Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, Đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 19 trang )

CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN ở NƯỚCTA
HIỆN NAY THEO Tư TƯỞNG Hổ CHÍ MINH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Phạm Thị Thúy Vân*

Tóm tắt: Trong lịch sử đấu tranh của Đảng, rất nhiều cán bộ, đảng viên đã
phát huy vai trị tiên phong của mình trên mặt trận chống nghèo nàn, lạc hậu,
lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn, gian khổ đê xây dựng cuộc sống mới.
Nhưng bên cạnh đó vẫn cịn một bộ phận cán bộ, đảng viên mà đạo đức, phẩm
chất còn thấp kém bởi họ còn mang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ
đến lợi ích của riêng mình trước hết. Trước thực tế đó, việc trở lại với tư tưởng
Hồ Chí Minh, thực hiện những di huấn của Người về chống chủ nghĩa cá nhân
nhằm nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên là một vắn đề có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Từ khóa: Chủ nghĩa cá nhân, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chống chủ nghĩa cá nhân.
1.

ĐẶT VẤN ĐÊ

H ồ Chí M inh là m ột trong n h ữ n g nh à tư tưởng, m ột lãnh tụ cách
m ạng thế giới đả bàn nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức.
Người từng nêu lên m ột chân lý rất giản dị m à lại vô cùng sâu sắc, đó
là "m uốn làm cách m ạng thì phải có đạo đức cách m ạng". Đạo đức
cách m ạng là điều kiện hàng đầu, là điều kiện tiên q uyết đối với người
cách m ạng. Nó cịn là giá trị thuộc về n h ân cách của m ỗi người, là sức
m ạnh đảm bảo cho người cách m ạng có thể đi đ ến cùng để thực hiện
lý tưởng và m ục tiêu của m ình. Trong khi xây dựng, bồi dư ỡng phẩm
chất đạo đức mới, C hủ tịch H ồ Chí M inh củng yêu cầu phải đồng thời
chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức trong đời sống h àn g ngày. Nói
cách khác, để xây d ự n g đạo đức mới, đạo đức xã hội chủ nghĩa thì phải
quét sạch chủ nghĩa cá nhân.


NCS, Khoa Khoa học Chính trị, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN


CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN TRO N G CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN ở N ư ớ c T A .

Bàn về chủ nghĩa cá nhân, Chủ tịch Hồ Chí M inh ln có m ột
quan niệm n h ất q u án và hệ th ố n g ở tất cả các khía cạnh và lát cắt của
nó. Theo Người, "chủ nghĩa cá nhân là m ột kẻ địch h u n g ác của chủ
nghĩa xã hội" (Hồ Chí M inh, 2011c, tr. 611). Người nhấn m ạnh, chủ
nghĩa cá n h ân là "so bì đãi ngộ: lương thấp, cao, quần áo đẹp, xấu, là
uể oải, m uốn nghỉ ngơi, h ư ở n g thụ, an nhàn" (Hồ Chí M inh, 201 lc,
tr.249); "chủ nghĩa cá n h ân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của
m ình, k h ơ n g q u an tâm đ ến lợi ích ch u n g của tập thể" (Hồ Chí M inh,
201 ld , tr.90]; hoặc "C hủ nghĩa cá n h ân , lợi m ình hại người, tự do vơ tổ
chức, vồ kỷ luật và n h ữ n g tính xấu khác" (Hồ Chí M inh, 2011d, tr.166).
"C hủ n ghĩa cá n h ân trái ngược với đạo đức cách mạng, nếu nó cịn
lại trong m ình, d ù là ít thơi, thì nó sẽ chờ dịp để p h át triển, để che lấp
đạo đức cách m ạng, để ngăn trở ta m ột lòng m ột dạ đấu tranh cho sự
nghiệp cách m ạng" (Hồ Chí M inh, 201 lc, tr.602).
N h ư vậy, theo q u an điểm của C hủ tịch Hồ Chí M inh, dù xem xét ở
góc độ nào thì chủ nghĩa cá n h ân cũng là đề cao, tuyệt đối hóa lợi ích cá
nhân, làm gì cũng n g h ĩ đến m ìn h trước hết, m uốn mọi người vì m ình
mà k h ơ n g m uốn m ìn h vì m ọi người. Có thể tìm thấy định nghĩa ngắn
gọn n h ấ t về chủ nghĩa cá n h ân trong tư tưởng Hồ Chí M inh n h ư sau:
Chủ nghĩa cá nhân là trái ngược với đạo đức cách mạng; trái với chủ nghĩa tập
thể, cái ỳ trái với đạo đức

cách m ạng đều

là chủ nghĩa cá nhân. Thế nên, theo


Người, th ắn g lợi của ch ủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của
cuộc đ ấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.
H iện nay, Đ ảng ta đ ã bước đầu thực hiện thành công công cuộc
đổi mới, rất n hiều cán bộ, đ ản g viên đã p h át h uy vai trò tiên ph o n g
của m ìn h trên m ặt trận chống nghèo nàn, lạc hậu, lãnh đạo n h ân dân
vượt q ua mọi khó khăn, gian kh ổ để xây dự ng cuộc sống mới. N h ư n g
bên cạnh đó vẫn còn m ột bộ p h ậ n cán bộ, đảng viên mà đạo đức, phẩm
chất còn th ấp kém bởi họ vẫn m ang n ặn g chủ nghĩa cá nhân, việc gì
cũng n g h ĩ đến lợi ích của riêng m ình trước hết. Điều này có ản h h ư ởng
lớn đ ến sức chiến đấu, đ ến vai trò lãnh đạo của Đ ảng và sự tồn vong
của chế độ.Trước thực tế đó, việc nghiên cứu thực trạng và đưa ra m ột
số giải p h áp chủ yếu n h ằm chống chủ nghĩa cá n h ân trong cán bộ,


P hạm Thị Thúy V ã n

đảng viên theo tư tư ở n g Hồ Chí M inh là một vấn đề có ý nghĩa quan
trọng cả về lý lu ận và thực tiễn.
2.

NỘI DUNG

2.1. Thực trạng chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay

*

Đánh giá chung về thực trạng chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận

cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay

M ột là, chủ nghĩa cá n h ân là sản phẩm của chế độ cũ n h ư n g trong

giai đoạn h iện n ay nó vẫn có d ấu hiệu nảy sinh và p h át triển.
T hàn h tự u của 30 năm đổi mới ở nước ta là to lớn và có ý nghĩa
lịch sử. M ột trong n h ữ n g n h ân tố hàng đ ầu tạo n ên thành tự u đó ]à "đa
số", "số đơng" cán bộ, đ ản g viên giữ vững được đạo đức cách m ạng, có
lối sống làn h m ạnh, giản dị, gắn bó với n h ân dân. Tuy vậy, sự nghiệp
30 năm đổi mới cũ n g cho thấy m ặt đối lập của đạo đức cách m ạng - chủ
nghĩa cá n h ân đ an g đ ặt ra n h ữ n g vấn đề gay gắt, rất đ án g lưu tâm.
Số cán bộ, đ ản g viên của Đ ảng lú n sâu vào chủ nghĩa cá n h ân ngày
càng nhiều. Ở Đại hội VI, biểu hiện của nó mới chỉ là "n h ữ n g hiện
tượng tiêu cực tro n g n hiều lĩnh vực của cuộc sống" (Đảng Cộng sản
Việt N am , 1987, tr.7). Sang Đại hội VII, biểu hiện của chủ nghĩa cá n h ân
là "có m ột bộ p h ậ n đ ản g viên thoái hóa, hư hỏng" (Đảng Cộng sản
Việt N am , 1991, tr. 47). Đại hội VIII, sự gia tăng rất đáng lo ngại của chủ
nghĩa cá n h â n đã được Đ ảng tiếp tục khẳng định: "N ạn th am nhũ n g ,
bn lậu, lãng p h í của công chưa ngăn chặn được. Tiêu cực trong bộ
máy N hà nước, đ ả n g và đoàn thể, trong các doanh nghiệp nhà n ư ớ c,...
và cả trong h o ạt đ ộ n g của nhiều cơ quan thi hành luật p h á p ,... nghiêm
trọng kéo dài",... m à th ủ p h ạm chính là "khơng ít cán bộ, đ ản g viên
phai n h ạt lý tư ở n g cách m ạng, tha hóa về phẩm chất, đạo đức; sức
chiến đấu của m ộ t bộ p h ận tổ chức cơ sở đảng suy yếu" (Đảng Cộng
sản Việt N am , 1996, tr.64-67). Đ ến Đại hội IX, tính chất nghiêm trọng
của chủ n g h ĩa cá n h â n tiếp tục được Đ ảng ta n h ấn m ạnh: "N ạn tham
n h ũ n g d iễn ra n g h iêm trọng, kéo dài gây bất bình trong n h â n d ân và
là m ột n g u y cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta",... m à th ủ p h ạm
là "n h ữ n g cán bộ, đ ả n g viên, công chức ở bất cứ cấp nào, lĩnh vực


CHỐNG CHỦ N GH ĨA CÁ NHÂN TRO NG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN ở N Ư Ớ C T A ...


nào lợi d ụ n g chức qu y ền để tham n hũng" (Đảng C ộng sản Việt N am ,
2001, tr.50-51). Tiếp là Đại hội X, biểu hiện của chủ nghĩa cá n h â n được
nhấn m ạnh: "M ột bộ p h ậ n cán bộ, đảng viên, kể cả m ột số cán bộ chủ
chốt các cấp yếu kém về ph ẩm chất, năng lực và tinh th ần trách nhiệm ,
vừa thiếu tính tiên phong, gương mẫu, vừa kh ô n g đ ủ trìn h độ, n ăn g
lực hồn th à n h nhiệm vụ" (Đảng Cộng sản Việt N am , 2006, tr.16). Đặc
biệt, trong Văn kiện Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, Đ ảng ta đã n êu rõ
biểu hiện của chủ nghĩa cá n h ân là: "Tinh trạng suy thối về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham n h ũng, lãng phí, hư h ỏ n g trong
một bộ p h ận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp cao, chưa được
đẩy lùi m à thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm
xói m ịn lịng tin đối với Đ ảng" (Đảng Cộng sản Việt N am , 2012, tr.13).
N hư vậy, ở nước ta hiện nay, chủ nghĩa cá n h ân đ an g có xu h ư ớ n g và
cơ hội đ ể p h á t triển. Đây là biểu hiện của m ột sự "tha hóa" mới, trái với
bản chất của sự p h át triển cá n h ân và xã hội trong chế độ m à ch ú n g ta
đang xây dựng.
Hai là, trong giai đ o ạn hiện nay, chủ nghĩa cá n h ân kh ô n g chỉ

dừng lại ở n h ữ n g h àn h đ ộ n g đơn lẻ của cá n h ân m à thậm chí cịn biểu
hiện bằn g sự cấu kết của m ột nhóm người dưới d an h nghĩa tập thể.
Thực tế cho thấy, chính sự biến tướng của chủ nghĩa cá n h ân dưới
hình thức tập thế mới là nguy cơ đ án g lo ngại, n h ất là đối với m ột
Đ ảng cầm quyền. N guy hiểm hơn, là sự cấu kết của m ột n h ó m người
có quyền, có chức với n h au để m ưu lợi ích riêng cho họ, lúc đó tập thể
chân chính chỉ cịn là cái bình ph o n g che đậy n h ữ n g đ ộ n g cơ và h àn h
vi của n h ữ n g kẻ cá n h â n chủ nghĩa. N hư vậy, chủ nghĩa cá n h ân ở đây
không d ừ n g lại ở n h ữ n g h àn h động đơn lẻ của cá n h â n nữ a m à nó
được biểu hiện bằng sự cấu kết của m ột số người. N h ữ n g người ấy lại
vẫn tỏ ra m ình đ an g vì tập thể, đem lại lợi cho tập thể. Rõ ràng, "tập

thể" n h ư thế khơng phải là m ột tập thể chân chính nữa m à nó đã bị lợi
dụng, bị thao túng bởi chủ nghĩa cá n h ân ở m ột số cá n h â n có quyền,
có chức. Thực chất đây là biến tướng của chủ ng h ĩa cá n h â n dưới h ìn h
thức "tập thể" th ông qua sự cấu kết chặt chẽ với n h a u của m ột nhóm
người có quyền, có chức để đục khoét tài sản, tiền bạc của N h à nước,


Phạm Thị Thúy Vân

của n h ân dân. N h ư vậy, sự biến tướng của chủ nghĩa cá n h ân thực sự
gây n g u y hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.
Ba là, trong tìn h h ìn h hiện nay số cán bộ, đ ản g viên bị chủ nghĩa

cá n h ân chi phối ngày càng đa dạng và phức tạp.
C hủ thể của căn bệnh chủ nghĩa cá nhân là nhữ n g người có chức
vụ, quyền hạn, đã lợi d ụ n g địa vị của m ình làm trái p h áp luật để m ưu
lợi cá n h ân . Đó là n h ữ n g người có chức vụ, quyền hạn làm việc trong bộ
m áy N hà nước ở các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; họ thường
là n h ữ n g người có q trình cơng tác và cống hiến nên có nhiều kinh
nghiệm , là n h ữ n g người có quan hệ rộng và có uy tín xã hội n h ất đ ịn h
và thậm chí có thế m ạnh về kinh tế. Bộ p h ận cán bộ, đ ản g viên này có
m ặt ở tất cả các cấp từ xã, phường, thị trấn đến quận, huyện, từ tỉnh,
th àn h p h ố đến bộ, ng àn h ở Trung ương. Họ cũng có m ặt ở tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội. N gay cả n h ữ n g lĩnh vực được coi ]à tôn
nghiêm , cấm kỵ n h ư Tịa án, Viện Kiểm sát, trong các chương trình xóa
đói, giảm nghèo, đ ền ơn, đáp nghĩa, chính sách đối với thương binh,
gia đ ìn h liệt sĩ,... cũng diễn ra tình trạng cố ý làm trái p h áp luật, tham
nh ũ n g , hối lộ.
* N h ữ n g thành công của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân:
Thứ nhất, công tác tuyên truyền, giáo dục và truyền thông về


chống chủ nghĩa cá n h ân trong cán bộ, đảng viên được triển khai có
hiệu quả, gắn với việc đẩy m ạnh Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ C hí M inh.

