Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hát Xoan từ năm 2000 đến năm 2011 : Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 56

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TRẦN THU HẰNG

ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO BẢO TỒN,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA HÁT XOAN
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2011

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TRẦN THU HẰNG

ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO BẢO TỒN,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA HÁT XOAN
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2011

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Mã số:

60 22 56



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà

Hà Nội - 2014


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chƣơng 1: CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA
HÁT XOAN DƢỚI SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005 ................................................................. 7

1.1. Phú Thọ - quê hương của dân ca Xoan .......................................................... 7
1.1.1. Giới thiệu chung về Phú Thọ............................................................... 7
1.1.2. Vài nét khái quát về hát Xoan và khái niệm về di sản văn hóa,
bảo tồn, phát huy di sản văn hóa ......................................................... 15
1.2. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác bảo tồn, phát huy di sản văn
hóa hát Xoan từ năm 2000 đến năm 2005 ........................................... 21
1.2.1. Thực trạng của hát Xoan trước năm 2000 ......................................... 21
1.2.2. Chủ trương bảo tồn, phát huy di sản văn hóa hát Xoan của
Đảng, Nhà nước và Đảng bộ tỉnh từ năm 2000 đến năm 2005 ........... 25
1.2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện ............................................................... 29
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO BẢO TỒN, PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA HÁT XOAN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM
2011 ....................................................................................................... 33

2.1. Yêu cầu khách quan đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy di sản văn
hóa hát Xoan ........................................................................................ 33
2.1.1. Tình hình dân ca Xoan ...................................................................... 33

2.1.2. Yêu cầu khách quan cần đẩy mạnh bảo tồn, phát huy giá trị di
sản văn hóa hát Xoan trong điều kiện mới .......................................... 35
2.2. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn
hóa hát Xoan từ năm 2006 đến năm 2011 ........................................... 39
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh ............................................................ 39
2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện ............................................................... 42
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ......................................... 56


3.1. Nhận xét ....................................................................................................... 56
3.1.1. Kết quả............................................................................................... 56
3.1.2. Hạn chế .............................................................................................. 66
3.2. Một số kinh nghiệm ..................................................................................... 69
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 79
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 84


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

DSVHDG

: Di sản văn hóa dân gian


HĐND

: Hội đồng nhân dân

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNESCO

: Tổ chức Khoa học, Văn hóa, Giáo dục của Liên hiệp quốc

VHTT

: Văn hóa thể thao

VH, TT& DL

: Văn hóa, Thể thao và Du lịch



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phú Thọ là vùng đất cổ có bề dày truyền thống lịch sử và văn hiến . Trải
qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước, giữ nước, vùng đất ấy, con người ấ y
đã sản sinh ra mô ̣t nề n văn hóa dân gian vô cùng phong phú như: Văn ho ̣c dân
gian (Ca dao, tục ngữ); Phong tu ̣c, tâ ̣p quán , tín ngưỡng (Tục kết nghĩa , hô ̣i
làng, tín ngưỡng thờ thần , tín ngưỡng phồn thực ); Âm nha ̣c dân gian (hát Ví,
hát Đúm, hát Xoan , hát Xẩm… ), thể loa ̣i nào cũng đâ ̣m đà bản sắ c dân tô ̣c ,
giàu màu sắc địa phương và có giá trị to lớn trong đời sống con người đất Tổ .
Cho đế n nay, trải qua những thăng trầm của lịch sử , với những biế n đổ i
của cuộc sống nhưng các giá trị văn hóa đó không mất đi mà vẫn bả

o lưu

đươ ̣c nhiề u yế u tố nguyên sơ, cổ truyề n , góp phần làm giàu thêm bản sắc vă n
hóa của dân tộc Việt Nam.
Với xu hướng hô ̣i nhâ ̣p hiê ̣n nay, Đảng và Nhà nước chủ trương mở
rô ̣ng quan hê ̣ mo ̣i mă ̣t với tấ t cả các nước trên thế giới , đă ̣c biê ̣t là các nước
trong khu vực . Trong đó , giao lưu, tiế p thu, học hỏi những tinh hoa văn hóa
của nhân loại là cần thiết. Quá trình giao lưu đó sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho sự
giao lưu tiế p biế n văn hóa , song mă ̣t khác cũng đă ̣t ra những thách thức cho
viê ̣c bảo tồ n , phát huy bản sắc văn hóa tốt đe ̣p của dân tô ̣c, nhấ t là những giá
trị văn hóa phi vật thể trong sự phát triển của đất nước.
Để tâ ̣n du ̣ng đươ ̣c những thuâ ̣n lơ ̣i , vươ ̣t qua đươ ̣c những thách thức ,
vấ n đề đă ̣t ra là phải có đươ ̣c đinh
̣ hướng và giải pháp n hằ m tăng cường mố i
tương thić h giữa bảo tồ n và phát triể n di sản văn hóa dân tô ̣c với phát triể n
kinh tế - xã hội. Có thể nói, đây không chỉ là nhiê ̣m vu ̣ cu ̣ thể mà cũng là đinh
̣
hướng, giải pháp trong việc nghiên cứu , xây dựng và phát triể n đời số ng văn

hóa, giữ gìn truyề n thố ng văn hóa tố t đe ̣p của dân tô ̣c.

1


Trong nhiề u năm qua , Đảng, Nhà nước và nhân dân hết sức quan tâm
tới vấ n đề gin
̀ giữ các di sản văn hóa dân tô ̣c , tạo điều kiện làm số ng dâ ̣y mo ̣i
tiề m năng thúc đẩ y sự tăng trưởng kinh tế và tiế n bô ̣ xã hô ̣i . Nghị quyết Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa VIII (1998) đã nêu rõ
khái niệm di sản văn hóa và khẳng định nhiệm vụ bảo tồn , phát triển các di
sản văn hóa trong bối cảnh mới của nước ta: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá ,
gắ n kế t cô ̣ng đồ ng dân tô ̣c , là cốt lõi của bản sắc dân tộc , cơ sở để sáng ta ̣o
những giá tri ̣mới và giao lưu văn hóa . Hế t sức coi tr ọng bảo tồn , kế thừa ,
phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian ), văn hóa
cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể”.
Để bảo tồn giá trị văn hóa dân gian, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng hồ sơ đề
nghị tổ chức UNESCO công nhận “hát Xoan” là Di sản văn hóa phi vật thể
của thế giới. Ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6, Ủy ban liên chính phủ
về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali Indonesia, hồ sơ hát Xoan - Phú Thọ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi
vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp.
Hòa vào không khí chung của cả nước , dưới sự lañ h đa ̣o của Đảng bô ̣
tỉnh, nhân dân Phú Tho ̣ đã hăng hái hưởng ứng tham gia vào sự

nghiê ̣p bảo

tồ n, phát huy những giá tri ̣di sản văn hóa, đă ̣c biê ̣t là văn hóa phi vâ ̣t thể .
Trên cơ sở nhâ ̣n thức tầ m quan tro ̣ng của vấ n đề

