Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo qua phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX : Luận án TS. Nhân văn khác: 62 22 03

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 164 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



LÊ THÙ Y DƢƠNG

TƢ TƢỞNG NHẬP THẾ CỦA THIỀN PHẬT GIÁO
QUA PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO
VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



LÊ THÙ Y DƢƠNG

TƢ TƢỞNG NHẬP THẾ CỦA THIỀN PHẬT GIÁO
QUA PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM
ĐẦU THẾ KỶ XX
Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS
Mã số: 62 22 03 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng



Giáo viên hƣớng dẫn

PGS.TS. Nguyễn Thúy Vân

PGS.TS. Trần Nguyên Việt

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các tư liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, chính xác và có xuất xứ rõ ràng.
Tác giả

Lê Thùy Dƣơng


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài Luận án Tiến sĩ, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu từ thầy cô, nhà khoa học và anh chị em, bạn
bè. Với lòng kính trọng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu,
phòng Đào tạo Sau đại học, khoa Triết học - Trường Đại học Khoa học xã hội &
Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Trần Nguyên Việt, người đã định hướng, hướng dẫn khoa học và tận tâm

giúp đỡ tôi trưởng thành trong công tác nghiên cứu, hoàn thành Luận án. Tôi xin
trân trọng cảm ơn nhà nghiên cứu Phật học Nguyễn Đại Đồng, PGS.TS. Hoàng Thị
Thơ đã giúp đỡ tôi trong quá trình sưu tầm tài liệu phục vụ cho Luận án. Qua đây
tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình, những người đã
luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Tác giả

Lê Thùy Dƣơng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..5
1.1. Các công trình nghiên cứu tƣ tƣởng nhập thế của Phật giáo và Thiền
Phật giáo Việt Nam ................................................................................................5
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu nhập thế của Phật giáo ..........................5
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo
Việt Nam ............................................................................................................10
1.2. Các công trình nghiên cứu chấn hưng và chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ
đầu thế kỷ XX.......................................................................................................17
1.2.1. Các công trình về chấn hưng ....................................................................17
1.2.2. Các công trình về chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX ..............19
1.3. Các tài liệu đánh giá mối quan hệ giữa nhập thế và cuộc chấn hƣng của
Thiền Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX .............................................................21
1.4. Luận án tiếp tục làm rõ tƣ tƣởng nhập thế trong phong trào Chấn hƣng
của Thiền Phật giáo Bắc Kỳ................................................................................23
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................24
Chƣơng 2. NHẬP THẾ VÀ TƢ TƢỞNG NHẬP THẾ XUẤT HIỆN TRONG

QUÁ TRÌNH CHẤN HƢNG CỦA THIỀN PHẬT GIÁO ..................................25
2.1. Nhập thế và lịch sử tƣ tƣởng nhập thế của Phật giáo ...............................25
2.1.1. Khái niệm nhập thế ..................................................................................25
2.1.2. Khái quát về lịch sử tư tưởng nhập thế của Phật giáo..............................32
2.2. Đặc trƣng tƣ tƣởng nhập thế của Thiền Phật giáo và Thiền Phật giáo
Việt Nam ...............................................................................................................35
2.3. Quan hệ giữa chấn hưng Phật giáo và tư tưởng nhập thế của Thiền
Phật giáo ...............................................................................................................41
2.3.1. Chấn hưng Phật giáo ................................................................................41
2.3.2. Sự xuất hiện một số tư tưởng nhập thế từ các cuộc chấn hưng của Thiền
Phật giáo .............................................................................................................42


2.3.3. Tác động trở lại của tư tưởng nhập thế đối với các chấn hưng Thiền Phật
giáo trong lịch sử ................................................................................................64
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................71
Chƣơng 3. PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO BẮC KỲ ĐẦU THẾ
KỶ XX VỚI TƢ TƢỞNG NHẬP THẾ CỦA THIỀN PHẬT GIÁO .................73
3.1. Tính tất yếu của phong trào Chấn hƣng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX .......73
3.1.1.Những tiền đề cơ bản cho sự xuất hiện phong trào Chấn hưng Phật giáo ....73
3.1.2. Khái quát diễn biến của phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế
kỷ XX .................................................................................................................81
3.2. Phong trào Chấn hƣng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX - nội dung,
phƣơng phức ........................................................................................................85
3.2.1. Một số nội dung cơ bản của phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ đầu
thế kỷ XX ...........................................................................................................85
3.2.2. Phương thức triển khai trong phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ
đầu thế kỷ XX ....................................................................................................99
3.3. Một số tƣ tƣởng mới về nhập thế của Thiền Phật giáo xuất hiện trong
phong trào Chấn hƣng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX ..............................104

3.3.1. Từ góc độ giáo lý Thiền Phật giáo .........................................................105
3.3.2. Từ đời sống tôn giáo của các sa môn .....................................................110
Tiểu kết chƣơng 3 ..............................................................................................113
Chƣơng 4. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ TƢ TƢỞNG NHẬP
THẾ THIỀN PHẬT GIÁO QUA PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO
BẮC KỲ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI PHẬT
GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY ..............................................................................115
4.1. Giá trị của tƣ tƣởng nhập thế Thiền Phật giáo qua phong trào Chấn
hƣng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX ............................................................117
4.1.1. Phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX góp phần làm phong phú
thêm tư tưởng nhập thế Thiền Phật giáo trong đời sống tinh thần của dân tộc ...........118
4.1.2. Phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX làm xuất hiện những
đặc điểm riêng có của tư tưởng nhập thế Thiền Phật giáo Việt Nam ....................122


4.1.3. Phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX với tư tưởng
nhập thế tích cực đã phát huy các giá trị truyền thống dân tộc trong bảo vệ và
xây dựng đất nước ............................................................................................126
4.2. Một số hạn chế của tƣ tƣởng nhập thế Thiền Phật giáo qua phong trào
Chấn hƣng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX..................................................128
4.2.1. Hạn chế trong lĩnh vực giáo lý ...............................................................131
4.2.2. Hạn chế trong lĩnh vực đời sống tôn giáo ..............................................134
4.3. Bài học lịch sử của tƣ tƣởng nhập thế Thiền Phật giáo qua phong trào
Chấn hƣng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX đối với hoạt động của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam hiện nay ............................................................................133
Tiểu kết chƣơng 4 ..................................................................................................140
KẾT LUẬN ............................................................................................................141
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................148



