Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Đảng bộ quận Hoàng Mai (Hà Nội) lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội từ năm 2004 đến năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM VĂN ĐƢƠNG

ĐẢNG BỘ QUẬN HOÀNG MAI (HÀ NỘI)
LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2016

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM VĂN ĐƢƠNG

ĐẢNG BỘ QUẬN HOÀNG MAI (HÀ NỘI)
LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2014
Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Viết Nghĩa


Hà Nội - 2016

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Văn Đương

1


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo hướng dẫn - PGS.TS Trần Viết Nghĩa - Khoa Lịch sử, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn. Thầy đã hướng dẫn, định hướng cho tôi để tôi
có thể hoàn thành luận văn .
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, các thầy cô trong khoa lịch sử, trong Bộ
môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã dạy dỗ chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình học tập.
Tôi xin cảm ơn cán bộ Phòng Tư liệu, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn và Phòng tư liệu Khoa Lịch sử, cán bộ Trung tâm thư viện
Đại học Quốc gia Hà nội, các đồng chí cán bộ Phòng Lưu trữ Quận ủy, Ủy
ban nhân dân, Phòng Lao động thương binh xã hội quận Hoàng Mai đã giúp

tôi trong quá trình sưu tầm và hệ thống tư liệu cần thiết cho luận văn.
Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực, song trình độ có hạn, luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến của quý thầy
cô và các bạn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Văn Đương

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ QUẬN
HOÀNG MAI VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỪ NĂM 2004
ĐẾN NĂM 2010 ............................................................................................... 9
1.1. Đặc điểm quận Hoàng Mai và yêu cầu khách quan thực hiện
CSXH ở quận Hoàng Mai từ năm 2004 đến năm 2010 ............................ 9
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa- xã hội quận Hoàng Mai ........ 9
1.1.2. Thực trạng thực hiện CSXH trên địa bàn và yêu cầu khách quan về
thực hiện CSXH của quận Hoàng Mai ..................................................... 14
1.2. Đảng bộ quận Hoàng Mai quán triệt và vận dụng CSXH của Đảng
và thành phố Hà Nội vào chỉ đạo thực hiện CSXH ở địa phƣơng từ
năm 2004 đến năm 2010 ............................................................................ 19
1.2.1. Những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về CSXH
trong thời kỳ quá độ lên CNXH ............................................................... 19
1.2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện CSXH của Đảng bộ quận
Hoàng Mai từ năm 2004 đến năm 2010 ................................................... 30

Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 41
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ QUẬN HOÀNG MAI ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2014 ...................................... 44
2.1. Những vấn đề mới đặt ra đối với Đảng bộ quận Hoàng Mai về
CSXH .......................................................................................................... 44
2.1.1. Thuận lợi ........................................................................................ 44
2.1.2. Khó khăn ........................................................................................ 45
2.2. Đảng bộ quận Hoàng Mai vận dụng chủ trƣơng của Đảng lãnh đạo
thực hiện CSXH từ năm 2010 đến năm 2014 .......................................... 47
2.2.1. Chủ trương của Đảng về CSXH từ năm 2010 đến năm 2014........ 47
2.2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ quận Hoàng Mai về thực
hiện CSXH từ năm 2010 đến năm 2014 .................................................. 52
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 61

3


Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH
ĐẢNG BỘ QUẬN HOÀNG MAI LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CSXH TỪ
NĂM 2004 NĂM 2014 ................................................................................... 64
3.1. Nhận xét ............................................................................................... 64
3.1.1. Về ưu điểm ..................................................................................... 64
3.1.2. Về hạn chế ...................................................................................... 70
3.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................ 73
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89

4



BẢN CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CSXH

: Chính sách xã hội

HĐND

: Hội đồng nhân dân

MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc

UBND

: Uỷ ban nhân dân

5


6


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Chính sách xã hội là bộ phận cấu thành chính sách chung của một chính
đảng hay một chính quyền nhà nước hướng tới lĩnh vực xã hội như: đời sống
con người, nhu cầu lợi ích của các nhóm, các tầng lớp, các giai cấp, các dân
tộc trong xã hội đồng thời góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp
với mục tiêu của các quốc gia dân tộc.
Những năm gần đây Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn có những chủ
trương quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, coi đây
vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã
hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của một đất nước đang tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Với mục tiêu và động lực đó chính sách xã hội có một vị trí vô cùng quan
trọng trong hệ thống các chính sách của Đảng và nhà nước. Chính sách xã hội
góp phần tạo ra động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quận Hoàng Mai là một quận nằm ở phía Đông Nam thành phố Hà
Nội, được thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm
2003 của Chính phủ. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2004, bộ máy hành chính và các
thiết chế tương ứng của chính quyền và đoàn thể cũng được thành lập và
chính thức đi vào hoạt động. Là một quận mới, nên Hoàng Mai thu hút được
nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Với sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ
thành phố Hà Nội cũng như Quận ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ
Quận, Hoàng Mai đã, đang có tốc độ đô thị hoá diễn ra ngày một nhanh chóng
và được xếp vào tốp các quận có tốc độ đô thị hóa nhanh của thành phố Hà
Nội, với các công trình nhà chung cư cao tầng và các khu đô thị mới đang
được hoàn thiện và đi vào hoạt động. Cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng

