Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Vai trò của dân quân du kích Lào trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ từ 1964 đến 1968: Luận văn ThS. Nhân văn khác: 602203

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 118 trang )

đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xà hội và nhân văn
----------------

LÊ THANH HảI

VAI TRò CủA DÂN QUÂN DU KíCH LàO
TRONG CUộC KHáNG CHIếN CHốNG Đế QUốC Mỹ
GIAI ĐOạN 1964-1968

luận văn thạc Sỹ lịch sử

hà nộI - 2017

Hµ NéI - 2012


đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xà hội và nhân văn
----------------

LÊ THANH HảI

VAI TRò CủA DÂN QUÂN DU KíCH LàO
TRONG CUộC KHáNG CHIếN CHốNG Đế QUốC Mỹ
GIAI ĐOạN 1964-1968

Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
MÃ số
: 60 22 03 11


luận văn thạc Sỹ lịch sử

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: ts dƯƠNG vĂN HUY

hà nộI - 2017


LỜI CẢM ƠN

Bắt đầu vào học cao học tại Trường Đại học Khoa họa Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhất là từ khi làm luận văn đến nay, tôi đã
nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cơ, gia đình và bạn bè
xung quanh.
Với tấm lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý
Thầy, Cô của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội, đã truyền đạt cho chúng tôi trong vốn kiến thức quý báu suốt thời
gian học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS Dương Văn Huy đã tận tâm chỉ
bảo hướng dẫn tôi qua từng buổi trao đổi, thảo luận về đề tài nghiên cứu. Nhờ đó
luận văn này đã được hoàn thành một cách đúng quy định. Một lần nữa, tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy.
Trong quá trình thực hiện bản Luận văn, mặc dù bản thân đã có rất
nhiều cố gắng, song khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tơi rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của q Thầy, Cơ và các bạn học cùng lớp để
Luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 8 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Thanh Hải



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các
cơng trình khác. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về đề tài của mình.
Hà Nội, tháng 8 năm 2017
Người cam đoan

Lê Thanh Hải


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chứ viết đầy đủ

BĐCL:

Bộ đội chủ lực

BĐĐP:

Bộ đội địa phương

BQP:

Bộ Quốc phòng


CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

CTND:

Chiến tranh nhân dân

CTDK:

Chiến tranh du kích

DQDK:

Dân quân du kích

ĐNDL:

Đảng Nhân dân Lào

LLVT:

Lực lượng vũ trang

Nxb:

Nhà xuất bản

QĐND:


Quân đội nhân dân

QĐGPNL:

Quân đội giải phong nhân dân Lào

TBCN:

Tư bản chủ nghĩa

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
Trang

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Mục lục
MỞ ĐẦU
Chương 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
VÀ VAI TRỊ CỦA DÂN QN DU KÍCH LÀO
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ GIAI ĐOẠN
1964-1968
1.1. Tình hình thế giới và khu vực
1.2. Sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ trong chiến tranh
Đơng Dương và ở Lào

1.3. Tình hình Lào
* Tiểu kết chương
Chương 2: XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG TÁC
CHIẾN CỦA DÂN QUÂN DU KÍCH LÀO TRONG
KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ GIAI
ĐOẠN 1964-1968
2.1. Xây dựng và phát triển lực lượng Dân quân du kích
của Lào
2.2. Hoạt động của Dân quân du kích Lào
* Tiểu kết chương
Chương 3 ĐÁNH GIÁ VAI TRỊ CỦA DÂN QN DU KÍCH
LÀO GIAI ĐOẠN 1964-1968
3.1. Ý nghĩa lịch sử trong việc phát huy vai trị của Dân
qn du kích Lào
3.2. Đánh giá về những thành công và hạn chế của lực
lượng Dân quân du kích Lào
3.3. Một số kinh nghiệm rút ra từ việc phát huy vai trị của
Dân qn du kích Lào
* Tiểu kết chương
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

1
2

13
13
16
21

37

39
39
59
70
73
73
77
86
93
94
99
110


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói, CTDK và việc xây dựng, phát huy vai trò của lực lượng
DQDK là một trong những đặc trưng tiêu biểu của CTND của Lào trong lịch
sử kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, cũng thể hiện nghệ thuật
quân sự của Lào trong bối cảnh chiến tranh bất đối xứng về phương diện lực
lượng và trang bị kỹ thuật. CTDK là một trong hai phương thức tiến hành
chiến tranh cách mạng của nhân dân các bộ tộc Lào. Nét đặc sắc của CTDK
Lào là tư tưởng tiến công địch, kiên trì bám làng xã, phố phường, phát động
tồn dân vũ trang, toàn dân đánh giặc nhằm chống lại quân xâm lược đơng,
trang bị vũ khí hiện đại. DQDK là lực lượng chủ yếu để tiến hành CTDK.
DQDK là một LLVT quần chúng khơng thốt ly sản xuất, cơng tác, là
một bộ phận của LLVT nhân dân nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đặt
dưới sự lãnh đạo của ĐNDL(*), sự chỉ huy thống nhất của QĐGPNDL(**) và sự

chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương. DQDK là sức
mạnh của LLVT ở Lào, là đặc trưng nghệ thuật quân sự của Lào. Tại mỗi địa
phương, lực lượng này luôn bám đất, bám dân đánh giặc bằng mọi vũ khí;
tiến cơng địch ở mọi nơi, mọi lúc, nhằm vào đồn bốt, kho tàng, sân bay, bến
cảng, cầu cống, đường giao thông... Những hoạt động độc lập của DQDK
hoặc phối hợp với BĐĐP hoạt động có tác dụng to lớn trong việc tiêu hao,
tiêu diệt quân địch, làm cho chúng ăn không ngon, ngủ không yên, đi đến đâu
cũng bị đánh.
DQDK giữ vai trò chiến lược trong phát động CTDK, CTND địa
phương, làm chuyển biến so sánh lực lượng giữa Lào và các thế lực xâm lược.
(*)

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II (tháng 2 năm 1972, tại tỉnh Sầm Nưa, nay là Hủa Phăn) đã quyết
đổi tên Đảng Nhân dân Lào thànhĐảng Nhân dân cách mạng Lào, và tên Đảng Nhân dân cách mạng Lào
được dùng cho đến ngày nay.
(**)
Ngày 20 tháng 01 năm 1949, tại chiến khu Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn, đồng chí Cay-xỏn Phơm-vi-hẳn đã
tun bố thành lập Qn đội Lào Ít-xa-la (cịn gọi là bộ đội Pa-thét Lào, Qn đội Pa-thét Lào). Ngày 16
tháng 7 năm 1982, Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã ký Sắc lệnh số 75/CTN, đổi tên
QĐGPNDL thành Quân đội nhân dân Lào và được dùng cho đến ngày nay.


