Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu – Hà Đông – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***************

NGUYỄN THỊ QUỲNH

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TẠI TRUNG TÂM NUÔI DƢỠNG TRẺ EM MỒ CÔI
HÀ CẦU – HÀ ĐÔNG – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***************

NGUYỄN THỊ QUỲNH

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TẠI TRUNG TÂM NUÔI DƢỠNG TRẺ EM MỒ CÔI
HÀ CẦU – HÀ ĐÔNG – HÀ NỘI
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60900101

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. Nguyễn An Lịch


Hà Nội - 2014


Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu mô hình
công tác xã hội tại trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu – Hà Đông
– Hà Nội”, cùng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình,
chu đáo của nhiều thầy cô, bạn bè, người thân, cán bộ, nhân viên tại trung
tâm nuôi dưỡng, các em đang sống tại trung tâm nuôi dưỡng và của một số cơ
quan, người dân tại địa bàn nghiên cứu...
Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo:
PGS. TS Nguyễn An Lịch - người đã tận tâm theo dõi, chỉ bảo, hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình học tập cũng như khi thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các mẹ cùng với các em tại trung tâm nuôi
dưỡng đã không ngần ngại chia sẻ hoàn cảnh, hợp tác với tôi trong quá trình
thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công nhân viên của một số cơ quan,
người dân...tại Hà Cầu đã tạo điều kiện cho tôi khi thâm nhập khảo sát thực
tế, thu thập thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn thầy cô trong khoa Xã hội học - Trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập.
Hy vọng thầy cô và các bạn sẽ có những đóng góp bổ ích giúp cho luận
văn này khắc phục được những hạn chế và hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, 2014
Nguyễn Thị Quỳnh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- CTXH : Công tác xã hội
- TEMC: Trẻ em mồ côi
- TTND: trung tâm nuôi dưỡng


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu 1.1. Mô hình hệ thống sinh thái ở trẻ em
Biểu 1.2. Tháp nhu cầu theo Abraham Maslow
Biểu 2.1. Phối hợp giáo dục kỹ năng sống
Biểu 2.2. Số lượng trẻ em khám bệnh định kỳ


Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em, trong bối cảnh đặc trưng về kinh tế
- văn hóa – xã hội – con người, Việt Nam đã Trẻ em, thế hệ chủ nhân tương
lai của đất nước, nhịp cầu nối các thành viên trong gia đình, đã trở thành mối
quan tâm hàng đầu trong các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của các quốc
gia.Nhận thức tầm quan trọng đó, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là
nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em của
Liên hợp quốc (Việt Nam phê chuẩn ngày 20/02/1990). Trên cơ sở ban hành
và từng bước hoàn thiện nhiều văn bản pháp lý liên quan như Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Nuôi con nuôi, Luật phòng chống mua bán
người… và nhiều chương trình, chính sách, kế hoạch hành động nhằm gắn
mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em với các chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội quốc gia.
Hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hệ thống
cơ sở bảo trợ xã hội dành cho trẻ em trong đó có nhóm trẻ em mồ côi được
hình thành rộng khắp trên cả nước. Hình thức hoạt động của cơ sở bảo trợ xã

hội gồm cơ sở bảo trợ xã hội công lập, cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập và
các mô hình chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng. Tên gọi
của các cơ sở khá đa dạng dựa trên những đặc thù riêng như trung tâm nuôi
dưỡng (TTND), cứu trợ, hỗ trợ, nuôi dưỡng, điều trị, điều dưỡng, giáo dục,
dạy nghề, làng trẻ em SOS, nhà trẻ, nhà tình thương, nhà nuôi dưỡng, nhà an
toàn, mái ấm tình thương, cô nhi viện, cơ sở nuôi dưỡng, khu bảo trợ…
Trên địa bàn Thành phố Hà Nội, mạng lướ icơ sở bảo trợ xã hội ngày
càng phát triển và đa dạng.Theo số liệu thống kê, Hà Nội hiện có 20 cơ sở bảo
trợ xã hội, trong đó có đến 14 cơ sở bảo trợ xã hội dành cho trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt và 02 trung tâm có đối tượng bảo trợ trọng tâm là trẻ em mồ côi
1


[5, 6]. Tuy vậy, mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội vẫn chưa thể đáp ứng kịp thời sự
gia tăng nhanh chóng về số lượng đối tượng trẻ em cần được bảo vệ. Ngoài ra,
các mô hình hoạt động đó có phải là mô hình công tác xã hội đối với trẻ em hay
không hay thuần túy là những mô hình nuôi dưỡng nặng tính nhân đạo, từ
thiện, cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội đó có phải là
những nhân viên CTXH chuyên nghiệp hay không là những vấn đề cần phải
được làm rõ.
Nhằm làm sáng tỏ những băn khoăn trên, tôi đã thực hiện đề tài Nghiên
cứu mô hình công tác xã hội đối với trẻ mồ côi tại trung tâm nuôi dưỡng Hà
Cầu – Hà Đông – Hà Nội
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là đối tượng nhận được nhiều sự quan tâm
của các nhà nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong phạm vi nghiên cứu là
trẻ em mồ côi (TEMC) và mô hình công tác xã hội (CTXH) trong các cơ sở
nuôi dưỡng TEMC, tôi lựa chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu,
báo cáo, bài viết tiêu biểu.
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến trẻ em mồ côi