, tác giả lựa chọn


nghiên cứu đề tài: “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị
di sản văn h óa hát Xoan Phú Thọ từ năm 2000 đến năm 2011”, với mong
muố n góp phầ n tìm hiể u , nghiên cứu mô ̣t số vấ n đề về văn hoá của tỉnh Phú
Thọ, đă ̣c biê ̣t nghiên cứu đường lố i của Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam trong thời
kỳ đổi mới được Đảng bô ̣ Phú Tho ̣ quán triê ̣t vâ ̣n du ̣ng trên liñ h vực văn hóa.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hát Xoan là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống địa
phương với nhiề u làn điê ̣u khác nhau , đươ ̣c diễn xướng bở i các yế u tố nghê ̣

2


thuâ ̣t dân gian tổ ng hơ ̣p : Ca, múa, nhạc, sân khấ u . Trước Cách ma ̣ng Tháng
Tám năm 1945, hát Xoan tồn tại nhưng không được giai cấp phong kiến và
thực dân Pháp chú tro ̣ng nghiên cứu để bảo tồ n và phát triể n . Sau cách ma ̣ng,
đă ̣c biê ̣t là từ sau năm 1954 trở la ̣i đây , hát Xoan đã thu hút được nhiều nhà
nghiên cứu và trở thành đề tài hấ p dẫn với nhiề u tổ chức

, cá nhân trong và

ngoài tỉnh nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị của dân ca Xoan.
Do tầ m quan tro ̣ng của vấ n đề , trong thời gian qua , có các công trình
nghiên cứu của cá nhân và tâ ̣p thể các nhà nghiên cứu âm nhạc, nhà khoa ho ̣c
liên quan đế n vấ n đề này, cụ thể như sau:
Nhạc sỹ Nguyễn Đ ăng Hòe (1958) đã cho in rônêô tài liê ̣u về “

Hát

Ghẹo”. Nhạc sỹ Tú Ngọc (1958) đã có công triǹ h nghiên cứu “ Hát Xoan, dân

ca Phú Thọ” do Phòng Nghiên cứu âm nha ̣c dân gian, Vụ Nghệ thuật, Bô ̣ Văn
hóa (nay thuô ̣c Bô ̣ Văn hóa Thể thao và Du lịch) in rônêô nhằ m giới thiê ̣u mô ̣t
số làn điê ̣u Xoan cổ để phu ̣c vu ̣ nhân dân.
Tiế p theo các công triǹ h nghiên cứu trên , Vũ Ngọc Phan (1976) trong
cuố n “Tục ngữ, ca dao, dân ca Viê ̣t Nam ” đã coi hát Xoan , hát Ghẹo ở Phú
Thọ là một yếu tố quan trọng trong kho tàng dân ca phong phú của đấ t nước.
Hai nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Nguyễn Khắ c Xương và Dương
Huy Thiê ̣u (1979) trong cuố n “Hát Xoan, hát Ghẹo Vĩnh Phú” đã cung cấp cho
bạn đọc một cái nhìn tương đố i toàn diê ̣n về hát Xoan , hát Ghẹo vùng đất Tổ
qua sự tổ ng hơ ̣p, đánh giá, phân tích, giới thiê ̣u mô ̣t cách khoa ho ̣c, hê ̣ thố ng.
Sở Văn hóa tin
̉ h Viñ h Phú (1986) đã xuấ t bản cuố n “Đi ̣a chí Viñ h Phú Văn hóa dân gian đất Tổ”.
Tú Ngọc (1997) có cuốn “Hát Xoan dân ca lễ nghi - phong tục ”, Nhà
xuấ t bản Âm nha ̣c - Viê ̣n Âm nha ̣c. Các tài liệu nghiên cứu hát Xoan của PGS
Tú Ngọc và phần viết về hát Xoan trong cuốn “ Đi ̣a chí Viñ h Phú , Văn hóa
dân gian đấ t Tổ ” của Sở Văn hóa tin̉ h Viñ h Phú đã nêu những vấ n đề về
nguồ n gố c phát sinh , quá trình phát triển và bản chất của thể loại hát Xoan .

3


Đặc biệt, tác phẩm đã trình bày khá chi tiết quá trình diễn xướng , những giá
trị về văn chương (lời ca) và âm nhạc của hát Xoan.
Với sự cấ p thiế t cầ n phải khôi phu ̣c và bảo tồ n hát Xoan, năm 1994, lầ n
đầ u tiên Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Phú đã tổ chức H ội thảo khoa học
dân ca Xoan , Ghẹo nhằm khẳ ng đinh
̣ giá tri ̣khoa ho ̣c đić h thực của Xoan

,


Ghẹo với phương hướng bảo tồn và phát triển các loại hình văn hóa này.
Sau sự kiê ̣n trên , năm 2008, Hô ̣i Văn nghê ̣ dân gian đã giới thiê ̣u cuố n
sách “ Hát Xoan ở Phú Thọ”

do hô ̣i viên Nguyễn Khắ c Xương sưu tầ m

,

nghiên cứu, biên soa ̣n nhằm thiế t thực góp phầ n bảo tồ n , phát huy giá trị văn
hóa của di sản hát Xoan cổ hiện còn được lưu tại xã Kim Đức và làng An Thái
xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Tho ̣.
Những công trình nghiên cứu trên tuy ở nhiề u góc đô ̣ khác nhau , song
nói chung đều khái quát được nguồn gốc , đă ̣c điể m và những giá tri ̣của dân
ca Xoan. Đó là nguồ n tài liê ̣u quí báu gơ ̣i mở , giúp tác giả hiểu t hêm để kế
thừa, tìm được hướng giải quyết nhiệm vụ của luận văn đặt ra . Tuy nhiên, cho
đến nay chưa có công trình khoa học nào tập trung nghiên cứu về

: Đảng bộ

tỉnh Phú Thọ lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Hát Xoan Phú
Thọ từ năm 2000 đến năm 2011.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cƣ́u
3.1 Mục đích
Đề tài tâ ̣p trung làm sáng tỏ quan điể m

, đường lố i , các chủ truơ ng,

Nghị quyết của Đảng bô ̣ Phú Tho ̣ và quá triǹ h tổ chức, chỉ đạo thực hiện công
tác bảo tồn, phát huy giá trị dân ca Xoan đất Tổ từ năm 2000 đến năm 2011.
Từ đó , rút ra các đánh giá , kinh nghiê ̣m trong quá trình bảo tồ n di sản văn

hóa, góp phần nâng cao hiểu biết về vai trò , tầ m quan tro ̣ng của các t ầng lớp
nhân dân tin
̉ h Phú Tho ̣ nói chung và Đảng bô ̣ tin̉ h nói riêng trong sự nghiê ̣p
bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương và trong cả
nước.

