Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------

PHÍ THỊ LOAN

ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG
ĐỐI NGOẠI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------

PHÍ THỊ LOAN

ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG
ĐỐI NGOẠI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Quang Hiển

Hà Nội - 2019




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................... 10
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 11
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu............................................ 12
6. Những đóng góp của Luận văn ................................................................ 13
7. Bố cục Luận văn ........................................................................................ 13
Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VÀ VIỆC HIỆN THỰC HÓA
CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỐI
NGOẠI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005.................................................... 14
1.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trƣơng của Đảng ........................................... 14
1.1.1. Bối cảnh lịch sử.................................................................................... 14
1.1.2. Chủ trương của Đảng .......................................................................... 21
1.2. Hiện thực hóa chủ trƣơng của Đảng ................................................... 29
1.2.1. Tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước ....................................................................................................... 30
1.2.2. Duy trì, nâng cao quan hệ với các đối tác truyền thống .................... 40
1.2.3. Mở rộng quan hệ với các đối tác mới .................................................. 46
1.2.4. Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước
láng giềng ...................................................................................................... 48
1.2.5. Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài ................................. 51
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 53
Chƣơng 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ VIỆC THỰC HIỆN CỦA
MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỐI
NGOẠI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 ........................................................ 56
1



2.1. Những chuyển biến của tình hình quốc tế, trong nƣớc và chủ trƣơng
của Đảng ......................................................................................................... 56
2.1.1. Những chuyển biến của tình hình quốc tế và trong nước ................. 56
2.1.2. Chủ trương của Đảng .......................................................................... 63
2.2. Hiện thực hóa chủ trƣơng của Đảng ....................................................... 68
2.2.1. Tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ..... 68
2.2.2. Duy trì, nâng cao quan hệ với các đối tác truyền thống .................... 76
2.2.3. Mở rộng quan hệ với các đối tác mới .................................................. 82
2.2.4. Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng .... 85
2.2.5. Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài ................................. 94
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 99
Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ ....... 101
3.1. Một số nhận xét .................................................................................... 101
3.1.1. Về ưu điểm .......................................................................................... 101
3.1.2. Một số hạn chế ................................................................................... 114
3.2. Kinh nghiệm lịch sử ............................................................................. 117
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 124
KẾT LUẬN .................................................................................................. 125
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 127
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 136

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

The International Association of Economic and Social
AICESIS


Councils and Similar Institutions
Hiệp hội quốc tế các Hội đồng Kinh tế - Xã hội và các
tổ chức tương tự
The ASEAN Inter-Parliamentary Assembly - AIPA

AIPA

Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các nước Đông
Nam Á

APEC

ARF

ASEAN

ECOSOC

EU

Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn Khu vực ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
United Nations Economic and Social Council
Hội đồng Kinh tế Xã hội của Liên hợp quốc
European Union

Liên minh châu Âu
Food and Agriculture Organization of the United

FAO

Nations
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc

FTA

H5N1

Free Trade Area
Hiệp định thương mại tự do
Một phân nhóm có khả năng gây nhiễm cao của virus
cúm gia cầm

3


IOM
MTTQVN

International Organization for Migration
Tổ chức Di cư quốc tế
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Severe acute respiratory syndrome

SARS


Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) là một
bệnh hô hấp truyền nhiễm và đôi khi gây tử vong

UBTƢMTTQVN Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
UNDP

UNICEF

WEF

WTO

United Nations Development Programme
Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc
United Nations Children's Fund
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
World Economic Forum
Diễn đàn Kinh tế thế giới
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới

4


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt
Nam, bên cạnh các cuộc chiến đấu anh dũng bảo vệ độc lập chủ quyền của đất
nước, các chính quyền luôn luôn chú trọng hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ
cho công cuộc xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm. Quá trình đó tạo

dựng nên những truyền thống và bản sắc độc đáo của nền ngoại giao Việt
Nam. Những truyền thống và bản sắc tốt đẹp ấy càng được bồi đắp, phát huy
khi đất nước đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Cùng với các
mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa…, mặt trận ngoại giao luôn đóng
vai trò trọng yếu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nền ngoại giao của một quốc gia bao gồm ngoại giao chính thức và
ngoại giao không chính thức. Ngoại giao chính thức được tiến hành bởi các
nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ngoại giao không chính thức là ngoại giao
được thực hiện bởi chủ thể không phải là các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước
có thể là các tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức nghề nghiệp, cá nhân… Nền
ngoại giao Việt Nam được hợp thành bởi ba bộ phận bao gồm hoạt động đối
ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam; ngoại giao của Nhà nước và hoạt động
đối ngoại nhân dân. Trong đó công tác đối ngoại nhân dân có vai trò phối hợp
và phục vụ cho công tác đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước. Công
tác đối ngoại nhân dân có vai trò quan trọng, có nội dung, phương thức hoạt
động phong phú, đa dạng, có tiếng nói linh hoạt, có thể tiến hành các biện
pháp đối ngoại ở những nước, những hoàn cảnh cụ thể mà đối ngoại của Đảng
và ngoại giao Nhà nước chưa thực hiện được.
Là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị Việt Nam, cùng với
hoạt động đối ngoại của Đảng và ngoại giao của Nhà nước, hoạt động đối
ngoại của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phần tuyên truyền chủ trương
5


