Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Múa hát Ải Lao ở phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội: Truyền thống và biến đổi : Luận văn ThS. Lịch sử văn hóa Việt Nam ( Chương trình đào tạo thí điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐOÀN THỊ PHƢƠNG MAI

MÚA HÁT ẢI LAO Ở PHƢỜNG PHÚC LỢI,
QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI:
TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐOÀN THỊ PHƢƠNG MAI

MÚA HÁT ẢI LAO Ở PHƢỜNG PHÚC LỢI,
QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI:
TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI

Chuyên ngành: Lịch sử văn hóa Việt Nam
Mã số:
Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Quang Ngọc

HÀ NỘI - 2017


1


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến GS.TS Nguyễn Quang Ngọc ngƣời thầy đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ
lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong Bộ môn Văn hóa học và Lịch sử Văn
hóa Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, những ngƣời đã trang bị cho tôi tri thức và kĩ
năng cần thiết để có đƣợc tƣ duy và phƣơng pháp nghiên cứu trong lĩnh vực
lịch sử văn hóa.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những ngƣời đã nhiệt tình cung cấp
thông tin, số liệu cho luận văn, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của cộng
đồng nắm giữ di sản văn hóa múa hát Ải Lao ở phƣờng Phúc Lợi, quận
Long Biên, Hà Nội.
Do hạn chế về năng lực, nguồn lực đầu tƣ, luận văn khó tránh đƣợc
những thiếu sót. Rất mong đƣợc sự đóng góp, chỉ bảo của thầy, cô, bạn bè để
trong tƣơng lai, nếu tiếp tục theo đuổi hƣớng nghiên cứu này, tôi có thể hoàn
thiện thêm.

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của luận văn
7. Kết cấu của luận văn
Chƣơng 1: HỘI GIÓNG LÀNG PHÙ ĐỔNG VÀ PHƢỜNG
MÚA HÁT ẢI LAO LÀNG HỘI XÁ………………………………….
1.1. Nguồn gốc, bản chất của Hội Gióng…………………………
1.2. Hội Gióng tại đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm,
Hà Nội………………………………………………………………….
1.3. Làng Hội Xá tham gia hội Gióng với múa hát Ải Lao………
Tiểu kết chƣơng 1………………………………………………...
Chƣơng 2: NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN MÚA HÁT ẢI LAO
TRUYỀN THỐNG……………………………………………………..
2.1. Nguồn gốc và các giai đoạn hoạt động của phƣờng Ải Lao…
2.2. Quy trình thực hành múa hát Ải Lao truyền thống…………..
2.3. Giá trị của múa hát Ải Lao truyền thống…………………….
Tiểu kết chƣơng 2………………………………………………...
Chƣơng 3: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN DÂN
GIAN MÚA HÁT ẢI LAO VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY GIÁ TRỊ MÚA HÁT ẢI LAO TRUYỀN THỐNG…………..
3.1. Những thay đổi trong tổ chức và hoạt động trình diễn của
phƣờng Ải Lao hiện nay ...…………………………………………….
3.2. Những thay đổi trong cách múa, cách hát Ải Lao………….
3.3. Nhận xét về sự biến đổi của múa hát Ải Lao.........................
3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị truyền
thống của múa hát Ải Lao ..…………………………………………..
Tiểu kết chƣơng 3………………………………………………...
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


3

Trang
4
5
9
10
11
12
12
13
13
19
27
37
38
38
40
53
58
59
59
65
70
77
87
88
90
95



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội Gióng là lễ hội truyền thống hàng năm đƣợc tổ chức ở nhiều nơi ở
Hà Nội để tƣởng niệm và ca ngợi chiến công của ngƣời anh hùng truyền
thuyết Thánh Gióng, một trong Tứ bất tử của tín ngƣỡng dân gian Việt Nam.
Tối ngày 16/11/2010, tại thành phố Nairobi (Thủ đô của Kenya), trong kỳ họp
thứ 5 Ủy ban liên chính phủ theo Công ƣớc năm 2003 của UNESCO, Hội
Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc của Việt Nam đã chính thức đƣợc công
nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong hội Gióng ở
đền Phù Đổng, phƣờng Ải Lao tham gia và thực hành một số nghi lễ không
thể thiếu nhƣ câu ca “Phi Ải Lao bất thành hội Gióng”.
Múa hát Ải Lao là nghệ thuật trình diễn hát và múa thờ Thánh Gióng.
Nhóm thực hành, giữ gìn và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa hát đƣợc gọi
là phƣờng Ải Lao. Theo truyền thuyết và lời kể của những ngƣời cao tuổi trong
làng Hội Xá, phƣờng múa hát Ải Lao ra đời gắn với truyền thuyết về Thánh
Gióng. Sau chiến thắng giặc Ân với chiến công lẫy lừng, Thánh Gióng đã cƣỡi
ngựa sắt về trời. Mẹ Gióng vì thế mà buồn bã thƣơng nhớ con. Đám trẻ trâu
làng Hội Xá đƣợc lệnh vua múa hát cho mẹ Thánh Gióng vơi đi nỗi nhớ con.
Nghệ thuật múa hát Ải Lao ra đời từ đó. Múa hát Ải Lao là nghệ thuật cổ xƣa
với các điệu múa cổ, ca từ cổ và làn điệu cổ từ bao đời truyền lại. Các bài hát
Ải Lao với cách đảo từ, chêm từ, lặp từ… đã tạo nên một phong cách hát riêng
không giống với bất kỳ thể loại nào. Múa hát Ải Lao truyền thống có giá trị cả
về mặt lịch sử, nghệ thuật, ngôn ngữ và giá trị tâm linh xã hội.
Tuy nhiên, trong thời kỳ 30 năm chiến tranh của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, hội Gióng
không đƣợc tổ chức nên phƣờng Ải Lao không tham gia biểu diễn. Thời gian

4



dài gián đoạn cùng những biến thiên của đời sống xã hội, số ngƣời thực hành
di sản hoặc đã mất hoặc tuổi đã cao không còn nhớ rõ những điệu múa và hát
Ải Lao nên múa hát Ải Lao truyền thống so với hiện nay có nhiều biến đổi về
không gian biểu diễn, cách thức hát múa và một số biến đổi khác.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu về sự biến đổi múa hát Ải Lao truyền thống
và hiện nay là việc làm cần thiết. Đặc biệt, tháng 9/2016, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đã đƣa múa hát Ải Lao ở phƣờng Phúc Lợi, quận Long Biên,
Hà Nội vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc nghiên cứu và
phân tích rõ những biến đổi của múa hát Ải Lao truyền thống và hiện tại là cơ
sở đề xuất một số giải pháp và kiến nghị giúp các nhà chuyên môn, nhà quản
l‎ý, nhà hoạch định chính sách, công tác văn hóa có thêm cơ sở l‎ý luận và thực
tiễn trong công tác chuyên môn có chính sách quản lý phù hợp, nhằm bảo vệ
và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa phi vật thể múa hát Ải Lao.
Vì vậy, tôi chọn đề tài: Múa hát Ải Lao ở phường Phúc Lợi, quận
Long Biên, Hà Nội: truyền thống và biến đổi làm đề tài luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Múa hát Ải Lao ở phƣờng Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội là một
nghệ thuật trình diễn độc đáo tại hội Gióng. Nghiên cứu về múa hát Ải Lao
không chỉ xét đến các công trình nghiên cứu trực tiếp về múa hát Ải Lao mà
còn cả những công trình nghiên cứu về hội Gióng.
Tính đến thời điểm hiện nay, công trình nghiên cứu đầu tiên về múa
hát Ải Lao là của nhà nghiên cứu ngƣời Pháp là G.Dumoutier với bài viết
Revue de l’histoire dé religions, Paris, 1983 (bài viết đƣợc Phan Phƣơng Anh
dịch sang tiếng việt là Một lễ hội tôn giáo nước Nam tại làng Phù Đổng – Bắc
Kỳ). Bài viết là những ghi chép của tác giả về sự ra đời ly kì và những chiến
công của anh hùng Thánh Gióng. Từ đó, tác giả đi sâu vào mô tả nơi thờ tự