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay, Phật giáo đã được bản địa hóa, từ đó
với triết lý nhân sinh sâu sắc đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống con
người và xã hội Việt Nam. Là một tôn giáo thế giới, trong quá trình phát triển, giáo
lý cũng như chủ trương hành đạo của Phật giáo đã góp phần hình thành nên các giá
trị truyền thống của dân tộc, trong đó có triết lý nhập thế.
Phật giáo ra đời với mục đích mang lại hạnh phúc cho mọi người, đoạn tuyệt
với khổ đau ở cuộc sống hiện tại. Con đường thực hiện mục tiêu ấy được thể hiện rõ
nét không chỉ trong hệ thống lý luận, mà cả trong đời sống tôn giáo ở thế giới hiện
thực. Thiền là một trong những tư tưởng cơ bản của Phật giáo nhằm điều chỉnh ý
thức để đạt tới trạng thái tịnh tâm, từ đó có cái nhìn sáng suốt về cuộc sống, đồng
thời giúp con người luôn có định hướng đúng đắn trong hoạt động sống của mình
cũng như tới sự giác ngộ (giải thoát).
Hiện nay, Thiền không chỉ là một tông phái của Phật giáo, mà còn là pháp
môn thực hành điều chỉnh hiệu quả về hoạt động tâm sinh lý của con người. Do đó,
sự phổ biến của Thiền trên thế giới ngày càng rộng, và có sức hút đối với nhiều
người. Đặc biệt, với đạo đức từ bi, hỷ xả và tinh thần yêu chuộng hòa hợp, hòa bình,
Phật giáo xứng đáng là một tôn giáo thế giới đáng được trân trọng.
Theo Thiền uyển tập anh, một tác phẩm mang tính phả hệ của các dòng
Thiền Phật giáo du nhập vào Việt Nam thì Phật giáo truyền bá vào nước ta khoảng
thế kỷ II sau Công nguyên. Quá trình truyền bá, về cơ bản được chia thành hai giai
đoạn trong thời kỳ Bắc thuộc, đợt đầu với sự truyền bá Giáo tông, nhưng phải đến
thế kỷ VI mới bắt đầu có sự truyền bá Tâm tông hay còn gọi là Thiền tông với các
dòng thiền từ Trung Quốc như Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Thiền phái Vô Ngôn
Thông (thế kỷ IX). Thiền phái Thảo Đường vào Việt Nam từ thời Lý (thế kỷ XI).
Trên cơ sở của các dòng Thiền du nhập và tồn tại ở Việt Nam, đến cuối thế kỷ XIII,
đầu thế kỷ XIV, sự truyền thừa của các dòng Thiền này là sự chuẩn bị cần thiết cho

sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - một dòng Thiền đại diện cho Phật giáo
1


Việt Nam. Một trong những nét đặc trưng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là tư
tưởng nhập thế của nó do những điều kiện lịch sử cụ thể, hay nói cách khác, do tồn
tại xã hội Đại Việt đương thời quy định. Ngoài ra phải kể đến Thiền phái Lâm Tế và
Tào Động đã du nhập và được Việt hóa để phù hợp và tồn tại song song cùng với
các hình thức tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Trong điều kiện hội nhập và phát triển của đất nước hiện nay, Đảng và Nhà
nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân cùng với chủ
trương “Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những
giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xử lý tốt
mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của
xã hội, là một động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Tập trung
xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh; coi trọng văn hóa
trong lãnh đạo, quản lý, văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong ứng xử. Chú
trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối
sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật,
nhất là trong thế hệ trẻ” 1. Với tinh thần đó, việc nghiên cứu những yếu tố tích cực
về tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo, theo chúng tôi là hết sức cần thiết. Ngay
cả khi Nho giáo được độc tôn và kéo theo sự suy giảm về vị thế của Phật giáo thì tư
tưởng nhập thế Thiền Phật giáo vẫn đứng vững, luôn là tư tưởng chủ đạo của Phật
giáo Việt Nam và trên một số phương diện vẫn tiếp tục phát triển với tư cách là một
tôn giáo của dân tộc, đã và đang có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần
của xã hội Việt Nam ngày nay.
Đặc biệt, trong phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX một phong trào với tinh thần nhập thế sôi động đã tạo nên dấu ấn và ý nghĩa to lớn
đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tuy không phải là một học thuyết tôn giáo triết học có mục đích, tôn chỉ liên quan đến các vấn đề chính trị - xã hội, song trước
những nhiệm vụ quan trọng của dân tộc, Phật giáo nói chung và Thiền Phật giáo nói
riêng đã thể hiện được khả năng thích ứng với tinh thần “Phật pháp tại thế gian,

không lìa thế gian giác”. Phật giáo đã tự mình vượt ra ngoài phạm vi một tôn giáo
1

Baodientu.chinhphu.vn/toan-van-cac-van-kien-Đai-hoi-XI-cua-Đang

2


và kiến tạo nên nét đặc trưng riêng của Thiền Phật giáo Việt Nam như một tôn giáo
dân tộc. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả quyết định chọn đề tài Tư tưởng nhập thế
của Thiền Phật giáo qua phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX
cho luận án tiến sĩ triết học của mình. Luận án góp phần làm rõ những đóng góp của
Thiền Phật giáo vào các giá trị truyền thống của dân tộc trong lịch sử cũng như
trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước ta hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án: Luận án làm rõ những nội dung, đặc điểm trong tư
tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo Việt Nam qua phong trào Chấn hưng đầu thế kỷ
XX. Trên cơ sở đó chỉ ra đặc trưng, giá trị, hạn chế của tư tưởng nhập thế Thiền
Phật giáo đối với đương thời và rút ra bài học lịch sử đối với hoạt động của Giáo
hội Phật giáo Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ của luận án: Luâ ̣n án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Một là, phân tích mối quan hệ giữa tư tưởng nhập thế như một đặc trưng
của Thiền Phật giáo nói chung và Thiền Phật giáo Việt Nam nói riêng với Chấn hưng
Phật giáo.
- Hai là, phân tích nguyên nhân, diễn biến của phong trào Chấn hưng Phật
giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX và làm rõ một số nội dung, đặc điểm của tư tưởng
nhập thế Thiền Phật giáo Việt Nam qua phong trào này.
- Ba là, làm rõ những giá trị và hạn chế của tư tưởng nhập thế Thiền Phật
giáo Việt Nam qua phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX đối với
đương thời từ đó rút ra bài học lịch sử đối với hoạt động của Giáo hội Phật giáo

Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo
Việt Nam qua phong trào Chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX.
Phạm vi nghiên cứu của Luận án: Tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo
Việt Nam qua phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận của luận án: Đề tài dựa trên lý luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối,
3


chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, các lý luận về giá trị đạo đức, lối
sống, chính trị - văn hóa của tôn giáo.
Phương pháp nghiên cứu của luận án: Luận án vận dụng phương pháp luận
nghiên cứu của chủ nghĩa Mác - Lênin về lịch sử triết học, gồm các phương pháp
logic lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, hệ thống hóa, khái quát
hóa,v.v trong sự phối thuộc với các phương pháp nghiên cứu liên chuyên ngành
Khoa học xã hội như: Tôn giáo học, Sử học, Văn học, Phật học.
5. Cái mới của luận án
Luận án làm rõ một số nội dung, đặc điểm, giá trị và hạn chế của tư tưởng
nhập thế Thiền Phật giáo Việt Nam qua phong trào Chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ
XX. Luận án đã phân tích, làm rõ tính linh hoạt của thiền trong đời sống thực tiễn
của Phật giáo dẫn đến tính tất yếu của nhập thế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận:
Luận án góp phần làm rõ khái niệm, nguồn gốc và một số nội dung cơ bản
của tư tưởng nhập thế Thiền Phật giáo Việt Nam qua phong trào Chấn hưng Phật
giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX.
- Về mặt thực tiễn:

Luận án làm rõ vai trò của tư tưởng nhập thế Thiền Phật giáo Việt Nam qua
phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX đối với đời sống tôn giáo
của các phật tử, cư sĩ Việt Nam đương thời cũng như trong điều kiện hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình khoa học của tác giả
liên quan đến luận án và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án bao gồm 4 chương
và 13 tiết.

