Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự biến đổi không gian: Nghiên cứu trường hợp làng Đồng Kỵ (Từ Sơn-Bắc Ninh) : Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 54

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 83 trang )

đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn


trần thị thùy dung

Thơ lê đạt
d-ới góc nhìn t- duy nghệ thuật

Luận văn thạc sĩ văn học

Hà Nội - 2010


đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn


trần thị thùy dung

Thơ lê đạt
d-ới góc nhìn t- duy nghệ thuật

chuyên ngành : văn học việt nam
mã số

: 60 22 34

Luận văn thạc sĩ văn học

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: pgs.Ts. Nguyễn bá thành



Hà Nội - 2010


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Di sản văn chương của Lê Đạt để lại không thuộc loại nhiều về số lượng nhưng
có độ phong phú và sức nặng của trọng lượng nghệ thuật. Quan trọng hơn nữa, qua
toàn bộ di sản ấy, người ta có thể hình dung được chân dung của một người lao
động văn nghệ đích thực .
Cùng với trần Dần, Lê Đạt đã làm một cuộc cách- tân- thơ âm thầm trong
suốt 30 năm và thế hệ các ông đã ghi dấu khởi đầu cho chặng đường nhọc nhằn đổi
mới của thi ca Việt Nam sau thơ tiền chiến. Thơ Lê Đạt tiêu biểu cho sự đổi mới về
tư duy nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu thơ ông từ góc độ tư duy
nghệ thuật. Tiếp cận thơ Lê Đạt từ góc độ tư duy thơ, chúng tôi hi vọng tìm thấy ở
đó nhiều vấn đề lý thú và bổ ích trong hành trình tìm kiếm chân lý nghệ thuật.
1.2. Gần nửa thế kỷ sau sự kiện Nhân Văn- Giai Phẩm, dù cuộc đời đã sang hướng
khác nhưng Lê Đạt vẫn thể hiện tư chất nghệ sĩ của mình trong những sáng tác, Lê
Đạt sau mấy chục năm từng bị coi là có quan điểm nghệ thuật sai lầm đã được nhà
nước và văn giới thấu hiểu, ghi nhận, tôn vinh. Năm 2007, cùng với ba nhà thơ
khác của phong trào Nhân văn- Giai Phẩm là Trần Dần, Phùng Quán và Hoàng
Cầm, ông được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Cho đến nay,
những giá trị sáng tạo của nhà thơ đã bước đầu được ghi nhận. Tuy nhiên sự
nghiệp thơ ca của Lê Đạt vẫn chưa được nghiên cứu một cách xứng đáng, đúng
mức, điều đó đòi hỏi sự nỗ lực chuyên tâm của người làm khoa học, để sớm trả lại
vị trí xứng đáng của Lê Đạt trong lịch sử thơ ca, đặc biệt trong lộ trình Cách Tân
Thơ Việt .
1.3. Nghiên cứu thơ ca từ góc độ tư duy nghệ thuật là một yêu cầu toàn diện và
khá phức tạp đối với các hiện tượng thi ca. Tuy nhiên, nghiên cứu thơ từ góc độ tư
duy sẽ tạo ra những hướng tiếp cận mới, có khả năng mở ra những cánh cửa đi vào

thế giới nghệ thuật phong phú. Thơ Lê Đạt tiêu biểu cho sự đổi mới về tư duy, cảm

1


xúc, ngôn ngữ, do đó, tiếp cận thơ Lê Đạt từ góc độ tư duy, chúng tôi hy vọng sẽ
có một cách nhìn tương đối hệ thống về hiện tượng này.
2. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu quan niệm thơ, thế giới nghệ thuật thơ Lê
Đạt để tìm hiểu về tư duy thơ của tác giả.
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là những tập thơ đã xuất bản của
Lê Đạt. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng tiến hành tham khảo
thơ của một số tác giả có xu hướng cách tân như: Trần Dần, Dương Tường,
Nguyễn Quang Thiều, …. từ đó có cái nhìn chung về sự vận động của thơ đương
đại .
Luận văn nghiên cứu về thơ Lê Đạt từ phương diện tư duy nghệ thuật, trên
cơ sở tìm hiểu quan niệm thơ của Lê Đạt, cái tôi trữ tình của Lê Đạt trong thơ, các
biểu tượng và ngôn ngữ thơ ca.
3. Lịch Sử nghiên cứu vấn đề
Đến nay chưa có một công trình khoa học nào, bài viết nào đề cập đến tư duy
nghệ thuật thơ Lê Đạt mà chỉ có một số bài viết ngắn về thơ ông. Đến với lịch sử
nghiên cứu về thơ Lê Đạt, chúng tôi trình bày qua 2 chặng :
- Trước năm 1960 : Vấn đề mà các bài viết về Lê Đạt tập trung phản ánh trong giai
đoạn này là thái độ chính trị trong sáng tác của nhà thơ. Lê Đạt thời kỳ Nhân vănGiai phẩm là đối tượng để lên án và kết án. Xuân Hoàng viết Thực chất tƣ tƣởng
chống đảng trong thơ Lê Đạt đăng trên báo văn nghệ số 11, tháng 4/ 1958 đả kích
Lê Đạt. Theo ông, thơ văn của Lê Đạt bộc lộ “cái tư tưởng phản bội, cái dã tâm
chống đảng bên trong … cái mới mà Lê Đạt đưa ra chỉ reo rắc sự hoài nghi, tính
hiếu thắng, lòng tự đại [22, 71]. Trong Tạp chí văn nghệ số 13, tháng 6/ 1958
Xuân Diệu đã đả kích nhà thơ Lê Đạt qua bài Những biến hoá của chủ nghĩa cá
nhân tƣ sản trong thơ Lê Đạt. Ở bài viết này, Xuân Diệu sau khi đi vào phân tích

một số tư tưởng của Lê Đạt đã đi đến kết luận rằng: “Lê Đạt đóng vai trò quan
trọng trong việc lũng đoạn Hội nhà văn, Lê Đạt tích cực dùng ngòi bút viết lối văn
2


hai mặt …Xét Lê Đạt, ta phải nhìn cho hết, rằng Lê Đạt chống đối ta, phá hoại tư
tưởng ta từ trong bản chất giai cấp thù địch”. Và Xuân Diệu khẳng định thêm “lấy
một Lê Đạt làm ví dụ của thứ văn nghệ Nhân văn –Giai phẩm, chúng ta đã rút ra
một bài học cảnh giác với chủ nghĩa cá nhân tư sản có nhiều biến hoá mưu mánh”.
Hai số báo Nhân dân ra ngày 1/4/1958 và ngày 2/4/1958 Phan Nhân đã gộp hai tác
giả Lê Đạt và Trần Dần thành một nhóm và lên án qua bài viết mang tựa đề Thực
chất cái gọi là “đi tìm cái mới”của nhóm Trần Dần- Lê Đạt”. Phan Nhân chia bài
viết thành hai phần lớn. Trong phần I, tác giả bài viết tập trung phân tích kỹ “Nội
dung tư tưởng trong thơ Lê Đạt, Trần Dần” tác giả nhấn mạnh tư tưởng chống đối
thực tại- “Mới để mà mới” và “Xuyên tạc sự thật đả kích chế độ, gieo rắc bi quan”
trong sáng tác của Lê Đạt. Sang phần II, bài viết của Phan Nhân trình bày mánh
khoé của Lê Đạt, tác giả khẳng định Lê Đạt đã sử dụng biện pháp “tả đầu lưỡi- lợi
dụng Mai-a cóp nhặt từ, hình ảnh, kĩ thuật mới” từ đó ông lấy Mai-a và sáng tác
của Mai-a đem so sánh với Lê Đạt để chỉ rõ sự khác biệt về tư tưởng và thơ văn
của hai đối tượng này. Tác giả khẳng định Lê Đạt đã không có tâm hồn Mai-a thì
không thể học được Mai-a. Nhà thơ Tố Hữu kết tội Lê Đạt mang “những quan
điểm văn nghệ phản động. Các bài viết trên không nảy sinh và phát triển trên cơ sở
học thuật mà là kết quả của lối phê bình xã hội học, lấy tư duy chính trị làm chuẩn.
Với những sáng tác của Lê Đạt, các tác giả đã cố ý tìm những động thái, ẩn ý
chính trị hơn là những cố gắng Cách- Tân với một tinh thần phủ nhận. Cách nhìn
này xuất phát từ đặc điểm lịch sử của giai đoạn. Miền Bắc hoà bình nhưng miền
Nam vẫn còn đang chiến tranh chống chọi với kẻ thù xâm lược nên mục tiêu hàng
đầu vẫn là cách mạng, văn nghệ không thể từ chối phục vụ. Chiến tranh là hoàn
cảnh không bình thường đối với một đất nước nên cũng đẻ ra những đặc điểm
không bình thường của văn học, đó là nền văn học phục vụ chính trị, cổ vũ chiến