5



Thánh Gióng và diễn biến của lễ hội Gióng dƣới góc độ một lễ hội tôn giáo
của nƣớc Nam. Múa hát Ải Lao chƣa đƣợc đề cập một cách hệ thống, đầy đủ
và trong bài viết tác giả cũng không gọi là múa hát Ải Lao mà chỉ đề cập đến
một nghi lễ do phƣờng Ải Lao thực hiện đó là nghi lễ bắt hổ và lời bài hát bắt
hổ - nghi lễ theo tác giả thì nó có nét đặc biệt.
Ngƣời Việt nghiên cứu một cách hệ thống và chi tiết về múa hát Ải
Lao đầu tiên phải kể đến là GS.TS. Nguyễn Văn Huyên. Trong những năm
1937, 1938 ông tiến hành những ghi chép về múa hát Ải Lao và biên tập lại
trong bài viết Ai Lao aux fêtes de Phu Dong đăng trên tạp chí của trƣờng Viễn
Đông Bắc Cổ, phần 2, tập 39, Hà Nội, 1941. Sau này bài viết đƣợc dịch ra
tiếng việt “Hát và múa Ải Lao ở hội Phù Đổng (Bắc Ninh)”. Năm 2009, Viện
Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam in lại nguyên văn bài viết bằng tiếng Việt trong
cuốn Lễ hội Thánh Gióng (2009), Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội từ trang
397 đến trang 434. Múa hát Ải Lao đƣợc đề cập đến là một nghi lễ không thể
thiếu trong hội Gióng, tác giả trình bày nguồn gốc và mô tả chi tiết các quy
trình biểu diễn múa hát Ải Lao (trong bài viết tác giả gọi là hát và múa Ải
Lao) tại hội Gióng. Suốt thời gian diễn ra hội Gióng, phƣờng Ải Lao biểu
diễn những điệu hát và múa lễ thần. Tác giả trích dẫn truyền thuyết và cho
rằng phƣờng Ải Lao có nguồn gốc ở Lào, nƣớc Lào nộp cống một đội hát
xƣớng vào thời vua Lý ‎Thái Tổ thể kỷ XI. Nhà vua đã hiến dâng những bài
hát Lào trƣớc các vị thần để tỏ lòng nhớ công lao của ngƣời anh hùng Thánh
Gióng đối với đất nƣớc. Khi nƣớc Lào không triều cống cho nƣớc Việt Nam
nữa, nhà vua giao cho làng Phù Đổng nằm bên bờ sông Đuống thuộc phủ Gia
Lâm, tỉnh Bắc Ninh, tổ chức một đội hát xƣớng để dâng thần điệu Ải Lao.
Trong bài viết, tác giả mô tả chi tiết về từng nhân vật tham gia phƣờng Ải Lao
và các điệu múa của phƣờng khi tham gia biểu diễn. 12 bài hát do phƣờng Ải
Lao biểu diễn cũng đƣợc tác giả ghi chép lại đầy đủ. Song đây là công trình

6



nghiên cứu đi sâu vào việc mô tả trình diễn Ải Lao đƣơng thời, chƣa đƣa ra
những kiến giải và làm rõ giá trị văn hóa của múa hát Ải Lao.
Múa hát Ải Lao còn đƣợc đề cập đến trong các công trình khoa học
liên quan đến hội Gióng. Cuốn sách Người anh hùng làng Gióng xuất bản
năm 1967 của nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh đƣợc coi là cẩm nang về Thánh
Gióng và hội Gióng. Cuốn sách Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã
hội Việt Nam đương đại (trƣờng hợp hội Gióng) của Viện Văn hóa Nghệ
thuật Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin, 2012, thông qua việc nghiên cứu về
hội Gióng trong bối cảnh tác động của toàn cầu hóa, đã đƣa các biện pháp bảo
tồn và phát huy giá trị của các lễ hội cổ truyền nói chung trên cơ sở theo các
chính sách về di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO và luật di sản văn hóa
của Việt Nam. Múa hát Ải Lao đƣợc nhắc đến khái quát trong phần mô tả hội
Gióng. Tuy đây không phải là công trình nghiên cứu về múa hát Ải Lao,
nhƣng thông qua kết quả nghiên cứu về biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hóa, tác giả có thể kế thừa trong phần đề xuất các biện pháp bảo
tồn và phát huy giá trị của múa hát Ải Lao của luận văn.
Trong công trình nghiên cứu khác về hội Gióng có thể kể đến nhƣ: tác
giả Trần Lê Văn (1983), Về hội Gióng, Nxb. Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội;
Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (2009), Lễ hội Thánh Gióng, Nxb. Văn
hóa Thông tin, Hà Nội; Lê Trung Vũ (chủ biên) (1992), Lễ hội cổ truyền,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội; Trần Thị Liên (2013), Truyền thuyết di tích và
lễ hội Thánh Gióng trên đất Thánh, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội… Các
công trình nghiên cứu này có điểm chung là nghiên cứu về nhân vật Thánh
Gióng và mô tả hội Gióng, đi sâu phân tích những giá trị của hội Gióng. Múa
hát Ải Lao đƣợc nhắc đến nhƣ là nghi lễ không thể thiếu trong Hội Gióng
nhƣng chƣa đƣợc nghiên cứu toàn diện. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu
này đã cung cấp thông tin phong phú, nhiều mặt về hội Gióng - không gian
chính của trình diễn múa hát Ải Lao.