4


3.2. Nhiê ̣m vụ
Tìm hiểu cơ sở văn hóa dân gian địa phương

, đặc biệt là nguồn gốc

hình thành và giá trị của dân ca Xoan.
Phân tích chủ trương , sự chỉ đạo bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa hát
Xoan của Đảng bô ̣ Phú Tho ̣ giai đoa ̣n từ năm 2000 đến năm 2011.
Tìm hiểu thực tiễn quá trình c hỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng ,
nêu lên những thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đề tài tâ ̣p trung nghiên cứu quá trình Đảng bô ̣ tỉnh Phú Tho ̣ lañ h đa ̣o
công tác bảo tồ n , phát huy giá trị văn hóa phi vật thể - Hát Xoan, giai đoa ̣n từ
năm 2000 đến năm 2011.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nô ̣i dung: Đề tài tâ ̣p trung nghiên cứu những đường lố i , chủ trương,
chính sách của Đảng bộ Phú Thọ với công tác bảo tồn, phát huy giá trị dân ca
Xoan từ năm 2000 đến 2011.
Về thời gian: Luâ ̣n văn giới ha ̣n từ năm 2000 đến năm 2011
Về không gian: Trên điạ bàn tin̉ h Phú Tho ̣ hiện nay.

5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cƣ́u và nguồn tƣ liệu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luâ ̣n chung của chủ nghiã Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về di sản văn hóa và công tác bảo
tồ n, phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vâ ̣t thể.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic được sử dụng chủ yếu trong
luận văn. Ngoài ra, trong luận văn còn sử du ̣ng các phương pháp phân tích, so
sánh, tổ ng hơ ̣p, thố ng kê, khai thác tài liê ̣u, xử lý thông tin…

5


5.3. Nguồn tư liệu
- Luận văn sử dụng nguồn tư liệu được khai thác từ các cơ quan lưu
trữ, văn kiện, thống kê, bao gồm các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông báo của tổ
chức Đảng ở Trung ương và địa phương, số liệu thống kê, điều tra;
- Tài liệu được khai thác từ các công trình nghiên cứu liên quan (báo,
tạp chí, đề tài khoa học, chuyên khảo);
- Ngoài ra nguồn tư liệu được khai thác từ các nhân chứng lịch sử, qua
khảo sát điền dã.
6. Đóng góp của luâ ̣n văn
- Góp phần bổ sung thêm những tư liê ̣u mới về hát Xoan và

khẳng

định giá trị của hát Xoan trong kho tàng văn hóa phi vật thể của dân tộc và
nhân loại;
- Góp phần làm rõ thêm vấ n đề đang nghiên cứu trên hai phương diê ̣n :

Chủ trương, đường lố i của Đả ng bô ̣ tỉnh về quá triǹ h bảo tồ n , phát huy giá trị
văn hóa phi vâ ̣t thể - hát Xoan Phú Thọ và thực tiễn của quá trình thực hiện
đường lố i chủ trương đó . Từ đó , rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm nhằm
nâng cao công tác bả o tồ n, phát huy giá trị dân ca Xoan nói riêng và việc bảo
vê ̣ các di sản văn hóa phi vâ ̣t thể nói chung.
7. Cấ u trúc của luâ ̣n văn
Ngoài phần mở đầu , kế t luâ ̣n , phụ lục , luâ ̣n văn đươ ̣c chia thành

3

chương:
Chƣơng 1: Công tác bảo tồ n, phát huy giá trị di sản văn hóa hát Xoan
dưới sự lañ h đa ̣o của Đảng bô ̣ tin̉ h Phú Thọ từ năm 2000 đến năm 2005.
Chƣơng 2: Đảng bô ̣ tin̉ h Phú Tho ̣ lañ h đa ̣o đẩy mạnh bảo tồn, phát huy
giá trị di sản văn hóa hát Xoan từ năm 2006 đến năm 2011.
Chƣơng 3: Nhận xét và mô ̣t số kinh nghiê ̣m.

6


Chƣơng 1
CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI SẢN VĂN HÓA HÁT XOAN DƢỚI SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH PHÚ THỌ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Phú Thọ - quê hƣơng của dân ca Xoan
1.1.1. Giới thiệu chung về Phú Thọ
a. Điều kiện tự nhiên
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía bắc, nằm ở vị trí
21o - 22 o vĩ Bắc và 105o kinh Đông. Phía Đông Bắc giáp với Vĩnh Phúc, phía
Tây giáp với Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hòa Bình,

phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã ba sông”, Việt Trì là cửa ngõ của
thủ đô Hà Nội. Phú Thọ nằm ở trung tâm hệ thống giao thông đường bộ,
đường sắt, đường sông từ các tỉnh thuộc Tây Bắc, Đông Bắc đi Hà Nội, là cầu
nối kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với
các tỉnh miền núi Tây Bắc.
Cách đây vài nghìn năm, Phú Thọ thuộc trung tâm của nước Văn Lang
cổ đại thời các vua Hùng dựng nước. Trong quá trình thăng trầm của lịch sử,
tên gọi và địa giới thay đổi nhiều lần. Đến ngày 6/11/1996, Quốc hội khóa IX,
kỳ họp thứ X đã thông qua Nghị quyết về “Việc chia và điều chỉnh địa giới
hành chính một số tỉnh”, trong đó có tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Từ
ngày 1/1/1997, tỉnh Phú Thọ chính thức đi vào hoạt động độc lập. Hiện nay,
tỉnh Phú Thọ có 3.533,4 km2 diện tích tự nhiên và 1.313.926 nhân khẩu; gồm
13 huyện, thành, thị (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 11 huyện: Thanh
sơn, Tân Sơn, Yên lập, Cẩm Khê, Thanh Thủy, Tam Nông, Hạ Hòa, Thanh
Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh) và 277 đơn vị hành chính cấp xã.
Là tỉnh miền núi phía Bắc nhưng địa hình Phú Thọ vừa có tính chất
miền núi, trung du vừa có tính chất đồng bằng. Sự đa dạng về địa giới đã tạo