đường lối đối ngoại của Đảng; duy trì, phát triển mối quan hệ hữu nghị với
các nước có quan hệ truyền thống và mở rộng quan hệ với các nước khác, các
tổ chức quốc tế; xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước
láng giềng, đồng thời tổ chức tốt công tác đối với người Việt Nam ở nước
ngoài. Những hoạt động đối ngoại của Mặt trận góp phần duy trì hòa bình, ổn
định, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong quá trình đất nước đang hội nhập quốc tế một cách chủ động,
việc tăng cường và đổi mới công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà
nước và đối ngoại nhân dân trở thành vấn đề chiến lược của cách mạng Việt
Nam nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong mặt trận đối ngoại. Tuy nhiên,
nhận thức của một số cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị hiện nay về
công tác đối ngoại nhân dân nói chung và hoạt động đối ngoại của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam nói riêng chưa đầy đủ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sự
lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động đối ngoại của Mặt trận là điều vô cùng
cần thiết.
Như vậy, nghiên cứu vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động đối
ngoại của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có
ý nghĩa thực tiễn. Vì thế tôi chọn đề tài “Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2015” làm đề tài
Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hoạt động đối ngoại của Mặt trận là mảng quan trọng trong hoạt động
đối ngoại nhân dân vì thế đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ trương,
đường lối của Đảng, Nhà nước về hoạt động đối ngoại nhân dân nói chung và
hoạt động của Mặt trận nói riêng. Tuy nhiên, tùy từng góc độ và phạm vi
nghiên cứu mà các công trình khoa học có những cách tiếp cận và giải quyết

6


vấn đề khác nhau. Tác giả chia các công trình, tài liệu nghiên cứu theo mức
độ liên quan khác nhau đến nội dung của luận văn cụ thể như sau:
2.1. Những công trình nghiên cứu về hoạt động đối ngoại nhân dân
Có nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu về
hoạt động đối ngoại nhân dân. Tiêu biểu có thể kể đến đó là Vũ Dương Huân
(2002) (chủ biên), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới 1975 2002, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội; Lưu Văn Lợi (2005), Ngoại giao

Việt Nam 1945-2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội… Ngoài ra còn có
nhiều tạp chí, báo chuyên ngành về đối ngoại có nhiều bài báo nổi bật như bài
viết của tác giả Nguyễn Danh Quỳnh với tựa đề “Đa phương hóa, đa dạng hóa
trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam sau chiến tranh lạnh” đăng trên Tạp
chí Lý luận chính trị, số 7 năm 2003; bài viết của tác giả Vũ Dương Ninh:
“Quan hệ đối ngoại Việt Nam 1975 – 1995: Nhìn lại và suy nghĩ” đăng trên
Tạp chí Lý luận chính trị, số 4…
Cuốn Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam do nhà xuất bản
chính trị quốc gia phát hành tại Hà Nội năm 2003 có giới thiệu về quá trình
hình thành, phát triển hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam. Bên cạnh
đó còn có cuốn Hỏi đáp về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của
Đảng và Nhà nước ta do Bộ Ngoại giao biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia phát hành, cuốn sách dưới dạng hỏi – đáp chứa nhiều thông tin về
chính sách đối ngoại của Đảng nhưng không đi sâu vào hoạt động đối ngoại
nhân dân. Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng trên tạp chí như bài viết “Đối
ngoại nhân dân một nhịp cầu” đăng trên Tạp chí Đối ngoại, số 4(4) năm 2009
của tác giả Phạm Văn Chương. Tác giả Vũ Thị Như Hoa với bài viết “Ngoại
giao nhân dân trong công cuộc đổi mới ở nước ta” đăng trên Tạp chí Giáo dục
lý luận, số 3(156) năm 2010. Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng của tác giả
Nguyễn Thị Thúy Hà với đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt
7