7


Hai tác giả Lê Trung Vũ và Lê Hồng Lý đồng chủ biên trong sách Lễ
hội Việt Nam (2004), Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, sách có dung lƣợng
239 trang mô tả các lễ hội ở Việt Nam, trong đó có các lễ hội trên địa bàn Hà
Nội. Hội Gióng đƣợc đề cập từ trang 200 đến trang 211. Tác giả khái quát
nguồn gốc của hội Gióng và mô tả theo thời gian diễn biến hội Gióng. Phần
mô tả diễn biến hội Gióng tác giả nhắc đến thời gian múa hát Ải Lao tại hội
đó là vào ngày 9/4 hội Gióng bắt đầu sau các nghi lễ rƣớc cờ vào giờ Thìn (79 giờ sáng) và kéo dài cho tới giờ Tỵ (9-11 giờ), phƣờng Ải Lao bắt đầu diễn
trò săn hổ trƣớc điện thần. Tác giả nhấn mạnh đây là một trò diễn mang tính
chất nghi lễ bắt buộc trong ngày hội. Tuy nhiên, phƣờng Ải Lao múa trò săn
hổ nhƣ thế nào thì chƣa đƣợc mô tả kỹ lƣỡng.
Công trình nghiên cứu gần đây nhất về múa hát Ải Lao là những ấn
phẩm do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu
và Phát huy giá trị di sản văn hóa (CCH) đã thực hiện 02 chƣơng trình nghiên
cứu về múa hát Ải Lao và đã đƣợc công bố các kết quả nghiên cứu trong các
công trình cụ thể. Cuốn sách thứ nhất là Nghệ thuật trình diễn, tập quán xã
hội hát và múa Ải Lao - những câu hỏi và gợi ‎ý trả lời (2015), Nxb. Văn hóa
dân tộc, Hà Nội. Cuốn sách gồm 36 trang (khổ 14,5cmx20,5cm) đƣợc viết
dƣới dạng hỏi đáp, cung cấp các thông tin cơ bản về di sản nên cách viết ngắn
ngọn, thiên về liệt kê và mô tả đơn thuần về múa hát Ải Lao nhằm phục vụ
cho việc vận dụng vào giáo dục di sản. Vì vậy, tài liệu này chƣa có những
phân tích sâu sắc về múa hát Ải Lao.
Cuốn sách thứ hai là Các bài hát Ải Lao xưa và nay (2015), Nxb. Văn
hóa Dân tộc, Hà Nội. Với dung lƣợng 96 trang (khuôn khổ 145x20.5cm) cuốn
sách đƣợc nhóm biên tập xây dựng dựa trên các nghiên cứu của GS.TS.
Nguyễn Văn Huyên xuất bản năm 1937 và các tƣ liệu do các thành viên hiện
đang thực hành múa hát Ải Lao cung cấp. Kết cấu tài liệu gồm 3 phần: Phần I

là Hát và múa Ải Lao, ở phần này nêu khái quát về cách hát và cách múa Ải

8


Lao, hệ thống các bài hát Ải Lao theo nghiên cứu của GS.TS. Nguyễn Văn
Huyên; Phần II là Các bài hát của phƣờng Ải Lao sƣu tầm năm 2015, ở phần
này các bài hát Ải Lao hiện nay do phƣờng Ải Lao biểu diễn đƣợc chép lại
bao gồm 12 bài thơ trƣớc khi chuyển thể thành bài hát, 12 bài hát ở hội Gióng
đền Phù Đổng và 02 bài hát mới biểu diễn tại đình và chùa ở Hội Xá. Phần III
là 12 bài hát của phƣờng Ải Lao năm 1937-1938. Đây là tài liệu đƣợc viết
dƣới dạng biên tập và liệt kê đơn thuần các bài hát chƣa có sự phân tích, đối
sánh giữa các bài hát trƣớc đây và hiện nay.
Một số bài viết trên báo, tạp chí về múa hát Ải Lao nhƣ: bài Về Hội
Gióng nghe múa hát Ải Lao của tác giả Phƣơng Lan đăng trên báo Tin tức online
vào tháng 5/2011; Bài Độc đáo nghệ thuật hát và múa Ải Lao trong Lễ hội
Gióng của tác giả Hồng Bắc đăng trên Website điện tử của VOV5 tháng 8/2016;
Bài Bảo vệ tập quán xã hội hát và múa Ải Lao của tác giả Đinh Thị Thuận đăng
trên báo Công an Nhân dân online vào tháng 12/2015… những bài viết này có
dung lƣợng khoảng 1000 từ, bài viết dƣới dạng đƣa tin nhằm cung cấp thông tin
cơ bản về múa hát Ải Lao, chƣa có sự nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu.
Tóm lại, những công trình nghiên cứu đề cập về múa hát Ải Lao đến
nay còn hạn chế, chƣa có nghiên cứu chuyên sâu múa hát Ải Lao với tƣ cách
là đối tƣợng nghiên cứu chính nên cũng chƣa có sự so sánh giữa múa hát Ải
Lao truyền thống và hiện nay và chƣa nêu bật đƣợc giá trị lịch sử, văn hóa của
trình diễn múa hát Ải Lao. Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trƣớc
đó và kiến thức do chính bản thân sƣu tầm và khảo sát thực tiễn về múa hát
Ải Lao truyền thống đƣợc ghi chép truyền lại, đối sánh với thực hành múa hát
Ải Lao hiện tại, tác giả phân tích rõ các biến đổi của nghệ thuật trình diễn dân
gian này và đƣa ra một số nhận xét, lý giải về sự biến đổi đó.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự biến đổi của múa hát

9


Ải Lao, phƣờng Phúc Lợi, quận Long Biên Hà Nội qua đó đề xuất giải pháp
phục dựng lại nghệ thuật trình diễn múa hát Ải Lao truyền thống.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực nhiện nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết
các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Khái quát về giá trị văn hóa lịch sử của múa hát Ải Lao.
- Trên cơ sở đọc và phân tích các tài liệu lịch sử và tài liệu nghiên cứu
có sẵn, tác giả tiến hành khảo sát thực trạng múa hát Ải Lao hiện nay để thấy
đƣợc những biến đổi trong hoạt động trình diễn.
- Làm rõ nguyên nhân của sự biển đổi của nghệ thuật trình diễn dân
gian múa hát Ải Lao để góp phần khuyến nghị những giải pháp nhằm bảo tồn
và phát huy giá trị của múa hát Ải Lao hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là múa hát Ải Lao ở phƣờng
Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội, từ nguồn gốc, quá trình hình thành,
nghệ thuật trình diễn múa hát Ải Lao xƣa và nay, đến tổ chức, hoạt động
cũng nhƣ vai trò của phƣờng Ải Lao trong hội Gióng, làng Phù Đổng,
huyện Gia Lâm, Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu là những yếu tố truyền thống và sự biến đổi của
múa hát Ải Lao.
- Thời gian: Năm 1982 là mốc thời gian đánh dấu sự phục hồi của múa

hát Ải Lao sau một thời gian gián đoạn do chiến tranh. Vì vậy để nghiên cứu
về múa hát Ải Lao truyền thống trƣớc những năm 1982, tác giả luận văn
thông qua các tài liệu lƣu trữ, lời kể của các chủ thể tham gia thực hành di
sản; Từ năm 1982 đến nay (2016) là giai đoạn phục hồi và phát triển của múa
hát Ải Lao, đây cũng là giai đoạn múa hát Ải Lao truyền thống có nhiều biến
10