đấu, hướng hẳn về quần chúng công- nông- binh, thậm chí văn học phải “minh
hoạ” cho những chủ trương, đường lối của cách mạng. Vì vậy bản sắc của cá nhân
muốn thể hiện trong văn học là một điều dường như là rất khó khăn, cá nhân
3


thường bị chìm lấp trong đoàn thể như giọt nước trong làn sóng biển. Vì vậy sáng
tạo của Lê Đạt không được hoan nghênh mà còn làm ông khốn khó là tất yếu.
- 1960 – nay: Sau 30 năm cấm in, Lê Đạt được “phục hồi” một số tác phẩm của
ông mới được ra mắt độc giả nhưng trong tinh thần khá dè dặt của các nhà xuất
bản. Năm 1989, Lê Đạt in chung với Dương Tường 36 bài tình. Thời kỳ đầu đổi
mới, những ấn phẩm của Lê Đạt được xuất bản trở lại nhưng giới phê bình với sự
dè dặt chung ít nhắc tới Lê Đạt vì đây vẫn là một vấn đề nhạy cảm trong một giai
đoạn nhạy cảm. Năm 1994, Tập thơ Bóng chữ được xuất bản, ra mắt bạn đọc đã
gây xôn xao dư luận. Không biết xuất phát từ đâu dư luận cho rằng thơ Lê Đạt khó
hiểu. Có người gọi tập thơ Bóng chữ của ông là thơ “hũ nút”. Có người lên án là
“thơ ú ớ” sùng bái vô thức chống lại ý thức. Sau Bóng chữ, Lê Đạt tiếp tục cho
xuất bản Ngó Lời (1997), U75 Từ tình (2007), Đƣờng chữ (2009), giới nghiên cứu
phê bình do đó có điều kiện tiếp cận trực tiếp, sâu rộng hơn để đưa ra những đánh
giá mang tính hệ thống hơn. Nếu trước kia Lê Đạt bị đả kích kịch liệt, bị kết án
nặng nề thì giờ đây ông đã được nhìn nhận lại một cách đúng mức với những sáng
tác mang nhiều giá trị, góp phần xây dựng nên nền thơ Việt Nam hiện đại. Năm
2007 Lê Đạt được nhận Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật. Và cho tới
nay, các bài viết về Lê Đạt đã vượt qua cái nhìn cũ, khẳng định Cách Tân và đóng
góp của nhà thơ. Đó là Võ Thị Hảo với Ngƣời vác thập giá chữ [24], Tùng HuyLê Đạt quặn lòng với những con chữ [30], Thuỵ Khuê- Thơ tạo sinh- Lê Đạt [33],
Trần Thiện Khanh- Trạng thái thơ Lê Đạt [37], Trần Thiên Khanh- Lê Đạt tƣ duy
về thơ [38], Đặng tiến - Lê Đạt và Bóng chữ [59], Đỗ Lai Thuý, Lê Đạt - chữ [67],
Đỗ Lai Thuý- Mã thơ Lê Đạt [69]. Điểm thống nhất của các bài viết này là sự ghi
nhận đóng góp của Lê Đạt trên một số phương diện cơ bản. Thứ nhất, xác định vấn
đề bao trùm và xuyên suốt những tác phẩm của Lê Đạt là đào sâu vào chữ để tìm

ra nhiều vỉa từ nhằm làm cho thơ đa nghĩa, cô đúc và sâu sắc. “Ông chơi chữ,
nghịch chữ và tạo cho thơ mình một điệu nhạc riêng, một “thiên lí chữ” không dễ
lặp lại” [38]. Thứ hai, xác định: tư tưởng lớn của Lê Đạt chính là bút pháp của ông.
4


Ecriture Lê Đạt với sự cố ý làm sai, làm lệch, mắc lỗi, thậm chí kháng chỉ, là sự vi
phạm các trật tự hiện hành, trước hết là trật tự ngôn ngữ [67]. Thứ ba, khẳng định
tính hiện đại trong các sáng tác của Lê Đạt như: cấu trúc hình thức, phép tạo hình
trong thơ của ông, tính bất định của không gian thẩm mỹ mà Lê Đạt theo đuổi…
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu về thơ Lê Đạt qua 2 giai đoạn, chúng tôi thấy sự
phê bình và tranh luận đã có sự thay đổi. Giai đoạn thời kỳ Nhân Văn- Giai phẩm
Lê Đạt cũng như thơ ông bị phê phán quyết liệt. Giai đoạn sau, khi Lê Đạt được
phục hồi tư cách hội viên Hội nhà văn và quyền xuất bản, thơ ông dù mới đầu
chưa được dư luận đón nhận nhưng với những tập thơ tiếp sau, Lê Đạt đã được
khẳng định đề cao. Trước kia Lê Đạt bị kết tội nặng nề, nhưng bây giờ đọc lại
những sáng tác của Lê Đạt giới nghiên cứu và phê bình thấy Lê Đạt không định
chống Đảng, không hề phản động mà chỉ nỗ lực thể hiện sự thành thật, nồng nhiệt
trong cách tân văn chương, muốn tạo điều kiện cho nghệ thuật phát triển. Và như
vậy, rõ ràng dưới ảnh hưởng của thành tựu lý luận thế giới các nhà nghiên cứu,
phê bình đã dần đưa ra những cách đọc mới, khả dĩ tiếp cận sáng tác của Lê Đạt.
Tuy nhiên, những bài viết mới dừng ở mức độ cảm nhận sơ lược, chung chung
chưa đi sâu phân tích một cách sâu sắc, toàn diện về thơ Lê Đạt nhưng đó thật sự
là những gợi ý giá trị cho luận văn của chúng tôi.
Tiếp nối những bài viết nghiên cứu về thơ Lê Đạt, Luận văn sẽ đi tìm hiểu
nghiên cứu một vấn đề hoàn toàn mới: “Thơ Lê Đạt dƣới góc nhìn tƣ duy nghệ
thuật” nhằm phát hiện ra những tìm tòi, đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật của Lê
Đạt, khẳng định phong cách thơ Lê Đạt, những đóng góp của ông đối với nền thơ
ca Việt Nam đương đại .
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp lịch sử: Chúng tôi đánh giá Lê Đạt và các vấn đề trong thơ của ông
trong sự gắn kết với hoàn cảnh của cá nhân, dân tộc và thời đại mà ông sống để

5


thấy được sự tác động của lịch sử lên một đời thơ và cách thức phản ứng đặc biệt
của Lê Đạt.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu :
Trong quá trình nghiên cứu tư duy thơ Lê Đạt, chúng tôi so sánh thơ Lê Đạt
với một số tác giả khác cùng thời, cùng dòng thơ, để thấy được sự Cách Tân của
thơ ông. Mặt khác, so sánh ông với chính ông để thấy sự đổi mới liên tục của nhà
thơ trong suốt chặng đường thơ.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thiết
lập hệ thống luận điểm. Từ sự phân tích cụ thể tác phẩm, người viết tổng hợp khái
quát để có những kết luận, nhận định thấu đáo, tránh những áp đặt chủ quan không
bám sát văn bản thơ.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình dài hơi nghiên cứu về tác giả Lê Đạt. Nghiên cứu tư
duy thơ của Lê Đạt qua hệ thống quan niệm thơ đến sự vận động và phát triển của
cái tôi trữ tình, hệ thống biểu tượng và ngôn ngữ thơ ca nhằm tìm ra những nét
khác biệt trong cách cảm, cách nghĩ, những tìm tòi sáng tạo của Lê Đạt và những
đóng góp của ông đối với tiến trình đổi mới thơ Việt Nam hiện đại.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn được chia làm
3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về tư duy nghệ thuật và quan niệm thơ của Lê
Đạt
Chương 2. Cái tôi trữ tình và một số biểu tượng đặc sắc trong thơ Lê Đạt

