ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________
NGUYỄN THỊ HẠNH
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU
VIỆT NAM – LÀO CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƢỢC (1954-1975)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội - 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________
NGUYỄN THỊ HẠNH
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU
VIỆT NAM – LÀO CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƢỢC (1954-1975)
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số
: 62 22 03 15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS Nguyễn Mạnh Hà
Hà Nội - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, công trình này là kết quả nghiên cứu độc lập của bản thân.
Các số liệu, sự kiện, những kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực. Những
đánh giá, kết luận của luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ một công trình
nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hạnh
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận án Tiến sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ
lực, cố gắng của bản thân còn có sự hƣớng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô Khoa
Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, cũng nhƣ sự động viên ủng hộ của
gia đình, bạn bè trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà –
ngƣời đã hết lòng hết sức hƣớng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô trong
khoa Lịch sử và khoa Sau Đại học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức và hƣớng dẫn để tôi có thể hoàn
thành khóa học đạt kết quả tốt nhất.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thƣ viện Quân đội, Trung tâm lƣu trữ
Quốc gia III, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp cho
tôi những tài liệu quý báu để tôi hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện luận án một cách hoàn chỉnh.
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2018
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Hạnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
4
1. Lý do chọn đề tài
4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5
2.1. Mục đích nghiên cứu
5
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
5
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
6
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
6
3.2. Phạm vi nghiên cứu
6
4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
7
5. Đóng góp mới của luận án
7
6. Bố cục của luận án
8
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
9
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
9
1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Lào
9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về liên minh chiến đấu Việt Nam –
19
Lào và sự lãnh đạo của Đảng đối với liên minh chiến đấu Việt Nam –
Lào
1.2. Nhận xét các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
27
và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
1.2.1. Nhận xét các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
27
1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
29
Tiểu kết chƣơng 1
31
Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI
32
QUÂN DÂN VIỆT NAM THỰC HIỆN LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU
VIỆT NAM – LÀO TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965
2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo và chủ trƣơng của Đảng
32
2.1.1. Những yếu tố tác động
32
1
2.1.2. Chủ trương của Đảng
45
2.2. Sự chỉ đạo của Đảng
55
2.2.1. Xây dựng, củng cố liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào chống đế
55
quốc Mỹ xâm lược
2.2.2. Thực hiện nhiệm vụ giúp cách mạng Lào củng cố, phát triển lực
62
lượng
2.2.3. Thực hiện nhiệm vụ giúp cách mạng Lào bảo vệ và mở rộng vùng
67
giải phóng
2.2.4. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng tuyến vận tải chiến lược Trường
81
Sơn
Tiểu kết chƣơng 2
87
Chƣơng 3: ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUÂN DÂN VIỆT NAM THỰC
89
HIỆN LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU VIỆT NAM – LÀO TỪ NĂM 1966
ĐẾN NĂM 1975
3.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trƣơng của Đảng
89
3.1.1. Hoàn cảnh lịch sử mới
89
3.1.2. Chủ trương mới của Đảng
93
3.2. Sự chỉ đạo của Đảng
103
3.2.1. Củng cố, phát triển liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào chống đế
103
quốc Mỹ xâm lược
3.2.2. Thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ cách mạng Lào xây dựng lực lượng,
110
bảo vệ vùng giải phóng
3.2.3. Thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ cách mạng Lào trên mặt trận quân
115
sự
3.2.4. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, phát triển tuyến vận tải Tây Trường
134
Sơn
Tiểu kết chƣơng 3
140
Chƣơng 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
142
4.1. Nhận xét
142
2
4.1.1. Ưu điểm
142
4.1.2. Hạn chế
158
4.2. Kinh nghiệm
165
4.2.1. Trong việc lãnh đạo quân dân Việt Nam thực hiện liên minh,
165
Đảng đã lựa chọn những hình thức, biện pháp phù hợp từng giai đoạn
để xây dựng, củng cố liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào chống đế
quốc Mỹ xâm lược
4.2.2. Trong quá trình Đảng lãnh đạo quân dân Việt Nam thực hiện liên
168
minh chiến đấu Việt Nam – Lào chống đế quốc Mỹ xâm lược, đã sớm
phát hiện và chủ động giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh
4.2.3. Gắn kết chặt chẽ hai mặt xây dựng, phát triển liên minh chiến đấu
170
với thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu
4.2.4. Tích cực đấu tranh phòng chống tư tưởng nước lớn, tư tưởng dân
173
tộc hẹp hòi, đồng thời chống lại tư tưởng ỷ lại
Tiểu kết chƣơng 4
177
KẾT LUẬN
179
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
182
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
183
PHỤ LỤC
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam là một mẫu mực về tình
đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung hiếm có trong lịch sử phong trào cách
mạng thế giới, là quy luật giành thắng lợi của cách mạng hai nƣớc. Trong kháng
chiến chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc, hai nƣớc đã phát triển liên minh chiến đấu lên
một tầm cao mới, tạo nên sức mạnh của hai dân tộc Việt Nam và Lào, đƣa đến
những thắng lợi vẻ vang. Trƣớc những âm mƣu thâm độc và hành động chiến tranh
xâm lƣợc tàn bạo của đế quốc Mỹ đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào,
xu thế tất yếu cần có sự đoàn kết liên minh chiến đấu giữa hai nƣớc. Trong suốt hơn
20 năm (1954-1975), trên cơ sở pháp lý những hiệp ƣớc, hiệp định ký kết giữa Việt
Nam và Lào, Đảng, Nhà nƣớc, quân đội và nhân dân Việt Nam đã cử nhiều thế hệ
cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện, chuyên gia sang làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào.
Quán triệt quan điểm của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh “giúp bạn là mình tự
giúp mình”, cán bộ chiến sĩ và nhân dân Việt Nam đã giúp đỡ Lào về mọi mặt kinh
tế, chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục… Ngoài ra, Việt Nam còn chủ động giúp
Lào đào tạo hàng ngàn cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể, chuyên viên kỹ thuật.