đổi những nguồn tài liệu tác giả để tiếp cận đối cũng phong phú hơn: qua
sách, báo, tạp chí… và thực tiễn thực hành múa hát Ải Lao ở phƣờng Phúc
Lợi, quận Long Biên, Hà Nội.
- Không gian: Phƣờng Ải Lao hiện nay đƣợc thành lập gồm các
thành viên cƣ trú tại phƣờng Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội; Phƣờng
Phúc Lợi cũng là địa phƣơng đƣợc giao tổ chức phƣờng múa hát Ải Lao
tham gia hội Gióng bên làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Vì vậy,
phạm vi không gian của luận văn là phƣờng Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà
Nội và phạm vi không gian phƣờng Ải Lao tham gia biểu diễn nghệ thuật
trình diễn dân gian múa hát Ải Lao.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nguồn tƣ liệu chính của tác giả gồm: tƣ liệu thành văn và tƣ liệu
điền dã, phỏng vấn, khảo sát. Đối với nguồn tƣ liệu thành văn tác giả khai
thác thông tin từ các thƣ tịch cổ (nhƣ Việt sử lƣợc, Đại Việt sử ký toàn thƣ,
Viện điện u linh, Lĩnh Nam chích quái…) và các văn bản, ghi chép về hội
Gióng và múa hát Ải Lao trong hội Gióng.
Về tƣ liệu điền dã, phỏng vấn, khảo sát: Tác giả đã tiến hành phỏng
vấn các chủ thể trực tiếp tham gia trình diễn múa hát Ải Lao nhƣ ngƣời đóng
vai Ông Câu, Ông Hổ, trƣởng phƣờng Ải Lao và một số thành viên cao tuổi
nắm giữ những tri thức về múa hát Ải Lao truyền thống; Cán bộ văn hóa tại
địa phƣơng phƣờng Phúc Lợi, quận Long Biên.
Để xử lý tƣ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu, tôi có sử dụng các

phƣơng pháp nghiên cứu đó là:
- Phƣơng pháp quan sát, khảo tả, liên ngành: Phỏng vấn sâu chủ thể
thực hành nghệ thuật trình diễn múa hát Ải Lao, qua đó mô tả về múa hát Ải
Lao trong hội Gióng. Tác giả luận văn đã tham gia phối hợp cùng với đoàn
của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hóa (CCH) trong quá trình triển khai dự án “Nghiên

11


cứu, bảo vệ tập quán xã hội hát và múa Ải Lao” từ tháng 3/2016 đến hết tháng
9/2016, đã tiến hành phòng vấn 50 ngƣời bao gồm cả chủ thể thực hành múa
hát Ải Lao, cộng đồng và chính quyền địa phƣơng.
- Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp và hệ thống hóa các tƣ liệu liên
quan của các tài liệu tham khảo, dùng phƣơng pháp so sánh, đối diến với các
tài liệu điền dã thực địa, rút ra những kết luận của đề tài.
- Phƣơng pháp Lịch sử để nghiên cứu, phán đoán, suy luận, thuyết
minh khái quát về di sản.
- Phƣơng pháp so sánh múa hát Ải Lao truyền thống và múa hát Ải
Lao hiện nay để thấy rõ sự biến đổi của nghệ thuật trình diễn này.
6. Đóng góp của luận văn
- Cung cấp tƣ liệu cụ thể, chi tiết cho các nhà khoa học, nhà nghiên
cứu, những ngƣời làm công tác văn hóa quan tâm đến nghệ thuật trình diễn
dân gian múa hát Ải Lao.
- Đƣa ra một số nhận xét lí giải về sự biến đổi của nghệ thuật trình
diễn dân gian múa hát Ải Lao. Đây đƣợc xem là cơ sở để đề xuất những giải
pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật trình diễn dân gian
múa hát Ải Lao cho những ngƣời quan tâm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn

kết cầu gồm ba chƣơng:
- Chƣơng 1: Hội Gióng làng Phù Đổng và phƣờng múa hát Ải Lao
làng Hội Xá.
- Chƣơng 2: Nghệ thuật trình diễn múa hát Ải Lao truyền thống.
- Chƣơng 3: Sự biến đổi của nghệ thuật trình diễn dân gian múa hát Ải
Lao và đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị múa hát Ải Lao truyền thống.

12


Chƣơng 1:
HỘI GIÓNG LÀNG PHÙ ĐỔNG VÀ
PHƢỜNG MÚA HÁT ẢI LAO LÀNG HỘI XÁ
1.1. Nguồn gốc, bản chất của Hội Gióng
1.1.1. Nguồn gốc hội Gióng
Thánh Gióng và sự thờ phụng Thánh Gióng là một hiện tƣợng văn hoá
tín ngƣỡng khá đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Ngƣời anh hùng từng đƣợc
nhà thơ Cao Bá Quát (1809-1853) ngợi ca: “Phá tặc đãn hiềm tam tuế vãn,
/Đằng vân do hận cửu thiên đê” (Nghĩa là: “Đánh giặc lên ba hiềm đã muộn /
Lên mây tầng chín hận chƣa cao”) đã trở thành vƣơng, thành thánh, thành
thần, thành nhân vật trung tâm của một loạt lễ hội dân gian vùng Kinh Bắc
xƣa. Hội Gióng là lễ hội truyền thống tƣởng nhớ và ca ngợi chiến công của
ngƣời anh hùng Thánh Gióng - một trong tứ bất tử bảo hộ mùa màng, hòa
bình cho đất nƣớc, thịnh vƣợng cho muôn dân.
Về nguồn gốc ra đời của hội Gióng, theo GS. Trần Quốc Vƣợng:
“Thoạt kỳ thủy, đây là một tín ngƣỡng tự nhiên nguyên sơ của ngƣời Việt cổ:
sự sùng bái các lực lƣợng tự nhiên: nhƣ mƣa dông (storm) - cây - đá…” [35,
tr.323]. Từ lâu ngƣời ta đã thờ Ông Đổng ở một cái miếu cổ và cúng ông bằng
bát cơm đĩa cà. Trong một đêm mƣa gió, Ông Đổng về hái cà và để lại dấu
chân khổng lồ, bà mẹ Gióng vô tình giẫm phải về nhà thụ thai và sinh ra

Thánh Gióng. Diện mạo nguyên thủy của Ông Gióng có thể là thần mƣa
dông, ngƣời khổng lồ với quy mô vũ trụ nên nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh
đã viết là Dóng để muốn liên hệ với Dông (dông bão).
Từ thế kỷ XV, với Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên thì cùng
với thời đại Hùng Vƣơng, sự tích thần Phù Đổng đã đƣợc chính thức đƣa vào

