 con trai đều đỗ tiến sĩ
cả 5 người và người đỗ trẻ nhất là Nguyễn Nhân Thiếp - đỗ tiến sĩ năm 15
tuổi (khoa thi năm 1466)... Truyền thống hiếu học của nhân dân Hà Bắc tiếp
tục được giữ gìn và phát huy cao độ từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.

Hà Bắc tự hào là quê hương của đồng chí Ngô Gia Tự, đồng chí Nguyễn Văn
Cừ - là những học trò suất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh, những người chiến
sĩ cộng sản đầu tiên sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam.
Bên cạnh truyền thống hiếu học, Hà Bắc còn là vùng đất có truyền
thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Hàng nghìn năm trong lịch sử chống
ngoại xâm, vùng đất và con người Kinh Bắc được lịch sử cả nước giao cho

16


trọng trách là "đất phên dậu phía Bắc của Thăng Long"- một thế đứng: trước
mắt là kẻ thù mạnh, hung hãn, luôn mang dã tâm xâm lược, đằng sau là kinh
đô - danh dự thiêng liêng của đất nước buộc phải giữ gìn, bảo vệ.
Vào những thế kỷ đầu công nguyên, khi chính quyền phong kiến
phương Bắc xâm lược nước ta, áp bức bóc lột nhân dân ta vô cùng tàn bạo.
Ngay từ những năm 40, không chịu nổi ách áp bức bóc lột tàn bạo của Thái
thú Tô Định, từ vùng núi Mê Linh, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa, cùng
với các tướng sĩ kéo quân đánh vào thủ phủ Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc
Ninh), nhân dân xứ Kinh Bắc đã tham gia khởi nghĩa giải phóng đất nước.
Dấu ấn về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng còn để lại là hàng loạt các di tích quanh
thành Luy Lâu ở huyện Thuận Thành thờ các danh tướng của Hai Bà Trưng.
Vào thế kỷ VI, dưới cờ khởi nghĩa của Lý Nam Đế và danh tướng Triệu
Quang Phục, nhân dân Bắc Ninh, Bắc Giang đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa
đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương. Các danh tướng họ Trương là Trương
Hống, Trương Hát quê ở Vân Mẫu (Vân Dương, thành phố Bắc Ninh) đã một
lòng trung quân ái quốc “sinh vi lương tướng, tử vi thần”- sống anh hùng
đánh giặc, chết hiển linh làm thần, được trên 370 làng xã dọc sông Cầu thờ
làm Thành Hoàng gọi là đức “Thánh Tam Giang”.
Đến thế kỷ XI, vương triều nhà Lý có nhiều công lao “bình Chiêm,
phạt Tống”, đặc biệt vào triều Vua Lý Nhân Tông, dưới sự chỉ huy của Thái

uý Lý Thường Kiệt, quân dân Bắc Ninh, Bắc Giang đã tham gia đánh bại
hàng chục vạn quân xâm lược Tống ở chiến tuyến sông Như Nguyệt (tức sông
Cầu) thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh – Bắc Giang ngày nay.
Trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông - Nguyên ở
thế kỷ XIII, dưới sự lãnh đạo thiên tài của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn,
nhân dân Bắc Ninh, Bắc Giang cùng nhân dân cả nước đã đập tan ba lần tiến
quân xâm lược của ngoại xâm. Âm vang cuộc kháng chiến chống quân xâm

17


lược Mông Nguyên vẫn còn ở những địa danh: Nội Bàng, Bình Than, Vạn
Kiếp.... Những triều đại tiếp theo, nhân dân Bắc Ninh, Bắc Giang tiếp tục nổi
tiếng là đất của các bậc anh hùng hào kiệt có công đánh giặc giữ nước.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công cửa biển Đà Nẵng, chính
thức phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1973, khi thực
dân Pháp tiến đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất ngay lập tức vấp phải làn sóng yêu
nước của các sĩ phu và nhân dân Bắc Ninh, Bắc Giang. Dưới sự lãnh đạo của
Nguyễn Cao, Hoàng Văn Hoè các đội quân nghĩa dũng của Bắc Ninh đã tiêu
diệt nhiều đồn bốt của địch ở Gia Lâm, Hà Tây, Hà Nội và Bắc Ninh. Đầu
năm 1882, thực dân Pháp lại tiến hành xâm lược Bắc kỳ lần thứ hai, nhân dân
Bắc Ninh, Bắc Giang liên tục đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.
Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Bắc Ninh, Bắc Giang nổ ra như
cuộc khởi nghĩa của đội quân “Tam tỉnh nghĩa đoàn” do Nguyễn Cao chỉ huy
đánh nhiều trận, khiến quân Pháp khiếp vía kinh hồn… Tiêu biểu hơn cả là
cuộc khởi nghĩa Yên Thế do người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám lãnh
đạo kéo dài gần 30 năm (1884 -1913), thực dân Pháp nhiều lần phải huy động
lực lượng lớn mới đàn áp được nghĩa quân. Mặc dù thất bại, song tinh thần
yêu nước, tinh thần kháng chiến chống Pháp của Nguyễn Cao, Hoàng Hoa
Thám… mãi là ngọn lửa thắp sáng truyền thống yêu nước đánh giặc của nhân

dân Hà Bắc.
Những năm đầu thế kỷ XX, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đem ánh sáng
chủ nghĩa Mác - Lênin về con đường làm cách mạng giải phóng giai cấp, giải
phóng dân tộc truyền bá vào nước ta giữa lúc phong trào yêu nước của nhân
dân và phong trào công nhân đang phát triển. Trên quê hương Kinh Bắc xuất
hiện những người con ưu tú như Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ - những nhà
cách mạng tiền bối, có công lớn trong việc gây dựng cơ sở và phát triển
phong trào cách mạng ở tỉnh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