Với tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, cán bộ chuyên gia và chiến sĩ Quân tình
nguyện đã sát cánh cùng quân và dân Lào chiến đấu trên khắp các mặt trận từ
Thƣợng Lào đến Trung, Hạ Lào, lập nên nhiều chiến công to lớn, góp phần hoàn
thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Lào, hỗ trợ tích cực cho cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Bên cạnh đó, cách mạng Việt Nam cũng đã
nhận đƣợc sự giúp đỡ to lớn của Đảng và nhân dân Lào. Đặc biệt, tuyến đƣờng vận
tải chiến lƣợc Trƣờng Sơn – đƣờng Hồ Chí Minh, mạch sống của cuộc kháng chiến
của Việt Nam, có một phần quan trọng đi qua đất Lào, hàng trăm căn cứ quân sự,
kho tàng, hậu cứ của Quân đội nhân dân Việt Nam đặt trên đất Lào. Sự giúp đỡ đó
càng làm củng cố vững chắc liên minh đoàn kết chiến đấu của hai dân tộc. Sự liên
minh đoàn kết đó đã tạo nên sức mạnh to lớn, có ý nghĩa sống còn góp phần đƣa
cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của hai nƣớc giành đƣợc thắng lợi hoàn toàn.
4
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Việt Nam và Lào đều có vai trò,
vị trí chiến lƣợc quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến nhau. Vì thế, khi xem xét giải
quyết các mối quan hệ trên các mặt giữa hai nƣớc, cần phải xuất phát từ lợi ích độc
lập dân tộc của mỗi nƣớc, cùng nhau hợp tác vì lợi ích chân chính của nhau. Lịch sử
chống ngoại xâm của hai dân tộc đã chứng minh rằng hai nƣớc đã tôn trọng và khai
thác triệt để điều kiện khách quan để làm nên những chiến thắng oanh liệt. Nhận
thức đƣợc điều đó, trong quá trình lãnh đạo thực hiện liên minh chiến đấu Việt Nam
– Lào, Trung ƣơng Đảng Lao động Việt Nam và Quân ủy Trung ƣơng đều coi quan
hệ Việt Nam-Lào là nhân tố đặc biệt, góp phần quyết định thắng lợi, nên đã coi đây
là một trong những nguyên tắc chiến lƣợc quan trọng, cần phải duy trì và giữ vững.
Chính vì vậy, vấn đề Đảng lãnh đạo quân dân Việt Nam thực hiện liên minh chiến
đấu Việt Nam – Lào chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc (1954-1975) cần đƣợc nhận thức
đầy đủ, khoa học và khách quan. Qua đó, đánh giá những ƣu điểm, hạn chế, trên cơ
sở đó đúc rút một số kinh nghiệm phục vụ hiện tại, là điều hết sức cần thiết, vừa có
ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, phục vụ cho việc xây dựng mối quan hệ
đặc biệt, đoàn kết giữa hai nƣớc Việt Nam – Lào trong giai đoạn hiện nay. Với cách
tiếp cận này, tôi chọn vấn đề “Đảng lãnh đạo thực hiện liên minh chiến đấu Việt
Nam – Lào chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975)” làm đề tài luận án Tiến sĩ,
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng Lao động Việt Nam đối với
quân dân Việt Nam thực hiện liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào từ năm 1954 đến
năm 1975.
- Nêu lên những ƣu điểm, hạn chế và đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị
tham khảo cho giai đoạn hiện tại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Giới thiệu tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến nội dung của luận án.
5
- Nêu lên những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt
Nam trong quá trình Đảng lãnh đạo quân dân Việt Nam thực hiện liên minh chiến
đấu Việt Nam – Lào.
- Phân tích quan điểm, chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng trong lãnh đạo
quân dân Việt Nam xây dựng, phát triển liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào qua
hai giai đoạn: 1954-1965 và 1966-1975.
- Chỉ ra những ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong sự lãnh đạo của
Đảng Lao động Việt Nam đối với xây dựng, phát triển liên minh chiến đấu Việt
Nam – Lào những năm 1954-1975.
- Đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo từ quá trình Đảng lãnh
đạo quân dân Việt Nam thực hiện liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào chống đế
quốc Mỹ xâm lƣợc (1954-1975).
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là chủ trƣơng, sự chỉ đạo của Đảng Lao
động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đối với quân dân Việt Nam thực
hiện liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc từ năm 1954
đến năm 1975.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu các chủ trƣơng, biện pháp cơ
bản của Đảng Lao động Việt Nam trong lãnh đạo quân dân Việt Nam thực hiện liên
minh chiến đấu Việt Nam – Lào chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc. Vấn đề liên minh
chiến đấu Việt Nam – Lào trong luận án đƣợc tác giả đề cập chủ yếu trên lĩnh vực
quân sự, sự phối hợp chiến đấu giữa quân đội, nhân dân hai nƣớc Việt Nam và Lào;
xây dựng lực lƣợng, bảo vệ vùng giải phóng; bảo vệ và phát triển tuyến đƣờng Tây
Trƣờng Sơn. Ngoài ra, luận án còn đề cập đến sự liên minh về kinh tế, chính trị, văn
hóa, giáo dục góp phần hỗ trợ cho những hoạt động trên mặt trên mặt trận quân sự.
Bên cạnh đó, luận án cũng đề cập đến chủ trƣơng từ phía Lào để thấy rõ sự chủ
động, đúng đắn trong đƣờng lối lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam.
6
- Về thời gian: từ năm 1954 đến năm 1975
- Về không gian: địa bàn của Việt Nam và Lào; trong đó, địa bàn Lào là
không gian nghiên cứu chủ yếu.
4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
- Cơ sở lý luận: chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Đảng Lao động Việt Nam về chiến tranh và quan hệ phối hợp, đoàn kết quốc tế
trong chiến tranh.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: luận án vận dụng phƣơng pháp lịch sử và phƣơng
pháp logic là chủ yếu nhằm trình bày quá trình Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo
thực hiện liên minh Việt Nam – Lào về quân sự, đồng thời khái quát những nhận
xét về ƣu điểm, hạn chế, bài học kinh nghiệm. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các
phƣơng pháp bổ trợ khác nhƣ phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá,… để giải quyết các
vấn đề đặt ra trong luận án.