4


Chƣơng 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Cho đến nay, nghiên cứu về Phật giáo đã có một bề dày lịch sử với một kho
tàng thư tịch về kinh sách, lý luận, con đường tu tập... Hơn nữa, nghiên cứu về
Thiền Phật giáo hiện nay đã trở thành một trào lưu khá phát triển. Ý thức được tầm
quan trọng của việc nghiên cứu nhằm mục đích lưu truyền và phát triển mạch thiền
của dân tộc, trong đó tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo là một trong những tư
tưởng chủ đạo của Phật giáo Việt Nam, các học giả trong và ngoài Giáo hội Phật
giáo đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng nhập thế của thiền Phật
giáo Việt Nam. Đặc biệt, tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo Việt Nam qua
phong trào Chấn hưng của nó đầu thế kỷ XX đã và đang để lại nhiều dấu ấn quan
trọng không chỉ trong lịch sử Phật học Việt Nam, mà cả trong đời sống tinh thần
của các phật tử, cư sĩ và của cả những người ở ngoài hai giới này. Trong phạm vi
nghiên cứu, chúng tôi tạm phân định ba hướng nghiên cứu với những công trình
tiêu biểu thời gian qua về tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo Việt Nam nói
chung, qua phong trào Chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX nói riêng.
1.1. Các công trình nghiên cứu tƣ tƣởng nhập thế của Phật giáo và Thiền Phật
giáo Việt Nam

1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu nhập thế của Phật giáo
Cuốn Lược sử Phật giáo Ấn Độ (PL: 2533 - 1989) của Thích Thanh Kiểm,
do Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành được chia làm bốn (04) thiên:
Thời đại nguyên thủy Phật giáo, Thời đại bộ phái Phật giáo, Thời đại Đại thừa Phật
giáo và Thiên cuối cùng là: Thời đại Mật giáo. Tại mục III khi nói về “Trạng thái
chính trị và xã hội trong thời đại Đức Thích Tôn” ở chương thứ nhất có viết:
“Giai cấp Bà la môn và vua chúa là giai cấp thống trị; hai giai cấp bình dân
và tiện dân là hai giai cấp bị trị… Dòng họ Bà la môn đã chế định ra bốn giai
cấp, tự cho mình ở địa vị tối cao, và chia sự tu hành làm bốn thời kỳ, sinh
hoạt theo l‎ý tưởng. Nhưng trái lại còn ba giai cấp khác, nhất là giai cấp tiện

5


dân lại bị xã hội khinh miệt, không được pháp luật bảo hộ…. Do đó mà gây
thành sự tổ chức xã hội bất công, dân chúng họ hằng khát vọng có bậc thánh
nhân xuất hiện cứu đời. Để đáp lại lòng mong mỏi đó, nên đã phát sinh một
tôn giáo tha thiết với mục đích nhất vị bình đẳng cứu đời, chính là đức Phật
Thích ca Mâu Ni sáng lập” [77, tr.23-24].
Điều này cho thấy, tư tưởng nhập thế đã hình thành ngay trong đời sống thực tiễn
của chính người dân xã hội Ấn Độ cổ đại. Bởi lẽ, khát vọng của chúng sinh trước sự
giải thoát được đáp ứng và sự xuất hiện Phật giáo với hình tượng Phật Thích Ca
Mâu Ni, về nguyên tắc, là sự đáp ứng nhu cầu thời đại. Công trình Lịch sử Phật
giáo do tác giả Thích Thanh Kiểm biên soạn cung cấp cho chúng ta bức tranh chung
về lịch sử Phật giáo, ở đó cái lịch sử cụ thể và cái logic được thống nhất với nhau
hết sức chặt chẽ.
Bộ sách Thiền luận của Suzuki D.T., do Trúc Thiên dịch (1992), NXB Thành
phố Hồ Chí Minh gồm ba quyển. Tác giả của công trình này là một học giả nổi
tiếng người Nhật, ông là người đã có công rất lớn trong việc giới thiệu tư tưởng
Thiền tông sang các nước phương Tây. Suzuki đã đi sâu phân tích tư tưởng Thiền

học của Huệ Năng, trong đó tác giả chỉ ra một số tư tưởng cơ bản của Thiền mà
theo ông, nhờ đó Huệ Năng là vị sư tổ thứ sáu đã góp phần to lớn vào việc định
hình một cách hoàn chỉnh Thiền tông Trung Hoa vào thế kỷ thứ VIII.
Thứ nhất, Suzuki cho rằng, kiến tính (thấy tính) là điểm chủ yếu và cốt lõi
trong tư tưởng Thiền học của Huệ Năng (chỉ luận kiến tính, chẳng luận thiền định
hoặc giải thoát), mà những bài thuyết pháp sau này chỉ triển khai khái niệm đó.
Thứ hai, theo Suzuki, từ những quan niệm đặc sắc về kiến tính như là đích
cuối cùng của con đường đi đến giải thoát, thì “đốn ngộ” chính là phương pháp luôn
được đề cao trong yếu chỉ Thiền Nam tông của Huệ Năng.
Thứ ba, Huệ Năng có nhiều quan điểm mới về “Tọa thiền”, “Thiền định”,
v.v... Đối với Huệ Năng, tất cả các phép tu tập chỉ là phương tiện trên con đường
giác ngộ. Khi đề cao kiến tính, học thuyết của Lục Tổ luôn cổ súy sự trực ngộ thay
vì nghiên cứu triết luận cao siêu, theo đó quan niệm về thiền định truyền thống bị
Huệ Năng xem nhẹ, thậm chí ông còn phủ định ngay cả việc chấp trước vào việc tọa
thiền mà đương thời đang rất thịnh hành.
6


