Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Công ước CEDAW và phong trào phụ nữ Ai Cập thế kỷ XX : Luận văn ThS. Khu vực học và văn hoá học: 603106

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN LINH CHI

CÔNG ƯỚC CEDAW
VÀ PHONG TRÀO PHỤ NỮ AI CẬP THẾ KỶ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN LINH CHI

CÔNG ƯỚC CEDAW
VÀ PHONG TRÀO PHỤ NỮ AI CẬP THẾ KỶ XX

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học
Mã số: 60 31 06 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Thu Hà

Hà Nội - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, Luận văn thạc sĩ Châu á học với đề tài: “Công
ước CEDAW và Phong trào phụ nữ Ai Cập thế kỷ XX” là công trình nghiên
cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Đỗ Thu Hà.
Các số liệu, trích dẫn và tài liệu tham khảo trong luận văn là hoàn toàn
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Linh Chi


LỜI CẢM ƠN
Luận văn với đề tài “Công ước CEDAW và Phong trào phụ nữ Ai
Cập thế kỷ XX” được hoàn thành tại trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Để hoàn thành được Luận văn, bên
cạnh những cố gắng của bản thân, tác giả luận văn đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể.
Trước tiên, với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới PGS. TS Đỗ Thu Hà, cô đã nhiệt tình hướng dẫn khoa học cho tác giả
để Luận văn được hoàn thành.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Đông
phương học và các thầy cô công tác ở các đơn vị ngoài trường, những người
đã cung cấp cho tôi những kiến thức hữu ích, giúp tôi có thể hoàn thành tốt luận
văn này
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các cán bộ, công chức của các

phòng, ban trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội đã tạo mọi điều kiện thuận giúp tôi hoàn thành khoá học và bảo vệ luận văn.


Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả Luận văn

Nguyễn Linh Chi


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ VỊ THẾ CỦA PHỤ NỮ TRONG
XÃ HỘI AI CẬP THẾ KỶ XX ...................................................................... 7
1.1. Địa vị của phụ nữ Ai Cập cổ đại ................................................................ 7
1.1.1. Phụ nữ trong hôn nhân và gia đình ........................................................ 7
1.1.2. Phụ nữ với thiên chức làm mẹ ................................................................. 8
1.1.3. Phụ nữ trong lao động ............................................................................ 8
1.1.4. Phụ nữ trong chính trị ............................................................................. 9
1.1.5. Các nữ thần trong Ai Cập cổ đại .......................................................... 10
1.2. Vị thế của phụ nữ trong Islam .................................................................. 11
1.3. Bối cảnh văn hóa - xã hội của phong trào phụ nữ Ai Cập thế kỷ XX ..... 19
1.3.1. Sơ lược về Ai Cập thế kỷ XX ................................................................. 19
1.3.2. Tiền đề phong trào phụ nữ Ai Cập đầu thế kỷ XX ................................ 26
1.3.3. Phong trào phụ nữ quốc tế thế kỷ XX ................................................... 27
1.3.4. Phong trào phụ nữ tại Thế giới Ả rập thế kỷ XX .................................. 28
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................. 32
CHƯƠNG 2 : SỰ KẾT NỐI CỦA PHONG TRÀO PHỤ NỮ AI CẬP
THẾ KỶ XX VỚI CÔNG ƯỚC CEDAW .................................................. 33
2.1. Sự phân kỳ trong phong trào phụ nữ Ai Cập thế kỷ XX ......................... 33
2.1.1. Làn sóng thứ nhất: Quyền giáo dục và quyền bầu cử (cuối thế kỷ XIX
đến 1952) ......................................................................................................... 34
2.1.2. Làn sóng thứ hai: Chủ nghĩa nữ quyền theo định hướng Nhà nước và
quyền lao động (1952 - 1980) ......................................................................... 37

2.1.3. Làn sóng thứ ba: Nữ quyền trong xã hội dân sự (1980 - 2011) ........... 39
2.1.4. Làn sóng thứ tư: Quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền chính
trị(từ 2011 đến nay)......................................................................................... 41


2.2. Phong trào phụ nữ Ai Cập trước Công ước CEDAW ............................. 44
2.2.1. Hiệp hội phụ nữ Ai Cập ........................................................................ 45
2.2.2. Hội Phụ nữ Muslim ............................................................................... 46
2.2.3. Người con gái sông Nile........................................................................ 47
2.3. Công ước CEDAW .................................................................................. 49
2.3.1. Nội dung Công ước CEDAW ................................................................ 49
2.3.2. Ai Cập ký Công ước CEDAW ............................................................... 51
2.4. Phong trào phụ nữ sau Công ước CEDAW ............................................. 52
2.4.1. Hiệp hội Đoàn kết phụ nữ Ả rập ........................................................... 52
2.4.2. Hội đồng Phụ nữ Quốc gia ................................................................... 53
2.4.3. Tổ chức Hỗ trợ Pháp lý Phụ nữ Ai Cập ................................................ 54
2.5. Nhận định của LHQ về tình hình thực hiện Công ước CEDAW ở Ai Cập
thế kỷ XX ........................................................................................................ 55
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................. 58
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG ƯỚC CEDAW ĐỐI VỚI
PHONG TRÀO PHỤ NỮ AI CẬP THẾ KỶ XX ....................................... 59
3.1. Những thành tố chịu ảnh hưởng của Công ước CEDAW ....................... 59
3.1.1. Sự tái sinh của phong trào phụ nữ ........................................................ 59
3.1.2. Sự thu hẹp không gian hoạt động.......................................................... 62
3.1.3. Sự đa dạng hóa loại hình hoạt động ..................................................... 64
3.1.4. Sự bùng nổ trong chương trình nghị sự và liên kết quốc tế .................. 66
3.1.5. Mối quan hệ tương hỗ với Nhà nước .................................................... 68
3.2. Thành tựu chính sau khi Ai Cập k‎c‎ư

gn‎C ýCEDAW ......................... 70

3.2.1. Xóa bỏ hủ tục FGM ............................................................................... 71
3.2.2. Sửa đổi Luật Vị thế cá nhân .................................................................. 74
3.3. Một số đặc điểm của phong trào phụ nữ Ai Cập thế kỷ XX .................... 77
3.3.1. Sự tự nhận thức của các nhà hoạt động nữ quyền Ai Cập ................... 77