Chương 3. Ngôn ngữ thơ Lê Đạt

6


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƢ DUY NGHỆ THUẬT
VÀ QUAN NIỆM THƠ CỦA LÊ ĐẠT
1.1. Một số vấn đề lí luận về tƣ duy nghệ thuật
1.1.1 Khái niệm tư duy
Tư duy không chỉ là đối tượng nghiên cứu của khoa học tâm lý, triết học, …
mà còn là đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực nghệ thuật. “Tư duy là hoạt động nhận
thức lý tính của con người. Khí quan của tư duy chính là bộ óc người với một hệ
thống tinh vi của gần 16 tỉ tế bào thần kinh [52, 676]. Tư duy không chỉ là một sản
phẩm xã hội hay chỉ là sản phẩm tự nhiên, mà là sản phẩm có tính tổng hoà của quá
trình lịch sử nhân loại. Tư duy là kết quả phát triển của vật chất tự tổng hợp qua
hàng vạn, hàng triệu năm. Sự ra đời của tư duy chính là bằng chứng về sự xuất hiện
của con người. Do vậy có thể định nghĩa: “Con người là một động vật có tư duy”.
Tư duy (pensée) là toàn bộ những hoạt động tâm lý của con người, chỉ có
con người mới có, đó là đời sống trí tuệ của con người. Tư duy được phân biệt với
ý thức (conscience). Nói đến ý thức là nói đến sự “phản ánh” hiện thực của hoạt
động tâm lý. Hay nói đúng hơn, ý thức là tư duy ở trạng thái tĩnh, và tư duy ở trạng
thái động, tư duy là hành động nhận thức của con người. Tư duy và lý trí (raison)
không phải là một. Nói đến lý trí là nói đến cái lôgích có tính nguyên tắc của nhận
thức. Nói đến tư duy là nói đến sự vận động có tính tổng thể của các yếu tố tư
tưởng và tình cảm, cảm xúc và lý trí nhằm mục đích nhận thức. Tư tưởng (Idée)
hay còn gọi là quan niệm tư tưởng vừa là kết quả lại vừa là xuất phát điểm của tư
duy. Quan hệ con người với con người, con người với xã hội, con người với hoàn
cảnh sống … là những mối quan hệ chủ yếu tạo nên quan niệm tư tưởng ở mỗi con


7


người. Tư tưởng mang tính chất dân tộc, đoàn thể, quốc gia, tính giai cấp… nghĩa
là mang tính chủ quan hơn so với tư duy. Tư tưởng nằm ở phạm trù nội dung, tư
duy nằm ở phạm trù phương pháp. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có mối quan hệ mật
thiết với nhau. “Đặc trưng của tư duy là phản ánh các mối quan hệ của con người
đối với thế giới khách quan, quan hệ con người với con người và quan hệ giữa các
sự vật, hiện tượng; truy tìm các mối quan hệ, biểu diễn các mối quan hệ đó bằng
các phương tiện ngôn ngữ, đó là toàn bộ chức năng nhận thức của tư duy [64, 18].
Nói đến tư duy là nói đến những hoạt động của bộ óc người ở trạng thái sống động
của nó. Tư duy nảy sinh từ sự sống và gắn liền với hoạt động của các tế bào não.
Đó là một quá trình xử lý lượng thông tin do các khí quan cảm giác thu nhận được.
Trong lịch sử phát triển của con người, sự hình thành và phát triển của tư duy gắn
làm một với sự hình thành và phát triển của chủ thể. “Vậy, phán đoán đầu tiên của
sự sống là ở chỗ, với tư cách là chủ thể cá thể, sự sống tự tách mình ra khỏi tính
khách quan” (G.V.Ph.Hêglen) .
Nói đến sự sống trong vận động tư duy chính là nói đến cơ sở sinh lý của tư
duy. Yếu tố “sống” đó sẽ tạo cho tư duy một thuộc tính quan trọng, đó là sự trao
đổi tinh thần có tính chất giao tiếp, tính chất “cảm ứng” “giao cảm” giữa người với
người. Bởi vậy, giao tiếp ngôn ngữ là một giao tiếp có tính bề ngoài, còn trao đổi
tinh thần, giao lưu tư tưởng và tình cảm là bản chất của hoạt động tư duy.
Tư duy là một “trạng thái” bên trong của vật chất (Plêkhanôp) nhưng chỉ có ở vật
chất đặc biệt, phát triển ở trình độ cao, tức là ở con người. Mọi quan niệm cho rằng
tư duy, tinh thần hay ý niệm tồn tại độc lập, bên ngoài đầu óc con người, đều là
quan niệm tư duy phi chủ thể, hoặc là tạo ra một chủ thể siêu nhiên đối lập với con
người.
Nhưng cả tư tưởng và tư duy sẽ không nảy sinh được nếu không có ngôn
ngữ. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư tưởng.

“Không có ngôn ngữ thì tư duy chỉ là những dự báo mơ hồ, những phản ứng có tính
bản năng trước hiện thực. Không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là tiếng kêu bập bẹ của
8


trẻ sơ sinh mà thôi. Tư duy làm cho ngôn ngữ phát triển phong phú, tinh xảo. Ngôn
ngữ tạo điều kiện cho tư duy đi sâu được vào bản chất của sự vật hơn” [64, 19].
1.1.2. Quan niệm về tư duy nghệ thuật
Tư duy nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người trong lĩnh vực nghệ
thuật. Có nhiều quan điểm về vấn đề này, tuy nhiên chúng tôi thống nhất với quan
điểm của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ
điển thuật ngữ văn học NXB Giáo dục 2006 và ý kiến của tác giả Nguyễn Bá
Thành trong cuốn Tƣ duy thơ và tƣ duy thơ hiện đại Việt Nam NXB văn học Hà
Nội 1996. Trong Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Tư duy nghệ thuật là dạng
hoạt động trí tuệ của con người hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ
thuật. Bản chất của nó do phương thức thực tiễn tinh thần của hoạt động chiếm lĩnh
thế giới bằng hình tượng quy định. Sự chuyên môn hoá lối tư duy này tạo thành đặc
trưng nghệ thuật và tiềm năng nhận thức của nó. Tư duy nghệ thuật là một phương
thức hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hoá hiện thực và giải quyết nhiệm vụ
thẩm mỹ. Phương tiện của nó là các biểu tượng, tượng trưng có thể trực quan được.
Cơ sở của nó là tình cảm. Dấu hiệu bản chất của tư duy nghệ thuật là: ngoài tính
giả định, ước lệ, nó hướng tới sự nắm bắt những sự thật đời sống cụ thể, cảm tính
mang nội dung khả nhiên (cái có thể có) có thể cảm thấy, theo xác suất khả năng và
tất yếu. Chính nhờ đặc điểm này mà nội dung khái quát của nghệ thuật thường
mang tính phổ quát hơn, triết học hơn so với sự thật cá biệt. Bằng trí tưởng tượng
sáng tạo vốn là chất xúc tác của hoạt động tư duy nghệ thuật, nghệ sĩ xây dựng các
giả thiết, làm sáng rõ các bộ phận còn bị che khuất của thực tại, lấp đầy các “lỗ
hổng chưa biết” tính cấu trúc của tư duy nghệ thuật gắn với năng lực nhìn thấy thế
giới một cách toàn vẹn, nắm bắt nó qua những dấu hiệu phát sinh, đồng thời phát
hiện các mối liên hệ mới chưa được nhận ra…