- Nguồn tài liệu: Hệ thống văn kiện của Trung ƣơng Đảng, Quân ủy Trung
ƣơng, Bộ Tổng tham mƣu; các công trình tổng kết, công trình lịch sử kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ; các công trình khoa học, bài báo, luận án, luận văn liên
quan; hồi ký, bài viết của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, Quân đội hai nƣớc Việt
Nam và Lào. Các nguồn tƣ liệu lƣu trữ tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, các
Trung tâm lƣu trữ Quốc gia, Viện Lịch sử Đảng, Viện Sử học...
5. Đóng góp mới của luận án
- Làm rõ những yếu tố tác động và trình bày một cách có hệ thồng quá trình
Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo quân dân Việt Nam thực hiện liên minh chiến
đấu Việt Nam – Lào chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc từ năm 1954 đến năm 1975.
- Bƣớc đầu nêu lên những nhận xét về ƣu điểm, hạn chế về sự lãnh đạo của
Đảng đối với quân dân Việt Nam thực hiện liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc.
- Đúc rút những kinh nghiệm quý báu từ quá trình Đảng Lao động Việt Nam
lãnh đạo thực hiện liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào, có thể vận dụng vào công
7
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay cũng nhƣ tiếp tục xây đắp, phát triển
mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào.
- Hệ thống hóa các tƣ liệu có liên quan đến liên minh đoàn kết chiến đấu Việt
Nam – Lào.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm
có 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chƣơng 2: Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng đối với quân dân Việt Nam
thực hiện liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào từ năm 1954 đến năm 1965
Chƣơng 3: Đảng lãnh đạo quân dân Việt Nam thực hiện liên minh chiến đấu
Việt Nam – Lào từ năm 1966 đến năm 1975
Chƣơng 4: Nhận xét và kinh nghiệm
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Lào
Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam Viện Sử học (1985), Sức mạnh chiến
thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội:
Tác phẩm tập hợp các bài viết của nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đề cập đến những
khía cạnh khác nhau phản ánh một cách có hệ thống và toàn diện về sức mạnh của
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc. Trong đó có một số bài nghiên cứu liên
quan đến nội dung của luận án: bài viết của tác giả Nguyễn Việt Phƣơng với chủ đề
Đường Hồ Chí Minh, một biểu tượng tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt của ba dân
tộc Đông Dương, đã phân tích làm rõ vai trò quan trọng của tuyến đƣờng Trƣờng
Sơn trong việc chi viện trên khắp chiến trƣờng Đông Dƣơng. Từ đó, khẳng định
tuyến đƣờng Trƣờng Sơn là biểu tƣợng của tình đoàn kết chiến đấu keo sơn Việt
Nam – Lào. Đƣờng Hồ Chí Minh đã trở thành một kỳ công chiến lƣợc góp phần tạo
nên những chiến thắng của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nƣớc của các dân tộc Đông
Dƣơng. Tác giả Nguyễn Hữu Hợp với bài viết Đại thắng mùa xuân 1975, sức mạnh
của liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam – Lào: bài viết đã phân tích những chủ
trƣơng của Đảng trong việc phối hợp chiến đấu trên cả ba chiến trƣờng nhằm đánh
bại các chiến lƣợc chiến tranh của Mỹ: “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ”,
“Việt Nam hóa chiến tranh” ở Việt Nam; “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh đặc
biệt tăng cƣờng” ở Lào. Sự phối hợp chiến đấu đó đã làm nên sức mạnh to lớn trong
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Pitơ A.Pulơ (1986), Nước Mỹ và Đông Dương từ Ru-dơ-ven đến Ních-xơn,
Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội. Cuốn sách viết về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt
Nam – một cuộc chiến tranh lâu dài, gây nhiều tốn kém của Mỹ. Thông qua những
sự kiện đƣợc phân tích trong tác phẩm, tác giả đã vạch trần những chính sách của
9
các đời Tổng thống Mỹ nhằm tìm ra nguồn gốc của cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt
Nam và Đông Dƣơng, cũng nhƣ nguyên nhân thất bại của cuộc chiến tranh đó.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1987), Nxb
Sự thật, Hà Nội. Cuốn sách bao gồm các nội dung chính: Phần 1: Nguyên nhân
cuộc đụng đầu lịch sử giữa nhân dân Việt Nam và đế quốc Mỹ; Phần 2: Những
chặng đƣờng thắng lợi vẻ vang của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nƣớc; Phần 3: Ý nghĩa
và những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc
ta. Qua việc phân tích những thắng lợi của cách mạng Việt Nam, có sự phối hợp của
cách mạng Lào, Đảng đã khẳng định một trong những nhân tố quyết định thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, đó là sức mạnh của khối
đoàn kết, liên minh chiến đấu của nhân dân ba nƣớc Đông Dƣơng Việt Nam, Lào,
Campuchia. Sự đoàn kết đó đã trở thành một nhân tố cơ bản để giành thắng lợi cho
sự nghiệp cách mạng mỗi nƣớc. Vì vậy, nhiệm vụ tăng cƣờng đoàn kết và giúp đỡ
cách mạng Lào, Campuchia luôn đƣợc nhấn mạnh trong các Nghị quyết của Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rằng: khối đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba
nƣớc Đông Dƣơng đã trở thành một khối thống nhất, có một chiến lƣợc chung, kiên
trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến cứu nƣớc của nhân dân ba nƣớc chống đế quốc
Mỹ xâm lƣợc. Đồng thời khẳng định vai trò là hậu phƣơng vững chắc của cách
mạng Việt Nam đối với cách mạng Lào và Campuchia.
Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước – thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội. Cuốn sách gồm hai phần: Phần thứ nhất: Những bƣớc phát triển của
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, đồng thời cũng đánh giá những ƣu điểm,
khuyết điểm chính về sự lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh của Đảng; Phần thứ hai:
Bài học kinh nghiệm. Trong phần hai, cuốn sách đã chỉ ra một trong những bài học
kinh nghiệm giúp cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của nhân dân Việt Nam
giành thắng lợi đó là đoàn kết, liên minh với nhân dân Lào, nhân dân Campuchia.
Bài học khẳng định: cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của nhân dân ta có liên
quan chặt chẽ đối với cuộc chống Mỹ của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia vì
10
đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh để xâm lƣợc ba nƣớc. Bài học kinh nghiệm cũng
chỉ ra nguyên tắc để có thể đoàn kết, liên minh chiến đấu với Lào, Campuchia: tôn
trọng độc lập chủ quyền, nguyện vọng chính đáng của mỗi dân tộc, đồng thời giữ
vững tinh thần độc lập tự chủ. Trong đó, đối với Lào, vấn đề đoàn kết liên minh
chiến đấu đƣợc thực hiện trên những vấn đề chiến lƣợc chủ yếu: giúp nhau xây
dựng thực lực cách mạng, phối hợp chiến trƣờng, cùng nhau mở các chiến dịch, trao
đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Đồng thời, Đảng cũng khẳng định vấn đề xuyên
suốt có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệp đoàn kết liên minh mà Đảng
luôn sớm chủ trƣơng: giúp bạn là tự giúp mình, nêu cao chủ nghĩa yêu nƣớc và chủ
nghĩa quốc tế vô sản, đấu tranh phòng chống mọi tƣ tƣởng nƣớc lớn, tƣ tƣởng dân
tộc hẹp hòi, thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn trọng độc lập, chủ quyền và
các lợi ích chính đáng của nhau.
Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh (1995),
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn
sách đề cập chủ yếu đến một số chủ trƣơng lớn trong việc liên minh ba nƣớc Đông
Dƣơng chống Mỹ, cứu nƣớc, một số mốc lịch sử trong mối quan hệ Việt Nam –
Lào. Từ đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu lên một số bài học kinh nghiệm từ
những thắng lợi của cách mạng Việt Nam: 1. Xây dựng đƣợc ba tầng mặt trận thống
nhất chống Mỹ ở ba nƣớc Đông Dƣơng; 2. Liên minh chiến đấu ba nƣớc Đông
Dƣơng là quy luật khách quan xuất phát từ nhu cầu của nhân dân ba nƣớc. Trong
suốt cuộc kháng chiến, ba nƣớc đều có sự thống nhất về chiến lƣợc, đƣờng lối đoàn
kết cùng đánh Mỹ; lực lƣợng vũ trang ba nƣớc có sự hợp đồng chiến đấu trên cả ba
chiến trƣờng; đoàn kết và hợp tác quốc tế giữa Đảng Lao động Việt Nam, Đảng
Nhân dân cách mạng Lào, những ngƣời cách mạng của Campuchia trên cơ sở chủ
nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa quốc tế vô sản và chủ nghĩa yêu nƣớc chân chính trên
quan điểm “giúp bạn là mình tự giúp mình”.
Lịch sử Đoàn 559 bộ đội Trường Sơn đường Hồ Chí Minh (1999), Nxb Quân
đội nhân dân, Hà Nội. Cuốn sách gồm 5 phần: Phần 1: Thành lập Đoàn 559. Bƣớc
đầu tổ chức và phát triển tuyến chi viện chiến lƣợc Trƣờng Sơn – đƣờng Hồ Chí
11
Minh, góp phần đánh bại chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - chính quyền
Sài Gòn (5/1959-1964); Phần 2: Phát triển vận tải cơ giới, tổ chức và chiến đấu hiệp
đồng binh chủng chống chiến tranh ngăn chặn của đế quốc Mỹ, thực hiện chi viện
miền Nam đánh bại chiến lƣợc “chiến tranh cục bộ” (1965-1968); Phần 3: Đánh
thắng chiến tranh ngăn chặn quy mô lớn nhất, thực hiện chi viện thắng lợi, góp phần
đánh bại một bƣớc quan trọng chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc
Mỹ (1968-1973); Phần 4: Đổi mới tổ chức, thế trận, phƣơng thức hoạt động; phục
vụ, tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, đỉnh cao là chiến dịch
Hồ Chí Minh (1973-1975); Phần 5: Bộ đội Trƣờng Sơn sau chiến tranh. Trong đó,
chƣơng VIII của phần 3 đề cập đến vai trò của Đoàn 559 trong việc tham gia chiến
dịch phản công Đƣờng 9 – Nam Lào, đánh bại chiến lƣợc chiến tranh ngăn chặn
tổng lực của Mỹ và quân đội Sài Gòn. Phát triển tuyến chi viện chiến lƣợc mùa khô
1970-1971. Trong thời gian này, Bộ Tƣ lệnh 559 cũng đổi tên thành Bộ Tƣ lệnh
Trƣờng Sơn. Đoàn 559 đã tích cực sửa chữa, xây dựng, phát triển hệ thống đƣờng
Trƣờng Sơn trên đất Lào, các kho chiến lƣợc trên tuyến đƣờng. Ngoài ra, Đoàn 559
còn chủ động phối hợp với Lào để đánh địch, đảm bảo an toàn tuyến vận chuyển
chiến lƣợc, không cho Mỹ hợp điểm với các cuộc hành quân của chúng. Thắng lợi
của Đƣờng 9 – Nam Lào, thắng lợi của vận chuyển chiến lƣợc khẳng định bộ đội
Trƣờng Sơn là một đội quân vận tải chiến lƣợc, chiến dịch giỏi, một đội quân chiến
đấu và làm nhiệm vụ quốc tế giỏi, đủ khả năng hoàn thành mọi nhiệm vụ Quân ủy
Trung ƣơng và Bộ Quốc phòng giao cho trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Bộ Quốc phòng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2011), Chiến thắng Đường
9 – Nam Lào 1971 – Tầm vóc, ý nghĩa và bài học lịch sử, Nxb Quân đội Nhân dân,
Hà Nội: cuốn sách gồm tập hợp các bài tham luận của các nhà nghiên cứu, các vị