động đối ngoại nhân dân từ năm 1991 đến năm 2010” trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, bảo vệ năm 2016; Luận
văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng của tác giả Hồ Thị Liên Hương với đề tài Đảng với
hoạt động đối ngoại của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1996 đến
năm 2010, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia
Hà Nội, bảo vệ năm 2013. Những bài viết, công trình nghiên cứu đã trình bày
được về nội dung, phương thức, vai trò của đối ngoại nhân dân trong công

cuộc đổi mới, tuy nhiên chưa đi nghiên cứu chuyên sâu hoạt động đối ngoại
của MTTQVN.
2.2. Những công trình nghiên cứu về hoạt động đối ngoại của MTTQVN
Những cuốn sách có đề cập đến hoạt động đối ngoại của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ đất nước (2004), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội; Nguyễn Thị Hiền
Oanh (2005), Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà
Nội; Lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, Quyển III (1975 - 2004)
(2007), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; 101 câu hỏi – đáp về mặt trận và
công tác mặt trận (2009), Nxb Lao động, Hà Nội. Những cuốn sách này nêu
rõ được lịch sử hình thành và phát triển của Mặt trận; vai trò, vị trí của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị và trong sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên chưa đi sâu phân tích hoạt động đối ngoại
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Bên cạnh đó, có một số cuốn sách giành nhiều trang viết về hoạt động
đối ngoại của Mặt trận bao gồm Vũ Trọng Kim (chủ biên) (2009), Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn công tác Mặt trận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2009), Tài liệu bồi dưỡng cán
bộ Mặt trận cơ sở, Hà Nội; UBTƯMTTQVN (2016), Báo cáo tóm tắt dự án
8


điều tra, khảo sát thực trạng đề xuất giải pháp đổi mới nội dung, phương thức
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới (2016), Hà Nội.
Những cuốn sách, tài liệu này giành nhiều trang giới thiệu về hoạt động đối
ngoại nhân dân, những thành tựu và hạn chế trong hoạt động đối ngoại của
Mặt trận nhưng không đi phân tích hoạt động đối ngoại của Mặt trận mà chỉ
tổng kết một số thành tựu đạt được trong hoạt động đối ngoại của Mặt trận
nhiệm kỳ Đại hội VI (2004 - 2009) và đưa ra giải pháp trong nhiệm kỳ tiếp theo.

Một số Đề án, chuyên đề, báo cáo khoa học về hoạt động đối ngoại của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phần lớn do cán bộ Mặt trận thực hiện được lưu
tại UBTƯMTTQVN hoặc đăng tải trên Tạp chí Mặt trận. Bao gồm các đề tài
cấp bộ: Đề án về hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay, nghiệm thu tháng 4 năm 2003; Tăng cường
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, nghiệm thu năm 2002 - 2003; Căn cứ lý luận và thực tiễn của
việc thực hiện đa dạng hóa các loại hình tập hợp, vận động quần chúng của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nghiệm thu năm 2005 - 2006. Một số bài viết
trên Tạp chí Mặt trận: Nguyễn Mạnh Cầm (2009), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
đổi mới, tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại trong thời kỳ
mới, Tạp chí Mặt trận, số 71, tr. 46-50; Hoàng Hải (2009), “Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam với công tác người Việt Nam ở nước ngoài”, Tạp chí Mặt trận, số
70, tr. 55-59; Trần Đắc Lợi (2009), “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đối
ngoại nhân dân trong thời kỳ mới”, Tạp chí Mặt trận, số 73; Hà Văn Núi,
“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại nhân dân,
tham gia hội nhập quốc tế”, Tạp chí Mặt trận, số 63, tháng 1, năm 2009;
Nguyễn Mạnh Cầm (2009), “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đổi mới, tăng cường
và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại trong thời kỳ mới”, Tạp chí Mặt
trận, số 71, tr 46-50, Hà Nội; Ngô Quốc Đông (2009), “Vận dụng quan điểm
9


của Đảng về ngoại giao nhân dân trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Mặt trận, số
66, tr 50-53, Hà Nội; Nguyễn Anh Đức (2009), “Hội nghị quốc tế với chủ đề
Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị Việt Nam - Lào”, Tạp chí Mặt
trận, số 69, tr 73-74, Hà Nội; Nguyễn Văn Ánh (2012), “Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam với công tác Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị”, Tạp
chí Mặt trận, số 99, Hà Nội... Những Đề án, bài viết, chuyên đề khoa học này
bước đầu trình bày kết quả hoạt động đối ngoại của MTTQVN từ khi thành

