Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Vai trò của Công tác xã hội trong việc chăm sóc trẻ tự kỷ (nghiên cứu thông qua Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------

PHẠM THỊ THU HƢƠNG

VAI TRÒ CỦA CƠNG TÁC XÃ HỘI
TRONG VIỆC CHĂM SĨC TRẺ TỰ KỶ
(Nghiên cứu thơng qua Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------

PHẠM THỊ THU HƢƠNG

VAI TRÒ CỦA CƠNG TÁC XÃ HỘI
TRONG VIỆC CHĂM SĨC TRẺ TỰ KỶ
(Nghiên cứu thơng qua Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Xuân Lan

Hà Nội 2016




Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và đƣợc phép công bố.
Hà Nội, Ngày 11 tháng 10 năm 2016
Học viên thực hiện

Phạm Thị Thu Hƣơng


Lời cảm ơn
Đƣợc sự phân công của khoa Xã hội học ngành Công tác xã hội trƣờng
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và sự đồng ý của giảng viên hƣớng
dẫn TS Trần Thị Xuân Lan em đã thực hiện đề tài: “Vai trị của Cơng tác xã
hội trong việc chăm sóc trẻ tự kỷ (thơng qua Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ
Hà Nội)”.
Để hồn thành khóa luận này, lời đầu tiên em xin gửi lời cám ơn sâu sắc
nhất tới giảng viên hƣớng dẫn TS Trần Thị Xn Lan, em cám ơn cơ đã tận
tình, chu đáo hƣớng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo, các cán bộ
quản lý Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã quan tâm, tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Cuối cùng em xin cám ơn Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội và các
bậc phụ huynh đã giúp đỡ em trong q trình thu thập thơng tin.
Tuy đã có nhiều cố gắng để có thể hồn thiện tốt luận văn song do chƣa
có nhiều kinh nghiệm vì vậy khơng thể tránh khỏi cịn có những sai xót, hạn
chế. Em rất mong có đƣợc sự góp ý của quý thầy cơ để bài luận văn này có

thể hồn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cám ơn!


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1 Các hệ thống công tác xã hội của Pincus và Minahan
Bảng 2.1: Mức độ cần thiết phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ
Bảng 2.2: So sánh nhận thức giữa trẻ tự kỷ và trẻ thƣờng
Bảng 2.3: Các biểu hiện chung của cha mẹ có con tự kỷ.

Biểu đồ 1: Tháp nhu cầu Maslow

DANH MỤC CÁC HỘP

Hộp 1: Tƣ vấn các hoạt động phát triển ngôn ngữ
Hộp 2: Tƣ vấn phƣơng pháp ABA cho phụ huynh
Hộp 3: Tƣ vấn phƣơng pháp PECS cho phụ huynh
Hộp 4: Tƣ vấn phụ huynh cách chọn trị chơi cho trẻ
Hộp 5 : Tƣ vấn tìm trung tâm cho phụ huynh
Hộp 6 : Nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) chơi cùng phụ huynh và
trẻ tự kỷ (chơi ô tô)
Hộp 7: Chị N.A áp dụng phƣơng pháp ABA dạy con


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 3
2.1 Một số nghiên cứu liên quan đến tự kỷ trên thế giới ............................. 3

2.2 Một số nghiên cứu liên quan đến trẻ tự kỷ ở Việt Nam ......................... 6
2.3 Một số nghiên cứu liên quan đến Công tác xã hội với trẻ tự kỷ ở Việt
Nam .................................................................................................................10
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ..................................................................... 13
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................... 14
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................................. 15
6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 16
7. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................... 16
8. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 16
9. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 19
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRỊ CƠNG TÁC XÃ HỘI
TRONG CHĂM SĨC TRẺ TỰ KỶ ............................................................ 20
1.1 Một số khái niệm công cụ .................................................................... 20
1.1.1 Trẻ tự kỷ ............................................................................................... 20
1.1.2 Chăm sóc trẻ tự kỷ .............................................................................. 21
1.1.3 Tư vấn, hỗ trợ ..................................................................................... 22
1.1.4 Cơng tác xã hội................................................................................... 23
1.1.5

Vai trị cơng tác xã hội với trẻ tự kỷ .................................................. 24


1.2 Các lý thuyết áp dụng .......................................................................... 25
1.2.1 Lý thuyết vai trò ................................................................................... 25
1.2.2 Lý thuyết hệ thống của Pincus và Minahan ..................................... 27
1.2.3 Lý thuyết nhu cầu của Maslow.......................................................... 30
1.3

Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề trẻ em và trẻ em


khuyết tật tại Việt Nam................................................................................. 32
1.4 Một vài nét về Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội ........................ 33
CHƢƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG VIỆC HỖ TRỢ CHA MẸ CHĂM SĨC CON BỊ TỰ KỶ
THƠNG QUA CÂU LẠC BỘ “GIA ĐÌNH TRẺ TỰ KỶ HÀ NỘI” ....... 36
2.1 Vai trò ngƣời xử lý dữ liệu ..................................................................... 36
2.1.1 Nhu cầu phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ .......................... 37
2.1.2

Nhu cầu phát triển nhận thức cho trẻ tự kỷ .................................... 39

2.1.3

Nhu cầu giúp trẻ nâng cao kỹ năng tự phục vụ .............................. 41

2.1.4 Nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho trẻ.................................................. 43
2.1.5 Nhu cầu tìm trường học/trung tâm cho trẻ tự kỷ ............................. 44
2.2 Vai trò tƣ vấn, hỗ trợ cho cha mẹ có con tự kỷ .................................. 46
2.2.1 Hỗ trợ tâm lý .......................................................................................... 46
2.2.2 Tư vấn, hỗ trợ phụ huynh phương pháp chăm sóc, ni và dạy trẻ tự
kỷ..... ................................................................................................................ 50
2.2.3 Tư vấn, hỗ trợ cha mẹ tìm trường học/trung tâm cho trẻ tự kỷ....... 61
2.3 Vai trò kết nối nguồn lực ..................................................................... 66
2.3.1 Hỗ trợ tiếp cận, vận động chính sách cho trẻ tự kỷ .......................... 67