Thứ tư, phương pháp thể hiện chân lý Thiền của Huệ Năng là phương pháp
thuần túy Trung Hoa. Suzuki cho rằng, Huệ Năng là người đi tiên phong mở đường
cho phương pháp hiển thị chân lý thuần túy mang màu sắc Trung Hoa, đó là phương
pháp mang tính trực chỉ, giản dị, cụ thể và thực tế, v.v. Có thể nói, Suzuki là người
có đóng góp rất lớn trong việc nghiên cứu và quảng bá tư tưởng Thiền học nói
chung, tư tưởng của Thiền Huệ Năng nói riêng, mặc dù ông không phải là người
Trung Quốc. Tuy nhiên, Suzuki lại đứng trên lập trường tôn giáo để nghiên cứu
Thiền tông.
Có thể nói, công lao của Suzuki ở chỗ chỉ ra logic của con đường nhận thức
chân lý trong Thiền học Trung Hoa.
Cuốn Lịch sử tư tưởng Thiền từ Vêđa Ấn Độ tới Thiền tông Trung Quốc của
Hoàng Thị Thơ (2005), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tập trung nghiên cứu về lịch

sử Thiền, giúp độc giả hiểu một cách khái quát hơn về Thiền Phật giáo nói chung và
Thiền Phật giáo Việt Nam nói riêng.
Cuốn Lịch sử Thiền học, tập 1: Thiền Trung Quốc, Tản Mộng Từ (biên dịch
và chú giải) (2007), NXB Phương Đông khẳng định:
“Thiền hay định vốn có nguồn gốc từ Ấn Độ... nói lên sự thể nghiệm tâm
linh cao độ.... mang lại một ý nghĩa vô cùng quan trọng ngay từ khi Phật giáo
xuất hiện… Đồng thời, “Thiền” còn thể hiện tính thích ứng “tùy duyên bất
biến” của Phật giáo. Vì thế lịch sử Thiền không phải chỉ dừng ở đó mà thôi.
“Thiền” thuận theo đà chuyển biến của xã hội sau này, trải qua biết bao
nhiêu biến thiên... tạo ảnh hưởng to lớn cho xã hội, được truyền bá... vào
Việt Nam... và hình thành nên “Thiền” mang sắc thái độc đáo của mỗi quốc
độ” [116, tr.16-18].
Cuốn Thiền tông Phật giáo (2008), Nguyễn Tuệ Chân biên dịch, NXB Tôn
giáo, Hà Nội đã trình bày về Thiền Phật giáo và sự hình thành Thiền tông Phật giáo
Trung Quốc. Tác giả viết: “Thiền tông là một tông phái quan trọng của Phật giáo
Trung Quốc. Phật giáo Ấn Độ chỉ có Thiền mà không có Thiền tông, Thiền tông do
Phật giáo Trung Quốc sáng tạo nên...” [21, tr.11]. Thiền có nguồn gốc từ Ấn Độ và
được Bồ Đề Đạt Ma truyền vào Trung Quốc, làm hình thành nên Thiền tông Trung
Hoa và sau đó được tiếp tục truyền bá vào Việt Nam.
7


Ấn Độ Phật giáo sử luận (Từ đức Phật đến thời kỳ Bộ Phái), Viên Trí (Biên
soạn) (2009), NXB Phương Đông, đã trình bày tổng quan về xã hội Ấn Độ thời kỳ
tiền Phật giáo, thời kỳ Phật giáo và lược sử Đức Phật. Những giáo lý căn bản của
Phật giáo cũng được giới thiệu như: Tứ Diệu đế, Duyên khởi, Ngũ uẩn, Nghiệp, v.v.
Quan điểm cho rằng, “Đạo Phật dấn thân vì xã hội” chính là tinh thần nhập
thế có thể tìm thấy trong cuốn Socially Engaged Buddhism (Dimensions of Asian
Spirituality), University of Hawai Press; 1 edition (February 19, 2009) của Sallie
B.King. Tác giả cuốn sách này giới thiệu về các phong trào hiện đại của phật tử

phương Đông và phương Tây, họ là những người tích cực tham gia vào việc giải
quyết các vấn đề của thế giới - xã hội, chính trị, kinh tế và môi trường của thế giới
đương đại trên tinh thần giáo lý Phật giáo. Sallie B. King, một trong những chuyên
gia hàng đầu của Bắc Mỹ về xác định bằng ngôn ngữ cho dễ hiểu tư duy triết học và
đạo đức của phong trào này, đồng thời xem xét những nguyên tắc quan trọng như
nghiệp, Tứ Diệu Đế, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các “đế”,… liên quan đến tinh thần
dấn thân của Phật giáo. Nhiều người cho rằng phật tử chú trọng hoàn toàn vào cấp
độ tâm linh, nhưng tác giả cuốn sách lại tập trung xem xét lý do tại sao các phật tử
không đứng ngoài những vấn đề của thế giới, và làm thế nào mà họ giải quyết một
cách hài hòa mối quan hệ giữa giáo lý của Phật giáo với thế giới trần tục. Phật giáo
chỉ ra rằng, gốc rễ khổ đau của con người từ chính tâm trí của nó chứ không phải từ
thế giới trần tục, cho nên việc theo đuổi tới mục đích giác ngộ không đòi hỏi phải
biến khỏi thế giới đó. Làm việc là để giảm bớt đau đớn trong con người, cho nên thế
giới đó trở thành đối tượng không thể thiếu để phật tử hoạt động tâm linh, và đó
cũng là nơi để con người có được lòng vị tha và từ bi. Chúng tôi cho rằng, cuốn
sách là một công trình phân tích sự hoạt động xã hội của các phật tử như một hình
thức tâm linh được thể hiện trong hành vi của lòng từ bi và bất bạo động. Nó cung
cấp một ví dụ đầy cảm hứng về việc làm thế nào mà con người có thể giải quyết những
rắc rối đang đe dọa hòa bình, hạnh phúc của loài người trên hành tinh chúng ta.
Bộ sách Nguyên thủy, Tiểu thừa, Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận của tác
giả Kimuara Taiken do Thích Quảng Độ dịch (2012), NXB Tôn giáo, Hà Nội. Tác
giả đã dành chương thứ sáu trong Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận để nói về Thiền
8


và ý nghĩa triết học của nó, chương thứ bảy nói về sự khai triển của tư tưởng Phật
giáo và sự khảo sát về Thiền. Tác giả Kimuara Taiken người Nhật đã trình bày
tương đối khái quát ý niệm về Thiền, ông khẳng định:
“Nghĩa căn bản của thiền không phải cốt ở sự thống nhất tinh thần, bởi lẽ sau
khi đã thống nhất tinh thần mà không tư duy về một sự kiện hoặc một cảnh