Trong cơng cuộc đổi mới, cơng tác tun truyền, giáo dục chính h'ị
tư tư ở ng theo tin h th ần đổi mới tư du y đã giải quyết được nhiều vấn
đề lý lu ận có ỷ nghĩa cơ bản và cấp bách nhằm khắc phục ản h hưởng
xấu của chủ nghĩa cá nhân, n ân g cao đạo đức cách mạng. Cụ thể, đợt
học tập tư tư ở ng H ồ Chí M inh theo chỉ thị số 23 - CT/TW của Ban
Bí th ư khóa IX, Cuộc vận đ ộ n g Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí M in h theo Chỉ thị số 06 - CT./TYV của Bộ Chính trị khóa X, Chỉ

thị số 03 - CT/TVV về Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí M inh và N ghị quyết Trung ương 4 khóa XI vừa


CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIẼN ở Nước T A .

qua đã trở th àn h n h ữ n g sinh hoạt chính trị rộng lớn có tác d ụ n g giáo
dục, nân g cao ý thức học tập, rèn luyện, tu dư ỡng đạo đức, lối sống
theo gương Bác Hồ vĩ đại trong Đ ảng và trong xã h ội.về vấn đề này,
Đại hội XI của Đ ảng củng kh ẳn g định: "Cơng tác tun truyền, giáo
dục chính trị, tư tưởng có đổi mới. Coi trọng hơn nhiệm vụ xây d ự n g
đạo đức trong cán bộ, đảng viên và n h ân dân; tập tru n g chỉ đạo có kết
quả bước đầu cuộc vận đ ộ n g Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí M inh, gắn với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng" (Đ ảng Cộng

sản Việt N am , 2011, tr.161).
Riêng đối với Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí M inh đ an g diễn ra hiện nay là sự thể hiện quyết tâm mới, nỗ lực

mới của Đ ảng ta trên con đư ờng đấu tranh khắc phục suy thoái đạo
đức, đẩy lùi và tẩy trừ chủ nghĩa cá nhân. Tổng kết năm 2010 và nhìn
lại 4 năm triển khai Cuộc vận động (2006 - 2010), Ban Chỉ đạo Trung
ương đã kh ẳn g định: "Q ua 4 năm triển khai, Cuộc vận đ ộ n g đã đi vào
cuộc sống, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và bước đ ầu tạo
chuyển biến trong việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí M inh.
Trên thực tế, việc triển khai nghiêm túc cuộc vận động đã có tác d ụ n g
trực tiếp đ ến việc phịng, chống suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống trong cán bộ, đảng viên" (Vũ Văn Phúc, 2011, tr.147).
Thư hai, cỏng tác tự ph ê bình và phê bình, nêu cao tính tiền p h o n g

gương m ẫu của cấp trên được đẩy m ạnh đã có tác d ụ n g răn đe, cảnh
báo, ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong
m ột bộ p h ận cán bộ, đ ản g viên.
Hiện nay, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong m ột bộ
p h ận cán bộ, đảng viên ở nước ta đã có nhữ ng dấu hiện tích cực n h ất là
từ sau khi tiến h àn h thực hiện Nghị quyết Trung ương Đ ảng lần th ứ 4
khóa XI, m à vũ khí chủ yếu và sắc bén n h ất là tự phê bình và ph ê bình
trong Đảng. N hờ đó, "cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được
nhiều kết quả tích cực; năng lực lãnh đạo và sức chiến đ ấu của Đ ảng
từng bước được đổi mới; vai trò lãnh đạo của Đ ảng từng bước được giữ
vững, niềm tin của n h ân dân với Đ ảng từng bước được củng cố; đội
ngũ cán bộ, quản lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều


P hạm Thị Thúy V ân

mặt"(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2012, tr.18). Thơng qua cơng tác tụ p h ê

bình và phê bình, mỗi tổ chức, mỗi cán bộ, đảng viên có điều kiện "nhìn
nhận lại mình, suy ngẫm về m ình, tự chấn chỉnh lại mình, xốc lại đội n g ủ
để làm cho Đ ảng ta ngày càng trong sạch, vững m ạnh và củng cố niềm
tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân với Đảng" (Ban Tuyên giáo Trung
ương, 2012: tr.310). Thực tế vừa qua cho thấy, ngay trong quá trình chuẩn
bị và tiến hành tự kiểm điểm, phê bình theo N ghị quyết Trung ương 4,
công tác này cũng đã tạo được m ột số chuyển biến khá rõ như: Phát h u y
ngay các nhân tố tích cực, siết lại kỷ luật, kỷ cương, có tác d ụ n g cảnh
báo răn đe, cảnh tỉnh và góp phần ngăn chặn các hành vi tiêu cực. Trong
Báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể và cá nhẵn Bộ Chính
trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa X I, Đ ảng ta đã

khẳng định: "Tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tự giác xem xét, nhìn
lại m ình để phát huy ưu điểm, tiếp thu ý kiến góp ý và sửa chữa ngay
một số khuyết điểm, góp phần đẩy m ạnh thực hiện các chủ trương, nghị
quyết của Đảng, trong đó có Nghị quyết Trung ương 4"(Ban Tuyên giáo
Trung ương, 2012, tr.314).
Thứ ba, cơng tác đấu tranh phịng chống tham nhũng, lãng phí ừong

cán bộ, đảng viên được đẩy m ạnh góp phần hạn chế tác hại của chủ nghĩa
cá nhân.
Tham nhũng, lãng phí là m ột trong n h ữ n g biểu hiện cụ thể, tập
tru n g n h ất của chủ nghĩa cá nhân. Do đó, m uốn nâng cao đạo đức
cách m ạng, chống chủ nghĩa cá n h ân tất yếu phải ngăn chặn, đẩy lùi
tệ tham nhũng, lãng phí. Xác đ ịn h được mức độ nguy hiểm tro n g biểu
hiện của chủ nghĩa cá n h ân ở nội dtm g này, Đ ảng và N hà ta đã coi đấu
tranh phòng, chống tham n h ũ n g là nhiệm vụ trọng tâm của công tác
xây dự n g Đảng, là nhiệm vụ trực tiếp, thư ờ ng xuyên của cả hệ thống
chính trị và của toàn xã hội.
N gay từ Hội nghị Trung ương lần thứ ba, Ban Chấp h àn h Trung

ương Đ ảng khóa X đã ban h àn h Nghị quyết về Tăng cường sự lãnh cạo
của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí. Đây là lần

đầu tiên Ban Chấp h àn h Trung ương Đ ảng ra N ghị quyết chuyên đề về
phòng, chống tham nhũng, thể hiện quyết tâm chính trị và vai trò, trá:h


CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN ở Nước T A .