“Báo cáo phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam” do UNICEF thực hiện
năm 2010 đã xem xét tình hình trẻ em dựa trên quan điểm các nguyên tắc
chính về quyền con người như bình đẳng, không phân biệt đối xử và trách
nhiệm giải trình. Các cơ sở chăm sóc cả công lập và dân lập có ở hầu hết các
tỉnh thành trong cả nước dưới nhiều hình thức như chăm sóc tại nhà, chăm sóc
tập trung và các hình thức chăm sóc hỗ trợ không chính thức khác. Tình trạng
số lượng cho con nuôi ra nước ngoài cao trong khi đây được quy định là biện
pháp cuối cùng chỉ sử dụng khi không còn cách nào khác. Ngoài ra, báo cáo
cũng chỉ ra rằng Việt Nam còn thiếu các quy định cụ thể cho việc truy tố
những đối tượng hoạt động môi giới cho nhận con nuôi trái pháp luật.
2


“Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ” (MICS) năm
2010–2011 cho thấy, Việt Nam có 83,7% trẻ em trong độ tuổi từ 0–17 tuổi
đang sống với cả cha và mẹ, trong khi có 5,2% không sống với cả cha và mẹ.
Khoảng 5,7% trẻ em chỉ sống với mẹ dù cha đẻ vẫn còn sống và 2,4% trẻ em
chỉ sống với mẹ khi cha đẻ đã tử vong. Khoảng 1,8% trẻ em chỉ sống với cha
dù mẹ đẻ vẫn còn sống và 0,7% chỉ sống với cha khi mẹ đẻ đã tử vong. Có
5,3% không sống với cha đẻ [20, 187]. Kết quả điều tra trên là cơ sở tham
khảo hữu ích cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu
song cần lưu ý rằng các số liệu về thực trạng trẻ em mồ côi của MICS ở trên
là theo cách tiếp cận trẻ em mồ côi của MICS.
“Một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việc phát
triển các dịch vụ công tác xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em” của tác giả Đỗ
Thị Ngọc Phương nhận định tại

nh, M ,

c, Philippines, Thái Lan,


Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, việc cung cấp dịch vụ xã hội chủ yếu là
trách nhiệm của các bộ và cơ quan nhà nước. Tại các quốc gia này, cán bộ xã
hội vẫn thực hiện chức năng tham vấn tâm lý xã hội, nhưng lồng ghép với
đánh giá các nhu cầu phúc lợi xã hội và quản lý việc tiếp cận với các dịch vụ
xã hội đa dạng khác nhau. Dịch vụ xã hội cũng có thể bao gồm việc xem xét
các nhu cầu phát triển của trẻ em, gia đình, cộng đồng và lồng ghép với sự
tham gia của cộng đồng [13].
“Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em: Đánh giá pháp luật và chính sách
bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam” tập trung
đến hoàn thiện khung pháp lý đối với vấn đề nhận con nuôi trong nước và
nước ngoài. Đánh giá cũng chỉ ra nhiều vấn đề cần phải khắc phục như: chưa
có khung pháp lý về công tác đánh giá một cách có hệ thống và chuyên
nghiệp đối với TEMC để quyết định mô hình chăm sóc nào sẽ phù hợp với lợi
ích tốt nhất cho các em, đảm bảo rằng trẻ em được nhận nuôi trong một gia
3


đình thay thế phù hợp nhất với lợi ích của các em. Đây là một trong những
phát hiện quan trọng và hết sức có ý ngh a đối với nuôi dưỡng TEMC.
“Nhận con nuôi từ Việt Nam” là công trình đánh giá độc lập do Hervé
Boéchat, Nigel Cantwell và Mia Dambach thuộc Tổ chức Dịch vụ Xã hội
Quốc tế (ISS) tiến hành tại Việt Nam năm 2009. Báo cáo đã có những quan
tâm đáng kể đến vấn đề nhận con nuôi ở Việt Nam, tình hình phúc lợi trẻ em
và bảo vệ trẻ em trên bình diện rộng, đặc biệt là từ góc độ những tác động
trực tiếp và gián tiếp đối với nuôi con nuôi quốc tế. Báo cáo đã cung cấp cái
nhìn tổng quan việc nhận con nuôi trên thế giới và những phát hiện có tính
đặc trưng trong việc nhận con nuôi từ Việt Nam.
“Đánh giá tình hình chăm sóc nhận nuôi và việc thực hiện quyết định
38/2004/QĐ-TTg” đã phân tích, đánh giá thực trạng trẻ em mồ côi, trẻ em cần