giới nào đó thì ý nghĩa của thiền hiển nhiên là chưa hoàn thành” [45, tr. 285].
Bài Thiền Phật giáo: nguyên lý và một số phạm trù cơ bản của Hoàng Thị
Thơ (Tạp chí Triết học số 12/2005) cho rằng, Thiền thực sự có vị thế trong triết học
Phật giáo. Ngày nay, Phật giáo đang phát huy một số đặc trưng độc đáo để hội nhập
và lan tỏa sang phương Tây một cách thành công, trong đó có sự góp phần của
Thiền. Bài viết cố gắng làm rõ một số đặc trưng của Thiền Phật giáo từ góc độ vấn
đề cơ bản của triết học để góp phần nhận diện và phát huy cũng như bảo tồn những
đặc sắc của tư duy phương Đông, cũng là của Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt
Nam nói riêng.
Đỗ Quang Hưng với Phật giáo Viê ̣t Nam trong bố i cảnh hội nhập và toàn
cầ u hóa (Tạp chí Khoa học xã hội số 9/2006, [74, tr.58-66]. Trong bài viế t này , tác
giả đề cao vai trò của Phật giáo trong xã hội hiện đại và những thay đổi của Phật
giáo nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đa ̣i mới . Tác giả nhấn mạnh rằng , Phâ ̣t giáo
hiê ̣n nay là Phâ ̣t giáo nhâ ̣p thế . Tình hình tôn giáo thế giới hiện nay đang diễn ra
mang tính “toàn cầu hóa”, do đó, cần có sự phân biệt sự khác nhau giữa thế tục hóa
trong đời sống tôn giáo ở phương Tây và tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt
Nam. Theo ông:
“Đặc điểm cơ bản nhập thế của Phật giáo Việt Nam là không hề đồng nhất
với khái niệm tục hóa (sécularisation) của phương Tây trên hai mặt: Tách
quyền lực tôn giáo ra khỏi quyền lực nhà nước và tục hóa đời sống tăng lữ.
Về cơ bản, xu hướng nhập thế của Phật giáo Việt Nam đặc biệt từ thế kỷ XX
là hướng tới một Đạo Phật dấn thân vì xã hội (Bouddhisme engagé
socialement)”.
Hoàng Thị Thơ với bài Thiền trong kinh văn nguyên thủy của Phật giáo Tạp chí Triết học, số (4/2008). Trong bài viết, tác giả trình bày nội dung và ý nghĩa
9


của Thiền Phật giáo trong một số tác phẩm tiêu biểu của Phật giáo. Sự hiện diện của
Thiền trong kinh điển Phật giáo. Mặt khác, tác giả còn chỉ ra sự khác biệt giữa
Thiền Phật giáo và Thiền trong Yoga của Bàlamôn giáo. Từ góc độ lịch sử tư

tưởng, bài viết nêu rõ:
“Ngay trong kinh điển Phật giáo Nguyên thủy đã có tư tưởng Thiền, đó chính
là tư tưởng và phương pháp tu tập của đức Phật trên con đường Người tìm
đạo. Thiền là một sản phẩm độc đáo của tư duy lý luận tổng hợp của triết học
- tôn giáo không tách rời thực tiễn tu tập và đạo đức truyền thống Ấn Độ mà
đức Phật đã kế thừa một cách có chọn lọc từ truyền thống Bàlamôn giáo.
Thiền luôn là cơ sở lý luận và thực hành tu tập để triển khai tinh thần triết
học tôn giáo từ Phật giáo Nguyên thủy cho tới Thiền tông Trung Quốc, đồng
thời luôn trong khuynh hướng hiện đại hóa của Đại thừa Phật giáo”.
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu tư tưởng nhập thế của Thiền
Phật giáo Việt Nam
Hầu hết các tác phẩm về Thiền Phật giáo của các nhà Thiền học, Phật học,
các nhà nghiên cứu Việt Nam đều ít nhiều đề cập hoặc vận dụng tư tưởng nhập thế
của Thiền.
Lịch sử Phật giáo Việt Nam do Nguyễn Tài Thư (chủ biên) (1991), NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội. Các tác giả đã đề cập đến tư tưởng triết học của các nhà
Thiền học tiêu biểu của thời Trần như Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Trần
Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Tư tưởng triết học của các nhà Thiền học,
đồng thời là những thiền sư nói trên được trình bày ở phương diện bản thể luận,
nhận thức luận… Khi đề cập đến tư tưởng triết lý của các nhà Thiền học nói trên,
công trình đã đối chiếu, so sánh với tư tưởng của Huệ Năng về các vấn đề đốn ngộ,
triết lý nhập thế, qua đó làm rõ tinh thần dung hợp giữa chủ trương đốn ngộ và tiệm
ngộ, triết lý nhập thế cởi mở, rộng rãi hơn của các nhà Thiền học thời Trần.
Việt Nam Phật giáo sử luận I - II - III của tác giả Nguyễn Lang (1992, 1994),
NXB Văn học, Hà Nội. Trong tập I, ở chương III, IV,VI,VII, XII, XIII, XIV tác giả
đã đề cập đến Thiền học Việt Nam, các phái Thiền, và các thiền sư: Trần Thái
Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang… Ở đây
10



Thiền được nghiên cứu ở góc độ lịch sử, được soi chiếu về sự hình thành và phát
triển trong tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam của tác giả Nguyễn
Hùng Hậu (1996), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác giả đã đề cập đến điều kiện
kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa trong việc hình thành nên Thiền phái Trúc Lâm
Yên Tử, đồng thời đi sâu tìm hiểu vấn đề bản thể luận, nhận thức luận trong triết
học Trần Thái Tông và một số tư tưởng triết học của Tuệ Trung Thượng Sỹ với mục
đích làm nổi bật tiền đề tư tưởng trực tiếp cho sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm
Yên Tử. Tác giả cho rằng, Tuệ Trung Thượng Sỹ quan niệm việc đi tìm sự giác ngộ
ở ngay trong đời sống hiện thực. Điều này phù hợp với với chủ trương của Lục Tổ
Huệ Năng: “Phật pháp tại thế gian, không lìa thế gian giác”. Khác với nhập thế
mang tính chất cá nhân của Huệ Năng và một số thiền sư Trung Hoa, nhập thế của
thời Trần là nhập thế vì cộng đồng, xã hội, vì quê hương, đất nước… Những nhận
định nêu trên đã gợi mở cho tôi tiếp tục đi sâu tìm hiểu và đánh giá một cách đúng
đắn, khách quan về tư tưởng nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nói riêng
và tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo Việt Nam nói chung.
Lịch sử tư tưởng Triết học Việt Nam (T.1) do Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ
biên) (2007) cùng các tác giả của Viện Khoa học xã hội Việt Nam. NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội, Cuốn Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam (Từ thời kỳ dựng nước
đến đầu thế kỷ XX) do Doãn chính (chủ biên) (2013). NXB Chính trị Quốc gia - Sự
thật, Hà Nội, là sự khái quát về lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, sách đã chỉ ra
tư tưởng Thiền Phật giáo và đề cập đến nội dung của tư tưởng nhập thế. Sách đã
phân tích và chỉ ra: Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi có tinh thần nhập thế rõ nét, đồng
thời cũng nói lên tinh thần nhập thế tích cực thể hiện ở thiền phái Vô Ngôn Thông.
Tác giả Nguyễn Tuấ n Anh (2010) với bài viế t Vài nét về vấ n đề “nhập thế ”
của Phật giáo thời Đinh và Tiền Lê

trong “Phâ ̣t giáo thời Đinh và Tiề n Lê trong

công cuô ̣c dựng nước và giữ nước” , NXB Khoa ho ̣c xã hô ̣i [35, tr 31-39] đã đinh