nhiệm của Đ ảng trong cuộc đấu tranh này. Sau đó, C hính p hủ thành lập
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Việc triển khai
m ạnh mẽ, đ ồ n g bộ Nghị quyết Trung ương 3 khóa X và các văn bản luật
liên quan đến phòng, chống tham nhũng, lãng p h í đã nhận được sự
đồng tình, ủ ng hộ của nh ân dân, thể hiện quyết chống tham nh ũ n g lãng
phí của Đ ảng và N hà nước.Vừa qua, nhữ n g kết quả trong phát hiện, xử
lý tham n h ũ n g đã có tác d ụ n g không nhỏ đối với thực hiện nhiệm vụ
phịng, chống suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán
bộ, đản g viên. Trong 5 năm (2006 - 2011), "cả nước có 678 người đứ ng
đầu và cấp ph ó của người đ ứ ng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy
ra tham nhũng, trong đó bị xử lý hình sự 101 trư ờng hợp, xử lý kỷ luật
577 trường hợp. Một số tỉnh, thành phố xử lý nhiều người đứ ng đầu là:
Q uảng N am (77 người), Bình Thuận (46 người), Bắc Giang (41 người),
Đắk Lắk (38 người), Cao Bằng (31 người),..." (N guyễn Q uốc Sửu, 2013,
tr.262). "Riêng trong năm 2010, các cơ quan thanh tra đã kiến nghị xử lý
kỷ luật 562 tập thể, 2.035 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra các cấp để
xem xét, xử lý hình sự 87 vụ việc, trong đó có 62 vụ, 84 đối tượng liên
quan đến tham nhũn g ",... (Vũ Văn Phúc, 2011, tr.169).
Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đ ảng được tăng

cường nh ằm n ân g cao hiệu quả của cuộc đấu tran h chống chủ nghĩa

cá nhân.
Q u án triệt N ghị quyết Trung ư ơng 5 khóa X về Tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát của Đảng, N ghị quyết T rung ư ơ ng 4 khóa XI về
M ộ t số vấn đề cấp bách về xây dự ng Đảng hiện nay, cơng tác kiểm tra,

giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật của Đ ảng có sự chuyển biến m ạn h
về n h ậ n thức và tổ chức thực hiện, c ấ p ủy các cấp đã n ân g cao hơn
vai trò, trách nhiệm tro n g lãn h đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám
sát tro n g Đ ảng. Đã sửa đổi, bổ sung, ban h à n h mới các quy địn h ,
thực hiện m in h bạch, công khai hóa các chế độ, ch ín h sách để cán bộ,
đ ả n g viên và n h â n d ân cùng th am gia giám sát tổ chức đ ản g và cán
bộ, đ ản g viên. M ột trong n h ữ n g n ét mới của h o ạt đ ộ n g kiểm tra Đ ảng
thời gian qua là việc ủ y ban Kiểm tra Trung ư ơ n g đã công khai trên
báo chí các kết lu ận về vi p h ạm kỷ luật của các đ ả n g viên. Tại các kỳ


P hạm Thị Thúy Vân

họp, ủ y ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, thi h àn h kỷ lu ật m ộ t
số cán bộ chủ chốt của tỉnh, th àn h phố và bộ, ngành ở Trung ư ơng
do có vi phạm . N h ữ n g h o ạt đ ộ n g đó đã thể hiện thái độ nghiêm túc,
cầu thị, khách quan, d ân chủ trong xem xét, xử lý cán bộ, đ ản g viên
sai phạm , góp p h ầ n trực tiếp vào đ ấu tranh chống chủ nghĩa cá n h â n
trong m ột bộ p h ậ n cán bộ, đ ản g viên.
N hư vậy, trên cơ sở quán triệt và thực hiện nhữ ng di h u ấn của C hủ
tịch Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên,
trong nhữ ng năm qua, cuộc đấu tranh chống lại kẻ thừ nguy hiểm này
đã đạt được n h ữ n g kết quả cụ thể. Thành công này do nhiều nguyên
nhân khác nhau tác động đến, trong đó cơ bản nhất là do sự chỉ đạo
đúng đắn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các

cấp ủy đảng trong việc triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của
Đ ảng và giải quyết kịp thời, có kết quả những vấn đề mới p h át sinh; bên
cạnh đó, cịn có ngun nhân từ phía đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là
cán bộ chủ chốt các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trí tuệ, phẩm
chất đạo đức cách m ạng, ln tiên phong gương mẫu, hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao. Ngoài ra,những kết quả tích cực mà cuộc đấu tranh
này đạt được cịn do sự tín tưởng, ủ ng hộ và hưởng ứng nhiệt tình của
quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp cách m ạng do Đ ảng ta lãnh đạo.
* N hữ ng hạn chế của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân:
K hông th ể p h ủ n h ận ý chí và quyết tâm của Đ ảng ta trong nỗ
lực n ân g cao n ă n g lực lãn h đạo và sức chiến đ ấu của Đ ảng, đ ẩy m ạnh
đ ấu tran h chống chủ nghĩa cá n h ân , làm cho Đ ảng ta xứ ng đ án g là
người lãnh đạo của giai cấp và d ân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh các kết
quả đ ạt được, cuộc đ ấu tran h này vẫn còn tồn tại n h ữ n g m ặt h ạn
chế. Đại hội XI của Đ ảng cũng th ẳ n g thắn chỉ rõ k huyết điểm : "Tình
trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong m ột bộ
p h ận không n h ỏ cán bộ, đ ản g viên và tình trạng tham n h ũ n g , lãng
phí, q u an liêu, n h ữ n g tiêu cực và tệ n ạn xã hội chưa được n g ăn chặn,
đẩy lùi m à còn diễn biến phứ c tạp ,... làm giảm lòng tin của n h â n dàn
với Đ ảng và N h à nước, đe dọa sự ổn định, p h át triển của đ ất nước"
(Đ ảng Cộng sản Việt N am , 2011, tr. 173).


CHỐNG CHỦ N G H ĨA CÁ NHẲN TRO N G CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN ở

Nước T A ...

Thứ nhất, cơng tác lý lu ận cịn lạc hậu, kết quả nghiên cứu lý luận

chưa đ áp ứ n g được yêu cầu của thực tiễn nên chưa tạo được n h ữ n g

chuyển biến lớn đối với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá n h ân trong
cán bộ, đ ản g viên hiện nay.
Có th ể kh ẳn g định, cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức
cho cán bộ, đ ản g viên còn n ặn g về hình thức, kinh viện, chưa p h ù hợp
với sự th ay đổi n h an h ch ó n g trong xã hội. K hơng ít vấn đề lý luận về
Đ ảng cầm quyền trong điều kiện kinh tế thị trường, xây dự ng N hà
nước p h á p quyền, dân chủ hóa và hội n h ập quốc tế chưa được làm
sáng tỏ. Việc giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường rất kém hiệu
quả. Vai trò của các tổ chức xã hội trong cơng tác giáo dục đạo đức
cịn m ờ n h ạt, có nơi đ ứ n g ngồi cuộc. Việc định hư ớng dư luận xã hội
nhằm p h á t h u y các giá trị văn hóa, đạo đức tuy đã làm n h ư n g chưa
thật m ạnh, hiệu quả còn h ạn chế, trong khi đó việc ph ê p h án nhữ n g
tàn dư lỗi thời của quá k h ứ trong đạo đức, lối sống còn chưa được đặt
ra m ột cách nghiêm túc. Đại hội XI của Đ ảng cũng n h ấn m ạnh: "Công
tác nghiên cứu lý luận, tổ n g kết thực tiễn chưa làm sáng tỏ được m ột số
vấn đề Đ ảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội và con đ ư ờng đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. T ính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của
cơng tác tư tưởng còn h ạn chế" (Đảng Cộng sản Việt N am , 2012, tr.173).
T hứ hai, Cuộc v ận đ ộ n g Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí M in h , mặc dù đã đ ạt được n h ữ n g kết bước đ ầu song chưa đ ạt