lão thành cách mạng, các đồng chí là lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị,
Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật,… và các bài tham luận của các đồng chí là
lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Cục Khoa học lịch sử Bộ Quốc phòng nƣớc Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào. Cuốn sách tập trung vào bốn nội dung chính: Phần 1:
Những vấn đề chung; Phần 2: Quá trình tổ chức và thực hiện chiến dịch, nét đặc sắc
12
của nghệ thuật quân sự Việt Nam; Phần 3: Sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả của
liên quân Việt – Lào; Phần 4: Tầm vóc, ý nghĩa và bài học lịch sử vận dụng trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Trong cuốn sách có những bài tham
luận liên quan đến nội dung của luận án: Thiếu tƣớng Vi xảy Chăn thạ mạt “Chiến
thắng đường 9 – Nam Lào 1971, dấu mốc quan trọng của sự hợp tác liên minh
chiến đấu giữa quân đội và nhân dân hai nước Lào – Việt Nam, Việt Nam – Lào
trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược”, đã nêu lên điểm nổi bật của
chiến thắng của quân đội nhân dân hai nƣớc: khẳng định yếu tố quan trọng quyết
định thắng lợi của chiến dịch là do có đƣờng lối, chủ trƣơng lãnh đạo đúng đắn,
khôn khéo, mƣu trí, sáng tạo kết hợp với nghệ thuật chỉ đạo tác chiến tinh nhuệ, dứt
khoát về mặt chiến lƣợc và chiến thuật của hai Trung ƣơng Đảng, hai Quân ủy
Trung ƣơng và hai Bộ Chỉ huy mặt trận; chiến dịch cũng đã thể hiện sự tiến bộ vƣợt
bậc và nổi bật về sự hợp tác của liên minh chiến đấu của nhân dân, các lực lƣợng vũ
trang nhân dân, quân đội nhân dân hai nƣớc trong tác chiến. Từ đó khẳng định bài
học lịch sử quan trọng là không ngừng vun đắp phát huy mối quan hệ đặc biệt Lào –
Việt Nam, Việt Nam – Lào về liên minh chiến đấu giữa quân đội nhân dân hai
nƣớc. Trong bài viết “Chiến thắng đường 9 – Nam Lào 1971, một minh chứng cho
mối quan hệ đặc biệt, tình đoàn kết liên minh chiến đấu bền chặt, thủy chung giữa
hai dân tộc Việt Nam – Lào” Tiến sĩ Trƣơng Minh Tuấn đã phân tích âm mƣu của
địch, từ đó thấy đƣợc chủ trƣơng của Đảng trong cuộc phản công để đánh lại đế
quốc Mỹ, khẳng định sự hợp tác chiến đấu của quân và dân hai nƣớc đã trở thành
quy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệu đƣa đến những thắng lợi vĩ đại của nhân dân
hai nƣớc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. PGS.TS Vũ
Quang Đạo trong bài viết “Chiến thắng đường 9 – Nam Lào, tầm vóc, ý nghĩa và
bài học lịch sử” đã đánh giá ý nghĩa của chiến thắng là thành công xuất sắc trong
chỉ đạo chiến lƣợc của Trung ƣơng Đảng và Quân ủy Trung ƣơng, nét đặc sắc của
nghệ thuật quân sự Việt Nam trong tổ chức và thực hành chiến dịch, thể hiện tình
đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt Việt Nam – Lào. Từ đó, khẳng định bài học
quý giá đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay: sớm nắm bắt âm
13
mƣu và hành động của địch để chủ động hình thành các phƣơng án đánh địch, phát
huy sức mạnh tổng hợp của lực lƣợng cơ động kết hợp lực lƣợng tại chỗ; công tác
đảm bảo hậu cần kỹ thuật; bài học về sự phối hợp chiến đấu giữa quân và dân hai
dân tộc Việt Nam – Lào; phát huy hiệu quả của liên minh chiến đấu của ba nƣớc
Đông Dƣơng vì nền độc lập tự do của mỗi nƣớc.
Trịnh Nhu (2011), Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam
1930-2007, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày một cách toàn
diện về mối quan hệ Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Dƣới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng, nhân dân hai nƣớc Việt Nam và Lào
phát huy truyền thống đoàn kết đặc biệt, đấu tranh giành độc lập tự do (1930-1945).
Với việc hình thành liên minh Việt Nam – Lào, quân và dân hai nƣớc đã chiến đấu
anh dũng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc (1945-1975). Thắng lợi
của hai cuộc kháng chiến đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho mối quan
hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam từ năm
1976 đến năm 2007. Cuốn sách cũng xác định những bài học lịch sử cho mối quan
hệ Việt Nam – Lào: 1. Xác định đúng đắn hệ thống quan điểm lý luận về mối quan
hệ dân tộc và quốc tế trong thời đại mới giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong quá
trình xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam; 2. Xác
định nội dung, phƣơng thức xây dựng quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt
Nam là cụ thể hóa hệ thống quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối
quan hệ quốc gia và quốc tế trong điều kiện cụ thể của hai nƣớc để hƣớng dẫn hoạt
động của Đảng, của hệ thống chính trị và quân, dân hai nƣớc Việt Nam, Lào nhằm
đạt tới mục tiêu cách mạng do hai bên xác lập; 3. Tình cảm cách mạng thủy chung,
trong sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào là một
nhân tố trọng yếu tạo nên độ bền vững và phát triển của mối quan hệ Việt Nam –
Lào, Lào – Việt Nam; 4. Khai thác, phát huy các nhân tố, điều kiện cần thiết để xây
dựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Với những nội
dung trên công trình có giá trị khoa học và thực tiễn sâu sắc, góp phần làm rõ truyền
thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai nƣớc.
