Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Những quy định hiện hành và việc thực hiện chính sách, chế độ đối với công chức văn thư, lưu trữ trong cơ quan Nhà nước ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp : Luận văn ThS. Thông tin: 60 32 24

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.12 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

Tên đề tài:
NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VÀ VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC VĂN
THƯ, LƯU TRỮ TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT
NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Lưu trữ học

Hà Nội-2012

2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

Tên đề tài:

Những quy định hiện hành và việc thực hiện chính sách, chế
độ đối với công chức văn thư, lưu trữ trong các cơ quan nhà
nước ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lưu trữ học
Mã số: 60 32 24

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Vũ Thị Phụng
Hà Nội-2012

3


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
Chƣơng 1: Các chính sách, chế độ đối với công chức văn
thƣ, lƣu trữ trong cơ quan nhà nƣớc ở Việt Nam hiện nay
1.1. Mô ̣t số khái niê ̣m cơ bản
1.2. Các loại chính sách, chế độ đối với công chức
1.3. Chính sách, chế độ đối với công chức văn thƣ, lƣu trữ trong
cơ quan nhà nƣớc
1.4. Sự tác động của chính sách, chế độ đối với công chức văn
thƣ, lƣu trữ trong cơ quan nhà nƣớc
Tiểu kết Chƣơng 1
Chƣơng 2: Khảo sát, đánh giá việc thực hiện chính sách, chế
độ đối với công chức văn thƣ, lƣu trữ trong cơ quan nhà nƣớc ở
Việt Nam hiện nay

2.1. Thực hiện chính sách tiền lƣơng đối với công chức văn thƣ,
lƣu trữ trong cơ quan nhà nƣớc hiện nay
2.2. Thực hiện chế độ phụ cấp đối với công chức văn thƣ, lƣu
trữ trong cơ quan nhà nƣớc hiện nay
2.3. Thực hiện chế độ tuyển dụng, sử dụng công chức văn thƣ,
lƣu trữ trong cơ quan nhà nƣớc hiện nay
2.4. Thực hiện chế độ đào tạo, bồi dƣỡng đối với công chức văn
thƣ, lƣu trữ trong cơ quan nhà nƣớc hiện nay
2.5. Thực hiện các chính sách, chế độ khác đối với công chức
văn thƣ, lƣu trữ trong cơ quan nhà nƣớc
2.6. Nhận xét
Tiểu kết Chƣơng 2
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện
tốt chính sách, chế độ đối với công chức văn thƣ, lƣu trữ trong cơ
quan nhà nƣớc ở Việt Nam hiện nay
3.1. Định hƣớng hoàn thiện chính sách, chế độ đối với công
chức văn thƣ, lƣu trữ trong cơ quan nhà nƣớc hiện nay
3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách, chế
độ đối với công chức văn thƣ, lƣu trữ trong cơ quan nhà nƣớc hiện nay
3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện và
thực hiện tốt chính sách, chế độ đối với công chức văn thƣ, lƣu trữ
trong cơ quan nhà nƣớc hiện nay

2
11
11

4

11

16
23
36
38
39

39
44
52
53
54
56
74
75

75
79
88


Tiểu kết Chƣơng 3
C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

91
92
94

5



LỜI MỞ ĐẦU

A.

1. Lý do chọn đề tài
Ngay từ khi giành đƣợc độc lập, thống nhất đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc
đã quan tâm đến các chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, tạo
môi trƣờng thuận lợi để đội ngũ này yên tâm công tác. Thực hiện chính sách, chế
độ đối với cán bộ, công chức, viên chức luôn là một trong những công cụ của
Nhà nƣớc, đƣợc Nhà nƣớc ban hành để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của đất nƣớc. Nhà nƣớc đề ra chính sách, chế độ trên quan điểm đƣờng lối,
định hƣớng của Đảng và luôn hƣớng vào việc xử lý những vấn đề cấp bách đặt
ra từ thực tiễn của đời sống xã hội trong từng giai đoạn nhất định.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mọi lĩnh vực khác của
đời sống xã hội cũng vận động để phù hợp với quy luật phát triển, theo đó cải
cách hành chính là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc nhằm xây dựng
một nền hành chính hiện đại. Công cuộc cải cách hành chính vừa là tiền đề,
vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Chƣơng trình tổng thể cải cách
hành chính giai đoạn 2001 – 2010 đã kết thúc, giai đoạn 2011 – 2020 đang
tiếp tục triển khai, trong đó xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức là một trong 6 nhiệm vụ quan trọng. Đối với nhiệm vụ xây dựng và
phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Chính Phủ đã xác định phải
tập trung trọng tâm vào 9 nội dung, trong đó có nội dung về xây dựng, bổ
sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chức danh, tiêu chuẩn
nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức và sửa đổi, bổ sung các quy định
về chế độ phụ cấp ngoài lƣơng theo ngạch, bậc, theo cấp bậc chuyên môn,
nghiệp vụ và điều kiện làm việc khó khăn, nguy hiểm, độc hại cho những
ngƣời làm việc trong điều kiện đặc thù.