yêu cầu, chưa đưa lại kết quả cao trong cuộc đấu tran h chống chủ
nghĩa cá n h ân .
Tổng kết sau 4 năm (2006 - 2010) thực hiện, Ban Chỉ đạo Trung ương
đã chỉ rõ n h ữ n g hạn chế, khuyết điểm trong triển khai Cuộc vận động.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo cịn nhiều hạn chế, hướng dẫn quy trình
triển khai Cuộc vận động ở cơ sở có điểm chưa hợp lý, phức tạp và khó
thực hiện. Cơng tác tun truyền về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
về Cuộc v ận động và các gương điển hình học tập và làm theo Bác
chưa được thư ờ ng xuyên, liên tục. Nội dung tuyên truyền chưa được

cân đối và toàn diện. Việc làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch
H ồ Chí M inh chưa diễn ra m ạnh mẽ trong Đ ảng và trong xã hội. Gần


Pàm Thị Thúy Vân

đây nhất, trong Văn kiện Hội nghị Trung ương 4 khóa XI,Đảng cũng
chỉ rõ: "Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức ỉè Chí M in h
chưa thực sự đi vào chiều sâu, ở m ột số nơi cịn m ang tín] hình thức,
hiệu quả chưa cao, làm theo chưa đạt yêu cầu ..

(Đảng Ccng sản Việt

Nam, 2012, tr.173). N h ữ n g khuyết điểm, hạn chế trong lãnh tạo, chỉ đạo
và triển khai Cuộc vận động đã làm cho Cuộc vận đ ộ n g aư a thực sự
đáp ứ n g được yêu cầu, lòng m ong đợi, trực tiếp là ngăn chặr. đẩy lùi suy
thối tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đản; viên.
Thứ ba, cơng tác tự p hê bình và p hê bình hoạt đ ộ n g kén hiệu quả.

Thực tế cho thấy, theo yêu cầu của tổ chức đảng, các ấp ủy, đảng
viên thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình nhm g vẫn cịn
nhiều hạn chế. H iện nay, tự phê bình và phê bình ở nhiều t) chức đảng
rất hình thức, chung chung. Điều dễ nhận thấy là các tổ chrc đảng, các
cấp ủy đảng đã tiến h àn h nhiều đợt tự phê bình và phê bìrứ m ư n g hầu
nh ư chưa có vụ tham nhũng, tham ỏ, lãng phí, hối lộ lớn nio io tự phê
bình và phê bình p h át hiện ra. Công lao ấy chủ yếu do q u ần clú n g phát
hiện, tố cáo, báo chí lên tiếng hoặc do tranh giành lợi ích, trinh cơng,
đổ tội trong nội bộ cơ quan vỡ lở ra. Vụ Vinashin vừa qua à n ộ t ví d ụ
điển hình về sự yếu kém của tự p hê bình và phê bình trong ĩ)tng. số vụ
án lớn liên q u an đến tham nhũ n g , hối ỉộ do quần chúng p iá hiện lớn


hơn rất nhiều so với số vụ phát hiện qua tự phê bình và phị tình trong
Đ ảng và cơ q u an N hà nước. Đ ảng ta cũng thừa nhận, qua kiến điểm rất
ít trường hợp cá n h ân cán bộ, đ ản g viên tự giác n h ận có vi phim về đạo
đức, lối sống, tham nhũ n g, hối lộ, lãng phí. "Trong q trìrhthực hiện
cuộc vận động., tiến h àn h tự p hê bình và p hê bình chưa có tư ờ n g hợp
nào cán bộ chủ chốt các cấp tự giác nhận có tham n h ũ n g hcặc có liên
quan đến tham n hũng" (N guyễn K hánh Bật, 2006, trl87).
Thứ tư, cuộc đấu tranh phịng chống tham nhũng chưa hực sự có

hiệu quả.
Có thể kh ẳng đ ịn h rằn g , k h âu đ ộ t p h á để góp phần nâng cao
đạo đức cách m ạ n g chống chủ nghĩa cá n h ân trong cán bộ, tảng viên
hiện n ay ch ín h là đ ấ u tran h chống tham n h ũ n g . Thực tế ìn h hình
hiện nay cho thấy, Đ ảng và N h à nước ta mặc d ù đã n h ận hấy tham


CHỐNG CHÙ NGHĨA CÁ NHẨN TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN ở Nước TA

n h ũ n g là m ột trong n h ữ n g nguy cơ đe dọa đ ến sự tồ n vong của chế
độ, nh ư n g trong chỉ đạo thực hiện vẫn còn chưa q u y ết liệt, chưa coi
đó là một loại giặc. Bởi, tro n g gần 30 năm đổi mới, các ván kiện của
Đ ảng và N h à nước ta đều d à n h m ột p h ần q u an trọ n g bàn về chống
tham nhũng. Tuy vậy, tham n h ũ n g vẫn chưa bị đ ẩy lùi mà vẫn còn
diễn biến rất phứ c tạp.M ột trong n h ữ n g nguyên n h â n d ẫn đ ến tình
trạng đó là nói nhiều, làm ít. Đ ảng và N hà nước ta chưa th ậ t sự đề
cao việc chống q u an liêu - n g u ồ n gốc của tham n h ũ n g . C h ú n g ta nói
tới cải cách h àn h ch ính n h ư n g vẫn n h ấ n m ạn h cải cách ở địa p h ư ơ n g
và cơ sơ. Các cơ q u an Trung ư ơng nơi đề xuất đ ư ờ n g lối, chủ trương,
chính sách ở tầm vĩ m ơ thì việc cải cách ch u y ển biến cịn chậm . Bên

cạnh đó, số vụ án tham n h ũ n g được khởi tố, điều tra chưa tương
xứng với tìn h hình tham n h ũ n g nghiêm trọng hiện nay. Các vụ việc
tham n h ũ n g được p h át h iện và xét xử chủ yếu liên quan đ ến cấp
xã, doan h nghiệp, cán bộ của ch ính quyền cơ sở, cán bộ của d o an h
nghiệp, n h ân viên thừa h àn h . Việc xử lý các vụ án cịn n h iều khó
khăn do bị tác động, do tư tư ở n g hữu k h u y n h , lạm d ụ n g xử lý kỷ luật
hành chính, nội bộ, m ức án treo,... M ột số vụ việc xử lý kéo dài, thiếu
thống nhất đã gây nên d ư luận k h ô n g th u ậ n về q u y ết tâm chống
tham n h ũ n g của Đ ảng và N h à nước.