7


cho vùng đất này một cảnh quan địa mạo đa dạng, là nơi hội tụ nhiều cảnh
quan thiên nhiên phong phú, hấp dẫn, nhiều danh lam thắng cảnh có giá trị
như: Suối Tiên, rừng nguyên sinh Xuân Sơn, khu nước khoáng Thanh Thủy…
Không chỉ vậy, Phú Thọ còn là vùng đất cổ, là nơi nổi tiếng có nhiều di tích
lịch sử văn hóa đặc sắc từ thời đại Hùng Vương. Ở vùng đất này có nhiều tên
làng, tên núi, tên sông đã đi vào lịch sử. Ven theo các con sông Thao, sông
Đà, sông Lô, có thể nhận thấy các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, các
sản phẩm và tác phẩm văn hóa dân gian bảo lưu được rất nhiều giá trị cổ xưa.
Từng tấc đất đều in bóng dáng cha ông, mỗi bước đi là một bước gặp di tích

lịch sử.
Không chỉ nhiều di tích lịch sử cổ xưa mang đậm dấu ấn quá trình dựng
nước và giữ nước thời đại Hùng Vương, Phú Thọ còn là nơi lưu giữ nhiều giá
trị văn hóa dân tộc đặc sắc của tổ tiên mang tính giáo dục truyền thống uống
nước nhớ nguồn như: Lễ hội Đền Hùng, hội Phết, hội Đào Xá… Nhiều trò
diễn, truyền thuyết - huyền thoại về dựng nước, truyện cười giàu tính nhân
văn, mang nét đặc sắc của vùng đất Tổ, đặc trưng văn hóa Lạc Hồng.
Có thể khẳng định rằng, tất cả yếu tố thiên nhiên, xã hội đã tạo điều
kiện thuận lợi cho Phú Thọ nảy sinh và phát triển một nền văn hóa dân gian
vô cùng phong phú bao gồm nhiều thể loại: Ca dao, tục ngữ, âm nhạc, truyện
kể truyền miệng, trò diễn, phong tục tập quán, lễ hội… Thể loại nào cũng đậm
đà tính dân tộc, giàu màu sắc địa phương, vừa bảo lưu nhiều yếu tố nguyên sơ
truyền thống vừa tiếp thu sáng tạo tinh hoa văn hóa của các vùng miền cả
nước và của nhân loại.
Bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi, những tiền đề về kinh tế, văn
hóa, xã hội cũng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp bảo tồn, phát triển nền
văn hóa dân gian nơi đây.

8


b. Vài nét về kinh tế - văn hóa - xã hội
Sau khi tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc thắng
lợi, Việt Nam bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
cả nước. Trong không khí phấn khởi, hòa vào niềm vui chung của dân tộc,
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ bắt tay vào công cuộc khôi phục, phát
triển kinh tế - xã hội với tinh thần “Tất cả để xây dựng CNXH, tất cả vì Tổ
quốc giàu mạnh và hạnh phúc của nhân dân”, bằng chủ trương, biện pháp cụ
thể, tích cực phù hợp với tình hình của địa phương. Đặc biệt, từ sau khi đường
lối đổi mới của Đảng (1986) được quán triệt và triển khai sâu rộng trong đời

sống nhân dân, toàn tỉnh đã ra sức phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bước
đầu đạt được những kết quả quan trọng.
Về kinh tế: Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế
biến nông - lâm sản. Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây
dựng, công nghiệp dệt, may vì nơi đây có nguồn nguyên liệu, lực lượng lao
động tại chỗ. Phú Thọ đã xây dựng được một số khu công nghiệp, cụm công
nghiệp và đầu tư với tốc độ nhanh, có sự phát triển tổng hợp của các ngành
kinh tế công nghiệp - nông lâm nghiệp.
Về xã hội: Mặc dù trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng
tình hình giáo dục, y tế của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Công
tác giáo dục được duy trì về số lượng và chú trọng về chất lượng. Điểm nổi
bật trong giáo dục của tỉnh là sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và
xã hội; tình hình xã hội hóa giáo dục ngày càng phát triển.
Về văn hóa: Các hoạt động văn hóa của tỉnh cũng được triển khai tích
cực. Thực hiện nếp sống mới theo tinh thần Chỉ thị 211, Chỉ thị 54 Ban Bí thư
của Trung ương Đảng “Về việc tăng cường vận động thực hiện nếp sống mới,
bài trừ hủ tục mê tín dị đoan, xóa bỏ tệ nạn xã hội, quyét sạch văn hóa phản
động, đồi trụy”. Đến năm 1985, hầu hết các đơn vị xã, phường trong toàn tỉnh
đã xây dựng được quy ước thực hiện nếp sống văn hóa với việc cưới, tang, bài

9


trừ mê tín dị đoan. Trên 70% số gia đình trong toàn tỉnh được cấp giấy chứng
nhận đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa”. Phong trào văn nghệ quần chúng tiếp
tục được phát động trong cơ quan, xí nghiệp và địa phương. Hệ thống câu lạc
bộ, nhà văn hóa, hoạt động triển lãm được tổ chức, đáp ứng nhu cầu hưởng
thụ văn hóa của nhân dân. Hệ thống đài phát thanh và truyền thanh được mở
rộng tới từng địa phương trong toàn tỉnh, các thông tin, tuyên truyền được
phát triển mở rộng.