̣
nghĩa nhập thế với hai phương diện : đem đa ̣o vào đời và đem đời vào đạo , cách
hiể u này đã phản ánh đươ ̣c phầ n nào khái niê ̣m nhâ ̣p thế . Tác giả Lê Đức Hạnh với
bài viết Sự “nhập thế” của các thiền sư thời Đinh - Tiền Lê [35, tr.89] đã khẳng
11


định: “Các thiền sư vừa “nhập thế” hướng về thế tục, vừa “xuất thế” hướng về thế
giới tâm linh. Cả hai định hướng này vừa đồng thời diễn ra trong cuộc đời một vị
thiền sư….”
Luận án của Hoàng Văn Cảnh (2003) với đề tài “Pháp bảo Đàn kinh” và
ảnh hưởng của nó đối với các nhà Thiền học thời Trần”, Viện Triết học, Hà Nội đã
đề cập đến triết lý nhập thế và ảnh hưởng của nó từ góc độ bản thể luận, nhận thức
luận, triết lý nhập thế của các nhà Thiền học tiêu biểu thời Trần như: Trần Thái
Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang.
Luận án của Đoàn Văn An (2013) với đề tài Tư tưởng triết học trong kinh
Kim Cương, Học viện Khoa học xã hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam cũng bàn
về triết l‎ý nhập thế trong Thiền học thời L‎ý - Trần. Theo đó, luận án đã khảo sát,
phân tích và cung cấp một cái nhìn tổng quan về bối cảnh lịch sử, văn hóa, chính trị,
xã hội Ấn Độ từ thế kỷ III trước Tây lịch đến cuối thế kỷ II sau Tây lịch; làm rõ các
tiền đề tư tưởng có tác động trực tiếp đến sự ra đời của phong trào Phật giáo Đại
thừa, sự hưng khởi của trào lưu văn học Bát nhã, trong đó có kinh Kim Cương.
Luận án đã đưa ra được một cái nhìn hệ thống khi tiếp cận kinh Kim Cương từ
phương diện triết học, qua việc phân tích, làm rõ những nội dung triết học cơ bản
trong bản kinh này, như vấn đề Bản thể luận, Nhận thức luận, Mẫu người lý tưởng
và triết lý nhập thế. Từ những phân tích về nội dung triết học trong kinh Kim
Cương, đặc biệt là về mẫu người lý tưởng và triết lý nhập thế, luận án đã bước đầu
chỉ ra những ảnh hưởng của kinh Kim Cương đến việc hình thành một đặc điểm nổi
bật trong Thiền học Việt Nam thời Lý - Trần, đó là tinh thần nhập thế.
Luận án của Đỗ Ngây (2013) với đề tài Triết lý nhập thế của Phật giáo Việt

Nam thời Lý - Trần. Luận án đã góp phần làm rõ sự ảnh hưởng của Nho giáo, Đạo
giáo và các hình thức tín ngưỡng dân gian, cũng như sự tác động của điều kiện kinh
tế, chính trị, văn hóa giáo dục thời Lý -Trần đối với triết lý nhập thế của Phật giáo
giai đoạn này. Ngoài ra, luận án đã nêu rõ những đặc điểm nổi bật như quan niệm
xuất thế, quan niệm nhập thế cũng như mối quan hệ biện chứng giữa xuất thế và
nhập thế; và một số nội dung cơ bản trong triết lý bình đẳng, triết lý đoàn kết, triết
lý dấn thân phục vụ đất nước của triết lý nhập thế của Phật giáo thời Lý - Trần.
12


Tuy nhiên, một số luận án trên chỉ tập trung tìm hiểu triết l‎ý nhập thế, ảnh
hưởng của nó dưới thời L‎ý - Trần, mà chưa khái quát được tư tưởng nhập thế của
các dòng thiền du nhập vào Việt Nam cũng như sự duy trì và phát triển nguồn mạch
Thiền đến phong trào Chấn hưng để thấy được Thiền Phật giáo Việt Nam tồn tại
đến ngày nay như thế nào. Luận án Tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo qua
phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX sẽ kế thừa những điểm
nổi bật của tư tưởng nhập thế Thiền thời L‎ý - Trần và cố gắng bổ sung vào những
khoảng trống cần được nghiên cứu làm rõ.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu khoa học nêu trên, còn có nhiều bài
đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu về Thiền Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là tư
tưởng nhập thế của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, qua đó làm nền tảng để nghiên
cứu về tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo Việt Nam.
Tác giả Đặng Thị Lan với Tìm hiểu về tinh thần nhập thế của Phật giáo Viê ̣t
Nam (Tạp chí Khoa học xã hội n hân văn số 01/2003) đã chỉ ra tinh thầ n nhâ ̣p thế
của Phật giáo được thể hiện rất rõ ở hai khía cạnh : “Dùng đạo để hướng dẫn đời và
dùng đời để thực hành đạo” . Tác giả nhấn mạnh “tại thế gian giác ” - viê ̣c giác ngô ̣
thế gian, hiể u rõ thế gian của người tu si ̃ Phâ ̣t giáo

. Tuy nhiên, việc dùng đạo để


hướng dẫn đời là mảng lý luận rất rộng và sâu, đồng thời đòi hỏi một loạt các
phương pháp, cách thức truyền tải tới những người mến mộ đạo Phật, do đó với
phạm vi một bài viết cho tạp chí, tác giả không thể trình bày được nhiều hơn về vấn
đề này.
Tác giả Nguyễn Tài Đông trong bài Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân
Tông (Tạp chí Triết học, số 12(211)-2008) cho rằng: “Trần Nhân Tông là người đã
sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và qua đó đánh dấu một bước hoàn tất
quá trình Việt Nam hóa Phật giáo”. Để làm sáng tỏ vấn đề này, trước hết tác giả
phân tích tiền đề thiền học của Trần Nhân Tông cùng những thiền sư đã có ảnh
hưởng lớn đến Trần Nhân Tông. Tiếp đó, tác giả phân tích ba vấn đề đặc sắc trong
tư tưởng của Trần Nhân Tông: Quan niệm tâm chính là Phật, học thuyết vô niệm và
tinh thần nhập thế tích cực. Trong đó, với tinh thần nhập thế cởi mở và khai phóng,
Trần Nhân Tông đã khiến giáo pháp Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trở thành cầu nối
13


