Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

CỘNG ĐỒNG NGƢỜI VIỆT Ở CAMPUCHIA- THỰC TRẠNG VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH VỚI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN QUỲNH MAI

CỘNG ĐỒNG NGƢỜI VIỆT Ở CAMPUCHIA- THỰC
TRẠNG VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH VỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN QUỲNH MAI

CỘNG ĐỒNG NGƢỜI VIỆT Ở CAMPUCHIA – THỰC TRẠNG
VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Chuyên ngành:QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60 31 02 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.NGUYỄN THÀNH VĂN

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN


Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS.
Nguyễn Thành Văn, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn
tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô của Trường Đại học Khoa
học Xã hôi và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền thụ cho tôi
những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất, làm nền tảng vững chắc để tôi
hoàn thành luận văn.
Tôi cũng trân trọng cảm ơn các cán bộ, nhân viên Khoa Quốc tế học đã
đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, giúp khóa học thành công tốt đẹp.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và những
người bạn đã ủng hộ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận
văn tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày

tháng 7 năm 2018

Học viên

Nguyễn Quỳnh Mai


MỤC LỤC
MỞ ĐẨU .......................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài .................................................................. 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 8
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8
5. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 9
6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 9

Chương 1: Khái quát lịch sử hình thành cộng đồng người Việt ở
Campuchia ...................................................................................................... 11
1.1. Thời phong kiến...................................................................................... 11
1.2. Thời kỳ Pháp thuộc ................................................................................ 12
1.3. Thời kỳ Campuchia độc lập .................................................................. 13
1.4. Số lƣợng, đặc điểm của Cộng đồng ngƣời Việt ở Campuchia ........... 23
1.4.1. Số lượng ................................................................................................ 23
1.4.2. Đặc điểm ............................................................................................... 25
1.5. Chính sách của Campuchia và Việt Nam đối với cộng đồng ngƣời Việt .. 27
1.5.1. Chính sách của Campuchia .................................................................. 27
1.5.2. Chính sách của Việt Nam ...................................................................... 38
Tiểu kết ........................................................................................................... 43
Chƣơng 2: Thực trạng đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội của
cộng đồng ngƣời Việt ở Campuchia ............................................................ 44
2.1. Đời sống chính trị ................................................................................... 44
2.1.1. Địa vị pháp lý ........................................................................................ 44
2.1.2. Các hoạt động chính trị ........................................................................ 52
2.2. Đời sống kinh tế ...................................................................................... 53

1


2.2.1. Các hoạt động kinh tế ........................................................................... 53
2.2.2. Thu nhập và mức sống .......................................................................... 55
2.3. Đời sống văn hóa xã hội ......................................................................... 57
2.3.1. Giáo dục ................................................................................................ 57
2.3.2. Y tế ......................................................................................................... 61
2.3.3. Tín ngưỡng, tôn giáo ............................................................................. 62
2.3.4. Một số vấn đề khác................................................................................ 63
Tiểu kết ............................................................................................................ 64

Chƣơng 3: Gợi ý chính sách đối với Việt Nam ........................................... 66
3.1. Nguyện vọng của Cộng đồng ngƣời Việt ở Campuchia và đề xuất của
Tổng hội ngƣời Việt Nam tại Campuchia ................................................... 66
3.1.1. Nguyện vọng của Cộng đồng người Việt ở Campuchia........................ 66
3.1.2. Đề xuất của Tổng hội người Campuchia gốc Việt ................................ 68
3.2. Tác động của vấn đề ngƣời Việt đối với quan hệ Việt Nam Campuchia ..................................................................................................... 70
3.3. Một số giải pháp để giải quyết những khó khăn vƣớng mắc của Cộng
đồng ngƣời Việt tại Campuchia và thúc đẩy quan hệ hai nƣớc ............... 71
3.3.1. Đối với vấn đề địa vị pháp lý ................................................................ 71
3.3.2. Đối với các hoạt động kinh tế ............................................................... 78
3.3.3. Đối với đời sống văn hóa xã hội và hội nhập với xã hội Campuchia... 81
Tiểu kết ........................................................................................................... 84
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87

2


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

STT

VIẾT TẮT

1

ASEAN

2


CNRP

3

CPP

4

SRP

5

UNTAC

6

WTO

VIẾT ĐẦY ĐỦ

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Cambodia National Rescue Party
Đảng Cứu nguy Dân tộc
Cambodia People Party
Đảng Nhân dân Campuchia
Sam Rainsy Party
Đảng Sam Rainsy
United NationsTransitional Authority in Cambodia
Cơ quan chuyển tiếp Liên Hợp quốc tại Camuchia

