Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại huyện Ba Vì- thành phố Hà Nội : Luận án TS. Xã hội học và Nhân học: 623103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 208 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
–––––––––––––––––––––

Nguyễn Hồng Linh

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN BA VÌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
–––––––––––––––––––––

Nguyễn Hồng Linh

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN BA VÌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành:
Mã số:

XÃ HỘI HỌC
62 31 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học:



1. TS. Mai Thị Kim Thanh
2. TS. Nguyễn Hải Hữu

Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học
của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công
trình nào.
Tác giả luận án

NGUYỄN HỒNG LINH


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ........................................................................... 5
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 7
2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 10
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ........................................................ 11
4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích ........................ 13
5. Ý nghĩa của luận án ............................................................................................ 20
6. Kết cấu của luận án ............................................................................................. 20

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................... 21
1.1. Các nghiên cứu về vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế hộ gia đình ........ 21
1.2. Các nghiên cứu về phân công lao động theo giới trong gia đình ........................... 29
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................... 40
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 41
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 41
2.1.1. Các khái niệm công cụ ................................................................................ 41
2.1.2. Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu về vai trò của phụ nữ
trong phát triển kinh tế hộ ............................................................................................. 49
2.1.3. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế
hộ gia đình ..................................................................................................................... 56
2.1.4. Địa bàn nghiên cứu..................................................................................... 57
2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ...................................................................... 62
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng ......................................................... 62
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................ 67
2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin định lượng .................................................... 68
2.2.4. Phương pháp xử lý thông tin định tính ....................................................... 69
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................... 70
1


Chương 3. SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH ............................................................................................... 71
3.1. Thực trạng kinh tế hộ gia đình tại Ba Vì ................................................................ 72
3.1.1. Thực trạng kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp ..................................... 72
3.1.2. Thực trạng phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch và tiểu thủ công nghiệp
huyện Ba Vì .................................................................................................................... 74
3.2. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ......................................... 78
3.2.1. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động trồng trọt ........................................... 78
3.2.2. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động chăn nuôi .......................................... 93

3.2.3. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ ......................... 102
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 113
Chƣơng 4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH ............................................... 115
4.1. Yếu tố chính sách ................................................................................................. 116
4.2. Yếu tố văn hóa: định kiến về vai trò giới, phong tục tập quán và đặc trưng
văn hóa gia đình ........................................................................................................... 124
4.3. Điều kiện kinh tế và nguồn nhân lực của hộ gia đình .......................................... 133
4.4. Độ tuổi lao động, trình độ học vấn và nghề nghiệp của người phụ nữ ................ 136
4.5. Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ............................................................. 143
4.6. Khả năng tiếp cận các nguồn thông tin hỗ trợ sản xuất kinh doanh ..................... 148
Tiểu kết chương 4 ....................................................................................................... 152
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ ................................................................................. 154
Kết luận ...................................................................................................................... 154
Khuyến nghị ............................................................................................................... 157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................. 160
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 161
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 170
Phụ lục 1. CÁC CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU ........................................................... 171
Phụ lục 2. MỘT SỐ KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊNH LƢỢNG .............................. 190
Phụ lục 3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH LÀNG NGHỀ TẠI HÀ NỘI ............................ 205
2


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất tại thị trấn Tây Đằng, xã Tiên Phong
và xã Ba Vì ................................................................................................................... 60
Bảng 2.2. Dân số thị trấn Tây Đằng, xã Tiên Phong, xã Ba Vì ................................... 61
Bảng 3.1. Sự tham gia các hoạt động trồng trọt của các thành viên (%) ..................... 80

Bảng 3.2. Tỷ lệ người vợ và người chồng làm nhiều hơn các hoạt động trồng trọt
theo địa bàn nghiên cứu (%) ......................................................................................... 82
Bảng 3.3. Người ra quyết định chính về việc lựa chọn giống cây trồng của
hộ gia đình theo địa bàn khảo sát (%) (N=292) ........................................................... 86
Bảng 3.4. Đóng góp của phụ nữ trong hoạt động thương mại hóa sản phẩm trồng trọt
và quản lý thu chi hoạt động trồng trọt theo đặc điểm cá nhân và gia đình (%) .......... 90
Bảng 3.5. Người làm chủ yếu các hoạt động chăn nuôi trong hộ gia đình (%) ........... 94
Bảng 3.6. Tỷ lệ người vợ và người chồng làm nhiều hơn các hoạt động chăn nuôi
theo địa bàn nghiên cứu (%) ......................................................................................... 96
Bảng 3.7. Người quyết định hoạt động chăn nuôi trong hộ gia đình theo địa bàn
nghiên cứu (%) ............................................................................................................. 98
Bảng 3.8. Đóng góp của phụ nữ trong việc tiêu thụ sản phẩm và quản lý thu chi
hoạt động chăn nuôi theo đặc điểm cá nhân và gia đình (%) .....................................100
Bảng 3.9. Người tham gia các hoạt động kinh doanh, dịch vụ (%) ........................... 103
Bảng 3.10. Sự tham gia hoạt động kinh doanh của người vợ và người chồng
theo địa bàn nghiên cứu (%) ....................................................................................... 105
Bảng 3.11. Người ra quyết định chính về hoạt động sản xuất kinh doanh của
hộ gia đình (%) ...........................................................................................................108
Bảng 3.12. Tỷ lệ phụ nữ là người làm nhiều hơn việc tiêu thụ sản phẩm và quản lý
thu chi hoạt động kinh doanh dịch vụ theo đặc điểm cá nhân và gia đình (%) .........111
Bảng 4.1. Tỷ lệ phụ nữ là người tham gia chủ yếu vào các hoạt động kinh tế
hộ gia đình theo địa bàn cư trú (%) ............................................................................129
Bảng 4.2. Tương quan tỷ lệ phụ nữ đảm nhiệm chính hoạt động kinh tế hộ gia đình
theo đặc điểm văn hóa gia đình (%) ...........................................................................133
3