được chăm sóc thay thế cũng như thực trạng việc thực hiện quyết định
38/2004/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận
nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi. Kết quả nghiên cứu cho thấy số
lượng trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi có xu hướng tăng lên do những biến đổi kinh
tế - xã hội. Nghiên cứu nhận thấy mô hình chăm sóc nhận nuôi là mô hình
phù hợp để thí điểm ở các khu vực thành phố/đô thị, nơi được biết có số
lượng trẻ em bị bỏ rơi cao hơn và có nhiều gia đình có điều kiện tài chính
cũng như kỹ năng chăm sóc trẻ.
2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về mô hình can thiệp, trợ giúp trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt
“Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng –
Những cơ sở xã hội và thách thức” là bài viết đồng tác giả Nguyễn Hồng Thái
và Phạm Đỗ Nhật Thắng đã tìm hiểu mô hình chăm sóc trẻ em dựa vào cộng
đồng. Theo tác giả, cách tiếp cận truyền thống là tiếp cận dưới góc độ trẻ em
là đối tượng cần được hỗ trợ và bảo vệ từ trên xuống mang nặng tính từ thiện,

4


bao cấp, còn tiếp cận trên cơ sở quyền trẻ em nhìn nhận trẻ em là chủ thể của
quyền, có quyền được chăm sóc, bảo vệ. Trước bối cảnh số lượng trẻ em đặc
biệt cần được bảo vệ ngày càng gia tăng trong khi các hình thức chăm sóc tập
trung đã và đang vượt quá nhu cầu đầu vào thì hình thức chăm sóc, bảo vệ trẻ
em dựa vào cộng đồng ngày càng trở lên phù hợp hơn. Tác giả đã rất cố gắng
khi chỉ ra những bất cập, trở ngại trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng song vẫn chưa chú trọng đến các giải pháp
để khắc phục những hạn chế, bất cập đó.
“Đánh giá mô hình ngôi nhà bình yên cho phụ nữ và trẻ em gái là nạn
nhân của bạo lực gia đình và buôn bán người” là nghiên cứu của Phạm Thị
Ngọc Dinh, Hồ Thị Huyền đã cho thấy mô hình ngôi nhà bình yên mang đậm

nét công tác xã hội đó là tăng cường chức năng xã hội bằng cách cung cấp các
dịch vụ hỗ trợ phòng chống bạo lực gia đình cho phụ nữ và trẻ em gái như
dịch vụ nhà tạm lánh, tư vấn, chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề, dạy kỹ
năngsống... Tác giả cũng cho thấy Mô hình Ngôi nhà Bình yên có thể được áp
dụng xây dựng ở các địa phương trong cả nước trên cơ sở phù hợp với tình
hình địa phương và nhu cầu của các đối tượng. Khi áp dụng mô hình này, cần
chú ý học tập những ưu điểm (cơ cấu tổ chức khoa học, hệ thống dịch vụ toàn
diện, thiết lập mạng lưới hỗ trợ, huy động nguồn lực chất lượng...); đồng thời
khắc phục những điểm hạn chế (nhất là mối quan hệgiữa tính bảo mật thông
tin và việc tuyên truyền về mô hình).
“Kinh nghiệm tổ chức mô hình văn phòng hỗ trợ tâm lý và tư vấn hướng
nghiệp tại trường THPT Trần Nhân Tông, TP.Hà Nội” của tác giả Phạm
Mạnh Hà, Trần An Châu hướng đến hỗ trợ và giải toả những khó khăn tâm lý
và quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh nhà trường trong quá trình
học tập, đồng thời những kinh nghiệm thực tiễn rút ra được từ việc tổ chức

5


thực hiện mô hình sẽ là cơ sở khoa học để các nhà quản lý nghiên cứu xem
xét và nhân rộng tới các trường THPT khác trên cả nước.
“Mô hình chăm sóc trẻ em mồ côi ở Hà Nội” của nguyên Giám đốc làng
trẻ SOS Hà Nội Nguyễn Thị Thanh là công trình nghiên cứu đề cập đến trẻ
em mồ côi và hoạt động chăm sóc đối tượng này một cách phù hợp. Công
trình đã góp phần nêu cái nhìn tổng quan tình hình trẻ em mồ côi và công tác
chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn Thành phố. Mặc dù là tài liệu tham khảo
bổ ích, tuy vậy, nghiên cứu mới chỉ tập trung vào việc chăm sóc trẻ em có
hoàn cảnh mồ côi mà chưa đề cập đến các vấn đề khác như thúc đẩy sự tham
gia, hòa nhập cộng đồng, tiếp cận quyền trẻ em...
“Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với các lớp học linh hoạt” là bài viết

của tác giả Trần Thị Minh Đức giới thiệu mô hình lớp học linh hoạt phù hợp
với các em có hoàn cảnh đặc biệt không thể đến trường học văn hóa hay học
nghề dẫn tới chậm phát triển về trí tuệ và có nguy cơ cao lây nhiễm các tệ nạn
xã hội. Các em trong lớp học linh hoạt thuộc những gia đình nghèo hoặc có
bố mẹ nghiện hút, buôn bán ma tuý, đánh bạc, bị tù v.v... hoặc các em là trẻ
mồ côi được ở trong các Mái ấm, Nhà tình thương của cộng động. Tác giả đã
vận dụng các phương pháp nghiên cứu là quan sát, quan sát có sự tham gia,
phỏng vấn trẻ, giáo viên, tư vấn viên và cha mẹ trẻ đề giới thiệu một hình
thức giáo dục không chính quy, không mang tính hàm lâm sư phạm cho đối
tượng học. Vấn đề tác giả đặt ra là triển vọng của các lớp học linh hoạt ở Hà
Nội sẽ ra sao nếu các nguồn tài trợ không còn để duy trì để trả lương cho giáo
viên, miễn phí sách vở, khám chữa bệnh, thậm chí cả bữa ăn cho các em. Đây
là một trong những khó khăn lớn khi triển khai mô hình lớp học linh hoạt trên
diện rộng ở Hà Nội.
Từ những công trình nghiên cứu, những đánh giá, bài viết kể trên có thể
thấy, các tác giả đã tập trung tìm hiểu, phân tích, đánh giá một số nội dung
6


