Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo công tác phòng không nhân dân 1972

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ HẰNG

ĐẢNG BỘ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC
PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN NĂM 1972

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN NGỌC LONG

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các tài liệu, số trích dẫn trong luận văn có
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hằng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, em xin gửi lời cảm ơn


chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Lịch sử và các Giảng
viên trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn- Đại học Quốc gia Hà
Nội đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ.
Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Trần Ngọc Long - Ngƣời thầy đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn em
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Cao
đẳng nghề Thăng Long và các thầy cô giáo trong trƣờng đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn
tới Phòng Lịch sử Đảng, Thành ủy Hà Nội, Thƣ viện Quân đội Hà Nội,
Trung tâm thƣ viện quốc gia Hà Nội, Thƣ viện Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội… đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình thu thập tài liệu để hoàn thành Luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân
thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội ngày 20 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hằng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCH

: Ban Chấp hành

BCHTWD : Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng
QUTW


: Quân ủy Trung ƣơng

PK-KQ

: Phong không không quân

Nxb

: Nhà xuất bản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG BỘ HÀ NỘI VỀ CÔNG TÁC
PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN .............................................................................13
1.1. Những yếu tố tác động ..................................................................................13
1.1.1. Lý do đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai ......13
1.1.2. Âm mƣu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại
lần thứ hai ...........................................................................................................18
1.2. Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo công tác phòng không nhân dân ....................24
1.2.1. Chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng và Quân ủyTtrung ƣơng ...................24
1.2.2. Chủ trƣơng của Thành ủy Hà Nội về công tác phòng không nhân
nhân năm 1972 ...................................................................................................29
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................37
Chƣơng 2. QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ HÀ NỘI CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC
PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN NĂM 1972 ..........................................................38
2.1. Tổ chức phòng tránh ....................................................................................38
2.1.1. Đảm bảo giao thông vận tải, thông tin liên lạc.........................................38
2.1.2. Chuyển hoạt động của thủ đô vào thời chiến. ..........................................42

2.2. Tổ chức đánh trả ...........................................................................................48
2.2.1. Củng cố lực lƣợng dân quân tự vệ, xây dựng trận địa phòng không .......48
2.2.2. Hiệp đồng tác chiến với bộ đội phòng không bảo vệ địa bàn thủ đô .......52
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................61
Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM .....................................62
3.1. Nhận xét .........................................................................................................62
3.1.1.Ƣu điểm .....................................................................................................62
3.1.2. Hạn chế .....................................................................................................72
3.2. Một số bài học kinh nghiệm. ........................................................................73
3.2.1. Phát huy tính chủ động, nhạy bén, năng động trong công tác lãnh
đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, không ngừng nâng cao vai trò tiền
phong gƣơng mẫu của đảng viên và sức chiến đấu của các chi, đảng bộ. .........73

1


3.2.2. Chỉ đạo công tác phòng không đòi hỏi phải triển khai thống nhất,
nhịp nhàng, ăn khớp giữa các nghành ,các cấp. Hiệp đồng chặt chẽ giữa
các lực lƣợng phòng khôngba thứ quân .............................................................74
3.3.3.Phát huy sức mạnh tổng hợp của thế trận phòng không nhân dân, chỉ
đạo kết hợp chặt chẽ giữa thế trận phòng không Hà Nội với các tỉnh bạn. .......75
KẾT LUẬN ..............................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................80
PHỤ LỤC .................................................................................................................90

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài, ý nghĩa của đề tài

Cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế
quốc Mỹ ở Thủ đô Hà Nội ( 1965-1972) là một bộ phận của cuộc chiến đấu, chống
chiến tranh xâm lƣợc của đế quốc Mỹ đối với nƣớc ta, diễn ra trên địa bàn giữ vị trí
chiến lƣợc, tác động tới toàn bộ cục diện cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc.
Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nƣớc, là mục tiêu số một trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc
Mỹ đối với miền Bắc. Dƣới sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, Đảng bộ Hà Nội đã
lãnh đạo quân dân Thủ đô, tiến hành thắng lợi công tác phòng không nhân dân năm
1972 chống chiến tranh phá hoại bằng đƣờng không tàn bạo của đế quốc Mỹ đỉnh
cao là chiến công đánh bại cuộc tập kích chiến lƣợc bằng máy bay B52 của đế quốc
Mỹ làm nên chiến thắng của trận ― Điện Biên Phủ trên không‖ góp phần đƣa đến
Hiệp định Pari. Đó là một trong những thắng lợi quyết định của công cuộc chống
Mỹ, cứu nƣớc của nhân dân Việt Nam.
Trong mảng đề tài chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai nói chung và
chiến tranh nhân dân ở Thủ đô Hà Nội trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai
của đế quốc Mỹ nói riêng đã đƣợc đề cập ở nhiều công trình nghiên cứu. Có những
công trình đề cập trực tiếp cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế
quốc Mỹ; có công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân của Thủ đô Hà Nội
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cách tiếp cận của các công trình nghiên cứu về
mảng đề tài này cũng rất đa dạng.Có công trình tiếp cận dƣới góc độ chuyên ngành
lịch sử Việt Nam, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; có công trình
dƣới dạng những báo cáo, những công trình tổng kết chiến tranh nhân dân của một
đơn vị hay một ngành trong lực lƣợng vũ trang hoặc địa phƣơng miền Bắc trong
cuộc chiến đấu này…
Nghiên cứu công tác phòng không nhân dân do Thành ủy Hà Nội lãnh đạo
trong năm 1972 đặc biệt là chiến dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích chiến
lƣợc đƣờng không tháng 12 năm 1972 vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần nghiên cứu.
Trên ý nghĩa đó, tôi quyết định chọn: Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo công tác phòng
không nhân dân năm 1972, làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ lịch sử


3


Đảng Cộng sản Việt Nam của mình. Thực hiện thành công đề tài này không chỉ có
giá trị về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn.
Về mặt khoa học: Góp phần khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của
Trung ƣơng Đảng, QUTW, Bộ quốc phòng, Đảng bộ Hà Nội; Kết quả nghiên cứu
của luận văn sẽ đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam, đặc biệt là
nghệ thật tác chiến phòng không
Về mặt thực tiễn: Trong tình hình hiện nay, những tranh chấp về chủ quyền
lãnh thổ ( về biển đảo, về nhận dạng vùng phòng không,…) diễn biến hết sức phức
tạp, gây ra những ―điểm nóng‖ chứa đựng nhiều nguy cơ bùng phát tại nhiều khu
vực, đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Đó là những thách thức
mà Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt. Nếu chiến tranh xảy ra trên đất nƣớc Việt
Nam, có thể địch sẽ triển khai từ nhiều hƣớng: trên bộ, trên không, từ biển vào, và
có thể diễn ra cùng một lúc trên phạm vi toàn quốc với nhịp độ cao, cƣờng độ lớn
ngay từ đầu hoặc trong suốt quá trình chiến tranh. Rất có khả năng đối phƣơng sẽ
đánh phủ đầu giành quyền làm chủ chiến tranh để phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc
phòng, đánh quỵ khả năng chống trả của ta, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực
lƣợng tiến công trên bộ, trên biển, đổ bộ đƣờng không,…Qua đó địch sẽ gây sức ép
về chính trị hoặc buộc chúng ta phải chấp nhận điều kiện chính trị do chúng đặt ra.
Trong bối cảnh hiện nay , khi các vấn đề bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc đang đƣợc
đặt ra cấp thiết , việc chuẩn bị các phƣơng án tác chiến trên không , trên chiến
trƣờng sông biển đƣợc coi là vấn đề sống còn trong công cuộc phòng vệ quốc gia.
Vì thế, giá trị lịch sử của công tác phòng không nhân dân luôn là thực tiễn
sinh động, có tính thời sự sâu sắc. Đó cũng là cơ sở lý luận và thực tiễn quý báu để
ngày nay, chúng ta tiếp tục ngiên cứu vận dụng, bổ sung hoàn thiện những cách
đánh mới phù hợp, nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu trong nước