3.3.2. Vai trò của nam giới ............................................................................. 79
3.3.3. Ảnh hưởng của công nghệ ..................................................................... 80
3.4. Những ảnh hưởng tới phong trào phụ nữ ở Thế giới Ả rập ..................... 81
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.................................................................................. 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 100


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. AWSA

The Arab Women's Solidarity Association
Hiệp hội Đoàn kết phụ nữ Ả rập

2. CEDAW

Convention

on

the

Elimination


of

all

forms

of

Discrimination against Women
Công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ tất cả các hình
thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ
3. CEWLA

Centre for Egyptian Women Legal Assistance
Trung tâm hỗ trợ pháp lý cho phụ nữ Ai Cập

4.

EFU

Egyptian Feminist Union
Hiệp hội phụ nữ Ai Cập

5.

FGM

Female genital mutilation
Thủ tục cắt xén bộ phận sinh dục của phụ nữ


6.

ICPD

International Conference on Population and Development
Hội nghị Dân số và Phát triển Quốc tế

7. LGBTQ

Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender and Queer.
Cộng đồng những người đồng tính (đồng tính nữ, đồng tính
nam, song tính, chuyển giới, đa dạng tính dục)

8.

NCW

National Council for Women
Hội đồng Phụ nữ Quốc gia

9.

NGOs

Các tổ chức phi chính phủ


CÁC THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Giới: Là thuật ngữ chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò trong tất cả các mối quan

hệ xã hội giữa nam giới – phụ nữ (trẻ em trai – trẻ em gái) [xem 5].
Giới tính: Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ (trẻ
em trai – trẻ em gái) [xem 5].
Bình đẳng giới: là việc nam, nữ có vị trí, vai trò như nhau; được tạo
điều kiện và cơ hội để phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng
đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau thành quả của sự phát triển đó
[xem 5]. Ngân hàng Thế giới đưa ra định nghĩa về bình đẳng giới như
sau: “Bình đẳng giới là bình đẳng về luật pháp, về cơ hội – bao gồm sự bình
đẳng trong việc tiếp cận nguồn nhân lực, vốn và các nguồn lực sản xuất khác,
bình đẳng trong công việc và trong tiếng nói”. [xem 109]
Khái niệm bình đẳng giới ngụ ý rằng nam giới và nữ giới, trong đó gồm
cả cộng đồng người đồng tính luyến ái và người chuyển giới cần được đối xử
công bằng trong tất cả các khía cạnh của đời sống - kinh tế - xã hội và quyền
con người như: giáo dục, y tế, văn hóa, hôn nhân, gia đình, việc làm, các
chính sách phúc lợi… [xem 106]. Khái niệm này dựa trên Tuyên bố Liên
Hiệp Quốc về Nhân quyền, với mục tiêu là sự bình đẳng về mặt luật pháp
cũng như bình đẳng trong vị thế xã hội, đặc biệt là trong hoạt động bầu cử và
bảo đảm được hưởng lương công bằng.
Bất bình đẳng giới: Dựa trên định nghĩa về bình đẳng giới trên, bất
bình đẳng giới có thể hiểu là sự bất bình đẳng trong so sánh tương quan về vai
trò, vị trí và tiếng nói của nam và nữ giới.
Có nhiều định nghĩa về thuật ngữ “nữ quyền” và cũngkhông có thuyết
nữ quyền phù hợp cho phụ nữ ở mọi thời đại. Trong phạm vi luận văn, đề tài
sử dụng thuật ngữ nữ quyền theo định nghĩa của nhà hoạt động nữ quyền
Kamla Bhasin (2003): “Nữ quyền là nhận thức về sự thống trị gia trưởng, sự


bóc lột và áp bức phụ nữ về mặt vật chất và tinh thần trong lao động, sinh sản
và tình dục trong gia đình, tại nơi làm việc và trong xã hội nói chung; là hành
động có ý thức của phụ nữ và nam giới để thay đổi tình trạng đó”. [xem 58]

“Phong trào nữ quyền”: Từ sự phân tích về thuật ngữ nữ quyền ở trên,
có thể hiểu phong trào nữ quyền là phong trào đấu tranh vì quyền lợi của phụ
nữ và đem đến cho phụ nữ những quyền bình đẳng so với nam giới.
Chủ nghĩa nữ giới hay chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa duy nữ là tập
hợp các phong trào và hệ tư tưởng nhằm mục đích xác định, xây dựng và bảo
vệ quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội bình đẳng cho phụ nữ [xem
37]. Người theo chủ nghĩa nữ quyền là người vận động hoặc ủng hộ các
quyền lợi cho phụ nữ và bình đẳng giới [xem 89].
Các vấn đề thường liên quan đến khái niệm quyền của phụ nữ bao gồm:
toàn vẹn thân thể và quyền tự chủ; quyền được giáo dục và làm việc; quyền
được trả lương bình đẳng; quyền sở hữu tài sản; quyền tham gia vào các hợp
đồng hợp pháp, tổ chức các cơ quan công quyền; quyền bầu cử; quyền tự do
kết hôn, bình đẳng trong gia đình và tự do tôn giáo. Lý thuyết về chủ nghĩa nữ
quyền, nổi lên từ phong trào nữ quyền, với mục đích để hiểu bản chất của bất
bình đẳng giới [xem 83].
Những hành động vì nữ quyền thường được thúc đẩy bởi “ý thức nữ
quyền” của các thành viên trong cộng đồng. Có rất nhiều định nghĩa về ý thức
nữ quyền nhưng theo cá nhân người viết cho rằng định nghĩa mà nhà sử học
Gerda Lerner đưa ra là định nghĩa trọn vẹn nhất: “Tôi định nghĩa ý thức nữ
quyền là nhận thức của phụ nữ khi cho rằng họ thuộc về một nhóm lệ thuộc;
họ đã phải chịu đựng những điều không đúng với lẽ tự nhiên nhưng lại phù
hợp với chuẩn mực xã hội; họ cần phải cùng với những người phụ nữ khác
sửa chữa những sai lầm này; và cuối cùng, họ cần phải đưa ra nhìn nhận