liên quan đến trẻ em, mô hình chăm sóc trẻ em dựa vào cộng đồng, nuôi con
nuôi, lớp học linh hoạt. Tiếp cận dưới góc độ quyền trẻ em, pháp luật dân sự
được nhiều tác giả đề cập tới nhằm làm nổi bật vị trí của trẻ em trên bản đồ xã
hội. Các phương pháp chủ yếu được vận dụng trong quá trình nghiên cứu là
điều tra, khảo sát, nghiên cứu có sự tham gia.
Quá tình tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
tôi nhận thấy trẻ em mồ côi là nhóm đối tượng đã được nhiều nhà khoa học,
nhà nghiên cứu, chuyên gia quan tâm tìm hiểu, phân tích, đánh giá dưới nhiều
góc độ khác nhau. Tuy vậy, tiếp cận từ mô hình CTXH đối với trẻ em mồ côi
tại TTND thì hầu như chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào đề cập
tới. Đây là một trong những lý do chính để tôi thực hiện nghiên cứu mô hình

CTXH đối với TEMC tại TTND.
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ lý luận về mô hình
CTXH đối với TEMC tại TTND, qua đó bổ sung và làm phong phú thêm cách
nhìn nhận, đánh giá về mô hình CTXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói
chung.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ thực trạng hoạt động đối với
TEMCtại TTND. Trên cơ sở đó các nhà quản lý TTND có những giải pháp tổ
chức nhân sự, cơ sở vật chất và các hoạt động của trung tâm phù hợp hơn với
mô hình CTXH. Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách có thêm góc nhìn về
thực trạng mô hình CTXH đối với TEMCtại TTND để đưa ra những điều chỉnh
về chế độ chính sách, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp hơn với điều kiện
kinh tế-xã hội. Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với

7


các học giả, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia quan tâm đến mô hình
CTXH đối với TEMC.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Mô hình CTXH đối với TEMC
4.2. Khách thể nghiên cứu
Cán bộ quản lý
Nhân viên xã hội
Trẻ em mồ côi tại trung tâm
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu

Tôi tìm hiểu và đánh giá hoạt động mô hình đối với TEMC tại TTND
qua các nội dung cơ bản sau: Đặc điểm về cơ cấu, tổ chức, hoạt động nuôi
dưỡng, giáo dục, dạy nghề, kết nối xã hội, thúc đẩy hòa nhập cộng đồng và
các yếu tố theo mô hình CTXH.
5.2. Phạm vi không gian
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà
Cầu, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
5.3. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 05/2013 đến hết tháng 03/2014
6. Câu hỏi nghiên cứu
Mô hình với TEMC tại TTND được tổ chức như thế nào? Đối chiếu các
yêu cầu mô hình CTXH ?
Hiệu quả hoạt động của mô hình với TEMC ra sao?
Những yếu tố căn bản nào ảnh hưởng đến hoạt động của mô hình?
8


Cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình với TEMC tại
TTND theo tiêu chí mô hình CTXH.
7. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
7.1. Mục đích
Nghiên cứu hoạt động mô hình CTXH với TEMCtại TTND nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động của TTNDtrẻ em mồ côi nói riêng và trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệtnói chung.
7.2. Nhiệm vụ
Thao tác hóa một số khái niệm liên quan đến trẻ em, trẻ em mồ côi,
CTXH, mô hình CTXH, trung tâm nuôi dưỡng làm công cụ nghiên cứu đề tài.
Tìm hiểu các công trình nghiên cứu, báo cáo, đánh giá, điều tra có liên
quan đến trẻ em mồ côi, mô hình CTXH đối với trẻ em
Tìm hiểu một số mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Thu thập thông tin về địa bàn nghiên cứu, các điều kiện kinh tế, xã hội,
văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ trẻ em tại TTND
Trưng cầu ý kiến của trẻ em kết hợp phỏng vấn sâu cán bộ, nhân viên tại
trung tâm nuôi dưỡng và cán bộ bảo trợ xã hội nhằm làm sáng tỏ mô hình
CTXH với TEMC
Tìm hiểu và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của mô hình
CTXH đối với TEMCtại TTND
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô
hình CTXH đối với TEMCtại TTND.
8. Giả thuyết nghiên cứu
Trung tâm nuôi dưỡng TEMC chưa hình thành rõ mô hình CTXH?