13


sử sách và cùng với Lĩnh Nam chính quái của Vũ Quỳnh - thần đã trở thành
một thứ thần - ngƣời có công tích lớn là đánh giặc ngoại xâm.
Đại Việt sử ký toàn thư phần Ngoại kỷ toàn thƣ, kỷ Hồng Bàng Thị
ghi chép lại về Thánh Gióng nhƣ sau: “Đời Hùng Vƣơng thứ 6, ở hƣơng Phù
Đổng, bộ Vũ Ninh có ngƣời nhà giàu, sinh một con trai, đến năm hơn ba tuổi
ăn uống béo lớn nhƣng không biết nói cƣời. Gặp lúc trong nƣớc có tin nguy
cấp, vua sai ngƣời đi tìm ngƣời có thể đánh lui đƣợc giặc. Ngày hôm ấy, đứa
trẻ bỗng nói đƣợc, bảo vệ ra mời sứ vào, nói: “Xin có một gƣơm và ngựa, thì
vua không còn lo gì nữa”. Vua sai đem cho gƣơm và ngựa, đứa trẻ lập tức phi
ngựa, vung gƣơm mà đi, quan quân theo sau, phá giặc ở chân núi Vũ Ninh.
Quân giặc tự quay giáo lẫn nhau, bị chết rất nhiều, dƣ chúng đều lạy rạp
xuống, gọi là thiên tƣớng, đều đầu hàng cả. Đứa trẻ phi ngựa bay lên trời đi
mất. Vua sai sửa sang chỗ vƣờn nhà của đứa trẻ để lập miếu thờ. Đến sau Lý
Thái Tổ phong là Xung Thiên Thần Vƣơng. (Miếu thờ ở bên cạnh chùa Kiến
Sơ làng Phù Đổng)”.[8, tr.133-134]
Lý Công Uẩn đã cho xây đền thờ Phù Đổng Thiên Vƣơng, phong Phù
Đổng thành Xung Thiên thần vƣơng trong ý nghĩa là vị thần có vai trò hộ
quốc an dân nƣớc Đại Việt đồng thời tổ chức lại hội Gióng với một quy mô
lớn. Đến thời Lê (thế kỷ XV-XVI), hội Gióng đã nổi tiếng và đƣợc triều đình
cử quan đại thần về chủ tế đức Thánh Gióng.
Theo Việt Điện u linh, truyện Xung thiên dũng liệt chiêu ứng uy tín

đại vƣơng (Chuyện Thần Phù Đổng), do Lý Tế Xuyên vào thời nhà Trần, thế
kỷ XIV dựa vào hồ sơ phong thần của vua Trần Nhân Tông vào năm 1285 có
viết “Vƣơng vốn là thần đất, xƣa kia Chí Thành thiền sƣ dựng chùa ở hƣơng
Phù Đổng, lập ngôi thổ thần ở bên phải chùa”. Căn cứ vào truyền bản này thì
Chí Thành, tức là Cảm Thành là thiền sƣ đầu tiên nhìn nhận đức Phù Đổng là

14


vị thổ thần của làng Phù Đổng có công gìn giữ non sông, gìn giữ Phật pháp và
đã lập đền thờ bên phải cửa chùa để tỏ lòng tôn kính, quy bái nhớ ơn. Trong
khi đó, Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp căn cứ một phần vào Việt
điện u linh tập, rồi thêm thắt, có truyện Phù Đổng Thiên vƣơng thì ghi nhận:
Hùng Vƣơng nghĩ về công lao không có gì để báo đáp, bèn tôn làm Phù Đổng
đại Thiên vƣơng, lập chùa ở trong vƣờn nhà của làng ấy, ban cho ruộng một
trăm khoảnh, hôm sớm thờ phụng.
Đại Nam nhất thống chí, tập 4 ghi chép: Đền Đổng Xung thần vƣơng:
ở xã Phù Đổng huyện Tiên Du. Phần ngoại kỷ của Sử chép đời Hùng Vƣơng
gặc Ân xâm lƣợc, thần cỡi ngựa sắt đánh tan giặc, đi đến núi Vệ Linh thì bay
lên trời. Hùng Vƣơng sai lập đền ở trong hƣơng để thờ. Đời Lê Đại Hành,
thần giúp sức đánh tan quân Tống, Lê Đại Hành phong Thƣợng đẳng thần. Lê
Thái tổ phong là Xung thiên thần vƣơng. Nay núi Vệ linh cũng có đền thờ.
[25, tr.121]
Trong tâm thức của ngƣời dân đất Việt, Thánh Gióng là niềm tự hào
của dân tộc Việt Nam, là hiện thân của tinh thần đại đoàn kết toàn dân, khi
có giặc đến nhà kể cả ngƣời già, ngƣời trẻ, đàn ông, đàn bà đều tham gia
đánh giặc, ai có công quyên góp công, có sức quyên góp sức, có của quyên
góp của để đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Để tƣởng nhớ công ơn của Ngài, ngƣời dân lập đền, thờ phụng ở nhiều nơi
và mở hội hàng năm.

Hội Gióng mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của
Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông
qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời
cổ xƣa; đồng thời giáo dục lòng yêu nƣớc, truyền thống thƣợng võ, ý chí quật
cƣờng và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. Hội Gióng đƣợc tổ chức ở

15


nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhƣng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở
đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm - nơi sinh Thánh Gióng và hội
Gióng ở đền Sóc ở Núi Sóc thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội là nơi
Thánh hóa đã đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại. Ngoài ra còn hơn 10 hội Gióng cũng thuộc địa bàn Hà Nội (gọi là
vùng lan tỏa vì chƣa đƣợc UNESCO công nhận) nhƣ: hội Gióng Bộ Đầu xã
Bộ Đầu, huyện Thƣờng Tín; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ
Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện
Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (huyện
Từ Liêm); làng Hội Xá (quận Long Biên).
Hội Gióng tại đền Sóc diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng Giêng nên
có câu ca:
“Tháng Giêng giỗ Thánh Sóc Sơn
Tháng Ba giỗ tổ Hùng Vương nhớ về”
Hội Gióng ở đền Sóc trƣớc đây và hiện nay đều không có sự tham của
phƣờng múa hát Ải Lao mà chỉ bao gồm các nghi lễ truyền thống nhƣ: lễ khai
quang, lễ rƣớc, lễ dâng hƣơng, dâng hoa tre lên đền Thƣợng - nơi thờ Thánh
Gióng. Vì vậy, tác giả không đi sâu tìm hiểu về hội Gióng tại đây.
Hội Gióng ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội)
đƣợc tổ chức từ ngày 6/4 âm lịch đến 12/4 âm lịch hàng năm nên ca dao có câu:
“Ai ơi mùng chín tháng tư

Không đi hội Gióng cũng hư mất người”.
Hội Gióng ở đền Phù Đổng do các làng Phù Đổng, Phù Dực, Đổng
Viên, Đổng Xuyên (huyện Gia Lâm) tổ chức. Hội Gióng tại đền Phù Đổng là
không gian biểu diễn chính của phƣờng Ải Lao. Vì vậy, Hội Gióng mà tác giả