DQDK có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong xây dựng và bảo vệ địa
phương, là lực lượng nòng cốt, bổ sung và phục vụ đắc lực cho yêu cầu chiến
đấu của BĐCL. Thực tiễn lịch sử của cuộc đấu tranh cách mạng ở Lào đã
chứng minh lực lượng DQDK ln ln giữ vai trị chiến lược trong CTND.
Sức mạnh của toàn dân vũ trang là một ưu thế tuyệt đối của CTND. Sức mạnh
đó đã đưa dân tộc Lào vươn lên đấu tranh giành thắng lợi rực rỡ trong cao
trào kháng Nhật, trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp,
đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập dân tộc và bảo vệ vững chắc độc lập, tự

do của Tổ quốc. Như vậy, DQDK thực sự là một bộ phận trọng yếu trong
LLVT nhân dân anh hùng của đất nước Lào anh hùng.
Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược ở Lào là cuộc CTND, do
đó cần thiết phải có LLVT ba thứ quân: BĐCL, BĐĐP và DQDK. DQDK là
nịng cốt xây dựng, dìu dắt và phát động du kích chiến tranh, bảo vệ chính
quyền nhân dân, bảo vệ sản xuất, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện
các chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương, chi viện cho tiền
tuyến, tạo điều kiện cho BĐCL tập trung cơ động trên các chiến trường tiêu
diệt địch, mở rộng khu giải phóng. Để BĐCL, BĐĐP tác chiến tập trung tiêu
diệt lớn quân địch, yêu cầu về phục vụ và bảo đảm chiến đấu hết sức quan
trọng. Trong quá trình chuẩn bị chiến đấu, DQDK là lực lượng vận chuyển
lương thực, vũ khí, đạn dược, thuốc men, sửa chữa đường sá, cầu cống, bảo
đảm cho bộ đội hành quân chiến đấu theo đúng kế hoạch đề ra. Với sự am
hiểu sâu sắc về tình hình địa phương, thông thạo đường đi lối lại, DQDK là
những người dẫn đường tin cậy, cung cấp tình hình địch cho bộ đội, làm tốt
công tác địch vận...
Đặc biệt, ở Lào với địa bàn chia cắt, đất rộng người thưa, có nhiều bộ
tộc khác nhau, sống tập trung từng vùng, đòi hỏi phải có sự tồn tại và phát
triển tất yếu của DQDK. Thực tiễn khách quan đó khơng những có ý nghĩa
chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà còn giúp cho việc xây dựng
LLVT cách mạng Lào ngày một chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.


Bên cạnh đó, mặc dù chiến tranh đã lùi xa, tuy nhiên nguy cơ về chiến
tranh hay thấp hơn là xung đột không phải đã bị triệt tiêu. Những kinh nghiệm
lịch sử trong việc xây dựng lực lượng chiến đấu trong lịch sử kháng chiến của
Lào vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay. Do đó, việc xây dựng, củng cố tổ
chức biến chế LLVT của Lào nói chung và lực lượng DQDK nói riêng vững
mạnh về chính trị, tư tưởng là nhiệm vụ rất cấp bách và quan trọng hàng đầu
nhằm giữ vững nền hịa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng của

Lào. Vì vậy, việc nghiên cúu và làm rõ vai trò quan trọng của lực lượng
DQDK Lào trong trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược giai đoạn
1964-1968, là điều cần thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn.
Hơn nữa, mặc dù chúng ta cũng đã có những nghiên cứu nhiều về lịch
sử chiến tranh cách mạng ở Đơng Dương, trong đó có cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước của Lào, song những nghiên cứu một cách hệ thống, toàn
diện và chuyên sâu về các lực lượng chiến đấu cụ thể, và nhất là lực lượng
DQDK vẫn còn khá khiêm tốn. Cho nên, nhằm lấp những khoảng trống còn
lại trong hoat động nghiên cứu về lịch sử quân sự các quốc gia Đơng Dương,
trong đó có Lào, nhằm có cái nhìn tồn diện hơn về Lào là điều hết sức cần
thiết.
Từ những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài:“Vai trị của Dân qn
du kích Lào trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ giai đoạn 19641968” làm đề tài luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu quá trình xây dựng và hoạt động tác chiến của DQDK Lào
giai đoạn 1964-1968 là một mảng đề tài hấp dẫn và nhận được sự quan tâm
của nhiều học giả, các nhà nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước. Tuy
nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên hầu hết các cơng trình
nghiên cứu chỉ đề cập đến những khía cạnh, phạm vi nhất định, chưa đi sâu
vào tìm hiểu vai trò của lực lượng DQDK đối với nhiệm vụ đấu tranh giải


phóng dân tộc của nhân dân các bộ tộc Lào. Tiêu biểu trong số các cơng trình
đã được cơng bố đến nay gồm:
2.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu ở ngồi nước
Các cơng trình lịch sử nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống đế quốc
Mỹ xâm lược xuất bản ở Lào như: Cục Khoa học Lịch sử quân sự - Tổng cục
chính trị QĐND Lào, Lịch sử quân đội nhân dân Lào, Nxb QĐND Lào,
Viêng Chăn, 1996. Đây là công trình nghiên cứu cơng phu, tồn diện, khoa
học, khách quan của tập thể các nhà khoa học đầu ngành, có sự đóng góp của