Bảng 4.3. Tương quan tỷ lệ phụ nữ đảm nhiệm chính hoạt động kinh tế hộ gia đình
theo mức sống và nguồn lực của hộ gia đình (%) ...................................................... 136
Bảng 4.4. Tương quan về sự tham gia hoạt động kinh tế hộ gia đình theo độ tuổi,

học vấn và nghề nghiệp của người phụ nữ (%) .......................................................... 141
Bảng 4.5. Tương quan tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động sản xuất theo tình trạng
vay vốn, tập huấn và nguồn thông tin hỗ trợ của hộ gia đình (%) ............................. 146
Bảng 4.6. Tương quan tỷ lệ phụ nữ tham gia làm chính hoạt động sản xuất
theo khả năng tiếp cận nguồn thông tin hỗ trợ của hộ gia đình (%)........................... 149
Bảng 4.7. Mô hình hồi quy đa biến logistic các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
phụ nữ đảm nhiệm chính hoạt động kinh tế hộ gia đình ............................................150

4


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Sự tham gia hoạt động trồng trọt của người vợ và người chồng (%) ...... 79
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ phụ nữ là người làm chính các hoạt động trồng trọt theo một số
đặc điểm cá nhân và gia đình (%) ................................................................................ 83
Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa tỷ lệ phụ nữ là người quyết định chính các hoạt động
trồng trọt theo nhóm tuổi, dân tộc và mức (%) ............................................................ 87
Biểu đồ 3.4. Tương quan đóng góp thu nhập giữa vợ và chồng trong gia đình
(N=304) ........................................................................................................................ 87
Biểu đồ 3.5. So sánh tỷ lệ người làm nhiều hơn công việc bán sản phẩm
trong hoạt động trồng trọt (%) (N=250) ....................................................................... 89
Biểu đồ 3.6. So sánh tỷ lệ người làm nhiều hơn công việc quản lý thu chi hoạt động
trồng trọt (%) ................................................................................................................ 92
Biểu đồ 3.7. So sánh tỷ lệ người làm nhiều hơn tính theo số lượng công việc
chăn nuôi (%)................................................................................................................ 95
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động chăn nuôi theo một số đặc điểm
nhân khẩu xã hội của phụ nữ (%) ................................................................................. 97
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ phụ nữ quyết định nhiều hơn hoạt động chăn nuôi theo nhóm tuổi
và học vấn của người phụ nữ (%) ................................................................................. 98
Biểu đồ 3.10. So sánh hoạt động bán sản phẩm nông nghiệp của người vợ

và người chồng (%) ...................................................................................................... 99
Biểu đồ 3.11. Người đảm nhiệm chính trong hoạt động quản lý tài chính trong việc
chăn nuôi (%)..............................................................................................................101
Biểu đồ 3.12. So sánh tỷ lệ người làm tính theo số lượng công việc kinh doanh
dịch vụ (%) .................................................................................................................104
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ phụ nữ làm chính hoạt động sản xuất theo địa bàn nghiên cứu,
theo đặc điểm cá nhân và hộ gia đình (%)..................................................................106
Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ phụ nữ là người ra quyết định nhiều hơn về đầu tư/mở rộng
sản xuất kinh doanh và vay vốn theo địa bàn khảo sát và đặc điểm cá nhân
của người phụ nữ (%) .................................................................................................109
5


Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ tham gia tiêu thụ sản phẩm kinh doanh dịch vụ trong
hộ gia đình (%) ...........................................................................................................110
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ phụ nữ làm chính các hoạt động kinh tế hộ gia đình (%) ............128
Biểu đồ 4.2. Tương quan giữa tỷ lệ phụ nữ đảm nhiệm chính hoạt động kinh tế
hộ gia đình theo dân tộc (%)....................................................................................... 130

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển kinh tế hộ gia đình là một vấn đề mang tính lý luận và thực
tiễn cao ở Việt Nam hiện nay. Trong phát triển kinh tế hộ, nguồn lao động chủ
yếu là các thành viên trong gia đình, trong đó người chồng và người vợ đóng
vai trò chủ yếu. Trong gia đình, nam giới và phụ nữ đều đóng vai trò quan
trọng trong các công đoạn sản xuất cũng như tạo thu nhập và quản lý kinh tế
hộ gia đình.

Phụ nữ là một nhóm xã hội lớn, có mặt ở nhiều giai tầng, giai cấp khác
nhau trong tính đa dạng của các hoạt động xã hội nhất là hoạt động lao động.
Phụ nữ đã có những đóng góp đáng kể trong sự tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên
trên thực tế, phụ nữ không phải lúc nào cũng được bình đẳng với nam giới.
Các định kiến về vai trò giới vẫn chưa hoàn toàn được xóa bỏ trên nhiều vùng,
miền hoặc trên các quốc gia khác nhau.
Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới phụ nữ thông qua các
chính sách, luật pháp dành riêng cho phụ nữ, hoạt động của các Đoàn thể
nhằm nâng cao cơ hội và vị thế cho PN trong gia đình và ngoài xã hội. Các
chính sách về bình đằng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ cũng được ban hành
nhằm góp phần vào thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động phát triển
kinh tế hộ gia đình.
Trên thế giới, phụ nữ chiếm hơn 40% lực lượng lao động toàn cầu,
43% lực lượng lao động nông nghiệp. Tuy vậy, phụ nữ vẫn có mức thu nhập,
năng suất lao động và tiếng nói thấp hơn trong xã hội [Ngân hàng Thế giới,
2012][41]. Ở Việt Nam, phụ nữ là một lực lượng lao động quan trọng của
nền kinh tế quốc dân và kinh tế hộ gia đình. Trong tổng dân số ước tính đến
thời điểm 1/4/2014, là 90,5 triệu người dân số nam là 44.618,7 nghìn người
và dân số nữ là 45.874,7 nghìn người, tương đương với khoảng 49,3% và
50,7% tổng dân số ước tính (Tổng cục Thống kê, 2015). Vị thế việc làm là
lao động gia đình hiện chiếm 21,4%, trong nhóm lao động gia đình, lao động
7


nữ vẫn chiếm vai trò chủ đạo (chiếm 60,4%) (Tổng cục Thống kê, 2015a:28).
Trong toàn bộ nền kinh tế, tỷ trọng lao động tự làm và lao động gia đình
chiếm tới 62,2% (khoảng 32,8 triệu người), cao gần gấp đôi so với tỷ trọng
người làm công ăn lương. Đáng chú ý, tỷ trọng lao động tự làm và lao động
gia đình của nữ cao hơn nam 11,6 điểm phần trăm. Tỷ trọng lao động tự làm
và lao động gia đình trong tổng số người ở nông thôn là 70,8%, trong đó