Trong những thành tựu văn hóa Đảng bộ và nhân dân tỉnh đạt được thời
kỳ đổi mới không thể không kể đến những kết quả đạt được trong công tác
bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân gian đất Tổ.
Với đặc điểm vị thế là “vùng đất cội nguồn” của dân tộc Việt Nam, Phú
Thọ ẩn chứa trong mình nhiều loại hình văn hóa dân gian đặc sắc, phong phú
về chủng loại, đa dạng về nội dung, màu sắc. Chính vì vậy, việc bảo tồn, phát
huy di sản văn hóa luôn giành được sự quan tâm và chú trọng của Đảng bộ
tỉnh nói riêng, của Đảng và Nhà nước ta nói chung, bởi đây là những chứng
cứ lịch sử quan trọng để khẳng định Việt Nam là một trong những cái nôi của
loài người.
Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ hơn về công tác bảo tồn, phát huy các di
sản văn hóa đất Tổ, trước hết cần tìm hiểu khái quát các di sản văn hóa dân
gian đất Tổ trong sự nghiệp bảo tồn bản sắc văn hóa của tỉnh nói riêng và của
Việt Nam nói chung.
c. Một số loại hình văn hóa dân gian
Phú Thọ là tỉnh có lịch sử lâu đời, là vùng hợp lưu của 3 con sông, là
nơi sinh tụ của người Việt cổ thời các vua Hùng dựng nước. Phú Thọ tự hào
là cội nguồn dân tộc. Tại đó, những giá trị vật chất, tinh thần của dân tộc ta
thời cổ đại, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử những giá trị đó vẫn để
lại những dấu ấn đậm nét trong tự nhiên, trong tính cách con người, trong sinh
hoạt hàng ngày và đặc biệt là trong nền văn hóa dân gian đặc sắc của vùng đất

10


này. Nét đặc sắc ấy được biểu hiện trong các lễ hội dân gian, trong những câu
ca dao, tục ngữ, trong những câu truyện truyền thuyết, cổ tích, trong từng làn
điệu dân ca Xoan - Ghẹo mượt mà. Đó là những giá trị văn hóa vô cùng quý
giá, góp phần tạo cho mảnh đất nên thơ này một nền văn hóa bản địa đặc sắc
mang nặng dấu ấn văn hóa dân gian dân tộc Việt thời dựng nước.

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung giới thiệu những
nét khái quát nhất một số loại hình di sản văn hóa dân gian vùng đất Tổ còn
hiện hữu trong đời sống văn hóa của nhân dân Phú Thọ hôm nay.
Các di chỉ cổ vật
Phú Thọ là trung tâm Nhà nước Văn Lang của người Việt cổ, nơi đây
xưa kia từng là điểm hội tụ, tiếp xúc, giao lưu văn hóa với vùng lục địa phía
Bắc, vùng biển phía Đông, vùng Thanh Hóa, Nghệ An, vùng biển Trung Bộ.
Tính thống nhất của nhà nước Văn Lang được thể hiện trong các di tích khảo
cổ. Có thể khẳng định ở Phú Thọ có số lượng di chỉ, cổ vật dày đặc. Với sự
phát triển của khoa học lịch sử, đặc biệt ngành khảo cổ học, chúng ta từng
bước làm sáng tỏ sự ra đời và phát triển của người Việt cổ. Những chứng tích
thám sát ở Thu Cúc (Thanh Sơn), Sơn Vi (Lâm Thao)… đã từng bước cho
xuất lộ những tầng văn hóa thời kỳ đồ đá, tương ứng với thời kỳ con người
nguyên thủy sinh sống trên những vùng đất này. Sau Văn hóa Sơn Vi, ngành
khảo cổ đã từng bước phát hiện Văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun
với những di tích nổi bật như: Làng Cả, Gò De… Đặc biệt, qua những đợt
khai quật, các cổ vật được tìm thấy rất phong phú như: Các đồ trang sức bằng
gốm, đá, xương, sừng, nhất là những chế tác bằng đồng đã phản ánh bức tranh
đời sống con người có sự biến chuyển từ đồ đá, gốm sang đồ đồng và đồ sắt.
Việc phát hiện ra các di chỉ cổ vật đã giúp các nhà nghiên cứu lịch sử Việt
Nam giải đáp được một cách chính xác niên đại lịch sử Việt Nam từ thời
Hùng Vương cách ngày nay khoảng trên 2000 năm. Điều này không chỉ có ý
nghĩa với Việt Nam mà những hiện vật trên còn là tài sản ghi nhận bước tiến

11


hóa chung của con người khu vực ở Đông Nam Á, khẳng định một điều có ý
nghĩa quan trọng: Việt Nam là một trong những quê hương của người nguyên
thủy và Phú Thọ là nơi xây dựng nên nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt

Nam.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy trống đồng thời các Vua
Hùng và những hiện vật về đồ đá, đồ gốm, đồ đồng được chế tác tinh xảo.
Bên cạnh đó, người dân Phú Thọ còn tự hào bởi những công trình kiến trúc
nổi tiếng đạt đến trình độ cao về cả nghệ thuật tạo dáng, về tính thực dụng, về
tính tư duy biểu tượng bằng hình vẽ, đường nét trang trí có sự cách điệu rất
cao như: Đình Hữu Bổ thế kỷ XVII, đình Lâu Thượng, đình Đào Xá có bức
chạm rồng, chùa Xuân Lũng có bệ đá hoa sen khắc nổi từ thời Trần… Hơn
nữa, Phú Thọ còn nhiểu vật phẩm mỹ nghệ đồ trang sức tinh xảo, thể hiện nét
tài hoa của người nghệ sỹ.
Văn học dân gian
Văn học dân gian Phú Thọ chủ yếu được tồn tại dưới dạng truyền
miệng, được phản ánh qua các truyện kể, tục ngữ, ca dao.
Trong kho tàng truyện kể dân gian Phú Thọ, có nhiều thần thoại và
truyền thuyết. Điểm nổi bật của thần thoại, truyền thuyết nơi đây là sự gần gũi
với những khía cạnh lịch sử, luôn gắn với đời sống xã hội của con người trần
thế. Đặc biệt, Phú Thọ là nơi lưu truyền những thần thoại và truyền thuyết về
thời đại Hùng Vương như: Chuyện Hồng Bàng, chuyện Bánh chưng bánh
dày, chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh… đã góp phần quan trọng vào việc lý giải
về thời đại Hùng Vương. Thần thoại và truyền thuyết trên địa bàn Phú Thọ
phản ánh buổi bình minh của dân tộc với những nét phong phú và sinh động.
Qua các câu truyện kể, có thể hình dung khá rõ nét một xã hội có tổ chức, một
nền nông nghiệp trồng lúa nước ban đầu, mở ra một thời kỳ mới: Nền văn
minh nông nghiệp.