lãnh đạo Đảng và Nhà nước, của các lão thành cách mạng và các tướng lĩnh
quân đội đã từng tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của
Lào. Nội dung chính của cuốn sách là trình bày quá trình chiến đấu xây dựng
LLVT cách mạng Lào qua các thời kỳ lịch sử đấu tranh cách mạng từ năm
1945 đến năm 1995, trong đó các phần phản ánh cuộc chiến tranh toàn dân,
toàn diện do Đảng lãnh đạo và sự liên minh chiến đấu giữa quân đội hai nước,
hai dân tộc Lào - Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ xâm lược.
Cục Khoa học Lịch sử quân sự - Tổng cục Chính trị QĐND Lào, Lịch
sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân
và LLVT các tỉnh Hạ Lào (1945 - 1975), Nxb QĐND Lào, Viêng Chăn, 2005,
cuốn sách phản ánh sinh động toàn diện cuộc đấu tranh cách mạng, nổi bật là
đấu tranh vũ trang cách mạng phát triển từ thấp tới cao trong sự phát triển
chung của cuộc kháng chiến toàn quốc; dựng lại bức tranh đậm nét về hoạt
động quân sự của BĐCL, BĐĐP và DQDK; sự kết hợp đấu tranh quân sự,
chính trị, với đấu tranh về kinh tế, văn hóa - xã hội; sự kết hợp chiến đấu
chống Pháp, chống Mỹ của 3 nước Lào, Việt Nam, Campuchia trên chiến
trường Hạ Lào; đặc biệt là sự giúp đỡ quốc tế cao cả của quân đội và nhân
dân Việt Nam.
Cục Khoa học Lịch sử quân sự - Tổng cục chính trị QĐND Lào, Lịch
sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân


và LLVT các tỉnh Thượng Lào (1945 - 1975), Nxb QĐND Lào, Viêng Chăn,
2008, đề cập đến cuộc đấu tranh của nhân dân và LLVT các tỉnh Thượng Lào.
Với sức mạnh kinh tế, quân sự của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã không
chiến thắng được bản lĩnh và trí tuệ của quân và dân Thượng Lào. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào mà trực tiếp là Đảng bộ các tỉnh
Thượng Lào, quân và dân Thượng Lào đã giành từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác, góp phần to lớn cùng quân và dân cả nước đánh bại hai cuộc chiến tranh

xâm lược chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, lập nên kỳ tích trong lịch sử
thế giới hiện đại.
Cục Khoa học Lịch sử quân sự - Tổng cục chính trị QĐND Lào, Lịch
sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân
và LLVT các tỉnh Trung Lào (1945 - 1975), Nxb QĐND Lào, Viêng Chăn,
2012, các tác giả đã dựng lại bức tranh về cuộc kháng chiến đầy hy sinh, gian
khổ nhưng hết sức vẻ vang của nhân dân và LLVT trên địa bàn Trung Lào;
quân và dân các tỉnh Trung Lào quán triệt sâu sắc đường lối CTND của Đảng,
kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, ra sức xây
dựng LLVT làm nịng cốt cho tồn dân đánh giặc; xây dựng căn cứ địa hậu
phương vững chắc; tạo thế, tạo lực đẩy mạnh kháng chiến đi đến thắng lợi.
Nhìn chung các cơng trình lịch sử, tổng kết nói trên đã sưu tập được
nhiều tài liệu, bước đầu nghiên cứu về hoạt động xây dựng, tác chiến của
LLVT Lào nói chung và lực lượng DQDK nói riêng trong thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào
nghiên cứu chun sâu, tồn diện về vị trí, vai trị của lực lượng DQDK Lào
trong giai đoạn 1964-1968, trong đó, xây dựng lực lượng DQDK được đề cập
đến là một vấn đề quan trọng của xây dựng LLVT nhân dân Lào.
2.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu trong nước
Một số cơng trình lịch sử, tổng kết chiến tranh viết về các đoàn chuyên
gia quân sự và quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu trên đất Lào trong
kháng chiến chống Mỹ như: Hồng Lâm, Thanh Hịe, Quân đội nhân dân


Lào, Nxb QĐND, Hà Nội, 1989, nghiên cứu một cách khái quát về quá trình
ra đời, những chặng đường chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của Quân đội
nhân dân Lào trong 40 năm (1949 - 1989), củng cố và tăng cường hơn nữa
mối quan hệ đặc biệt, truyền thống đoàn kết liên minh chiến đấu tốt đẹp giữa
nhân dân và quân đội hai nước Lào - Việt Nam.
Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử các Đồn

qn tình nguyện và chun gia qn sự Việt Nam tại Lào (1945 - 1975):
Đoàn 100 - Cố vấn quân sự, Đoàn 959 - Chuyên gia quân sự, Nxb QĐND,
Hà Nội, 1999, cuốn sách đã phản ánh khách quan, trung thực những năm
tháng làm nhiệm vụ quốc tế trên đất nước Lào của các cố vấn (Đoàn 100) và
các chuyên gia quân sự Việt Nam (Đoàn 959) về giúp đỡ xây dựng, tổ chức
LLVT trong đó có DQDK và phối hợp chiến đấu với quân và dân các bộ tộc
Lào trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 1975).
Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử Quân tình
nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong kháng chiến chống Mỹ
(1954 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội, 2005, trình bày những mặt hoạt động chủ
yếu của quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam làm nhiệm vụ
quốc tế trên chiến trường Lào, giúp bạn tổ chức, xây dựng, phát triển lực
lượng quân sự, chính trị, xây dựng căn cứ kháng chiến; cùng các đơn vị
LLVT và nhân dân các bộ tộc Lào phối hợp với các đơn vị quân tình nguyện
Việt Nam chiến đấu, giành thắng lợi từng bước, tiến tới đưa cuộc kháng chiến
chống Mỹ ở Lào đến thắng lợi hoàn toàn.
Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử các Đồn
335, 766, 866 qn tình nguyện và 463, 565 chuyên gia quân sự Việt Nam tại
Lào (1954 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội, 2006, nội dung nghiên cứu của cuốn
sách gồm những mặt hoạt động chủ yếu theo tiến trình hình thành, phát triển
của các đồn và những đóng góp to lớn của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân
tình nguyện, chuyên gia quân sự Việt Nam trên các chiến trường Thượng Lào,


