Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

GIẢI PHÁP CHO CỔ PHẦN HOÁ NHTM NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.17 KB, 19 trang )

GIẢI PHÁP CHO CỔ PHẦN HOÁ NHTM NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
3.1. Định hướng cổ phần hoá NHTM nhà nước trong giai đoạn tới.
3.1.1 Mục tiêu cổ phần hoá NHTM nhà nước.
Về nguyên tắc, mục tiêu cổ phần hoá là định hướng chi phối, quyết định
toàn bộ quá trình cổ phần hoá của doanh nghiệp nói chung và của NHTM nhà nước
nói riêng. Việc xác định chính xác các mục tiêu cổ phần hoá sẽ giúp ngân hàng lựa
chọn được hình thức, phương pháp cổ phần hoá phù hợp. Ở Việt Nam xuất phát từ
thực trạng hoạt động của NHTM và sự cần thiết phảI cổ phần hoá, cổ phần hoá
NHTM nhà nước nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản sau:
- Tăng vốn tự có và đạt được hệ số an toàn vốn tối thiểu theo thông lệ quốc
tế.
- Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng
- Nâng cao năng lực quản trị điều hành ngân hàng phù hợp với sự vận hành
của cơ chế thị trường theo định hướng XHCN.
- Nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các NHTM nhà nước trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3.1.2 Nguyên tắc cổ phần hoá NHTM Nhà nước
Việc cổ phần hoá NHTM Nhà nước cần được thực hiện theo các nguyên tắc:
Đảm bảo duy trì sự ổn định trong hoạt động Ngân hàng, không gây trở ngại
cho hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán trong nền kinh tế. Do vai trò quan trọng
và tính nhạy cảm của những hoạt động này, chúng có liên quan đến mọi hoạt động
khác của nền kinh tế. Bất cứ sự thay đổi nào của chúng cũng có thể tác động lớn
đến các ngành khác. Nếu quá trình cổ phần hoá NHTM Nhà nước gây ra bất cứ
ảnh hưởng tiêu cực nào thì sẽ không có lợi cho nền kinh tế.
Cổ phần hoá NHTM nhà nước theo hướng đa sở hữu, trong thời gian trước
mắt nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối. Trước hết việc này để đảm bảo vấn đề an
ninh tài chính, tránh sự thôn tính của các nhà đầu tư nước khác nhất là nhà đầu tư
nước ngoài khi chúng ta còn chưa có đủ kinh nghiệm quản lý trong giai đoạn đầu
của cổ phần hoá. Thứ hai, khi chưa triển khai được các giải pháp quản lý gián tiếp
bằng chính sách tiền tệ, Nhà nước vẫn cần tiếp tục điều hành chúnh sách này thông
qua hệ thống các NHTM Nhà nước cần được cổ phần hoá.


Thực hiện đồng thời cổ phần hoá và tổ chức lại các NHTM Nhà nước theo
một đề án tổng thể. Hiện nay, các NHTM Nhà nước đều có mạng lưới các chi
nhánh tại các địa phương, vùng lãnh thổ và các đơn vị thành viên hạch toán độc lập
như Công ty chứng khoán, công ty liên doanh, công ty cho thuê tài chính… Vì vậy,
để có thể đảm bảo các NHTM sau cổ phần hoá có cơ cấu tổ chức hợp lý trước khi
các Ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài được đối xử bình đẳng như các Ngân
hàng trong nước cần đồng thời thực hiện cổ phần hoá toàn bộ hệ thống mạng lưới
của từng NHTM.
Cổ phần hoá NHTM phải đạt được các mục tiêu đề ra. Các mục tiêu được
đặt ra đối với cổ phần hoá NHTM nhà nước đều nhằm hướng tới kết quả thống
nhất là khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
Cổ phần hoá được lựa chọn làm lối ra cho các NHTM nhà nước là bởi nó là mô
hình tối ưu nhất trong việc thực hiện những mục tiêu đó. Bởi vậy, thực hiện cổ
phần hoá NHTM nhà nước phảI đảm bảo nguyên tắc luôn hướng tới các mục tiêu
đã được xác định.
Cơ cấu lại hệ thống NHTM Nhà nước phải gắn liền với việc sắp xếp lại và
nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Yêu cầu này xuất phát từ đặc điểm của ngành Ngân hàng là có mối liên hệ mật
thiết với các ngành khác. Các doanh nghiệp là những khách hàng lớn và chủ yếu
của các Ngân hàng. Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, thì nguồn vốn cho
vay của Ngân hàng mới có hiệu quả, do vậy hoạt động của ngành Ngân hàng mới
hiệu quả. Nếu các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì Ngân hàng sẽ không làm ăn
hiệu quả được vì nguồn vốn cho vay ra có thể bị mất.
3.1.3 Các giai đoạn của quá trình cổ phần hoá:
Có thể chia lộ trình thực hiện cổ phần hoá làm ba giai đoạn. Việc thực hiện
triệt để từng giai đoạn một sẽ là bước đệm để thực hiện cổ phần hoá thành công.
Giai đoạn chuẩn bị:
Chính phủ và ban ngành xây dựng môi trường pháp lý làm cơ sở thực hiện
cổ phần hoá.
Phát triển hoạt động của thị trường chứng khoán