1


thì lĩnh vực kinh tế, văn hóa - hội cũng đạt được những thành tựu nhất định

góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong Quận. Đạt
được những thành tựu kể trên ngoài việc Đảng bộ quận Hoàng Mai tập trung
chỉ đạo phát triển trên tất cả các lĩnh vực thì Đảng bộ, cán bộ, nhân dân trong
Quận cũng hết sức coi trọng việc thực hiện các chính sách xã hội. Đảng bộ
quận luôn quan tâm tạo điều kiện gắn chính sách xã hội với các chính sách
chung ở địa phương. Từ những việc làm đó, Đảng bộ quận Hoàng Mai luôn là
đơn vị đi đầu trong việc thực hiện các chính sách xã hội của thành phố Hà Nội
trong những năm gần đây.
Hoàng Mai là một quận mới, có tốc độ đô thị hóa nhanh, nằm ở cửa
ngõ phía Đông Nam thủ đô Hà Nội, là điểm qua lại, điểm trung chuyển của
nhiều phương tiện giao thông, vận tải, hàng hóa và con người ra vào trung
tâm thủ đô nên Hoàng Mai có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã
hội. Cùng với đó, cũng đặt ra nhiền vấn đề cần quan tâm giải quyết, nhất là
trên lĩnh vực xã hội như: chính sách lao động và việc làm, chính sách ưu đãi
người có công với cách mạng, công tác phòng chống tệ nạn xã hội, chính sách
giảm nghèo. Để cùng bước tiến với sự phát triển của đất nước và hoàn thành
các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà thành phố Hà Nội và quận Hoàng
Mai đề ra, Đảng bộ Hoàng Mai luôn nhận thức rõ việc thực hiện tốt chính
sách xã hội là một trong những điểm trọng tâm góp phần hoàn thành mục tiêu
và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của kinh tế địa phương cũng như kinh
tế của thành phố, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Nhận thức
được vai trò và tầm quan trọng của chính sách xã hội, Đảng bộ quận Hoàng
Mai xác định thực hiện CSXH không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà là nhiệm
vụ lâu dài xuyên suốt, là nhiệm vụ cần kíp mang tính cấp thiết trong giai đoạn
hiện nay – giai đoạn mà thủ đô Hà Nội cũng như đất nước đang phát triển
theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

2



Trước những yêu cầu cấp thiết của việc thực hiện các CSXH hiện nay.
Việc nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ quận Hoàng Mai về việc thực hiện
chính sách xã hội, từ đó rút ra những kinh nghiệm góp phần giải quyết các
vấn đề thực tiễn của Quận đang đặt ra là vấn đề cần thiết.
Bản thân tôi có một thời gian sinh sống, học tập và công tác tại quận
Hoàng Mai nên có điều kiện nắm bắt tình hoạt động của quận trên các lĩnh
vực kinh tế - xã hội, văn hóa, tư tưởng. Đó cũng là một trong những điều kiện
thuận lợi để tôi nắm bắt thông tin, sưu tầm tư liệu phục vụ cho công tác
nghiên cứu của đề tài này.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ quận Hoàng Mai (Hà
Nội) lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội từ năm 2004 đến năm 2014” để
làm luận văn thạc sỹ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
CSXH và thực hiện CSXH là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học. Cho tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về CSXH dưới các
góc độ và cách tiếp cận khác nhau.
- Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về CSXH nói chung và
quan điểm của Hồ Chí Minh về CSXH nói riêng, tiêu biểu là các công trình:
Hồ Chí Minh – Về chính sách xã hội của trung tâm Khoa học xã hội và nhân
văn quốc gia, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995. Nội dung cuốn
sách nêu lên quan điểm của Hồ Chí Minh về thực hiện CSXH đối với các tầng
lớp nhân dân như: công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội, thương binh và gia
đình thương binh liệt sỹ và người có công với cách mạng” ngoài ra cuốn sách
còn đề cập đến những vấn đề chung về CSXH dưới chế độ mới (quan điển,
đường lối và chính sách chung: dân số, lao động và việc làm, phòng chống
các tệ nạn xã hội, định hướng các giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội); Tư
tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội của Lê Sỹ Thắng (chủ