khác để thay đổi xã hội, nơi phụ nữ với nam giới đều được bình đẳng hưởng
quyền tự chủ và quyền tự quyết định”. [64, tr.4]
Nhận thức về nữ quyền do đó có liên quan đến hiểu biết và ý thức của
xã hội, hoạt động thông qua đoàn kết hành động để thay đổi xã hội. Phong
trào nữ quyền là một phong trào chính trị vì nó thừa nhận sự mất cân bằng

trong cấu trúc quyền lực và mối quan hệ xã hội liên quan đến vấn đề giới tính.
Phụ nữ được đặt ở vị trí trung tâm của cuộc đấu tranh để giành quyền bình
đẳng cũng như cải thiện cuộc sống của họ trong mọi lĩnh vực như: chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo … Phong trào nữ quyền là một phong trào
chính trị dựa trên sự nỗ lực của cả xã hội để thay đổi các điều kiện sống của
phụ nữ.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử phong trào phụ nữ ở Ai Cập luôn có sự tham gia của một số
nhóm xã hội và chính trị. Mặc dù Ai Cập, so với các nước Ả rập, là nơi tiên
phong trong những vấn đề cải cách, đặc biệt là phát triển các phong trào theo
chủ nghĩa dân tộc và chống lại chủ nghĩa đế quốc nhưng quá trình đấu tranh
vì bình đẳng giới và quyền của phụ nữ không hề dễ dàng [xem 61].
Phong trào phụ nữ Ai Cập có thể được xem như là một cuộc đấu tranh
cho các cơ hội bình đẳng giới trong lĩnh vực công cộng và công lý trong
nước. Khi nói về những ngày đầu của phong trào của phụ nữ, người ta thường
lấy dẫn chứng về cuộc biểu tình công khai của phụ nữ Ai Cập vào ngày
16/3/1919 trong cuộc Cách mạng 1919 chống Đế quốc Anh xâm lược của
người dân Ai Cập. Đây là một cuộc biểu tình không chỉ được khắc sâu trong
lịch sử đất nước Ai Cập mà còn được ghi lại bởi báo chí và thậm chí được ca
ngợi trong bài thơ của nhà thơ Hafiz Ibrahim viết năm 1929 [16, 115]. Ông
mô tả cuộc biểu tình dũng cảm của phụ nữ Ai Cập đã bị lực lượng cảnh sát
dùng bạo lực để giải tán, khiến nhiều người bị thương. Bạo lực mà phụ nữ
tham gia biểu tình phải đương đầu đã không làm giảm đi nhiệt huyết đấu
tranh của phụ nữ Ai Cập. Trái lại, như lửa đổ thêm dầu, nó càng khiến các tổ
chức của phụ nữ mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động cùng với phát triển
những chiến lược chính trị sắc bén hơn trong suốt một thế kỷ qua.
Với một đất nước 90% dân số theo Islam giáo [32], quyền phụ nữ tại Ai

Cập luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Đặc biệt,
Ai Cập là một trong những nước Islam giáo đầu tiên ký và phê chuẩn Công
ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ CEDAW được Đại Hội
đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận năm 1979. Nghiên cứu về “Công ước
CEDAW và Phong trào phụ nữ Ai Cập thế kỷ XX”, do đó, sẽ là một đóng góp

1


cụ thể để tìm hiểu sâu hơn về sự phát triển của phong trào phụ nữ tại Ai Cập
nói riêng và phong trào phụ nữ các nước Islam giáo nói chung, cùng với vai
trò của Công ước CEDAW trong việc thúc đẩy phong trào phụ nữ tại Ai Cập.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
2.1.

Ý nghĩa khoa học của luận văn

Luận văn sẽ là công trình nghiên cứu có hệ thống về phong trào phụ nữ
tại Ai Cập thế kỷ XX, từ góc nhìn của nhà nghiên cứu Việt Nam trên cơ sở
những nguồn tài liệu đa chiều. Ngoài ra, đây cũng là một nguồn tài liệu tham
khảo bổ ích cho những nhà nghiên cứu, các công trình nghiên cứu liên quan
về sau.
2.2.

Ý nghĩa thực tiễn luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp những gợi mở khi nghiên
cứu về phong trào phụ nữ và phụ nữ trong Islam nói chung, phong trào phụ
nữ tại Ai Cập thế kỷ XX nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

3.1.

Đối tượng nghiên cứu: Công ước CEDAW và phong trào phụ nữ

3.2.

Phạm vi nghiên cứu

+ Về thời gian: thế kỷ XX
+ Về không gian: Ai Cập và Thế giới Ả rập
4. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận văn
4.1.

Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu toàn diện về phong trào phụ nữ tại Ai
Cập thế kỷ XX trên các phương diện: phân kỳ, nguyên tắc và kết quả hoạt
động, các đặc điểm của phong trào và đánh giá ảnh hưởng của Công ước
CEDAW đến phong trào phụ nữ Ai Cập thế kỷ XX.
- Mục tiêu cụ thể: làm rõ thực chất phong trào phụ nữ tại Ai Cập thế kỷ
XX trên các phương diện như: tiền đề phát triển, động cơ thúc đẩy, sự biến

2


đổi cơ cấu và mục tiêu hành động, lực lượng quần chúng và các nhà lãnh đạo
để rút ra vai trò của Công ước CEDAW đến việc thúc đẩy sự thành công của
phong trào.
4.2.