2.3.2 Kết nối, huy động các nguồn lực trong cộng đồng .......................... 70
2.3.3 Kết nối, tìm kiếm nguồn lực qua các phương tiện truyền thông ..... 73
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 78
1. Kết luận ...................................................................................................... 78

2. Khuyến nghị ............................................................................................... 79
2.1 Đối với Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội ....................................... 79
2.2 Đối với cộng đồng, xã hội ...................................................................... 80
2.3 Đối với nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc trẻ tự kỷ ............... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 87


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Hội chứng tự kỷ ở trẻ em ngày càng gia tăng trên thế giới và đang trở

thành một vấn đề mang tính thời sự đƣợc rất nhiều ngƣời quan tâm, đặc biệt
đây còn là nỗi lo lắng vơ hạn của các bậc cha mẹ có con bị tự kỷ. Các thống
kê cho thấy hầu hết mọi nơi trên thế giới, tỉ lệ mắc chứng tự kỷ gia tăng một
cách đáng kể. Ở Mỹ qua hai thập kỷ (từ những năm 80 của thế kỷ trƣớc đến
nay) tỉ lệ mắc chứng tự kỷ tăng 1204%. Theo báo cáo của trung tâm kiểm soát
bệnh Hoa kỳ (Center for Disease Control-CDC), số lƣợng trẻ tự kỷ tăng
nhanh từ lúc khởi đầu 11 trẻ đƣợc chẩn đoán, đến năm 2007 đã lên đến
6,6/1000 ở trẻ 8 tuổi [11].
Số lƣợng các nghiên cứu về hội chứng tự kỷ đƣợc thực hiện tại nhiều
nƣớc phát triển nhƣ Anh, Mỹ, Đức, Australia... Ở các nƣớc Châu Á nhƣ Hàn
Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,Trung Quốc, vấn đề tự kỷ cũng đã đƣợc các nhà khoa
học đặc biệt quan tâm.
Tham luận tại hội nghị của thạc sỹ Lê Tiến Thành, Vụ trƣởng Vụ Giáo
dục Tiểu học, Phó Trƣởng ban Thƣờng trực Ban chỉ đạo giáo dục hịa nhập
trẻ khuyết tật và trẻ em có hồn cảnh khó khăn - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho
biết, hiện nay Việt Nam có khoảng 6,7 triệu ngƣời khuyết tật, Việt Nam có

khoảng 1,2 triệu trẻ khuyết tật, trong đó tỷ lệ trẻ khuyết tật trí tuệ 27%; trẻ
khuyết tật vận động 20%; trẻ khuyết tật ngôn ngữ 19%; khiếm thính 12,43%;
khiếm thị 12%; các loại khuyết tật khác 7% (bao hàm cả tự kỷ); trẻ đa tật
chiếm 12,62%, trẻ khuyết tật nặng chiếm khoảng 31%. [58]
Mặc dù số trẻ em mắc hội chứng tự kỷ ngày càng tăng nhanh nhƣng ở
nƣớc ta nhận thức về vấn đề này của cộng đồng, xã hội và của chính bản thân
gia đình có trẻ mắc hội chứng tự kỷ cịn rất hạn chế. Chính vì thế, vẫn bắt gặp
những hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ.
Đáng lo ngại là những ơng bố, bà mẹ có vai trị quan trọng trong việc chăm
1


sóc và ni, dạy trẻ tự kỷ thì thơng tin, kiến thức của họ về hội chứng tự kỷ
cũng nhƣ hiểu biết về quá trình can thiệp, trị liệu cho trẻ tự kỷ cũng rất hạn
chế. Chính vì thế, việc nâng cao nhận thức, hiểu biết, đặc biệt sự chia sẻ giữa
các gia đình có trẻ tự kỷ là một việc làm hết sức thiết thực, kịp thời có biện
pháp thích hợp để hạn chế những ảnh hƣởng của chứng tự kỷ đối với trẻ.
Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội là nơi hỗ trợ và chia sẻ cho các bậc
phụ huynh về các phƣơng pháp chăm sóc, ni và dạy trẻ tự kỷ. Giúp cho các
bậc cha mẹ trẻ tự kỷ có thêm kiến thức về tự kỷ và giải quyết các vấn đề khó
khăn liên quan đến trẻ. Đây là một mơ hình rất phù hợp hiện nay, do cha mẹ
đang thiếu thông tin về tự kỷ do vậy mơ hình này đã giúp cho các phụ huynh
bổ sung các kiến thức đó.
Làm thế nào để trẻ tự kỷ có thể hịa nhập đƣợc với cộng đồng và có
quyền đƣợc bình đẳng, quyền đƣợc trợ giúp để tiếp cận cơ hội về giáo dục,
chăm sóc y tế nhƣ quyền trẻ em theo Công ƣớc quốc tế và quyền của trẻ
khuyết tật theo Luật ngƣời khuyết tật Việt Nam?
Để chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ hiệu quả, ngồi sự
chăm sóc của gia đình, điều trị y tế và chuyên gia tâm lý, giáo dục thì sự trợ
giúp của cơng tác xã hội có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.

Vậy cơng tác xã hội có vai trị gì trong chăm sóc trẻ tự kỷ giúp chúng có
thể hịa nhập cộng đồng để làm giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội?
Cơng tác xã hội có thể tập hợp, kết nối, tìm các nguồn lực hỗ trợ giúp các gia
đình trẻ tự kỷ chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ
tự kỷ nhƣ thế nào?
Với các câu hỏi nghiên cứu trên đây có thể trả lời thơng qua một nghiên
cứu về thực chất vai trị của cơng tác xã hội đối với việc chăm sóc trẻ tự kỷ.
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: Vai trị của Cơng tác xã hội trong việc
chăm sóc trẻ tự kỷ (nghiên cứu thông qua câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ
Hà Nội) làm luận văn của mình.
2