3



biên), nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. Nội dung cuốn sách đề
cập đến khái niệm “con người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ
Chí Minh về CSXH; Nghiên cứu chính sách xã hội nông thôn Việt Nam do
các tác giả Bùi Ngọc Thanh, Nguyễn Hữu Dũng, Phạm Đỗ Nhật Tân (chủ
biên). Nội dung cuốn sách làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của
CSXH ở nông thôn, phân tích nguyên nhân, thành tựu và thiếu sót, đưa ra các
quan điểm và giải pháp đối với các CSXH chủ yếu như vấn đề việc làm, vấn
đề phân hóa giàu nghèo và công bằng xã hội, vấn đề đảm bảo an sinh xã hội,
dân số; Đổi mới chính sách xã hội luận cứ và giải pháp của Phạm Xuân Nam,
nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Nội dung cuốn sách nêu lên
một số vấn đề lý luận và phương pháp luận về CSXH, mối quan hệ của CSXH
với sự chuyển đổi cơ cấu xã hội trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,
một số giải pháp và CSXH đối với các vấn đề về dân số, lao động và việc
làm; Chính sách xã hội và công tác xã hội ở Việt Nam thập niên 90 của tác
giả Bùi Thế Cường, nhà xuất bản Khoa học Xã hội Việt Nam, 2002. Cuốn
sách đề cập một số khía cạnh cơ bản của CSXH và công tác xã hội, những
nghiên cứu trường hợp người có tuổi và hệ thống an sinh xã hội, lương, biên
chế và phúc lợi xã hội doanh nghiệp; Xã hội học và Chính sách xã hội của
Bùi Đình Thanh (chủ biên), Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2004.
Nội dung cuốn sách trình bày những quan điểm lý luận và phương pháp luận
về xã hội học, nhân học, chiến lược xã hội, những phương pháp vận dụng lý
luận và thực tiễn hoạch định CSXH ở nước ta.
Nhóm các ấn phẩm trên đã thể hiện những vấn đề lý luận cơ bản về
CSXH của Đảng Cộng sản Việt Nam và quá trình triển khai thực hiện, với các
công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Chính sách xã hội và cơ chế quản lý việc
thực hiện của Trần Đình Hoan (chủ biên), nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1996. Nội dung cuốn sách, từ việc đánh giá khái quát thực trạng một số
vấn đề xã hội và CSXH, tác giả nêu lên quan điểm cơ bản của một số CSXH
4



đã được thể chế hóa và từng bước đưa vào cuộc sống như: phát triển nguồn
nhân lực và giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo hiểm xã hội, trợ cấp
xã hội, ưu đãi người có công với nước; Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
thực hiện chính sách xã hội 25 năm đổi mới (1986 – 2011), Đinh Xuân Lý,
nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2011. Nội dung cuốn sách nêu lên cơ
sở hình thành chủ trương, CSXH của Đảng trong thời kỳ đổi mới và kết quả
thực hiện CSXH; Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách xã
hội từ năm 1991 đến năm 2001, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội, 2004. Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc thực hiện chính sách xã hội từ năm
1991 đến năm 2001, từ đó khẳng định những thành tựu, hạn chế và đúc kết
kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội; Luận
án tiến sỹ của Phạm Đức Kiên: Đảng lãnh đạo kết hợp phát triển kinh tế với
thực hiện chính sách xã hội từ năm 1996 đến năm 2006. Luận án đã nêu bật
đường lối quan điểm của Đảng, quá trình tổ chức thực hiện, kết quả cũng như
kinh nghiệm của Đảng trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế với thực
hiện chính sách xã hội, qua đó gợi mở những vấn đề mang tính lý luận và
thực tiễn cho quá trình lãnh đạo của Đảng về vấn đề này ở cả trước mắt và lâu
dài; Chính sách xã hội trong đổi mới đất nước, Nguyễn Thị Hằng, Tạp chí
Cộng sản số 11-2000. Nội dung bài viết khẳng định sự đổi mới tư duy trong
hoạch định và thực hiện CSXH, những nhận thức, quan điểm mới về kinh
nghiệm 15 năm đổi mới CSXH của Đảng Cộng sản việt Nam.
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập trên những góc độ khác nhau
về cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn trong quá trình thực hiện CSXH
ở Việt Nam. Đây là cơ sở để tác giả kế thừa, tiếp tục nghiên cứu về CSXH.
Song, chưa có công trình nào nghiên cứu độc lập, có hệ thống, thời gian cụ
thể về quá trình Đảng bộ quận Hoàng Mai (Hà Nội) lãnh đạo thực hiện