lập, đồng thời đi sâu phân tích những nhiệm vụ và đề ra nhiều giải pháp để
tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại của Mặt trận.
Qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy rằng có nhiều công trình nghiên
cứu về lịch sử đối ngoại của Việt Nam, về hoạt động đối ngoại nhân dân
nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và chi tiết về “Đảng
lãnh đạo hoạt động đối ngoại của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 2001
đến năm 2015”. Tuy nhiên, kết quả của những công trình nghiên cứu trên là
nguồn tài liệu quý giá, gợi mở ra để tác giả đi sâu vào nghiên cứu đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động đối ngoại
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2015; từ đó bước đầu
rút ra một số kinh nghiệm lịch sử có giá trị tham khảo cho hiện tại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập, hệ thống hóa và tổng hợp các tư liệu về quá trình Đảng lãnh
đạo hoạt động đối ngoại của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 2001 đến
năm 2015.
- Trình bày chủ trương và phân tích sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt
động đối ngoại của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2015.

10


- Nêu lên những nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế và phân tích
những nguyên nhân, đồng thời, rút ra những các kinh nghiệm lịch sử có giá trị
tham khảo cho hiện tại về sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động đối ngoại
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 . Đối tượng nghiên cứu
- Chủ trương, biện pháp của Đảng nhằm lãnh đạo hoạt động đối ngoại

của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2015.
- MTTQVN hiện thực hóa chủ trương đối ngoại của Đảng từ năm 2001
đến năm 2015.
4.2 . Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
(Do đặc điểm hoạt động đối ngoại của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Đảng vừa là thành viên, vừa là lãnh đạo Mặt trận nên sự lãnh đạo của Đảng
chủ yếu là hoạch định chủ trương. Trên cơ sở đó, Mặt trận đề ra chủ trương và
tổ chức thực hiện chủ trương đó. Vì vậy Luận văn tập trung làm sáng tỏ điều
kiện lịch sử và chủ trương của Đảng cũng như quá trình thực hiện chủ trương
đó trên một số lĩnh vực cụ thể về tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước; duy trì, nâng cao quan hệ với các đối tác truyền
thống, mở rộng quan hệ với các đối tác mới; xây dựng đường biên giới hòa
bình, hữu nghị với các nước láng giềng và công tác đối với người Việt Nam ở
nước ngoài).
+ Bối cảnh lịch sử thế giới, khu vực và trong nước trong những năm từ
2001 đến năm 2015 có tác động đến chủ trương đối ngoại của Đảng
+ Đường lối đối ngoại của Đảng nhất là chủ trương, giải pháp cụ thể đối
ngoại nhân dân.

11


+ Hoạt động đối ngoại của Mặt trận do hệ thống tổ chức Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện (không nghiên cứu hoạt động đối
ngoại của các thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).
- Về thời gian: từ năm 2001 đến năm 2015.
- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động đối ngoại
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức quốc tế, khu vực, quốc gia,
Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội của nước ngoài…

5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
- Văn kiện Đảng và Nhà nước có đề cập đến chủ trương, chính sách đối
ngoại của Việt Nam.
- Các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Văn kiện các kì Đại hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong khoảng
thời gian từ năm 2001 đến năm 2015.
- Các Đề án, báo cáo, tổng kết về công tác đối ngoại hàng năm của Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng, lịch sử Việt Nam, lịch sử
ngoại giao…; các công trình nghiên cứu trong cơ quan UBTƯMTTQVN có
liên quan đến hoạt động đối ngoại của Mặt trận.
- Các bài viết, bài nghiên cứu trên Tạp chí Nghiên Cứu Lịch sử Đảng,
Tạp chí Học Tập, Tạp chí Quốc tế… Đặc biệt là các bài viết trên Tạp chí Mặt
trận, báo Đại đoàn kết, báo Nhân dân...
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong Luận văn là phương
pháp lịch sử, phương pháp logic. Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp

12


phân tích, tổng hợp, so sánh… nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên
cứu của đề tài.
6. Những đóng góp của Luận văn
- Về mặt khoa học: Đề tài “Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2015” đóng góp vào việc
làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng trong hoạt động đối ngoại của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2015. Trên cơ sở tìm hiểu phương

hướng đối ngoại của Mặt trận trong những hoạt động cụ thể, nhận thấy
những ưu điểm cũng như hạn chế trong công tác lãnh đạo của Đảng, đồng
thời rút ra một số kinh nghiệm lịch sử để làm tốt hoạt động đối ngoại ở các
thời kì tiếp theo.
- Về mặt thực tiễn: Ở một mức độ nhất định Luận văn cung cấp tài liệu
tham khảo, có giá trị nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động
đối ngoại của MTTQVN.
7. Bố cục Luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ
lục, Luận văn bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Chủ trƣơng của Đảng và việc hiện thực hóa của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động đối ngoại từ năm 2001 đến năm 2005.
Chương 2: Sự lãnh đạo của Đảng và việc thực hiện của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động đối ngoại từ năm 2006 đến năm 2015.
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử.