World Trade Orgnization
Tổ chức Kinh tế thế giới

3


MỞ ĐẨU
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có chung đường biên
giới dài khoảng 1.100 km. Cộng đồng người Việt ở Campuchia được hình
thành từ rất sớm và bằng nhiều hình thức khác nhau. Vào cuối thế kỷ thứ 17,
một bộ phận không nhỏ người Việt đã đến Campuchia định cư và làm ăn sinh
sống. Số người Việt ở Campuchia lúc đông nhất khoảng 500.000 người. Hiện
nay chưa có thống kê chính xác, song theo thống kê của Campuchia, có
khoảng 100.000 người Việt đang làm ăn, sinh sống ở Campuchia. Tuy đông
như vậy nhưng do những biến cố lịch sử, đặc biệt là ở Campuchia trong giai
đoạn từ cuối thế kỷ XX đến nay đã chi phối rất lớn đến tình hình Cộng đồng
người Việt ở Campuchia, dẫn đến địa vị pháp lý của người Việt Nam ở
Campuchia rất thấp, thậm chí có một bộ phận không nhỏ còn hết sức bấp
bênh. Mặt khác, phần lớn người Việt ở Campuchia là người lao động nghèo
khổ, trình độ văn hóa thấp, không có chuyên môn kỹ thuật... Người Việt sinh
sống chủ yếu ở Phnom Penh, các tỉnh xung quanh Hồ Tonle Sap (người Việt
thường gọi là Biển Hồ) và một vài thị xã, thị trấn khác. Đa số bà con sinh
sống bằng đánh bắt cá, buôn bán nhỏ hoặc dịch vụ... nên không những không
đảm bảo được cuộc sống mà còn khó khăn trong sự hòa nhập với cư dân sở
tại, gây khó khăn cho việc quản lý của Campuchia.
Bên cạnh đó, một số cá nhân hoặc lực lượng chính trị ở
Campuchiathường lợi dụng vấn đề người Việt, nhất là trước các sự kiện lớn,
để kích động tâm lý hận thù dân tộc, làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ hai

nước. Do vậy có thể nói, vấn đề người Việt Nam ở Campuchia không chỉ là
vấn đề quyền của con người được cư trú làm ăn sinh sống bình thường
theo/phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế mà còn liên quan đến các mối
quan hệ chính trị, an ninh, hợp tác đầu tư về kinh tế văn hóa, xã hội giữa Việt

4


Nam-Campuchia, đặc biệt là chính sách của Campuchia đối với ngoại kiều
nói chung và đối với Cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia nói riêng.
Đã có một số tài liệu, công trình nghiên cứu về mối quan hệ Việt Nam
– Campuchia trong đó có đề cập đến vấn đề người Việt, tuy nhiên chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện thực trạng của cộng đồng cũng
như đưa ra giải pháp để cải thiện tình trạng trên. Vì vậy, thực hiện đề tài
“Cộng đồng ngƣời Việt ở Campuchia – thực trạng và gợi ý chính sách đối
với Việt Nam” hy vọng phần nào giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về tình hình
thực tế của bà con người Việt ở Campuchia, thấy được những khó khăn, bất
cập mà bà con đang phải đối mặt, qua đó đưa ra một số đề xuất để tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc mà bà con đang gặp phải.
1.2. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn
Thông qua nghiên cứu lịch sử hình thành, thực trạng đời sống của bà
con người Việt tại Campuchia, luận văn góp phần cung cấp một số gợi ý
chính sách để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của Cộng đồng người Việt
ở Campuchiađang gặp phải nói chung và giải quyết một trong số những tồn
tại cố hữu trong quan hệ Việt Nam - Campuchia nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
- Lê Hương (1971), Việt kiều ở Campuchia(Nxb. Trí Đăng), đề cập đến
một số vấn đề đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của Cộng đồng người Việt
thời Pháp thuộc và giai đoạn đầu của thời kỳ Campuchia giành được độc lập.

Đặc biệt, Lê Hương đã bước đầu phân tích một số chính sách của chính quyền
N.Sihanouk đối với người Việt.
- Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến Việt kiều Campuchia yêu nước
(2004), Hồi ký tấm lòng của Việt kiều Campuchia (Nxb. Mũi Cà Mau), trong
đó chủ yếu ghi lại phong trào kháng chiến, yêu nước và những đóng góp của
Cộng đồng người Việt ở Campuchia thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ.