6


Lao động của đội ngũ công chức, viên chức văn thƣ, lƣu trữ là một loại
lao động đặc thù, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao, ý thức bảo mật thông tin,
riêng những ngƣời trực tiếp làm công tác lƣu trữ, hầu hết các công việc đều có
yếu tố độc hại do phải trực tiếp tiếp xúc với tài liệu, máy móc cũng nhƣ các
loại hoá chất độc hại, các chất phóng xạ. Những đặc thù nghề nghiệp nêu trên
đòi hỏi phải có các chính sách ƣu đãi phù hợp thì mới khuyến khích đƣợc tính
tích cực, yêu ngành, yêu nghề của công chức, viên chức văn thƣ, lƣu trữ góp
phần duy trì và phát triển nhân lực văn thƣ, lƣu trữ tại các cơ quan nhà nƣớc.
Hiện nay, Nhà nƣớc ta đã ban hành đƣợc một số văn bản quy định về
chính sách, chế độ đối với công chức, viên chức văn thƣ, lƣu trữ trong cơ
quan nhà nƣớc. Các cơ quan sử dụng lao động văn thƣ, lƣu trữ cũng đã có các
biện pháp để thực hiện tốt, tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Nhận thức
đƣợc tác dụng của chính sách, chế độ đối với ngƣời làm công tác văn thƣ, lƣu
trữ, chúng tôi mong muốn tìm hiểu vấn đề chính sách, chế độ nảy sinh từ thực
tiễn của đời sống xã hội đối với đội ngũ những ngƣời làm công tác văn thƣ, lƣu
trữ, góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức, viên chức nói chung và
đội ngũ những ngƣời làm công tác văn thƣ, lƣu trữ nói riêng trong giai đoạn hiện
nay.
Là một ngƣời đƣợc đào tạo chuyên môn về lĩnh vực văn thƣ, lƣu trữ
hiện đang công tác tại một đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ nên trong quá trình
nghiên cứu ở bậc học cao học Lƣu trữ học và Quản trị văn phòng, tôi đã
quan tâm nghiên cứu và có dịp khảo sát việc thực hiện chính sách, chế độ
đối với những ngƣời làm công tác văn thƣ, lƣu trữ ở một số cơ quan nhà
nƣớc. Nhận thấy vấn đề này cần đƣợc nghiên cứu và hoàn thiện để đáp ứng
nhu cầu thực tiễn, cho nên tôi chọn vấn đề: “Những quy định hiện hành và
việc thực hiện chính sách, chế độ đối với công chức văn thư, lưu trữ trong


7


các cơ quan nhà nước ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài
luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lƣu trữ học.
2. Mục tiêu của đề tài
Thực hiện đề tài này tôi hƣớng tới giải quyết một số vấn đề sau:
- Thứ nhất, hệ thống và phân tích một số chính sách, chế độ đối với công
chức văn thƣ, lƣu trữ trong cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng và địa phƣơng;
- Thứ hai, khảo sát và đánh giá việc thực hiện các chính sách, chế độ đối
với công chức văn thƣ, lƣu trữ trong cơ quan nhà nƣớc;
- Thứ ba, trên cơ sở kết quả khảo sát và đánh giá thực tiễn đƣa ra những
kiến nghị nhằm hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách, chế độ của Nhà nƣớc
đối với công chức văn thƣ, lƣu trữ trong cơ quan nhà nƣớc hiện nay, để từ đó tạo
động lực cho họ nâng cao chất lƣợng, tinh thần trách nhiệm và phục vụ hiệu quả
các yêu cầu mà thực tiễn đặt ra.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, luận văn đặt ra và giải quyết những
nhiệm vụ chính sau:
- Một là, tìm hiểu cơ sở lý luâ ̣n về chiń h sách, chế đô,̣
- Hai là, tìm hiểu vị trí, vai trò và đặc điểm lao động, đặc thù công việc
của các công chức văn thƣ, lƣu trữ trong cơ quan nhà nƣớc, từ đó thấy đƣợc sự
cần thiết phải có chính sách, chế độ áp dụng cho họ,
- Ba là, hệ thống các văn bản của Nhà nƣớc quy định về các chế độ mà
công chức văn thƣ, lƣu trữ đã và đang đƣợc thụ hƣởng,
- Bốn là, khảo sát thực tiễn việc áp dụng các chính sách, chế độ hiện hành
đối với công chức văn thƣ, lƣu trữ (có mở rộng sang đối tƣợng là viên chức làm

8



công tác văn thƣ, lƣu trữ). Từ đó có những nhận xét, đánh giá kết quả và tồn tại
của các chính sách, chế độ hiện hành, đồng thời lý giải những nguyên nhân của
những tồn tại, hạn chế.
- Năm là, nghiên cứu một số giải pháp cụ thể, đề xuất các cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền xem xét, hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách, chế độ
đối với những ngƣời làm công tác văn thƣ, lƣu trữ trong cơ quan nhà nƣớc hiện
nay.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Chính sách, chế đô ̣ đố i với công chƣ́c bao gồ m nhiề u nô ̣i dung nhƣng do
điều kiện khảo sát không nhiều, thời gian nghiên cứu bị hạn chế nên nội dung đề
tài chỉ tập trung khảo sát các chính sách, chế độ phu ̣ cấ p hiện hành của Nhà nƣớc
đối với những ngƣời làm công tác văn thƣ, lƣu trữ trong cơ quan nhà nƣớc (khảo
sát ở 30 Bộ, ngành và địa phƣơng, chủ yếu là văn phòng Bộ, các đơn vị thuộc và
trực thuộc Bộ, các Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia, Trung tâm Lƣu trữ tỉnh, văn
phòng UBND các cấp, văn phòng các sở ở địa phƣơng...).
Thời gian nghiên cứu:
Tìm hiểu các chính sách, chế độ của công chức văn thƣ, lƣu trữ từ 1962
đến nay, đặc biệt tập trung nghiên cứu các chính sách, chế độ hiện đang còn hiệu
lực.
Không gian nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách, chế độ đối với công chức văn thƣ,
lƣu trữ trong cơ quan nhà nƣớc từ Trung ƣơng tới địa phƣơng.
5. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Các chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nƣớc đối với những ngƣời
làm công tác văn thƣ, lƣu trữ