16


nhắc đến trong luận văn là Hội Gióng tại đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện
Gia Lâm, Hà Nội.
1.1.2. Bản chất của hội Gióng
Thánh Gióng là sự khái quát hóa, hình tƣợng hóa và lí tƣởng hóa toàn
bộ quá trình sinh ra, lớn lên, chiến đầu, chiến thắng của đội quân xâm lƣợc
đầu tiên của Việt Nam trong thời kỳ Văn Lang. Trong sức mạnh của con
ngƣời có cả sức mạnh thể lực, của cánh tay và sức mạnh của tinh thần, ý chí
phi thƣờng. Hội Gióng từ một tín ngƣỡng và lễ nghi nông nghiệp cổ truyền
cầu mƣa, thờ thần mặt trời, với thời gian lịch sử đắp đổi, đã trở thành một tín
ngƣỡng thờ anh hùng chống giặc và một nghi lễ diễn xƣớng anh hùng ca.
Ngƣời anh hùng văn hoá – thần thoại đã chìm vào trong vô thức mà ngƣời
anh hùng chống giặc luôn hiển hiện trong hữu thức. Nghi lễ nông nghiệp đã
chìm trong vô thức mà lễ diễn xƣớng anh hùng ca dân gian thì luôn luôn là
phần hữu thức của hội Gióng. Hội Gióng làng Phù Đổng đƣợc coi là hoàn
chỉnh nhất, mẫu mực nhất trên nhiều phƣơng diện: truyền thuyết, ‎ý thức, cách
tổ chức và nghệ thuật biểu hiện.
Theo GS. Trần Quốc Vƣợng: Hội Gióng tháng Tƣ mồng Chín lịch
Trăng là hội kết thúc các hội Xuân, mùa nông nhàn, để bƣớc vào mùa làm
ruộng, vụ mùa tháng Tƣ, là đầu mùa mƣa Việt Nam, đầu mùa làm ăn ở vùng
đồng mùa châu thổ Bắc bộ ngày xƣa. Đầu tháng Tƣ, đầu mùa mƣa miền Bắc
thƣờng có Dông. Đấy là bằng cớ cho huyền tích ông Đổng về hái Cà. [42,
tr.397-398]

Nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh dày công điền dã vùng Trung châu
cũng cho rằng: “Đây là dấu chân ông Đổng. Ông Đổng cao lớn lạ thƣờng.
Đầu đội trời, chân đạp đất, vai chạm mây. Ông cào đất thành đồng ruộng, vun
đá thành đồi gò, xẻ cát thành sông bãi. Ông bƣớc dài từ đỉnh núi này sang

17


đỉnh núi khác. Dấu chân ông lún cả đá, thủng cả đất. Tiếng nói ông vang ầm
thành sấm. Mắt ông sáng lóe chớp lửa. Hơi thở ông phun ra mây đen, gió bão
và mƣa dông. Ông hay hiện ra trong những ngày hè có dông, lúc cà đã đậu
trái, lúa chiêm sắp trổ đòng. Ông đi đủ mọi chiều, lúc tốc thẳng, lúc xoay
vòng. Ông đi đằng Tây sang đàng Đông là Bão Tây. Ông đập hết lúa, rụng hết
cà và gãy bật bao nhiêu là treo pheo, đa đề”. [9, tr.198]
Tiếp nối dòng suy nghĩ của nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh khi gắn các
tên đổng, dóng với dông, GS. Trần Quốc Vƣợng từng mệnh danh hội Gióng là
Tết Mƣa Dông. Tiến hành hội Gióng là tuân theo một nghi lễ nông nghiệp nhƣ
tết Pi May của Lào và Chôl Chnăm Thmây của Campuchia (khoảng giữa tháng
Tƣ dƣơng lịch). Đó là tín ngƣỡng cầu mƣa. Ở Lào là nghi thức té nƣớc; ở hội
Gióng là nghi thức múc nƣớc và rƣớc nƣớc về đền tế Thần, ngày mồng Tám. Tết
mƣa Dông tháng Tƣ mở đầu vụ mùa và Tết Cơm mới tháng Mƣời kết thúc vụ
mùa là hai nghi lễ nông nghiệp vào loại cổ nhất của cƣ dân Việt cổ trồng lúa
nƣớc: Nhƣ GS. Đào Thế Tuấn đã chứng minh là từ đầu thập kỷ 60 của thế kỷ
này, cây lúa trồng xƣa nhất là Lúa mùa và muộn, do đƣợc trồng ở đầu mùa mƣa.
Tháng Tư cày vỡ ruộng ra…
Tháng Năm gieo mạ chan hoà nơi nơi.
Nó lớn lên trong suốt mùa mƣa và chín (đƣợc gặt vào đầu mùa khô).
Hội Gióng thoạt kỳ thuỷ là một nghi lễ nông nghiệp. Cầu Trời “mƣa
nắng phải thì” cho dân quê làm ruộng trồng lúa. Chi tiết hay nhất của dân làm
ruộng lúa phú cho ông Gióng trong huyền tích “lớn lên nhƣ thổi” là nhờ “bảy

nong cà” tức là nhờ lúa gạo của nền văn minh lúa nƣớc Việt cổ và Đông Nam
Á cổ. Mô-típ về một đứa bé sau khi ăn rất nhiều cơm đã lớn lên phi thƣờng
với tầm cỡ anh hùng khổng lồ đƣợc tìm thấy trong truyền thuyết dân gian ở
nhiều vùng Đông Nam Á.

18


Hội Gióng phản ánh các truyền thuyết về ngƣời anh hùng từ nơi sinh
ra và lớn lên, lập chiến công, con đƣờng thực thi số mệnh công dân, đạo làm
con và cuối cùng, sau khi hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình thì bay về
trời (hay trở về với lòng tƣởng niệm của nhân dân). Mặt khác, trong huyền
tích Thánh Gióng, con ngựa sắt khạc lửa phi về đông, rồi từ đông phi về tây là
tƣợng trƣng cho sự vận động biểu kiến của mặt trời: ánh sáng, nguồn sống,
nguồn sức mạnh trần gian: MƢA và NẮNG: Hai nhân tố cần thiết nhất của
trời đối với ngƣời và với việc làm nông trồng lúa nƣớc.
Thánh Gióng là vị thần đƣợc thờ với tƣ cách là một trong “Tứ bất tử”
của Việt Nam, là một vị chính thần (phúc thần) có uy tín và sức mạnh vô hình
quy tụ đƣợc nhân dân toàn quốc về một mối bảo vệ đất nƣớc. Từ một ngƣời
anh hùng văn hoá, anh hùng huyền thoại, Thánh Gióng đƣợc biến dần thành
ngƣời anh hùng chống ngoại xâm đƣợc tôn thờ. Chiến trƣờng Thánh Gióng
đánh giặc Ân là chiến trƣờng truyền thống của ngƣời Việt chống giặc Bắc: Lý
chống Tống, Trần chống Nguyên - Mông và trƣớc đó, Lê Đại Hành phá Tống.
Với huyền thoại Thánh Gióng, ngƣời anh hùng làng Phù Đổng đã trở thành
ngƣời tƣợng trƣng vĩnh hằng cho các anh hùng Việt Nam chống giặc Bắc.
Nhƣ vậy, hội Gióng làng Phù Đổng chứa đựng những lớp giá trị văn
hóa - tín ngƣỡng đã lắng đọng trong huyền thoại và lễ hội. Trƣớc hết là tín
ngƣỡng thờ các hiện tƣợng tự nhiên. Xét về bản chất sâu xa của hội Gióng là
một tín ngƣỡng và lễ nghi nông nghiệp cổ truyền đồng thời ca ngợi cuộc
chiến đấu chống giặc ngoại xâm của ngƣời anh hùng Thánh Gióng.