5


chính sách xã hội từ năm 2004 đến năm 2014. Vì thế, đề tài này là một vấn
đề mới, không trùng lặp với các công trình nêu trên.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ quá trình Đảng bộ quận Hoàng Mai nhận thức, vận dụng chủ
trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; của Đảng bộ thành phố Hà
Nội trong lãnh đạo thực hiện CSXH ở địa bàn từ năm 2004 đến năm 2014.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ quận Hoàng Mai
nhận thức, vận dụng các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
và những chủ trương CSXH của Đảng bộ thành phố Hà Nội vào chỉ đạo thực
hiện CSXH ở địa phương từ năm 2004 đến năm 2014.
- Phân tích chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện CSXH của Đảng bộ
quận Hoàng Mai từ năm 2004 đến năm 2014.
- Nhận xét và đúc kết một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ
quận Hoàng Mai lãnh đạo thực hiện các CSXH từ năm 2004 đến 2014.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu:
Nghiên cứu quá trình Đảng bộ quận Hoàng Mai chỉ đạo thực hiện chính
sách xã hội từ năm 2004 đến năm 2014.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về nội dung: Nghiên cứu sự lãnh đạo (gồm chủ trương, chính sách và
sự chỉ đạo thực hiện) của Đảng bộ quận Hoàng Mai đối với việc thực hiện các
CSXH, tập trung vào bốn chính sách cơ bản là: lao động và việc làm; giảm
nghèo; phòng chống tệ nạn xã hội và ưu đãi người có công với cách mạn.
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong thời gian từ 2004 đến
năm 2014.

6


- Về không gian: Chủ yếu tập trung nghiên cứu tại địa bàn quận Hoàng
Mai (Hà Nội).
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin; tư
tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Đảng bộ thành phố Hà Nội về CSXH.
- Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu theo phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử; phương pháp chuyên ngành chủ yếu là phương pháp lịch sử và
phương pháp logic, kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài
ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như tổng hợp, phân tích, so
sánh, thống kê, để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa chủ trương, chính sách và sự lãnh đạo thực hiện
CSXH của Đảng bộ quận Hoàng Mai từ năm 2004 đến năm 2014.
- Rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ quận Hoàng Mai lãnh
đạo thực hiện CSXH góp phần phục vụ quá trình thực hiện CSXH ở cấp quận
trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu lịch sử
Đảng bộ quận Hoàng Mai và lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội trong thời kỳ
đổi mới.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương như sau:

7



Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ quận Hoàng Mai về
thực hiện chính sách xã hội từ năm 2004 đến năm 2010.
Chương 2: Đảng bộ quận Hoàng Mai lãnh đạo thực hiện chính sách xã
hội từ năm 2010 đến năm 2014.
Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng bộ quận
Hoàng Mai lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội từ năm 2004 đến năm 2014.

8


Chƣơng 1:
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
QUẬN HOÀNG MAI VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2010
1.1. Đặc điểm quận Hoàng Mai và yêu cầu khách quan thực hiện
CSXH ở quận Hoàng Mai từ năm 2004 đến năm 2010
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa- xã hội quận Hoàng Mai
Địa – tự nhiên
Vùng Hoàng Mai có tên Nôm là Kẻ Mơ và tên chữ là Cổ Mai, vì Mai
là tiếng Hán của Mơ, do trước kia, nơi đây người dân sinh sống chủ yếu
bằng nghề trồng cây mai. Lại có rất nhiều các giống mai được trồng nên sau
này có các địa danh như: Tương Mai, Thanh Mai, Hồng Mai, Bạch Mai,
Hoàng Mai...
Theo quyết định số 132/2003/ND-CP ngày 6 tháng 11 năm 2003 của
Thủ tướng Chính phủ, Hoàng Mai trở thành một quận nội thành của thành
phố Hà Nội, là một vùng đất nằm ở phía đông Nam thành phố Hà Nội: phía
Bắc giáp quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, phía Tây và Nam giáp huyện
Thanh Trì, phía Đông giáp sông Hồng - quận Long Biên. Trải rộng theo chiểu

từ Đông sang Tây, quận Hoàng Mai được chia làm 3 phần tương đối đều nhau
bởi đường Giải Phóng, Tam Trinh (theo trục Bắc - Nam). Là quận nội thành,
nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành phố Hà Nội. Hoàng Mai có nhiều điều
kiện, cơ hội phát triển kinh tế - xã hội. Song cũng tiềm ẩn nhiều thách thức, tệ
nạn xã hội của những vùng tiếp giáp nội thành.
Về đất đai, Hoàng Mai là vùng đất khá bằng phẳng, phần đất trong đê
sông Hồng là vùng trũng của thành phố, có nhiều ao hồ, diện tích ao hồ chủ
yếu ở các phường, Yên Sở, Lĩnh Nam, Trần Phú, Thịnh Liệt và Đại Kim.