9



- Tình hình áp dụng, thực hiện chính sách, chế độ ở một số cơ quan trung
ƣơng và địa phƣơng.
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề chính sách, chế độ là vấn đề không mới đối với nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực. Từ trƣớc tới nay có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách,
chế độ, chẳ ng ha ̣n nhƣ : Nghiên cứu tiế p tục hoàn thiê ̣n chế độ, chính sách đối
với cán bộ công chức cơ sở (Nguyễn Thế Vinh
̣ - Bô ̣ Nô ̣i vu )̣ ; Hoàn thiện chính
sách tiền lương đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (Đỗ Văn Phong Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công); Phân tích thực trạng và đề xuất sửa
đổi, bổ sung một số chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức trong các cơ sở y
tế công lập (Viê ̣n Chiế n lƣơ ̣c và chính sách y tế - Bô ̣ Y tế)... Song với điều kiện
cụ thể của ngành Văn thƣ, lƣu trữ hiện nay thì đây là một nội dung đang đƣợc
các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà hoạch định chính sách quan tâm, tiêu biểu
là một số bài viết đăng trên tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ Việt nam nhƣ: Vấn đề phụ
cấp trách nhiệm, độc hại cho cán bộ trực tiếp làm công tác lưu trữ trong cả
nước (Thanh Sơn); Các chế độ phụ cấp cho người trực tiếp làm việc trong kho
lưu trữ (Vũ Hải Thanh); Vài suy nghĩ về tiền lương của ngạch lưu trữ (Trần Nhƣ
Đạo); Tính chất của lao động văn thư và yêu cầu xây dựng chức danh (Tiểu ban
xây dựng chức danh văn thƣ – Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc); Đôi điều suy
nghĩ về ngạch, bậc lương công chức lưu trữ hiện nay (Vĩnh Xuân)...
Qua quá trình khảo sát và tìm kiếm tƣ liệu, tôi nhận thấy số lƣợng các bài
viết về vấn đề chính sách, chế độ đối với công chức văn thƣ, lƣu trữ không
nhiều, kể cả khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ. Cho đến nay, chƣa có công
trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về vấn đề chính
sách, chế độ đối với công chức văn thƣ, lƣu trữ trong cơ quan nhà nƣớc ở Việt

10


Nam hiện nay. Do vậy, đề tài tôi lựa chọn có kế thừa một số kết quả nghiên cứu

nói trên nhƣng không trùng lặp.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng phƣơng pháp nhận thức khoa học
của chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ:
phƣơng pháp suy luận logic, tổng hợp, phân tích, so sánh, phỏng vấn, hệ thống,
mô tả, khảo sát thực tế… Các phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc sử dụng linh
hoạt trong từng nhiệm vụ cụ thể của luận văn, chẳng hạn nhƣ:
- Phƣơng pháp suy luận logic, thống kê, tổng hợp, phân tích, khảo sát, hệ
thống đƣợc sử dụng trong việc tìm hiểu các vấn đề cơ bản về chính sách, chế độ
đối với công chức; xác định vị trí, nhiệm vụ của những ngƣời làm công tác văn
thƣ, lƣu trữ trong cơ quan nhà nƣớc; các chính sách, chế độ hiện hành của Nhà
nƣớc mà họ đang đƣợc thụ hƣởng.
- Phƣơng pháp phỏng vấn, khảo sát thực tế, phân tích số liệu, tổng hợp
đƣợc sử dụng trong việc đánh giá sự tác động của chính sách, chế độ đối với bản
thân các công chức cũng nhƣ đối với các mặt của đời sống xã hội.
- Bên cạnh đó phƣơng pháp suy luận logíc còn đƣợc sử dụng để dự đoán những hệ
quả nếu nhƣ các chính sách, chế độ chƣa đƣợc Nhà nƣớc quan tâm thỏa đáng; ngoài ra
phƣơng pháp tổng hợp và suy luận đƣợc sử dụng trong việc nhận xét, đánh giá và nêu ra
những giải pháp cần thực hiện nhằm hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách, chế độ đối với
công chức ngành văn thƣ, lƣu trữ hiện nay.
8. Tài liệu tham khảo
Để thực hiện đề tài này, tôi đã tham khảo các nguồn tƣ liệu sau:
- Giáo trình xã hội học trong quản lý - Học viện chính trị quốc gia HCM –
Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 2001

11


- Sách chuyên khảo về Các phương pháp trả lương – trả thưởng cho
người lao động trong các doanh nghiệp và cơ quan của PGS.TS Nguyễn Tiệp Trƣờng Đại học Lao động xã hội – NBX Lao động xã hội năm 2008