giúp bạn tổ chức, xây dựng lực lượng quân sự, chính trị, xây dựng căn cứ
kháng chiến; cùng các đơn vị quân đội và nhân dân các bộ tộc Lào phối hợp
với các đơn vị quân chủ lực Việt Nam chiến đấu, giành thắng lợi từng bước,
tiến tới đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Lào đến thắng lợi hoàn tồn trong
năm 1975.
Đặng Ích Chính, Tổng kết 43 năm LLVT Quân khu 4 làm nhiệm vụ

quốc tế ở Lào (1945-1988), Nxb QĐND, Hà Nội, 2006, tập thể tác giả đã tổng
kết nhiệm vụ giúp Bạn của LLVT Quân khu 4 qua các thời kỳ nhằm làm rõ
hơn quá trình hình thành, phát triển và những đóng góp sức người, sức của
của LLVT Quân khu đối với sự nghiệp cách mạng Lào; đồng thời, rút ra một
số bài học cơ bản trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc tế quan trọng này.
Các cơng trình này ít nhiều đã đề cập đến vấn đề nghiên cứu của đề tài,
thành quả nghiên cứu của các cơng trình kể trên đều rất bổ ích, khơng chỉ là
nguồn tư liệu q báu, mà cịn là những gợi mở cho việc tham khảo nghiên
cứu trong q trình thực hiện đề tài.
Tóm lại, những tài liệu liên quan tới chủ đề LLVT Lào nói chung và
DQDK Lào nói riêng đã được cơng bố là tương đối đa dạng, phong phú.
Nhiều vấn đề liên quan đến quá trình xây dựng, hoạt động của lực lượng
DQDK Lào đã được đặt ra để phân tích, đánh giá. Song, điểm lại tình hình
nghiên cứu có thể thấy, do phạm vi, tính chất và mục tiêu nghiên cứu, cho đến
nay chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu, đề cập một cách tồn diện, có
hệ thống về vai trị của DQDK Lào trong kháng chiến chống Mỹ, giai đoạn
1964-1968.
Mặc dù vậy, thành quả nghiên cứu của các cơng trình kể trên đều rất bổ
ích, đó khơng chỉ là nguồn tư liệu q báu, mà cịn là những gợi mở cho người
nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu


- Làm rõ nhiệm vụ xây dựng và các hoạt động tác chiến của DQDK
Lào trong giai đoạn chống Mỹ 1964-1968.
- Làm rõ vai trò của lực lượng DQDK Lào trong quá trình chống chiến
lược “chiến tranh đặc biệt”, của đế quốc Mỹ.
- Từ đó góp nhìn nhận rõ hơn đối với lịch sử kháng chiến chống Mỹ
của Lào cũng như lịch sử phát triển lực lượng vũ trang Lào.

3.2. Nhiệm vụ
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung vào một số nhiệm
vụ chính như sau:
- Trên cơ sở kế thừa thành quả của các cơng trình đã xuất bản và dựa trên
những nguồn tư liệu mới (tư liệu gốc), luận văn trình bày một cách hệ thống,
phân tích đánh giá tồn diện, khách quan, theo quan điểm lịch sử về hoạt
động xây dựng, tác chiến của lực lượng DQDK Lào trong giai đoạn 19641968.
- Luận văn phân tích những nhân tố bên trong và bên ngồi tác động đến đến
việc xây dựng, phát triển và nhất là vai trò của DQDK Lào (chủ yếu tập trung
giai đoạn 1964-1968).
- Luận văn phân tích hoạt động, tác chiến của DQDK của Lào trong kháng
chiến chống Mỹ xâm lược (1964 - 1968)
- Luận văn tập trung đánh giá vai trị của DQDK của Lào trong khống chiến
chống Mỹ gian đoạn 1964-1968.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng
Đề tài tập trung làm rõ vai trò của DQDK trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ của Lào giai đoạn 1964-1968.
4.2. Phạm vi
- Về thời gian: Luận văn xác định giai đoạn 1964-1968 là chính, đây là
giai đoạn đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở Lào. Đây


cũng là giai đoạn mà Mỹ gia tăng mức độ chiến tranh Đơng Dương, trong đó
có chiến trường Lào.
- Về không gian: luận văn nghiên cứu về lực lượng DQDK tại Lào, tuy
nhiên nghiên cứu khơng phân tích tồn bộ địa bàn Lào mà tập trung vào một
số địa bàn trọng điểm và tiêu biểu của Lào với tư cách là “nghiên cứu trường
hợp”.
- Về nội dung: Đây là một đề tài rộng, nhiều vấn đề khoa học, song

luận văn chủ yếu tập trung phân tích một số nội dung cơ bản như: Một là, các
nhân tố tác động đến vai trò của DQDK của Lào trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, trong đó có giai đoạn 1964-1968; Hai là, luận văn phân
tích hoạt động, tác chiến của DQDK Lào trên một số chiến trường tiêu biểu;
Ba là, đánh giá vai trò của DQDK Lào trong giai đoạn 1964-1968.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nòng cốt phương pháp luận nghiên cứu của sử học, tác giả
luận văn vận dụng linh hoạt một số phương pháp nghiên cứu liên ngành và đa
ngành của khoa học xã hội, trong đó có khoa học quân sự.
Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể luận văn sử dụng như sau:
- Phương pháp tư liệu: luận văn đã sưu tầm và hệ thống hóa tư liệu từ nhiều
nơi, nhiều nguồn khác nhau, nhiều tư liệu gốc từ những trung tâm lưu trữ lớn
của Nhà nước, Bộ Quốc Phòng về hoạt động xây dựng, tác chiến của lực
lượng DQDK Lào trong giai đoạn 1964-1968. Từ đó, tác giả luận văn tiến
hành hệ thống đánh giá, phân tích vai trị các nguồn tư liệu khác nhau.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, logíc, thống kê, đối chiếu, so sánh... được
vận dụng một cách linh hoạt trong luận văn.
5.2. Nguồn tư liệu
Luận văn chủ yếu sử dụng các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch báo cáo,
tổng kết... được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Thư viện Viện
Lịch sử quân sự Việt Nam. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số tư liệu thu