9


Phần ngoài đê sông Hồng được bồi đắp phù sa thường xuyên tạo nên các ao
hồ, cánh đồng rau màu rộng lớn thuộc các phường Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam và
Yên Sở. Đặc biệt, đoạn sông Hồng chảy qua quận Hoàng Mai có mực nước
khá sâu so với các nơi khác, nên ở đây được lựa chọn là một trong những nơi
đặt bến cảng của thành phố Hà Nội, bến cảng lớn nhất trên địa bàn có thể kể
đến là cảng Khuyến Lương. Từ khi thành lập cho đến nay, quận Hoàng Mai là
quận có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, diện tích đất nông nghiệp ngày
càng được thu hẹp cùng với đó cơ cấu kinh tế cũng chuyển dần sang hướng
công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Điều đó làm cho tỷ trọng nông
nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng cao.
Trước những yêu cầu đó quận Hoàng mai đã từng bước tập trung sử dụng quỹ
đất theo chiều sâu, chỉ đạo hiệu quả chính sách lao động, tạo việc làm cho
người dân và triển khai các công tác giảm nghèo trên địa bàn.
Địa – hành chính
Trước năm 2003, Hoàng Mai là vùng đất thuộc quận Hai Bà Trưng và
huyện Thanh Trì. Theo Nghị định số 132 NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm
2003 của Chính phủ, quận Hoàng Mai được thành lập bao gồm 5 phường của
quận Hai Bà Trưng và 9 xã của huyện Thanh Trì. Ngày nay, đơn vị hành

chính của quận Hoàng Mai gồm 14 phường: Hoàng Liệt, Yên Sở, Vĩnh Hưng,
Định Công, Đại Kim, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Mai Động,
Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát và Hoàng Văn Thụ. Tổng diện tích tự nhiên
của quận Hoàng Mai tương đối rộng lớn lên đến 40,32 km2 với trên 363 nghìn
người [8, tr 27].
Khi mới thành lập quận Hoàng Mai với đa số người dân địa phương
đều sản xuất nông nghiệp hoặc có thành phần xuất thân từ nông nghiệp nên
quá trình hoạt động của bộ máy lãnh đạo những ngày đầu thành lập quận cũng
hết sức khó khăn. Hoàng Mai lại là cửa ngõ thủ đô Hà Nội, lại là quận mới

10


nên quá trình nhập cư của một bộ phận dân cư từ nơi khác đến, làm cho tính
chất cư dân trên địa bàn Quận ngày càng đa dạng và phức tạp, nhiều vấn đề
như: lao động, giải quyết việc làm; chính sách ưu đãi người có công với cách
mạng, phòng chống tệ nạn xã hội; chính sách giảm nghèo, đòi hỏi quận phải
có những chủ trương, giải pháp kịp thời đảm bảo cho sự phát triển bền vững
trên địa bàn quận.
Về kinh tế
Hoàng Mai trước đây là vùng đất có truyền thống sản xuất nông
nghiệp, cung cấp nhiều nông phẩm chất lượng cao cho vùng nội thành Hà
Nội. Với nhiều làng nghề ẩm thực như: làng nghề bánh cuốn Thanh Trì
(phường Thanh Trì), rượu Hoàng Mai, làng bún Tứ Kỳ, bún ốc Pháp Vân
(phường Hoàng Liệt), đậu phụ Mơ (phường Mai Động) và các làng nghề
trồng hoa, rau sạch; phường Yên Sở có lợi thế diện tích mặt nước rộng lớn
phát triển làng cá Yên Sở.
Với những nghề truyền thống đó, có thể nói Hoàng Mai là địa phương
có truyền thống sản xuất nông nghiệp. Từ cuối năm 2003 Hoàng Mai trở
thành một quận nội thành của thành phố Hà Nội nên có điều kiện thuận lợi để

phát triển kinh tế, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng. Hiện nay, Hoàng Mai là
quận có tốc độ đô thị hóa nhanh đã kéo theo các dịch vụ về ăn, nghỉ, du lịch,
giao thông - vận tải... Đó là điều kiện thuận lợi để người lao động địa phương
tiếp cận với sản xuất hàng hóa và làm quen với nền kinh tế thị trường, giúp họ
nhạy bén trong việc chuyển đổi các loại hình sản xuất, tìm kiếm sản phẩm
mới, kịp thời thích ứng với những yêu cầu của thị trường.
Sau khi ổn định về mặt địa giới hành chính, Đảng bộ quận Hoàng Mai
chỉ đạo các đơn vị chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hoàng Mai theo hướng
công nghiệp – nông nghiệp – thương mại. Đặc biệt kinh tế tư nhân ở Hoàng
Mai phát triển mạnh đã tạo việc làm tại chỗ cho cư dân địa phương, hàng năm

11


giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Hệ thống các loại hình dịch vụ thương mại đã và đang từng bước được quy hoạch đầu tư và phát triển, các
trung tâm thương mại, khu đô thị đang được hình thành ngày một nhiều trên
địa bàn. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế lâu dài
và bền vững, song, cùng với những thuận lợi đó những vấn đề về trật tự, tệ
nạn xã hội ngày càng đặt ra thách thức với công tác lãnh đạo của Đảng bộ
Quận. Đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo của Quận cần tập trung thực hiện những chỉ
đạo của Đảng, nhà nước, thành phố và có chủ trương cụ thể trong công tác
lãnh đạo trên địa bàn Quận.
Dân số và lao động
Theo “Niên giám thống kê 2014” của Cục thống kê thành phố Hà Nội
tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014 quận Hoàng Mai có tổng số dân thường
trú trên địa bàn 363 nghìn người, mật độ dân số là 9003 người/km 2 [8, tr 27].
Tuy nhiên, dân số quận Hoàng Mai phân bố không đều, tập trung dân cư
đông đúc tại các phường có địa giới hành chính giáp quận Thanh Xuân và
quận Hai Bà Trưng, thưa thớt ở các phường giáp huyện Thanh Trì và mạn
giáp sông Hồng.