giữa triều đình và người dân. Tuy nhiên, sự suy yếu của Phật giáo từ thế kỷ XV
xuất hiện vấn đề, liệu các thế kỷ sau sự Việt Nam hóa Phật giáo có tiếp tục diễn ra
nữa không? Trả lời cho vấn đề này là các sự kiện xẩy ra ở thế kỷ XVIII, khi Ngô
Thì Nhậm viết Trúc Lâm Yên Tử tông chỉ nguyên thanh, đồng thời ông được các
đệ tử tôn là Trúc Lâm Yên Tử đệ tứ tổ. Tiếp đến là phong trào Chấn hưng Phật
giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Các sự kiện ấy chứng tỏ rằng, để tiếp tục tồn tại
và phát triển, Phật giáo Việt Nam cần được tiếp tục nâng cao về mặt học thuật,
một mặt, để đối trọng với các tôn giáo khác đang thâm nhập vào Việt Nam ngày
càng mạnh, và mặt khác, nếu không phát triển, không Việt Nam hóa nó bằng
những nhu cầu thực tiễn của đời sống tinh thần, thì Phật giáo sẽ đi tới chỗ diệt
vong. Do đó, theo quan điểm của tác giả, sự xuất hiện Thiền phái Trúc Lâm Yên
Tử là sự kết thúc các dòng Thiền đã truyền thừa trước đó là: Tỳ Ni Đa Lưu Chi,
Vô Ngôn Thông và Thảo Đường.
Theo quan điểm của Nguyễn Kim Sơn (Trường ĐH KHXH và Nhân văn ĐH Quốc gia Hà Nội) trong bài Cội nguồn triết học của tinh thần thiền nhập thế

Trần Nhân Tông (Tạp chí Khuông Việt, Số 6/Tháng 4, 2009), tinh thần nhập thế,
khuynh hướng nhập thế hay tư tưởng nhập thế của Thiền học Trần Nhân Tông cần
được nhìn nhận từ hai phương diện, một là những căn cội triết học và hai là, cơ sở
thực tiễn, những lý do thực tiễn. Cách tiếp cận như vậy, có thể nói, là khá chính xác
và cần được tham khảo và làm rõ thêm vai trò của thực tiễn đối với sự hình thành
triết lý nhập thế của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Trong bài viết này, tác giả đã tiếp cận một cách tổng quan về căn cội triết
học của tinh thần nhập thế, nói theo cách của Trần Nhân Tông, là “cư trần lạc đạo”,
đó là một hệ thống với Phật tính luận, phương pháp tu luyện, con đường giác ngộ
của Thiền Tông, đặc biệt là lấy Thiền Huệ Năng làm trục tâm. Ở hệ thống ấy có sự
kết hợp các tư tưởng Hòa quang đồng trần trong triết học Lão Tử, tư tưởng Vô sở
đãi và tùy tục trong tư tưởng Trang Tử, và đương nhiên, không thể thiếu tư tưởng lạc
đạo của Nho gia. Xét về cơ cấu, nó là sự hội nhập triết học và phương pháp tu dưỡng,
cảnh giới tinh thần của cả Tam giáo, lấy Thiền làm cơ sở để tiến hành hội nhập.
14


Lê Thị Lan trong bài Một số tư tưởng thiền học cơ bản của Trần Thái Tông
(Tạp chí Triết học, số 4(227)-2010) đã tập trung giải thích các khái niệm cơ bản:
“tâm”, “không”, “Phật tính”, “giới”, “định”,“tuệ”. Tiếp đó bài viết phân tích các
giai đoạn của con đường tu tập mà thiền gia phải trải qua. Theo tác giả, Trần Thái
Tông đã thâu tóm được toàn bộ những yếu chỉ cơ bản về tư tưởng và phương pháp
tu thiền của Thiền học Vô Ngôn Thông, đồng thời diễn giải chúng hết sức dễ hiểu
và qua đó, đã góp phần phổ biến thiền học trong dân chúng.
Trong bài Tư duy hướng nội của Phật giáo và vai trò của nó trong tư duy
người Việt (Tạp chí Triết học, số 5/228) của Hoàng Thị Thơ (2010) đã trình bày sự
du nhập Phật giáo vào Việt Nam với nội dung chủ yếu của Phật giáo Đại thừa từ
Trung Quốc, với các thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo
Đường. Song, sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - dòng Thiền Phật giáo
của Việt Nam, hình thành vào đời Trần đã “dứt bỏ các truyền thừa từ trước có

nguồn gốc bên ngoài”, đồng thời khẳng định được đường hướng và phong cách độc
lập với những đóng góp to lớn mà dòng Thiền này đem lại cho dân tộc.
Các công trình nghiên cứu về Thiền không chỉ giới hạn trong nguồn tài liệu
sách vở mà còn được công bố rộng rãi trên các diễn đàn, trang điện tử và báo điện
tử khác nhau như:
Trần Hoàng Hảo trong Tư tưởng biện chứng trong thiền học nhà Trần
( đã viết rằng, “Các thiền sư nhà Trần đã
truyền tải được tư tưởng Phật pháp bất ly thế gian, đem việc đạo đối chứng với sự
đời và họ cũng là những tấm gương sáng của tinh thần biện chứng ấy. Triết lý Phật
giáo đã được các thiền sư nhà Trần vận dụng một cách biện chứng đầy sáng tạo vào
cuộc sống: sống thiền” .
Tinh thần nhập thế của Phật giáo thời Trần của Như Hạnh ở
cho rằng, chính giai đoạn thời Trần với luồng gió
“nhập thế” lớn mạnh của Phật giáo đã dựng nên một bối cảnh huy hoàng của lịch
sử Việt Nam trải dài gần hai trăm năm, tạo nên những trang sử hào hùng oanh liệt
của dân tộc Đại Việt đã ba lần chiến thắng đội quân xâm lược Nguyên - Mông. Một
15


thời đại điển hình về những vị vua anh minh: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông....
Một thời đại Phật giáo Việt Nam chuyển sang bước ngoặt mới mà đỉnh cao là sự
khai sáng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử đứng đầu là Điều Ngự Giác Hoàng Trần
Nhân Tông đắc đạo nhờ vị thầy lãnh đạo tinh thần phong cách siêu phóng Tuệ
Trung Thượng Sĩ và các đệ tử kế thừa xuất sắc: Pháp Loa, Huyền Quang,... Không
những thế, chính tinh thần nhập thế của Phật giáo thời Trần đã làm xã hội Việt Nam
rực rỡ cả về văn hóa mỹ thuật lẫn quân sự chính trị. Phải nói rằng, Phật giáo thời
Trần với tinh thần nhập thế đã tạo nên âm hưởng vang dội không chỉ một thời, mà
còn vọng mãi không bao giờ dứt.
Trong thời đại phong kiến, phải kể đến một kho tàng lý luận phong phú về
lịch sử Phật giáo như: Thiền Uyển tập anh ngữ lục. Trong cuốn sách này phả hệ của