9


Năng lực của nhân viên xã hội tại trung tâm nuôi dưỡng còn hạn chế do
đó cần phải nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng CTXH với trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt trong đó có TEMC.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Quá trình thực hiện nghiên cứu, tôi đã sử dụng tư liệu từ các công trình,
báo cáo, văn bản, chương trình…bao gồm:
Các báo cáo: Báo cáo tóm tắt phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam
2010, báo cáo hoạt động của một số mô hình bảo vệ trẻ em không nơi nương
tựa, trẻ em bị bỏ rơi: trung tâm, làng trẻ, mái ấm tình thương, gia đình thay
thế…, báo cáo hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em ở Hà Nội, báo cáo tình
hình hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em của TTND trẻ em mồ côi Hà
Cầu – Hà Đông.
Văn bản pháp lý: Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em năm 1990,
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004, Luật Nuôi con

nuôi năm 2010, Luật Phòng chống mua bán người, Nghị định 67/2007/NĐCP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP bổ sung Nghị định 67/2007/NĐ/CP
Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001-2010, chương
trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015
Các công trình nghiên cứu, sách, báo, đánh giá, bài viết về trẻ em, trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn,trẻ em mồ côi, mô hình nuôi dưỡng trẻ em mồ côi
của nhiều nhà khoa học, học giả trong cả nước.
9.1.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến
Mục đích: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến nhằm lấy ý của trẻ em đang
sinh sống tại Trung tâm nuôi dưỡng về cơ sở vật chất, các chế độ sinh hoạt,
giáo dục, y tế, vui chơi, giải trí, hòa nhập cộng đồng
10


Đối tượng: Tất cả các em ở trung tâm
Cơ cấu mẫu: + Giới tính: Trẻ em nam (29 em), trẻ em nữ (26 em)
+ Cấp học: Tiểu học (10 em), THCS(21 em), THPT(10 em),
Sơ cấp nghề: 14 em

9.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: Sử dụng bảng hỏi phỏng vấn sâu nhằm lấy ý kiến của cán bộ,
nhân viên và trẻ em tại Trung tâm nuôi dưỡng về hoạt động của mô hình nuôi
dưỡng TEMC, vai trò, trách nhiệm của họ như những nhân viên xã hội
Đối tượng: Cán bộ và nhân viên tại TTND
Cơ cấu mẫu: Cán bộ quản lý (01), nhân viên (02), cán bộ bảo trợ xã hội
(02), trẻ em (04).
9.1.4. Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp quan sát nhằm:
Nắm bắt được thể trạng và các biểu hiện trong giao tiếp, ứng xửgiữa trẻ
với trẻ, giữa trẻ với cán bộ, nhân viên và với khách đến Trung tâmđể biết các
em có gặp vấn đề về sức khỏe, tâm lý, giao tiếp

Đánh giá thái độ, hành vi của cán bộ, nhân viên với vai trò là những
nhân viên CTXH.
9.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu định lượng thu thập được xử lý, phân tích qua phần mềm
chuyên dụng SPSS 18.0.

11


Phần 2. NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm công cụ trong nghiên cứu
1.1.1.1. Trẻ em
Khái niệm “Trẻ em” hiện nay chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan, tổ
chức trong nước và ngoài nước:
Theo quan điểm của một số tổ chức quốc tế trực thuộc Liên hiệp quốc
như Quỹ Dân số (UNFPA), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Giáo
dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) xác định trẻ em là người dưới 15 tuổi.
Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc công bố năm
1989 xác định “Trong phạm vi công ước này, trẻ em có nghĩa là dưới 18 tuổi,
trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm
hơn” [11].
Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy
định “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [15].
Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi vận dụng khái niệm Trẻ em theo
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Cụ thể, trong phạm vi
nghiên cứu trẻ em là những em có hoàn cảnh mồ côi dưới 16 tuổi tại TTND
trẻ em mồ côi Hà Cầu, quận Hà Đông.
1.1.1.2. Trẻ em mồ côi

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004 quy định trẻ
em mồ côi được hiểu là những trẻ em có hoàn cảnh như sau [15]:

12


Mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không
còn người thân thích ruột thịt (ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ nuôi hợp pháp; anh,
chị) để nương tựa.
Mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo
quy định của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi
dưỡng (như tàn tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại cải
tạo), không có nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa.
Theo Luật Nuôi con nuôi ban hành năm 2010 [16] thì:
Trẻ em mồ côi là trẻ em mà cả cha mẹ đẻ đã chết hoặc một trong hai
người đã chết và người kia không xác định được
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xác định, trẻ em mồ côi
là những em dưới 16 tuổi và có hoàn cảnh: cả cha lẫn mẹ đã chết, hoặc cha
hoặc mẹ đã chết; cả cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đã mất tích theo uy định
của Pháp luật Dân sự (gồm có cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi hợp pháp).
1.1.1.3. Trung tâm nuôi dưỡng
Theo Điều 1 và Điều 2, Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của
Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải
thể cơ sở bảo trợ xã hội thì những cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng từ 10 đối
tượng trở lên được coi là cơ sở bảo trợ xã hội.
Cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm cơ sở bảo trợ xã hội công lập và cơ sở bảo
trợ xã hội ngoài công lập.Cơ sở bảo trợ xã hội công lập do cơ quan nhà nước
quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ
chi thường xuyên của cơ sở bảo trợ xã hội.Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công
lập do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật

chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên của cơ sở bảo
trợ xã hội [5].
13