14
Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Lịch sử
quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam 1930-2007, Bài viết của lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội. Cuốn sách bao gồm
những bài viết có chọn lọc của các đồng chí là lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, Mặt trận,
các tổ chức đoàn thể của Việt Nam và Lào. Các bài viết đã toát lên những tƣ tƣởng
lớn về quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, thể hiện quan điểm và đƣờng lối lãnh đạo
hiệu quả. Trong cuốn sách có những bài viết liên quan trực tiếp đến nội dung của
Luận án: Trung tƣớng Chănxamản Chănxalạt “Tình đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn
diện và liên minh vững chắc giữa hai dân tộc Lào – Việt là nhân tố quyết định
thắng lợi của cách mạng hai nước và mãi trở thành di sản quý báu của hai dân
tộc”; Vilayvăn Phômkhê “Liên quân Lào – Việt Nam chiến đấu ngoan cường cùng
hiệp đồng tác chiến chặt chẽ tại các địa phương của Lào”…
Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
Bộ sách gồm 9 tập đã tái hiện sinh động và đầy đủ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nƣớc oanh liệt của nhân dân Việt Nam. Tập 9 của bộ sách đã khẳng định về tầm vóc
cũng nhƣ bài học lịch sử to lớn từ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong tập 9, chƣơng
42: “Liên minh đoàn kết chiến đấu với Lào và Campuchia chống đế quốc Mỹ xâm
lƣợc” đã khẳng định liên minh đoàn kết chiến đấu ba nƣớc Đông Dƣơng là tất yếu
khách quan, có ý thức, có sự thống nhất chung về đƣờng lối chiến lƣợc và sách
lƣợc. Chính sự đoàn kết nhất trí giữa quân và nhân dân ba nƣớc Đông Dƣơng đã
làm nên thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc “việc ủng hộ,
đoàn kết, liên minh, giúp đỡ lẫn nhau, cùng chống kẻ thù chung cũng cực kỳ quan
trọng và là nhu cầu bức thiết của ba dân tộc anh em, vì đây là một nhân tố căn cốt,
bảo đảm cho sự nghiệp cách mạng mỗi nƣớc giành đƣợc thắng lợi”.
Nguyễn Huy Động (2013), Đảng lãnh đạo xây dựng tuyến đường Trường
Sơn trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà
Nội. Tác phẩm đã trình bày quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng tuyến đƣờng Trƣờng
Sơn trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc. Phân tích vai trò quan trọng của tuyến
15
đƣờng nhƣ một căn cứ hậu cần, chỗ dựa trực tiếp cho chiến trƣờng miền Nam và
chiến trƣờng các nƣớc Lào, Campuchia. Sự phối hợp chiến đấu giữa Việt Nam và
Lào trong việc xây dựng, mở rộng tuyến đƣờng. Đƣờng Trƣờng Sơn chính là con
đƣờng đoàn kết trong chiến đấu của các dân tộc Đông Dƣơng.
Ngoài ra còn có một số đề tài, luận án nghiên cứu về quan hệ Việt Nam –
Lào:
Phạm Xanh (1994), Hồ Chí Minh với cách mạng giải phóng dân tộc Lào,
luận án Phó Tiến sĩ khoa học Lịch sử. Luận án đã làm nổi bật những cống hiến to
lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cách mạng giải phóng dân tộc Lào. Và ngƣợc lại,
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Lào dƣới ảnh hƣởng trực tiếp của Hồ Chí Minh
đã từng bƣớc trƣởng thành, lớn mạnh và tác động tích cực trở lại đối với cách mạng
Việt Nam, cách mạng ba nƣớc Đông Dƣơng, trở thành ví dụ điển hình cho tính
đúng đắn, sáng tạo của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
Lê Đình Chỉnh (2001) “Quan hệ Việt Nam – Lào trong giai đoạn 19541975”, luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội. Luận án đã trình bày có hệ thống mối quan hệ Việt Nam – Lào
trong cách mạng giải phóng dân tộc giai đoạn 1954-1975. Tác giả tập trung nghiên
cứu mối quan hệ toàn diện giữa hai Đảng và nhân dân hai nƣớc trong giai đoạn
1954-1975 là mối quan hệ đặc biệt. Sự hợp tác diễn ra trên tất cả các mặt: quân sự,
chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa giáo dục. Bên cạnh đó, luận án cũng đề cập
đến mối quan hệ ngoại giao giữa hai nhà nƣớc độc lập có chủ quyền. Sự giúp đỡ cơ
bản, toàn diện, liên tục, lâu dài của Việt Nam đối với Lào từ năm 1954 đến 1975 đã
góp phần đƣa đến nền độc lập của hai nƣớc. Trên cơ sở phân tích tình hình của mỗi
giai đoạn, luận án đã nêu một số đặc điểm và kết luận về sự thành công của mối
quan hệ đặc biệt: cả Việt Nam và Lào đều cùng có chung kẻ thù, có mục tiêu giống
nhau là đấu tranh giành độc lập; Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân cách
mạng Lào là hai đảng có nguồn gốc từ Đảng Cộng sản Đông Dƣơng trƣớc đây; mối
quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào là quan hệ tự giác, toàn diện bao gồm các
lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa; sự đa dạng trong mối quan
16
hệ Việt Nam – Lào; trong giai đoạn mới, quan hệ Việt Nam – Lào mang những nội
dung và đặc điểm mới.
Phan Trung Kiên (2009), “Nắm vững đường lối quốc tế của Đảng – nguyên
tắc quan trọng nhất của Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp
Lào”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 11. Bài báo đã khẳng định nguyên nhân quan
trọng nhất giúp Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ quốc tế tại Lào chính là sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Trung ƣơng
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ƣơng và Bộ Tổng tƣ lệnh Quân đội
nhân dân Việt Nam. Đó là: quán triệt sâu sắc đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh “Giúp Bạn là mình tự giúp mình”; đoàn kết đặc biệt
Việt Nam – Lào trong xây dựng và chiến đấu thắng lợi, bảo vệ vững chắc thành quả
của Cách mạng Lào; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của Quân tình nguyện và
Chuyên gia quân sự.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà (2012),”Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào về
quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1954-1975)”, Tạp
chí Lý luận chính trị, số 09: bài viết đã khái quát về những chiến thắng của Việt
Nam – Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đánh bại các
chiến lƣợc chiến tranh của Mỹ: “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh đặc biệt tăng
cƣờng” ở Lào, “Việt Nam hóa chiến tranh” ở Việt Nam. Những chiến thắng đó một
lần nữa khẳng định sự hợp tác về quân sự giữa Việt Nam và Lào trong hai cuộc
kháng chiến là một tất yếu khách quan, trở thành điển hình mẫu mực về quan hệ
đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa hai nƣớc có độc lập, chủ quyền và tôn trọng lẫn
nhau.