Năm 2013 , Viện Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Nxb Chính trị
quốc gia cho tái bản bộ sách: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ( 19541975), gồm 9 tập, trong đó tập VII mang tiêu đề Thắng lợi quyết định năm 1972.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc của dân tộc, năm 1972 có vị trí đặc

4


biệt quan trọng, tạo ra bƣớc nghoặt lớn của cuộc kháng chiến với những thắng lợi
có tính chất quyết định trên cả hai miền Nam- Bắc, cả đấu tranh quân sự, ngoại
giao, chính trị. Nội dung của tập sách này tập trung nghiên cứu cuộc tiến công chiến
lƣợc năm 1972 trong đó có mặt trận phòng không ở miền Bắc năm 1972.
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ( 1954- 1975), tập II của Viện Nghiên cứu
chủ nghĩa Mác- Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh( Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995), có một phần đề cập đến đề tài luận văn. Đó là phản ánh khái quát quá trình
lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng không năm 1972. Do cách tiếp cận vấn
đề của công trình dƣới góc độ chuyên ngành lịch sử Đảng, nên nội dung này đƣợc
nghiên cứu dƣới hình thức những chủ trƣơng của Đảng Lao động Việt Nam và quá
trình tổ chức, chỉ đạo quân và dân miền Bắc trong công tác phòng không năm 1972.
Cuốn Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không

quân của đế quốc Mỹ trên địa bàn Hà Nội (1965 - 1972) của Bộ Tƣ lệnh Thủ đô Hà
Nội (Nxb Quân đội nhân dân phát hành năm 2002, tái bản năm 2012). Cuốn sách đề
cập khá cụ thể cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội chống chiến tranh phá hoại
bằng không quân của đế quốc Mỹ. Qua việc trình bày lịch sử, công trình cũng đã
bƣớc đầu đánh giá những thành tựu và hạn chế, rút ra những bài học kinh nghiệm
trong quá trình Bộ Tƣ lệnh Thủ đô lãnh đạo lực lƣợng vũ trang thành phố chiến đấu
chống cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ bảo vệ thủ đô
Hà Nội,công trình mang tính giáo dục truyền thống, đi sâu vào một số sự kiện này
của thành phố Hà Nội,...
Chuyên đề: Công tác phòng tránh, khắc phục hậu quả và bắn máy bay tầm


thấp chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ trên địa bàn Hà
Nội (1965 - 1972) (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001). Chuyên đề tổng kết các
hoạt động thực tiễn, rút ra những kinh nghiệm về lãnh đạo chỉ đạo, thực hành cuộc
chiến tranh nhân dân của quân và dân Thủ đô chống chiến tranh tranh phá hoại bằng
không quân của đế quốc Mỹ trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là việc phòng tránh, khắc
phục hậu quả và bắn máy bay tầm thấp. Thông qua tổng kết việc thực hành công tác

phòng tránh, khắc phục hậu quả và bắn máy bay tầm thấp thời kỳ 1965-1972,
chuyên đề rút ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị khoa học và thực tiễn.

5


- Một số luận văn cao học, luận án tiến sĩ có liên quan đến đề tài.

Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ (1965-1972) là Luận án Phó tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng
của Phan Hữu Tích, bảo vệ năm 1995. Luận án đã phác họa đƣợc những chủ trƣơng
cơ bản và quá trình tổ chức thực hiện của Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong lãnh đạo
cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại trong đó có chiến dịch phòng
không trên địa bàn. Là chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, nên luận án

tập trung phản ánh chủ trƣơng của Đảng bộ thành phố Hà Nội và quá trình Đảng bộ
Thành phố lãnh đạo cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại. Tuy nhiên
thời gian đề tài luận án nghiên cứu từ năm 1965 - 1972, và là đề tài chiến tranh phá
hoại nói chung nên chƣa chuyên sâu vào công tác phòng không nhân nhân. Mặc dù

vậy, luận án cung cấp một số nguồn tƣ liệu quan trọng về chủ trƣơng, đƣờng lối
lãnh đạo của Đảng bộ thành phốtrong cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội chống

chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ.

Mảng đề tài ―Điện Biên Phủ trên không‖, là chủ đề đƣợc rất nhiều nhà khoa
học, nhà quân sự, chính trị trong nƣớc và quốc tế quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt
vào dịp kỷ niệm năm chẵn, các tạp chí, báo đều dành chuyên trang đăng tải nhiều
bài viết về mảng đề tài này, trong đó, phải kể đến các bài:
―Trận quyết chiến chiến lƣợc trên bầu trời Hà Nội‖ (Đại tƣớng Võ Nguyên
Giáp, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 12-2012); ―Đánh bại cuộc tập kích chiến lƣợc bằng
máy bay B-52 vào Hà Nội - Hải Phòng tháng 12-1972‖ (Đại tƣớng Văn Tiến Dũng,
Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 6-1997); ―về chiến dịch phòng không 12 ngày đêm cuối

năm 1972‖ (Hoàng Phƣơng, Tạp chí Lịch sử Quân sự, Sổ5-1992); ―Di sản đại thắng
―Điện Biên Phủ trên không‖ (Trịnh Vƣơng Hồng, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 122012); ―Một số vấn đề chiến dịch phòng không năm 1972 đánh bại cuộc tiến công
đƣờng không chiến lƣợc bằng B.52 của Mỹ vào Hà Nội‖ (Nguyễn Ngọc Quý, Tạp
chí Phòng không không quân, số 4-2012),...