12


Bên cạnh những câu truyện truyền thuyết, truyện kể dân gian ở Phú
Thọ rất phong phú, đa dạng, có truyện kể về thần sông, thần đầm, thần

ghềnh… biểu tượng của các thần nước có khi là rắn, là rồng, là thuồng
luồng… Cho dù các thần thánh trong những câu truyện đó là gì đi chăng nữa,
thì nội dung của các câu truyện đều không đề cập tới cái siêu hình, cái hư vô,
huyền bí mà các nhân vật, thần linh đều tham gia vào các công việc của đất
nước như đánh giặc bảo vệ đất nước, đối phó với thiên nhiên.
Ngoài ra, Phú Thọ còn là nơi hội tụ của nhiều loại hình tự sự dân gian
với sự đa dạng về nội dung và đậm chất địa phương, thể hiện được sắc thái,
đặc điểm cảnh quan, sinh hoạt của vùng trung du Bắc Bộ như: Truyện cổ tích,
truyện làng, truyện kể thế sự, truyện cười… Các câu truyện này đều toát lên
được ước mơ, ý nghĩa tình cảm của tổ tiên ta ngày trước, phản ánh được
những truyền thống dân tộc “Có giá trị lịch sử ở bên trong các vẻ hoang
đường”.
Tục ngữ, ca dao Phú Thọ
Tục ngữ, ca dao Phú Thọ cũng mang sắc thái địa phương rõ rệt. Đa số
tục ngữ thơ ca Phú Thọ thường nói về con người, về đặc điểm địa lý, đề cập
đến cảnh sắc thiên nhiên, vẻ đẹp độc đáo của phong cảnh đất tổ Hùng Vương.
Điểm nổi bật trong ca dao, tục ngữ Phú Thọ là sự phản ánh tâm hồn, tính cách
người dân nơi đây thật hồn hậu, đằm thắm và lạc quan yêu đời.
Những làn điệu dân ca Phú Thọ
Bên cạnh dòng chảy của ca dao nói trên, Phú Thọ còn nổi tiếng với sự
mượt mà, ngọt ngào của các làn điệu dân ca, sản phẩm tinh thần phong phú
của con người đất Tổ.
Trong vốn dân ca Phú Thọ thì hát Xoan, hát Ghẹo là hai làn điệu dân ca
mang nét độc đáo và tiêu biểu nhất cho âm nhạc dân gian vùng đất Tổ. Hát
Xoan là hình thức ca hát có tính chất tôn giáo và phong tục, thường gắn với hội
mùa, thờ thành hoàng. Hát Ghẹo là hình thức hát đối đáp giao duyên của nam,

13



nữ, là lối hát phổ biến ở nhiều nơi, miền xuôi cũng như miền ngược, thường
được tổ chức vào các hội mùa Xuân, mùa Thu, hội được mùa… Xoan và Ghẹo
có nhiều làn điệu khác nhau, mỗi làn điệu lại mang một phong cách riêng tùy
theo nội dung tình cảm của từng bài ca. Đó là những khúc ca trữ tình mang tình
cảm quê hương, ca ngợi những người có công với Tổ quốc, thể hiện tình cảm
trong sáng, tha thiết của đôi lứa yêu nhau. Đây là nét đẹp văn hóa lưu lại cho
con người đời sau những phong tục tập quán, lễ nghi của tổ tiên.
Bên cạnh hình thức dân ca tiêu biểu trên, nơi đây còn phổ biến nhiều
loại dân ca quen thuộc khác như: hát Ví, hát Ống, hát Trống quân, hát Xẩm và
các loại hình ca hát của các dân tộc ít người khác như hát Vang, hát thờ các
thầy cúng, thầy mo…
Lễ hội dân gian
Lễ hội truyền thống vùng đất Tổ là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cổ
truyền của cư dân Phú Thọ nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung. Đó là
di sản vô cùng quý báu của cha ông để lại cho chúng ta hiện nay. Trải qua
hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, lễ hội truyền thống cũng giữ
một vai trò to lớn trong kho tàng văn hóa cổ truyền mang đậm bản sắc văn
hóa dân gian, tạo nên sức mạnh tinh thần cho cộng đồng dân tộc để trường tồn
và phát triển. Lễ hội truyền thống Phú Thọ là hội làng, song nhiều lễ hội lại có
ảnh hưởng lan tỏa rộng lớn như lễ hội Đền Hùng đã mang tính chất là quốc lễ.
Nét độc đáo sâu sắc nhất, phản ánh tính chất nổi bật của các lễ hội
truyền thống vùng đất Tổ là hầu hết các lễ hội đều gắn bó với sự tích thời kỳ
Hùng Vương dựng nước và giữ nước, của các anh hùng dân tộc đã lãnh đạo
nhân dân đứng lên chống giặc ngoại xâm như: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng,
Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt… Nội dung phản ánh khá rõ nét thông qua
các trò diễn, hội thi đấu vật, hội thi nấu bánh chưng hay lễ rước Lúa thần…
Một nét đặc trưng tiêu biểu khác của lễ hội truyền thống vùng đất này
là sự phản ánh nhiều mặt sinh hoạt mang tính cổ sơ nhất được hình thành và

14



lưu truyền từ thời Hùng Vương dựng nước thông qua hoạt động trò diễn thể
hiện những nghi lễ, các tín ngưỡng cổ truyền được phản ánh trong nội dung
các lễ hội mang đậm yếu tố dân gian, bản sắc của vùng đất cội nguồn. Đó là
các tục lệ cướp cầu, đánh phết ở Sơn Vi, Hiền Quan, trò diễn cướp kén ở lễ
hội làng Hương Nha, kéo lửa thổi cơm thi ở làng Đào Xá…
Có thể nói, các lễ hội truyền thống vùng đất Tổ là một hình thức ghi chép,
phản ánh trung thực lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam và quê
hương Phú Thọ nói riêng. Vai trò và ảnh hưởng của lễ hội trong đời sống văn
hóa cộng đồng cư dân trên địa bàn Phú Thọ là rất to lớn và có những tác dụng
tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Tóm lại, văn hóa dân gian có những điểm riêng, một vị trí nhất định,
một vai trò quan trọng trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam. Chúng ta
có trách nhiệm trong công cuộc sưu tầm, gìn giữ và phát huy vốn quý dân tộc
mà ông cha tích lũy qua bao đời truyền lại. Đó cũng là để đáp ứng những yêu
cầu xây dựng và phát triển một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
như Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa
VIII đã chỉ rõ.
1.1.2. Vài nét khái quát về hát Xoan và khái niệm về di sản văn hóa,
bảo tồn, phát huy di sản văn hóa
a. Khái quát về hát Xoan
Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng đất Tổ
Vua Hùng. Hát Xoan là lối hát cửa đình, được hát vào mùa Xuân hàng năm.
Để tìm hiểu kỹ về loại hình dân ca đặc sắc này trước tiên chúng ta phải tìm
hiểu lịch sử hình thành dân ca Xoan vùng đất Tổ.
Hát Xoan lúc đầu có tên gọi là hát Xuân, do Xuân là tên húy nên gọi
chệch thành Xoan. Đây là lối hát có từ rất lâu đời. Theo truyền thuyết “Sự tích
Hát Xoan” kể lại rằng: Vợ Vua Hùng mang thai tới ngày sinh nở đau bụng
mãi không đẻ được. Người hầu gái tâu rằng, có nàng Quế Hoa xinh đẹp, múa