Tư duy nghệ thuật đòi hỏi một ngôn ngữ nghệ thuật làm “hiện thực trực tiếp
cho nó. Ngôn ngữ đó là hệ thống các ký hiệu nghệ thuật, các hình tượng, các
phương tiện tạo hình và biểu hiện. Nó có mã nghệ thuật, tức là hệ thống năng động
9


gồm các quy tắc sử dụng ký hiệu để gìn giữ tổ chức và truyền đạt thông tin. Điểm
xuất phát của tư duy nghệ thuật vẫn là lý tính, là trí tuệ có kinh nghiệm, biết nghiền
ngẫm và hệ thống hoá các kết quả nhận thức. Đặc điểm của tư duy nghệ thuật là
tính lựa chọn, tính liên tưởng, tính ẩn dụ. Trên cơ sở của tư duy nghệ thuật người ta
tạo ra các tư tưởng và “quan niệm nghệ thuật” lựa chọn các phương tiện, biện pháp
nghệ thuật. Dạng tư duy này chỉ phát huy hiệu quả khi gắn với tài năng, biết cảm
nhận được một cách nhạy bén về viễn cảnh lịch sử, nắm bắt tinh thần thời đại, dự
báo tương lai và tài năng sáng tạo nghệ thuật [26, 381-382].
Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích khái quát những vấn đề về tư duy nghệ
thuật Tác giả Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tƣ duy thơ và tƣ duy thơ hiện đại Việt
Nam đã bàn nhiều về vấn đề tư duy nghệ thuật nói chung và tư duy thơ nói riêng và
đi đến kết luận: “Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tượng trực
quan, là sự hình tượng hoá hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan. Tư duy
nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới quan và nhân sinh quan của
người sáng tạo”. Tư duy nghệ thuật khác với tư duy khoa học ở chỗ: tư tưởng tình
cảm không chỉ là năng lượng của tư duy mà còn là đối tượng nhận thức của tư duy.
Hình tượng nghệ thuật được coi là hình tượng của cảm xúc, nghĩa là “năng lượng”
tình cảm còn đọng lại trong hình tượng như là một yếu tố nội dung, một bộ phận
hợp thành. Tuy vậy, nếu đối lập lý trí với tình cảm, tư duy khoa học với tư duy
nghệ thuật, chúng ta sẽ đi đến chỗ coi nghệ thuật chỉ bao hàm những yếu tố trực
giác, những ấn tượng cảm tính mà không có ý nghĩa sâu sắc, không mang nội dung
trí tuệ” [64, 54-55].
Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật. Tư duy thơ
là phương thức nhận thức và biểu lộ tình cảm của con người bằng hình tượng ngôn

ngữ. “Đặc điểm quan trọng nhất của tư duy thơ là sự thể hiện của cái tôi trữ tình,
cái tôi cảm xúc, cái tôi đang tư duy. Cái tôi trữ tình trong thơ được biểu hiện dưới
hai dạng thức chủ yếu là cái tôi trữ tình trực tiếp và cái tôi trữ tình gián tiếp. Thơ
trữ tình, coi trọng sự biểu hiện cái chủ thể đến mức như là nhân vật số một trong
10


mọi bài thơ… Do sự chi phối của quan niệm thơ và phương pháp tư duy của từng
thời đại mà vị trí của cái tôi trữ tình có những thay đổi nhất định… Tư duy thơ
phản ánh những tình cảm cộng đồng và tư duy thời đại” [64, 56].
So với tư duy lôgích thì tư duy hình tượng có được một phạm vi rộng rãi hơn
cho sự liên tưởng và quyền tưởng tượng của người sáng tạo. Tư duy thơ chấp nhận
một khả năng tưởng tượng của tư duy khoa học là ở chỗ trừu tượng hoá, vô hình
hoá các sự vật và hiện tượng. Còn nhà thơ thì cụ thể hoá, hình tượng hoá hiện thực
khách quan theo một đường dây liên tưởng.
Tư duy thơ có khả năng hướng nội, hướng ngoại, và kết hợp giữa hướng nội
và hướng ngoại. Hướng ngoại là nhằm vào đối tượng miêu tả, trình bày nó dưới
ánh sáng của một quan niệm thẩm mỹ. Hướng nội là tác giả tự nghĩ về mình, tự
quan sát và biểu hiện cái tôi nội cảm của mình. Tìm hiểu tư duy thơ là tìm hiểu sự
vận động của hình tượng thơ. Ngôn ngữ đối với nhà thơ vừa có ý nghĩa phương tiện
vừa có ý nghĩa mục đích, nó là một thứ “công cụ” trực tiếp của tư duy. Khả năng tự
do của tư duy thơ phụ thuộc vào yếu tố ngôn ngữ, phụ thuộc vào cấu trúc thể loại…
1.2. Quan niệm thơ Lê Đạt .
1.2.1. Thơ như là một sự thể nghiệm
Trong kháng chiến chống pháp, Lê Đạt làm việc ở Ban tuyên huấn Trung
ương Đảng cộng sản Việt Nam. Khi hoà bình lập lại trên miền Bắc, ông tiếp tục
hoạt động trong lĩnh vực văn hoá- nghệ thuật. Cùng với một số trí thức, văn nghệ
sĩ, ông đã kiên trì đòi hỏi xây dựng một môi trường tự do cho sáng tạo, cho sự phát
triển lành mạnh của nền văn hoá nghệ thuật nước nhà.
Theo quan niệm thơ chính thống thì thơ phải phản ánh thực tại, phải là vũ khí,

tuyên truyền, phục vụ chính trị, phục vụ nhân sinh, phục vụ cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Khác với quan niệm thơ chính thống, theo Lê Đạt thơ là “cuộc chơi” mà thi
nhân đem cả đời người để thử nghiệm. Ông phản đối lối thơ tuyên truyền, làm
chính trị một cách giản đơn theo những công thức tầm thường dễ dãi, ông đòi hỏi
thơ ca nói chung và bản thân mình nói riêng phải bứt phá khỏi cánh đồng bằng
11


phẳng, yên ổn mà thưa thớt cá tính sáng tạo. Ông ghét lối thơ đơn nghĩa và gọi nó
là “thơ lộ thiên” ông muốn một thứ thơ không vần mở ra nhiều nghĩa bất chấp cái
đa nghĩa nhiều khi làm người đọc khó hiểu. Quan niệm này của ông rất giống với
quan niệm của Trần Dần và một số nhà thơ khác trong nhóm văn học Nhân vănGiai Phẩm.
Lê Đạt muốn chống lại thứ văn nghệ độc tôn, thực hiện tự do sáng tác và đã
mạnh dạn nói lên khát vọng của mình trong các tác phẩm. Với Lê Đạt, nghệ thuật
nói chung và thơ ca nói riêng không chỉ là một bánh xe lăn mãi một con đường
mòn đã cũ, phải dựa trên cơ sở, cá tính độc đáo của từng nghệ sĩ mà phát huy và
lãnh đạo. Trong thơ, ông đòi hỏi sự tự do trong tư tưởng vì nếu không có tự do tư
tưởng thì không thể có nghệ thuật chân chính. Là một trong những nhà thơ tiên
phong đi đầu trong phong trào Nhân văn- Giai phẩm, Lê Đạt luôn mong muốn cách
tân thơ Việt. Ông muốn dấn thân đến cùng vì yêu cầu sinh tử của nghệ thuật. Nhà
thơ khao khát phá vỡ sự độc tôn của những nguyên tắc thi pháp cũ. Chính quan
niệm về thơ này của Lê Đạt, cũng như của Trần Dần và một số nhà thơ khác trong
nhóm văn học Nhân văn- Giai phẩm đã làm bùng lên cuộc tranh luận ồn ào đến nay
vẫn chưa dứt. Và cũng từ quan niệm này của Lê Đạt sẽ sinh ra cái tôi bất hợp tác
với hoàn cảnh trong Nhân văn- Giai phẩm mà chúng tôi sẽ bàn tới ở chương 2 của
luận văn.
1.2.2. Thơ gắn với chữ, với ngôn từ nghệ thuật (từ sau vụ Nhân văn- Giai phẩm)
Trong suốt hơn 30 năm đại hạn Nhân văn, Lê Đạt có nhiều thời gian suy
nghĩ về thơ mình cũng như về thơ nói chung. Trong Đường chữ, ông viết: “Tôi
buồn rầu nhận ra rằng thơ tôi chưa có cái cách tân triệt để- về cấu trúc mà nói, nó

vẫn chưa thoát khỏi thơ “Mới” những năm 1930 … Nhưng triệt để như thế nào tôi
vẫn chưa hình dung được” [21, 620]. Lê Đạt không có cái may mắn của Trần Dần,
bạn thơ cùng thời, là ngay từ đầu nhận ra ngay “con đường chữ” của mình để đi
một mạch. Có lúc Lê Đạt phải qua những khúc quanh nhận thức, có những đoạn
dừng lại tự xỉ vả mình vô dụng để “mặc cảm tội lỗi” và “tự tu lập” bước qua.
12