5


- PGS.TS Trần Trọng Đăng Đàn (1997), Người Việt Nam ở nước ngoài
(Nxb. Sự thật), Người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ có “Việt kiều” (Nxb.
Chính trị Quốc gia, 2005), trong đó quan điểm của PGS.TS Trần Trọng Đăng
Đàn về vấn đề người Việt ở Campuchia là “Xây dựng một cơ sở pháp lý vững
chắc, tạo một vị thế chính trị, văn hóa, xã hội vững vàng để người Việt Nam ở
Campuchia được làm ăn sinh sống lâu dài, ổn định”.
- Nguyễn Sỹ Tuấn (2006), Cộng đồng người Việt ở Campuchia, Viện
Nghiên cứu Đông Nam Á nghiên cứu về chính sách của Campuchia đối với
Cộng đồng người Việt ở Campuchia qua các thời kỳ, nhất là giai đoạn hiện nay.
- Nguyễn Hải Anh (2014), Luận văn ThS Quan hệ Việt Nam –
Campuchia (1991-2012), đã đề cập toàn diện đến quan hệ Việt Nam –
Campuchia giai đoạn 1991-2012, trong đó có vấn đề Cộng đồng người Việt.
- Công trình nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản về người Việt Nam ở
Campuchia hiện nay” đã nghiên cứu các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa –
xã hội của người Việt Nam ở Campuchia hiện nay ở các khía cạnh lịch sử
khác nhau. Tuy nhiên, công trình mới chỉ tập trung nghiên cứu người Việt
Nam đang sinh sống ở Phnom Penh và một số tỉnh xung quanh hồ Tonle Sap.
- Ngoài ra, một số báo cáo của các cơ quan chức năng như Ủy ban
Người Việt ở nước ngoài, Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam tại
Campuchia … đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến Cộng đồng người Việt

Nam ở Campuchia.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
+ Khin Sok, 1991, CampuchiagiữaThái Lan và Việt Nam từ 1775-1860
(Escole Francaise D’extreme – Orient, Paris) đã đề cập đến vấn đề lịch sử
hình thành Cộng đồng người Việt ở Campuchia.
+ Ghoshal, 1993, Minorities in Cambodia: The Vietnamese Community
(in Minorities in Cambodia, Sri Lanka: International Center for Ethnic
Studies), trong đó chia Cộng đồng người Việt ở Campuchia thành 3 nhóm

6


khác nhau dựa trên tiêu chí về mức độ lâu đời của họ ở Campuchia: Nhóm 1
là những người được sinh ra ở Campuchia, bố mẹ và ông bà cũng được sinh
ra ở Campuchia. Họ có thể nói, đọc, viết chữ Khmer thành thạo và hội nhập
vào xã hội Campuchiakhá tốt. Nhóm 2 gồm những người đến Campuchia
trong khoảng thời gian từ 1979-1989, những người quay trở lại Campuchia
sau khi chế độ Pol Pot sụp đổ. Nhóm này thường nói được một số từ Khmer
mặc dù không trôi chảy. Nhóm 3 là những người mới đến Campuchia thông
qua môi giới việc làm. Phần lớn họ không nói được tiếng Khmer hoặc chỉ nói
được một số từ cơ bản.
+ Chandler, 1992, A history of Cambodia, Thailand, Silkworm Books
đề cập đến “sự xâm nhập của người Việt vào Campuchia và cuộc sống của họ
dưới thời Lon Nol, Pol Pot”.
+ Anushka Derk, Diversity in Ethnicity: A picture of the Vietnamese in
Cambodia, Christine s.Leanard với bài viết: Becoming Cambodian: Ethnic
Identity and the Vietnamese in Cambodia, Ethnic groups in Cambodia, Center
for Advanced Study, Phnom Penh, 2009, tr.535-613 đã có một cái nhìn tổng
quát về nguồn gốc, đặc điểm văn hóa, lối sống, hoàn cảnh kinh tế của Cộng
đồng người Việt ở Campuchia cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế

kỷ XX.
+ Ramses Amer, “Domestic Political Change and Ethnic Minorities –
A Case Study of the Ethnic Vietnamese in Cambodia”, Asia-Pacific Social
Science Review, (2013)đề cập đến những diễn biến chính trị tại Campuchia
kể từ thập niên 1950 và ảnh hưởng đến người gốc Việt; quan điểm chống
người gốc Việt và ảnh hưởng của chúng lên các chính sách của Campuchia
đối với người Việt.
Các công trình nghiên cứu chưa đặt vấn đề nghiên cứu Cộng đồng
người Việt ở Campuchia trong những khía cạnh lịch sử hình thành, địa vị
pháp lý cũng như những đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội… hoặc đã có đề