Thực tế trên chơ thấy, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân
trong cán bộ, đ ản g viên ở nước ta hiện nay là cơng việc hết sức khó
khăn, phức tạp. Đ ảng đã tiến h àn h thư ờ ng xuyên, liên tục trong nhiều
nhiệm kỳ với nhiều biện p h áp khác nhau; song kết quả vẫn còn nhiều
hạn chế. N guyên n h ân của n h ữ n g h ạn chế n ày là: Do m ột bộ p h ận
cán bộ, đ ản g viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện và học tập, giảm sút ý
chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm , bổn p h ận trước Đ ảng, trước dân;
công tác giáo dục, chính trị, tư tưởng chưa được coi trọng đ ú n g mức,
hoạt động kém hiệu quả; n guyên tắc tổ chức và sinh h o ạt đảng, quản
lý đảng viên bị bu ô n g lỏng, chấp h àn h chưa nghiêm ; và sự yếu kém
trong quản lý n hà nước, quản lý xã hội.
Trước thực trạng và yêu cầu của sự nghiệp p h át triển đất nước,
công tác xây dựng, chỉnh đ ốn Đ ảng hiện nay cần phải được đẩy m ạnh


Phạm Thị Thúy Vân

và tăng cường, tập tru n g vào kẻ thù nguy hiểm nhất là chủ nghĩa cá
nhân. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này, việc nghiên cứu, vận d ụ n g
nh ữ n g giải p h áp chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ

nghĩa cá n h â n là m ột yêu cầu cần thiết.
3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHẪN TRONG
CÁN Bộ, ĐẢNG VIÊN ở NƯỚCĨA HIỆN NAYTHEO Tư TƯỞNG Hố CHÍ MINH

3.1. Giải pháp về phía Đảng
Thứ nhất, tăng cường giáo dục trong toàn Đ ảng về lý tưởng cộng

sản chủ nghĩa, về đ ư ờng lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo
đức của người cán bộ, đ ản g viên.
Tăng cường cơng tác giáo dục chính trị, nâng cao nhận thức cho
mỗi cán bộ, đảng viên về mục tiêu, lý tưởng cách m ạng của Đ ảng chính
là m ột trong n h ữ n g giải pháp thiết yếu nhằm chống chủ nghĩa cá nhân,
nâng cao đạo đức cách mạng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đ ảng phải
thường xuyên nâng cao trình độ lý luận Mác - Lênin, đáp ứng yêu cầu
đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng. M uốn vậy, Đ ảng phải tổ chức học tập
lý luận, để mọi cán bộ, đảng viên thấm n h u ần lý luận cách m ạng, củng
cố lập trư ờng giai cáp vô sản, luôn nâng cao đạo đức cách m ạng, kiên
quyết chống chủ nghĩa cá nhân."Đ ảng cần phải giáo dục và yêu cầu
đảng viên ra sức học tập lý luận, m ở rộng tự phê bình và phê bình, đấu
tranh với n h ữ n g tư tưởng "phi vô sản". Đ ảng phải chống cái thói xem
nhẹ học tập lý luận. Vì khơng học lý luận thì chí khí kém kiên quyết,
không trông xa thấy rộng, ữ o n g lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết
quả là "m ù chính trị", thậm chí h ủ hóa, xa rời cách mạng" (Hồ Chí Minh,
201lb, tr.280).
Trước u cầu của tình h ìn h mới hiện nay, để đẩy lùi, tẩy trừ chủ
nghĩa cá n h ân , q u an điểm của Người về tăn g cường công tác giáo dục
trong toàn Đ ảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về nhiệm vụ và đạo
đức của người đ ản g viên vẫn còn giữ n g u y ên giá trị. Cụ thể, Đ ảng cần

đẩy m ạnh tuyên truyền rộng rãi trong toàn Đ ảng, toàn dân về tác hại
và n h ữ n g biểu h iện mới của chủ nghĩa cá n h ân , để từ đó n h ận diện
và có biện p h áp ngăn chặn. Đ ẩy m ạnh "việc học tập và làm theo tấm


CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHẪN TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIẼN ở N Ư Ớ C Ĩ A ,

gương đạo đức Hồ Chí M inh là nhiệm vụ quan trọng thư ờ ng xuyên,
lâu dài của cán bộ, đảng viên, của các chi bộ, tổ chức đ ản g và các tầng
lớp n h â n dân"(Đ ảng C ộng sản Việt Nam, 2011, tr.257]. Bên cạnh đó,
cần xác đ ịn h các tiêu chí về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên
gắn với q u án triệt Q uy đ ịn h về n h ữ n g điều đ ản g viên không được
làm và chức trách, nhiệm vụ của từng người. K hông n h ữ n g vậy, cán
bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp cần có kế hoạch học tập thư ờ ng xun,
khơng n g ừ n g nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng
lực hoạt động thực tiễn, thư ờ ng xuyên rèn luyện p h ẩm chất đạo đức
cách m ạng; khắc phục mọi biểu hiện tru n g bình chủ nghĩa, cơ hội, thực
dụng, chủ nghĩa cá nhân, m ơ hồ m ất cảnh giác, giảm sút ý chí chiến
đấu và n h ữ n g biểu hiện sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Q ua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong n h ận thức và h àn h động,
làm cho mỗi cán bộ, đ ản g viên không ngừng tu dư ỡng, rèn luyện đạo
đức cách m ạng, thực sự là tấm gương sáng, tiêu biểu về ph ẩm chất đạo
đức, lối sống.
Thứ hai, thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng.

Tự ph ê bình và phê b ình nghiêm chinh trong Đ ảng chính là vũ khí
sắc bén và rất cần thiết để đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Đó là
phương thuốc hay nhất, giúp cho toàn Đ ảng và mỗi đ ản g viên sửa chữa
khuyết điểm, phát huy ưu điểm, tiến bộ khơng ngừng. C hủ tịch Hồ Chí
M inh cho rằng, trong tự p h ê bình và phê bình phải thực hiện m ột cách

thường xuyên, nghiêm túc, đặt lợi ích của Đảng, của cách m ạng, của
nh ân d ân lên trên hết, trước hết; tự phê bình và phê bình trên tinh thần
thương yêu đồng chí, tơn trọng n h ân cách của mỗi con người. "Mỗi cán
bộ, mỗi đ ản g viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự p h ê bình, tự sửa chữa
như mỗi ngày phải rửa m ặt. Được n h ư thế thì trong Đ ảng sẽ khơng có
bệnh mà Đ ảng sẽ khoẻ m ạn h vô cùng" (Hồ Chí M inh, 2011a, tr.279). Tự
phê bình và phê bình cho đ ú n g chẳng nhữ ng khơng làm giảm thể diện
và uy tín của cán bộ, của Đảng. Trái lại, còn làm cho sự lãnh đạo m ạnh
mẽ hơn, thiết thực hơn, do đó m à uy tín và thể diện càng tăng thêm.
Để n ân g cao hiệu quả của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay, việc vận d ụ n g quan