13


Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VÀ VIỆC HIỆN THỰC HÓA CỦA
MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG
ĐỐI NGOẠI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trƣơng của Đảng
1.1.1. Bối cảnh lịch sử
Trong những năm 2001 - 2005 tình hình thế giới, khu vực và trong
nước có những chuyển biến mạnh mẽ. Bước sang thế kỷ XXI, thế giới tiếp tục
có những biến đổi sâu sắc, phức tạp và khó lường trên tất cả các lĩnh vực có
thể khái quát qua những nội dung cụ thể như sau:
Thế kỷ XXI chứng kiến xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa và sự ra đời

của các liên minh quốc tế. Toàn cầu hóa về bản chất là quá trình gia tăng
mạnh mẽ các mối liên hệ, sự phụ thuộc lẫn nhau, tác động qua lại giữa các
quốc gia, khu vực trên lĩnh vực kinh tế. Nếu như trong thời kỳ chủ nghĩa tư
bản, quá trình toàn cầu hóa chịu sự chi phối của các tập đoàn tư bản và các
nước lớn mà tiêu biểu là Hoa Kỳ thì trong thời đại ngày nay cuộc đấu tranh
giữa các nước đang phát triển và các lực lượng tiến bộ đã góp phần hạn chế
sự chi phối của các nước phát triển trong các tổ chức quốc tế. “Toàn cầu hoá
kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu
thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên
quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có
mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế
giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát
triển, có mặt sâu sắc hơn” [18, tr. 124].
Toàn cầu hóa có nhiều tác động tích cực với các quốc gia như mở rộng
thị trường, xóa bỏ hàng rào thuế quan, thúc đẩy sản xuất. Tuy nhiên cũng
14


chứa đựng nhiều thách thức đặc biệt về chính trị như chứa đựng nhiều yếu tố
bất ổn. Cạnh tranh kinh tế - thương mại gay gắt, tạo ra sự giành giật về nguồn
tài nguyên, vốn, công nghệ, lao động… Sự phát triển của các quốc gia không
đồng đều, tội phạm xuyên quốc gia gia tăng, một số quốc gia có nguy cơ
không giữ được văn hóa truyền thống dân tộc, bị truyền bá văn hóa không
lành mạnh.
Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh để lựa chọn
và quyết định con đường phát triển. Chênh lệch giàu nghèo giữa các nước
ngày càng mở rộng.
Khoa học và công nghệ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai
trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Cuộc
cách mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ cao tác động sâu rộng

đến mọi mặt của đời sống quốc tế. Các ngành công nghệ cao phát triển như vũ
bão đặc biệt là công nghệ thông tin thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và khu
vực hóa, làm tăng nhu cầu hợp tác quốc tế và đối thoại để khai thác, cùng đối
phó với những nảy sinh từ quá trình này. Xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển
trở thành xu thế chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Nhân
tố kinh tế ngày càng có vị trí quan trọng và dần dần trở thành nhân tố chủ đạo
trong quan hệ quốc tế đặc biệt là kinh tế tri thức. Trào lưu cải cách thể chế, cơ
cấu kinh tế ở các quốc gia trên thế giới trở thành phổ biến và làm thay đổi căn
bản bộ mặt kinh tế, xã hội của thế giới. Để tồn tại và phát triển, các quốc gia
trên thế giới đặt ưu tiên cao cho phát triển kinh tế, coi đó là nhân tố quyết
định sức mạnh tổng hợp của quốc gia và nhanh chóng hội nhập vào xu thế
chung trong cuộc chạy đua kinh tế toàn cầu.
Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra gay gắt. Mặc
dù hòa bình thế giới được củng cố nhưng tình hình vẫn chưa hoàn toàn ổn
định thậm chí còn phát triển theo hướng phức tạp và đa dạng. Khả năng xảy
15