7


cập nhưng chưa toàn diện, tính khái quát chưa cao do chỉ dừng lại ở các giai
đoạn ngắn hoặc là các báo cáo thường kỳ. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu
cũng cung cấp cho đề tài những tư liệu hết sức bổ ích mà đề tài có thể kế thừa.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cộng đồng người Việt ở Campuchia.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt thời gian:
Đề tài nghiên cứu Cộng đồng người Việt ở Campuchia từ thời phong
kiến đến nay.Lý do đề tài luận văn tập trung nghiên cứu trong giai đoạn này là
vì bắt đầu từ thời phong kiến bà con người Việt bắt đầu đặt chân đến vùng đất
Campuchia và từ đây hình thành Cộng đồng người Việt tại Campuchia. Trải
qua những biến cố lịch sử của tình hình chính trị tại Campuchia, những thăng
trầm trong quan hệ hai nước, hiện nay vấn đề người Việt vẫn được xem là vấn
đề “khó” trong quan hệ Việt Nam – Campuchia.
- Về không gian: Luận văn giới hạn trong những nội dung liên quan đến
Cộng đồng người Việt trong bối cảnh chung của quan hệ Việt Nam –

Campuchia.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử được sử dụng giúp người nghiên cứu có cái nhìn
tổng quan về Cộng đồng người Việt, qua đó thấy được thực trạng của người
Việt qua các thời kỳ cũng như hiểu hơn nguyên nhân dẫn đến những thay đổi
về địa vị và vai trò của Cộng đồng người Việt trong xã hội Campuchia.
Phương pháp phân tích văn bản là phương pháp được sử dụng nhằm
khai thác các tài liệu, báo cáo của các cơ quan chức năng, các công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học để có được cái nhìn khách quan, cụ thể
vềCộng đồng người Việt từ thời kỳ phong kiến đến nay.
Phương pháp phân tích chính sách là phương pháp được sử dụng để
khai thác các chủ trương, quan điểm của chính quyền Campuchia cũng như
Việt Nam đối với địa vị và vai trò của Cộng đồng người Việt ở Campuchia.

8


Phương pháp phân tích và tổng hợplà phương pháp được sử dụng để giúp
tác giả đưa ra những phân tích, đánh giá mang tính cá nhân về những vấn đề liên
quan đến Cộng đồng người Việt tại Campuchia.
Phương pháp nghiên cứu so sánh: Nhằm làm rõ sự khác biệt liên quan
đến các đánh giá về chính sách của Campuchia đối với người gốc Việt so với
các cộng đồng khác tại Campuchia cũng như so sánh số lượng người Việt ở
Campuchia qua từng thời kỳ. Sửdụng phương pháp này sẽ giúp tác giả có
được những phân tích, đánh giá và cách nhìn nhận vấn đề khách quan hơn,
thực tế hơn.
5. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của người
Việt Nam ở Campuchia từ thời phong kiến đến nay, trong đó có những so
sánh, đánh giá để thấy được sự biến động về số lượng người Việt Nam ở CPC

qua các thời kỳ, các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.
Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thêm cho các cơ quan hữu quan
của Việt Nam các thông tin mang tính thực tế, các cơ sở khoa học trong việc
hoạch định chính sách đối với Cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia
nhằm giúp Cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia ổn định, phát triển, giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập sâu, bền vững vào đất nước sở tại.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu
tham khảo, Luận văn gồm 03 chương:
Chƣơng 1: Khái quát lịch sử hình thành Cộng đồng ngƣời Việt ở
Campuchia. Nội dung chương này khái quát về lịch sử hình thành Cộng
đồng người Việt ở Campuchia từ thời phong kiến đến nay, qua đó làm nổi bật
lí do dẫn tới sự thay đổi về số lượng người Việt ở Campuchia qua từng thời
kỳ. Đồng thời, chương này cũng tập trung nghiên cứu chính sách của
Campuchia và Việt Nam đối với Cộng đồng người Việt ở Campuchia.

9


Chƣơng 2: Thực trạng đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội
của Cộng đồng ngƣời Việt ở Campuchia. Chương này chủ yếu làm rõ
những vấn đề khó khăn mà bà con người Việt tại Campuchia đã và đang gặp
phải trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội cũng như
nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.
Chƣơng 3: Gợi ý chính sách đối với Việt Nam. Nội dung chương này
tập trung đưa ra một số gợi ý chính sách đối với các cơ quan chức năng Việt
Nam cả trong và ngoài nước để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của bà
con người Việt tại Campuchia, qua đó tận dụng những điều kiện thuận lợi,
hạn chế những khó khăn trong quan hệ hai nước để bà con hòa nhập tốt hơn
vào đời sống xã hội của Campuchia, góp phần giải quyết một trong những vấn

đề “khó” trong quan hệ Việt Nam – Campuchia.