Nội dung nghiên cứu

Luận văn của tôi sẽ thực hiện những nội dung nghiên cứu sau:
Thứ nhất, làm rõ tiền đề phát triển của phong trào phụ nữ tại Ai Cập
thế kỷ XX, bao gồm: tổng quan về truyền thống của phụ nữ Ai Cập, vai trò
của phụ nữ trong Islam, bối cảnh quốc tế, khu vực, và sự phát triển của phong
trào phụ nữ tại Ai Cập thế kỷ XX trước và sau khi Ai Cập ký‎‎ ư gn‎ C ý‎
ưEDAW.
Thứ hai, trình bày và phân tích nguyên tắc phân kỳ của phong trào phụ
nữ tại Ai Cập thế kỷ XX.
Thứ ba, rút ra một số nhận xét về động cơ thúc đẩy, sự biến đổi cơ cấu
và mục tiêu hành động, lực lượng quần chúng và các nhà lãnh đạo của phong
trào phụ nữ tại Ai Cập thế kỷ XX.
Thứ tư, đánh giá những ảnh hưởng của việc Ai Cập ký Công ước
CEDAW đến phong trào phụ nữ tại Ai Cập thế kỷ XX và ảnh hưởng phong
trào phụ nữ Ai Cập với phong trào phụ nữ Thế giới Ả rập.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những công trình ở nước ngoài mà tác giả tham khảo trong luận văn
liên quan đến đề tài gồm bốn loại:
Đề cập đến phong trào phụ nữ trên thế giới và các quốc gia Ả
rập: Remaking Women: Feminism and Modernity in the Middle East, Lila
Abu-Lughod (1998); Gendering the Middle East, Deniz Kandiyoti (1996);
Women in the Middle East, Haleh Afshar (1993); Feminism and Nationalism
in the Third World, Kumari Jeyawordena (1986); Women in the Middle East:
Past and Present, Nikki R. Keddie (2006); Women in the Middle East and

3


North Africa, Fatima Sadiqui và Moha Ennaji (2010);Modernizing Women,

Gender and Social Change in the Middle East, Valentine M. Moghadam
(1993); Women’s Resistance in the Arab World and in Egypt, Nawal
ElSadawi (1996); Reconstructing Gender in the Middle East, Fatma Müge
Göçek và Shiva Balghi (1994); Introduction: Sexuality as a contested
political domain in the Middle East, P. Kkaracan (2008);...
Đề cập đến phong trào phụ nữ ở Ai Cập: The women’s movement in
Egypt, Nadia Abdel-Wahab (1995); The Women’s Movement in Egypt, with
Selected References to Turkey, Nadje Al-Ali (2002); Secularism, Gender and
the State in the Middle East: The Egyptian Women’s movement, Nadje Al-Ali
(2000); The women’s awakening in Egypt: Culture, society, and the press,
Beth Baron (1994); ; Significant moments in the history of Egyptian women,
Hoda Elsadda và E. Abu-Ghazi (2001); Women, Islamisms and the State:
Dynamics of Power and Contemporary Feminisms in Egypt, Mahnaz
Afkhami (1860); Feminism in Egypt: A Conversation with Nawal Sadawi,
Sarah Graham-Brown (1981);

Attitudes to Female Employment in Four

Middle Eastern Countries, Ivy Papps (1993); Egypt as a Woman:
Nationalism, Gender, and Politics, Beth Baron(2005);...
Đề cập đến quyền của phụ nữ trong Islam, có thể sử dụng làm cơ sở
văn hóa - xã hội cho động cơ, mục đích đấu tranh của phong trào phụ nữ Ai
Cập trong thế kỷ XX đến nay như: Feminists, Islam and the Nation: Gender
and Making of Modern Egypt, Margot Badran (1995); Gender and Islamism
in the 1990s, Mervat F Hatem (2002);

Women and Gender in Islam:

Historical Roots of a Modern Debate, Leila Ahmed (1993); bản dịch Dẫn
luận về Hồi giáo, Malise Ruthven (2016) ... và một số bài báo như Egypt has

just banned girls from wearing hijabs to school, The Independent; Egyptian
elementary school teacher beats girl for not wearing hijab, Pamela Geller.

4


Tài liệu gốc như Kinh Qur’an để khảo cứu và làm cơ sở cho những luận điểm
của tác giả.
Đề cập đến Công ước CEDAW và tình hình thực thi Công ước tại Ai
Cập, tác giả đã tham khảo những báo cáo định kỳ của Ai Cập về tình hình
thực thi CEDAW (vào năm 1996 và năm 2000) lên Liên Hiệp Quốc; The
Tension between Women's Rights and Religious Rights: Reservations to
Cedaw by Egypt, Bangladesh and Tunisia, Michele Brandt và Jeffrey A.
Kaplan (1995). Tuy nhiên các tác phẩm này mới chỉ đề cập đến việc thực thi
quyền phụ nữ tại Ai Cập sau khi Ai Cập ký Công ước (1981), chứ chưa
nghiên cứu nguyên nhân thúc đẩy Ai Cập – một nước Ả rập đầu tiên – ký
Công ước và vai trò của CEDAW đến toàn bộ phong trào phụ nữ ở Ai Cập.
Ở Việt Nam đến nay, theo chúng tôi biết, có Luận văn Thạc sĩ đã bảo vệ
của Bùi Thị Thơm (2015) về Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong xã
hội (Qua khảo cứu Kinh Qur’an), bài báo đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch
sử của tác giả Nguyễn Nhân Trí (2015) về Nữ quyền trong Hồi giáo và bài
Địa vị người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo truyền thống của tác giả Bùi Thị
Ánh Vân (2013) đăng trên Tạp chí VHNT; bài viết của PGS.TS Đỗ Thu Hà
(2018): Phụ nữ Muslim và hôn nhân qua thánh điển trên Tạp chí nghiên cứu
Châu Phi & Trung Đông, là các bài có nội dung về vai trò và địa vị của phụ
nữ cũng như một số quan điểm về nữ quyền trong Islam nói chung chứ không
đi trực tiếp vào đề tài luận văn của tác giả.
6. Phương pháp nghiên cứu
Là đề tài về phong trào phụ nữ tại Ai Cập thế kỷ XX nên phương pháp
nghiên cứu chủ yếu phương pháp nghiên cứu lịch sử vì phương pháp này giúp