65,0% là nam giới và 77,0% phụ nữ (Tổng cục Thống kê, 2015a, 31-32).
Thời gian làm việc của lao động nữ khác biệt không đáng kể so với lao động
nam. Số giờ làm việc bình quân một lao động/tuần (giờ) đối với nữ là 42,5
giờ so với nam là 44,2 giờ, tính chung ở nông thôn là 42,6 giờ (Tổng cục
Thống kê, 2015a: 7-8).
Trong xã hội truyền thống, địa vị và quyền uy của người chồng được đề
cao. Người vợ, người phụ nữ có địa vị rất thấp trong gia đình, vai trò của họ
chỉ được nhìn nhận ở các công việc không được trả công như công việc nội
trợ, chăm sóc con cái. Trong khi những đóng góp của họ vào hoạt động tái sản
xuất và chăm sóc gia đình mang lại những giá trị không nhỏ cả về tinh thần
lẫn vật chất, nhưng tầm quan trọng của công việc nuôi dưỡng và tái sản xuất
sức lao động cho các thành viên trong gia đình mà người phụ nữ đang thực
hiện lại không được gia đình và xã hội đánh giá một cách đúng mức.
Cho đến nay, mối quan hệ vợ chồng đã có nhiều biến đổi, địa vị, vai trò
của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội đã từng bước được khẳng
định, và một trong lý do là vì người phụ nữ ngày càng cải thiện được vai trò
kinh tế của mình trong gia đình. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nói
chung và phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng đã thu hút sự quan tâm của
một số lĩnh vực nghiên cứu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiện nay phụ nữ
và nam giới đều là lực lượng tham gia đóng góp vào các hoạt động tạo thu
nhập của hộ gia đình, thậm chí phụ nữ còn có đóng góp nhiều hơn, trong khi
sự chia sẻ của nam giới và các thành viên khác trong các hoạt động nội trợ và
chăm sóc các thành viên gia đình là không đáng kể. Thực tế này cho thấy
người phụ nữ đang phải chịu gánh nặng kép ở vai trò là người chịu trách chính
8


các hoạt động không được trả công gia đình và trong việc tham gia đóng góp
và phát triển kinh tế hộ gia đình.
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong phát

triển cộng đồng, trong lĩnh vực chính trị, trong phát triển kinh tế v.v. Quan
sát các công trình nghiên cứu và các ấn phẩm học thuật liên quan đến nội
dung về đóng góp của phụ nữ đối với hoạt động kinh tế của gia đình, có thể
thấy hai xu hướng rõ rệt: Xu hướng thứ nhất chú trọng nghiên cứu, phân tích
các vai trò của phụ nữ trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế hộ gia
đình; xu hướng thứ hai đó là các nghiên cứu về sự phân công lao động theo
giới trong gia đình. Các nghiên cứu về phụ nữ nói chung thường gắn liền với
các quan điểm tiếp cận nghiên cứu vai trò giới nhằm thúc đẩy sự phát triển,
bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó bao gồm cả
vai trò của phụ nữ đối với sự phát triển kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu đều
phân tích vai trò của phụ nữ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội từ cả góc độ
lý luận và thực tiễn. Các nghiên cứu cho thấy, Đảng và Nhà nước VN đã có
những chính sách, luật pháp trong hỗ trợ người PN nhằm nâng cao bình đẳng
giới. Tại mỗi địa phương ở VN, hoạt động của các Đoàn thể mà ở đây là Hội
Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội nông dân được tạo điều kiện phát triển rộng
khắp với nhiều hoạt động được triển khai cũng ko nằm ngoài mục đích: tạo
cơ hội nâng cao vị thế cho người PN…Mặc dù có sự tiến bộ và phát triển
vượt bậc nâng cao vị thế của người phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống
xã hội, nhưng dường như, vai trò của người phụ nữ vẫn chưa được đề cao,
đặc biệt là sự tham gia của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế gia đình.
Nhằm làm rõ hơn vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình, chúng
tôi chọn đề tài “Vai trò của Phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại
Ba Vì - Hà Nội” để có thể cung cấp các kết quả sâu hơn về vai trò của phụ
nữ trong kinh tế hộ gia đình.
Sở dĩ bản thân tác giả chọn địa bàn nghiên cứu là Ba Vì mà không phải
là một nơi khác bởi: Ba Vì là một huyện miền núi của thành phố Hà Nội, vùng
địa linh nhân kiệt vẫn còn duy trì nhiều phong tục, tập quán, các giá trị văn
9