ra chiến tranh thế giới bị đẩy lùi song những cuộc xung đột vũ trang, xung đột
sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, khủng bố vẫn còn xảy ra ở nhiều khu
vực. Cuộc đấu tranh gay gắt giữa xu hướng đơn cực và đa cực trong quan hệ
quốc tế không ngừng gia tăng tác động mạnh mẽ đến các khu vực và các quốc
gia trên thế giới. Đặc biệt sự kiện cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày
11/9/2001 đã gây chấn động sâu sắc đối với nước Mỹ và cộng đồng quốc tế.
Sự kiện này tác động trực tiếp đến nhiều phương diện của nước Mỹ và trên
thế giới. Trong hoạt động quân sự ở nước ngoài, Mỹ sẵn sàng hành động đơn
phương vì quyền lợi của nước Mỹ và tiếp tục can dự vào các công việc của
thế giới. Sau sự kiện cuộc khủng bố vào nước Mỹ chưa đầy một tháng, chính
quyền Mỹ mở cuộc chiến Afghanistan (7/10/2001) và sau đó là cuộc chiến
Iraq (19/3/2003) nhằm thử nghiệm việc triển khai chiến lược toàn cầu mới,

thực hiện cuộc chiến chống khủng bố. Ngay sau khi Mỹ mở các cuộc chiến
tranh tấn công hai quốc gia này, cộng đồng quốc tế đã lên tiếng phản đối gay
gắt hành động xâm lược của Mỹ, các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh diễn
ra ở khắp nơi trên thế giới.
Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia
riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương như: môi
trường bị tàn phá, hủy hoại, sự bùng nổ về dân số, nguồn năng lượng khan
hiếm, chống tội phạm quốc tế, khí hậu trái đất biến đổi ngày càng xấu và thất
thường kèm theo những thiên tai khủng khiếp1, dịch bệnh hiểm nghèo... Đó là
những vấn đề có ảnh hưởng tới nhiều quốc gia, nếu không có những biện
pháp ngăn ngừa và đề phòng kịp thời cuộc sống con người sẽ bị đe dọa
nghiêm trọng.

1

Ngày 26/12/2004, một trận động đất mạnh 9,3 độ richter ở Ấn Độ Dương tạo ra trận sóng thần khủng khiếp
đánh vào bờ biển của 14 nước, cướp đi sinh mạng của hơn 220.000 người và được coi là thảm họa lớn nhất
được ghi nhận trong lịch sử hiện đại.

16


Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có sự phát triển nhanh chóng với
tốc độ ngày càng cao. Bên cạnh đó cũng tiềm ẩn những nguy cơ mất ổn định
như vấn đề tranh chấp trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề biển Đông… đã và
đang là những vấn đề gây tranh cãi lớn trên các diễn đàn quốc tế cản trở quá
trình hợp tác giữa các nước trong khu vực.
Cùng với xu thế hợp tác kinh tế thế giới, các nước Đông Nam Á tích
cực tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và nỗ lực khắc phục khủng
hoảng kinh tế năm 1997.

Các đặc điểm trên quy định tính đa phương, đa dạng trong quan hệ
quốc tế và trong chính sách đối ngoại của các nước. Những chuyển biến tình
hình thế giới và khu vực luôn luôn phức tạp, khó lường, nó tác động trực tiếp
tạo ra những cơ hội và thách thức cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam.
Tình hình trong nước:
Trải qua 10 năm thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã
hội 1991 - 2000 và 15 năm đổi mới đất nước đạt nhiều thành tựu to lớn. Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã tổng kết những thành tựu
đạt được:
“Kinh tế tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình
quân hằng năm 7%. Nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất
lương thực. Việc nuôi trồng và khai thác thủy sản, hải sản được mở rộng. Giá
trị sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 13,5%. Hệ thống kết cấu hạ
tầng: bưu chính - viễn thông, đường sá, cầu, cảng, sân bay, điện, thuỷ lợi...
được tăng cường. Các ngành dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu đều phát triển.
Năm 2000 đã chặn được đà giảm sút mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu chủ
yếu đều đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra” [18, tr. 167].

17


Văn hóa, xã hội có những tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải
thiện, giáo dục - đào tạo có bước phát triển về quy mô và cơ sở vật chất. Trình
độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên rõ rệt. Việt Nam đạt
tiêu chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Khoa học xã
hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ chuyển biến tích cực. Các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản góp phần tích cực động viên
toàn dân tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những nhu cầu về ăn, ở, mặc,
chăm sóc sức khỏe, nước sạch, điện sinh hoạt, học tập, giải trí được đáp ứng