15


giỏi, hát hay, nên đón về hát múa có thể làm đỡ đau và sinh nở được. Vợ vua
nghe lời và cho mời nàng Quế Hoa tới. Vâng lời, nàng Quế Hoa đến chầu vợ
Vua Hùng. Bấy giờ vợ vua đang lên cơn đau dữ dội mới bảo nàng Quế Hoa
đứng trước giường múa hát. Quế Hoa hát hay, tay uốn, chân đưa, người mềm
như tơ, dẻo như bún, ai cũng phải mê. Vợ Vua Hùng nghe hát xem múa,
không thấy đau nữa, sinh được 3 người con trai khôi ngô, đẹp đẽ. Khi ấy đang
là mùa Xuân, Vua Hùng hết lòng khen ngợi Quế Hoa, mới bảo các mỵ nương
học lấy các điệu hát múa đó và gọi là Hát Xuân.
Các cụ phường Xoan Phù Đức lại kể rằng: Ngày xưa có 3 anh em Vua
Hùng từ phía Bắc đến vùng đất này tìm nơi lập nghiệp. Ba vị đi qua thôn Phù
Đức vào buổi trưa và nghỉ lại ở khu rừng cùng thôn. Từ trong khu rừng, các vị
nhìn ra bãi cỏ trước mặt thấy lũ trẻ vừa chơi vừa hát, chỗ thì đánh vật kéo co…
Thấy vậy, Đức Thánh Cả liền bảo tùy tùng đem một số điệu hát dạy cho lũ trẻ.
Bởi vậy, để kỷ niệm sự kiện này, hàng năm cứ đến ngày 30 tháng Một âm lịch,
dân làng có tục cúng bánh nẳng vào buổi trưa và cúng thịt bò vào buổi chiều ở
miếu (sau này gọi là miếu Lãi Lèn). Đây là hai món ăn dân làng đã mời ba vị
Vua thời ấy. Tới ngày mùng hai, mùng ba tháng Giêng, ngày làng mở hội cầu,
dân làng diễn lại những cảnh hát xướng, kéo co, đánh vật ở Bãi Cầu, nơi xưa
kia là những điểm hát xướng, vui chơi của lũ trẻ. Cứ đến chập tối ngày hội cầu,
theo tục lệ hàng năm, phường Xoan lên hát ở miếu Lãi Lèn. Hát Xoan được
sinh ra từ đó và phường Xoan Phù Đức là phường Xoan gốc.
Những truyền thuyết về nguồn gốc, sự hình thành hát Xoan ở Phú Thọ
có khác nhau nhưng có một điểm đồng nhất, một yếu tố cơ bản, cốt lõi của hát
Xoan đó là: Lối hát tế thần dùng trong nghi thức của hội làng vào mùa Xuân,
nhằm cầu mong cho dân làng an khang thịnh vượng, thóc lúa dư thừa, thịnh
người, thịnh của, đồng thời là lối hát để nam nữ giao duyên.

Hát Xoan chỉ được hát ở những địa điểm nhất định. Theo sự thống kê
của các nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Phú Thọ có rất nhiều làng tổ chức

16


lễ hội hát Xoan là: Tử Đà. Phù Ninh, Y Kỳ, Tiên Du (Phù Ninh), Tây Cốc
(Đoan Hùng), Cao Mại, Hữu Hổ, Thanh Mai (Lâm Thao), Hương Nộn (Tam
Nông), Cổ Tích, Cẩm Đội, Nông Trang, Dữu Lâu (Thành phố Việt Trì)… và
4 phường Xoan: làng Phù Đức, làng Kim Đới, làng Thét và An Thái đều
thuộc thành phố Việt Trì khu vực kinh đô của Nhà nước Văn Lang xưa.
Hát Xoan được tổ chức thành phường gọi là phường Xoan, mỗi phường
có từ 12 đến 18 người, có một người đứng tuổi đã là kép hát nhiều năm, nắm
vững lề lối và thuộc nhiều làn điệu, biết chữ Nôm, biết tổ chức huấn luyện,
gọi là ông Trùm cùng với các đào (nữ) kép (nam) tuổi từ 18 - 20 có thanh, có
sắc. Hàng năm, phường luyện tập vào tháng Chạp để tháng Giêng đi hát,
những người đi hát không phải là vì kế sinh nhai mà nghề chính của họ vẫn là
là ruộng, làm nương, họ chỉ đi hát vào lúc nông nhàn.
Địa điểm Hát Xoan
Nơi diễn ra cuộc hát Xoan là khoang giữa cửa đình, trước bàn thờ,
xung quanh có các quan viên (chức sắc), các bô lão ngồi dự cùng các trai làng
tham gia trong cuộc hát cùng các đào, kép phường Xoan và dân làng tới xem.
Mỗi cuộc hát Xoan thường bắt đầu vào buổi sáng hoặc buổi tối do nơi sở tại
ấn định thời gian.
Thời gian tổ chức hát Xoan
Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng đất tổ Vua
Hùng. Các làn điệu Xoan cổ đều bắt nguồn từ những làng cổ nằm ở địa bàn
trung tâm Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước. Hát Xoan là tiếng hát cửa
đình thể hiện những lễ tục diễn xướng tế thần linh và được tổ chức vào mùa
Xuân, tháng Giêng và tháng Hai âm lịch theo tục giữ cửa đình, hát vào các

ngày nhất định không thay đổi. Lịch hát và các địa phương Xoan hát giữ cửa
đình là tục lệ chung cho các họ Xoan
Xã An Thái (Phù Ninh), nay thuộc về xã Phượng Lâu - Việt Trì, sáng
mùng một Tết hát ở miếu Cấm, tối ở đình Cả.