hoá truyền thống trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đặc biệt
là các xã miền núi với phần lớn dân số là người dân tộc thiểu số. Sau khi được
sáp nhập địa giới hành chính vào thủ đô Hà Nội, được sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước, Ba Vì đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh
tế, xã hội, nhất là trong phát triển kinh tế hộ. Cùng với sự tiếp nhận các thay
đổi về hạ tầng cơ sở, các thay đổi về sản xuất, giao lưu văn hoá, xã hội cũng
kéo theo sự thay đổi về phân công lao động trong sản xuất trong gia đình.
Chính vì lí do đó, tác giả chọn huyện Ba Vì làm địa bàn nghiên cứu cho đề tài
của mình. Tại huyện Ba Vì, tác giả chọn 2 xã một thị trấn trong đó có một xã
miền núi là xã Ba Vì để có sự so sánh về sự khác biệt về vai trò của phụ nữ
trong phát triển kinh tế hộ gia đình theo đặc điểm địa bàn cư trú là đô thị, nông
thôn và miền núi.
Lý do chọn thời điểm nghiên cứu cũng là một trong những điều thú vị
của Luận án mà tác giả muốn chia sẻ bởi: Đây là khoảng thời gian sau 07 năm
huyện Ba Vì được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội (2008 - 2015) có nhiều sự biến
đổi về kinh tế, xã hội và tác động tới đời sống kinh tế, sản xuất của các hộ gia
đình tại huyện Ba Vì. Thời điểm tác giả thực hiện nghiên cứu đã thu thập được
một số báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện phát triển kinh tế xã hội của Ba Vì,
đây là một nguồn thông tin quý có giá trị của luận án.
2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia
đình tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, các yếu tố tác động tới vai trò của
phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp
nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận và hệ thống hóa cơ sở lý luận để làm rõ vai trò
của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ.
10



Tìm hiểu thực trạng vai trò của phụ nữ trong các hoạt động sản xuất
nông nghiệp tạo thu nhập cho hộ gia đình tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Tìm hiểu thực trạng vai trò của phụ nữ trong các hoạt động kinh doanh,
dịch vụ tạo thu nhập cho hộ gia đình tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội..
Mô tả các yếu tố tác động đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế
hộ gia đình tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội..
Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của người phụ nữ
trong phát triển kinh tế của hộ gia đình tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội,
góp phần nâng cao Bình đẳng giới đối với vai trò của phụ nữ trong gia đình
nói riêng và trong xã hội nói chung.
3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Các hộ gia đình có đầy đủ cả vợ và chồng, và các hộ gia đình phụ nữ là
chủ hộ, là lao động chính hiện đang sinh sống và tham gia lao động tại huyện
Ba Vì, thành phố Hà Nội.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Ba xã/thị trấn tại huyện Ba Vì bao gồm xã Ba Vì,
xã Tiên Phong và thị trấn Tây Đằng.
- Thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2017.
- Phạm vi nghiên cứu: Có rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu liên quan tới
kinh tế hộ và vai trò của phụ nữ trong làm kinh tế hộ và phát triển kinh tế hộ
như tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa tới kinh tế hộ, vai trò của phụ
nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ, biến đổi gia đình và vai trò phụ
nữ trong phát triển kinh tế hộ v.v… Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi
tập trung vào nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ tại

huyện Ba Vì dưới các chiều cạnh sau:
11


+ Thực trạng kinh tế hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh
doanh, dịch vụ huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội;
+ Vai trò của phụ nữ trong làm kinh tế hộ và phát triển kinh tế hộ bao
gồm lĩnh vực nông nghiệp, kinh doanh, dịch vụ của hộ gia đình tại
huyện Ba Vì; thành phố Hà Nội.
+ Các yếu tố tác động tới hoạt động làm kinh tế, phát triển kinh tế hộ
gia đình tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội bao gồm: Các yếu tố văn
hóa, điều kiện kinh tế và nguồn lực gia đình, độ tuổi lao động, trình độ
học vấn và nghề nghiệp của phụ nữ và các chính sách phát triển kinh tế
hộ gia đình và khả năng tiếp cận thông tin.
Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các khó khăn cho phụ nữ khi
tham gia phát triển kinh tế hộ nhằm góp phần nâng cao bình đẳng giới
trong phát triển kinh tế hộ trong các gia đình hiện nay.
Cụ thể, nghiên cứu sẽ tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong hoạt động kinh
tế hộ thông qua các yếu tố sau:
+ Thứ nhất, việc đánh giá sẽ được dựa vào mức độ tham gia làm
nhiều hơn (đảm nhiệm chính/chủ yếu) của phụ nữ các hoạt động sản
xuất nông nghiệp và hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Tỷ lệ phụ nữ
tham gia ở mức làm nhiều hơn càng cao và thể hiện ở số lượng các
công việc mà họ đảm nhiệm chính càng nhiều thì vai trò của họ
trong phát triển kinh tế hộ gia đình càng lớn.
+ Thứ hai, dựa vào chỉ báo về mức độ là người đảm nhiệm chính
quản lý kinh tế của gia đình của người phụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ là người
làm nhiều hơn (đảm nhiệm chính/chủ yếu) vào hoạt động quản lý
kinh tế hộ gia đình càng nhiều thì càng khẳng định vai trò đóng góp
về mặt kinh tế gia đình của người phụ nữ.

+ Thứ ba, dựa vào mức độ đóng góp vào nguồn thu của hộ gia đình
của phụ nữ so với nam giới. Tỷ lệ đóng góp thu nhập nhiều hơn của
người vợ so với người chồng càng cao thì vai trò đóng góp về mặt
kinh tế gia đình của người phụ nữ càng được khẳng định.
12


+ Cuối cùng, mức độ tham gia vào các quyết định vào các hoạt động
sản xuất kinh doanh của hộ gia đình là một chỉ báo quan trọng đánh
giá địa vị, vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia
đình. Tỷ lệ phụ nữ là người ra quyết định chính đối với các hoạt động
sản xuất kinh doanh của hộ gia đình càng nhiều càng thể hiện vai trò
của phụ nữ trong tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
của hộ gia đình.
4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại huyện
Ba Vì hiện nay như thế nào?
- Các yếu tố nào tác động tới hoạt động của phụ nữ trong phát triển kinh
tế hộ gia đình tại Ba Vì?
- Giải pháp nào mang tính khả thi nhất trong việc tạo nên sự bình đẳng
giới trong hoạt động kinh tế hộ và phát triển kinh tế hộ của người dân huyện
Ba Vì hiện nay?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Phụ nữ tham gia chủ yếu vào các hoạt động phát triển kinh tế hộ gia
đình như hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ, quản lý kinh tế
hộ gia đình.
- Yếu tố đặc trưng xã hội của phụ nữ có vai trò quyết định trong việc
đóng góp vào làm kinh tế hộ và phát triển kinh tế hộ tại Ba Vì, Hà Nội..
- Giải pháp góp phần tạo bình đẳng giới trong hoạt động làm kinh tế hộ

và phát triển kinh tế hộ là nâng cao nhận thức cho phụ nữ, cộng đồng về vai
trò trò của phụ nữ trong làm kinh tế hộ và phát triển kinh tế hộ đồng thời đưa
ra các chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ phụ nữ trong làm kinh tế hộ, phát triển
kinh tế hộ.
4.3. Khung phân tích
Khung phân tích được xây dựng trên cơ sở thao tác hóa khái niệm và sự
tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
13