P hạm Thị Thúy Vân

điểm của C hủ tịch H ồ Chí M inh về tự p hê bình và phê bình vẫn là m ột
trong n h ữ n g biện p h áp có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Thực hiện n h ữ n g
lời căn dặn này, các tổ chức đảng khi tiến hành tự phê bình và ph ê bình
phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đ ú n g sự thật, n h ất là n h ữ n g m ặt
còn yếu kém, không nể nang, né tránh; đề ra các biện pháp khắc phục,
sửa chữa thiết thực, khả thi; thực hiện nói đi đơi với làm, tập trung giải
quyết n h ữ n g vấn đề bức xúc, trì trệ n h ất hiện nay. Đ ồng thời, quá trình
tiến hành kiểm điểm phải bảo đảm thật sự dân chủ, nghiêm túc, thẳng
thắn với tinh thần xây dựng, đ ú n g yêu cầu, nội dung, cách làm m à Trung
ương, Bộ Chính trị đã đề ra. c ấ p trên p h ải làm gương tự phê bình trước,
cấp dưới làm sau; tập thể làm trước, cá n h ân làm sau; các đồng chí trong
thường vụ, cấp ủy viên cấp trên gương m ẫu, nghiêm túc tự phê bình và
phê bình, làm gương cho cấp dưới.
Thứ ba, chế độ sinh hoạt và kỷ luật đ ản g phải nghiêm minh, tự giác.


Theo C hủ tịch H ồ Chí Minh, Đ ảng Cộng sản là tổ chức cao nhất,
chặt chẽ nhất, là đội tiền phong của giai cấp công nh ân và cả d ân tộc. Do
đó, chế độ sinh hoạt đ ản g từ chi bộ đến cấp cao phải nghiêm túc. Người
khẳng định: "Sức m ạn h vô địch của Đ ảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý
thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ đ ản g viên" (Hồ Chí M inh, 201 ld ;
tr.67) và "chi bộ tốt, thì mọi việc đều tốt"(Hồ Chí M inh, 2011d; tr.363). Với
người cộng sản, sự nghiêm m inh, chặt chẻ không tách rời tinh th ần tự
nguyện, tự giác. Bởi, n ếu thiếu nhữ ng điều này thì con người d ù làm bất
cứ việc gì, ở bất cứ n g àn h nào cũng dễ sa vào chủ nghĩa cá nhân, bị suy
thoái, hủ hố. C hủ tịch Hồ Chí Minh n h ấn m ạnh, sự suy thoái biến chất,
sa vào chủ nghĩa cá n h ân của m ột bộ p h ần cán bộ, đảng viên không chỉ
làm ản h h ư ởng tới từ n g cá n h ân mà còn làm mất niềm tin của n h ân d ân
đối với Đảng. Vì vậy, Đ ảng phải có trách nhiệm gột rửa cho n h ữ n g đồng
chí mắc b ện h h ủ hố và Đ ảng cũng cần phải "luôn luôn tẩy bỏ nhữ n g
phần tử h ủ hố ra ngồi" (Hồ Chí M inh, 2011a, tr.290]. Theo Người, ai đã
mắc bệnh h ủ hố thì phải hết sức kiên quyết sửa chữa, nếu khơng tự sửa
chữa thì Chính p h ú sẽ khơng khoan dung.
Thực tế hiện nay củng cho thấy, mặt đối lập của đạo đức
cách m ạng - chủ nghĩa cá n h ân đang tiếp tục d iễn biến rất phức tạp,


CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN ở Nước T A .

nhữ ng tác hại do chủ nghĩa cá n h ân gây ra là kh ô n g thể xem thường.
Vì vậy, ngồi n h ữ n g giải p h á p nêu trên, việc thực h iện chế độ sinh hoạt
và kỷ luật đ ản g nghiêm m inh, tự giác theo q u an điểm của C hủ tịch
Hồ Chí M inh củng là m ột yêu cầu cần thiết. Để n â n g cao hiệu quả
chống chủ nghĩa cá n h ân trong cán bộ, đảng viên hiện nay, công tác
kiểm tra việc thực hiện kỷ luật Đ ảng phải được thực hiện thường
xuyên, chặt chẽ. Yêu cầu xử lý vi ph ạm kỷ luật Đ ảng p h ải kiên quyết,

m inh bạch, đ ú n g người, đ ú n g tội, có tình, có lý, kiên quyết, bất kể
là đối tượng nào. N h ữ n g cán bộ, đ ản g viên giữ vị trí càng cao, trách
nhiệm càng lớn, càng phải gương m ẫu và nếu m ắc sai p h ạm càng phải
chịu kỷ luật nghiêm khắc, không được châm chước, bao che, mọi đảng
viên đều bình đ ẳn g trước kỷ luật của Đ ảng và trước p h á p luật. Xử lý vi
phạm kỷ luật phải đặt trong quan điểm p h át triển, tránh quy chụp, tạo
điều kiện cho cán bộ, đ ản g viên sửa chữa sai lầm, góp p h ầ n n g ăn chặn,
đẩy lùi tham n h ũ n g , lãng phí, q u an liêu, tiêu cực trong nội bộ Đảng.
3.2. Giải pháp từ phía cán bộ, đảng viên

Thứ nhất, mỗi cán bộ, đản g viên phải đặt lợi ích của cách mạng,

của Đ ảng, của n h ân dân lên trên hết, trước hết.
C hủ tịch Hồ Chí M inh cho rằng, m ột trong n h ữ n g giải p h áp thiết
yếu nhằm chống lại chủ nghĩa cá nhân là mỗi cán bộ, đ ản g viên phải
luôn đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của n h â n d ân lên trên hết,
trước hết. Trong điều kiện Đ ảng cầm quyền, số đ ô n g cán bộ, đảng viên
là nhữ n g người có chức, có quyền; gắn liền với chức, quyền là d an h và
lợi. Do đó, đây là mối quan tâm, là vấn đề được C hủ tịch H ồ Chí M inh
trở đi, trở lại nhiều lần. Người căn dặn: Đ ảng là đại biểu cho lợi ích của
giai cấp cơng n h ân và của toàn thể n h ân dân lao đ ộ n g chứ không m ưu
cầu cho lợi ích của m ột nhóm người nào, m ột cá n h ân nào. N gồi lợi ích
của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đ ảng khơng

C'ó

lợi ích gì khác. "Vì vậy, mỗi

người trong Đ ảng phải hiểu rằng, lợi ích của cá n h ân n h ất định phải
phục tùng lợi ích của Đảng. Lợi ích của mỗi bộ p h ậ n n h ất định phải

phục tù n g lợi ích của tồn thể. Lợi ích tạm thời n h ất đ ịn h phải phục
tùng lợi ích lâu dài. N ghĩa là phải đặt lợi ích của Đ ảng lên trên hết, lên
trước hết. Vì lợi ích của Đ ảng tức là lợi ích của d ân tộc, của Tổ quốc"