1.2. Hội Gióng tại đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội
1.2.1. Làng Phù Đổng và Cụm di tích thờ Thánh Gióng
Làng Phù Đổng bên bờ sông Đuống, quê hƣơng và là nơi xuất phát của
Thánh Gióng - ngƣời Khổng Lồ 3 tuổi. Đây là một vùng đất địa linh nhân kiệt

19


thuộc xứ Kinh Bắc xƣa có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa. Phù Đổng
cũng là nơi gắn với nhiều huyền thoại về thời kỳ đầu dựng nƣớc và giữ nƣớc
của dân tộc, mà tiêu biểu là ngƣời anh hùng Thánh Gióng, một nhân vật còn
in đậm trong tâm thức ngƣời dân nơi đây, với nhiều di tích còn lại cho đến
ngày nay. Xã Phù Đổng trƣớc đây là một xã thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh. Năm 1961, xã đƣợc chuyển về huyện Gia Lâm; phía Đông giáp xã
Trung Mầu, phía Tây giáp xã Đình Xuyên và Dƣơng Hà, phía Nam giáp xã
Cổ Bi, Đặng Xá và phƣờng Phúc Lợi, còn phía Bắc giáp xã Ninh Hiệp (Gia
Lâm), Phù Chẩn, Đại Đồng, Chi Phƣơng (Bắc Ninh).
Khu di tích lịch sử đền Phù Đổng nằm ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm,
ngoại thành Hà Nội phân bố trên địa bàn 3 thôn của xã Phù Đổng, với tổng
diện tích 60.343,7m2. Cụm di tích thờ Thánh Gióng bao gồm đền Thƣợng,
đền Mẫu và chùa Kiến Sơ.
Đền Thượng còn đƣợc gọi là đền Gióng, nơi thờ Đức Thánh Gióng –
Phù Đổng Thiên Vƣơng;
Đền Hạ là nơi phụng thờ đức Thánh Mẫu (mẹ Thánh Gióng) nên còn
gọi là đền Mẫu. Tên chữ là “Khánh Quang điện” (điện Khánh Quang). Theo
thần tích làng Phù Đổng thì trƣớc đây đền thờ Thánh Mẫu đƣợc thờ chung ở
đền Thƣợng. Đến năm Chính Hòa thứ 4 (1683), tách ra thờ ở đền riêng trên
đất làng Ngô Xá (quê của bà - tức làng Đổng Viên), năm 1693, dân làng mới
di dời về vị trí hiện nay;
Chùa Kiến Sơ tên chữ là “Kiến Sơ tự”. Chùa đƣợc dựng từ khi nào cũng

chƣa có tài liệu nào ghi chính xác. Năm 820, thiền sƣ Vô Ngôn Thông từ Trung
Quốc sang đƣợc sƣ Cảm Thành khi đó trụ trì tại chùa tôn làm thầy, từ đó mở ra
dòng thiền Vô Ngôn Thông. Đây cũng là ngôi chùa gắn với vị vua đầu tiên của
triều Lý - Vua Lý Công Uẩn khi còn đi tu thƣờng lui tới chùa học kinh.

20


Cụm di tích thờ Thánh Gióng bao gồm đền Thƣợng, đền Mẫu và chùa
Kiến Sơ là không gian chính diễn ra Hội Gióng.
1.2.2. Diễn trình hội Gióng
1.2.2.1. Thời gian và công tác chuẩn bị hội
Hội Gióng là biểu hiện của sự chuyển hoá từ nghệ thuật kể chuyện sang
nghệ thuật diễn xƣớng có tính chất tổng hợp và ngƣợc lại, cốt truyện về
Thánh Gióng trong đó có những yếu tố cổ nhất, hồn nhiên nhất đã sống lại
một cách chân thực trong tiến trình của lễ hội. Về thời gian chính xác ra đời
của hội Gióng thì chƣa có tài liệu nào ghi chép song theo truyền thuyết tƣởng
nhớ đến công ơn Thánh Gióng, Hùng Vƣơng phong Ngài là Phù Đổng Thiên
Vƣơng xây dựng ngôi miếu thờ Ngài tại làng Phù Đổng và cấp cho trăm mẫu
ruộng để tổ chức lễ hằng năm. Theo lời kể của ông Nguyễn Bá Trản thì ngay
từ thời Lý, lễ hội thờ Thánh Gióng đã đƣợc đặc biệt quan tâm. Các vƣơng
triều sau đó nhƣ Trần - Lê cho tới thời Nguyễn... hội Gióng vẫn luôn đƣơc gìn
giữ và phát triển. Chiến tranh loạn lạc, hội Gióng bị gián đoạn một thời gian
dài nhƣng đến năm 1955 hội Gióng lại đƣợc khôi phục. Từ năm 1982 đến
nay, hội Gióng bắt đầu đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, là một sinh hoạt văn hoá
của nhân dân, do nhân dân tổ chức.
Hội Gióng 5 năm đƣợc mở đầy đủ các nghi lễ đƣợc gọi là hội chính,
những năm còn lại gọi là hội lệ. Nghi lễ chính của hội là: Tế Nam giao; Kén
tướng, kén phù giá (“Kén” Tƣớng và “Kén” Phù giá tƣơng tự nhƣ thi Hoa
hậu và thi thể hình ngày nay. “Kén” Tƣớng, „Kén” Phù giá là những hình

thức phát ngôn của dân gian về quan điểm thẩm mỹ: Ngƣời con trai đẹp,
ngoài các yếu tố khác phải biểu lộ đƣợc tiềm năng sức mạnh. Ngƣời con gái
đẹp phải hội đủ các yếu tố Công, Dung, Ngôn, Hạnh); Rước khám đường
nhằm trinh sát giặc; Rước nước là để tôi luyện khí giới trƣớc khi xuất quân;

21


Rước trận Đống Đàm mô tả việc đi đàm phán kêu gọi hoà bình; Rước trận
Soi Bia mô phỏng cách điệu trận đánh ác liệt trong trận này, roi sắt gẫy,
Thánh Gióng phải dùng tre đằng ngà, một vũ khí tƣợng trƣng sức mạnh nội
lực của dân tộc; Nghi thức chính của hội là: đánh cờ thuận, đánh cờ nghịch,
múa đánh trống, múa đánh chiêng, múa quạt hầu, múa hát của phƣờng Ải
Lao, lễ xuất quân. Các nghi lễ và nghi thức biểu đạt khát vọng chế ngự thiên
nhiên, chống giặc ngoại xâm.
Trƣớc đây, các làng mạc vùng đồng bằng Bắc Bộ, đàn ông đều tập
hợp thành giáp. Tổng Phù Đổng có mƣời lăm giáp, làng Phù Đổng có sáu
giáp (Ban Phú, Chợ, Bộ, Đông, Đoài); làng Phù Dực bốn giáp (Tựa, Gạo,
Nông, Me); làng Đổng Viên ba giáp (Nam, Đông, Bắc) và làng Đông Xuyên
hai giáp (Đông, Nam). Chỉ có mƣời giáp của làng Phù Đổng và làng Phù Dực
đƣợc chỉ định lần lƣợt hàng năm mở hội và chủ trì hội. Đó là giáp hội trưởng
(tức là giáp chủ tịch hội) và giáp kéo hội (tức là giáp tổ chức hội), nhƣng cả
tổng đều phải tham gia. [36, tr.87]
Công tác chuẩn bị hội Gióng bắt đầu từ ngày mồng 01/3 âm lịch cho
đến ngày mở hội. Hội Gióng ở Phù Đổng có dàn vai diễn hết sức phong phú
và độc đáo, tiến trình của hội nhƣ một kịch trƣờng dân gian rộng lớn với hàng
trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã đƣợc chuẩn hoá. Số ngƣời trực
tiếp tham gia trong ngày hội tới vài trăm ngƣời gồm: Một hiệu cờ (ngƣời cầm
cờ và múa cờ), một hiệu chiêng (ngƣời cầm chiêng và múa đánh chiêng), một
hiệu trống (ngƣời cầm trống và múa đánh trống), một hiệu trung quân (ngƣời