2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Một số nghiên cứu liên quan đến tự kỷ trên thế giới
Nghiên cứu theo hướng phát hiện trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ đã có mặt khá lâu trong xã hội loài ngƣời, dù rằng cho mãi đến
năm 1943, sau công bố của BS Leo Kanner (Ngƣời Mỹ gốc Áo), ngƣời ta mới
thực sự biết đƣợc sự hiện diện của những đứa trẻ nhƣ thế. Kanner là ngƣời
đầu tiên đã mơ tả một nhóm trẻ đặc biệt này. Ông cho rằng trẻ tự kỷ là trẻ
thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với ngƣời khác, cách thể hiện thói
quen hằng ngày rất giống nhau, tỉ mỉ và có tính rập khn; khơng có ngơn
ngữ nói hoặc ngơn ngữ nói thể hiện sự bất thƣờng rõ rệt (nói nhại lời, lí nhí,
khơng nhìn vào mắt khi giao tiếp), rất thích xoay trịn các đồ vật và thao tác
rất khéo léo... Kanner nhấn mạnh triệu chứng tự kỷ có thể đƣợc phát hiện
ngay khi trẻ ra đời hoặc trong khoảng 30 tháng đầu [4, tr.12]. Từ đó sự quan
tâm của giới khoa học ngày càng gia tăng. Đã có nhiều học thuyết giải thích

về căn nguyên của tự kỷ và hành vi thực sự của những trẻ bị tình trạng này
mới đƣợc dần dần quan sát và mơ tả. Sau đó, nhiều phƣơng pháp trị liệu và
giáo dục đã ra đời góp phần cải thiện chất lƣợng cuộc sống của trẻ tự kỷ.
Năm 1944, bác sĩ tâm thần ngƣời Áo - Han Asperger (1906 - 1980) sử
dụng thuật ngữ Autism khi mô tả những vấn đề xã hội trong nhóm trẻ trai mà
ơng làm việc. Theo ơng, ngơn ngữ của trẻ phát triển bình thƣờng, tuy nhiên
cách diễn tả và phát âm nhiều cung điệu khơng thích hợp với hồn cảnh; có
những rối loạn trong cách sử dụng đại từ nhân xƣng. Trẻ vẫn có những tiếp
xúc về mặt xã hội nhƣng có xu hƣớng thích đơn độc. Rối loạn đặc biệt nhất là
cách suy luận rƣờm rà, phức tạp, khơng thích ứng với những điều kiện, hồn
cảnh. Những đứa trẻ này có sở thích đặc biệt về mặt kỹ thuật và tốn học và
có khả năng nhớ tốt một cách lạ thƣờng [11, tr.63], mọi ngƣời lấy tên của ông
để đặt cho hội chứng này là Asperger.

3


Cũng từ những năm từ 60 của thế kỷ XX, những hiểu biết về tự kỷ đã có
những thay đổi hết sức lớn lao. Đặc biệt, nghiên cứu của Micheal Rutter đã
chỉ ra rằng cách chăm sóc, giáo dục của cha mẹ khơng phải là ngun nhân
chính dẫn đến việc trẻ bị tự kỷ [dẫn theo TL 11].
Trong những năm 70 và 80 của thế kỷ XX, ngƣời ta bắt đầu xem xét đến
khái niệm phổ tự kỷ. Trong cuốn “Hiện tượng tự kỷ”, Lorna Wing (1978) đã
tìm ra những dấu hiệu rối loạn tự kỷ liên quan đến nhân vật “sƣ huynh
Juniper”. Theo nhận định của bà, ngƣời này có những dấu hiệu tự kỷ nhƣ:
khơng muốn giao tiếp, tiếp xúc; thờ ơ với mọi ngƣời xung quanh, thích những
hoạt động nhàm chán lặp đi, lặp lại; không hiểu và đáp lại những tình cảm của
ngƣời khác. Tuy chƣa khẳng định một cách chắc chắn Juniter có bị tự kỷ hay
không, nhƣng theo mô tả của Lorna Wing cho thấy một số biểu hiện mà ngày
nay chúng ta thƣờng gặp ở trẻ tự kỷ [dẫn theo TL 11].

Những nghiên cứu theo hướng cơng cụ chẩn đốn, đánh giá trẻ tự kỷ.
Năm 1996, Baron – Cohen, Allen và Gilber nghiên cứu công cụ sàng lọc
Tự kỷ trên hơn 12.000 trẻ ở độ tuổi 18 tháng. Sau đó chọn đƣợc 9 dấu hiệu
đặc hiệu đƣợc dùng dƣới dạng bộ câu hỏi khẳng định, dễ sử dụng tại các
phòng khám nhi, Phục hồi chức năng. Bộ câu hỏi này có tên “Bảng đánh giá
Tự kỷ ở trẻ nhỏ” (Checklist) for Autism in Toddler – CHAT). Bộ câu hỏi
CHAT này (gồm 9 dấu hiệu) có tính đặc hiệu cao. Nghĩa là nếu trẻ có những
dấu hiệu này thì nguy cơ bị Tự kỷ cao. Nhƣng nó lại có độ nhạy thấp. Nghĩa
là nếu trẻ bị Tự kỷ nhẹ thì có thể các dấu hiệu trên sẽ khơng quan sát thấy;
dẫn đến bỏ xót trẻ bị nhẹ hoặc khơng điển hình [4, tr. 22,23]. Vì vậy, năm
2001 Robin, Fein, Barton & Green bổ sung thêm vào công cụ sàng lọc này 14
câu hỏi thuộc các lĩnh vực rối loạn vận động, quan hệ xã hội, bắt trƣớc và
định hƣớng. Bộ câu hỏi bổ sung có tên là M-CHAT 2001, đƣợc dùng để sàng
lọc trẻ tự kỷ trong độ tuổi 18 – 24 tháng [4, tr.4].