tốt hơn. Công tác xóa đói giảm nghèo trên phạm vi cả nước đạt hiệu quả nổi
bật, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình có nhiều thành tích. Tình hình
chính trị - xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng an ninh được tăng cường. Sức
mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nhất là các
địa bàn chiến lược, biên giới, biển, đảo được phát huy, việc kết hợp giữa quốc
phòng và an ninh, phát triển kinh tế đối ngoại có tiến bộ. Công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng được chú trọng, hệ thống chính trị được củng cố [18, tr. 167-168].
“Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc
tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt. Nước ta đã tăng cường
quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước
láng giềng, các nước bạn bè truyền thống; tham gia tích cực các hoạt động
thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi trong Hiệp hội các nước Đông Nam
Á(ASEAN) và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC);
tăng cường quan hệ với các nước phát triển và nhiều nước, nhiều tổ chức khu
vực và quốc tế khác; có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu
tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ
nước ngoài” [18, tr. 169].
“Đảng ta tiếp tục củng cố tình đoàn kết, hữu nghị với các đảng cộng
sản và công nhân, các phong trào độc lập dân tộc và tiến bộ trên thế giới; thiết
18


lập quan hệ với các đảng cầm quyền ở một số nước. Các đoàn thể nhân dân,
các tổ chức chính trị - xã hội, uỷ ban hoà bình và các hội hữu nghị đẩy mạnh
ngoại giao nhân dân cả về quy mô và địa bàn, góp phần tích cực vào thắng lợi
của Đảng và Nhà nước ta trên mặt trận đối ngoại” [18, tr. 169].
Những thành tựu đó đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ
mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân
tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, đất nước còn phải đối mặt với nhiều
khó khăn, thách thức: Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức
cạnh tranh thấp. Một số vấn đề văn hoá - xã hội bức xúc và gay gắt chậm
được giải quyết. Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Mặt khác,
các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”,
xuyên tạc lịch sử, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để xúi giục, kích động ly
khai đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các vùng, miền khác nhằm
hỗ trợ các phần tử chống đối gây rối trật tự, an toàn xã hội, chia rẽ khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước như vậy, công tác đối
ngoại của Đảng và công tác đối ngoại nhân dân trong giai đoạn 2001 – 2005
có nhiều thuận lợi và đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Trong tình hình
đó Việt Nam buộc phải điều chỉnh chính sách đối ngoại sao cho phù hợp trên
các lĩnh vực đặc biệt là an ninh – chính trị, đối ngoại nhằm giữ vững độc lập,
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nhưng vẫn tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế trên
nhiều mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học, bảo vệ môi
trường… Chủ động nâng cao công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại làm

19


cho bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về đất nước, con người Việt Nam nhằm đáp
ứng các yêu cầu, nhiệm vụ thời đại mới.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quá trình ra đời lâu dài gắn liền với lịch
sử đấu tranh chống đế quốc xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc. Ngày
18/11/1930, Đảng chủ trương thành lập Hội Phản đế Đồng Minh nhằm xây
dựng khối đoàn kết mọi lực lượng dân tộc đấu tranh với địch giành chính
quyền. Đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhưng chưa
thực hiện được trong thực tiễn.

Tên gọi Mặt trận có nhiều thay đổi theo thời gian, tuy nhiên vẫn nhằm
mục tiêu ban đầu là đại đoàn kết toàn dân tộc đấu tranh giải phóng đất nước.
Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đất nước bị chia cắt làm
hai miền: miền Bắc được giải phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền
Nam phải tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong
bối cảnh đó, ở Miền Bắc, ngày 10/9/1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời
với mục đích đoàn kết mọi lực lượng dân tộc và dân chủ, đấu tranh đánh bại
đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai, xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống
nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Để đối phó với âm mưu can thiệp và
xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền
Nam tiến tới thống nhất đất nước, ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.
Sau cao trào tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, kết tụ từ các
phong trào đấu tranh yêu nước của sinh viên, học sinh, trí thức, đồng bào tôn
giáo tại các thành thị miền Nam, ngày 20/4/1968 Liên minh các lực lượng
Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam ra đời.
Sau khi cả nước giành được độc lập, Đại Hội Mặt trận Dân tộc thống
nhất họp từ ngày 31/1/1977 đến ngày 4/2/1977 tại thành phố Hồ Chí Minh
thống nhất ba tổ chức lấy tên duy nhất là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tính
20