10


Chƣơng 1: Khái quát lịch sử hình thành cộng đồng ngƣời Việt ở
Campuchia
1.1. Thời phong kiến
Từ đầu thế kỷ XVII, Việt Nam và Campuchia (lúc đó gọi là Chân Lạp)
đã có mối quan hệ bang giao. Khi chúa Nguyễn đến Sài Gòn, ở đây đã có
nhiều dân tộc cư trú, trong đó có dân tộc Khmer. Năm 1620, chúa Sãi Nguyễn
Phúc Nguyên (1613-1635) đã gả con gái mình là Công chúa Ngọc Vạn cho
Quốc vương Chey Chettha II (1618-1628) làm hoàng hậu. Về phần mình,
Chey Chettha II cũng muốn thông qua mối quan hệ này để củng cố thế lực
nhằm chống lại quân Xiêm. “Năm 1623 (đầu thế kỷ XVII) khi nhà Nguyễn
quản lý ở miền Nam, một bộ phận người Việt ban đầu đã đến định canh, định
cư ở vùng giáp ranh biên giới giữa miền Nam Việt Nam với Campuchia,
nhưng sau đó, nhà vua Angso (lấy danh hiệu là BotumReachia) đã thỏa thuận
với chúa Nguyễn cho người Việt Nam đến định cư ở Campuchia, hưởng
quyền lợi ngang hàng với người Khmer”1. Một bộ phận nhỏ người Việt đã
đến định cư ở các huyện Peamchor, KohThom, Prek Dack, Chroy Changva, U
Dong… Còn về đường bộ, một bộ phận người Việt đếnCampuchia theo
đường số 1 từ Prasot, Trabek, Ba Nam, thuộc tả ngạn sông Mê Công. Sau
năm 1658, nhiều người Việt Nam, nhất là những người trong bộ máy quân sự,
hành chính của chúa Nguyễn đã có mặt ở Campuchia. Nhiều người trong số
họ đã được bổ nhiệm vào bộ máy hành chính của triều đình Campuchia. Cùng
với những người Việt trong bộ máy dân sự, còn có một bộ phận cư dân khác
sang làm ăn sinh, sinh sống ở Campuchia. Họ chính là những thương gia
người Việt sang làm ăn buôn bán ở đây. Vào đầu thế kỷ XVIII, chúa Nguyễn
tiếp tục giúp các vương triều Campuchia 2 lần đánh thắng quân Xiêm năm

1714, 1719. Khi Xiêm chiếm vùng Tây Nam Campuchia rồi đánh xuống vùng
1

Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến khối Việt kiều Campuchia yêu nước, 2004, Tư liệu lịch sử về phong
trào Việt kiều yêu nước ở Campuchia, Nxb.Mũi Cà Mau,Tr.9-13

11


Hà Tiên đều bị chúa Nguyễn đánh đuổi bỏ chạy về nước (hiện di tích lịch sử
còn ghi lại ở Rolackanchơn phía Bắc đường 4 Campuchia), một bộ phận
người Việt tiếp tục sang Campuchia định cư theo các ngả trên mỗi ngày một
tăng lên. Bên cạnh đó, vào thời điểm này, số người Việt Nam đến buôn bán ở
Chân Lạp cũng tăng lên một cách đáng kể. Đặc biệt sau khi lên ngôi, “vua
Minh Mệnh chủ trương lập trấn Tây Thành thì người Việt Nam sang làm ăn,
buôn bán ở Chân Lạp ngày càng đông. Vua Minh Mệnh ban hành nhiều đạo
dụ khuyến khích người Việt sang làm ăn buôn bán ở Chân Lạp”2. Việc triều
Nguyễn khuyến khích và tạo điều kiện cho người buôn bán của Việt Nam và
Chân Lạp thông thương qua lại đã tạo nên một cộng đồng người Việt đến làm
ăn sinh sống ở Campuchia sau năm 1835 tăng lên đáng kể.
1.2. Thời kỳ Pháp thuộc
Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm chiếm ba nước Việt Nam, Lào và
Campuchia, cư dân người Việt sang làm ăn, sinh sống ở Campuchia ngày một
đông. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp thực hiện công
cuộc khai thác thuộc địa, đã đưa hàng vạn lao động, công nhân người Việt
sang các đồn điền cao su, các công trình xây dựng đường sá, cầu cống… ở
Campuchia. Thời kỳ này có một số luồng di dân chủ yếu sau:
Những người di dân tự do: Sau khi chiếm toàn bộ ba nước Việt Nam,
Campuchia và Lào thành lập Liên bang Đông Dương thuộc Pháp (1887), thực
dân Pháp đã biến ba quốc gia có chủ quyền thành các khu vực trực thuộc toàn