Dân số tuy đông nhưng chất lượng lao động chưa cao do tư duy, nhận
thức của nền sản xuất nông nghiệp để lại. Đây là những khó khăn trong quá
trình chỉ đạo các tầng lớp thực hiện những chủ trương của Quận về đô thị hóa,
giải phóng mặt bằng… Tốc độ đô thị hóa trên địa bàn Hoàng Mai đang diễn
ra mạnh mẽ và nhanh chóng, diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp sẽ
kéo theo các vấn đề liên quan đến lao động việc làm và tệ nạn xã hội gia tăng.
Truyền thống văn hóa
Hoàng Mai là vùng đất có lịch sử lâu đời gắn bó với Thăng Long – Hà
Nội, có nhiều cư dân tứ xứ về làm ăn, sinh sống qua nhiều triều đại. Quận
Hoàng Mai ngày nay, có nhiều làng nghề ẩm thực với các món ăn ngon nổi

12


tiếng đất Hà Thành, như làng nghề bánh cuốn Thanh Trì, rượu Hoàng Mai,
bún Tứ Kỳ, bún ốc Pháp Vân. Các phường Hoàng Liệt, Vĩnh Hưng, Lĩnh
Nam có nghề trồng hoa, trồng rau sạch; làng cá Yên Sở v.v…Danh nhân văn
hóa thế giới Nguyễn Trãi đã viết trong sách Dư địa chí: Hoàng Mai có rượu
tiến vua. Rượu làng Mơ ngon nổi tiếng trong vùng, “ Rượu làng Mơ/ Cờ Mộ
Trạch” hay “Rượu làng Mơ/ Thơ Kẻ Lủ” [29, tr 2]. Hoàng Mai còn có nhiều
nghề truyền thống: nghề làm quạt ở làng Lủ, nghề dát bạc ở làng Giáp Lục,
nghề kim hoàn ở Định Công. Tại Định Công hiện có đền thờ ba anh em họ
Trần là Tổ của nghề kim hoàn Việt Nam.
Quận Hoàng Mai cũng có nhiều di tích lịch sử văn hóa quan trọng
không chỉ với Thăng Long – Hà Nội, mà còn đối với cả nước. Ở làng Mai
Động có đình thờ Tam Trinh, vị tướng, nhà giáo và còn truyền dạy nghề đấu
vật cho thanh niên địa phương. Vào những năm 40-43 tướng Tam Trinh và
nghĩa quân đã cùng Hai Bà Trưng đánh đuổi tướng giặc đô hộ Tô Định tàn
bạo. Ở vùng quanh đầm Đại Từ, cả 7 làng (thuộc phường Đại Kim, Hoàng
Liệt) đều có đền thờ Bỏ Ninh Vương, học trò Thủy Thần của Chu Văn An,

người đã nêu cao truyền thống tôn sư trọng đạo và truyền thống thương dân.
Chùa Tương Mai và đình Tương Mai thờ Trần Khát Chân, danh tướng thời
Trần có nhiều công lao trong việc bảo vệ kinh đô Thăng Long chống lại các
đợt tấn công tàn phá của quân Chiêm Thành. Đình làng Hoàng Mai thờ tướng
Trần Hương, còn gọi là Trần Hãng, là em của danh tướng Trần Khát Chân.
Tại làng Hoàng Mai còn có ngôi chùa Nga My nổi tiếng, bia ký còn ghi lại
chùa này do Lý Đạo Thành cho xây dựng từ thời Lý [29, tr 2]. Đền Lừ ở làng
Hoàng Mai, xưa thuộc bến Lư Giang, nên dân gọi nôm là Đền Lừ. Trong đền
vẫn còn tấm bia đá “Dịch Lư kiều bi ký” do trạng nguyên Nguyễn Xuân
Chính đỗ khoa Đinh Sửu (1637) ghi. Đền Lừ thờ hai tùy tướng của Trần Khát
Chân là Phạm Thổ Tu và Phạm Ngưu Tất, cũng là những người cai quản
hương Cổ Mai xưa. Bên cạnh Đền Lừ còn có đền thờ đức Trần Hưng Đạo mà