đến năm 2019, MTTQVN bao gồm 44 tổ chức thành viên là một bộ phận cấu
thành hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là công cụ
thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhằm mục đích chung là
phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ
và giàu mạnh có vị trí xứng đáng trên trên trường quốc tế.
1.1.2. Chủ trương của Đảng
Chủ trương đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trước sự thay đổi nhanh chóng tình hình quốc tế, khu vực và trong

nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX năm 2001 tổng kết những thành
tựu và hạn chế qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII của Đảng, đồng thời khẳng định và bổ sung chủ trương đối ngoại
được đề ra từ Đại hội VIII nhằm đáp ứng đòi hỏi tình hình mới. Đại hội IX
tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa
dạng hóa các mối quan hệ với nhiệm vụ là tiếp tục giữ vững môi trường hòa
bình, ổn định phát triển. Đại hội nêu rõ cần phải mở rộng quan hệ đối ngoại
với các tổ chức quốc tế, khu vực, các đảng, các vùng lãnh thổ, các trung tâm
kinh tế: “Mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các
nước và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ
chức quốc tế và khu vực theo các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không
dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực; bình đẳng và cùng có lợi; giải quyết các
bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình; làm thất bại mọi âm mưu
và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy
tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và
định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn
bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường. Chính phủ cùng các bộ, ngành và
21


các doanh nghiệp khẩn trương xây dựng và thực hiện kế hoạch hội nhập kinh
tế quốc tế với lộ trình hợp lý và chương trình hành động cụ thể, phát huy tính
chủ động của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, hoàn chỉnh hệ thống
luật pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế”
[18, tr. 146 - 147].
Nghị quyết Đại hội IX đề ra những phương hướng đối ngoại cụ thể với
các đối tác, chỉ rõ cần coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với

các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng. Với các nước ASEAN cần
nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác để cùng xây dựng Đông Nam Á
thành một khu vực hoà bình, không có vũ khí hạt nhân, ổn định, hợp tác cùng
phát triển. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các
nước độc lập dân tộc, các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Trung
Đông và Mỹ latinh, các nước trong Phong trào Không liên kết, ủng hộ lẫn
nhau cùng phát triển, phối hợp bảo vệ lợi ích chính đáng của nhau. Thúc đẩy
quan hệ đa dạng với các nước phát triển và các tổ chức quốc tế. Đẩy mạnh
hoạt động ở các diễn đàn đa phương.
Hoạt động đối ngoại theo các nguyên tắc: “Tôn trọng độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; bình đẳng và cùng có lợi; giải
quyết các bất đồng tranh chấp bằng thương lượng hòa bình; làm thất bại mọi
âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền” [18, tr. 146].
Đại hội IX chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo
đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an
ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”
[18, tr. 147]. Đại hội IX nhấn mạnh cần tham gia vào các hoạt động
22


mang tính toàn cầu: ủng hộ và cùng nhân dân thế giới đấu tranh nhằm loại
trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học và mọi phương tiện chiến tranh
hiện đại khác, bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ
trang, tôn trọng độc lập chủ quyền và quyền lựa chọn con đường phát triển
của mỗi dân tộc trên thế giới góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế
quốc tế dân chủ, công bằng [18, tr. 147].
Để đẩy mạnh và tăng cường hiệu quả hoạt động đối ngoại, Nghị quyết
Đại hội IX nhấn mạnh phải đẩy mạnh công tác thông tin phục vụ nghiên cứu,

làm tốt công tác dự báo tình hình khu vực và thế giới, kịp thời có những chủ
trương, chính sách đối ngoại khi tình hình thay đổi. Tăng cường công tác
thông tin đối ngoại và văn hóa đối ngoại. Về đội ngũ làm công tác đối ngoại
cần bồi dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, năng lực, đạo đức, phẩm chất kể
cả các cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại [18, tr. 147-148].
Bên cạnh chủ trương về quan hệ với các đối tác, các tổ chức khu vực và
trên thế giới, Đảng đặc biệt quan tâm đến bộ phận người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Đảng và Nhà nước chủ trương bảo hộ quyền lợi chính đáng, giúp đỡ nâng cao
ý thức cộng đồng, tăng cường đoàn kết tương trợ, giữ gìn bản sắc văn hóa và
truyền thống dân tộc; tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào về thăm quê hương,
giúp đỡ gia đình, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào sự nghiệp xây dựng đất
nước… Ngày 26/3/2004, Bộ Chính trị ra “Nghị quyết 36/NQ-TW về công tác
đối với người Việt Nam ở nước ngoài”. Nghị quyết khái quát tình hình người
Việt Nam ở nước ngoài, về những đóng góp của họ với quê hương: “Cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài có tiềm lực kinh tế nhất định, có mối
quan hệ với nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài và quốc tế, có
khả năng tìm kiếm đối tác và làm cầu nối với các doanh nghiệp, tổ chức trong
nước. Nhiều trí thức có trình độ học vấn và chuyên môn cao; một số người
23


×