quyền Đông Dương, biên giới quốc gia biến thành các biên giới hành chính,
nhờ đó việc đi lại giữa ba nước trong đó có sự đi lại giữa Việt Nam và
Campuchia cũng trở nên dễ dàng. Nhiều người Việt vì hoàn cảnh khó khăn,
nghèo đói, thiếu ruộng vườn đất đai canh tác tại quê hương bản quán, nhất là
các tỉnh giáp ranh với Campuchia đã tìm mọi cách sang Campuchia làm ăn,
sinh sống. Một bộ phận lớn người Nam Bộ sang Campuchia đánh bắt thủy sản
2

Đại Nam thực lục chính biên, 2007, Nxb Giáo dục, Kỳ thứ hai

12


dọc theo sông Mê Công, sông Tonle Sap và Biển Hồ nên số lượng người Việt
ở Campuchia tiếp tục tăng lên.
Những người di dân có tổ chức, do thực dân Pháp thực hiện: Nhómnày
cũng được chia thành hai bộ phận, tùy thuộc vào điều kiện học vấn, điều kiện
kinh tế. Nhóm thứ nhất tham gia bộ máy công chức của Pháp; nhóm thứ hai
tham gia vào công việc khai thác thuộc địa. Số lượng người Việt ở
Campuchia trong thời kỳ Pháp thuộc được công bố không thống nhất. Theo
thống kê trong Tư liệu lịch sử về phong trào Việt kiều yêu nước ở
Campuchia“năm 1902 có khoảng 63.786 người, năm 1921 có 140.222 người,
năm 1932 có trên 225.100 người, năm 1945 có trên 300.000 người, năm 1950
có 319.596 người”3.
1.3. Thời kỳ Campuchia độc lập
Thời kỳ Sihanouk cầm quyền: 1953-1970
Sau khi Campuchia giành được độc lập từ tay Pháp vào năm 1953, nhà
cầm quyền Campuchia nỗ lực điều chỉnh hoạt động của các cộng đồng nhập
cư trong nước, trong đó có người Việt. Campuchia buộc đa số họ phải nhập
tịch Campuchia. Quan hệ của Campuchia với hai chính quyền Việt Nam trở

thành vấn đề ngày càng gây quan ngại khi chiến tranh Việt Nam leo thang vào
thập niên 1960, kéo theo sự gia tăng quan điểm chống người Việt. Khó có thể
xác định chắc chắn quy mô của cộng đồng người Việt do những tiêu chuẩn
được áp dụng để phân loại các nhóm sắc tộc là khác nhau. “Theo các cuộc
điều tra dân số chính thức dùng quốc tịch làm cơ sở phân loại chẳng hạn thì
có 217.774 người Việt vào năm 1962. Ước tính đáng tin cậy nhất thể hiện số
người Việt tại Campuchia là khoảng 450.000 vào cuối những năm 1960, trên
tổng dân số khoảng 7.300.000 người”4.
3

Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến khối Việt kiều Campuchia yêu nước, 2004, Tư liệu lịch sử về phong
trào Việt kiều yêu nước ở Campuchia, Nxb.Mũi Cà Mau,Tr.9-13
4

Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam, Báo cáo tình hình cộng đồng giai đoạn 2003-2013.

13


Thời kỳ Cộng hòa Khmer:1970 - 1975
Sau khi Lon Nol đảo chính Norodom Sihanouk tháng 3/1970, chính thể
Cộng hòa Khmer được thành lập. Việc phế truất được tiến hành khi một chiến
dịch tuyên truyền chống người Việt đang diễn ra. Trên thực tế, chỉ trích đối
với Sihanouk phần lớn tập trung vào lập trường được cho là ủng hộ người
Việt của ông. Chiến dịch tuyên truyền chống lại Cộng đồng người Việt sớm
chuyển thành các cuộc bạo động và tấn công khắp đất nước Campuchia. Nhà
cửa, thuyền bè, tài sản và các đền thờ tôn giáo của người Việt bị tấn công.
Văn phòng và nơi ở tại Phnom Penh của các đại diện ngoại giao của Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt
Nam bị cướp phá. Bạo lực chống lại người Việt leo thang khi các phần tử