P h ạm Thị Thúy Vân

(Hồ Chí Minh, 2011c, tr.290). Chủ tịch Hồ Chí M inh cũng kh ẳn g định,
đạo đức cách m ạng "là vô luận lúc nào, vơ luận việc gì, đảng viên và cán
bộ phải đặt lợi ích của Đ ảng ra trước, lợi ích cá n h ân lại sau... N ếu khi
lợi ích chung của Đ ảng m âu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân, thì phải
kiên quyết hy sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của Đảng" (Hồ Chí
Minh, 2011e, tr.290).
Thực hiện lời dạy đó, mỗi cán bộ, đ ản g viên hiện n ay cần k h ô n g
ngừ n g học tập, rèn luyện, n ân g cao đ ạo đức cách m ạng, kiên q uyết
quét sạch chủ nghĩa cá n h ân, sẵn sàng vượt qua mọi khó k h ăn , th ử
thách để thực hiện m ục tiêu, lý tư ở ng của Đ ảng, của cách m ạng. Cán
bộ, đ ả n g viên phải có ý thức cộng đồng, ln biết đ ặt lợi ích của Đ ảng,
Tổ quốc, cộng đồng lên trên lợi ích cá nh ân ; biết hy sinh lợi ích cá n h ân
cho lợi ích chung của Đ ảng; có lối sống "m ình vì m ọi người"; gư ơng
m ẫu trước quần chúng. Đ ồng thời, cán bộ, đ ản g viên cũng p h ải n ân g
cao tin h th ần học tập lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tư ở ng
Hồ C hí M inh, hiểu, n h ậ n thức m ột cách đ ú n g đ ắn , khoa học, đ ồ n g
thời biết vận d ụ n g m ột cách sáng tạo trong h o ạt đ ộ n g thự c tiễn góp
p h ần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đ ảng, bảo vệ n h â n dân,
bảo vệ th àn h quả cách m ạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, phải đi sâu đi sát thực tế, gần gũi q u ần chúng, th ật sự tôn

trọng quần chúng, th ậ t sự tôn trọng và p h át h u y quyền làm chủ tập
thể của n h ân dân.

Theo C hủ tịch H ồ Chí M inh, đây là m ột tro n g n h ữ n g giải p h áp
hiệu quả n h ất để p h ò n g chống chủ nghĩa cá n h â n , n g ăn chặn tìn h
trạn g suy thoái về đ ạo đức lối sống của cán bộ, đ ản g viên. N gười cho
rằng, Đ ảng ta là đ ản g cầm quyền, vì vậy, n h iề u cán bộ, đ ả n g viên là
n h ữ n g người lãnh đạo, q u ản lý. Do đó, đội n g ũ cán bộ m u ố n hoàn
th à n h tốt nhiệm v ụ th ì p h ư ơ n g p h á p lãn h đạo, p h o n g cách q u ản lý,
cách tổ chức, cách đ ặt kế hoạch phải p h ù h ợ p với q u ần chúng. "Dân
ch ú n g rất khôn khéo, rất h ăn g hái, rất an h h ù n g . Vì vậy, ch ú n g ta
phải học dân chúng, p h ải hỏi dân chúng, p h ải h iểu dân chúng. Mỗi
k h ẩu hiệu, mỗi công tác, mỗi m ột ch ín h sách của ch ú n g ta, p h ải dựa
vào ý kiến và kinh nghiệm của d ân chúng, p h ải nghe theo n g u y ện


CHỐNG CHỦ NGH ĨA CÁ NHẪN TRONG CÁN BỘ, Đ ẢN G VIÊN ở NƯỚCTA

vọng của d ân chúng" (Hồ Chí M inh, 2011c, tr.333). Cán bộ, đ ản g viên
phải nh iệt tìn h h ăn g hái, sâu sát n h ân dân, gương m ẫu, dám chịu
trách nh iệm trước dân cả về lời nói và việc làm; phải luôn quyết tâm ,
bền bỉ, chịu đ ự n g gian khổ, q u an tâm và tìm m ọi cách giải quyết kịp
thời, hiệu q uả đ áp ứ ng n h ữ n g n h u cầu thiết thực, chính đáng, hợp
p h á p m à n h â n d ân đ ặt ra, kể cả chấp n h ận sự hy sinh để bảo vệ d ân ,
p h ấ n đấu vì sự ấm no, h ạ n h p h ú c của n h ân dân.
Đi sâu đi sát thực tế, th ật sự tôn trọng quần chúng, p h át huy q u y ền
làm chủ tập thể của n h ân dân là giải p h áp vừa m ang tính cấp bách, vừa
m ang tín h lâu dài của công tác xây d ự n g Đảng, cũng n h ư trong việc
phòng chống chủ nghĩa cá n h ân tro n g cán bộ, đảng viên hiện nay. Để
chống chủ nghĩa cá nhân, cán bộ, đ ản g viên phải ln thể hiện vai trị
tiền p h o n g gương m ẫu trong công tác củng n h ư trong sinh hoạt h ằn g
ngày trước quần chúng; phải p h á t h uy được vai trò độc lập, tự chủ,
sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, lấy lợi ích của Đảng, của n h ân dân làm

cơ sở cho hoạt động của m ình; sống giản dị, gắn bó m ật thiết và qu y tụ,
lãnh đạo được quần ch ú n g n h ân dân.
3.

KẾT LUẬN

N hư vậy, có thể thấy rằng việc thực hiện nhiệm vụ đấu tranh
chống chủ nghĩa cá n h ân trong n h ữ n g năm sắp tới vừa có n h ữ n g cơ
hội, th u ận lợi, vừa có n h ữ n g khó khăn, thách thức mới, đ an xen nhau.
C ăn bệnh chủ nghĩa cá n h ân tro n g cán bộ, đảng viên là hệ quả tác
đ ộng của n hiều yếu tố khách q u an và chủ quan. Bởi vậy, khơng thể có
m ột giải p h á p đơn giản, riêng lẻ, biệt lập. Việc thực hiện các giải p h á p
theo tư tư ở n g Hồ Chí M inh: v ề phía Đảng; về phía cán bộ, đ ản g viên
là là vấn đề cấp bách. Bởi, trong tình hình mới hiện nay, chỉ có làm theo
đ ú n g di h u ấ n tư tưởng và đạo đức H ồ Chí M inh, bằng hành động thực
tế, quét sạch chủ nghĩa cá n h ân n ân g cao đạo đức cách m ạng mới giúp
chúng ta tự vượt lên, tự chiến th ắn g bằng sức m ạnh m ang tính quy luật
của m n đời "Cách m ạng phải có sức m ạnh tự bảo vệ".


Phạm Thị Thúy Vân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 6 Ban Cỉíấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa Xỉ, Nxb Chính tri
Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Nguyễn Khánh Bật (chủ biên) (2006), Nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ
nghĩa cá nhân - Một số vắn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Lý luận Chính trị,
Hà Nội.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biễu toàn quốc ỉần thứ VI,
Nxb. Sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đợi biểu toàn quốc lần thứ v u ,
Nxb.Sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ X,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XI,
Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị Trung ương 4 khóa Xỉ, Nxb.
Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2011a), Tồn tập, tập5, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (201 lb), Tồn tập, tập 8, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (201 lc), Tồn tập, tập 11, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2011d), Tồn tập, tập 13, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (201le), Tồn tập, tập 15, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Vủ Văn Phúc (Chủ biên) (2011), Những giải pháp và điều kiện thực hiện phịng
chống suy thối tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đáng viên, Nxb. Chính
trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Nguyễn Quốc Sửu (2013), Phịng, chống tham nhũng trong hoạt động
cơng vụ ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính tộ Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.



×