Cơ sở bảo trợ xã hội là tên gọi chung cho tất cả các mô hình hoạt động
bảo trợ xã hội dưới các hình thức tên gọi khác nhau phụ thuộc vào đối tượng,
chức năng và nhiệm vụ của đơn vị đó.Trong nghiên cứu này, TTND trẻ em
mồ côi Hà Cầu được coi là một loại hình cơ sở bảo trợ xã hộicó đối tượng là
trẻ em mồ côi ở Hà Nội.
1.1.1.4. Mô hình
Nói đến mô hình là nói đến một hình thức diễn đạt hết sức gọn (theo một
ngôn ngữ nào đó) các đặc trưng chủ yếu của một đối tượng, để nghiên cứu đối
tượng ấy. Có nhiều cách hiểu khác nhau về mô hình, bao gồm:
Mô hình được hiểu là vật cùng hình dạng nhưng làm thu nhỏ lại, mô
phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật khác để trình bày, nghiên cứu.
Mô hình là công cụ giúp ta thể hiện một sự vật, hiện tượng, quá trình...
nào đó, phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu, sản xuất và các sinh hoạt
tinh thần của con người
Mô hình được phân loại theomô hình hệ thống, mô hình cấu trúc, mô
hình lô gic, mô hình toán, mô hình xã hội:
Mô hình hệ thống là mô hình phản ánh một hệ thống, trong đó nêu được
các phần tử bên trong, bên ngoài và các quan hệ tương tác giữa chúng.
Mô hình cấu trúc là mô hình thể hiện các thành phần bên trong của hiện
tượng sự vật. Không nhất thiết hiện tượng, sự vật đó có là hệ thống hoặc
không phải là hệ thống.
Mô hình lô gic là mô hình thể hiện chủ yếu thứ tự diễn ra các hiện tượng
sự vật. Mô hình lôgic còn có tên gọi khác là mô hình mạng lưới.

14



Mô hình toán là mô hình dựa vào các công cụ toán học như công thức,
đồ thị, bảng biểu,sơ đồ, sa bàn, vật mẫu để thể hiện các mối quan hệ về lượng
nằm trong các hiện tượng sự vật được nghiên cứu.
Mô hình xã hội là một kiểu mẫu tương tác xã hội, một cung cách ứng
xử, một mẫu tương tác mà chủ thể xã hội bắt chước, học hỏi và tiến hành theo
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, mô hình được hiểu là một dạng
thức tương tác, ứng xử giữa các chủ thể có liên quan trong cùng một hệ thống
trên cơ sở vị trí, vai trò của họ trong hệ thống ấy.
1.1.2. Một số mô hình CTXH 1
1.1.2.1. Mô hình động lực tâm lý
Tính tổng hợp của mô hình động lực tâm lý cho phép người cán bộ xã
hội sử dụng trong những tình huống khác nhau trong từng kỹ năng, kỹ thuật
và phương pháp luận khác nhau, tạo điều kiện giải quyết một cách có hiệu
quả các vấn đề của thân chủ.
Nền tảng lý luận của mô hình động lực tâm lý là thuyết động lực tâm lý
được hiểu là một tập hợp toàn vẹn các tư tưởng khác nhau, theo mức độ phát
triển - những tư tưởng đó phân chia ra và thể hiện thành các quan điểm và
luận thuyết độc lập, tiếp đó làm cho mối liên hệ của nó với những l nh vực
kiến thức xã hội khác trở nên có hiệu quả. Những luận thuyết xuất hiện này
tiếp tục được thực hiện qua mô hành động lực tâm lý của thực tiễn CTXH và
có những biến đổi nhất định nhưng không làm mất đi thực chất của nó. Các
quan hệ của người cán bộ xã hội và thân chủ trong khuôn khổ của mô hình
động lực tâm lý bao gồm những yếu tố như cá nhân hoá, đánh giá vấn đề xuất
hiện, chẩn đoán và trị liệu vấn đề của thân chủ.