thập được qua khảo cứu các cơng trình nghiên cứu, biên niên sự kiện có liên
quan đã được cơng bố.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Đóng góp về mặt khoa học
Luận văn làm rõ quá trình xây dựng, phát triển tác chiến của lực lượng
DQDK ở Lào trong giai đoạn 1964-1968, nhằm đánh bại chiến lược “Chiến

tranh đặc biệt” của Mỹ. Qua đó, góp phần làm rõ nhiệm vụ của DQDK Lào
trong tác chiến tiêu diệt địch, bảo vệ địa phương và hậu thuẫn cho các cuộc
đấu tranh của nhân dân; tham gia xây dựng cơ sở chính trị, làm nòng cốt cho
phong trào chiến tranh ở địa phương; bảo vệ và đẩy mạnh sản xuất, sẵn sàng
bổ sung và phối hợp tác chiến với BĐCL. Từ đó luận văn đã đánh giá một
cách toàn diện về về tổ chức xây dựng, hoạt động tác chiến và nhất là vai trị
của lực lượng DQDK Lào ở những vùng giải phóng, vùng địch kiểm sốt và
vùng sau lưng địch.
Luận văn góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về nghệ thuật quân sự
trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược của các nước trên thế giới, trong
đó có Lào, cũng như góp phần nhìn nhận rõ hơn về lịch sử quân sự của Lào,
đặc biệt là vai trò của chiến tranh nhân dân.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Luận văn có giá trị tư liệu cho cơng tác nghiên cứu và giảng dạy về
Lào, trong đó có quan hệ Việt - Lào trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Luận văn cung cấp thêm những bằng chứng khoa học cho các nhà
nghiên cứu trong công tác tổng kết nghệ thuật quân sự nói chung. Trong đó,
tổng kết nghệ thuật quân sự trong chiến tranh Đông Đương trong lịch sử nói
riêng.
7. Bố cục
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm có 3 chương:


Chương 1: Những nhân tố tác động đến hoạt động và vai trị của Dân
qn du kích Lào trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1964-1968.
Chương 2: Xây dựng, phát triển và hoạt động, tác chiến của Dân quân
du kích Lào trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1964-1968.
Chương 3: Đánh giá vai trị của Dân qn du kích Lào giai đoạn 19641968.


Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG VÀ VAI TRỊ
CỦA DÂN QN DU KÍCH LÀO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
MỸ
GIAI ĐOẠN 1964-1968

1.1. Tình hình thế giới và khu vực


Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân các bộ tộc Lào
diễn ra trong thời kỳ cao điểm của “Chiến tranh lạnh” giữa hai siêu cường Mỹ
và Liên Xơ. Việc giải quyết vấn đề các nước phát xít và khu vực phát xít
chiếm đóng, thành lập tổ chức Liên hợp quốc và phân chia phạm vi ảnh
hưởng của các nước thắng trận tại Hội nghị Ianta đã tạo ra khn khổ của một
trật tự thế giới mới, hồn tồn khác trước (khơng cịn hồn tồn bị chủ nghĩa
đế quốc chi phối, mà đã có sự tham gia tích cực của các lực lượng dân chủ
đứng đầu là Liên Xô và việc giải quyết các vấn đề an ninh thế giới dựa trên cơ
chế an ninh tập thể thông qua Liên hợp quốc). Khuôn khổ trật tự thế giới này
chịu sự chi phối sâu sắc của hai siêu cường Mĩ và Liên Xô. Thế giới phân
thành hai cực (hai phe): TBCN và XHCN - hiện tượng đầu tiên trong lịch sử
thế giới.
Ở châu Âu có sự phân chia hai cực rõ ràng, phân định chặt chẽ - Đông
Âu: ảnh hưởng của Liên Xô - XHCN, Tây Âu ảnh hưởng của Mỹ - TBCN.
Tuy nhiên ở châu Á: Tình hình khơng hẳn như thế, nó đã bị “vi phạm” ngay
từ đầu và tình hình trong khu vực diễn ra ngày càng có chiều hướng khác với
sự đối đầu của hai phe: Theo thoả thuận giữa Anh, Mỹ, Liên Xô tại Ianta thì
Trung Quốc sẽ là “khu đệm”, một chính phủ liên hiệp sẽ được thành lập trong
đó có Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch và sự tham gia của Đảng Cộng
sản Trung Quốc. Cuộc đàm phán Quốc - Cộng đã diễn ra và hai bên kí Hiệp
định song thập (ngày 10 tháng 10 năm 1945). Nhưng chưa đầy một năm sau,

tháng 7 năm 1946 cuộc nội chiến lần thứ ba bùng nổ. Tình hình Trung Quốc
đã khơng diễn ra như sự sắp đặt của 2 siêu cường Liên Xô và Mỹ.
Đối với các khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á: Ba cường quốc
cũng thoả thuận khu vực này vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của
các nước phương Tây, vẫn chấp nhận nền thống trị thuộc địa của các nước
thực dân phương Tây. Ngay sau khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, các dân
tộc Đơng Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, tuyên bố độc
lập và lập nên những Nhà nước mới, tiêu biểu có Inđơnêxia, Việt Nam, Lào...