thuộc lực lượng vũ trang và cảnh sát tham gia vào các vụ tấn công và tàn sát.
Đây là nguyên nhân gây nên cái chết của hàng nghìn người Việt.“Thay vì bảo
vệ người Việt, nhà cầm quyền mới của Campuchia đề xuất nhiều biện pháp
phân biệt đối xử. Người Việt chỉ được phép đi lại từ 7 đến 11 giờ sáng, họ
không thể đến trường và đi làm. Ngư dân người Việt bị thu hồi giấy phép
đánh bắt. Các tổ chức công và tư cũng như những người sống trong nhà ở
thuộc sở hữu nhà nước bị cấm thuê mướn lao động người Việt. Ngoài ra, nhà
cầm quyền khuyến cáo không được dùng tiếng Việt nơi công cộng”5.
Trước sự việc này, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã can thiệp một
cách chính thức. Nhà cầm quyền Campuchia dần nhận thức được hậu quả tiêu
cực của các vụ tấn công nhằm vào người Việt và điều này đã kéo theo một sự
thay đổi về quan điểm. Nhà cầm quyền Campuchia kêu gọi người dân tích
cực bảo vệ người Việt trên tinh thần duy trì mối liên hệ mật thiết giữa nhân
dân hai nước. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và chính quyền Campuchia đã
đạt được một thỏa thuận về vấn đề người Việt ở Campuchia vào ngày
27/5/1970.
5

Daniel Phan, Cambodia’s Ethnic Vietnamese Seek Tribunal Justice, Jakarta Globe, 15/3/2012

14


Bất chấp những tín hiệu mới, người Việt tiếp tục trốn chạy khỏi nơi ở
của mình và tìm nơi ở trong 18 trại tị nạn tại một số thành phố của Campuchia
- chủ yếu là ở Phnom Penh - nhằm đương đầu với dòng người tị nạn trong
nước. Tháng 5/1970, lượng người trong các trại tị nạn lên đến con số đỉnh
điểm 90.000 người. Từ tháng 5 - tháng 8/1970, số người tị nạn này được trả
về Việt Nam. Ngày 13/8/1970, trại tị nạn cuối cùng bị đóng cửa tại Phnom
Penh. Tuy nhiên, cuộc di cư của người Việt từ Campuchia vẫn tiếp tục và tới

“cuối tháng 9/1970, tổng cộng 197.378 người Việt đã chính thức trở về Việt
Nam. Theo Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, 28% số người hồi hương tuyên bố
họ là công dân Campuchia. Trên thực tế, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ước
tính 300.000 người Việt sống ở Campuchia trước cuộc di tản đã mang quốc
tịch Campuchia. Tháng 3/1971, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa chính thức
ước tính khoảng 250.000 người Việt từ Campuchia đã được hồi hương”6.
Thời kỳ Campuchia Dân chủ: 1975 - 1979
Sau cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, Chính phủ Hoàng gia của
Liên minh Quốc gia Campuchia do Đảng Cộng sản Campuchiadẫn dắt đã
chiếm được thủ đô Phnom Penh vào ngày 17/4/1975 và đánh bại Cộng hòa
Khmer. Đảng Cộng sản Campuchia dần kiểm soát toàn bộ quyền lực chính trị
trong nước. Đất nước được đổi tên thành Campuchia Dân chủ. Người Việt
tiếp tục phải di tản khi có khoảng 170.000 người bị trục xuất khỏi Campuchia
vào năm 1975. Ước tính có khoảng 200.000 người Việt vào giữa thập niên
1970, như vậy chỉ còn khoảng 30.000 người còn lưu lại Campuchia và đa số
chết vì đói khát, bệnh tật hoặc bị hành hình trong khoảng thời gian từ 1975
đến 1978. Điều này có nghĩa là người Việt hầu như hoàn toàn biến mất khỏi
Campuchia.
Thời kỳ Cộng hòa Nhân dân Campuchia:1979 -1992

6

Nghiencuuquocte.org, 25/02/2014

15


Sau khi chế độ Campuchia Dân chủ sụp đổ vào ngày 07/01/1979, nhà
nước Cộng hòa Nhân dân Campuchiađược thành lập và sau đó đổi tên nước
thành Nhà nước Campuchia (1989). Thời kỳ của Cộng hòa Nhân dân