tìm nguồn gốc phát sinh (nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh nảy sinh), quá trình
phát triển và chuyển hóa (điều kiện, hoàn cảnh, không gian, thời gian…. có
ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu), bên cạnh đó là phương pháp đồng đại,
lịch đại để phát hiện bản chất và quy luật vận động của đối tượng.

5


Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng phương pháp liên ngành cùng với các
thao tác khoa học như thống kê, phân tích, so sánh… trong quá trình thực
hiện luận văn để hoàn thành được những mục tiêu mà người viết đã đặt ra.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn được chia làm ba chương chính
Chương 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ VỊ THẾ CỦA PHỤ NỮ AI CẬP
Chương 2: SỰ KẾT NỐI CỦA PHONG TRÀO PHỤ NỮ AI CẬP THẾ KỶ
XX VỚI CÔNG ƯỚC CEDAW
Chương 3:ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG ƯỚC CEDAW ĐỐI VỚI PHONG
TRÀO PHỤ NỮ AI CẬP THẾ KỶ XX

6


CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ VỊ THẾ CỦA PHỤ NỮ TRONG
XÃ HỘI AI CẬP THẾ KỶ XX
1.1. Địa vị của phụ nữ Ai Cập cổ đại
Trước khi xem xét địa vị phụ nữ Ai Cập thế kỷ XX, không thể phủ
nhận một điều là phụ nữ Ai Cập đã có nền tảng vững chắc từ thời cổ đại, họ
có một số quyền đặc biệt mà phụ nữ trong các xã hội cùng thời đại khác
không thể so sánh. Họ có thể sở hữu tài sản và bình đẳng với nam giới một
cách hợp pháp tại tòa cho dù xã hội Ai Cập cổ đại vẫn trọng nam hơn.

1.1.1. Phụ nữ trong hôn nhân và gia đình
Trong nhiều bài hát tình yêu thời Ai Cập cổ, từ “anh em” (anh trai, em
gái) mang nghĩa là “ngang hàng” hay “bạn đời”. Vì vậy, các bài hát tình yêu
có thể đang đề cập đến mối quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng [xem 94].
Hôn nhân cận huyết trong Hoàng tộc khá phổ biến lúc bấy giờ. Trong thần
thoại về các vị thần, Usir (Osiris)1 cũng đã kết hôn với em gái của mình là
Aset (Isis).
Người vợ thường cùng chồng làm việc và chia sẻ gánh nặng cùng
chồng. Gia đình thông thường gồm một vợ một chồng, nhưng đối với những
gia đình qu‎c‎t ý,‎ợ t‎gnCng‎ớưg‎ gn‎ýc‎tưô‎ýC g‎gưgn ‎ộm,‎gưất là khi người
vợ cả không thể có con. Hôn nhân thường được sắp đặt bởi cha mẹ, họ sẽ lựa
chọn cho con cái mình đối tượng môn đăng hậu hộ đối. Nhiều tài liệu cho
rằng phụ nữ Ai Cập cổ đại có quyền sở hữu tài sản riêng, được hợp pháp ra
tòa án khởi kiện và tự do làm việc ở nơi công cộng. Người chồng không nắm
quyền kiểm soát tài sản riêng của vợ vì phụ nữ có vị thế khá độc lập ở Ai Cập
cổ đại. Phụ nữ Ai Cập cổ đại được xem là một trong những nhóm phụ nữ độc
lập nhất. Khi người chồng mất, góa phụ được quyền thừa kế tài sản và cũng
1

Usir là tên Thần bằng tiếng Ai Cập cổ, Osiris là tên Thần bằng tiếng Hy Lạp. Đến ngày này, tên tiếng Hy
Lạp phổ biến hơn nhưng tác giả vẫn để cả 2 tên trong luận văn.

7


có nhiều tự do pháp lý như có thể mua bán đất đai, quyên góp và thậm chí cho
vay [xem 75].
1.1.2. Phụ nữ với thiên chức làm mẹ
Thời kỳ cổ đại, Ai Cập có nhiều bằng chứng về niềm tin và thực hành
tôn giáo liên quan đến thiên chức làm mẹ. Nếu một người phụ nữ vô sinh,