17


Xã Kim Đức (Phù Ninh), nay thuộc thành phố Việt Trì sáng mùng một
Tết hát ở đình Cả và miếu Lãi Lèn, chiều sẽ sang An Thái một nửa phường và
hát ở xóm Hội của xã, chiều mùng hai hát ở miếu Kim Đới, chiều mùng ba
hát ở miếu Lãi Lèn, chiều mùng 4 hát ở miếu Thét, tất cả đều hát qua đêm tới
sáng hôm sau thì nghỉ.
Ngày mùng 5 tháng Giêng, các họ Xoan hát ở An Đạo, Tiên Du, Tử
Đà, Phù Ninh và xã Thụy Vân thuộc thành phố Việt Trì.
Các ngày mùng 6, mùng 7 tháng Giêng, Xoan hát ở các xã: Dữu Lâu Việt Trì, Nông Trang - Việt Trì, Cao Mại - Lâm Thao.
Xã Tây Cốc - Đoan Hùng hát vào ngày mùng 9 đến ngày 11 tháng
Giêng âm lịch.
Xã Nha Môn - Phù Ninh hát Xoan vào ngày mùng 10 và ngày 13 tháng
Giêng âm lịch.
Xã Hữu Hổ - Lâm Thao hát Xoan vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch
Lề lối hát Xoan
Mỗi cuộc hát Xoan dựa, vào nội dung và cách trình bày, có thể chia
làm hai phần: Hát Lễ (hát thờ) và Hát Hội (hát trữ tình giao duyên, vui chơi
trong hội).
Phần hát Lễ là do phường Xoan hát, không có sự tham gia của trai gái
sở tại, khi hát mặt hướng lên bàn thờ, đây là phần hát đơn giản về âm nhạc,
tiết tấu và giai điệu mang tính chất trang nghiêm, cầu nguyện. Phần hát Hội là
phần trình diễn hết sức phong phú ở các lĩnh vực nội dung, lời ca, âm nhạc,
múa và diễn xướng. Không chỉ có các đào, kép phường Xoan biểu diễn mà

một số tiết mục còn có sự tham gia biểu diễn của các trai gái làng sở tại. Khi
hát trai, gái có thể quay mặt vào nhau, hoặc cùng vui, múa, diễn với khán giả
xung quanh.

18


Phong tục, tập quán của các làng Xoan
Các làng Xoan hoạt động dựa trên những phong tục, tập quán được lưu
truyền từ đời này sang đời khác, tạo thành một nét đẹp riêng biệt của văn hóa
truyền thống vùng đất Tổ.
Phong tục, tập quán riêng biệt của các làng Xoan là lệ giữ cửa đình và
tục kết nghĩa. Ở Phú Thọ có 21 làng có tục hát Xoan, nhưng chỉ có 4 làng có
người đi hát: Kim Đới (Kẻ Đới), Phù Đức, Thét (3 làng này đều thuộc xã Kim
Đức) và làng An Thái (xã Phượng Lâu). Bởi vậy, vào mùa lễ hội, 4 phường
Xoan của 4 làng sau khi khai Xuân bằng múa hát ở đình làng mình từ ngày
mùng một đến ngày mùng bốn Tết âm lịch, từ ngày mùng 5 Tết âm lịch các
phường Xoan phải chia nhau đến hát ở các cửa đình ở làng bạn. Cuộc lưu
diễn mùa Xuân của các làng Xoan kéo dài 3 tháng. Lưu giữ cửa đình quy ước
mỗi phường Xoan có một cửa đình chính để hàng năm đến hát thờ. Phường
Kim Đới giữ các cửa đình như: Hữu Hổ, Thanh Mai, Nha Môn… Phường Phù
Đức giữ các cửa đình như: Phù Ninh, Đức Bác, Y Kỳ, Tây Cốc; Phường An
Thái giữ các cửa đình như: Hương Nộn, Dữu Lâu, Cao Mại; Phường Xoan
làng Thét giữ các cửa đình Tử Du, Nông Trang, Xậu… Mặc dù có quy ước
trong lệ giữ cửa đình nhưng cũng không quá khắt khe, các phường Xoan vẫn
có thể đến hát chung với nhau ở một số cửa đình.
Phường Xoan và các làng mời Xoan đến hát gắn bó với nhau bằng tục
kết nghĩa (nước nghĩa) anh em. Phường Xoan là em, làng sở tại là anh, tình
anh em này rất được trân trọng. Tục kết nghĩa cũng quy định đào, kép của
phường Xoan không được kết hôn với trai, gái của làng mình kết nghĩa. Quy

định này đã phản ánh tình cảm trong sáng, lành mạnh trong mối quan hệ của
đào, kép phường Xoan với trai, gái làng kết nghĩa.
b. Một vài khái niệm về Di sản, bảo tồn
Khái niệm về “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa”, văn hóa dân gian
xuất hiện khá nhiều và quen thuộc trong những năm gần đây. Trên thực tế có

19


nhiều quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu lịch sử, nhà khoa học về
những khái niệm này. Thậm chí Tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục của
Liên hợp quốc cũng đã đưa ra một loạt các khái niệm cơ bản về di sản văn
hóa với những vẫn đề xoay quanh như: quy định, tiêu chuẩn để xác định một
di vật có phải là di sản văn hóa hay không… Tuy nhiên, xét trong phạm vi
nghiên cứu hẹp của đề tài, tác giả xin đưa ra những khái niệm được trích dẫn
từ Luật Di sản Văn hóa Việt Nam năm 2010.
Tại chương I Luật Di sản Văn hóa (2001) khẳng định: “Di sản Văn hóa
bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể là sản phẩm tinh
thần, vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ
này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 1).
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và
các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm
văn học, nghệ thuật và khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian,
lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về
y dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc
và những tri thức dân gian khác” (Mục 1, điều 4).
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hóa,
khoa học, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam - thắng cảnh và Di
vật” (Mục 2, điều 4).

Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII, Luật di sản văn hóa Việt Nam thông
qua ngày18/6/2009 có sửa đổi, bổ sung một số điều, trong đó quan niệm về di
sản văn hóa phi vật thể được diễn giải ngắn gọn hơn: “Di sản văn hóa phi vật
thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không
gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc
của cộng đồng, không ngừng được tái tạo, lưu truyền từ thế hệ này sang thế

20


×