4


Hội tâm thần học Mỹ, sau nhiều năm nghiên cứu năm 1994 đƣa ra sổ tay
chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần DSM – IV, bao gồm các tiêu
chuẩn chẩn đốn Tự kỷ tìm ra những biểu hiện khiếm khuyết về chất lƣợng
quan hệ xã hội, chất lƣợng giao tiếp và mẫu một số hành vi bất thƣờng. Theo
một Ba-rem đƣợc hƣớng dẫn, nếu trẻ có đủ dấu hiệu các tiêu chuẩn theo thang
đánh giá thì xẽ đƣợc xác định đó là tự kỷ hay khơng. Tiếp theo đó, tổ chức y
tế thế giới (WHO) cũng đƣa ra bảng phân loại quốc tế ICD (International
Classification of Diseases) quy định những tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh
tâm thần trong đó bao gồm các tiêu chí đánh giá để chẩn đoán Tự kỷ [4,tr.23]
Những nghiên cứu theo hướng phương pháp dạy Trẻ Tự kỷ
Nghiên cứu có ứng dụng tích cực trong can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ là
Ứng dụng phân tích hành vi (Aplied Bahavior Analyis - ABA). Đây là kết quả

nghiên cứu của Ivar Lovaas vào năm 1990 ở đại học Los Angeles –
California. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để hình thành phƣơng pháp can thiệp
hành vi, đƣợc dùng để phát huy khả năng tốt của trẻ tự kỷ. [11, tr.60]
Andrew Bandy (nhà tâm lý nhi) và Lori Frost (nhà âm ngữ trị liệu)
nghiên cứu phƣơng pháp PECS (Hệ thống giao tiếp thông qua trao đổi tranh –
Picture Exchange Communication System) ứng dụng vào can thiệp sớm cho
trẻ tự kỷ có đƣợc các kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, phƣơng pháp này mới tập
trung vào giúp trẻ giao tiếp không lời, cho phép trẻ lựa chọn cách thể hiện nhu
cầu của mình bằng tranh ảnh. Điều này đã giảm nhẹ hành vi của trẻ tự kỷ và
trẻ trở nên vui vẻ hơn chứ chƣa tập trung vào phát triên kỹ năng giao tiếp cho
trẻ tự kỷ [11, tr.92].
Nhƣ vậy có thể thấy các nghiên cứu về tự kỷ hiện nay tập trung nhiều ở
các nƣớc phát triển ở châu Âu, Mỹ. Những nghiên cứu bao gồm đầy đủ cả lý
thuyết và thực hành. Tuy nhiên những nghiên cứu về mảng Vai trị của cơng
tác xã hội trong việc chăm sóc trẻ tự kỷ thì vẫn còn hạn chế.

5


2.2 Một số nghiên cứu liên quan đến trẻ tự kỷ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hội chứng tự kỷ mới chỉ đƣợc quan tâm khoảng 15 năm trở
lại đây và chủ yếu phát triển theo các góc độ sau:
Dưới góc độ tâm lý
Trƣớc hết phải kể đến Nhận thức của trẻ tự kỷ của Ngô Xuân Điệp
(2008) [7]. Nghiên cứu bƣớc đầu đã cập nhật, hệ thống hóa những nghiên cứu
về tự kỷ trên thế giới và làm rõ vấn đề nhận thức của trẻ tự kỷ. Cùng với chủ
đề nhận thức, Nguyễn Thị Ngọc Anh (2013)[2] cũng có nghiên cứu: Nhận
thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ở Thành phố Hà Nội.
Nghiên cứu này tập trung vào tổng quan nghiên cứu vấn đề nhận thức, trẻ tự
kỷ và công tác giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình. Ngồi ra cịn khảo sát thực trạng

nhận thức của cha mẹ có con mắc bệnh tự kỷ trên địa bàn thành phố Hà Nội
về cơng tác giáo dục trẻ ở gia đình và từ đó rút ra một số giải pháp nhằm nâng
cao nhận thức của các cha mẹ có con mắc bệnh tự kỷ về việc giáo dục trẻ tại
gia đình.
Ngồi vấn đề nhận thức của cha mẹ về tự kỷ thì việc giúp cha mẹ thấu
hiểu con càng quan trọng hơn vì chỉ có hiểu rõ con mình đang trải qua những
giai đoạn nhƣ thế nào thì cha mẹ mới có thể giúp đỡ con một cách tốt nhất.
Xoay quanh vấn đề thấu hiểu của cha mẹ về tự kỷ, có các cơng trình nổi bật
sau: Thấu hiểu và hỗ trợ trẻ tự kỷ của Phạm Toàn và Lâm Hiếu Minh [23].
Tác phẩm này đƣợc các tác giả chia sẻ kinh nghiệm từ rất nhiều năm làm việc
với trẻ tự kỷ cùng sự hiểu biết về toàn cảnh căn bệnh này trên thế giới cũng
nhƣ những đặc thù tại Việt Nam; Tác giả Võ Nguyễn Tinh Vân ngƣời Úc gốc
Việt với các tác phẩm: Nuôi con bị tự kỷ [42], Để hiểu tự kỷ [43], Tự kỷ và trị
liệu [44] chính là những đúc kết giúp cho các độc giả nói chung và cha mẹ nói
riêng hiểu rõ cũng nhƣ biết cách chăm sóc trẻ tốt hơn.

6


Tác giả Nguyễn Minh Đức có cơng trình: “Những khoảnh khắc lóe sáng
trong tương tác mẹ con của trẻ có nét tự kỷ ở Việt Nam”, nghiên cứu đã góp
phần rất lớn về mặt lý luận cũng nhƣ đề xuất các phƣơng pháp trị liệu đối với
các trẻ tự kỷ tại nƣớc ta. Luận án đã đƣợc ứng dụng vào các trƣờng chuyên
biệt dành cho trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Dưới góc độ y học
Nhìn chung các nghiên cứu dƣới góc độ này hiện chƣa nhiều, chủ yếu
tập trung vào vấn đề phát hiện và can thiệp sớm đối với trẻ tự kỷ. Đáng chú ý
là cơng trình Cách tiếp cận trẻ có rối loạn phổ tự kỷ dựa trên cộng đồng tại
Bệnh viện nhi đồng 1 do Phạm Ngọc Thanh thực hiện năm 2007. Tác giả đã
chỉ ra một phần thực trạng của trẻ tự kỷ, từ đó đề cập tới các cơng cụ chẩn