18


nhân dân Bắc Ninh, Bắc Giang đã đóng góp nhiều công sức và xương máu
góp phần cùng cả nước giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Hà Bắc vừa chiến đấu, vừa
tích cực tăng gia sản xuất, bảo vệ vững chắc địa bàn tỉnh. Với các khẩu hiệu
“thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “tất cả cho tiền
tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” Hà Bắc luôn hoàn thành xuất
sắc nghĩa vụ hậu phương cách mạng.
1.2. Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phƣơng
1.2.1 Lãnh đạo xây dựng tiềm lực hậu phương.
Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Bắc
Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng
Sau hiệp định Giơnevơ, đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền
với hai chế độ chính trị – xã hội khác nhau. Miền Bắc được hoàn toàn giải
phóng đi lên xây dựng CNXH. Đó là một chuyển biến cực kì trọng yếu quyết
định phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.
Trong khi đó, Miền Nam còn bị đặt dưới ách thống trị của đế quốc Mĩ và
chính quyền thân Mĩ - Ngô Đình Diệm, nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân chưa hoàn thành. Trước tình hình đó, Đảng đã lãnh đạo nhân dân

hai miền Bắc – Nam tiến hành đồng thờ hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng
khác nhau. Đảng xác định Miền Bắc là hậu phương lớn và Miền Nam là tiền
tuyến lớn. Miền Bắc tiến lên CNXH, thực hiện cải tạo CNXH và bước đầu
phát triển kinh tế, xã hội, làm cơ sở tiền đề vững chắc cho cách mạng miền
Nam phát triển. Miền Bắc là hậu phương lớn, có vai trò quyết định nhất đối
với sự phát triển của cách mạng cả nước, đối với sự nghiệp thống nhất đất
nước. Vì thế, Miền Bắc phải có mối quan hệ gắn bó và cùng phối hợp với
miền Nam tạo điều kiện cho nhau phát triển. Thắng lợi giành được ở mỗi
miền là thắng lợi chung cho cách mạng ở cả hai miền.

19


Bước sang năm 1965, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ở cả hai miền
Nam – Bắc đều giành được những thắng lợi to lớn. Miền Bắc đã hoàn thành
công cuộc cải tạo XHCN và bước đầu tiến hành xây dựng kinh tế xã hội chủ
nghĩa thông qua kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961 – 1965). Ở miền Nam
chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn
đang đứng trước nguy cơ bị phá sản. Trước tình hình đó, đế quốc Mỹ đã ồ ạt
đưa quân vào miền Nam Việt Nam và tiến hành chiến lược “chiến tranh cục
bộ” để thay thế cho chiến lược “chiến tranh đặc biệt” đang trên đà phá sản.
Đồng thời, đế quốc Mỹ cũng mở rộng các hoạt động không quân, hải quân
nhằm leo thang đánh phá miền Bắc, hòng khuất phục và ngăn chặn sự chi
viện của miền Bắc đối với cách mạng miền Nam. Ngày mùng 5 – 8 – 1964
Mỹ đã dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ từ đó lấy cớ để ném bom bắn phá một
số nơi ở miền Bắc. Đến ngày 7 – 2 – 1965, Mĩ chính thức phát động cuộc
chiến tranh phá hoại ra miền Bắc lần thứ nhất.
Âm mưu của Mỹ khi đem quân bắn phá ra miền Bắc nhằm: phá tiềm
lực kinh tế quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,
ngăn chặn nguồn chi viện ở nước ngoài vào miền Bắc và của miền Bắc vào

miền Nam; uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân
Việt Nam ở hai miền; và nhằm trấn an tinh thần của quân đội Sài Gòn với
tuyên bố “đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá” [36; tr201]. Để thực hiện âm
mưu bắn phá miền Bắc Việt Nam, đế quốc Mỹ đã huy động một lực lượng
không quân, hải quân lớn, hiện đại bao gồm hàng nghìn máy bay phản lực (50
loại khác nhau trong đó có B52 và F111) cùng với hàng trăm tàu chiến, nhiều
vũ khí tối tân hiện đại tập trung bắn phá các mục tiêu quân sự, các đầu mối
giao thông, các công trình thủy lợi, các nhà máy xí nghiệp, khu đông dân
thậm chí là cả bệnh viện, trường học, nhà trẻ, các công trình di tích lịch sử,
văn hóa.... Máy bay tàu chiến của Mỹ bắn phá mọi nơi, mọi lúc trong mọi thời

20


×