- Các khoá luận, luận văn của sinh viên , học viên cao học khoa Lƣu trữ
học và Quản trị văn phòng, của Học viện Hành chính (Học viện Chính trị - Hành
chính Quốc gia), đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ Nội vụ, Cục Văn thƣ
và Lƣu trữ Nhà nƣớc có nội dung liên quan đến vị trí, nhiệm vụ, chính sách, chế
độ đối với công chức nói chung và công chức Ngành văn thƣ, lƣu trữ nói riêng.
- Một số bài viết đăng trên tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ Việt Nam
- Các văn bản pháp luật hiện hành về ngạch, bậc cán bộ văn thƣ, lƣu trữ;
chế độ tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các văn bản về chính
sách, chế độ đối với công chức, viên chức văn thƣ, lƣu trữ của Nhà nƣớc
- Tập hồ sơ lưu về chính sách, chế độ của Cục Văn thƣ và lƣu trữ Nhà
nƣớc hiện đang đƣợc bảo quản tại Trung tâm Lƣu trữ quốc gia III
- Luật Cán bộ, công chức năm 2008
- Luật Viên chức năm 2011
- Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020
9. Những đóng góp của đề tài
Nếu đề tài đƣợc triển khai và thực hiện tốt sẽ có những đóng góp sau:
- Về mặt lý luận: Đề tài góp phần làm rõ thêm các vấn đề liên quan tới vị
trí, nhiệm vụ cũng nhƣ chính sách, chế độ đối với những ngƣời làm công tác văn
thƣ, lƣu trữ trong cơ quan nhà nƣớc hiện nay.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần giúp những ngƣời làm công tác văn
thƣ, lƣu trữ nhận thức đầy đủ và hiểu một cách sâu sắc về những chính sách, chế

12


độ của Nhà nƣớc mà họ đƣợc hƣởng. Đây là yếu tố tác động đến tâm lý của
ngƣời lao động ở mỗi vị trí công việc, làm một công việc đặc thù, nặng nhọc độc
hại họ sẽ thấy yên tâm hơn, họ cảm thấy đƣợc bù đắp xứng đáng cho sức lao
động mà họ bỏ ra, kích thích sáng tạo hăng say, năng động trong công việc. Qua
nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện và thực hiện tốt hệ

thống chính sách, chế độ đối với những ngƣời làm công tác văn thƣ, lƣu trữ. Ở
một giác độ nào đó có thể giúp các nhà hoạch định chính sách quan tâm, đề nghị
các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật để những
ngƣời làm công tác văn thƣ đƣợc bố trí vào ngạch, bậc hợp lý; những công chức
văn thƣ, lƣu trữ đƣợc thụ hƣởng những ƣu đãi, phụ cấp ngành nghề tƣơng xứng
với vị trí, nhiệm vụ và tính chất công việc.
10. Bố cục của đề tài
Để giải quyết các mục đích mà đề tài đặt ra, nội dung của luận văn gồm 3
phần chính sau:
Chương 1:
Các chính sách, chế độ đối với công chức văn thư, lưu trữ trong cơ
quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Chương 2:
Khảo sát, đánh giá việc thực hiện chính sách, chế độ đối với công chức
văn thư, lưu trữ trong cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Chương 3:
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách, chế độ
đối với công chức văn thư, lưu trữ trong cơ quan nhà nước hiện nay

13


Mặc dù đã hết sức cố gắng nhƣng do khả năng có hạn nên chắc chắn trong
luận văn còn có những sơ suất, thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các
thầy, cô và đồng nghiệp.
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự động viên,
giúp đỡ rất nhiệt tình của các thầy, cô giáo, các bạn lớp cao học Lƣu trữ 2009 –
2012, các đồng nghiệp tại Trƣờng Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức – Bộ
Nội vụ (nơi tôi đang công tác), các công chức văn thƣ, lƣu trữ ở Cục Văn thƣ và
lƣu trữ nhà nƣớc và ở một số cơ quan Trung ƣơng và địa phƣơng. Đặc biệt, tôi

luôn nhận đƣợc sự chỉ bảo, góp ý, giúp đỡ tận tình và động viên chân thành của
PGS.TS Vũ Thị Phụng – ngƣời đã hƣớng dẫn tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu
này. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới giáo viên hƣớng dẫn
và tất cả công chức, viên chức, đồng nghiệp và bạn bè – những ngƣời đã giúp đỡ
tôi trong thời gian qua để hoàn thành bản luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2012

.

Nguyễn Thị Thanh Hương

14


B. NỘI DUNG
Chƣơng 1
CÁC CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC VĂN THƢ, LƢU TRỮ
TRONG CƠ QUAN NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Mô ̣t số khái niêm
̣ cơ bản
1.1.1. Cơ quan nhà nước
Cơ quan nhà nƣớc đƣợc hiểu là hệ thống các cơ quan thực hiện chức
năng lập pháp, hành pháp và tƣ pháp đƣợc tổ chức từ trung ƣơng đến địa
phƣơng. Bao gồm:
- Các cơ quan quyền lực nhà nƣớc (các cơ quan đại diện): Quốc hội và
Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phƣơng.
- Các cơ quan hành chính nhà nƣớc, bao gồm các cơ quan hành chính
nhà nƣớc ở Trung ƣơng nhƣ: Chính phủ (Bộ, cơ quan ngang Bộ) và cơ quan
thuộc Chính phủ, các cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng gồm: Uỷ

ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân các
cấp.
- Tòa án nhân dân các cấp
- Viện Kiểm sát nhân dân các cấp.
Trong hệ thống các cơ quan nhà nƣớc có các đơn vị sự nghiệp (gọi là
đơn vị sự nghiệp công lập). Đó là một bộ phận cấu thành cơ cấu tổ chức của
các cơ quan nhà nƣớc, nhƣng tính chất hoạt động có sự khác biệt. Chẳng hạn
nhƣ: Các Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia, Trung tâm Lƣu trữ tỉnh…Đây là cơ sở
để phân biệt những ngƣời tham gia vào quá trình hoạt động của các cơ quan
này là công chức hay viên chức mà chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau.