đoán trẻ tự kỷ, đồng thời hƣớng dẫn các phụ huynh các phƣơng pháp can
thiệp trẻ tự kỷ.
Ngồi ra, cịn một số nghiên cứu nổi bật nhƣ: Tìm hiểu một số yếu tố gia
đình và hành vi của trẻ tự kỷ tại khoa tâm thần Bệnh viện nhi trung ương
(2007) do bác sĩ Quách Thúy Minh và các cộng sự, nội dung tập trung vào
mục tiêu trị liệu hành vi bất thƣờng cho trẻ tự kỷ; Thực trạng chẩn đoán trẻ tự
kỷ hiện nay (từ 2006 đến 2008) của hai tác giả Vũ Thị Minh Hƣơng và Trần
Văn Công. Nghiên cứu thực hiện trên 20 trẻ đƣợc chẩn đoán tự kỷ, các tác giả
chỉ ra một loại nguy cơ chẩn đoán sai gây hậu quả nghiêm trọng cho trẻ và
các phụ huynh và Nghiên cứu phát hiện sớm tự kỷ bằng M – CHAT 23, đặc
điểm dịch tễ - lâm sàng và can thiệp sớm phục hồi chức năng cho trẻ nhỏ tự
kỷ, của Nguyễn Thị Hƣơng Giang (2012), đề tài nghiên cứu cho thấy 100%
trẻ tự kỷ có chậm/khơng phát triển kĩ năng ngôn ngữ so với tuổi hoặc nếu trẻ
nói đƣợc thì khiếm khuyết về khởi xƣớng và duy trì hội thoại; 98,2% thiếu kĩ
năng chơi đa dạng, giả vờ, bắt chƣớc mang tính xã hội phù hợp với lứa tuổi;

7


93,6% sử dụng ngôn ngữ trùng lặp, rập khuôn hoặc ngơn ngữ lập dị; 83%
khơng biết chơi giả vờ.
Dưới góc độ giáo dục
Hiện có rất nhiều ngƣời khơng biết hội chứng tự kỷ là gì, ngay cả các
bậc phụ huynh khi nghe chẩn đoán là con bị tự kỷ cũng rất bối rối vì khơng
hiểu tự kỷ là gì. Trƣớc thực trạng này, một số cơng trình nghiên cứu ra đời
nhằm giải đáp thắc mắc về hội chứng tự kỷ nhƣ đặc điểm, cách phòng, điều
trị và can thiệp ở trẻ tự kỷ nhƣ: Hồi đáp về bệnh tự kỷ của tác giả Quách
Thúy Minh [22]; Những đặc điểm rối nhiễu hành vi ở trẻ tự kỷ của Trần Thị
Tuyết [36], Bệnh tự kỷ cách phòng và điều trị của tác giả Khắc Trƣờng [40].
Đối với mỗi đứa trẻ đều có giai đoạn vàng để hình thành tính cách và

nhân cách, đối với trẻ tự kỷ cũng vậy chúng cũng có thời điểm then chốt để
can thiệp và hỗ trợ. Theo các nhà chuyên môn, thời gian để can thiệp tốt nhất
là 18 - 36 tháng tuổi, trẻ tự kỷ càng đƣợc can thiệp sớm thì khả năng phát
triển của trẻ càng tốt. Có khá nhiều nghiên cứu về can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ.
Chẳng hạn nhƣ: Đại cương can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật trí tuệ, của tác
giả Trần Thị Lệ Thu [33], cuốn sách này đƣa ra các phƣơng pháp và kế hoạch
can thiệp sớm để giúp trẻ tự kỷ phát triển hơn. Cùng quan điểm này tác giả
Vũ Thị Bích Hạnh [11] có cơng trình Trẻ tự kỷ - phát hiện sớm và can thiệp
sớm, tác phẩm cũng nêu lên những vấn đề cơ bản, chung nhất về cách phát
hiện sớm và can thiệp sớm với trẻ tự kỷ.
Sử dụng phương pháp TEACCH trong giáo dục trẻ tự kỷ tại Hà Nội
(2007), Nguyễn Nữ Tâm An [1] cho thấy một góc nhìn về vấn đề định hƣớng
và điều trị trẻ tự kỷ thông qua giao tiếp, cách vận dụng phƣơng pháp
TEACCH (Treatment and Education of Autistic and related Communication
handicapped Children) vào trong quá trình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ.
Hƣớng đến các đối tƣợng trong chăm sóc trẻ tự kỷ, Trung tâm nghiên
cứu giáo dục và chăm sóc trẻ em đã xuất bản: Hỗ trợ kiến thức về chăm sóc
8


và giáo dục trẻ mắc hội chứng tự kỷ (Dành cho giáo viên) [37]; Những điều
cần biết về hội chứng tự kỷ (Dành cho cha mẹ ) [38]; Những điều cần biết
trong chẩn đoán đánh giá về hội chứng tự kỷ (Dành cho cán bộ y tế) [39]. Các
nghiên cứu đều có mục tiêu chung là chăm sóc cho trẻ tự kỷ, tuy nhiên với
từng đối tƣợng cụ thể mỗi tác phẩm sẽ có các nội dung phù hợp khác nhau.
Trong cơng trình: Nghiên cứu một số vấn đề phục hồi chức năng ngôn
ngữ cho trẻ tự kỷ của Nguyễn Thị Phƣơng (2013), tác giả đã đi điều tra thực
tế đối tƣợng khách quan và vai trị, mơi trƣờng, phƣơng pháp, những thuận lợi
và khó khăn trong việc phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ tại một số trung tâm
trên địa bàn Hà Nội và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả phục hồi chức

năng cho trẻ mắc bệnh tự kỷ.
Giao tiếp chính là cách thức mà chúng ta hòa nhập với cộng đồng, đối
với trẻ tự kỷ, giao tiếp càng có vai trị đặc biệt quan trọng. Nhƣng, thực tế
giao tiếp lại là một vấn đề khó khăn với trẻ tự kỷ. Đề cập tới vấn đề này, có
một số nghiên cứu nhƣ: Đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ lứa tuổi tiểu học ở
Hà Nội (2014) của Trần Thị Mai [20], cho thấy đối tƣợng giao tiếp của trẻ tự
kỷ khơng cịn bó hẹp trong quan hệ với cha mẹ, một bộ phận trẻ thích giao
tiếp với bạn bè. Về nội dung giao tiếp của trẻ tập trung vào 3 khía cạnh chính:
(1) Kĩ năng tự phục vụ bản thân; (2) Việc học tập của trẻ; (3) Đời sống xúc
cảm tình cảm. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến đặc điểm giao tiếp của
trẻ tự kỷ chỉ ra rằng giao tiếp của trẻ chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố (yếu tố
khách quan và chủ quan), mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố là khơng giống
nhau.
Để giúp phụ huynh có thể tự hỗ trợ và giúp đỡ cho trẻ tự kỷ phát triển kỹ
năng giao tiếp, Đào Thu Thủy [34] đã thiết kế 20 bài tập phát triển giao tiếp
cho trẻ tự kỷ từ 24 – 36 tháng qua Xây dựng bài tập phát triển giao tiếp tổng
thể cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non (2008). Cùng tiêu chí trợ giúp cha mẹ giao tiếp
tốt với con tự kỷ, Nguyễn Thị Mẫn (2010) [21] có nghiên cứu: Giao tiếp giữa
9