13


dân Hoàng Mai kính trọng gọi lễ hội đền này là ngày Giỗ Cha vào tháng Tám
âm lịch. Đặc biệt ở làng Khuyến Lương, nay là phường Trần Phú, phố
Khuyến Lương, quận Hoàng Mai hiện còn có đền thờ Nguyễn Trãi và Nguyễn
Thị Lộ. Tương truyền ngày xưa hai người dạy học ở đây. Đền mới được khôi
phục năm 1999-2004 [63, tr 2].
Hoàng Mai là đất địa linh nhân kiệt, có lắm người tài, có nhiều danh
nhân văn hóa nổi tiếng đất nước. Tiêu biểu như: Bùi Xương Trạch (14381516) nguyên quán xã Định Công, huyện Thanh Đàm (sau gọi là huyện
Hoàng Mai); 42 tuổi đậu tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1478), làm Thượng Thư
chưởng lục hộ kiêm Đô ngự sử, Tế tửu Quốc Tử Giám Thăng Long. Bùi Huy
Bích (1744-1802) người xã Định Công, huyện Hoàng Mai, nhà ở Thịnh Liệt,
26 tuổi đỗ Đinh Nguyên, làm đến thị lang Lại bộ hành tham tụng. Ở làng Kim
Lũ (phường Đại Kim) có dòng họ Nguyễn, khởi tổ là Nguyễn Công Thể
(1683-1757) đỗ Hội Nguyên năm 1715, làm đến Tham tụng, Tế tửu Quốc Tử
Giám, có công dàn xếp với nhà Thanh giữ nguyên vẹn đất đai ở biên cương

phía Bắc. Nguyễn Trọng Hợp người xã Kim Lũ, huyện Hoàng Mai; đỗ Tiến
Sĩ khoa Ất Mão (1865), làm quan đến chức Tổng đốc Định An, Tổng đốc
Sơn-Hưng-Tuyên, Khâm sai Bắc kỳ, quyền Kinh Lược Sứ, thượng thư Bộ
Lại, Bộ binh, Hiệp biện Đại học sĩ, sung Cơ mật viện đại thần.
Các thế hệ cư dân Hoàng Mai đã cùng nhau sáng tạo, bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa, gìn giữ các di tích tiêu biểu với giá trị kiến trúc, văn
hóa độc đáo trên địa bàn. Trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ quận Hoàng
Mai luôn đánh giá đúng vai trò của các chính sách xã hội để đảm bảo tốt hơn
cho sự bảo tồn, tôn tạo và phát triểm văn hoá.
1.1.2. Thực trạng thực hiện CSXH trên địa bàn và yêu cầu khách
quan về thực hiện CSXH của quận Hoàng Mai
Thực trạng
Quan niệm về chính sách xã hội có nhiều cách hiểu và diễn tả khác
nhau, nhưng có thể hiểu một cách chung và khái quát nhất về CSXH như sau:
14


CSXH của Đảng và Nhà nước Việt Nam là hệ thống các quan điểm, chủ
trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, đem lại lợi ích cho các
giai cấp và tầng lớp trong xã hội, phù hợp với đạo lý nhân văn của dân tộc,
nhằm góp phần thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế - xã hội. Để hiểu
thực chất về CSXH phải đặt nó ở điều kiện thực tiễn cụ thể trong đời sống xã
hội ở mỗi vùng miền, dân tộc khác nhau.
Hoàng Mai là quận mới, được thành lập cuối năm 2013 và đi vào hoạt
động chính thức từ 1/1/2004. Trước đó địa bàn quận Hoàng Mai thuộc hai
đơn vị gồm 9 xã thuộc huyện Thanh Trì và 5 phường thuộc quận Hai Bà
Trưng. Là hai phần diện tích thuộc hai đơn vị hành chính khác nhau nên việc
chỉ đạo thực hiện công tác chính sách xã hội trên địa bàn Hoàng Mai trước khi
thành lập quận không có sự thống nhất, mà được chỉ đạo bởi hai Đảng bộ. Vì
thế, khi quận Hoàng Mai thành lập gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ

sở vật chất, đội ngũ cán bộ, hạ tầng xã hội trong lĩnh vực thực hiện CSXH...
Mặt khác, trong năm 2004 trên địa bàn quận phải chịu những tác động khách
quan của tự nhiên ảnh hưởng tới tình hình kinh tế - xã hội như: thời tiết không
thuận lợi, rét đậm, rét hại kéo dài, dịch cúm gia cầm xảy ra và diễn biến phức
tạp trên địa bàn quận gây ảnh hưởng đến môi trường sản xuất kinh doanh, môi
trường sinh thái và đời sống của nhân dân…[64, tr.11]. Khi quận Hoàng Mai
được thành lập đồng nghĩa với việc Đảng bộ Hoàng Mai ra đời lãnh đạo thực
hiện các công tác về chính trị, văn hóa - xã hội của Quận, trong đó có sự chỉ
đạo thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn Quận. Nhưng với thực trạng
của Hoàng Mai, việc chỉ đạo thực hiện các vấn đề có liên quan đến chính sách
xã hội là vấn đề hết sức cấp bách. Vì là quận mới, thành lập trên cơ sở hai địa
bàn thuộc sự quản lý của hai đơn vị hành chính khác nhau (bao gồm cả đơn vị
thuộc quận và đơn vị thuộc huyện), nên nhận thức của đội ngũ lãnh đạo các
cấp ủy đảng và các tầng lớp nhân dân chưa có sự nhất quán. Tuy nhiên, dưới
sự chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ, cán bộ quận Hoàng Mai đã, lắng nghe tâm tư
15