chỉ huy quân đội quân trung tâm của Gióng), hiệu tiểu cổ (hai ngƣời chỉ huy
tiên phong), một phục dịch cho hiệu trống và một phục dịch cho hiệu chiêng,
một đội quân thám sát và vận lƣơng gồm 30 ngƣời có một ngƣời chỉ huy. Còn
quân chính quy của Thánh Gióng gọi là Phú giá ngoại, đội quân này đƣợc
chọn trong cả 4 làng gồm những trai tráng từ 18 đến 36 tuổi. Tất cả chia làm 6

22


đạo. Mỗi đạo gồm có 15 ngƣời và một xƣớng suất điều khiển. Ngoài ra còn có
quân Phú giá nội gồm 12 ngƣời trẻ chọn trong làng Phù Đổng. Trang phục
của đội quân này là mình trần, đóng khố bao đen, dải khố dài đƣợc quàng
chéo qua ngực, qua vai, vòng ra sau lƣng và thắt lại ở hông, bên hông đeo túi
đen hình sừng trâu, đầu đội mũ vải đen thêu kim tuyến và đính mặt gƣơng
tròn nhỏ, đằng sau có mái rủ xuống gáy.
Tham gia hội Gióng, còn có phƣờng múa hát Ải Lao (hay phƣờng
Tùng Choắc). Phƣờng này khoảng 20 ngƣời trai trẻ do các giáp làng Hội Xá
hằng năm thay nhau cử ra để tế thần và góp vui cho hội Gióng.
Giặc Ân từ phƣơng Bắc đƣợc tái hiện tƣợng trƣng bằng những tƣớng
nữ chọn ngay trong các cô gái của tổng từ 10 đến 13 tuổi. Trừ giáp kéo hội ra,
các giáp khác đƣợc cử mỗi giáp 2 cô. Tất cả là 28 tƣớng. Trong số 28 đó lại
chọn hai ngƣời thống soái gọi là Tƣớng Đốc chánh soái và Tƣớng Ngựa phó
soái. Các tƣớng ăn mặc lộng lẫy, đội mũ thêu hoa, quấn vòng xuyến vàng bạc.
Giáp ban đƣợc phân công cử tƣớng Đốc và tƣợng Ngựa, trừ lúc đến phiên
giáp Ban làm giáp hội trƣởng, thì giáp Phú lại cử thay.
Nhƣ vậy, sự phân công các vị trí nhiệm vụ của từng giáp, từng ngƣời
trong hội Gióng rất chu đáo và quy củ. Mặc dù hội diễn ra trong ba ngày
nhƣng quá trình chuẩn bị hội diễn ra trong một thời gian tƣơng đối dài với kế
hoạch cụ thể: Ngày mồng 01/3 âm lịch, trƣớc mặt hội đồng hàng tổng, giáp
hội trƣởng cúng trầu lên đền Gióng (đền Thƣợng) và nhận sổ hội lệ. Sổ hội lệ

ghi chép những quy định, điều lệ trong tổ chức hội, giáp hội trƣởng chiếu theo
sổ đó để tổ chức hội. Ngày mồng 2/3 âm lịch, hội đồng giáp họp để phân
công. Từ mồng 6/3 âm lịch trở đi, hiệu cờ và các hiệu khác phải theo tục trai
giới. Riêng hiệu cờ phải ở riêng trong nhà cầu của đền, ăn ngủ một mình, có
ngƣời phục dịch cho.

23


Ngày rằm tháng ba âm lịch, giáp hội trƣởng rƣớc bình hƣơng lên đền và
làm lễ trình diện các tƣớng (hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng) trƣớc bàn thờ
Gióng. Trƣớc mặt quan viên hàng tổng, thủ từ kính cẩn trao cho giáp hội trƣởng
lá cờ, cái trống và cái chiêng. Các hiệu nhận các vật đó và rƣớc về nhà để bắt
đầu tập biểu diễn. Cũng trong ngày đó và theo nghi thức đó, các hiệu trung quân
và tiêu cổ cũng đƣợc nhận những vật biểu diễn của mình nhƣ trống con có tay
cầm hay trống khẩu. Rằm tháng ba âm lịch trở đi, mọi ngƣời, mọi bộ phận (các
tƣớng cũng nhƣ phƣờng Ải Lao) đều phải tập biểu diễn cho thành thạo.
Ngày 25/3 âm lịch, giáp kéo hội lên đền quét dọn và lau chùi mọi
thứ cho thật sạch sẽ, sửa sang lại đƣờng sá và các địa điểm kéo hội. Ngày
mồng 2/4 âm lịch, cắt cử đội quân phù giá. Ngày mồng 5/4 âm lịch là ngày
tổng diễn tập múa, hát, đánh trống, đánh chiêng, hành quân và dàn trận
trƣớc cửa đền Thƣợng. Ai cũng cố gắng tập đúng theo quy cách truyền
thống và đẹp mắt, để cho ngày hội đạt kết quả. Theo niềm tin dân gian thì
chỉ có nhƣ vậy Thánh Gióng mới vui lòng và năm đó dân hàng tổng mới
làm ăn đƣợc thịnh vƣợng.
1.2.2.2. Các nghi thức, nghi lễ chính trong hội Gióng
Thời điểm mở hội Gióng bắt đầu từ 6/4 âm lịch song ngày hội chính
vào ngày 9/4 âm lịch. Ngày này đƣợc coi là “ngày Gióng đánh giặc Ân”, song
đây cũng là ngày ông Đổng đã để lại dấu chân khổng lồ ở vƣờn cà, thƣờng
luôn là “sáng mƣa trƣa nắng” theo kinh nghiệm quan sát thời tiết của nhân

dân qua nhiều năm1. Theo nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh: Ông Đổng để lại
dấu chân nhiều nơi, trong đó có làng Gióng Mốt/Đổng Viên - nhà mẹ Gióng.
Gióng là một lƣu xuất/hậu thân của Đổng. Từ lâu, ngƣời ta thờ ông Đổng ở
một ngôi miếu cổ và thƣờng niên cúng ông một bát cơm và một đĩa cà vào
1

Cao Huy Đỉnh (1961), Người anh hùng làng Gióng. NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.

24


×