chồng cô có thể ly hôn với cô vì gia đình sẽ không có người thừa kế và nối
dõi. Nghi lễ liên quan đến sinh đẻ thường được các cặp vợ chồng mong muốn
có con thực hiện. Các biện pháp tránh thai cũng được cho phép và được ghi
chép trong các văn bản y tế.
Khi mang thai, người Ai Cập tin rằng tử cung của người mẹ được nữ
thần Tenenet bảo vệ. Các biện pháp chăm sóc y tế và các nghi lễ được thực
hành, người mẹ cũng được xức các loại dầu có lợi lên cơ thể. Người Ai Cập
có cách để biết giới tính của trẻ. Do hiệu nghiệm nên cách này đã được thực
hành trong nhiều thế kỷ và lan sang các khu vực lân cận như Hy Lạp và cả
châu Âu. Họ cho lúa mạch và lúa mì vào hai túi vải riêng, sau đó ngâm chúng
trong nước tiểu của phụ nữ mang thai. Nếu lúa mạch nảy mầm trước thì đứa
bé là con trai, và ngược lại, nếu lúa mì mọc lên trước thì đứa bé là con gái.
Người phụ nữ mang thai được các nữ hộ sinh hỗ trợ trong thời gian
chuyển dạ. Sản phụ ngồi trên một tấm thảm, bốn góc được đặt bốn viên gạch
với niềm tin là hóa thân của bốn nữ Thần: Nut (Nữ thần Bầu trời); Tefnut (Nữ
thần Ẩm ướt); Aset (Người Vợ và Người Mẹ hết mình); và Nebet Hut (Nữ
thần Tận tụy).2
1.1.3. Phụ nữ trong lao động
Phần lớn phụ nữ Ai Cập cổ đại thường cùng chồng làm nông. Nếu gia
đình không có đàn ông thì phụ nữ cũng có thể quản lý ruộng vườn. Phát triển
2

Một vị Thần có thể có nhiều tên gọi cũng như có nhiều hình dạng khác nhau do có sự khác biệt khi mô tả
về các vị Thần qua các thời kỳ cũng như các vùng miền khác nhau. Tác giả đã lựa chọn những tên gọi phổ
biên nhất theo Donna Jo Napoli trong Thần thoại Ai Cập.

8


nhất là ngành dệt may, phụ nữ có thể làm thợ dệt - một trong những nghề cao

quý. Trong bức thư có niên đại khoảng 1800 TCN được tìm thấy tại Lahun đã
xướng tên 6 nữ thợ dệt nổi tiếng [72, tr. 144-145]. Phụ nữ tầng lớp thượng lưu
thường hiếm khi làm việc bên ngoài mà chủ yếu quán xuyến các công việc
trong gia đình và giáo dục con cái. Phụ nữ thuộc các gia đình giàu có thường
thuê vú em chăm sóc trẻ. Phụ nữ cũng có thể làm việc tại các đền thờ, làm
những công việc như sản xuất nước hoa, biểu diễn nhào lộn, vũ công, ca sĩ và
nhạc sĩ,… tất cả đều được coi là những công việc đáng kính trọng. Phụ nữ
quý tộc có thể giữ chức Tư tế trong Điện thờ, có vai trò linh thiêng là kết nối
với một vị nam Thần hoặc nữ Thần [xem 88].
1.1.4. Phụ nữ trong chính trị
Hiếm có nền văn minh cổ đại nào cho phép phụ nữ giữ vị trí quan trọng
trong xã hội. Tuy nhiên, Ai Cập cổ đại đã có những phụ nữ là quan chức cấp
cao được ghi chép trong lịch sử. Ai Cập cổ đại cũng như các xã hội cổ đại
khác cùng thời đại, đã sử dụng tôn giáo làm nền tảng cho xã hội. Đây là cách
các Pharaoh giữ vững ngai vàng và quyền lực của mình. Thông thường,
quyền lực xã hội cổ đại được cha truyền con nối, ngai vàng được trao cho một
trong các Hoàng tử, trong trường hợp Pharaoh không có con trai, ngai vàng sẽ
được truyền lại cho nam giới có họ hàng gần nhất với Pharaoh. Cho dù vị
Pharaoh có con gái nhưng ngôi vua khó có thể truyền lại trực tiếp cho con gái.
Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, bởi Pharaoh được coi
như vị Thần sống, hay Hậu duệ của các vị Thần nên người Ai Cập cổ đại tin
rằng người có huyết thống Hoàng gia mới được tiếp cận với ngai vàng. Do
đó, trong trường hợp không thể truyền ngôi cho nam giới nào có dòng máu
Hoàng gia, ngôi báu sẽ truyền cho người phối ngẫu của Hoàng gia - Hoàng
hậu như trường hợp của Nefertiti (vợ của Akhenaton triều đại XVIII). Đối với
người Ai Cập cổ đại, thà ngôi báu thuộc về người phụ nữ có dòng máu Hoàng
gia còn hơn một người đàn ông không có dòng máu Hoàng gia.

9



Hôn nhân cận huyết là cách để duy trì ngai vàng không rơi vào tay
người ngoài. Trong triều đại XVIII, Thutmose I và Hoàng hậu sinh ra công
chúa Hatshepsut. Hoàng tử Thutmose II là con trai của Ngài với người vợ thứ
hai. Tuy Thutmose II là anh trai của Công chúa nhưng để thâu tóm quyền lực
hai anh em đã cưới nhau. Thời gian sau, nhiều phụ nữ Ai Cập cổ đại đã đăng
cơ. Không thể không kể đến Cleopatra VII (69 TCN - 30 TCN), bà nổi tiếng
với vẻ đẹp và sự thông minh lanh lợi, bà đã sử dụng mối quan hệ tình cảm với
những nhà lãnh đạo tài ba như Julius Caesar và Marcus Antonius để giữ được
ngai vàng. Những nữ Pharaoh được biết đến nhiều nhất trong lịch sử Ai Cập
cổ đại là: Nitocris (triều đại VI), Sobekneferu (triều đại XII), Hatshepsut
(Triều đại XVIII), Neferneferuaten (Triều đại XVIII), Twosret (triều đại
XIX). Nhiều người vợ của Hoàng gia cũng đóng vai trò quan trọng về ngoại
giao và chính trị: Tiyi (Vợ của Amenhotep III), Nefertiti (Vợ của Amenhotep
IV), Nefertari (Vợ của Ramses II).
Thời kỳ Tân Vương quốc, Hoàng hậu cũng nắm trong tay thần quyền
và được người dân tôn sùng bằng những tên gọi tôn kính như “Vợ của Thần”,
“Bàn tay của Thần”. Người vợ Hoàng gia đầu tiên nắm giữ danh hiệu này là
Nefertari (vợ của Ahmose I), sau đó bà truyền lại danh hiệu cho con gái
Meritamen và Hatshepsut. Nefertari và Hatshepsut đều sử dụng danh hiệu này
để nhiếp chính thay Pharaoh. Trong thời kỳ Nubian và Saite, “Vợ của Thần”
còn có thể xây dựng điện thờ riêng.
1.1.5. Các nữ thần trong Ai Cập cổ đại
Trong thần thoại Ai Cập cổ đại có khá nhiều vị nữ thần. Bằng cách
nghiên cứu tên gọi và biểu tượng của các nữ thần, chúng ta biết được hình ảnh
phụ nữ trong mắt người Ai Cập cổ đại. Tương tự như Thần thoại Hy Lạp, các
vị thần có mối quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân, tổ tiên là thần Ra.
Nữ thần và hình ảnh của họ thường gắn liền với cuộc sống và sinh sản.
Nữ thần Aset (Isis) là vợ của Usir (Osiris) - người đã bị anh trai Set (Seth)