Các biến số đƣợc sử dụng để phân tích số liệu trong luận án gồm có
Định kiến
vai trò giới
Yếu tố
văn hóa

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN BA VÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Phong tục tập quán
Đặc trưng văn hóa
gia đình

Điều kiện
kinh tế và
nguồn lực
hộ gia đình

Mức sống

hộ gia đình
Địa bàn
sinh sống

Nguồn nhân lực
của hộ gia đình

Độ tuổi lao động
của phụ nữ
Đặc trưng
cá nhân của
phụ nữ

Vai trò của phụ
nữ trong phát
triển nông
nghiệp (Trồng
trọt, chăn nuôi)

Vai trò của
phụ nữ trong
phát triển kinh
tế hộ gia đình

Học vấn của phụ nữ

Nghề nghiệp
của phụ nữ
Chính sách phát
triển vai trò phụ nữ


Yếu tố
chính sách

Dân tộc
Vai trò của phụ
nữ trong phát
triển kinh
doanh, dịch vụ

Chính sách vay vốn

Chính sách tiếp cận
khoa học kỹ thuật

Chính sách về
truyền thông

14


4.3.1. Biến số phụ thuộc
Biến số phụ thuộc (dependent variable) là biến số được sử dụng để mô tả
hoặc đo lường vấn đề nghiên cứu. Dựa vào vấn đề nghiên cứu, biến số phụ
thuộc trong nghiên cứu này là vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia
đình sẽ được xem xét từ chỉ báo về mức độ tham gia của phụ nữ vào các hoạt
động kinh tế hộ gia đình. Biến phụ thuộc “VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH” sẽ được xây dựng từ 5 câu hỏi
dành cho đại diện hộ gia đình - là vợ hoặc người chồng - về sự tham gia đảm
nhiệm chính (làm/đóng góp nhiều hơn hoặc ra quyết định chính) hoạt động sản

xuất kinh tế gia đình: 1) công việc trồng trọt, chăn nuôi; 2) kinh doanh dịch vụ;
3) quản lý kinh tế gia đình; 4) người đóng góp thu nhập nhiều hơn; và 4) ra
quyết định đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Câu trả lời gồm với 4
phương án: (1) Vợ làm/ đóng góp/ quyết định nhiều hơn; (2) Chồng làm/ đóng
góp/ quyết định nhiều hơn; (3) Hai vợ chồng như nhau; (4) Người làm thuê làm
nhiều hơn (đối với hoạt động sản xuất). Biến phụ thuộc sẽ được xây dựng từ các
câu hỏi như sau:
 Trong gia đình ông bà ai là người làm chủ yếu các hoạt động sản xuất
trồng trọt sau? Gồm 13 công việc: làm đất (cày, bừa, cuốc..), gieo trồng/cấy,
bón phân, làm cỏ, phun thuốc sâu, trông nom, tưới tiêu, thu hoạch/ gặt, chế
biến sản phẩm, trồng cây lâu năm, khai thác lâm sản phụ (hái thuốc, hái
măng,lấy củi…mua sắm cho đến các công việc khác. Với 4 giá trị: 1) Vợ làm
nhiều hơn; (2) Chồng làm nhiều hơn; (3) Hai vợ chồng như nhau; (4) Người
làm thuê làm nhiều hơn.
 Trong gia đình ông bà ai là người làm chủ yếu các hoạt động chăn nuôi
gia súc, gia cầm, sau đây? Gồm 9 công việc: mua giống, chuẩn bị thức ăn cho
vật nuôi, phòng/chữa bệnh cho vật nuôi, chăn thả, vệ sinh chuồng, trại, mua
sắm, bảo quản phương tiện sản xuất, thu hoạch, chế biến sản phẩm, và việc
khác. Với 4 phương án trả lời: 1) Vợ làm nhiều hơn; (2) Chồng làm nhiều hơn;
(3) Hai vợ chồng như nhau; (4) Người làm thuê nhiều hơn.
 Trong gia đình ông bà ai là người làm chủ yếu các hoạt động kinh
doanh, dịch vụ sau đây? Gồm 6 công việc: Quản lý sản xuất/kinh doanh/dịch
15


vụ (chọn mặt hàng để bán, quyết định giá hàng..); Mua sắm, bảo quản phương
tiện kinh doanh; Bán sản phẩm/dịch vụ; Cày bừa thuê bằng máy; Đi làm thuê
(trồng cây lâu năm, làm cỏ…; Buôn bán nhỏ, dịch vụ ăn uống; Tiểu thủ công
(đan, thêu, xây, mộc..);Vận chuyển hàng hóa/sản phẩm. Với 4 phương án trả
lời: 1) Vợ làm nhiều hơn; (2) Chồng làm nhiều hơn; (3) Hai vợ chồng như