15


1.1.2. Công chức
Khởi đầu sự hình thành khái niệm công chức ở nƣớc ta là việc ban hành
Sắc lệnh số 76/SL ngày 20 tháng 5 năm 1950 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong Sắc lệnh này, công chức đƣợc hiểu là “Những công dân Việt Nam
đƣợc chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thƣờng xuyên trong cơ
quan Chính phủ ở trong và ngoài nƣớc”. Theo Sắc lệnh này, thì công chức chỉ
bao gồm những ngƣời giữ chức vụ thƣờng xuyên trong cơ quan Chính phủ,
còn những ngƣời làm việc tại cơ quan khác không đƣợc coi là công chức.
Cùng với sự phát triển của xã hội và nhu cầu cải cách nền hành chính
quốc gia, khái niệm công chức ngày càng đƣợc xác định rõ ràng, cụ thể hơn.
Đến nay, Luật Cán bộ công chức năm 2008 định nghĩa:
Công chức là công dân Việt Nam, đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nƣớc, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an

nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị- xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự
nghiệp công lập), trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc; đối
với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
thì lƣơng đƣợc đảm bảo từ quỹ lƣơng của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật. [44]
Ví dụ: Những ngƣời làm việc ở Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc hay
Chi cục Văn thƣ và Lƣu trữ ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng đều
gọi là công chức.

16


Tuy nhiên, trong hệ thống cơ quan nhà nƣớc còn có các đơn vị sự nghiệp,
làm việc trong các đơn vị sự nghiệp là đội ngũ viên chức (trừ ngƣời đứng đầu
các đơn vị sự nghiệp).
Theo Luật viên chức số 58/2010/QH12: Viên chức là công dân Việt
Nam đƣợc tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công
lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hƣởng lƣơng từ quỹ lƣơng của đơn vị sự
nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.[44]
Ví dụ: Những ngƣời làm việc ở các Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia hay
Trung tâm Lƣu trữ thuộc Chi cục Văn thƣ và Lƣu trữ tỉnh, thành phố thuộc
trung ƣơng (trừ ngƣời đứng đầu) thì gọi là viên chức.
1.1.3. Chính sách, chế độ
1.1.3.1. Chính sách
Đã có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc nghiên cứu về chính
sách, tùy theo góc độ nghiên cứu khác nhau và cách tiếp cận khác nhau mà có
nhiều định nghĩa khác nhau về chính sách.
- Từ cách phân biệt “chính sách” theo nghĩa rộng và “chính sách” theo

nghĩa hẹp trong bài: “Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn xây dựng chính sách ở
nƣớc ta”, TS. Nguyễn Hữu Đổng và TS. Lê Minh Quân định nghĩa: chính
sách với nghĩa rộng (nghĩa chung nhất) "là tổng thể các quan điểm, các biện
pháp mà chủ thể lãnh đạo, quản lý (Đảng, nhà nƣớc và các tổ chức chính trị xã hội) tác động lên đối tƣợng quản lý nhằm đạt đến một mục tiêu nào đó
trong một khoảng thời gian nhất định” còn “chính sách” theo nghĩa hẹp "là
một quy định cụ thể nào đó nhằm thực hiện đƣờng lối, nhiệm vụ trong một
thời gian nhất định". [42]

17


- Định nghĩa về chính sách của TS. Chu Thành phân biệt cụ thể hơn,
“chính sách” theo nghĩa bao quát và "chính sách" theo nghĩa hẹp. Chính sách
theo nghĩa bao quát "là đƣờng lối, chủ trƣơng quyết định chính trị để giải
quyết công việc quốc gia của một chính đảng , của nhà nƣớc ". Chính sách
cũng là chủ trƣơng , quyế t đinh
̣ của Đảng , Nhà nƣớc để giải quyết một lĩnh
vƣ̣c nhấ t đ ịnh của đời sống kinh tế , chính trị, xã hội của đất nƣớc . Theo nghiã
hẹp, "chính sách là sự quy định chế độ , thể chế hoá các mố i quan hê ̣ lơ ̣i ích ,
các lợi ích nhóm, bô ̣ phâ ̣n trong xã hô ̣i ". [42]
- Theo từ điển tiếng Việt: “Chính sách là những sách lƣợc, kế hoạch cụ
thể nhằm đạt đƣợc mục đích thống nhất, dựa vào đƣờng lối chính trị chung và
tình hình thực tế” [42]
Theo nhiều nhà nghiên cứu: “Chính sách là hình thức tác động qua lại
giữa các nhóm, tập đoàn xã hội gắn trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, hoạt
động của Nhà nƣớc, của các đảng phái, thiết chế khác nhau của hệ thống
chính trị nhằm thực hiện các lợi ích, các mục tiêu, nhiệm vụ của các nhóm,
tập đoàn xã hội ấy” [31. tr.259].
Vậy, chính sách đối với cán bộ là những sách lƣợc và kế hoạch cụ thể
của Nhà nƣớc áp dụng đối với cán bộ , công chức , viên chƣ́c nhằm đạt đƣợc

mục đích nhất định trên cơ sở thực hiện các quyền lợi , lợi ích đối với đô ̣i ngũ
này dựa vào đƣờng lối chính trị chung và tình hình thực tế của đất nƣớ c.
1.1.3.2. Chế độ
Theo từ điển tiếng Việt: “Chế độ là toàn bộ những quy định nói chung
cần tuân theo trong một việc nào đó” [42]
Vậy, chế độ đối với cán bô ,̣ công chƣ́c, viên chƣ́c là những quy định cần
tuân theo của Nhà nƣớc đối với công chức , viên chƣ́ c dựa vào trình độ chuyên