Như một phản ứng dây chuyền, làn sóng đấu tranh giải phóng dân tộc đã lan
nhanh sang Nam Á, Tây Á, tới châu Phi... Sau đó các dân tộc Đơng Nam Á đã
kiên cường tiến hành các cuộc kháng chiến chống thực dân tái xâm lược, các
nước đế quốc phương Tây cuối cùng đã phải tuyên bố công nhận, trao trả độc
lập cho các dân tộc, trong đó có Lào.
Các dân tộc châu Á đã không cam chịu chấp nhận cái khu vực “phạm
vi ảnh hưởng truyền thống của các nước tư bản phương Tây” như một thiết
chế của trật tự hai cực. Phong trào giải phóng dân tộc đã trực tiếp làm suy yếu
chủ nghĩa đế quốc thực dân phương Tây - một cực trong “Trật tự Ianta” và
thực tế đã là một nhân tố làm rạn nứt, xói mòn quyền lực đưa tới sự sụp đổ
của trật tự hai cực Ianta. Nhưng mặt khác, cũng cần nhìn nhận một sự thật lịch
sử đã diễn ra: Trong bối cảnh thế giới hai cực, một số nước sau khi giành
được độc lập bị cuốn hút theo cực này cực kia, phe này phe kia trong trật tự
thế giới hai cực. Khu vực Đông Nam Á là một tiêu biểu. Thậm chí là chiến
trường của “Chiến tranh lạnh” trong nhiều thập niên.
Mối quan hệ Liên Xô và Mỹ là nhân tố chi phối chủ yếu quan hệ quốc
tế trong thời kỳ này. Sự mâu thuẫn giữa hai siêu cường Xô-Mỹ càng trở nên
quyết liệt với việc thành lập hai khối quân sự NATO - VACSAVA. Đây là hai
khối quân sự lớn nhất tồn cầu do Mỹ và Liên Xơ đứng đầu, đối địch nhau,
đều chạy đua vũ trang, trang bị những vũ khí hiện đại để tăng cường sức

mạnh của mỗi bên. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự
này là cuộc đối đầu chính của “Chiến tranh lạnh” trong nửa cuối thế kỷ XX,
đã làm cho tình hình thế giới ngày càng căng thẳng.
Thế giới hình thành hai phe chống đối nhau gay gắt là phe các nước
XHCN và phe các nước TBCN. Đứng đầu trong phe TBCN là Mỹ thì thực
hiện hàng loại các chiến lược toàn cầu, mở rộng sự ảnh hưởng ra tồn khu vực
châu Á nói chung và Đơng Nam Á nói riêng. Mỹ trở thành nước tư bản giàu
mạnh nhất độc quyền về vũ khí ngun tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế
giới.


Liên Xô đứng đầu phe XHCN cũng theo đuổi mục tiêu cân bằng chiến
lược với Mỹ. Địa vị của Liên Xô được nâng cao. Liên Xô là nước XHCN
hùng mạnh nhất thế giới (trở thành một trong hai cực của “Trật tự Ianta”) là
thành trì của hồ bình và là chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tìm mọi cách để vươn lên thành cường
quốc đứng sau Mỹ và Liên Xô. Trong khi đó, các nước phương Tây (do Mỹ
cầm đầu) đã thực hiện chính sách thù địch với Liên Xơ, bao vây kinh tế chuẩn
bị cuộc chiến tranh tổng lực nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước CNXH.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới hai cực, quan hệ Liên Xô - Mỹ, quan
hệ giữa hai phe, mặc dù mâu thuẫn, nhưng vẫn phụ thuộc và kiềm chế nhau,
đều thực hiện chiến lược phòng ngự, đều tránh đụng đầu trực tiếp với nhau.
Vì thế, về đại cục, hịa bình thế giới được duy trì trong suốt thời kỳ “Chiến
tranh lạnh” và cả sau đó.
Tình hình thế giới xuất hiện một luồng gió mới, đó là phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc của các nước thứ ba ngày một lên cao ở khắp châu
Á, châu Phi và Mỹ La tinh; các nước sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc,
dân chủ nhân dân, đã tuyên bố đi lên CNXH cùng với Liên Xô hợp thành một
hệ thống XHCN hùng mạnh, dẫn đến sự ra đời của Phong trào không liên kết.
Những thành tựu xây dựng CNXH trong những năm 50 - 60 đã thu hút sự chú

ý của thế giới và tác động tới chiều hướng phát triển của nhiều quốc gia trên
thế giới. Ảnh hưởng của CNXH ngày càng lớn, CNXH là chỗ dựa tin cậy của
phong trào đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Phịng trào khơng liên kết đã tập hợp các nước tham gia vào phong trào
đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên tồn thế giới, đã tạo ra
cán cân cân bằng về so sánh lực lượng trong quan hệ quốc tế, có lợi cho trào
lưu cách mạng thế giới. Các tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội,
tơn giáo của các nước đều ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của các dân tộc. Đó
là những thuận lợi, hỗ trợ cho phong đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của quân
và dân các bộ tộc Lào.


Ở khu vực châu Á nói chung và Đơng Nam Á nói riêng, Tổng thống
Mỹ Giơnsơn sau khi lên cầm quyền tiếp tục mở rộng chiến tranh xâm lược đối
với các nước như Việt Nam, Campuchia và Lào. Ở Việt Nam, Mỹ ra sức củng
cố chính quyền và quân đội Việt Nam cộng hòa, đưa thêm cố vấn Mỹ vào
miền Nam Việt Nam, đẩy mạnh kế hoạch bình định, trọng tâm là dồn dân lập
“ấp chiến lược”; ở miền Bắc Việt Nam đế quốc Mỹ dựng lên sự kiện Vịnh
Bắc bộ và tăng cường không quân và hải quân đánh phá, ngăn chặn nguồn chi
viện vào miền Nam, uy hiếp tinh thần nhân dân ta. Đối với Campuchia, Mỹ
thực hiện chính sách mua chuộc Hồng thân Sihanouk, nhưng Mỹ đã thất bại
liên tiếp trong các kế hoạch can thiệp và xâm lược, Chính phủ Vương quốc và
nhân dân Campuchia khơng chấp nhận viện trợ của Mỹ và vẫn giữ được nền
trung lập.
Như vậy, trong những năm 1964-1968, tình hình thế giới và khu vực có
nhiều thuận lợi, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng đến
hoạt động xây dựng và tác chiến của nhân dân và LLVT Lào nói chung và của
lực lượng DQDK Lào nói riêng.
1.2. Sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ trong chiến tranh Đông
Dương và ở Lào