Các Ngân hàng củng cố về tài chính quản trị Ngân hàng
+ Giải quyết nợ xấu làm sạch bảng tổng kết tài sản
+ Tăng vốn tự có
+ Xây dựng chiến lược kinh doanh có hiệu quả
+Xác định hình thức cổ phần hoá
Giai đoạn thực hiện:
+Định giá NHTM
+Phát hành cổ phiếu
Giai đoạn sau cổ phần hoá:
+Giải quyết một số khó khăn sau cổ phần
+Tổ chức quản lý phù hợp với mô hình quản lý công ty cổ phần
3.2 Các giải pháp cho quá trình cổ phần hoá NHTM Việt Nam
3.2.1 Chính phủ các bộ ngành liên quan cần xây dựng hệ thống văn bản
pháp quy cụ thể rõ ràng làm cơ sở cho cổ phần hoá NHTM Nhà nước, phù
hợp với tính chất đặc thù của ngành Ngân hàng.
Đây là tiền đề đầu tiên cho cổ phần hoá NHTM Nhà nước Việt Nam. Một
khung pháp lý chuẩn mực sẽ tránh được sự lúng túng và ảnh hưởng tiêu cực phát
sinh trong quá trình cổ phần hoá. Các văn bản này cần có những qui định hướng
dẫn riêng đối với việc định giá, phát hành cổ phiếu khi NHTM Nhà nước cổ phần
như qui định về xác định giá trị thực tế Ngân hàng với khung giá đất, xác định giá
trị thương hiệu, tiềm năng phát triển phù hợp với các Ngân hàng. Bên cạnh đó, một
số các văn bản pháp quy không phù hợp cũng cần phải sửa đổi bổ sung. Hiện nay,
số văn bản được sửa đổi bổ sung còn rất ít. Việc Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày
16/11/2004 thay thế cho Nghị định 64/2002/NĐ-CP về chuyển công ty Nhà nước
thành công ty cổ phần trong đó có cả các NHTM Nhà nước và thông tư
126/2004/TT-BTC để hướng dẫn thực hiện Nghị định 187 đã giúp giải quyết được
một số vướng mắc. Những khó khăn vướng mắc còn tồn tại cần sớm được khắc
phục giải quyết để tiến độ quá trình cổ phần hoá có thể diễn ra nhanh chóng hơn.
3.2.2 Phát triển hệ thống thị trường chứng khoán
Theo Nghị định 187/2004/NĐ- CP, những doanh nghiệp Nhà nước có tổng