Ngoài ra các bài báo của các tác giả: Trần Văn Thìn (2005), “Quân khu 4 với
nhiệm vụ quốc tế ở Lào”, Tạp chí Lịch sử Quân sự; Nguyễn Xuân Ớt (2005), “Quá
trình thành lập Đảng Nhân dân Lào”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 03; Nguyễn Xuân
Ớt (2005), “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người đặt nền móng cho quan hệ Việt – Lào”,
Tạp chí Lịch sử Quân sự; Ngô Quốc Tuấn (12/2005), “Quá trình thành lập Đảng
17
Nhân dân Lào”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 03,…cũng đề cập đến những nội dung cơ
bản trong mối quan hệ Việt Nam – Lào.
Các công trình của các tác giả nước ngoài liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
J.Pimlott (1997), Việt Nam những trận đánh quyết định, Nxb Trung tâm
Thông tin Khoa học - Công nghệ - Môi trƣờng, Bộ Quốc phòng dịch. Công trình mô
tả 17 trận đánh đƣợc tác giả coi là “có ý nghĩa quyết định” trên cả hai miền Nam –
Bắc trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Một trong những trận đánh có ý nghĩa quyết
định đó là cuộc hành quân Lam Sơn 719, đề cập đến sự phối hợp chiến đấu giữa
cách mạng hai nƣớc Việt Nam và Lào trên mặt trận đƣờng 9 – Nam Lào.
Nigel Cawthorne (2007), Chiến tranh Việt Nam – được và mất, ngƣời dịch
Thanh Xuân, Nxb Đà Nẵng. Trong mục 9: “Mở rộng địa thế”, phần địa thế của Lào
đã đề cập đến tình đoàn kết chiến đấu giữa Việt Nam và Lào trong việc đánh bại
cuộc hành quân Lam Sơn 719 của Mỹ vào Đƣờng 9 – Nam Lào. Đƣờng mòn Hồ
Chí Minh chạy dọc trên đất Lào có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam
và cách mạng Lào, do đó, Mỹ luôn tìm cách phá nguồn tiếp tế qua đây. Kết quả là
Lào bị Mỹ lôi kéo vào một cuộc chiến tranh lớn hơn. Hàng chục tấn bom đã bị ném
xuống Lào, tuy nhiên với tinh thần đoàn kết của nhân dân hai nƣớc Việt Nam và
Lào đã làm nên chiến thắng lịch sử Đƣờng 9 – Nam Lào, đã làm cho Mỹ bị thiệt hại
nặng nề và buộc phải rút lui.
Gabriel Kolko (2003), Nguyễn Tấn Cƣu dịch, Giải phẫu một cuộc chiến
tranh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Trong phần 5 của cuốn sách, tác giả đã nói
về cuộc hành quân Lam Sơn 719. Lam Sơn 719 đƣợc Kit-xinh-giơ nhận định là
“một thất vọng buồn thảm” và “Lào đã bộc lộ nhiều thiếu sót dai dẳng của họ (Việt
Nam Cộng hòa)”. Hơn nữa, Lam Sơn 719 còn “bộc lộ sự bất lực của quân đội Việt
Nam Cộng hòa trong việc phối hợp một chiến dịch lớn và trong việc sử dụng ƣu thế
hỏa lực một cách hợp lý”. Những ảo tƣởng của chính quyền Ních-xơn về tiềm lực
của Việt Nam Cộng hòa đã đƣa đến việc mở các chiến dịch ở Lào, Campuchia và vì
vậy đã làm lộ những điểm yếu quân sự nghiêm trọng của Việt Nam Cộng hòa trong
cuộc chiến tranh đã đƣợc mở rộng ra toàn Đông Dƣơng.
18
Một số công trình nghiên cứu của nƣớc ngoài: Adams, Nina S., McCoy,
Alfred W., edc. (1970), Laos: War and Revolution, Harper Colophon Book Series,
CN 221, New York, Harper and Row; Chinnery P.D (1994), The secret war in Laos
1967-1968, England: Airlife; D.Welsh (1981), The history of the Vietnam war,
London: Bison books limited; Langer, Paul F. and Zasloff, Joseph J. (1970), North
Vietnam and the Pathet Laos: Patners in the struggle for Laos, Cambridge, Mass.:
Harvard University Press; Grant Evans (2002), A short History of Laos: the Land in
between, Silkworm Books, Thailand; Patterson, David S. (1998). Laos/David
S.Patterson. - Washington: Bộ Ngoại giao Mỹ; Volume XXVIII, 1998; Glennon,
John P.(1992), East Asia - Pacific region; Cambodia; Laos/John P.Glennon. Washington: Bộ Ngoại giao Mỹ, Volume XVI,…. Các công trình đã đề cập đến
những khía cạnh khác nhau của các mạng Lào và cách mạng Việt Nam, qua đó thấy
đƣợc những nội dung cơ bản liên quan đến mối quan hệ Việt Nam – Lào, cũng nhƣ
liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào
và sự lãnh đạo của Đảng đối với liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào
Những chặng đường thắng lợi của cách mạng Lào (1977), Nxb Sự thật, Hà
Nội: giới thiệu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc và cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nƣớc của nhân dân Lào. Mỗi thắng lợi của cách mạng Lào đều
có sự giúp đỡ, phối hợp chiến đấu của cách mạng Việt Nam cho đến ngày thắng lợi
hoàn toàn, thành lập nƣớc Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
Tình nghĩa Việt Nam – Lào mãi mãi bền vững hơn núi hơn sông (1978), Nxb
Sự thật, Hà Nội: bao gồm những bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo hai Đảng
trong chuyến đi thăm chính thức nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của lãnh
đạo Việt Nam. Trong bài diễn văn của mình, đồng chí Cayxỏn Phômvihản nêu rõ:
thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng nhƣ của cách mạng Lào không tách khỏi sự
giúp đỡ lẫn nhau giữa hai Đảng và nhân dân hai nƣớc anh em. Điều này hoàn toàn
phù hợp với quy luật phát triển của cách mạng, với lợi ích chính đáng và nguyện