Nhưng có vẻ như cái chìa khoá của “sự tu” lại là một chữ “chơi” đầy hào sảng và
khí phách trong thơ của nhà nho tài tử Nguyễn Công Trứ: Trời đất cho ta một chữ
tài/ Giắt lƣng dành để tháng ngày chơi, là cuộc gặp lại triết học “trò chơi” trong
câu nói của Freud: “Mọi đứa trẻ khi chơi, ứng xử như một nhà thơ với ý nghĩa nó
tạo ra cho mình một thế giới hay nói chính xác hơn, nó chuyển dịch những đồ vật
của thế giới nó đương sống sang một trật tự mới phù hợp. Nó coi trò chơi của mình
là rất nghiêm túc”.
Từ một cuộc dằn vặt nhận thức, Lê Đạt bước vào công cuộc “phu chữ” để
tạo “vân chữ” cho mình chống lại “thiên mệnh” đặt bày trong bàn tay thời cuộc
luôn không ngừng can thiệp. Thời kỳ “làm người vô dụng” ông tìm cách bắt tay với
quan niệm chữ và sáng tạo thi ca của Freud, Mallarmé, Lacan, Trang tử , Niezsche,
Heiclerger và Roland Barthes….Một thời kỳ khổ ải đến mức những cửa thư viện he
hé mở rồi lườm nguýt khép lại. Ông viết đầy hài hước và chua chát: “Trên đất nước
bốn nghìn năm văn hiến ai ngờ đọc sách mà cũng gian nan thế” [21, 623].
Trong thời kỳ bị kỷ luật, Lê Đạt không bị áp lực của việc xuất bản nên ông
có nhiều thời gian nghĩ về thơ và càng đọc nhiều ông càng cảm thấy thơ mình bỏ
qua một khoảng mênh mông của chữ. Và bằng tài năng, sự nỗ lực, lòng đam mê,
kiên trì không mệt mỏi, Lê Đạt đã “mở một kỷ nguyên mới cho đường chữ “[34].
Như vậy, cuộc tìm “bóng chữ”, “đường chữ”, “vân chữ” của Lê Đạt là cuộc tự nhận
thức sau sự cố Nhân văn- Giai phẩm. Ông đã đi từ trong sương mù bất định của
nhận thức, đến giải quyết cho cái câu hỏi da diết từ nội tại được đặt ra: “Đâu là
điểm tự do xa nhất chữ có thể đạt tới, đâu là điểm cực hạn nhất thiết không được

bước qua?”.
Trong những nhà thơ cùng trang lứa, Lê Đạt (cùng với Trần Dần ) là nhà thơ
vị chữ. Ông đề cao tinh thần lao động chữ của nhà thơ đến mức ông gọi nhà thơ là
“phu chữ”. Phu hay culi cũng đều thể hiện sự vất vả, cực nhọc muôn phần trong
sáng tạo nghệ thuật. Lê Đạt nghét thứ thơ đơn nghĩa và gọi nó là “thơ lộ thiên”. Vì

13


vậy, ông chủ trương đào sâu vào chữ để tìm ra nhiều vỉa từ nhằm làm cho thơ đa
nghĩa, cô đúc và sâu sắc.
Nhà thơ Lê Đạt rất coi trọng chữ trong thơ. Đối với ông, chữ không chỉ đơn
thuần là một kí hiệu giao tiếp mà như một sinh thể luôn cựa quậy, là một thứ mặc
khải để thi nhân bộc lộ quan niệm nhân sinh của mình. Sự linh diệu của chữ chính
là sự linh diệu của thơ. Đây là phép biện chứng trong sáng tạo thơ ca. Vì trọng chữ
nên theo Lê Đạt: “Nhà thơ không coi rẻ chữ như những vật vô tri vô giác, những
công cụ quẳng đi khi đã hết tác dụng mà tôn trọng chữ như những sinh vật có hồn,
lắng nghe tiếng nói của chữ và trò chuyện với chữ như những nhà ngoại cảm lắng
nghe và trò chuyện với thế giớ bên kia” [20, 131].
Không coi rẻ chữ, lắng nghe và trò chuyện với chữ, nghĩa là Lê Đạt đã đối
thoại với thơ. Chữ trong thơ, vì thế đã trở thành người bạn tri âm của thi sĩ. Lựa
chọn chữ, nghiêm khắc với chữ trong thơ cũng chính là sự chọn lựa của tình yêu và
trách nhiệm với ngòi bút của mình. Đó là sự tôn trọng chính mình và tôn trọng
người đọc. Vì theo Lê Đạt: “Với đa số chữ là tình nghĩa/ Với nhà thơ chữ là tình
yêu” [21, 419]. Chính vì rất đề cao vai trò của chữ trong thơ mà ông đã xác quyết:
“Một nhà thơ có kinh nghiệm là nhà thơ biết im lặng để nghe chữ phát biểu” [21,
395]. Và ông rất tôn trọng sự “dân chủ‟‟của chữ khi cho rằng: “Những tác phẩm
thơ hay thường là kết quả sự cưỡng lại của chữ [21, 402]. Vì thế không phải ngẫu
nhiên mà trong các sáng tác của mình, chữ được Lê Đạt nhắc đến với tần số cao.
Chữ- cô đơn; chữ- cách tân; chữ- phong phú; chữ- bình đẳng; chữ- thái độ sống. Và

chữ, nhiều lần được ông gọi là “cử tri” bầu lên nhà thơ, là “gene được cấy trong
công nghệ sinh học của sáng tạo, là “đội vệ sĩ đông đảo hùng hậu” để “cứu cái phần
người bao giờ cũng lâm nguy trong mỗi con người”.
Theo Lê Đạt: “Người làm thơ không phải bằng ý mà bằng chữ. Nhà thơ làm
chữ chủ yếu không phải ở nghĩa tiêu dùng, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm
lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài
thơ” [20, 116]. Hiện hữu của nhà thơ chính là hiện hữu của chữ trong thơ. Chữ
14