mệnh giá cổ phiếu trên 10 tỷ thì đấu giá cổ phần sẽ được đấu giá tại trung tâm giao
dịch. Như vậy việc đấu giá cổ phần của NHTM Nhà nước sẽ phải thực hiện trên
sàn giao dịch. Nhưng với thực tế là hệ thống các trung tâm giao dịch chứng khoán
còn kém phát triển quy mô nhỏ (tổng giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán
3/2005 chỉ đạt 1,6%GDP).Vì vậy để chuẩn bị cho quá trình cổ phần hoá các
NHTM, tập trung để phát triển hệ thống thị trường chứng khoán Việt Nam cũng là
một giải pháp cần thiết.
Trước hết cần tạo dựng khuôn khổ pháp lý đầy đủ, vững chắc, phù hợp với
thực tiễn hoạt động của thị trường chứng khoán. Củng cố thị trường giao dịch và
hiện đại hoá nâng cấp hệ thống thông tin, xây dựng hệ thống giám sát tự động. Cần
nâng cao nhận thức hiểu biết và khả năng tham gia của công chúng trên thị trường
chứng khoán.
Giải pháp này sẽ giúp thu hút các nhà đầu tư tạo điều kiện cho mua bán trao đổi
cổ phiếu từ đó lựa chọn được những nhà đầu tư lớn, nâng cao giá trị cổ phiếu của
các Ngân hàng được cổ phần hoá .
Bên cạnh đó nên nâng cao chất lượng hàng hoá chứng khoán đa dạng hoá
hơn nữa hoạt động của thị trường chứng khoán bằng nhiều loại hàng hoá, nhiều
loại chứng từ có giá. Cho phép các NHTM cổ phần được niêm yết cổ phiếu trên thị
trường nếu đã hội đủ các điều kiện theo quy định. Có vậy, thị trường chứng khoán
mới thực sự trở thành kênh dẫn vốn đầu tư quan trọng cho nền kinh tế.
3.2.3 Xử lý nợ xấu và các tài sản kém giá trị:
Làm sạch bảng cân đối tài chính của Ngân hàng để nâng cao chất lượng tài
sản trong quá trình định giá sau này, tối đa hoá giá trị của Ngân hàng TMNN, tối
đa hoá lợi ích của Nhà nước.
Cũng như các Ngân hàng của các nước trên thế giới, nợ xấu cũng đang ảnh
hưởng lớn đến chất lượng hoạt động của các NHTM Nhà nước Việt Nam và gây
khó khăn cho quá trình cổ phần hoá của các NHTM Nhà nước. Mặc dù đã nỗ lực
xử lý, nhưng các khoản nợ xấu vẫn chưa được loại bỏ triệt để ra khỏi bảng cân đối
kế toán của các Ngân hàng. Vì vậy, việc tìm ra biện pháp để xử lý các khoản nợ
này đang là vấn đề cấp bách .

Trước hết,việc xử lý nợ xấu của các Ngân hàng cần thực hiện có nguyên tắc.
Đó là:
- Không để tái diễn.
- Không gây mất ổn định hoạt động của hệ thống NHTM và nền kinh tế.
- Có biện pháp để tận thu tài sản quốc gia và tiết kiệm cho Ngân sách Nhà
nước.
- Việc bán tài sản nợ tồn đọng trên thị trường bảo đảm công khai, minh bạch
theo quy định hiện hành của pháp luật, hạn chế tổn thất và ngăn chặn các tiêu
cực phát sinh trong qúa trình xử lý.
Từ kinh nghiệm xử lý nợ của một số nước cho thấy trước hết phải xác định
được các khoản nợ có đảm bảo hay không và các con nợ có còn và có nỗ lực xử lý
hay không. Nợ tồn đọng của Việt Nam hiện đã được chia làm ba nhóm: nhóm nợ
có tài sản đảm bảo, con nợ còn tồn tại; nhóm nợ không có tài sản đảm bảo, con nợ
không còn tồn tại. Việc phân loại này giúp đưa ra các biện pháp phù hợp để xử lý
các khoản nợ .
Trước hết, với nhóm nợ có tài sản đảm bảo, con nợ còn tồn tại đòi hỏi thủ
tục pháp lý phức tạp vì liên quan đến phát mại tài sản. Các công ty quản lý tài sản
của các NHTM Nhà nước được chuyển giao xử lý các tài sản đảm bảo nợ vay kể cả
tài sản là bất động sản bao gồm đất, tài sản gắn liền với đất thuộc quyền định đoạt
của Ngân hàng cần chủ động hơn trong việc bán theo các hình thức như tự bán
công khai trên thị trường hoặc bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản,…
Đối với những tài sản nợ vay chưa bán được thì các NHTM, Công ty quản lý nợ
của các NHTM cần áp dụng các biện pháp như: cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản
để bán cho thuê, khai thác kinh doanh bằng tài sản để thu hồi nợ…Năm 2004
Chính phủ đã quyết định thành lập Công ty xử lý tài sản DNNN với vốn điều lệ là
2000 tỷ đồng. Công ty này cần được thúc đẩy hoạt động để hỗ trợ các Công ty
quản lý nợ của các NHTM trong xử lý các khoản nợ tồn đọng.
Đối với nhóm nợ không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ còn tồn tại ,các
NHTM Nhà nước được bán lại nợ để thu hồi vốn. Trong nhóm nợ này, nợ của các
DNNN chiếm chủ yếu và việc xử lý nợ liên quan đến tiến độ cơ cấu, sắp xếp lại