cha mẹ và trẻ mắc chứng tự kỷ trong gia đình tại Hà Nội. Với đề tài này tác
giả đã phân tích mục đích, nội dung hình thức, hồn cảnh và thời gian giao
tiếp giữa cha mẹ và trẻ tự kỷ. Nghiên cứu cịn xem xét ảnh hƣởng của q
trình giao tiếp đến tiến triển của trẻ tự kỷ và đề xuất một số cách thức giao
tiếp phù hợp cho những bậc cha mẹ có con mắc bệnh tự kỷ.
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu, cũng có rất nhiều các bài báo đề
cập tới trẻ tự kỷ trên các trang web thơng tin Vnexpress, Dân trí, VietnamNet
nhƣ: Đau lịng con tự kỷ không được đến trường của Nam Phƣơng
30/3/2009[46]; Truân chuyên nuôi con tự kỷ của Phan Dƣơng 3/4/2012[47];

Đặc biệt là bài Trẻ tự kỷ - gập ghềnh đường tới hòa nhập của Lâm Hà
28/7/2013[48] cho rằng: “Ở Việt Nam, số gia đình có con tự kỷ ngày càng
nhiều, nhất là tại các thành phố lớn. Nếu trẻ tự kỷ 1-3 tuổi đƣợc can thiệp kịp
thời về y tế, giáo dục, các em sẽ có cơ hội hịa nhập với cộng đồng”; trên
trang Đời sống và pháp luật số ra ngày 30/7/ 2014 có bài viết Tự kỷ bệnh của
thời hiện đại và sáu dấu hiệu nhận biết [49].
2.3 Một số nghiên cứu liên quan đến Công tác xã hội với trẻ tự kỷ ở Việt
Nam
Hiện nay, Công tác xã hội với trẻ tự kỷ vẫn còn là một khái niệm mới do
vậy mà chƣa có nhiều tài liệu, nghiên cứu về vấn đề này, dƣới đây là một số
nghiên cứu tiêu biểu:
Luận văn: Hồn thiện mơ hình Cơng tác xã hội hỗ trợ trẻ tự kỷ thích
nghi với q trình hịa nhập tại trường tiểu học của trung tâm Hand in Hand
của tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm (2014) [28], trong cơng trình này tác giả
đã nghiên cứu áp dụng thực tiễn để tìm hiểu, hồn thiện mơ hình cơng tác xã
hội nhằm giúp đỡ cho trẻ tự kỷ đƣợc vui vẻ, hòa nhập với bạn bè ở trƣờng
học. Nghiên cứu này càng góp phần khẳng định hơn nữa vai trị cơng tác xã
hội trong việc giúp đỡ trẻ tự kỷ hịa nhập với mơi trƣờng.

10


Nghiên cứu: Công tác xã hội với hoạt động tham vấn cho cha mẹ có con
là trẻ tự kỷ trên địa bàn Hà Nội ( 2014) của Nguyễn Thị Hà [9] đã đề cập tới
vai trị tham vấn của cơng tác xã hội, nhƣ đã biết với vốn thông tin ít ỏi về tự
kỷ, cha mẹ trẻ tự kỷ thƣờng gặp rất nhiều áp lực, khó khăn trong cuộc sống và
trong việc nuôi, dạy trẻ tự kỷ. Hoạt động tham vấn của cơng tác xã hội cho
cha mẹ có con tự kỷ sẽ giúp cho các bậc cha mẹ giải quyết đƣợc phần nào vấn
đề của bản thân, giúp họ có thêm thơng tin, kiến thức về trẻ tự kỷ, giúp họ
giảm bớt căng thẳng, áp lực trong cuộc sống hay có thể giúp họ tiếp cận với

các nguồn lực hỗ trợ khác...
Với vấn đề can thiệp sớm, tác giả Đỗ Thị Hà (2015) đã nghiên cứu:
Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỷ (nghiên cứu tại trung tâm
nghiên cứu giáo dục đặc biệt, viện khoa học giáo dục Việt Nam), Trong đề tài
này, tác giả cho thấy đƣợc tầm quan trọng của công tác xã hội trong can thiệp
sớm với trẻ tự kỷ. Nếu Trẻ tự kỷ đƣợc can thiệp và phát hiện sớm sẽ giúp trẻ
giảm bớt hành vi, tăng cƣờng nhận thức, từ đó hạn chế mức độ phát triển nặng
của trẻ tự kỷ.
Cơng tác xã hội nhóm cũng là một phƣơng pháp hữu ích giúp trẻ tự kỷ
nhanh chóng hịa nhập với cộng đồng. Nghiên cứu: Ứng dụng phương pháp
công tác xã hội nhóm nhằm nâng cao hiệu quả của cơng tác giáo dục kĩ năng
giao tiếp sớm cho trẻ tự kỷ tại trường mầm non Ánh Sao Mai – Hà Nội, của
Tô Thị Hƣơng (2014) đã áp dụng phƣơng pháp này rất hiệu quả. Tác giả đã
vận dụng công tác xã hội nhóm để nâng cao hiệu quả giao tiếp cho trẻ tự kỷ
tại trƣờng mầm non. Công tác xã hội nhóm giúp trẻ tăng cƣờng, củng cố chức
năng xã hội của cá nhân thơng qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó
với các vấn đề của cá nhân.
Tiếp đến là cơng trình: Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc
trợ giúp gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với nguồn lực hỗ trợ (nghiên cứu được
thực hành tại huyện Văn Giang – Hưng Yên (2014) của Đào Thị Lƣơng [27]
11