trong thơ thế là một “nhãn hiệu cầu chứng” cho sự hiện tồn của thi nhân; là một
trong những yếu tố quan trọng nhất nếu không nói là yếu tố quyết định tạo nên
phong cách nhà thơ. Xuất phát từ một quan niệm giá trị như thế nên trong tư duy
thơ của mình, Lê Đạt xem chữ như là một hệ quy chiếu để định vị nhà thơ và sự
cách tân trong thơ. Và cũng từ quan niệm trọng chữ trong thơ mà Lê Đạt khi trò
chuyện với phóng viên Vovnews đã nói về việc cách tân thơ xuất phát từ ý muốn
sử dụng chữ một cách toàn diện: “Trong chữ có 2 phần: phần định nghĩa và phần
hàm nghĩa. Xưa nay trong văn chương nói chung, hay thơ nói riêng, nói là người ta
hoàn toàn không sử dụng hàm nghĩa thì không đúng nhưng người ta chú ý nhiều
đến phần định nghĩa. Và như thế, cả một phần rất rộng lớn là hàm nghĩa thì mọi
người ít để ý. Đó là một sự “đãng trí” rất lớn. Tôi chỉ muốn… như học cách đá
bóng của Hà lan, họ đá bóng tổng lực, mình dùng chữ một cách tổng lực”.
Lê Đạt từ đầu đến cuối quan niệm “Chữ đẻ ra chữ”, mỗi chữ chỉ là cái bóng,
đè lên những chữ khác, ông lựa chọn chữ rất kĩ và công phu khi sử dụng để mưu
cầu sự đa nghĩa. Quan niệm này chi phối sâu sắc thi pháp thơ Lê Đạt. Đến với thơ
ông, độc giả phải chăm chú vào chữ, “Những con chữ trong câu thơ dẫn dắt trên
con đường tâm thức ra khỏi lối ngữ nghĩa tiêu dùng một chiều quen thuộc hằng
ngày (Bóng chữ).
1.2.3. Thơ là một nghề nhưng là “nghề của bề sâu”
Biết bao nhà thơ cả đời luôn khao khát đi tìm bản thể thơ để trả lời câu hỏi

thơ là gì? Lê Đạt cũng vậy. Suốt cuộc đời dấn thân vì thơ, ông luôn đối thoại với
thơ như đối thoại với tâm linh của mình. Thơ hiện hữu trong tâm thức ông không
chỉ có những câu thơ đa nghĩa như một thứ “Bóng chữ” mà còn có cả những ưu tư
của ông về thơ. Với ông, thơ như là một thứ đạo, một thứ tôn giáo, một thứ cơ
duyên. “Người đời ví thi nhân với kiếp tằm, Lê Đạt tự ví mình như một lá dâu, còn
lại trơ gân, xác xơ thân xác” (Đặng Tiến).
Theo Lê Đạt: “Thơ là một nghề. Đã là một nghề thì phải có kỷ luật lao động,
không nên thụ động thắp hương chờ mà phải chủ động gọi hứng đến. Công việc
15


này đòi hỏi một kỷ luật nghiệt ngã và gian khổ [20, 139]. Nói như vậy, nghĩa là Lê
Đạt rất coi trọng sự sáng tạo của nghề thơ. Ông yêu cầu người làm thơ phải tận hiến
cho thơ, phải chủ động “cày sâu cuốc bẫm” trên cánh đồng thơ để tìm thi hứng.
Không chỉ có thế, với Lê Đạt thơ còn là một thứ nghiệp chướng không thể dứt bỏ
được. “Không người làm thơ nào không trải qua những cơn tuyệt vọng muốn quẳng
bút đi làm nghề khác cho nó khỏe. Nhưng thơ là một nghiệp, một tình yêu đắm
đuối [20, 143]. Nghề thơ trong quan niệm của Lê Đạt không chỉ có gian khổ mà
còn là một nghề “hơi bị nguy hiểm… không nói đến cái nguy cơ bị ăn đòn bởi các
nhà phê bình đao to búa lớn- thời nào cũng có những kẻ đao búa. Cái nguy hiểm
trầm trọng hơn là tình trạng mà Rilke gọi là niềm “cô đơn không tận” của nghiệp
thơ” [ 20, 142].
Cô đơn phải chăng là một yếu tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Không hít thở
trong bầu khí quyển cô đơn ấy người nghệ sĩ không thể sáng tạo được những tác
phẩm để đời. Bởi thế, Inrasara cho rằng “sở dĩ ta chưa có những tác phẩm lớn vì
người nghệ sĩ hiện thời chưa đủ cô đơn cho sáng tạo”. Cô đơn vì vậy, không chỉ là
một phẩm chất sáng tạo của người nghệ sĩ mà còn là một yếu tính của nghệ thuật,
thiết yếu cho sáng tạo. Hành trình sáng tạo của người nghệ sĩ luôn mang dấu ấn cá
nhân. Điều đó không những thể hiện cá tính sáng tạo mà còn biểu lộ tài năng thi sĩ.
Thơ là một nghề nhưng là “nghề của bề sâu”, nghề thơ cũng như nghề giếng, chỉ có

đi sâu mới tìm ra nước. Lao động thơ là một thứ lao “động‟‟ thầm lặng, chán nản,
đơn độc, vất vả” [20, 149], là “sự giằng xé căng thẳng” [20, 136] từ trong sâu thẳm
tâm thức của thi nhân. Theo Lê Đạt, con đường thơ gồm nhiều con đường riêng rất
khác nhau của từng người. Không có đại lộ chung một chiều cho tất cả. Con đường
thơ chính là số phận của một nhà thơ. Nhưng dẫu theo con đường nào, một nhà thơ
cũng phải cúc cung tận tụy, đem hết tâm trí dùi mài, lao động: “Biến ngôn ngữ
công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một
lão bộc trung thành của ngôn ngữ. Làm thơ là một lao động nhọc mệt, ít tiền và
gian nan. Do đó các nhà thơ, các nhà phê bình thơ phải đùm bọc, giúp đỡ nhau, nên
16


vì thơ hơn vì tên tuổi cá nhân mình, cần tránh thiên hướng bới lông tìm vết. Phải
biết trân trọng đối thoại với cái khác, cái lạ của bạn. Con đường thơ là một chu kỳ
mở, không ai được vỗ ngực độc quyền chân lý cũng như cho phép mình nói tiếng
nói cuối cùng [20, 119].
Không những trong thơ mà trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, có lẽ
không thể có tiếng nói cuối cùng về bất cứ vấn đề gì. Cuộc sống luôn vận động và
phát triển. Mọi sự vật và hiện tượng trong cõi nhân sinh luôn biến đổi. Không ai có
thể tắm hai lần trên một dòng nước như một lời triết gia đã nói. Sự hiện hữu bao
giờ cũng là sự hiện hữu của khoảnh khắc vô thường. Hiện hữu và hư vô là hai mặt
của một quá trình biện chứng. Thơ cũng thế! Thơ bao giờ cũng hiện hữu trong hư
vô và hư vô trong hiện hữu. Thế nên, khi bàn về tính hiện đại trong thơ Lê Đạt cho
rằng: “Thơ không sống bằng phủ định loại trừ mà bằng khẳng định bổ sung. Không
phải chỉ có một cách hiện đại mà có nhiều cách hiện đại. Không có một tổng công
ty độc quyền phát hành tín phiếu hiện đại. Thơ hiện đại không phải một trường hợp
phải khép kín. Mà một trường hợp phải mở” [20, 107]. Và “Người làm thơ chơi
những phép tu từ như một thứ bẫy vô thức. Anh ta sinh sự với ngữ nghĩa và ngữ
pháp để tạo ra một sự sinh mới cho thơ… Biến ngôn ngữ tiêu dùng thành một thứ
ngôn ngữ trò chơi (hiểu theo nghĩa mạnh) trong một trạng thái nửa tỉnh nửa mơ mà