DNNN mà thời gian qua thực hiện chậm hơn so với tiến trình xử lý nợ của các
NHTM Nhà nước.Để tạo điều kiện cho các NHTM Nhà nước xử lý nợ, Bộ tài
chính cần có các văn bản cụ thể hướng dẫn các NHTM Nhà nước đánh giá lại các
khoản nợ của DNNN và tăng cường hoạt động của công ty mua bán nợ và tài sản
tồn đọng của DN.
Đối với nhóm nợ không có tài sản đảm bảo mà con nợ không còn tồn tại, thì
các Ngân hàng phải xử lý nợ bằng các quỹ dự phòng rủi ro của NHTM, bằng
nguồn tài chính của Chính phủ.Ngân hàng Ngoại thương đã xử lý được phần lớn
các khoản nợ bằng nguồn lợi nhuận để lại.
Trước khi cổ phần hoá, đòi hỏi các NHTM Nhà nước phải loại được hết các
khoản nợ xấu ra khỏi bảng cân đối tài chính.
3.2.4 Tăng vốn tự có cho các NHTM Nhà nước
Trước cổ phần hoá, việc bổ sung nguồn vốn tự có cũng là cần thiết đối với
các NHTM Nhà nước.Về cơ bản, trước mắt các Ngân hàng đều chưa đạt được tỷ lệ
an toàn vốn quốc tế. Điều này làm ảnh hưởng tới khả năng phát triển mở rộng ra
thị trường quốc tế của các NHTM nhà nước, gây tâm lý ngần ngại và giảm tính hấp
dẫn của cổ phiếu ngân hàng trong con mắt nhà đầu tư khi cổ phần hoá ngân hàng.
Việc tiếp tục tăng nguồn vốn tự có sẽ giúp các Ngân hàng giải quyết được
khó khăn đó. Tính đến tháng 1/2005, Chính phủ đã hoàn thành 100% kế hoạch cấp
vốn điều lệ cho các NHTM Nhà nước. Khả năng của Ngân sách nhà nước có hạn
không thể bổ sung vốn mãi cho các Ngân hàng. Bởi vây, các Ngân hàng không thể
chỉ trông chờ nguồn vốn nhà nước mà phải tự phát huy nội lực, bổ sung vốn cho
chính mình. Nguồn vốn ấy chính là phần lợi nhuận vượt chỉ tiêu, là nguồn thu từ
các khoản nợ. Để có được những nguồn vốn đấy, các NHTM Nhà nước phải nỗ lực
hoạt động hơn nữa với hiệu quả cao hơn nữa để có doanh thu cao hơn.
Ngoài ra, trong điều kiện hiện tại của ngân hàng, nhà nước cần cho phép
phát hành tráI phiếu thứ cấp dài hạn để huy động thêm vốn. Việc làm này là phù
hợp với định hướng của Đảng và pháp luật hiện hành, không làm thay đổi cơ cấu
sở hữu của ngân hàng và giúp ngân hàng chủ động điều chỉnh mức vốn phù hợp
với sự gia tăng quy mô hoạt động của mình trong từng thời kì.

3.2.5 Xây dựng chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
Một chiến lược kinh doanh có hiệu quả sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho
NHTM như: Tăng vốn tự có, nâng cao giá trị của cổ phiếu Ngân hàng khi Ngân
hàng được cổ phần hoá, tăng khả năng cạnh tranh cho Ngân hàng, đáp ứng các
chuẩn mực theo thông lệ quốc tế trước khi cổ phần hoá.

×