1

Thực hành CTXH – Phương pháp tổng hợp, Louis Johnson, Đại học Nam Dakota, Tr.660


15


Những biến đổi sâu sắc và đa dạng về kinh tế - xã hội và đạo đức tâm lý
trong xã hội hiện đại tạo nảy sinh nhu cầu những phương pháp trị liệu có mục
tiêu để giúp đỡ cho thân chủ, đưa đến việc phê phán mô hình động lực tâm lý
trong CTXH.Đặc biệt, những yếu tố bên ngoài thân chủ (môi trường xung
quanh) ít được đề cập đến trong những giải pháp trị liệu của mô hình động lực
tâm lý, vốn coi trọng những yếu tố nội sinh, là một trong những hạn chế lớn
nhất của mô hình này.
1.1.2.2. Mô hình hiện sinh
Cơ sở của mô hình CTXH này dựa vàos các giải pháp hiện sinh và hiện
tượng, trong đó có nguyên tắc: khi phân tích hành vi của thân chủ, cần chú ý
xem họ tiếp thu và thể hiện quan điểm của bản thân về thế giới xung quanh,
và tự đánh giá tình trạng xã hội của bản thân thế nào. Các cán bộ xã hội sử
dụng những công nghệ dựa trên mô hình này đặc biệt chú ý đến việc xem xét
đặc điểm hành vi của thân chủ trong các nhóm đầu tiên đối với họ (gia
đình)và trong phạm vi xã hội trực tiếp ở xung quanh họ, mà ở đó có nhiều
nguyên nhân làm xuất hiện những khủng hoảng tiểm ẩn.
Mô hình hiện sinh tiếp tục phát triển do tăng cường chú ý đến các quan
hệ tác động qua lại giữa thân chủ và các mối liên hệ xung quanh. Chẳng hạn,
vào những năm 60 của thế kỷ trước, các cán bộ xã hội ở nhiều quốc gia đã
đến các làng, xã và các vùng có thân chủ của mình sinh sống nhằm đẩy mạnh
các “mạng lưới xã hội” của thân chủ, phân tích nguyên nhân làm xuất hiện
các xung đột khi tiếp xúc với những người khác.
Tính hiệu quả của mô hình CTXH này được thể hiện rõ ràng khi làm
việc với các nhóm người buộc phải thay đổi chỗ ở hoặc các đại diện của họ có
xung đột do có cá nhân làm thay đổi thế giới bên ngoài – môi trường sống,
những xung đột nảy sinh từ cách sống trong quá khứ với môi trường sống mới

hiện tại. Trong trường hợp này cần thay đổi tư duy trong đời sống của thân
16


chủ, tất nhiên, vấn đề về tư duy và giá trị cuộc sống là vấn đề của cá nhân,
nhưng nó lại thường xuất hiện vào thời kỳ khi mà nhu cầu của con người về
sự bảo đảm an toàn và duy trì sự toàn vẹn của cá nhân có mâu thuẫn với nhu
cầu thực hiện yêu sách và sự phát triển cá nhân. Do đó, nên có cách giao tiếp
tự do (hữu nghị) với thân chủ, phối hợp các phương pháp khác nhau, không
nhấn mạnh một phương pháp nào.
1.1.2.3. Mô hình nhân văn
Một trong những nguyên tắc chủ yếu của mô hình nhân văn trong CTXH
là sự phấn đấu của các cán bộ xã hội nhằm giúp đỡ các thân chủ trên cơ sở tự
nhận biết và hiểu được giá trị cá nhân của mình, hiểu được chính mình và đặc
điểm ảnh hưởng của thế giới xung quanh tới họ. Trong khuôn khổ của mô
hình này, trước tiên người cán bộ xã hội cố gắng thuyết phục thân chủ quan
tâm đến các vấn đề của chính mình, đến những mối quan hệ tốt đã có hoặc tin
tưởng vào sự nỗ lực của bản thân.
Cần chú ý đến kỹ năng lắng nghe tích cực mà yếu tố cơ bản của nó là sự
đồng cảm với thân chủ cũng như các mỗi quan hệ của thân chủ. Thứ nhất,
thông qua giao tiếp với thân chủ, người cán bộ xã hội cần giúp cho họ hiểu
được bản thân và các vấn đề của bản thân bằng cách hiểu được quan hệ với
người khác; thứ hai, thuyết phục thân chủ phấn đấu không ngừngtrên cơ sở
nhấn mạnh tầm quan trọng, giá trị của chính mình trong cuộc sống.Giải pháp
này cho phép hiểu được nhu cầu của thân chủ, khả năng cũng như nguồn lực
xung quanh của thân chủ, qua đó, khích lệ và trợ giúp thân chủ thực hiện các
mục tiêu, giá trị sống của họ.
Hiện nay, mô hình nhân văn về công tác xã hội ngày càng có ảnh hưởng
lớn, tăng cường cho các giải pháp liên ngành và tổng hợp trong thực tiễn xã hội.


17


1.1.2.4. Mô hình sư phạm - xã hội
Giáo dục là một phần của quá trình hình thành con người trong xã hội,
như một sự tác động có định hướng và có ý thức tới con người, tới nhóm
người trong xã hội từ các chủ thể hoạt động giáo dục nhằm tạo ra cho những
người được giáo dục những phẩm chất xã hội nhất định.
Những yếu tố xã hội đa dạngtrong xã hội ảnh hưởng tới quá trình hình
thành con người và cá tính của họ. Dưới ảnh hưởng của các yếu tố đó, có thể
hình thành những phẩm chất xã hội của cá nhân không phù hợp với xã hội và
dẫn đến các xung đột xã hội.Quá trình xã hội hoá chính là quá trình làm mới,
hiệu chỉnh những phẩm chất xã hội sai lệch của cá nhân theo những giá trị xã
hội phù hợp.
Nhà trường đóng vai trò là cơ chế ban đầu của quá trình xã hội hóavà
hình thành vị trí xã hội của con người, giúp con người thích nghi với đời sống
xã hội ở những mức độ và giai đoạn phát triển khác nhau.Vai trò nhà trường
là không để các hành vi lệch chuẩn xuất hiện. Theo đó, một mặt nhà trường
tạo điều kiện hình thành các chủ thể đáp ứng yêu cầu của xã hội, mặt khác,
phát triển những cơ chế trong đó có những cá nhân không gây xung đột với xã
hội.Trong trường hợp này, việc phục hồi tâm lý xã hội cho cá nhân và ưu việt
hoá các cơ chế thực hiện khả năng và nhu cầu là chức năng của CTXH.
Như vậy, các cán bộ xã hội cần điều hoà quan hệ giữa xã hội và nhà
trường như một hệ thống giáo dục- đào tạo vì nhà trường được hình thành
dưới ảnh hưởng của xã hội và xã hội thay đổi dưới ảnh hưởng của nhà trường.
1.1.2.5. Mô hình tri thức
Một trong những nguyên tắc tổ chức CTXHtheo mô hình thực tiễn này
là, các dịch vụ xã hội cần thực hiện được phổ cập cho tất cả mọi người có nhu
cầu.Trong mô hình tri thức, phát hiện những khả năng điều hoà hành vi xã hội
18