10


giết bởi lòng đố kỵ. Bà là biểu tượng của người Vợ và người Mẹ với nỗi đau
mất chồng và mất con. Aset đã lượm nhặt 14 mảnh xác của chồng - đã bị anh
trai Set xé xác vứt ra xa khỏi xứ Ai Cập - để hồi sinh người chồng, Bà dũng
cảm đứng lên để bảo vệ đứa con trong bụng khỏi tai mắt của Thần Set, đã vì
bảo vệ gia đình mà tìm cách lừa cụ của bà là Thần Ra vĩ đại để từ đó Thần Ra
chỉ cai quản bầu trời, Aset cai quản mặt đất, Usir chồng bà cai quản cõi âm.
Ai cũng nghĩ là Aset lên toàn bộ kế hoạch để chiếm quyền lực tối cao nhưng
họ không hề biết mục đích của bà chỉ đơn giản là bảo vệ con mình khỏi Thần
Set, bà buộc phải trở thành pháp sư mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Nữ thần
được người dân tôn kính như Mẹ Thiên nhiên bởi bà liên quan đến những
thần thoại về sự sống và cái chết. Chính vì thế Aset (Isis) được coi là vị thần
quan trọng nhất trong thần thoại Ai Cập. Bà rất được sùng bái, đặc biệt là
dưới thời kỳ đế chế La Mã hùng mạnh dưới tên Thần Isis. Ngày nay, người Ai
Cập thường sử dụng tên La mã hơn để gọi tên các vị thần do tính phổ biến
hơn tên tiếng Ả rập cổ.
Các nữ thần có ảnh hưởng nhất là: Aset (Isis) - Nữ thần Hoa súng, Hut
Heru (Hathor) - Nữ thần niềm vui, Bastet (Bast) - Nữ thần mèo bảo vệ ngôi
nhà, Sekhmet (Sachmis) - Nữ thần Chiến tranh, Nut (Neuth) - Nữ thần Bầu
trời, Nebet Hut (Nephyhys) - Nữ thần Tận tụy.
1.2. Vị thế của phụ nữ trong Islam
Islam xuất hiện tại bán đảo Ả rập vào khoảng thế kỷ thứ VII. Từ Islam
trong tiếng Ả rập là danh từ phái sinh từ gốc động từ có nghĩa là sự quy phục
Thượng đế hay còn gọi là Allah. Người theo Islam giáo gọi là Muslim, có
nghĩa là người dâng mình cho Allah. Islam giáo vừa là một đức tin tôn giáo,
vừa là một hệ tư tưởng chính trị. Thiên Kinh Qur’an là nền tảng tin lý Islam
giáo. Người Muslim tin rằng Kinh Qur’an là những lời phán dạy của Allah
mặc khải cho Thiên sứ Mohamed, là lời tuyên thuyết của Allah mà không có


11


sự sửa đổi của con người. Kinh Qur’an được coi là hằng hữu với Allah, là
thông điệp của Allah dạy các tín đồ về bổn phận của bầy tôi, về cách đối nhân
xử thế, về sự cao cả của Allah. Kinh Qur'an gồm 114 chương (gọi là surah),
chia thành các tiết (gọi là ayat) với 6.237 đoạn thơ.
Trong Islam giáo, Allah không khải thị về bản thân Ngài mà về luật của
Ngài. Thuật ngữ Shari’a không chỉ áp dụng cho luật pháp theo ý nghĩa chặt
chẽ về pháp lý, mà nó còn bao hàm những quy tắc lễ nghi cũng như phong
tục, tập quán, và thừa nhận tập tục địa phương. Shari’a nghĩa đen là “cách đi
đến nơi có nước tuôn ra”, gợi ra ý niệm về sự tiếp cận cảnh giới thiêng liêng,
do đó luật vừa có mục đích duy trì lợi ích xã hội, vừa giúp con người đạt được
sự cứu rỗi.[6, tr. 146]
Luật Shari’a được hình thành từ bốn nguồn chính, theo thứ tự ưu tiên,
là Kinh Qur’an và Sunnah (tổng hợp những việc làm và lời dạy của Thiên sứ
Mohamed và bạn đồng hành được sự chấp nhận của Ngài); nguồn phát sinh
bao gồm Ijma (quan điểm thống nhất của các học giả Islam giáo về các giải
pháp pháp lý cho những tình huống mới dựa trên cơ sở các nguyên tắc chung
của Kinh Qur’an và Sunnah và được những người có thẩm quyền chấp nhận)
và Qiyas (Là những quan điểm nhìn chung được đồng thuận cao của những
cộng đồng, đặc biệt là các học giả luật, về cách giải thích hai nguồn luật chính
là Kinh Qur’an và Sunna). Trong đó, Kinh Qur’an và Sunnah có giá trị pháp
lý cao nhất đồng thời thể hiện tính chất thần thánh của Luật Shari’a, còn Ijma
và Qiyas đóng vai trò là nguồn luật bổ trợ cho hai nguồn luật trên nhưng
không thể thiếu được trong hệ thống pháp luật của các quốc gia chịu sự chi
phối của Luật Shari’a.
Xét về mặt lịch sử, không có xã hội Islam giáo nào, ngay cả trong thời
kỳ cao trào của văn minh Islam giáo, lại được cai trị hoàn toàn theo luật Islam