đƣợc tác giả tiến hành với mục đích tìm hiểu khó khăn của gia đình có con bị
tự kỷ từ đó đƣa ra các nguồn lực hỗ trợ giúp họ cải thiện cuộc sống và giúp
cho trẻ tự kỷ có điều kiện để phát triển. Nghiên cứu còn cho thấy hiện nay đa
số các gia đình có con bị tự kỷ đều gặp khó khăn, nhất là ở những vùng nông
thôn. Con bị tự kỷ, khiến họ mất một khoản không nhỏ khi cho con đi khám
hay đi học ở những trƣờng chun biệt, do vậy các gia đình có con bị tự kỷ rất
cần có nguồn lực hỗ trợ để giúp họ giải quyết phần nào khó khăn. Cùng với

chủ đề này Hà Thị Hoa và Phùng Thị Thu Huyền, khoa Công tác xã hội - Đại
học sƣ phạm Hà Nội cũng có cơng trình: Vai trị nhân viên Công tác xã hội
với trẻ tự kỷ tại trung tâm đào tạo và phát triển giáo dục đặc biệt – Đại học
Sư phạm Hà Nội (2015), nghiên cứu này đã làm sáng tỏ vai trị nhân viên
cơng tác xã hội đối với trẻ tự kỷ, đó là vai trị “kết nối” giữa gia đình - trẻ giáo viên - xã hội để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho trẻ, giúp trẻ
nhanh chóng hồi phục và hịa nhập cộng đồng.
Cơng tác xã hội đối với trẻ tự kỷ còn đƣợc đề cập trên một số báo, nổi
bật trong số đó là các bài:
Cơng tác xã hội và đời sống gia đình, trẻ em (2015), Nguyên Hồ [54]
trên Tạp chí Gia đình và Trẻ em, trong bài viết này tác giả đề cập đến vị trí,
vai trị công tác xã hội, những nơi mà nhân viên công tác xã hội làm việc và
đối tƣợng làm việc của cơng tác xã hội trong đó có trẻ tự kỷ. Tầm quan trọng
của công tác xã hội trong việc giúp đỡ và hỗ trợ các đối tƣợng yếu thế trong
xã hội. Bài báo này giúp cho mọi ngƣời có cái nhìn rõ hơn về nghề cơng tác
xã hội; Cơng tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc trẻ tự kỷ (2013) của tác giả
Bùi Văn Tuấn (Cục Bảo trợ xã hội)[51], qua bài viết này tác giả nêu lên: Thực
trạng cơng tác chăm sóc, trợ giúp phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ hiện nay
tại Việt Nam và định hƣớng chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ trong
thời gian tới trong đó cơng tác xã hội có vai trị và nhiệm vụ rất quan trọng.
Hay Trung tâm công tác xã hội Thái Nguyên triển khai hiệu quả công tác trị
12


liệu cho trẻ tự kỷ (2014), Nguyệt Ánh [54], bài viết nêu những kết quả mà
trung tâm công tác xã hội Thái Nguyên đã làm đƣợc để giúp đỡ trẻ tự kỷ trong
đó có phát hiện kịp thời trẻ mắc tự kỷ và có chƣơng trình can thiệp phù hợp
giúp trẻ tự kỷ tiến bộ và phát triển. Và thực trạng thiếu cán bộ công tác xã hội
hiện nay ở trung tâm.
Chăm sóc trẻ tự kỷ và vai trị của nhân viên công tác xã hội (2014) [57],
đăng trên báo infonet (Bộ Thông tin và Truyền thông). Theo bài viết thì để

chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ hiệu quả thì ngồi điều trị y tế,
các dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc cũng rất quan trọng. Bài
viết cịn nêu lên thực trạng gia tăng của trẻ tự kỷ hiện nay, tầm quan trọng của
can thiệp sớm, một số vấn đề bất cập của tự kỷ và cần nâng cao nhận thức về
chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu có thể thấy nghiên cứu về tự kỷ hiện
nay cũng khá đa dạng, tuy nhiên những nghiên cứu về công tác xã hội với trẻ
tự kỷ chƣa nhiều. Do vậy đề tài của chúng tôi Công tác xã hội trong việc
chăm sóc trẻ tự kỷ (nghiên cứu thơng qua câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà
Nội) sẽ là một đóng góp mới góp phần bổ sung thiếu sót về thực trạng vai trị
cơng tác xã hội với trẻ tự kỷ hiện nay.
3.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

3.1 Ý nghĩa lý luận
Những nghiên cứu về công tác xã hội với trẻ tự kỷ hiện nay ở nƣớc ta
còn tƣơng đối ít, nhất là việc vận dụng lý thuyết vai trò, lý thuyết hệ thống, lý
thuyết nhu cầu vào nghiên cứu vai trị của cơng tác xã hội trong chăm sóc trẻ
tự kỷ, do vậy luận văn này góp phần bổ sung thiếu sót đó.
Về cơng tác xã hội, đây là một ngành mới bƣớc đầu triển khai thực hành
nghề một cách chun nghiệp, do đó nghiên cứu cơng tác xã hội với trẻ tự kỷ
cịn tƣơng đối ít ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng một số khái niệm
13


nhƣ tự kỷ, chăm sóc sức khỏe, vai trị cơng tác xã hội cùng với một số lý
thuyết sử dụng trong thực hành công tác xã hội để xác định các vai trị nhân
viên cơng tác xã hội trong chăm sóc trẻ tự kỷ.
Các vấn đề của tự kỷ đƣợc nhìn nhận theo góc độ khoa học và phân tích

để đề xuất vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc chăm sóc trẻ tự kỷ.
Luận văn cũng đóng góp thêm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về
ứng dụng và phát triển vai trị cơng tác xã hội với trẻ tự kỷ cho những nhà
công tác xã hội tƣơng lai.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về trẻ tự kỷ và vai trị
cơng tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó cũng giúp
cộng đồng hiểu rõ hơn về các vấn đề của trẻ tự kỷ và tầm quan trọng của cơng
tác xã hội.
Ngồi ra, luận văn còn đề xuất nhằm cải thiện và nâng cao vai trị của
nhân viên cơng tác xã hội trong chăm sóc trẻ tự kỷ. Từ đó rút ra một số kinh
nghiệm trong thực hành công tác xã hội.
4.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu
Từ những nghiên cứu lý luận về trẻ tự kỷ và công tác xã hội đối với trẻ
tự kỷ, luận văn nghiên cứu vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc hỗ
trợ cha mẹ chăm sóc con bị tự kỷ thơng qua câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà
Nội, qua đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm cải thiện, nâng cao vai trị nhân
viên cơng tác xã hội trong chăm sóc trẻ tự kỷ.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận về trẻ tự kỷ và vai trị của cơng tác xã hội, một
số lý thuyết sử dụng trong đề tài.