nhau; (4) Người làm thuê làm nhiều hơn.
 Giữa hai vợ chồng ông bà ai là người đóng góp nhiều hơn vào số thu
nhập năm 2015? với 3 phương án trả lời: (1) Vợ đóng góp nhiều hơn; (2)
Chồng đóng góp nhiều hơn; (3) Hai vợ chồng ngang nhau.
 Trong gia đình ông bà ai là người ra quyết định chính về các công việc
sau đây? Gồm 5 công việc: Đầu tư/mở rộng sản xuất kinh doanh của gia đình;
Lựa chọn giống cây trồng; Lựa chọn giống vật nuôi là gia súc, gia cầm; Vay vốn
đầu tư sản xuất; Phân công công việc. Với 3 phương án trả lời: (1) Vợ quyết
định nhiều hơn (2) Chồng quyết định nhiều hơn; (3) Hai vợ chồng như nhau.
Các biến số phụ thuộc được phân loại là biến số nhị nguyên với giá trị
bằng 1 nếu thỏa mãn được điều kiện của chỉ tiêu và bằng 0 trong trường hợp
ngược lại. Các biến số này sẽ được xây dựng cụ thể như sau:
1) Biến phụ thuộc 1: Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp gồm hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Để xây dựng được biến số vai
trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu sẽ chỉ lựa
chọn mẫu phân tích là nhóm phụ nữ là người làm nhiều hơn từ 4/13 công việc
sản xuất trồng trọt và là người làm nhiều hơn từ 4/9 công việc chăn nuôi đã
nêu trên. Việc xác định mốc từ 4 số lượng công việc được dựa trên số trung
bình công việc trong hoạt động nông nghiệp mà người vợ/người phụ nữ là
người làm nhiều hơn, theo tính toán của nghiên cứu này, trong tổng số 12
công việc liên quan đến hoạt động nông nghiệp thì người phụ nữ làm nhiều
hơn trung bình là 4,2 công việc. Biến số Vai trò của phụ nữ trong hoạt động
sản xuất nông nghiệp được chia thành 2 giá trị/nhóm/thang đo: 1 = Phụ nữ là
người làm nhiều hơn từ 4 công việc trở lên ở hoạt động sản xuất trồng trọt và
ở hoạt động chăn nuôi; 0 = Phụ nữ không phải là người làm nhiều hơn từ 4
công việc trở lên ở hoạt động sản xuất trồng trọt và ở hoạt động chăn nuôi.
16


2) Vai trò của phụ nữ trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, với 2 giá

trị/nhóm/thang đo: 1 = Phụ nữ là người làm nhiều hơn từ 1 hoạt động kinh
doanh dịch vụ của hộ gia đình trở lên; 0 = Phụ nữ không phải là người làm
nhiều hơn từ 1 hoạt động kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình trở lên.
3) Vai trò của phụ nữ trong hoạt động quản lý kinh tế gia đình, với 2 giá
trị/nhóm/thang đo: 1 = Phụ nữ là người làm nhiều hơn ở cả 3 hoạt động gồm
bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và quản lý thu chi công việc sản xuất kinh
doanh của hộ gia đình; 0 = Phụ nữ không phải là người làm nhiều hơn ở cả 3
hoạt động gồm bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và quản lý thu chi công
việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình.
4) Vai trò của phụ nữ trong đóng góp thu nhập kinh tế hộ gia đình, với 2
giá trị/nhóm/thang đo: 1 = Phụ nữ là người có đóng góp thu nhập nhiều hơn
vào tổng thu nhập của hộ gia đình năm 2015; 0 = Phụ nữ không phải là có
đóng góp thu nhập nhiều hơn vào tổng thu nhập của hộ gia đình năm 2015.
5) Vai trò của phụ nữ việc ra quyết định với hoạt động kinh tế hộ gia
đình, với 2 giá trị/nhóm/thang đo: 1 = Phụ nữ là người quyết định nhiều hơn từ
2 công việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình trở lên; 0 = Phụ nữ không
phải là người quyết định nhiều hơn từ 2 công việc sản xuất kinh doanh trở lên.
4.3.2. Biến số độc lập và biến số can thiệp1
Các biến số đặc trưng văn hóa - nhân khẩu - xã hội của hộ gia đình
 Qui mô/kiểu loại gia đình: Sử dụng từ câu hỏi số thế hệ trong gia đình,
được chia thành 2 giá trị/nhóm/thang đo: 1= Có 1-2 thế hệ (trong gia đình hạt
nhân); và 2= Có 3-4 thế hệ (có từ 3 thế hệ trở lên). Đây là biến số thể hiện đặc
trưng văn hóa đã được một số nghiên cứu sử dụng2. Bởi trước đây loại hình gia
đình 3-4 thế hệ là những gia đình lớn, mang đặc trưng của gia đình truyền thống.
 Số thành viên gia đình: được chia thành 3 giá trị/nhóm/thang đo: 1= Từ
3 người trơ xuống (<3 người); 2 = 4 người; và 3= Từ 5 người trở lên (5-8
1

Các biến số được sử dụng để mô tả hoặc đo lường các yếu tố được giả định là gây ra hoặc
ít nhất là làm ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu được gọi là biến độc lập (independent

variable). Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu còn bị ảnh hưởng một biến liên quan khác, là yếu tố
nhiễu tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu, đó là biến số can thiệp.