Roland Barthes gọi là một sự chú ý bồng bềnh (Attention flottante )” [21, 627].
Khi bàn về thơ hay, Lê Đạt đã có một ý tưởng khá độc đáo và lý thú. Ông
cho rằng: “Những câu thơ hay đều kỳ ngộ, nhưng là kỳ ngộ kết quả của một thành
tâm kiên trì, một đa mang đắm đuối làm động lòng quỷ thần chứ không phải may
rủi đơn thuần
Làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời” [ 20,
117]. Thật vậy, “trúng số độc đắc” đã là một sự mầu nhiệm, và không thể có sự
mầu nhiệm suốt đời. Làm được những câu thơ hay trong quan niệm của Lê Đạt là
một phép mầu như “trúng số độc đắc”. Sự so sánh tưởng chừng giản đơn này đã
hàm chứa trong đó sự tôn vinh những giá trị cao cả của thơ. Rõ ràng không có sự
17


thăng hoa kì diệu trong sáng tạo thì không thể có những câu thơ hay. Sáng tạo thơ
bao giờ cũng là sự ám ảnh của vô thức và tâm linh. Đi vào thế giới của thơ là đi vào
thế giới của những ảo diệu, của mặc khải để người nghệ sĩ thể hiện những dự
phóng sáng tạo của mình .
Tiêu chí thơ hay của Lê Đạt là đọc xong phải có được sự thay đổi trong tâm
hồn mình. Với ông thơ hay giống như người đi qua đò, có gió, có sóng mà vẫn sang
được bờ bên kia. Một câu, một bài thơ hay bao giờ cũng chống lại thời gian. Thơ
hay có đạo đức cao vì nó tạo ra thói quen đạo đức mới. Ở thơ hay, đạo đức, nhân
văn, mỹ học là một.
Trong quan niệm của Lê Đạt, để khẳng định sự tồn sinh của mình “Người
làm thơ tự trọng trên lĩnh vực ngôn ngữ phải bận tâm đến việc mở mang bờ cõi
ngôn ngữ, tương tự một nhà bác học mở rộng bờ cõi của khoa học, đổi khác cách
nhìn tự nhiên, khai khẩn những vùng sương mù của kiến thức” [21, 493]. Và theo
ông “Chỉ nhà thơ có tiếng nói riêng mới được coi là nhà thơ đã trưởng thành” [20,
135].
1.3. Đánh giá hệ thống quan niệm thơ Lê Đạt
Lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam trải qua những cuộc chiến đấu

chống giặc ngoại xâm, những cuộc đấu tranh xã hội nhằm giải phóng và nâng cao
quyền sống của con người. Văn chương luôn là người bạn đồng hành với lý tưởng
xã hội tiến bộ. Nhiều tác phẩm văn chương đã ở giữa cuộc đời, phản ánh vận mệnh
của đất nước, thân phận của con người và thể hiện một thái độ nhân sinh tích cực.
Những năm đất nước kháng chiến chống Pháp (1946-1954), cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc do Đảng cộng sản lãnh đạo đã trở thành nhiệm vụ hàng
đầu. Vì thế, đường lối văn nghệ vô sản đã được truyền bá trong đông đảo văn nghệ
sĩ, văn học phải trở thành một bộ phận trọng yếu, không thể thiếu được trong sự
nghiệp cách mạng của nhân dân. Trong suốt thời kì chiến tranh, văn học nói chung
và thơ nói riêng đã trở thành vũ khí đắc lực đấu tranh chống kẻ thù cướp nước và

18


bán nước, đồng thời nó còn kêu gọi, cổ vũ các tầng lớp nhân dân đứng lên đấu
tranh để bảo vệ tổ quốc.
Như vậy ở Việt Nam như một tất yếu, văn nghệ đã trở thành vũ khí đấu
tranh cách mạng, phục vụ lợi ích của tổ quốc, của nhân dân, của Đảng.
Ở thời điểm 1955- 1958, niềm vui cách mạng, niềm vui kháng chiến được
nhân lên trong cuộc sống hoà bình, nhưng những khó khăn của cuộc sống hoà bình
cũng khiến người ta lại phải nhìn nhận cuộc sống từ nhiều phía, nhiều chiều. Có lẽ
vì thế, những năm đầu hoà bình lặp lại, khi cuộc sống trở nên thư thái hơn những
năm chống Pháp, người nghệ sĩ có điều kiện nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa
văn nghệ và chính trị. Lê Đạt cũng như một số nhà thơ khác trong nhóm Nhân vănGiai phẩm đã mạnh dạn đề xuất trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ, trả chuyên môn cho
chuyên môn. Với ông, thơ như là một sự thể nghiệm, không phải là vũ khí tuyên
truyền. Ở thời điểm đó, bày tỏ quan điểm như thế không phải là phản động nhưng
rõ ràng đã tách rời ra khỏi điều kiện lịch sử dân tộc trong khi mục tiêu đấu tranh
giải phóng dân tộc vẫn là mục tiêu hàng đầu. Miền Bắc hoà bình nhưng miền Nam
vẫn còn đang chiến tranh chống chọi với kẻ thù xâm lược nên mục tiêu hàng đầu
vẫn là cách mạng, văn nghệ nói chung và thơ ca nói riêng không thể từ chối phục

vụ. Các kỹ sư tâm hồn phải đặt cái “tôi” xuống dưới tập thể, đặt quần chúng nhân
dân, đặt sự nghiệp của Đảng lên địa vị cao nhất chứ không thể tự do sáng tác theo ý
thích cá nhân. Tuy nhiên, xét ở một phương diện nào đó, có thể thấy quan niệm của
Lê Đạt đã hướng vào một phương diện mà thơ ca Việt Nam còn chưa chú ý đúng
mức: xem ngôn từ là đối tượng sáng tạo của thơ ca chứ không đơn giản chỉ là
phương tiện chuyển tải. Với quan niệm thơ như là một sự thể nghiệm, Lê Đạt muốn
có những cách tân nghệ thuật mới mẻ trên tinh thần dân chủ, tự do, nghệ thuật là
chính. Ông muốn trả cho văn chương giá trị đích thực của nó.
Lê Đạt với quan niệm đề cao vai trò của chữ, có thể có người cho là một thứ
cực đoan hình thức. Nhưng trong một bối cảnh nào đó, khi khuynh hướng xã hội
học dung tục đã lấn áp và nếu còn lấn áp cá tính sáng tạo của nhà thơ như nó đã
19


từng xảy ra trong đời sống văn học dân tộc ở một thời chưa xa thì những ý kiến của
ông về vai trò của chữ trong thơ vẫn còn nguyên giá trị. Vấn đề “cao trọng hoá” vai
trò của chữ trong thơ không chỉ dừng ở quan niệm mang tính lý thuyết mà Lê Đạt
còn ứng dụng trong quá trình sáng tạo thơ.
Cuộc tìm chữ một cách khổ công, Lê Đạt đã gọi nhà thơ là “phu chữ”. Đây
không phải là điều mới. Truyền thống thơ Á Đông và thơ Trung đại thế giới là
truyền thống tìm chữ. “Sự bao cấp tư tưởng” của đạo thiên chúa, đạo hồi, của các
chế độ chuyên chế tìm kiếm cái đẹp ở những kiến trúc tổng thể, những tư tưởng và
triết học của riêng mình, nên đành phải hướng tài năng vào việc tinh luyện câu chữ.
Các Nhà thơ trung Hoa và Việt Nam đua nhau đi tìm các thần tự, nhãn tự. Đỗ Phủ
làm thơ mà chưa hạ được một chữ kinh động quỷ thần thì ăn không ngon ngủ
không yên. Gia Đạo mắc kẹt giữa hai chữ thôi, xao như con lừa chết đói giữa hai
bó cỏ… Các nhà thơ xưa thường tìm nghĩa của chữ ở trong bản thân chúng, tức là ở
trong cái hiện thực mà nó phản ánh. Họ không biết rằng, chữ nghĩa chỉ là một thứ
kí hiệu mang tính võ đoán. Nghĩa của từ ở ngoài câu là ở dạng tiềm sinh. Nghĩa chỉ
xuất hiện khi từ có quan hệ kề cận hoặc lựa chọn với các từ khác trong câu. Phát

hiện này của F.desaussure đã làm cho ngữ học thực sự trở thành một khoa học (với
nghĩa là có đối tượng riêng, có phương pháp riêng). Các nhà thơ hiện đại không thể
không biết đến ngữ học như là một khoa học về vật liệu, vật liệu ngôn từ. Nhưng
nhà thơ không chỉ dừng lại ở vật liệu, mà phải biến vật liệu thành nghệ thuật, biến
ngôn ngữ tiêu dùng (giao tiếp) thành ngôn ngữ thi ca bằng sự cấu trúc hoá nó,
nghĩa là đặt nó vào những tương quan mới để nó phát nghĩa.
Trong ngôn từ nhật dụng, mỗi từ thường chỉ phát một nghĩa, bởi nếu phát
nhiều nghĩa thì tạo ra sự nhiễu tin làm ách tắc quá trình giao tiếp. Đa số những
người làm thơ hiện nay vẫn sử dụng kiểu phát nghĩa đơn tuyến này. Người phu chữ
Lê Đạt không đi tìm những thần tự, nhãn tự để làm sang cho thơ. Sự tìm chữ của
ông thực chất là tìm cách phát nghĩa mới. Mỗi từ của Lê Đạt đều phát nhiều nghĩa
bởi nó nằm trong nhiều mối quan hệ với các từ khác trên cả trục kề cận lẫn trục liên
20