giáo. Luôn có một khoảng cách giữa những phát biểu mang tính lý thuyết của

12


nhà luật học và sự thực thi quyền lực chính trị trong thực tế. Hơn nữa, do
những khác biệt về văn hóa và địa lý giữa các xã hội của người Muslim, Luật
Shari’a ở khắp nơi đều được bổ sung bởi những luật lệ theo tập quán địa
phương.[6, tr. 27-28]
Chủ đề Islam giáo và quyền phụ nữ luôn được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm và cũng là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Một số học giả cho rằng từ
thế kỷ thứ VII, Islam giáo xuất hiện ở các nước Ả rập đã cải thiện rất nhiều
địa vị của người phụ nữ Ả rập so với thời kỳ mông muội trước đây (Jahiliya).
Sau khi Islam ra đời, những hủ tục man rợ trước đây như giết bé gái sơ sinh
hay bỏ mặc góa phụ và trẻ mồ côi từ thời Jahiliya đã được thay đổi. Phụ nữ
đã được nhắc đến đầy tôn trọng trong Kinh Qur’an với vị thế không thua kém
so với đàn ông. [xem 6]
Sự bình đẳng về tâm linh thậm chí là tự do tôn giáo đã được đề cập đến
trong Kinh Qur’an:
“Hỡi Nabi (Mohamed)! Hãy bảo các bà vợ của Ngươi: “Nếu quý bà
muốn đời sống trần tục này và vẻ hào nhoáng của nó, thì quý bà hãy đến đây,
tôi sẽ cho quý bà hưởng lạc và trả tự do cho quý bà một cách tốt đẹp”. Ngược
lại nếu quý bà yêu quý Allah và Sứ giả của Ngài và muốn một mái nhà (xinh
đẹp) ở đời sau thì Allah sẽ thực sự chuẩn bị cho các phụ nữ(trong quý bà)
làm điều tốt một phần thưởng rất lớn.”[Qur’an, 33:28-29]3
“Quả thật, đối với những người Muslim, nam và nữ; những người có
đức tin, nam và nữ; những người cung kính, nam và nữ; những người chân
thật, nam và nữ, những người kiên nhẫn, nam và nữ; những người bố thí, nam
và nữ; những người kiêng cử, nam và nữ; những người giữ lòng trinh bạch,
nam và nữ; những người tưởng nhớ Allah nhiều, nam và nữ; Allah sẽ tha thứ

và ban thưởng to lớn cho họ”.[Qur’an, 33:35]
3

Giải thích cách trích Kinh Qur’an: ví dụ (Qur’an, 33:28-29) có nghĩa là Kinh Qur’an, chương (surah) 33,
tiết (ayat) 28 và 29.

13


Bình đẳng về địa vị với nam giới:
“Hỡi nhân loại! Hãy sợ Rabb (Allah) của các ngươi. Đấng đã tạo ra
các ngươi từ một người duy nhất (Adam) và từ Người tạo ra người vợ và từ
hai người này, (Allah) rải ra vô số đàn ông và đàn bà (trên khắp mặt đất).
Hãy sợ Allah, Đấng mà các ngươi cầu xin quyền lợi và hãy kính trọng những
mối quan hệ máu mủ; bởi vì quả thật Allah hằng theo dõi các ngươi”.
[Qur’an, 4:1]
“Và những người tin tưởng, nam và nữ là bạn hữu và là đồng minh bảo
vệ lẫn nhau. Họ ra lệnh làm điều phải và cản nhau làm điều quấy và dâng lễ
Salah và đóng Zakah và tuân lệnh của Allah và Sứ Giả của Ngài. Đó là
những người mà Allah khoan hồng bởi vì Allah Toàn Năng, Thấu Suốt (tất
cả). Allah hữu với những người có đức tin, nam và nữ, các Ngôi vườn (Thiên
Đàng) bên dưới có các dòng song chảy để vào ở trong đó, với các biệt thự
cao sang trong các Thiên Đàng vĩnh cửu; nhưng hạnh phúc tột bậc là sự Hài
Lòng của Allah; và đó là một sự thắng lợi vĩ đại.” [Qur’an, 9:71-72]
“Họ (vợ) là y phục của các ngươi và các ngươi là y phục của họ”
[Qur’an, 2:187]. Phụ nữ vẫn được giữ nguyên tên họ của mình, không phải
thay đổi sau khi kết hôn, do đó cô vẫn duy trì họ và dòng tộc của bản thân.
Quyền tư hữu:
“Và hãy tặng cho vợ (sắp cưới) tiền cưới bắt buộc (Mahr) của họ.
Nhưng nếu họ vui lòng tặng lại một phần nào cho các ngươi, thì hãy hoan hỉ

hưởng một cách bổ ích”; “Và chớ ham muốn những thứ mà Allah dùng để ưu
đãi người này hơn người nọ. Đàn ông hưởng phần (kết quả) mà họ kiếm được
và đàn bà hưởng phần kết quả mà họ đã kiếm được; và hãy cầu xin Allah và
Thiên Lộc của Ngài bởi Allah hằng biết hết mọi việc”. [Qur’an, 4:7-32]
“Hỡi những ai có niềm tin! Các ngươi không được phép cưỡng bức vợ
để thừa hưởng gia tài của họ, cũng không được nhốt (hành hạ) họ để lấy lại
một phần nào tiền cưới (Mahr) mà các ngươi đã tặng họ...”. [Qur’an, 4:19]
14


×