17


người). Biến số này cũng được sử dụng cho đo lường đặc trưng văn hóa của gia
đình, bởi đông thành viên gia đình là một đặc điểm của gia đình truyền thống.
 Mức sống gia đình: được đo lường bằng việc của người trả lời tự đánh
giá về mức sống của gia đình so với các gia đình xung quanh. Biến số chia
thành 3 giá trị/nhóm/thang đo: 1= Khá (giầu có và khá giả); 2= Trung bình;
Nghèo (Nghèo và cận nghèo được hưởng trợ cấp)
 Nguồn nhân lực gia đình: được xây dựng từ số lượng các thành viên
có đóng góp thu nhập của hộ gia đình (bao gồm cả người trả lời). Biến số gồm
2 giá trị/nhóm/thang đo: 1= Có từ 2 người trở xuống (<=2 người) ; 2= Có trên
3 người trở lên (>3 người)
Các biến số đặc trung nhân khẩu và địa vị kinh tế- xã hội của phụ nữ
Các biến số mang đặc điểm cá nhân của người phụ nữ, cụ thể như sau:
 Học vấn của phụ nữ: biến số này được chia thành 4 giá trị/nhóm/thang
đo, thể hiện 4 cấp học: 1= Tiểu học; 2=Trung học cơ sở (THCS); 3=Trung học
phổ thông (THPT) và 4= Trung cấp, Cao đẳng/đại học (TC,CĐ/ĐH). Với đặc
điểm ở nông thôn nên việc phân thành 4 mức như vậy có khả năng cho thấy sự
khác biệt trong vai trò phát triển kinh tế hộ gia đình theo học vấn của
 Nghề nghiệp của phụ nữ: Biến số này chia thành 2 giá trị/nhóm/thang
đo: 1=Nông dân là phụ nữ thuần nông; 2= nhóm nghề hỗn hợp (người phụ nữ
làm nghề cả nông nghiệp, buôn bán, kinh doanh tại nhà; Kinh doanh/dịch vụ;
Chủ cơ sở sản xuất/giám đốc công ty tư nhân và khác, làm công ăn lương).
Các biến số liên quan đến chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế
Các biến số này phản ánh khả năng tiếp cận vốn đầu tư, khả năng tiếp cận
khoa học kỹ thuật và khả năng tiếp cận nguồn thông tin chính thống về sản

xuất kinh doanh của hộ gia đình có ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế hay không?
 Vay vốn đầu tư (khả năng tiếp cận vốn đầu tư): là tình trạng vay vốn
của gia đình trong khoảng 10 năm trở lại đây từ các nguồn vay từ ngân hàng,
diện hộ nghèo và nguồn vay từ Hội Phụ nữ. Biến số với hai giá trị/nhóm/thang
đo: 1= có vay vốn, 2= không.
18


 Tham gia tập huấn (khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật): là tình trạng
hộ gia đình có tham gia tập huấn liên quan đến phát triển kinh tế hộ. Biến số
này được xây dựng từ câu hỏi “Gia đình đã từng được tham gia các lớp tập
huấn nào sau đây? Gồm 6 loại tập huấn: Tập huấn kỹ năng về quản lý kinh tế
hộ; Tập huấn về các kỹ thuật trồng trọt; Tập huấn về Kỹ thuật chăn nuôi; Tập
huấn về Kỹ thuật trồng rừng; Tập huấn về Kỹ thuật trồng chè và Tập huấn về
Phòng trừ dịch hại. Biến số chia thành 2 giá trị/nhóm/thang đo: 1= Thường
xuyên tham gia tập huấn (gồm hộ gia đình có tham gia từ ít nhất từ 2/6 hoạt
động tập huấn trở lên) và 2= Không thường xuyên.
 Nguồn thông tin (khả năng tiếp cận nguồn thông tin): là tình trạng sẵn
có/thuận lợi của hộ gia đình khi muốn tìm hiểu về các thông tin phục vụ cho
việc sản xuất, phát triển kinh tế của gia đình. Biến số này được xây dựng từ
câu hỏi: Khi muốn tìm hiểu về các thông tin phục vụ cho việc sản xuất, phát
triển kinh tế của gia đình ông bà thường tìm ở đâu từ 4 nguồn là: Cán bộ hội
phụ nữ; hội nông dân; Cán bộ khuyến nông; Chính quyền địa phương; và từ
các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tivi, internet..). Biến số chia thành 2
giá trị/nhóm/thang đo: 1= Có nhiều nguồn thông tin (gồm hộ gia đình có ít
nhất từ 2/4 nguồn thông tin để tìm hiểu trở lên) và 2 = Ít nguồn thông tin (là
các hộ gia đình có dưới 2 nguồn thông tin).
4.3.3. Biến số can thiệp
 Dân tộc: được chia thành hai nhóm phụ nữ dân tộc Kinh và dân tộc

thiểu số là phụ nữ người Dao, với 2 giá trị/nhóm/thang đo: 1= người Kinh, 2=
người Dao. Biến số này vừa phản ánh đặc trưng cá nhân, đồng thời chỉ báo
cho những khác biệt về phong tục tập quán và yếu tố văn hóa.
 Độ tuổi của ngƣời phụ nữ: biến số này chia thành 4 giá trị/nhóm/thang
đo, tương đương với 4 giai đoạn: 1= dưới 30 tuổi; 2=30-40; 3=41-50; 4= Từ 51
tuổi trở lên. Sự phân chia này dựa vào đặc trưng nhóm tuổi của người phụ nữ,
vừa phản ánh được tình trạng sức khỏe của phụ nữ liên quan sự tham gia của họ
vào hoạt động kinh tế, cũng như phản ánh biến đổi về trong đời sống gia đình
như giai đoạn sinh con, nuôi con... có liên quan đến vai trò của họ.
Với giả định rằng các biến số này có thể là một trong những yếu tố có tác
động đến việc vai trò phát triển kinh tế gia đình của người phụ nữ nông thôn
19


chứ không chỉ đơn thuần do tác động của đặc trưng kinh tế - xã hội của gia
đình và biến số khác.
5. Ý nghĩa của luận án
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào làm sáng tỏ hệ thống lý thuyết liên
quan tới giới và vai trò giới như: Lý thuyết vai trò, lý thuyết tương tác biểu
trưng và lý thuyết hệ thống giới. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cung cấp một
cái nhìn khoa học về phụ nữ và vai trò của họ trong phát triển kinh tế hộ của
Việt Nam hiện nay, bổ sung các thông tin, dữ liệu nhận định và các giải pháp
đối với vấn đề phân công lao động trong gia đình và vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế hộ gia đình.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu phục vụ
cho quá trình nghiên cứu, tham khảo, giảng dạy và học tập môn xã hội học gia
đình và giới, xã hội học nông thôn, xã hội học kinh tế tại các trường đại học,
cao đẳng và các chủ thể khác liên quan.