Nhìn chung, phần lớn các bài viết đã tái hiện lại một phần cuộc chiến đấu vô
cùng quyết liệt của quân và dân miền Bắc chống lại lực lƣợng không quân hùng
hậu, đặc biệt là ―siêu pháo đài bay‖ B.52 của để quốc Mỹ trên bầu trời miền Bắc
cuối năm 1972. Có nhiều sự kiện, nhiều nhân chứng, nhiều trận chiến đấu trong 12

6


ngày đêm đƣợc các tác giả khai thác dƣới nhiều góc độ khác nhau... Đây cũng là
một nguồn tƣ liệu quý để luận văn tham khảo.
Với ý nghĩa lớn lao của sự kiện lịch sử ―Điện Biên Phủ trên không‖, nhiều cơ
quan, đơn vị, nhà khoa học, nhà quân sự nghiên cứu chủ đề này. Đặc biệt trong dịp
kỷ niệm 40 năm chiến thắng ―Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không‖ (12-1972 - 122012), nhiều đơn vị tổ chức giới thiệu, phát hành những ấn phẩm về chủ đề này.
Cuốn Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không (12 - 1972), Nxb Quân đội


nhân dân, Hà Nội, 1997. Cuốn sách đã đi sâu nghiên cứu âm mƣu, thủ đoạn của Mỹ
trong chiến dịch phòng không cuối năm 1972, phân tích nghệ thuật chiến dịch phòng
không Việt Nam trong trận đánh lịch sử này. Đánh thắng cuộc tập kích chiến 1 luợc

bằng không quân của Mỹ cuối tháng 12-1972 là đỉnh cao về nghệ thuật tác chiến của
Không quân nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chổng Mỹ. Đây là giai đoạn vô
cùng căng thẳng của chiến tranh Việt Nam năm 1972. Cuốn sách là một tài liệu quan
trọng về tổng kết kinh nghiệm phòng thủ bầu trời của lực lƣợng Phòng không Việt
Nam trong một năm cao điểm nhất của chiến tranh đƣờng không.

Các cuộc hội thảo khoa học về chiến thắng ―Điện Biên Phủ trên không‖: Kỉ
niệm 25 năm chiến thắng B.52 (1972-1997), Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố
Hà Nội và Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (Bộ Quốc phòng) phối hợp tổ chức hội

thảo khoa học chiến thắng ―Điện Biên Phủ trên không‖, sau đó, Ban tổ chức chọn
lọc, tập hợp đƣợc một số bài in thành kỉ yếu Chiến thắng B.52 (Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội, 1997. Nội dung kỉ yếu xoay quanh lý do Mỹ mở cuộc tập kích đƣờng
không chiến lƣợc tháng 12-1972; âm mƣu và lực lƣợng của Mỹ trong cuộc tập kích
đƣờng không chiến lƣợc tháng 12 năm 1972; sự chỉ đạo của Trung ƣơng Đảng,
QUTW chống lại cuộc tập kích đƣờng không chiến lƣợc tháng 12-1972 của đế quốc
Mỹ; nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của chiến thắng

―Điện Biên Phủ trên không‖.
Nhân dịp kỉ niệm 40 năm chiến thắng ―Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không‖
(12-1972 - 12-2012), tháng 11-2012, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ƣơng,
Thành ủy, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học và phát
hành cuốn kỉ yếu: Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không - Tầm cao bản lĩnh và trí tuệ
Việt Nam. Cuốn kỉ yếu đăng tải các bài tham luận của các nhà khoa học, lãnh đạo


7


Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo, Thành ủy, các nhân chứng lịch sử ... Các tham
luận đều tập trung làm rõ 5 vấn đề lớn: khẳng định tầm nhìn chiến lƣợc của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định thắng lợi của Chiến dịch ―Hà Nội Điện Biên Phủ trên không‖; phân tích, làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa chiến
thắng lịch sử này với công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất
nƣớc; chiến thắng ―Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không‖ là đỉnh cao của cuộc đụng
đầu lịch sử giữa lực lƣợng phòng không - không quân Việt Nam với không quân
chiến lƣợc Mỹ; là thắng lợi của đƣờng lối chiến tranh nhân dân, của thế trận phòng
không nhân dân bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa; tầm vóc, ý nghĩa của Chiến
thắng ―Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không‖; những nguyên nhân cơ bản dẫn đến
chiến thắng lịch sử này và những kinh nghiệm quý báu đƣợc đúc rút nhằm vận
dụng, phát huy trong công cuộc đổi mới và phát triển, bảo vệ vững chắc Tổ quốc
trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhóm các công trình xuất bản ở nước ngoài
Trong một số sách, báo của các tác giả nƣớc ngoài, đặc biệt là của các tác giả
Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam đƣợc đề cập khá cụ thể từ nhiều chiều cạnh. Có thể
kể đến một số công trình nhƣ:. Công trình nghiên cứu tiểu sử của hai anh em
M.Kalb và B.Kalb: Kissinger, Little, Brown và Company-Boston-Toronto, 1974,
cũng đề cập nhiều đến chiến sự miền Bắc giai đoạn 1972. Một số công trình khác
cũng đã đƣợc dịch ra tiếng Việt có đề cập đến những tác động những trận không
kích vào miền Bắc đến cuộc đàm phán Việt - Mỹ tại Paris nhƣ: Lời phán quyết về Việt
Nam (Joseph A.Amter, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985), Nền hòa bình mong
manh - Washington, Hà Nội và tiến trình của Hiệp định Paris (P. Asselin, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2005), Kissinger - Những biên bản hội đàm tuyệt mật chưa công bố
(William Bel, Nguyễn Văn Giang và Nguyễn Xuân Bích biên dịch, Nxb Thanh niên, Hà

Nội (2002), Không hòa bình, chẳng danh dự: Nixon, Kissinger & sự phản bội ở Việt Nam

(Larry Berman, Nguyễn Mạnh Hùng dịch, Việt Tide xuất bản, 2003),...Những công
trình này trình bày tƣơng đối hệ thống và có những luận giải tƣơng đối xác đáng về
quá trình dính líu của Hoa Kỳ vào Việt Nam; những toan tính đầy tham vọng cũng
nhƣ những nỗ lực khổng lồ và sự thất bại của giới cầm quyền Mỹ trong những trận
ném bom vào miền Bắc,... Một số tác giả đi sâu hơn nghiên cứu những nƣớc cờ

8


trong quan hệ ngoại giao của Mỹ với Liên Xô và Trung Quốc trong chiến tranh Việt
Nam, ảnh hƣởng của cuộc chiến ở Việt Nam đối với cuộc cử của Mỹ năm 1972.
Đáng chú ý phải kể đến những cuốn sách mà tác giả từng là quan chức cao cấp

trong chính phủ và quân đội Mỹ dính líu vào Việt Nam, cuốn hồi ký của Tổng
thống Mỹ R. Nixon: The memoirs of Richard ;on, Grosset & Dunlap A Filmways
Company Publisher, New York, 1978 :b Công an nhân dân dịch, Hà Nội, 2001), có
khá nhiều tài liệu liên quan dến đề tài của luận văn; cuốn hồi ký của cố vấn an ninh
quốc gia H. Kissinger: A la Maison Blanche, 1968-1973, Ed. Fayard, Paris, 1979, đã
đƣợc dịch ra tiếng Việt với đầu đề Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng (Nxb Công an nhân
dân, Nội, 2001). Điều dễ nhận thấy những ở cuốn sách này, là sự ―thanh minh‖ cho
sai lầm và thất bại của Mỹ và của những chính cá nhân họ trong cuộc chiến Việt
Nam. Cụ thể hơn, nhiều công trình đề cập đến sự lúng túng, bị động của chính
quyền Mỹ đối với những quyết định trong năm 1972. Ở những công trình này, cũng
có những đánh giá về việc ảnh hƣởng chiến sự miền Bắc đối với Hội nghị Paris, tất
nhiên là theo lập trƣờng và quan điểm của họ. Một số công trình đề cập tới nhiều sự

kiện có giá trị tham khảo, cũng nhƣ những tƣ liệu mới, những nhận xét, đánh giá về
việc Mỹ gây áp lực đối với VNDCCH bằng chiến lƣợc ngoại giao nƣớc lớn, về kế
hoạch ném bom phá hoại miền Bắc, nhất là việc sử dụng át chủ bài B.52,...
Nhìn chung, ở mức độ nhất định, cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc

nói chung và Hà Nội nói riêng chống chiến tranh phá hoại bằng không quân đã
đƣợc đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu. Đó có thể là những nghiên cứu mang

tính tổng hợp, có thể là những chuyên khảo, hoặc một lĩnh vực của cuộc chiến tranh
phá hoại. Các nghiên cứu này đã cung cấp một số tƣ liệu nhất định, một nhận thức
chung và gợi mở hƣớng tiếp cận. Tuy nhiên, do mục đích, yêu cầu nghiên cứu nên
có thể nói, vấn đề Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác phòng không nhân
dân năm 1972 chƣa có công trình nào trình bày một cách đầy đủ hệ thống, toàn diện.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng
Sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với công tác phòng không nhân dân
năm 1972 gắn với bối cảnh cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế
quốc Mỹ