Chiến lược chiến tranh của Mỹ thực hiện ở Việt Nam, Lào và
Campuchia sau Chiến tranh thế giới thứ hai chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn
1945-1954 là hình thức xâm lược thực dân kiểu cũ và giai đoạn 1954-1975 là
hình thức xâm lược thực dân kiểu mới. Nói cách khác, chiến tranh xâm lược
thực dân là hình thức chủ yếu mà chủ nghĩa đế quốc đã sử dụng ở khu vực
Đơng Dương. Đó là một đặc điểm và cũng là một nét khác biệt so với nhiều
quốc gia khác ở khu vực Đông Nam Á và các khu vực khác ở châu Á Châu
Phi và Mỹ La Tinh thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Ở Việt Nam, đế quốc Mỹ sau khi thực hiện chiến lược “Chiến tranh
đơn phương” (1954 - 1960), “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) thì đến đầu
năm 1965, trước nguy cơ phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc


biệt”, nhà Trắng quyết định thay đổi chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” thành
chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng “chiến tranh phá
hoại” miền Bắc. “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực
dân mới nằm trong chiến lược quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Mỹ.
“Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng lực lượng của quân viễn chinh Mỹ,
quân “đồng minh” và quân ngụy tay sai ở miền Nam, trong đó qn Mỹ giữ
vai trị quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị, nhằm
chống lại các lực lượng cách mạng Việt Nam. Thủ đoạn là tăng cường đội
quân viễn chinh Mỹ và đồng minh vào Việt Nam, dựa vào ưu thế lực lượng và
vũ khí hiện đại thực hiện chiến thuật hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”
vào căn cứ kháng chiến của Việt Nam. Thực hiện 2 cuộc phản công mùa khơ
1965-1966 và 1966-1967. Với ý chí “Quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm
lược”, quân và dân hai miền Nam, Bắc Việt Nam đã chiến đấu anh dũng và
giành thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975, giải phóng
hồn tồn đất nước.
Đối với Lào, sau Hiệp định Giơnevơ về Lào năm 1962, Mỹ đã dùng
nhiều thủ đoạn từ mua chuộc, cho tay sai lũng đoạn nội bộ lực lượng trung

lập(*), đến khủng bố thậm chí ám sát các nhân vật trung lập tiến bộ, kết hợp
với đảo chính đe dọa lật đổ Hồng thân Phuma, làm cho Hoàng thân Phuma
ngày càng lệ thuộc vào Mỹ và lực lượng phản động tay sai. Mỹ và lực lượng
tay sai lợi dụng Hoàng thân Phuma để tiến hành cuộc chiến tranh đặc biệt ở
Lào.
Hiệp định vừa mới ký kết thì Mỹ và tay sai đã ra sức phá hoại; Mỹ tăng
cường xâm nhập và đưa lực lượng cố vấn vào Lào, viện trợ để khôi phục quân
đội phái hữu, thúc quân đội phái hữu mở nhiều cuộc hành quân càn quét, lấn
chiếm Cánh Đồng Chum và các vùng giải phóng khác.
Trước tình hình phân hóa quyết liệt của lực lượng trung lập, Thường vụ
Trung ương ĐNDL, Bộ chỉ huy tối cao QĐGPNDL đã kịp thời chỉ đạo và
(*)

Ở Lào có 3 lực lượng: Lực lượng phản động, Lực lượng trung lập và Lực lượng yêu nước.


giao nhiệm vụ cho Bộ Chỉ huy Pa-thét Lào ở Cánh Đồng Chum tích cực giúp
đỡ và củng cố các đơn vị trung lập yêu nước, giáo dục, tuyên truyền họ quyết
tâm phối hợp với Pa-thét Lào chống Mỹ.
Nhằm khẳng định lập trường đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân trước
sự phân hóa của lực lượng trung lập, ngày 17 tháng 3 năm 1963, Hội nghị
Trung ương lần thứ 12 (Khóa I) họp do Đồng chí Cayxỏn Phơmvihản chủ tọa.
Hội nghị xác định:
“Đẩy mạnh phong trào đấu tranh ở vùng sau lưng địch bằng sự kết hợp chặt
chẽ giữa đấu tranh chính trị, quân sự với binh vận; ra sức xây dựng củng cố
vùng giải phóng về mọi mặt, đặc biệt coi trọng mặt kinh tế, văn hóa, bồi
dưỡng sức dân để tăng cường sức mạnh vật chất cho cách mạng; ra sức củng
cố LLVT và nửa vũ trang... Về tác chiến, phải lấy tiêu diệt sinh lực địch làm
chính, nơi nào có điều kiện thì đánh để khơi phục và củng cố vùng giải phóng,
kiên quyết quét “phỉ” ở hậu phương ta, tích cực phát triển CTDK vào hậu

phương địch, kết hợp đánh địch với binh địch vận, vận động nhân dân, củng
cố và phát triển cơ sở cách mạng...” [102, tr. 176].
Sau Hội nghị Trung ương, tình hình ở Lào tiếp tục diễn biến phức tạp;
lực lượng phản động trong Chính phủ liên hiệp ra sức phá hoại hịng xóa bỏ
chính quyền liên hiệp ba phái. Cuối tháng 4 năm 1963, tướng Phumi Nôxavẳn
điều quân phái hữu Viêng Chăn tới Cánh Đồng Chum - nam Đường số 7
nhằm phối hợp với quân Kong Le và Vàng Pao đánh chiếm thị xã Xiêng
Khoảng, Lạt Huồng, Đông Đàn, uy hiếp Đường số 7 và ngã ba Sa La Phu
Khun. Nhưng trên các hướng chúng tiến công đều bị bộ đội Pa-thét Lào và
lực lượng trung lập yêu nước đánh trả quyết liệt.
Ngày 30 tháng 9 năm 1963, Quân ủy Trung ương Lào đã ra Nghị quyết
về tình hình và nhiệm vụ những tháng cuối năm 1963 và 6 tháng đầu năm
1964. Thực hiện nghị quyết đó, các LLVT Lào đã kiên quyết chiến đấu đánh
lui nhiều cuộc tiến công lấn chiếm, càn quét của địch, giữ vững các địa bàn
vùng giải phóng và cơ sở ở vùng sau lưng địch, đồng thời tranh thủ thời gian