Cung cấp cho người đọc một bức tranh tổng thể về vai trò của phụ nữ
trong phát triển kinh tế hộ và nêu lên các yếu tố tác động tới sự đóng góp của
phụ nữ vào phát triển kinh tế hộ.
Những đề xuất giải pháp của luận án về nâng cao vai trò của phụ nữ
trong phát triển kinh tế hộ tại huyện Ba Vì sẽ góp phần tích cực vào mục tiêu
bình đẳng giới đang được thực hiện bởi Chính phủ Việt Nam hiện nay.
6. Kết cấu của luận án
Kết cấu của Luận án gồm 3 phần: Phần mở đầu; Phần nội dung nghiên cứu;
Kết luận và kiến nghị.
Phần nội dung nghiên cứu gồm các chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động phát triển kinh tế hộ
gia đình
Chương 4: Các yếu tố tác động đến vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế hộ gia đình
20


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu về vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế hộ
gia đình
Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, chính sách đổi mới và mở cửa từ năm 1986 đã mang lại
nhiều thay đổi về kinh tế và những thay đổi trong quan hệ giới và gia đình. Sự
đa dạng hóa, công nghiệp hóa và tư nhân hóa nền kinh tế đã tạo điều kiện cho
các cá nhân phát triển, đặc biệt là tạo ra các cơ hội để phụ nữ tham gia các
hoạt động phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vị trí kinh tế của phụ nữ thay đổi một
cách tích cực không có nghĩa là những trách nhiệm trong gia đình của họ được

giảm nhẹ. Nhiều nghiên cứu về quan hệ gia đình theo giới và phân công lao
động đã khẳng định rằng so với nam giới, phụ nữ vẫn tiếp tục đảm nhiệm
nhiều hơn các công việc trong gia đình, đặc biệt là những công việc tái sản
xuất như chăm sóc gia đình và các công việc nhà, nhất là khi những dịch vụ
tương tự do nhà nước cung cấp đã bị cắt giảm và thương mại hóa và tư nhân
hóa như là hệ quả của chính sách đổi mới. Trần Thị Vân Anh (1996), Long và
cộng sự (2002).
Nghiên cứu về sự đóng góp của phụ nữ trong hoạt động kinh tế của gia
đình được nhiều tác giả quan tâm với các góc độ tiếp cận khác nhau. Nhiều tác
giả cho rằng việc chú trọng đến mỗi gia đình như là một đơn vị kinh tế độc
lập, như trọng tâm của công cuộc đổi mới, đã vô hình chung củng cố thêm
niềm tin và thực hành của Nho giáo về vị trí thích hợp của nam và nữ trong xã
hội. Khuất Thu Hồng (1998), Trần Thị Vân Anh (2000). Là trong số những
nhà nghiên cứu thể hiện mối quan tâm đặc biệt với mối quan hệ gia đình và sự
phân công lao động đi kèm theo đó, một số người đã lưu ý rằng so với nam
giới, phụ nữ vẫn phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn trong gia đình. Điều
này đặc biệt đúng đối với những nhiệm vụ truyền thống như chăm sóc con cái
và làm nội trợ, khi nhiều dịch vụ của nhà nước đã bị cắt giảm, được thương
mại hoá hay tư nhân hoá Trần Thị Vân Anh (1996), Long và cộng sự (2002).
21


Hơn nữa, không nhất thiết lúc nào sự tham gia vào các hoạt động kinh tế tăng
lên có nghĩa là quyền ra quyết định của phụ nữ cũng tăng lên so với nam giới.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng mặc dù phụ nữ chịu trách nhiệm chính đối
với các quyết định liên quan đến quản lý gia đình, nhưng họ vẫn phải hỏi ý
kiến người chồng trước khi có bất kỳ chi tiêu tài chính nào. Điều này khẳng
định một thực tế rằng quyền quyết định các công việc chính trong gia đình vẫn
luôn thuộc về người đàn ông.
Ở Việt Nam tiêu biểu cho các đề tài công trình này phải kể đến các tác

giả như Trần Thị Vân Anh (1996), Đỗ Thị Bình và cộng sự (2004). Những
kết quả nghiên cứu của các đề tài, công trình khoa học này có ý nghĩa rất lớn,
là những tài liệu tham khảo có giá trị để triển khai nghiên cứu về vai trò của
phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, do bị quy định bởi
mục tiêu nghiên cứu và phương pháp tiếp cận, các kết quả nghiên cứu đó mới
thể hiện được chủ yếu trên các bình diện: vai trò của phụ nữ đối với việc phát
triển kinh tế gia đình; vai trò của gia đình đối với việc hình thành và phát
triển nhân cách con người Việt Nam; thực trạng gia đình Việt Nam trên các
mặt cơ cấu, quy mô và các mối quan hệ bên trong của gia đình; thực trạng và
tính quy luật của quá trình chuyển đổi các chức năng gia đình từ truyền
thống sang hiện đại… trong đó, quan hệ giới được các tác giả đặc biệt quan
tâm. Ví dụ, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế- xã hội đã được đề cập
trong nghiên cứu: “Phụ nữ, giới và phát triển” (1996), của tác giả Trần Thị
Vân Anh. Đây không chỉ là một công trình nghiên cứu mang đậm tính lý
luận, mà còn là một công trình có tính thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới. Vai trò của phụ nữ cũng
được xem xét từ góc độ xã hội học trong cuốn “Xã hội học về giới và phát
triển”(2000), của Lê Ngọc Hùng và Nguyễn Thị Mỹ Lộc và “Xã hội học về
giới” (2008) của Hoàng Bá Thịnh.
Vai trò người phụ nữ nông thôn được xem là đối tượng của khá nhiều
nghiên cứu có thể kể đến như Nguyễn Thị Kim Hoa (1995, 2000), Hoàng Bá
Thịnh (2002), Nguyễn Linh Khiếu (2001). Trong nghiên cứu về “Vai trò của
người phụ nữ nông thôn trong gia đình” (1995) tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa
22


×