9


3.2. Phạm vi
Khái quát những chủ trƣơng, quan điểm cơ bản của Trung ƣơng Đảng,
QUTW,Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo công tác phòng không nhân dân năm 1972
Về nội dung: Là tổng hợp các biện pháp và hoạt động của quần chúng nhân
dân phối hợp với lực lƣợng vũ trang nhằm đối phó với các cuộc tiến công hỏa lực
bằng đƣờng không của địch. Trong đó có hai hoạt động chính là công tác phòng
tránh và công tác đánh trả.
Về thời gian: Tập trung nghiên cứu từ tháng 4-1972 đến tháng 12- 1972 tại
Hà Nội. Để thấy rõ đƣợc tính lôgics vấn đề, trong quá trình nghiên cứu, luận văn
cũng có mở rộng phạm vi nghiên cứu trƣớc và sau khoảng thời gian trên.
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác phòng không nhân
dân chủ yếu ở thủ đô Hà Nội - một trong số vùng ― trọng điểm đánh phá‖ của đế
quốc Mỹ, nơi diễn ra trận ―Điện Biên Phủ trên không‖ tháng 12-1972.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Nghiên cứu, tái hiện một cách hệ thống và toàn diện các quan điểm, chủ
trƣơng của Trung ƣơng Đảng, Quân ủy trung ƣơng, Thành ủy Hà Nội về công tác
phòng không nhân dân và quá trình thực hiện của quân dân thủ đô Hà Nội trong
công tác phòng không năm 1972. Qua đó làm sáng tỏ bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam
cũng nhƣ những đặc sắc về nghệ thuật quân sự Việt Nam nói chung, nghệ thuật tác
chiến đƣờng không nói riêng; rút ra những kinh nghiệm lịch sử trong lãnh đạo sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
4.2. Nhiệm vụ
Sƣu tầm và hệ thống hóa tƣ liệu về quá trình quân và dân Hà Nội thực hiện
công tác phòng không nhân dân năm 1972
Làm rõ âm mƣu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong chiến tranh phá hoại miền
Bắc lần thứ hai và cuộc tập kích đƣờng không năm 1972
Phân tích, làm rõ những chủ trƣơng, quan điểm cơ bản của Trung ƣơng
Đảng, Quân ủy trung ƣơng, Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo công tác phòng không nhân
dân năm 1972 và chiến dịch ―Điện Biên Phủ trên không‖ tháng 12 năm 1972

10


Phục dựng tổ chức phòng tránh và đánh trả của quân và dân Thủ đô trong
chiến dịch phòng không nhân dân năm 1972, đặc biệt là trận ―Điên Biên Phủ trên
không‖ tháng 12 năm 1972.
Trên cơ sở giải quyết những nhiệm vụ trên, luận văn rút ra một số nhận xét, ý
nghĩa, kinh nghiệm từ công tác phòng không nhân dân năm 1972
5. Nguồn tƣ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu và cơ sở lý luận
- Nguồn tư liệu
- Các văn kiện của BCH, BCHTWD,QUTW, nghị quyết của Đảng bộ Hà
Nội và các địa phƣơng có liên quan

- Công trình nghiên cứu, bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo Đảng,
Nhà nƣớc, Quân đội
- Tài liệu lƣu trữ tại các trung tâm lƣu trữ của Đảng, Nhà nƣớc, Quân đội.
- Một số công trình tổng kết, lịch sử của các cơ quan nghiên cứu Trung ƣơng,
các địa phƣơng, các đơn vị
- Một số các công trình khoa học đã công bố trên các tạp chí, một số luận
văn, luận án có liên quan đến đề tài.
- Hồi ký của các lãnh đạo, chỉ huy tác chiến thời kỳ này.
- Các công trình nghiên cứu cuộc chiến tranh Việt Nam của các học giả nƣớc
ngoài. Hồi ký của các tƣớng lĩnh, phi công Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp lịch sử kết
hợp với phƣơng pháp logic.Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp cơ bản
khác của khoa học lịch sử nhƣ phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, so sánh,…
để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung luận văn.
- Cơ sở lý luận
Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin,
quan điểm và đƣờng lối của Đảng cộng sản Việt Nam và chủ trƣơng của Đảng Bộ
Hà Nội vêchiến tranh cách mạng, xây dựng hậu phƣơng trong kháng chiến.
6. Đóng góp của luận văn
- Hình thành tập hợp tƣ liệu về Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo công tác phòng
không nhân dân (từ tháng 4-1972 đến hết tháng 12- 1972)

11


- Phục dựng một cách khách quan, chân thực cuộc chiến đấu của quân và dân
Hà Nội chống lại cuộc tấn công đƣờng không của đế quốc Mỹ.
- Đƣa ra một số đánh giá về sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng không nhân
dân năm 1972 ở Hà Nội

- Một số kinh nghiệm đƣợc luận văn đúc kết có ý nghĩa thiết thực, có thể vận
dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần vào công tác giáo dục truyền
thống và phục vụ cho nghiên cứu giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luân, Phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chƣơng.
Chương 1 Chủ trƣơng của Đảng bộ Hà Nội về công tác phòng không nhân
dân năm 1972
Chương 2: Qúa trình Đảng bộ Hà Nội chỉ đạo công tác phòng không nhân
dân năm 1972
Chương 3: Nhận xét và một số bài học kinh nghiệm