14


Phân tích, đánh giá vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc hỗ

trợ cha mẹ chăm sóc con tự kỷ thơng qua câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội.
Đề xuất một số khuyến nghị để cải thiện, nâng cao vai trị nhân viên
cơng tác xã hội trong chăm sóc trẻ tự kỷ từ những kết quả thu thập đƣợc qua
quá trình nghiên cứu.
5.

Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu
Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ cha mẹ chăm sóc
con bị tự kỷ.
5.2 Khách thể nghiên cứu
Thành viên câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội (các bậc phụ huynh có
con bị tự kỷ); trẻ tự kỷ là con của các thành viên câu lạc bộ.
Cán bộ, nhân viên câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội
5.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khơng gian: Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội (Phòng 705
tòa nhà B, chung cƣ số 6, phố Đội Nhân, Quận Ba Đình, Hà Nội).
Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực hiện trong 6 tháng từ tháng 4 đến
tháng 9 năm 2016.
Phạm vi nội dung: Cơng tác xã hội có rất nhiều vai trị khác nhau trong
chăm sóc trẻ tự kỷ tuy nhiên ở luận văn này chúng tôi chỉ dừng lại qua khâu
trung gian, cụ thể là vai trị của nhân viên Cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ
cha mẹ chăm sóc con bị tự kỷ thơng qua câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội,
một số vai trò nổi trội là: Vai trò ngƣời xử lý dữ liệu; Vai trò tƣ vấn, hỗ trợ
cho cha mẹ có con tự kỷ và Vai trò kết nối nguồn lực. Trên cơ sở đó đề xuất

15



cải thiện, nâng cao vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong chăm sóc trẻ tự
kỷ.
6.
-

Câu hỏi nghiên cứu
Hiện nay các bậc cha mẹ có con tự kỷ thƣờng gặp khó khăn gì trong

chăm sóc, ni và dạy trẻ tự kỷ?
-

Để giúp đỡ các bậc phụ huynh giải quyết các vấn đề khó khăn trong

việc chăm sóc, ni và dạy trẻ tự kỷ, cơng tác xã hội có những vai trị gì?
7.

Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Các bậc cha mẹ có con tự kỷ hiện nay có nhiều khó khăn

trong việc chăm sóc, ni và dạy trẻ tự kỷ trong đó nổi bật là các khó khăn về
giao tiếp; nhận thức; chăm sóc sức khỏe; kỹ năng tự phục vụ và tìm trƣờng
học/trung tâm cho trẻ tự kỷ
Giả thuyết 2: Để giúp đỡ các bậc cha mẹ giải quyết các vấn đề khó khăn
trong việc chăm sóc, nuôi và dạy trẻ tự kỷ, công tác xã hội có ba vai trị chính
là vai trị ngƣời xử lý dữ liệu; Vai trò tƣ vấn, hỗ trợ cho cha mẹ có con tự kỷ
và Vai trị kết nối nguồn lực.
8.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phƣơng pháp nghiên


cứu xã hội học trong q trình nghiên cứu và thu thập thơng tin.
Phương pháp phân tích tài liệu
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập, phân tích, khai thác thơng
tin từ các nguồn tài liệu có sẵn trong và ngồi nƣớc liên quan đến đề tài giúp
tác giả có thêm nhiều cơ sở để tiến hành nghiên cứu đề tài. Sử dụng phƣơng
pháp này, tác giả có thể biết đƣợc những nghiên cứu trƣớc đã làm đƣợc những
gì, nghiên cứu giúp tác giả củng cố và bổ sung thêm thơng tin gì...Bên cạnh

16


đó, nghiên cứu tài liệu cịn giúp tác giả có đƣợc những thông tin thứ cấp phục
vụ cho việc chứng minh luận điểm nghiên cứu.
Trong đề tài này, việc phân loại tài liệu để phân tích có hai loại sau:
- Phân tích tài liệu thứ cấp: các tài liệu thứ cấp đƣợc phân thành các dạng
chính, bao gồm: sách chuyên khảo, báo, tạp chí, luận văn và các cơng trình
nghiên cứu khác. Mỗi dạng sẽ đƣợc xem xét cụ thể về nội dung, kết luận
chính rút ra từ tài liệu từ đó giúp tác giả có đƣợc cái nhìn tổng quan về vấn đề
tìm hiểu và tìm ra hƣớng nghiên cứu cho đề tài.
Ngồi ra, trong q trình viết bài, tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp
phân tích tài liệu thứ cấp bằng việc trích dẫn các kết quả nghiên cứu, nhận
định của các nghiên cứu khác để so sánh, đối chiếu với đề tài của mình.
- Phân tích tài liệu sơ cấp: tài liệu sơ cấp đƣợc tác giả sử dụng chính là
các kết quả thu đƣợc từ phỏng vấn sâu, đây là nguồn tài liệu chính phục vụ
cho việc viết luận văn và chứng minh giả thuyết nghiên cứu của tác giả.
Phương pháp phỏng vấn sâu
Để tìm hiểu thông tin một cách chi tiết và xác thực chúng tôi đã chọn
phƣơng pháp phỏng vấn sâu.Với phƣơng pháp này chúng tơi chọn phỏng vấn
35 ngƣời, trong đó có 18 ngƣời là thành viên câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà

Nội, 15 trẻ tự kỷ là con của các thành viên câu lạc bộ và 2 ngƣời là cán bộ,
nhân viên của câu lạc bộ.
Địa điểm: Tại Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội
Thời gian: Phỏng vấn sâu tại buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ gia đình trẻ
tự kỷ Hà Nội.
Nội dung

17


×