nguyện vọng của nhân dân, vận dùng đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng áp dụng thực hiện vào địa bàn Quận và đã mang lại những kết quả đáng
khích lệ trong giai đoạn đầu khi Đảng bộ mới được thành lập.
Yêu cầu mới về thực hiện chính sách xã hội của quận Hoàng Mai
Bước vào những thập niên đầu của thế kỷ XXI, tình hình kinh tế, chính
trị trên thế giới và trong nước có nhiều thay đổi, các mối quan hệ đa phương,
đa dạng hóa diễn ra ngày càng nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, thủ đô Hà
Nội cũng có nhiều thay đổi, đó là việc: chủ trương thành lập hai quận Hoàng
Mai phía Nam Sông hồng và quận Long Biên phía Bắc Sông Hồng. Quá trình
thành lập thêm quận mới đặt ra nhiều khó khăn thách thức trong vấn đề quản
lý và điều hành bộ máy hành chính cũng như mọi hoạt động về chính trị, văn
hóa – xã hội.

Sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng có vai trò nổi bật của khoa học,
công nghệ và kinh tế tri thức trên thế giới là một xu thế khách quan, lôi cuốn
ngày càng nhiều nước tham gia. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc
tế mở ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư, mở rộng thị trường, nâng cao công nghệ,
thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo nhiều việc làm cho các quốc gia trong đó có
Việt Nam. Tuy nhiên, mặt trái của toàn cầu hóa cũng đặt ra những khó khăn
thách thức cho mỗi quốc gia dân tộc, đó là sự cạnh tranh thị trường kinh tế,
khoảng cách phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. Bên cạnh đó, những biến
động nhanh chóng, khó lường của tình hình thế giới như suy thoái kinh tế,
chính trị, xung đột cục bộ và dịch bệnh, thiên tai đã ảnh hưởng không nhỏ đến
sự phát triển kinh tế cũng như thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội của đất
nước và mỗi địa phương.
Trong nước, sau gần 20 năm đổi mới (1986-2004) đã đạt được những
thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế xã hội phát triển, tình hình
chính trị ổn định, an ninh trật tự được đảm bảo. Những thành tựu đó đã tạo
điều kiện thuận lợi cho Đảng, nhà nước có điều kiện chăm lo thực hiện các
16


vấn đề về chính sách xã hội thường xuyên hơn. Nhiều cơ chế chính sách đã
được ban hành đi vào cuộc sống, tạo môi trường và động lực phát triển kinh tế
và thực hiện các chính sách xã hội. Tuy nhiên, những yếu kém của cách thức
quản lý và điều hành nền kinh tế, cùng với các vấn đề khách quan như: thiên
tai, địch họa liên tiếp xảy ra. Đặc biệt là những tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính – kinh tế diễn ra ở khu vực Đông Nam Á, châu Á những năm
1997-2000 đã ảnh hướng đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Thủ đô Hà Nội, sau gần 20 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, vai trò của thủ đô Hà Nội tiếp tục được khẳng định. Nền kinh tế
cả nước có bước phát triển mới, tiềm lực kinh tế và kết cấu hạ tầng của thành
phố được tăng cường đáng kể, sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và nhà nước,

kinh nghiện lãnh đạo quản lý của Đảng bộ thành phố được nâng lên tạo điều
kiện thuận lợi để thực hiện tốt chính sách xã hội. Tuy nhiên, Hà Nội cũng
đứng trước những khó khăn, thách thức đó là: hạ tầng kinh tế - xã hội còn
thấp; trình độ quản lý nhà nước còn nhiều mặt hạn chế so với yêu cầu đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nhiều vấn đề xã hội bức xúc và một số tệ
nạn chậm được khắc phục.
Những khó khăn, thuận lợi đó đã tác động trực tiếp và gián tiếp đến cả
nước, thành phố nói chung và quận Hoàng Mai nói riêng trong công tác chỉ
đạo thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn quận. Do vậy, bước sang giai
đoạn mới, những yêu cầu và nhiệm vụ mới đặt ra đối với Đảng bộ quận
Hoàng Mai trong thực hiện chính sách xã hội là:
Thứ nhất, cần tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt qua những khó khăn
thách thức góp phần phấn đấu thực hiện thắng lợi chính sách xã hội của
Đảng, của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong những năm 2004 – 2010. Theo
quy hoạch phát triển chung của thành phố Hà Nội, từ năm 2004 quận Hoàng
Mai được thành lập và là của ngõ phía Nam vào nội thành thành phố Hà Nội.
17


×