12


Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG BỘ HÀ NỘI VỀ CÔNG TÁC
PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
1.1. Những yếu tố tác động
1.1.1. Lý do đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai
Chiến lược ―Việt Nam hoá chiến tranh‖ của Mỹ có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.
Ngay sau khi trúng cử Tổng thống Hoa Kỳ, R.Nixon quyết định thay đổi
chiến lƣợc và cách điều hành chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Ông chủ mới của
Nhà Trắng đã đề ra chiến lƣợc toàn cầu mới mang tên ―Học thuyết Nixon‖, Ứng
dụng học thuyết Nixon vào Việt Nam, chính quyền Mỹ điều chỉnh chủ trƣơng ―Phi
Mỹ hóa chiến tranh‖ thời L Johnson thành chiến lƣợc ―Việt Nam hóa chiến
tranh‖.Cùng với ―Việt Nam hóa chiến tranh‖ ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ
duy trì các hoạt động khiêu khích phá hoại miền Bắc, đánh phá đƣờng mòn Hồ Chí
Minh, ngăn tiếp tế, chi viện của miền Bắc cho miền Nam, tăng cƣờng chiến tranh

sang Lào nhằm phá vỡ chỗ đứng chân và cơ sở hậu cần của cách mạng Việt Nam.
Ráo riết chuẩn bị mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dƣơng.
Hiểu rõ âm mƣu của địch, kiên quyết giữ vững đƣờng lối độc lập tự chủ, Hội
nghị BCT lần thứ 20 (1-1972) đã đề ra nhiệm vụ và quyết tâm cho quân và dân cả
nƣớc là phải:―Đánh bại chiến lƣợc ―Việt Nam hóa chiến tranh‖ của Mỹ, đánh bại
học thuyết Níchxơn trên toàn chiến trƣờng Đông Dƣơng, tạo ra một chuyển biến
căn bản làm thay đổi cục diện chiến tranh ở miền Nam và trên cả bán đảo Đông
Dƣơng, giành thắng lợi to lớn, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh trẽn thế
thua bằng một giải pháp chính trị có lợi cho ta mà chúng có thể chấp nhận đƣợc;
Đến giữa năm 1972, cuộc tiến công chiến lƣợc trên các hƣớng ở miền Nam
của Quân giải phóng đã tạo ra một tình thế có nhiều thuận lợi cho cách mạng miền
Nam. Lực lƣợng vũ trang miền Nam đã giành đƣợc thắng lợi to lớn về tiêu diệt địch
và giải phóng đất đai. Quân giải phóng đã phá vỡ các khu vực phòng ngự mạnh nhất
của địch, chiếm và đứng vững trên các địa bàn cơ động vùng rừng núi, giáp ranh và
một số vùng quan trọng ở đồng bằng, tạo ra một cục diện mới trên chiến trƣờng,
làm thay đổi một phần quan trọng so sánh lực lƣợng, mở ra một tình thế cách mạng
rất thuận lợi đẩy chiến lƣợc ―Việt Nam hoá chiến tranh‖ của Mỹ đến bờ vực sụp đổ
13


hoàn toàn. Để cứu vãn tình thế, ngày 6/4/1972, Tổng thống Mỹ Ních-xơn huy động
lực lƣợng lớn không quân và hải quân Mỹ ở khu vực Đông Nam Á tiến hành cuộc
chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc với quy mô lớn hơn, tính chất ác
liệt, tàn bạo hơn nhiều so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất
Tình hình nước Mỹ và phong trào phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của
Mỹ ở Việt Nam
Sau hơn 4 năm đƣa quân trực tiếp tham chiến ở Việt Nam, chẳng những Mỹ
không đánh bại đƣợc quyết tâm kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ
quốc của nhân dân Việt Nam mà ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn, tổn thất lớn,
xung đột xã hội sâu sắc, uy tín giảm sút... Năm 1969, R.Nixon nhậm chức. Đối diện

với cuộc chiến tranh ở Việt Nam, R.Nixon thừa hƣởng di sản mà L Johnson để lại.
Tuy không phải gánh vác trách nhiệm về chiến tranh Việt Nam nhƣ Tổng thống tiền
nhiệm L.Johnson, song khi tiếp quản di sản để lại với sự sa lầy vô vọng, R.Nixon
buộc phải đặt cao nhiệm vụ tìm lối thoát kết thúc cuộc chiến với ít thua thiệt nhất.
Từ bỏ Việt Nam đồng nghĩa với việc hủy hoại uy tín của nƣớc Mỹ và giống nhƣ
L.Johnson, R.Nixon có toan tính riêng: Không đƣợc phép trở thành vị tổng thống
đầu tiên thua một cuộc chiến. Kết thúc chiến tranh nhƣ thể nào? Là một siêu cƣờng
đứng đầu thế giới tƣ bản, luôn tự xƣng là ―ngƣời bảo vệ tự do‖ mà nay lại ―bỏ rơi‖
đồng minh, rút quân dể Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản thì sẽ là một thất bại
khó chấp nhận đối với Mỹ. Nhƣ vậy, uy tín của Mỹ trƣớc các đồng minh và địa vị
của Mỹ trên trƣờng quốc tế sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Vấn đề đặt ra cho Mỹ là
làm thế nào rút quân khỏi Việt Nam nhƣng không bị mang tiếng là bại trận, nghĩa là
cuộc chiến tranh này phải đƣợc họ kết thúc ―trong danh dự‖. Hay nói cách khác là
R.Nixon muốn hòa bình nhƣng phải ―hòa bình trong danh dự‖. Nhƣng lịch sử đã
chứng minh, nếu R.Nixon thực sự muốn một giải pháp hòa bình, ông ta đã có cơ hội
ngay khi nhậm chức Tổng thống nhiệm kì đẩu tiên. Cách thức thƣơng lƣợng hòa
bình thời Nixon không khác thời Johnson là mấy, vẫn chỉ là thƣơng lƣợng hòa bình
trên thế mạnh. Tức là trong khi đàm phán thì chính quyền Mỹ lại dùng các biện
pháp quân sự ồ ạt nhằm thúc ép VNDCCH phải có những nhƣợng bộ nhất định.
Phong trào phản đối chiến tranh, phản đối chính quyền của các tầng lóp xã
hội - kể cả các nghị sĩ Quốc hội, các cựu binh Mỹ từng tham gia chiến tranh Việt

14


Nam... tiếp tục dâng cao ngay trên đất Mỹ. Tại diễn đàn Quốc hội, số nghị sĩ đã
phản đối hành động chiến tranh của chính quyền Nixon ngày càng chiếm đa số. Các
nghị sĩ tích cực vận động thông qua dự luật định thời hạn rút hết quân Mỹ khỏi Việt
Nam, từ tháng 4 đến tháng 12-1972 đã đề ra 22 dự luật đòi rút hết quân Mỹ, đƣa tù
binh trở về, chấm dứt chiến tranh và hạn chế quyền điều hành chiến tranh của Tổng