vọng sâu xa của nhân dân hai nƣớc. Từ đó khẳng định trong thời đại mới cần không
19
ngừng tăng cƣờng tình đoàn kết và tin cậy lẫn nhau, hợp tác lâu dài và giúp đỡ nhau
về mọi mặt, gắn bó với nhau không chỉ trong cách mạng giải phóng dân tộc mà còn
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Hoàng Văn Thái (1983), Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam – Lào –
Campuchia, Nxb Sự thật, Hà Nội: xuất phát từ mối quan hệ đặc biệt giữa ba nƣớc
Việt Nam – Lào – Campuchia, tác giả đã trình bày hai nội dung chủ yếu: Phần thứ
nhất: Liên minh ba nƣớc Việt Nam, Lào, Campuchia là một tất yếu khách quan, là
quy luật tồn tại và phát triển của ba dân tộc. Liên minh đoàn kết chiến đấu này
không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan mà bắt nguồn từ yếu tố khách quan, có
cội nguồn trong quan hệ tự nhiên về địa lý, xã hội, lịch sử của ba nƣớc. Từ khi có
Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, liên minh của ba nƣớc đã thật sự hình thành
và phát triển. Đây đƣợc coi là quy luật tồn tại và phát triển của ba dân tộc, là nhân
tố thắng lợi của cách mạng ba nƣớc. Phần thứ hai: Củng cố và tăng cƣờng liên minh
ba nƣớc là nhân tố bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của ba nƣớc trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong nội dung này, tác giả đã khái
quát đặc điểm liên minh ba nƣớc Đông Dƣơng trong giai đoạn cách mạng mới liên
quan đến vấn đề luận án nghiên cứu: 1. Ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia đã
giành đƣợc hoàn toàn độc lập, đã tổ chức nhà nƣớc của mình, dƣới sự lãnh đạo của
Đảng Mác xít chân chính, đang tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa; 2. Liên minh ba nƣớc là một bộ phận hợp thành của liên
minh quốc tế các nƣớc xã hội chủ nghĩa, liên minh các lực lƣợng cách mạng thế
giới, trong điều kiện sức mạnh tổng hợp của ba dòng thác cách mạng hơn hẳn các
thế lực đế quốc và phản động. Từ đó, tác giả nêu lên những nguyên tắc chiến lƣợc
của liên minh: 1. Hoàn toàn bình đẳng, đoàn kết, hợp tác toàn diện, lâu dài và giúp
đỡ lẫn nhau về mọi mặt; 2. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
nhau; 3. Tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, vì lợi ích cách mạng mỗi nƣớc đồng
thời vì lợi ích cách mạng của ba nƣớc, lợi ích của cách mạng thế giới.
Liên minh đoàn kết chiến đấu đời đời bền vững (1984), Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội. Cuốn sách đã đề cập đến những văn kiện: Tuyên bố của Hội nghị cấp
20
cao ba nƣớc Đông Dƣơng, Tuyên bố chung Việt Nam – Lào, Tuyên bố chung Việt
Nam – Campuchia, Hiệp ƣớc hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào, Hiệp ƣớc hòa
bình, hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Campuchia, các bài phát biểu của các đồng
chí lãnh đạo quân đội ba nƣớc Đông Dƣơng. Qua đó, đã khẳng định mối quan hệ
Việt Nam – Lào mãi mãi bền vững hơn núi hơn sông, một mối quan hệ đặc biệt,
mẫu mực hiếm có, vô cùng trong sáng và rất mực thủy chung. Mỗi thắng lợi của
cách mạng Việt Nam không tách rời thắng lợi của cách mạng Lào và ngƣợc lại, mỗi
thắng lợi của cách mạng Lào không thể tách rời thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Điều đó đã trở thành quy luật phát triển, có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của
mỗi dân tộc.
Dƣơng Đình Lập (chủ biên) (1999), Lịch sử các đoàn Quân tình nguyện và
chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào 1954-1975, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
Công trình chủ yếu đề cập đến liên minh Việt Nam – Lào trên lĩnh vực quân sự.
Đồng thời, trình bày những vấn đề về những hoạt động chủ yếu của Quân tình
nguyện và các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế trên chiến
trƣờng Lào, xây dựng, phát triển lực lƣợng quân sự, chính trị, xây dựng căn cứ
kháng chiến; phối hợp với chiến trƣờng Lào chiến đấu giành thắng lợi từng bƣớc,
tiến tới đánh bại các chiến lƣợc chiến tranh của Mỹ.
Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1999), Lịch sử các đoàn
Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào 1954-1975: Đoàn 100:
cố vấn quân sự, Đoàn 959: chuyên gia quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
Cuốn sách đã phản ánh những năm tháng làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Lào
của Đoàn 100 và Đoàn 959: Đoàn 100 – Cố vấn quân sự: tích cực giúp Bạn xây
dựng quân đội, củng cố hai tỉnh phát huy sức mạnh và khả năng tự lực của Bạn,
giúp hòa hợp các lực lƣợng Pathet Lào với quân đội Vƣơng quốc. Đến năm 1958,
Đoàn 100 hoàn thành nhiệm vụ và trở về nƣớc; Đoàn 959 – Chuyên gia quân sự: có
vai trò quan trọng trong việc giúp Lào đánh bại âm mƣu can thiệp của Mỹ, thực
hiện hòa hợp dân tộc lần 2 (1959-1963), giúp Lào xây dựng lực lƣợng vũ trang,
phối hợp với Quân tình nguyện Việt Nam đánh bại “chiến tranh đặc biệt” và “chiến
21