18


môn nghiệp vụ, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội, nhằm đạt đƣợc
mục tiêu quản lý của Nhà nƣớc.
Chế độ là những quy định cụ thể để thực hiện các chính sách.
Ví dụ:
Chính sách đãi ngộ đố i với cán bộ , Nhà nƣớc quy định các chế độ cụ
thể nhƣ: phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp vùng, phụ cấp trách nhiệm, phụ
cấp độc hại nguy hiểm...
Chính sách và chế độ là hai khái niệm gắn liền nhau, sự phân biệt giữa
chúng chỉ mang tính chất tƣơng đối để thể hiện sự khuyến khích, sự quan tâm
của Nhà nƣớc đối với cán bộ , công chức, viên chƣ́c tạo động lực cho họ hoàn
thành nhiệm vụ đƣợc giao.
Trong phạm vi luận văn tôi tạm thời sử dụng chung thuật ngữ chính
sách, chế độ đối với công chức, viên chức văn thƣ, lƣu trữ để chỉ những quy
định cần tuân theo của Nhà nƣớc đối với đội ngũ này dựa vào trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, công việc cụ thể, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội,
nhằm đạt đƣợc mục tiêu quản lý của Nhà nƣớc.
Trong mỗi chế độ xã hội khác nhau, Nhà nƣớc có các chính sách, chế
độ với công chƣ́c , viên chƣ́c cũng khác nhau , đƣợc thể chế hoá trong hệ thống
luật pháp, các quyết định, các quy chuẩn hành vi và các quy định khác.

Bản chất, nội dung, phƣơng hƣớng của chính sách, chế độ tuỳ thuộc
vào tính chất, đƣờng lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Muốn
định ra chính sách, chế độ đúng đắn phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong
từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải giữ vững mục tiêu, phƣơng hƣớng đƣợc
xác định trong đƣờng lối, nhiệm vụ chung và linh hoạt vận dụng vào hoàn
cảnh và điều kiện cụ thể.

19


1.2. Các loại chính sách, chế độ đối với công chức
1.2.1. Chính sách tiền lương:
Chính sách tiền lƣơng là chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề
tiền lƣơng đối với ngƣời lao động trong và ngoài khu vực nhà nƣớc để đảm
bảo sự phát triển hài hòa giữa tăng trƣởng, phát triển kinh tế, ổn định và công
bằng xã hội vì mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh”. Chính sách tiền lƣơng là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc
và các quy định thể hiện trong các văn bản của Đảng, Nhà nƣớc và các tổ
chức trong hệ thống chính trị nhằm điều chỉnh hoạt động, những quyền lợi và
nghĩa vụ của công dân, tổ chức khi có sử dụng sức lao động phù hợp với hoàn
cảnh khách quan và những mục tiêu của Đảng, Nhà nƣớc trong mỗi thời kỳ
lịch sử.
Đối với ngƣời lao động trong các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức thì tiền
lƣơng là nguồn thu chủ yếu. Trên phƣơng diện quản lý, tiền lƣơng đƣợc ví
nhƣ một đòn bẩy kinh tế để kích thích ngƣời lao động. Đây là một chính sách
rất quan trọng đối với đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao
động, nó là nhu cầu tối thiểu của con ngƣời trong cuộc sống và sinh hoạt.
Những ngƣời lao động có quyền đƣợc thụ hƣởng chính sách tiền lƣơng do
Nhà nƣớc quy định tƣơng ứng với sức lao động mà họ bỏ ra để giải quyết một
công việc cụ thể của Nhà nƣớc. Nếu chính sách tiền lƣơng đƣợc thực hiện tốt

và thỏa đáng sẽ giúp ngƣời lao động cảm thấy yên tâm làm việc và cống hiến
mà không bị chi phối bởi yếu tố vật chất. Ngƣợc lại, nếu chính sách này còn
nhiều hạn chế sẽ nảy sinh thói lƣời nhác, ỷ lại, dựa dẫm hoặc ăn bám…Vì
vậy, có thể khẳng định chính sách tiền lƣơng là một chính sách rất quan trọng
tác động đến chất lƣợng và hiệu quả công việc của ngƣời lao động. Cho nên,
Nhà nƣớc cần có chính sách tiền lƣơng phù hợp với từng thời kỳ nhất định,

20


đồng thời các cơ quan, tổ chức sử dụng lao động cần thực hiện nghiêm túc các
quy định về chính sách tiền lƣơng của Nhà nƣớc đối với ngƣời lao động nhằm
đảm bảo điều kiện sống và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công việc trong mỗi
cơ quan, tổ chức.
1.2.2. Các chế độ phụ cấp:
Chế độ phụ cấp là các khoản thu nhập ngoài mức lƣơng theo ngạch, bậc
khi ngƣời lao động làm việc trong những điều kiện, hoàn cảnh, tính chất
không thuận lợi hoặc không ổn định nhằm khuyến khích, thu hút ngƣời lao
động.
Trên cơ sở nguyên tắc thiết kế của hệ thống bảng lƣơng hiện hành,
ngoài mức lƣơng theo ngạch, bậc, chính sách tiền lƣơng hiện hành đã quy
định cán bộ, công chức, viên chức tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, tính
chất công việc mà đƣợc hƣởng các chế độ phụ cấp khác nhau, các chế độ phụ
cấp lƣơng đƣợc chia theo nhóm để khuyến khích, thu hút, cụ thể:
- Nhóm phụ cấp theo chức danh, tổ chức gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo,
phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác, phụ cấp
phân loại xã, phụ cấp công vụ.
- Nhóm phụ cấp theo vùng: Phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp
thu hút.
- Nhóm phụ cấp theo thời gian công tác: Phụ cấp thâm niên vƣợt khung,

phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Nhóm phụ cấp theo điều kiện lao động của ngành nghề: Phụ cấp độc hại,
nguy hiểm; phụ cấp lƣu động, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ƣu đãi
theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề.