của thân chủ bằng cách dạy họ “tạo ra” những cơ chế hành động của mình
phù hợp với những điều kiện xã hội hoặc một tình huống xã hội cụ thể mà họ
đang la chủ thể tác động cũng như chịu sự tác động. Một trong những phương
pháp trong quá trình tham vấn thân chủ dựa trên mô hình tri thức là sự giải
thích, mà trong đó người cán bộ xã hội thực hiện việc kiểm tra hợp lý hành vi
của thân chủ trong một bối cảnh, tình huống cụ thể.
Mô hình này thường được sử dụng trong công việc ở những nơi cư trú có
liên quan đến các vấn đề di cư, di dân, tái định cư... Các quá trình đô thị hoá,
sự xuất hiện các thành phố vệ tinh, việc mở rộng các luồng di dân đã đặt ra
trước người cán bộ xã hội sự cần thiết phải nắm vững những hình thức CTXH
mới.Không phải tất cả các vấn đề xã hội đều cần được giải quyết theo hình
thức CTXH truyền thống mà cần vận dụng linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh
xã hội đương đại.
Mô hình tri thức thực hành CTXH chia ra 3 giai đoạn cơ bản sau:
 Giai đoạn 1: Phản ứng với thế giới bên ngoài do cái tôi, mục tiêu và
nỗ lực của thân chủ tạo nên.
 Giai đoạn 2: Sự ổn định tình thế của thân chủ trong môi trường xã
hội, điều này đặc biệt quan trọng khi xem xét các phẩm chất xã hội
của thân chủ có thể có chiều hướng xấu.
 Giai đoạn: Phát hiện các nhu cầu của thân chủ phù hợp với mục tiêu
và điều kiện hiện có. Yếu tố quan trọng trong quá trình tham vấn dựa
trên mô hình tri thức là phân tích các mặt nhận thức khác nhau. Trên
cơ sở nhận thức tiếp theo mà xây dựng quan hệ tương hỗ giữa thân
chủ và người cán bộ xã hội. Những quan hệ này có thể có hiệu quả
hoặc bị phá vỡ.

19



Mô hình tri thức của CTXH là mô hình tổng hợp vì nó bao gồm các giải
pháp xã hội và tâm lý xã hội đối với việc tổ chức, quản lý mục tiêu cá nhân
cũng như nỗ lực thực hiện những mục tiêu đó.Vấn đề của mỗi cá nhân không
phải chỉ là nhu cầu của cá nhân đómà còn có liên quan đến toàn xã hội bởi
những hệ quả xã hội có nguồn gốc từ mối quan hệ cá nhân.
Tóm lại, mỗi mô hình CTXH đều dựa trên nền tảng lý luận là những lý
thuyết như động năng tâm lý, hiện sinh, nhân văn, xã hội hóa, vai trò xã hội…
Ở từng loại mô hình, cách thức nhìn nhận, đánh giá và các hoạt động trợ giúp
có những đặc thù riêng căn cứ vào những cá biệt của thân chủ, theo đó, vai trò
cũng như sự tương tác giữa cán bộ xã hội với thân chủ cũng khác nhau.Trong
thực tiễn xã hội, khi can thiệp, trị liệu cho thân chủ, giải pháp hiệu quả là vận
dụng linh hoạt nhiều cách thức khác nhau của mỗi mô hình phù hợp với vấn
đề, hoàn cảnh của thân chủ và những điều kiện từ môi trường xung quanh.
1.1.3. Một số lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu
1.1.3.1. Lý thuyết hệ thống - sinh thái
Lý thuyết hệ thống sinh thái là sự liên kết giữa lý thuyết hệ thống và lý
thuyết sinh thái. Hệ thống được hiểu là trang thái cân bằng và những cơ chế
duy trì sự cân bằng đó trong các mối quan hệ bên trong và bên ngoài. Giữa
các thành tố của hệ thống có mối liên hệ và tác động qua lại theo một quy luật
nhất định tạo thành một chỉnh thể, có khả năng thực hiện những chức năng cụ
thể. Mỗi hệ thống bất kỳ nào đều có các thành tố: hành vi, cấu trúc, văn hóa
và diễn biến của hệ thống.
Sinh thái được hiểu là những liên hệ, tác động, ảnh hưởng giữa các thành
tố cùng tồn tại trong một môi trường sống. Những mối liên hệ này có tính hai
chiều và phụ thuộc vào nhau, do đó bất cứ việc can thiệp hoặc giúp đỡ một cá

20



×