tưởng.
Thơ là thơ nhưng thơ cũng chính là cuộc đời. Vì vậy, qua những đối thoại
của Lê Đạt về thơ, về nghề thơ, nghiệp thơ ta thấy được những quan niệm của ông
về cuộc sống và con người. Đó là những khát vọng về dân chủ, về tự do, về chân
lý, về sự khẳng định nhân vị con người. Là một nhà thơ luôn đề cao cá tính sáng
tạo, với những trải nghiệm của mình, Lê Đạt muốn đối thoại với thơ để khám phá
bản thể của thơ. Đó cũng là cách để ông đối thoại với đời và khám phá bản thể con
người.
Thơ là một nghề nhưng là nghề của bề sâu, với quan niệm này. Lê Đạt đã đề
cao nghề thơ, nghiệp thơ và đề cao cá tính sáng tạo trong thơ. Ông đòi hỏi trong thơ
phải luôn có sự đổi mới, bởi đổi mới là tạo ra một entropi âm, nó chính là sinh tố
cải lão hoàn đồng của trí tuệ [20, 106].
Vì vậy, với những quan niệm thơ của Lê Đạt sẽ góp phần gợi thức cho chúng
ta trong việc nhận diện khuôn mặt thơ hôm nay, nhằm cách tân nền thơ ca dân tộc,
hướng đến một xã hội nhân văn. Vì nói như Lê Đạt: “Đọc một câu thơ hay, ta

thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một
thúc đẩy lên đường hướng thiện những vùng trời tốt đẹp hơn, nhân tính hơn)… [20,
115]
Tiểu kết chƣơng 1
Trên đây chúng tôi đi vào tìm hiểu một số vấn đề về tư duy nghệ thuật và
quan niệm thơ của Lê Đạt cũng như sự phát triển của quan niệm đó qua các chặng
đường sáng tạo. Quan niệm thơ của Lê Đạt vận động và phát triển qua hai thời kỳ:
Trước vụ Nhân văn- Giai phẩm và sau vụ Nhân văn- Giai phẩm. Trọng tâm của nó
bàn về đặc trưng của thơ, thơ như là một sự thể nghiệm đến thơ gắn với chữ, với
ngôn từ nghệ thuật và coi thơ là một nghề nhưng là “nghề của bề sâu”. Quan niệm
thơ của Lê Đạt rất nghiêm khắc và giàu giá trị nhân văn sẽ góp phần tích cực vào
công cuộc cách tân thơ Việt.

21


Chƣơng 2
CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ MỘT SỐ BIỂU TƢỢNG ĐẶC
SẮC TRONG THƠ LÊ ĐẠT
2.1. Cái tôi trữ tình trong thơ Lê Đạt
2.1.1. Khái niệm về cái tôi, cái tôi trữ tình trong thơ
Cái tôi thực chất là một khái niệm triết học. Các nhà triết học duy tâm từ R.
Đê- các, J.Gphichtê, G.x.Hê ghen, H.Becxông,… S.phơ-rơt là những người đầu
tiên chú ý đến cái tôi khi đề cao ý thức, chủ quan- khách quan, cá nhân- xã hội.
R. Đê- các (1569- 1650) đã đưa ra một định nghĩa nổi tiếng: “Tôi tư duy vậy là tôi
tồn tại”. Theo ông, cái tôi thuộc về thực thể biết tư duy, như căn nguyên của nhận
thức duy lý. Nhà triết học Bécxông (1859- 1941) lại cho rằng, con người có hai cái
tôi. Cái tôi bề mặt là các quan hệ của con người đối với xã hội. Còn cái tôi bề sâu là
phần sâu thẳm của ý thức. Ý thức mới chính là đối tượng của nghệ thuật.
Theo S.Phơ-rơt (1856- 1939), cái tôi là sự hiện diện của động cơ bên trong ý

thức con người. Các nhà tâm lý học đều coi cái tôi là yếu tố cơ bản cấu thành phần
ý thức, nhân cách của con người. Cái tôi cũng là một đối tuợng quan tâm của các
nghành khoa học xã hội như đạo đức, xã hội học.
Trên cơ sở những thành tựu khoa học về con người, đặc biệt là những thành
tựu về triết học, tâm lý học, Mác đã đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh và đầy đủ về cái
tôi như sau: “Cái tôi là trung tâm tinh thần của con người, của cá tính người, có
quan hệ tích cực đối với thế giới và đối với chính bản thân mình. Chỉ có con người
độc lập kiểm soát những hành vi của mình và có khả năng thể hiện tính chủ động
toàn diện mới có cái tôi của mình. Cái tôi có thể xem là cấu trúc phần tự giác” [52,
66].
Như vậy, cái tôi vừa mang bản chất xã hội, có quan hệ gắn bó khăng khít với
hoàn cảnh, vừa mang bản chất cá nhân độc đáo. Nói về cái tôi là nói về bản chất
22


của chủ thể trong nhận thức và sáng tạo. Vì thế nó có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật
nói chung và thơ ca trữ tình nói riêng.
“Thơ trữ tình là thuật ngữ chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình. Trong đó cảm
xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống
được thực hiện một cách trực tiếp. Tính chất cá thể hoá của cảm nghĩ và tính chất
chủ quan hoá của sự thể hiện là dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Là tiếng hát của
tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế giới
nội tâm từ các cung bậc tình cảm cho tới những chính kiến, những tư tưởng triết
học” [26, 317].
Thơ trữ tình luôn gắn với cái tôi trữ tình. Khái niệm về cái tôi trữ tình tuy có
nhiều ý kiến, quan niệm nhưng cơ bản vẫn gặp nhau ở nội hàm: tính trữ tình và tính
chủ thể. Trong cuốn Tƣ duy thơ và tƣ duy thơ hiện đại Việt Nam tác giả Nguyễn Bá
Thành cho rằng: “Thơ trữ tình là bản tốc ký nội tâm” nghĩa là sự tuôn trào của hình
ảnh, từ ngữ trong một trạng thái cảm xúc mạnh mẽ của người sáng tạo. Chính vì
vậy, về bản chất mọi nhân vật trữ tình trong thơ chỉ là những biểu hiện đa dạng của

cái tôi trữ tình” [64, 166]. “Cái tôi trữ tình trong thơ được biểu hiện dưới hai dạng
thức chủ yếu là cái tôi trữ tình trực tiếp và cái tôi trữ tình gián tiếp. Thơ trữ tình coi
trọng sự biểu hiện của chủ thể đến mức như là nhân vật số một trong mọi bài thơ”.
“Tuy nhiên, do sự chi phối quan niệm thơ và phương pháp tư duy của từng thời đại
mà vị trí của cái tôi trữ tình có những thay đổi nhất định” [64, 56-57].
Như vậy, cái tôi là điểm khởi đầu và cũng là điểm kết thúc của quá trình sáng
tạo nghệ thuật. Nó là linh hồn của chủ thể trữ tình. Thơ trữ tình nào cũng dựa trên
sự rung động của cái tôi cá nhân, mang số phận cá tính riêng tư của các tình huống
trữ tình. Sự khác biệt của các thời đại thi ca, suy cho cùng cũng chính là ở quan
niệm về cái tôi trữ tình và các dạng thức biểu hiện của nó. Dù ở dạng nào, ở tư thế
khẳng định trực tiếp (tôi, ta, chúng ta,…). Hay cách ẩn mình (vô nhân xưng) thì
người đọc bao giờ cũng nhận ra cái tôi đang đối thoại hay độc thoại với cuộc đời,
vẫn mang dấu ấn của chủ thể sáng tạo.
23


×