thống. Ngày 22-6-1972, Thƣợng viện biểu quyết dự luật của Menphin với số phiếu
57/42 đòi rút hết lực lƣợng Mỹ khỏi Đông Dƣơng trong thời hạn không quá 9 tháng
miễn là tất cả tù binh đƣợc thả. Một tuần sau, Thƣợng viện lại biểu quyết dự luật
của Bruckơ với 49/47 phiếu, quy định các chi phí quân sự đã đƣợc duyệt chỉ dùng
vào việc rút quân về nƣớc với điều kiện tù binh Mỹ đƣợc thả. Rõ ràng, mối quan
tâm hàng đầu của nƣớc Mỹ là vấn đề ngừng bắn đi cùng với việc giải thoát tù binh.
Biểu quyết của đa số ở Thƣợng viện là sức ép mạnh mẽ đối với R.Nixon cho dù có
thắng cử.
Báo chí và các gia đình có con em bị bắt làm tù binh trong chiến tranh Việt
Nam tiếp tục lên tiếng chỉ trích R.Nixon. Chính quyền Mỹ đứng trƣớc sức ép từ
nhiều phía: thất bại quân sự ở Việt Nam, dƣ luận quốc tế phản đối cuộc chiến tranh
và phong trào phản chiến trong nƣớc. Những cuộc bắt bớ, trấn áp ngƣời phản đối
chiến tranh bằng dùi cui, lựu đạn cay xảy ra ở khắp noi, khiến giới cầm quyền phải
lo ngại: ―Không thể quay lƣng với thực tế là cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á đang
gây ra một cuộc nội chiến ngay trên đất Mỹ‖[66,tr.277]
Tình hình thực tế buộc chính quyền Nixon nhanh chóng tìm giải pháp đi đến
kí kết một hiệp định hòa bình, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam.
Phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ ở
nhiều nơi trên thế giới. Ở Mỹ, phong trào phản chiến lên cao, nhiều cuộc biểu tình
đã thu hút đến 20-30 triệu ngƣời tham gia.Những năm 1971-1972 việc không thi
hành quân dịch tại Việt Nam trở thành vấn đề lớn đối với các chính trị gia, ứng cử
viên của Mỹ. Nƣớc Mỹ bị phân hóa sâu sắc vì chiến tranh Việt Nam.
Trƣớc các sức ép đó, tại Pari, trong 3 ngày 8,9,10/10/1972, cố vấn đặc biệt
Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ tiến hành phiên họp kín thứ 19 và phái đoàn ta đƣa ra
Dự thảo Hiệp định ―Về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam‖. Phía
Mỹ đã chấp nhận bản Hiệp định này.

15



Ngày 12/10/1972 Ních-xơn và Kít-xinh-giơ đã tung tin lừa bịp dƣ luận rằng,
―hoà bình đã ở trong tầm tay‖[118,tr.51]―chiến tranh sắp vãn hồi‖ để lôi kéo tranh
thủ cử tri Mỹ trong bầu cử.
Từ ngày 23/10/1972, không quân Mỹ đã tập trung lực lƣợng đánh phá ác liệt
các tuyến giao thông từ Nam Vĩ tuyến 20 trở vào. Ở miền Nam, Mỹ thúc ép quân
đội Sài Gòn mở các cuộc phản kích hòng chiếm lại các vùng ta vừa giải phóng.
Chúng còn ngang ngƣợc tiến hành các chuyến bay trinh sát ra phía Bắc vĩ tuyến 20
nhằm khẩn trƣơng chuẩn bị cho âm mƣu đen tối mới.
Mỹ muốn ta phải khuất phục và chấp nhận những điều kiện mà chúng đưa ra
ở Hội nghị Pa-ri.
Hội nghị Pari về Việt Nam là cuộc đấu tranh ngoại giao của nhân dân Việt
Nam với đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ở Thủ đô nƣớc Pháp bắt đầu từ ngày 13-51968 và kết thúc vào ngày 27-1-1973.
Việc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là việc phải
xảy ra khi chẳng ai dứt điểm đƣợc ai bằng quân sự. Sau sự kiện Tết Mậu Thân năm
1968 các bên đã ngồi vào thƣơng lƣợng cho tƣơng lai chiến tranh Việt Nam. Việc
thƣơng lƣợng đã diễn ra rất phức tạp. Sau một thời gian họp đi, họp lại, Mỹ cố tình
lật lọng, đòi ta phải sửa đổi những điều rất cơ bản trong Hiệp định nhƣng đều bị bác
bỏ. Ngày 25 tháng 1 năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon đơn phƣơng công bố nội
dung các cuộc gặp riêng về đề nghị Tám điểm đƣa ra ngày 16 tháng 8 năm
1971.Ngày 31 tháng 1 năm 1972, tại Paris, đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà công
bố giải pháp Chín điểm, đồng thời vạch rõ việc Nhà trắng đã vi phạm thoả thuận hai
bên không công bố nội dung các cuộc gặp riêng theo đề nghị của chính Kissinger.
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng đã phân phát cho tất cả các tờ báo những công
hàm trao đổi giữa hai bên về cuộc họp ngày 20 tháng 10 năm 1971.Ngày 24 tháng 3
năm 1972, Tổng thống Nixon tuyên bố hoãn vô thời hạn các phiên họp công khai
Hội nghị Paris về Việt Nam. Tiếp đó, ngày 8 tháng 5 năm 1972, chƣa đầy một tuần
sau phiên gặp riêng giữa Lê Đức Thọ, Xuân Thủy và Kissinger, Nixon tuyên bố tiến
hành một bƣớc leo thang mới mở rộng quy mô đánh phá miền Bắc kể cả bằng lực
lƣợng không quân chiến lƣợc, thả mìn cảng Hải Phòng cùng các cửa sông, lạch, trên
vùng biển phong toả miền Bắc Việt Nam.Ngày 25 tháng 10, báo động bởi việc


16


Nixon rút lui khỏi ký kết và bởi phản đối của Thiệu, Hà Nội công bố tóm tắt nội
dung bản dự thảo và cảnh báo về các hậu quả nghiêm trọng nếu Mỹ không ký kết
vào ngày 31 tháng 10. Mục đích là để ép Mỹ giữ vững giao ƣớc ban đầu bất kể đến
Thiệu. Khi tin này đến Washington D.C. vào sáng 26 tháng 10, Kissinger lên truyền
hình tuyên bố "hòa bình trong tầm tay", với mục đích đảm bảo với Hà Nội và cảnh
báo Sài Gòn về mong muốn nghiêm túc của Washington về một sự dàn xếp. Chỉ 6
tiếng sau, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi điện đồng ý với một vòng đàm phán
mới tại Paris. Ngày 2 tháng 11, Nixon tuyên bố trên truyền hình rằng bản dự thảo
còn có những phần "mập mờ" "cần làm rõ trƣớc khi ký kết bản hiệp định cuối
cùng". Ông quyết định sẽ thỏa mãn mọi ngờ vực của Thiệu về vấn đề chủ quyền, và
chỉ thị Kissinger tìm kiếm một nhƣợng bộ về khía cạnh khu phi quân sự, và nếu đạt
đƣợc điều đó thì họ sẽ ép Thiệu ký. Nếu Thiệu vẫn tiếp tục từ chối thì Mỹ sẽ ký kết
hiệp ƣớc hòa bình riêng với Hà Nội.Ngày 20 đến 25 tháng 11, Kissinger cuối cùng
cũng quay lại Paris. Hai bên đi đến đƣợc đồng thuận về ngôn ngữ khẳng định rằng
khu vực phi quân sự là đƣờng phân chia chính trị khu vực.Ngày 29 tháng 11,
Nguyễn Phú Đức, đặc phái viên của Thiệu, bay đến Washington D.C. báo với
Nixon rằng nhƣợng bộ của Hà Nội là không đủ. Nixon loại bỏ hầu hết các yêu cầu
của Đức trong đó có cả sự rút Quân đội Nhân dân Việt Nam ra khỏi miền Nam.
Nhƣng Nixon vẫn chƣa yên tâm về vấn đề khu phi quân sự và yêu cầu Kissinger
đƣa vấn đề này ra bàn lại tại Paris. Ngày 3 tháng 12, dự đoán về một thất bại trong
đàm phán và Mỹ ném bom trở lại, Hà Nội bắt đầu sơ tán trẻ em ở thủ đô về nông
thôn.Ngày 4 đến 13 tháng 12, đàm phán tiếp tục tại Paris suôn sẻ cho đến khi phía
Mỹ một lần nữa lật lại vấn đề cốt lõi: quy chế của lực lƣợng Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, và nêu vấn đề khu phi quân sự. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phản
ứng bùng nổ bằng cách thu hồi các nhƣợng bộ từ các buổi họp trƣớc đó và đƣa ra
đòi hỏi mới, trong đó có việc lật lại vấn đề cơ bản về trao trả tù binh Mỹ. Tháng 10,

phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đồng ý trao trả tù binh Mỹ vô điều kiện trong
vòng 60 ngày. Nay họ muốn gắn việc trao trả tù binh với việc thả hàng ngàn tù
chính trị tại Nam Việt Nam - một vấn đề mà họ đã từng đồng ý dành nó cho các
thƣơng thảo cụ thể sau này giữa các bên Việt Nam. Nixon triệu hồi Kissinger về Mỹ
và ngừng đàm phán. Ngày 14/12/1972, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đã họp và

17


quyết định tiến hành cuộc tập kích đƣờng không chiến lƣợc với quy mô huỷ diệt Hà
Nội, Hải Phòng và các mục tiêu quan trọng trên miền Bắc. Ngày 18/12, Nhà Trắng
gửi Công hàm cho Chính phủ ta đề nghị họp lại Hội nghị Pa-ri vào bất cứ lúc nào kể
từ ngày 26/12, nhằm đánh lừa ta, đồng thời hy vọng chỉ sau vài ngày dùng B.52 huỷ
diệt Hà Nội, buộc ta phải chấp thuận theo điều kiện của Mỹ.
Cuộc tập kích chiến lƣợc này mang tên ―Lai-nơ-bếch-cơ II‖ (tạm dịch là
―Tiền vệ‖ hay ―Cứu bóng trƣớc khung thành‖) nhằm đánh huỷ diệt, làm tê liệt ý chí
quyết chiến quyết thắng của dân tộc Việt nam, buộc Việt Nam phải khuất phục và
chấp nhận những điều kiện mà chúng đƣa ra ở Hội nghị Pa-ri.
1.1.2. Âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại
lần thứ hai
Thứ nhất: Gây sức ép trên bàn đàm phán Pari
Hội nghị Pari về Việt Nam là cuộc đấu tranh ngoại giao của nhân dân Việt
Nam với đế quốc Mỹ và tay sai ở Thủ đô nƣớc Pháp bắt đầu từ ngày 13-5-1968 và
kết thúc vào ngày 27-1-1973. Khi một bên đang thắng thế trên chiến trƣờng thì đàm
phán thƣờng bế tắc và điều đó đúng với Hội nghị Paris, các bên dùng hội nghị nhƣ
diễn đàn đấu tranh chính trị. Trong suốt quá trình hội nghị các cuộc họp chính thức
chỉ mở màn, tố cáo nhau, tranh luận vài điều mà không thể giải quyết đƣợc rồi kết
thúc mà không đi vào thực chất. Chỉ có các cuộc tiếp xúc bí mật của cố vấn đặc biệt
Lê Đức Thọ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn
của Tổng thống Hoa Kỳ - Richard Nixon, là đi vào thảo luận thực chất nhƣng không

đi đƣợc đến thoả hiệp.
Đến giữa năm 1972, khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chủ trƣơng chuyển
hƣớng sang chiến lƣợc hòa bình và Hoa Kỳ đã mệt mỏi bởi chiến tranh kéo dài và
thực sự muốn đi đến kết thúc, thì đàm phán mới đi vào thực chất thoả hiệp.
Ngày 25-1-1972, Tổng thống Mỹ Níchxơn đơn phƣơng công bố nội dung các
cuộc gặp riêng về đề nghị Tám điểm đƣa ra ngày 16-8-1971.
Ngày 31-1-1972, tại Pari, đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà công bố giải
pháp Chín điểm, đồng thời vạch rõ sự tráo trở của Nhà trắng đã vi phạm thoả thuận
hai bên không công bố nội dung các cuộc gặp riêng theo đề nghị của chính
Kítxinhgiơ. Việt Nam cũng đã phân phát cho tất cả các báo những công hàm trao
đổi giữa hai bên về cuộc họp ngày 20-10-1971.
18


Ngày 2-2-1972, tại Hội nghị bốn bên, Bộ trƣởng Nguyễn Thị Bình đã nói rõ
thêm hai vấn đề then chốt trong lập trƣờng Bẩy điểm đã đƣa ra ngày 1-7-1971 của
Chính phủ Cách mạng lâm thời.
Ngày 24-3-1972, Tổng thống Níchxơn tuyên bố hoãn vô thời hạn các phiên
họp công khai Hội nghị Pari về Việt Nam. Tiếp đó, ngày 8-5-1972, chƣa đầy một
tuần sau phiên gặp riêng giữa Lê Đức Thọ, Xuân Thuỷ và Kítxinhgiơ, Níchxơn
tuyên bố tiến hành một bƣớc leo thang mới mở rộng quy mô đánh phá miền Bắc kể
cả bằng lực lƣợng không quân chiến lƣợc, thả mìn cảng Hải Phòng cùng các cửa
sông, lạch, trên vùng biển phong toả miền Bắc Việt Nam.
Ngày 13-7-1972, Mỹ chấp nhận họp lại Hội nghị toàn thể bốn bên tại Pari.
Ngày 8/10/1972 ta và Mỹ đã thoả thuận cơ bản về nội dung của Hiệp định
"Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam" do ta dự thảo với một lịch
trình rất rõ ràng và đến ngày 27//10/1972 hai bên sẽ ngừng bắn trên toàn lãnh thổ
Việt Nam.
Ngày 20/10, Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng nhận đƣợc thƣ của Tổng thống
Ních-xơn khẳng định: "Hiệp định coi nhƣ đã hoàn tất, hãy tin vào chúng tôi là có

thể ký kết đƣợc Hiệp định nhƣ thời gian biểu đã thoả thuận‖.
Nhƣng, sau khi Ních-xơn thắng cử Tổng thống Mỹ, Kit-xinh-giơ đã quay
ngoắt 180 độ đối với Hiệp định Pa-ri. Phía Mỹ đòi ta phải sửa một số điều trong
những điều hai bên đã thoả thuận của Hiệp định, đòi miền Bắc cùng rút quân, đòi
miền Nam là một quốc gia riêng.
Ngày 24/11, Kit-xinh-giơ hăm doạ: "Nếu các ông không tỏ ra biết điều, Tổng
thống chúng tôi buộc sẽ ra lệnh ngừng đàm phán và tiếp tục các hành động quân sự
mà hậu quả sẽ khó lƣờng"
Ngày 5 tháng 12, Nixon điện cho Kissinger: "Hãy để một chỗ hở ở cửa cho
cuộc họp tiếp. Tôi có thể sẵn sàng cho phép ném bom ồ ạt miền Bắc Việt Nam trong
thời gian nghỉ ngơi đó" (ám chỉ kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh).[126,tr.730]
Đêm 12 tháng 12, Chánh văn phòng Nhà trắng Heizman thừa uỷ quyền của
Richard Nixon gửi một bức điện cho Kissinger có đoạn viết: "Chúng ta cần tránh
làm bất cứ điều gì có vẻ như là chúng ta phá vỡ thương lượng một cách đột ngột.
Nếu xảy ra tan vỡ thì phải làm như là do họ chứ không phải do chúng ta. Trong bất