hai dòng Thiền Việt Nam là Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông được hệ thống
hóa một cách khá đầy đủ. Đây là nguồn tài liệu làm nền tảng để nghiên cứu về sự du
nhập của các dòng Thiền vào Việt Nam. Ngoài ra còn cuốn Tam Tổ Thực Lục ghi
về hành trạng và sự truyền thừa của ba vị tổ phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử là Trần
Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Cuốn Thiền uyển kế đăng lược lục, trên cơ
sở nhắc lại nội dung của Thiền Uyển tập anh ngữ lục đã đề cập, sách còn bổ sung
thêm sự phát triển của Phật giáo đầu triều Nguyễn…
Ngoài ra, phải kể đến tư tưởng Thiền của một số nhà tư tưởng tiêu biểu của
Thiền Phật giáo Việt Nam như:
Khóa Hư Lục (1972), Trần Thái Tông, Nguyễn Đăng Thục dịch và chú thích,
Khuông Việt, Sài Gòn, Việt Nam; Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục giảng giải (1996),
Trúc Lâm Yên Tử tổ sư Trần Nhân Tông, người dịch và bình giảng là Hòa thượng
Thích Thanh Từ, Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN xuất bản.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về Thiền của các nhà Phật học, chúng ta
không thể bỏ qua nguồn tài liệu vô cùng quý giá về Thiền của giới Tăng Ni Phật
giáo. Những tư liệu trên đề cập đến các tông phái và các thiền sư Việt Nam trong
lịch sử, giúp chúng tôi có cơ sở để nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về tư tưởng nhập
thế của Thiền Phật giáo Việt Nam. Hiện nay, phong trào Chấn hưng Thiền học ở

16


nước ta đã và đang được dấy lên nhằm bảo tồn mạng mạch Thiền vốn có ở nước ta
hơn mười thế kỷ.
Nội dung của Thiền đã hiện diện trong tất cả các bài giảng của Hòa Thượng
Thích Thanh Từ cho các Thiền sinh tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, được các đệ
tử của Ngài soạn thành tác phẩm Phụng Hoàng Cảnh Sách và Phụng Hoàng Sách
Tấn; trong một loạt sách mới xuất bản của Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng chứa
đựng nội dung của Thiền như Giận, Thả Một Bè Lau, Cho Đất Nước Đi Lên, Tuổi
Trẻ Lý Tưởng và Hạnh Phúc...

1.2. Các công trình nghiên cứu Chấn hƣng và Chấn hƣng Phật giáo Bắc
Kỳ đầu thế kỷ XX
1.2.1. Các công trình về Chấn hưng
Cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Tài Thư (chủ biên) (1991), Viện
Triết học, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, trong chương
XVII phần thứ năm, các tác giả đã đề cập đến Phong trào Chấn hưng Phật giáo
những năm đầu thế kỷ XX ở ba miền: Bắc, Trung, Nam. Sau khi trình bày khái quát
nguyên nhân ra đời, các tác giả tập trung phân tích về những vấn đề tư tưởng triết
học Phật giáo mà phong trào Chấn hưng đặt ra. Tuy nhiên, nội dung của phong trào
Chấn hưng Phật giáo được đề cập đến trong công trình này còn chung chung, mang
tính sơ lược. Song có thể nói, đây là một công trình tham khảo khá phù hợp với việc
nghiên cứu thực tiễn về Phật giáo thời bấy giờ. Các tác giả đã viết:
“Phong trào Chấn hưng Phật giáo rõ ràng đã có ảnh hưởng lớn. Ngay từ lúc
đương thời đã có nhiều người đánh giá. Nho sĩ, người của các tôn giáo khác,
người không đảng phái, không tôn giáo, người macxit và cả những người
trong hàng ngũ Phật tử đều có ý kiến. Họ đánh giá phong trào, đồng thời
cũng đánh giá cả vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội. Ngày nay, lịch
sử đã qua một chặng đường, ta đã có đủ thời gian và sự kiện để nhìn nhận
các loại ý kiến đó một cách khách quan hơn, để phân tích ý kiến nào đó là
đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý, sáng suốt hay không sáng suốt, và
nếu có giá trị thì giá trị đến mức độ nào” [146, tr.491-492].

17


Trong bộ Việt Nam Phật giáo sử luận, (1994), NXB Văn học, Hà Nội, tác giả
Nguyễn Lang đã dành riêng tập III (ba) để tổng hợp và đưa ra một số quan điểm,
nhận định về phong trào Chấn hưng Phật giáo, đồng thời khái quát về công cuộc
chấn hưng từ 1930 đến 1945. Tác giả đã giới thiệu một số thiền sư tiêu biểu trong
cuộc chấn hưng Phật giáo này, phân tích một số nội dung mang tính “Phật học”,

chẳng hạn ở chương XXXVII, tác giả đã dành riêng một phần cho việc trình bày
Phật học và Phật giáo [83, tr.389]. Tuy nhiên, trong phần này, Nguyễn Lang chỉ
nhận định một cách chung chung rằng: “chìa khóa của sự thay đổi là sự khác nhau
giữa chữ Phật học và Phật giáo” [83, tr.390]. Sự thay đổi ở đây là đổi tên Hội Việt
Nam Phật học thành Phật giáo Việt Nam tại trung phần. Nhưng theo quan điểm của
Nguyễn Lang: “Một hội Phật học có thể được chính quyền cho là một tổ chức học
Phật chứ không phải là một Giáo hội tôn giáo” [83, tr.390]. Vậy Phật học có phải
là Phật giáo không? Theo quan điểm của chúng tôi, Phật học không đồng nhất với
Phật giáo, mà chỉ là một phương diện học thuật nhằm làm sáng tỏ những nội dung
của giáo lý Phật giáo. Tác giả chưa đưa ra những lý lẽ thuyết phục ở quan điểm này.
Trong cuốn Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách
mạng Tháng Tám, Tập II: Hệ ý thức Tư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm
vụ lịch sử, của Trần Văn Giàu (1997), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, có sự phân
tích các vấn đề tư tưởng triết học Phật giáo của phong trào Chấn hưng Phật giáo
Việt Nam như: quan điểm của Phật giáo về vấn đề Thượng đế tạo vật; về linh hồn
bất tử; vấn đề có hay không “thiên đường”... Ở thời kỳ cận hiện đại như thế này thì
tác phẩm của Trần Văn Giàu là một dấu mốc lớn trong nghiên cứu tư tưởng triết
học Phật giáo Việt Nam.
Khi bàn về phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Duy Hinh
(1999) trong cuốn Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
cho rằng, phong trào Chấn hưng Phật giáo có hai đặc điểm cơ bản như sau: một là,
Phật học thay cho Phật giáo, với những biểu hiện như hiện đại hóa Tăng già, hiện
đại hóa việc truyền đạo; hai là, “tân” Phật giáo thay cho “cổ” Phật giáo, với sự ra
đời của nhiều nhóm tôn giáo trên cơ sở Phật giáo cổ truyền, tiêu biểu là Phật giáo
Hòa Hảo và đạo Cao Đài. Ở đây xin lưu ý điều là đạo Cao Đài không phải là nhóm
18


×