21


Đối với công chƣ́c, viên chƣ́c các khoản phụ cấp cũng là một trong những
chính sách, chế độ mà họ có quyền đƣợc hƣởng theo điều kiện lao động, nó tác
đô ̣ng đế n sƣ̣ ổ n đinh,
̣ phát triển về mọi mặt đối với đội ngũ công chức, viên chƣ́c
trong cơ quan nhà nƣớc . Các khoản phụ cấp đó có tác dụng bổ sung cho chính
sách tiền lƣơng cơ bản, bù đắp thêm cho ngƣời lao động khi họ phải làm việc
trong những điều kiện không thuận lợi hoặc không ổn định mà đƣợc tính đến khi
xác định lƣơng cơ bản.
Ví dụ:
Những ngƣời làm việc trực tiếp với tài liệu trong các phòng, kho lƣu trữ
tùy loại công việc mà đƣợc hƣởng chế độ bồi dƣỡng bằng hiện vật ở các mức
4000đ, 6000đ hoặc 8000đ cho một ca hay một ngày làm việc thực tế.
1.2.3. Chế độ tuyển dụng, sử dụng:
Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, lựa chọn đúng ngƣời thỏa mãn yêu
cầu công việc và bổ sung cho lực lƣợng lao động của tổ chức.
Sử dụng ngƣời lao động có thể đƣợc hiểu là quá trình sắp xếp, bố trí
nhân sự vào các vị trí công việc của tổ chức, khai thác và phát huy tối đa năng
lực làm việc của nhân sự nhằm đạt hiệu quả cao của công việc, thông qua đó
đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức đề ra.
Trong giai đoạn hiện nay việc tuyển chọn và sử dụng cán bộ, công
chức, viên chức trong cơ quan nhà nƣớc là một khâu quan trọng, thông qua đó
ngƣời dự tuyển có quyền đƣợc tham gia thi tuyển, xét tuyển một cách dân

chủ, công khai vào làm việc trong bộ máy nhà nƣớc. Nếu chế độ tuyển dụng
đƣợc quy định chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc sẽ tạo cho những ngƣời dự
tuyển có cơ hội lựa chọn, tìm kiếm công việc theo sở trƣờng, trình độ chuyên
môn và thể hiện khả năng, trình độ đã đƣợc đào tạo. Ngƣợc lại, nếu quy định
chƣa chặt chẽ và thực hiện chƣa nghiêm túc sẽ có thể dẫn tới hàng loạt hệ quả

22


nhƣ: tuyển dụng ngƣời không phù hợp với nhu cầu công việc, nảy sinh hiện
tƣợng tiêu cực trong công tác tuyển dụng,…Vì thế, Nhà nƣớc phải xây dựng
và thực hiện các quy trình tuyển dụng một cách chặt chẽ, các cơ quan có nhu
cầu tuyển dụng công bố công khai nhu cầu, đối tƣợng, tiêu chuẩn ngƣời cần
tuyển và quá trình tuyển dụng phải thực hiện theo chế độ dân chủ, công khai,
đảm bảo tuyển chọn đúng ngƣời có đủ tiêu chuẩn theo từng chức danh, từng
vị trí công việc... Kết quả sát hạch, thi tuyển, xét tuyển là căn cứ chủ yếu để ra
quyết định tuyển dụng công chức, viên chức.
Đối với công chức, chế độ tuyển dụng, sử dụng là một chế độ có tác
động trực tiếp đến họ bởi khi đƣợc các cơ quan sử dụng lựa chọn đúng tiêu
chuẩn, phù hợp với vị trí làm việc, họ sẽ có cơ hội thể hiện năng lực bản thân,
có điều kiện hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và nâng cao chất lƣợng,
hiệu quả hoạt động của của cơ quan. Bên cạnh đó, đối với các cơ quan sử
dụng công chức thì đây cũng là vấn đề cần thiết và quan trọng, bởi nếu tuyển
dụng, sử dụng không đúng đối tƣợng sẽ trực tiếp ảnh hƣởng đến chất lƣợng,
hiệu quả công việc. Cho nên, đòi hỏi các cơ quan nhà nƣớc phải đặt ra các
quy định một cách chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc. Khi sử dụng lao động
phải tạo môi trƣờng cho công chức phát huy các kiến thức, kỹ năng của mình,
có cơ hội bộc lộ khả năng, tiềm năng và óc sáng tạo của mình để phục vụ cho
mục tiêu phát triển của cơ quan, đơn vị, mục tiêu cuối cùng là để tạo ra hiệu
suất lao động cao.

Trên cơ sở nghiên cứu về quản trị nhân lực, các nhiệm vụ cơ bản trong
quá trình sử dụng ngƣời lao động gồm:
- Bố trí đúng ngƣời, đúng việc
- Phát huy có hiệu quả khả năng, năng lực của công chức, viên chức
- Thu hút và giữ chân công chức, viên chức