củng cố lực lượng về mọi mặt, trước hết là chính trị, tư tưởng, khắc phục ảo
tưởng hịa bình, nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu. Tiến hành huấn
luyện quân sự, nghiệp vụ, đẩy mạnh xây dựng DQDK và BĐĐP, đặc biệt coi
trọng việc phát triển các đơn vị phịng khơng của BĐCL, địa phương và du
kích.
Từ năm 1965 đến 1969, Tổng thống Giônxơn lên thay Kennơđi. Để
phối hợp chặt chẽ với chiến tranh phá hoại do chúng gây ra ở miền Bắc Việt
Nam, đế quốc Mỹ tăng cường chiến tranh đặc biệt ở Lào đến cao độ. Mỹ đưa
vào Lào trên 1 vạn cố vấn và nhân viên quân sự để chỉ huy quân đội phái hữu
và lực lượng đặc biệt, đưa lực lượng không quân của Mỹ vào đánh phá vùng
giải phóng Lào trên phạm vi rộng lớn và mức độ hết sức ác liệt, sử dụng quân
đội phái hữu liên tiếp mở nhiều chiến dịch tiến cơng lấn chiếm vùng giải
phóng, sử dụng lực lượng đặc biệt hoạt động quấy rối và lập các toán phỉ ở

nhiều nơi trong vùng giải phóng. Ngồi ra, Mỹ cịn đưa vào Lào trên 30 tiểu
đoàn quân đánh thuê Thái Lan, đồng thời tăng cường chiến tranh tâm lý, chia
rẽ lực lượng cách mạng, thực hiện âm mưu lôi kéo nhân dân và bình định địa
bàn.
Mỹ đã đưa lực lượng của Phủi Sananicon - một lực lượng cực đoan vào
trong Chính phủ liên hiệp, bằng biện pháp đảo chính làm cho thành phần
Chính phủ Liên hiệp trên thực tế đã trở thành một Chính phủ của phái hữu
Viêng Chăn, mặc dù vẫn giữ hình thức liên hiệp với lực lượng yêu nước.
Về quân sự, Mỹ đã giúp lực lượng tay sai duy trì qn số, mở nhiều
cuộc tiến cơng lấn chiếm vùng giải phóng ở khu vực Cánh Đồng Chum Xiêng Khoảng và Trung Lào.
Âm mưu cụ thể của Mỹ là ra sức gây phỉ, đặc biệt là trong dân tộc ít
người ở vùng rẻo cao, tổ chức và củng cố lực lượng phản động địa phương
hòng khống chế nhân dân, lũng đoạn khu giải phóng, chúng tích cực lấn
chiếm vùng giải phóng của lực lượng cách mạng Lào. Để phối hợp với chiến
trường miền Nam Việt Nam và chuẩn bị điều kiện chia cắt Lào, chúng đưa


quân đội Thái Lan, chính quyền miền Nam Việt Nam phối hợp với quân phái
hữu Lào và không quân Mỹ, chư hầu đánh chiếm Đường số 9, ở Xiêng
Khoảng và Cánh Đồng Chum, chủ yếu chúng dùng lực lượng chiếm đóng và
thổ phỉ, tăng cường chiến tranh phá hoại để lấn chiếm từng bước. Khi có điều
kiện tăng cường quân cơ động mở rộng đánh chiếm từng khu vực trên toàn bộ
lãnh thổ của Lào. Tăng cường chiến tranh phá hoại đối với khu vực giải
phóng. Cụ thể, Mỹ dùng nhiều phi cơ oanh tạc liên tục khu giải phóng như
các trục đường giao thơng, kho tàng, vị trí qn sự và cả làng bản; đồng thời,
tăng cường chiến tranh tâm lý, tung ra những luận điệu phản tuyên truyền.
Mục đích, nhằm cắt đứt nguồn tiếp tế, gây khó khăn cho các hoạt động quân
sự, sản xuất và đời sống của nhân dân, gây tâm lý hoang mang sợ Mỹ, không
tin ở thắng lợi, chia rẽ, lôi kéo một số người chậm tiến. Tăng cường càn quét,
bình định vùng địch hậu kết hợp với lừa bịp về chính trị, mua chuộc về kinh

tế nhằm làm tê liệt phong trào cách mạng.
Về điểm mạnh của địch: có lực lượng ưu thế hơn về quân số, không
quân chiếm ưu thế tuyệt đối; có hậu phương rộng lớn từ Thái Lan sang thuận
lợi, chiếm được vùng dân cư đông đúc, của cải nhiều. Tích cực xây dựng lực
lượng phỉ, đây là vấn đề nguy hiểm trên toàn quốc Lào. Âm mưu, thủ đoạn
của địch rất thâm độc, dùng quân sự, chính trị rất chặt chẽ.
Tuy nhiên, địch cũng có điểm yếu, đó là tinh thần quân lính bạc nhược,
dễ đầu hàng và đào ngũ. Mâu thuẫn nội bộ của địch cũng ngày một sâu sắc,
quân lính chống lệnh chỉ huy, giữa quân đội phái hữu và cố vấn Mỹ cũng bắt
đầu bộc lộ nhiều bất đồng sâu sắc. Hậu phương của địch có nhiều sơ hở nhất
là các cụm đóng quân địch bị cô lập, dễ bị ta chia cắt (khi CTDK phát triển).
Trong vùng địch hậu tuy địch ra sức khống chế được nhân dân, nhưng chúng
khơng nắm được nhân dân, nói chung nhân dân vẫn hướng về cách mạng. Đặc
điểm tình hình địch vừa có tác động thuận lợi và cũng gây ra cho quân và
nhân dân các bộ tộc Lào những khó khăn, nhất là vấn đề xây dựng và hoạt
động tác chiến của lực lượng DQDK Lào.


×