19


cứ trường hợp nào, Hoa Kỳ không được chủ động cắt đứt cuộc nói chuyện. Chúng
ta cần yêu cầu hoãn cuộc họp để tham khảo thêm".[73,tr.125]
Tuy cố tình trì hoãn ở hậu trƣờng, nhƣng khi tuyên bố chính thức, Hoa Kỳ đổ
lỗi cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã không chịu "đàm phán nghiêm chỉnh". Do vậy,
nhiều tài liệu phƣơng Tây vẫn cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bỏ họp trƣớc,
và chiến dịch ném bom của Mỹ là để khiến Việt Nam "biết điều" mà chấp nhận họp lại.
Ngày 14 tháng 12, Tổng thống Nixon họp với cố vấn an ninh Kissinger,
tƣớng Alexander Haig và chủ tịch Hội đồng tham mƣu truởng liên quân - đô đốc
Thomas Moorer thông qua lần cuối cùng kề hoạch Chiến dịch Linerbacker II. Nixon
nói với đô đốc Thomas H. Moorer, Chủ tịch Hội đồng tham mƣu trƣởng liên quân
Hoa Kỳ: "Điều may mắn của ông là được sử dụng một các cách hiệu quả sức mạnh

quân sự của chúng ta để thắng cuộc chiến tranh này. Nếu ông không làm được việc
đó, tôi sẽ coi ông là người chịu trách nhiệm". [101,tr.735]Mục tiêu của Linebacker
II cũng vẫn là mục tiêu của Linebacker nhƣng với cƣờng độ, sức công phá và mật
độ lớn đến mức khủng khiếp để buộc VNDCCH phải chấp nhận điều khoản của
Mỹ, đồng thời tỏ rõ cho Nguyễn Văn Thiệu thấy rằng Hoa Kỳ đã cố làm hết trách
nhiệm bảo vệ chính phủ Sài Gòn, thay vì rút lui mà không chiến đấu.
Ngày 15 tháng 12, Lê Đức Thọ và Kissinger chia tay nhau tại sân bay Le
Bourger (Paris). Ngày 16 tháng 12, Kissinger họp báo tại Washington DC đổ lỗi
cho VNDCCH kéo dài đàm phán. Tối 18 tháng 12, khi Lê Đức Thọ vừa về đến nhà
(sau khi ghé qua Moskva và Bắc Kinh) thì những trái bom đầu tiên từ B-52 trong
Chiến dịch Linebacker II rơi xuống Hà Nội.
- Thứ hai, Hạn chế sự chi viện cho cách mạng miền Nam
Ngay sau khi Mỹ tạm ngừng ném bom đánh phá, quân và dân miền Bắc bƣớc
vào một thời kỳ mới, thời kì khôi phục kinh tế sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất,
tăng cƣờng chi viện cho cách mạng miền Nam. Tháng 1-1970, BCHTWD Lao động
Việt Nam họp Hội nghị lần thứ 18 đã chỉ rõ nhiệm vụ của miền Bắc trƣớc tình hình
mới: ―Tiếp tục khẩn trƣơng xây dựng chủ nghĩa xã hội, có kế hoạch làm tròn nghĩa
vụ của hậu phƣơng đổi với tiền tuyến lớn, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến
đấu tốt, đánh bại mọi âm mƣu khiêu khích vũ trang và mở rộng chiến tranh xâm
lƣợc của đế quốc Mỹ và tay sai‖

20


Kết quả là quân và dân miền Bắc đã tích cực thi đua thực hiện nhiệm vụ khôi
phục và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng lực lƣợng vũ trang, chi viện
tiền tuyến. Nhờ những nỗ lực và tiến bộ đáng kể trong khôi phục kinh tế, nhất là sản
xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp cộng với sự viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc
và các nƣớc xã hội chủ nghĩa khác, miền Bắc đáp ứng đƣợc về cơ bản nhu cầu ăn
mặc, học hành, sinh hoạt cho nhân dân và tăng viện cho tiền tuyến. Tình hình kinh

tế - xã hội ổn định, sự nhất trí về chính trị, tinh thần trong nhân dân đƣợc củng cố
vững chắc. Lực lƣợng vũ trang đƣợc củng cố về mọi mặt tƣ tƣởng, tổ chức, trang bị
vũ khí, kỹ thuật, các đơn vị đã hoàn chỉnh đƣợc phƣơng án chống chiến tranh phá
hoại,... Bƣớc vào năm 1972, trên cơ sở những kinh nghiệm chống chiến tranh phá
hoại lần thứ nhất, mọi công việc chuẩn bị chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu đƣợc tiến
hành khẩn trƣơng với yêu cầu, chất lƣợng mới. Trong những ngày tháng trƣớc chiến
tranh phá hoại lần thứ hai, mọi hoạt động của quân và dân miền Bắc vẫn diễn ra
nhịp nhàng, nề nếp. Hàng hóa chi viện cho chiến trƣờng tiếp tục đƣợc quân và dân
đảm bảo theo kế hoạch. Quân và dân miền Bắc đã chuẩn bị sẵn sàng bƣớc vào cuộc
chiến đấu mới vô cùng quyết liệt.
- Thứ ba: Tạo ảnh hƣởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới.
Cùng với ― Việt Nam hóa chiến tranh‖ ở Việt Nam, ở Lào đế quốc Mỹ đẩy
cuộc chiến tranh lên cao hơn bằng chiến lƣợc ―Chiến tranh đặc biệt tăng cƣờng‖. Ở
Campuchia (1969). Mỹ và lực lƣợng thân Mỹ lật đổ Chính phủ hợp pháp do Hoàng
thân Xihanúc đứng đầu (1970) nhằm kiểm soát ba nƣớc Đông Dƣơng. Trƣớc tình
hình phát triển mới, từ ngày 24 đến ngày 25-4-1970, đại diện Việt Nam, Lào,
Campuchia họp Hội nghị cấp cao của nhân dân Đông Dƣơng để chống lại âm mƣu và
hành động mở rộng chiến tranh xâm lƣợc của đế quốc Mỹ ra toàn bán đảo. Hội nghị
đã quyết định thành lập Mặt trận thống nhất chống Mỹ, khẳng định lập trƣờng đoàn
kết chống Mỹ của ba dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia. Hội nghị thảo luận nhiều
vấn đề quan trọng liên quan đến sự nghiệp KCCMCN và nhất trí ra Tuyên bố chung,
xem đó nhƣ Cƣơng lĩnh đấu tranh chung của nhân dân ba nƣớc Đông Dƣơng.
Thực hiện âm mƣu này, đế quốc Mỹ huy động số lƣợng lớn máy bay, tàu
chiến và các loại vũ khí, phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại nhất trong thòi điểm đó vào
chiến dịch. Đây là cuộc huy động lực lƣợng tập kích đƣờng không lớn nhất của đế

21



×