23


- Tạo động lực cho công chức, viên chức làm việc, phấn đấu vƣơn lên
- Tạo sự trung thành của công chức, viên chức đối với bộ máy nhà nƣớc
- Tạo đƣợc bầu không khí tâm lý thuận lợi trong tập thể lao động.
1.2.4. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo đƣợc hiểu là việc trang bị những phẩm chất, kiến thức, kỹ năng
cơ bản, có hệ thống cho ngƣời học, để sau một khoá học (dài hạn hoặc ngắn
hạn) ngƣời học đạt đƣợc trình độ một cấp học cao hơn.
Bồi dƣỡng đƣợc dùng với nghĩa là cập nhật, bổ túc thêm một số kiến
thức, kỹ năng cần thiết, nâng cao hiểu biết sau khi đã đƣợc đào tạo cơ bản,
cung cấp thêm những kiến thức chuyên ngành, mang tính ứng dụng...
Đào tạo, bồi dƣỡng là quá trình làm cho cán bộ, công chức, viên chức
có năng lực theo tiêu chuẩn nhất định và liên tục nâng cao trình độ chuyên
môn, kiến thức, kỹ năng thái độ thực thi nhiệm vụ, công vụ đƣợc giao.
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức trong thời gian qua đã
đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm. Đảng và Chính phủ đã đề ra
nhiều chủ trƣơng tập trung vào công tác này nhƣ: Nghị quyết Trung ƣơng 3
(khoá 8) về Chiến lƣợc cán bộ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nghị
quyết Trung ƣơng 5 (khoá 10) về cải cách chế độ công vụ, công chức…, Nghị
định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 với mục tiêu: trang bị
kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Góp phần xây
dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có đủ năng lực xây dựng nền hành

chính tiên tiến, hiện đại.
Xuất phát từ quan điểm và chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc đã có
những quy định về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức (Nghị định số
18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010). Trên cơ sở đó, có thể coi đây là một chế

24


độ, chính sách cho các công chức trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm
vụ tại các cơ quan của bộ máy nhà nƣớc. Các công chức đƣợc quyền tham dự
các khóa đào tạo, bồi dƣỡng về lý luận chính trị, về kiến thức quản lý hành
chính nhà nƣớc, về chuyên môn nghiệp vụ, về tin học, ngoại ngữ. Nếu không
có quy định của Nhà nƣớc về chế độ đào tạo, bồi dƣỡng hoặc có quy định
nhƣng thực hiện chƣa triệt để các sẽ dẫn tới hệ quả: Trình độ công chức
không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc đặt ra; Công chức đƣợc cử đi học tập
nhƣng không đúng ngƣời, đúng đối tƣợng, ngƣời cần học thì không đƣợc cử
đi học, ngƣời không cần học lại đƣợc cử đi, khi kết thúc về lại không đƣợc sử
dụng đúng với mục đích đào tạo, bồi dƣỡng…. Tất cả các hệ quả trên sẽ gây
lãng phí về thời gian, tiền của của công chức cũng nhƣ của Nhà nƣớc…
Từ những luận giải trên có thể thấy chế độ đào tạo, bồi dƣỡng vừa là
quyền lợi, vừa là trách nhiệm của đội ngũ công chức. Những công chức đã
qua đào tạo, bồi dƣỡng sẽ có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực để giải quyết
công việc, đồng thời chế độ này đƣợc quan tâm, thực hiện tốt sẽ tạo đƣợc
nguồn công chức đông về số lƣợng và đảm bảo chất lƣợng. Không có nguồn
công chức đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng và thử thách qua thực tiễn thì không đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới hiện nay.
Nhƣ vậy, chế độ đào tạo, bồi dƣỡng là một trong những chính sách, chế
độ có ý nghĩa đối với công chức, nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
nâng cao trình độ, kỹ năng, phƣơng pháp làm việc của bản thân đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ của tình hình mới. Và đối với công tác cán bộ thì đây cũng là

khâu không thể thiếu trong toàn bộ quy trình sử dụng ngƣời lao động. Nếu
chế độ này đƣợc thực hiện tốt thì các cơ quan nhà nƣớc cũng đƣợc công chức
cống hiến những kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp làm việc có đƣợc qua đào
tạo, bồi dƣỡng để phục vụ mục tiêu chung trong quá trình thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

25


1.2.5. Các chính sách, chế độ khác:
1.2.5.1. Chế độ khen thưởng, kỷ luật:
Là những công cụ và biện pháp quản lý trong quá trình xây dựng, phát
triển và sử dụng công chức, thông qua đó để động viên, cổ vũ những điển
hình, những gƣơng tốt, phê phán, uốn nắn và phòng ngừa những hành vi vi
phạm pháp luật, không thực hiện và làm tròn trách nhiệm của ngƣời công
chức.
Đây là một chính sách, chế độ đối với công chức nói chung và công
chức văn thƣ, lƣu trữ nói riêng bởi nó là hình thức dùng để đánh giá công lao,
ghi nhận những đóng góp, cống hiến hoặc xử phạt những vi phạm, lỗi lầm của
ngƣời công chức.
Khi công chức có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ, đƣợc cơ quan
khen thƣởng, ghi nhận và ban cho họ những giá trị tinh thần và vật chất thì họ
sẽ cảm thấy bản thân có ích cho tập thể, xã hội. Điều này, tạo cho họ cảm thấy
đƣợc quan tâm, động viên, khích lệ, nó có tác dụng to lớn trong việc nâng cao
trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ công chức.
Ngƣợc lại, nếu vi phạm kỷ luật lao động đƣơng nhiên họ sẽ phải chịu
một trong các hình thức kỷ luật. Đó là việc xử lý, trừng phạt với mức độ khác
nhau, tuỳ theo nội dung, tính chất vi phạm pháp luật của công chức.
Nhƣ vậy, khen thƣởng, kỷ luật là một chính sách, chế độ có vị trí, ý
nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý, xây dựng đội ngũ công chức,

đồng thời là động lực thúc đẩy quá trình lao động, tâm huyết với nghề nghiệp
của đội ngũ công chức. Điều này có tác động tích cực đến sự thúc đẩy kinh tế
- xã hội của đất nƣớc.
1.2.5.2. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:

26


×