Campuchia/Nhà nước Campuchia kéo dài trên thực tế cho đến khi thành lập
UNTAC vào tháng 3/1992. Chính quyền gặp phải kháng cự vũ trang từ ba
nhóm - lực lượng Campuchia Dân chủ bị lật đổ còn được biết đến là Đảng
Campuchia Dân chủ, tức Khmer Đỏ; Mặt trận Giải phóng Dân tộc Nhân dân
Khmer và Đảng Bảo hoàng FUNCINPEC. Họ thành lập Chính phủ Liên hiệp
Campuchia Dân chủ vào ngày 22/6/1982.
Trật tự mới thiết lập tại Campuchia vào đầu năm 1979 diễn ra với sự hỗ
trợ lớn của Việt Nam và những người từng tị nạn ở Việt Nam thời kỳ 19751978 đã quay trở lại Campuchia. Tiến trình này không chỉ bao gồm người
Khmer mà cả người Việt, dẫn đến sự tái xuất hiện của một bộ phận thiểu số
người Việt ở Campuchia. “Một chính phủ được Việt Nam ủng hộ lên nắm
quyền. Ban đầu gần như tất cả người dân Campuchia đều chào đón những
người Việt Nam là vì sự xuất hiện của Việt Nam đã chấm dứt chế độ diệt
chủng Khmer Đỏ. Sự quay lại của người Việt đã gây ra lo ngại quốc tế khi
người Việt được xem là một phần trong quá trình “Việt Nam hóa” đất nước
này. Dù người Việt là những người từng bị buộc rời khỏi Campuchia suốt
thập niên 1970 hay những người di cư mới, họ đều bị xem là một phần của kế
hoạch lớn hơn của Việt Nam nhằm gây ảnh hưởng và thậm chí biến
Campuchia thành thuộc địa”7.
Người Việt định cư tại Campuchia trở thành một trong những vấn đề
chính trong luận điệu của các nhóm Campuchia chống lại Cộng hòa nhân dân
Campuchia/Nhà nước Campuchia cũng như ảnh hưởng của Việt Nam lên đất
nước này. Đại sứ tại Liên Hợp quốccủa Campuchia Dân chủ đã đưa ra những
ước tính về số người định cư Việt Nam vào năm 1979 là 300.000 và năm
7

Chander (1992), A History of Cambodia, Thailand, Silkworm Books, pp.229.

16



1981 là 500.000. “Năm 1984, Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Campuchia Dân
chủ, Hoàng thân Norodom Sihanouk, đưa ra con số 600.000. Năm 1986, ông
cho rằng có 700.000 người Việt đã định cư tại Campuchia. Năm 1988, Son
Sann, Thủ tướng Chính phủ Liên hiệp Campuchia Dân chủ, tuyên bố con số
nằm trong khoảng 800.000 tới 1 triệu người. Năm 1989, ông ta cho rằng có 1
triệu người Việt định cư ở Campuchia”8.
Năm 1983, các chính sách chính thức của Cộng hòa Nhân dân
Campuchia đối với cư dân Việt Nam được phác họa trong một ấn phẩm của Bộ
Ngoại giao mang tên “Chính sách của Cộng hòa Nhân dân Campuchia”. Theo
đó ước tính tới giữa năm 1983, có khoảng 56.000 cư dân Việt Nam tại
Campuchia và họ đã quay lại sau khi Cộng hòa Nhân dân Campuchia cho
phép. Chính sách chính thức của Cộng hòa nhân dân Campuchia đối với người
Việt là nhằm quản lý chứ không phải ngăn chặn vấn đề di cư của người Việt
sang Campuchia.Có một sự chênh lệch đáng kể giữa tuyên bố của Cộng hòa
Nhân dân Campuchia về 56.000 người Việt năm 1983 và xác nhận của Chính
phủ Liên hiệp Campuchia Dân chủ về 600.000 người định cư năm 1984.
Thời kỳ Campuchia dưới sự quản lý của UNTAC: 1992-1993
Sau một tiến trình hòa bình vào cuối những năm 1980 và đầu những
năm 1990 vốn đưa đến việc ký các Hiệp định Paris về Campuchia vào tháng
10/1991, một chiến dịch gìn giữ hòa bình được tiến hành bởi LHQ tại
Campuchia kể từ tháng 3/1992, tức là khi UNTAC chính thức được thành lập,
cho đến tháng 9/1993 khi sứ mệnh của UNTAC kết thúc sau khi một hiến
pháp mới của Campuchia được Hội đồng Lập hiến thông qua.
Từ cuối tháng 6/1992, quan điểm chống người Việt dường như gia tăng
với tiếng nói áp đảo nhất từ các đại diện của Đảng Campuchia Dân chủ. Tuy
nhiên, đại diện của Mặt trận Giải phóng Dân tộc Nhân dân Khmer cũng thể
hiện quan điểm tương tự. Có vẻ như mục đích nhằm tạo áp lực thúc giục
8

Tarr, C.M (1992), The Vietnamese minority in Cambodia, Race and Class, 34 (2), pp.33-47


17


UNTAC hành động và giải quyết những vấn đề mà họ nhận thức là vấn đề
người Việt. Đầu tháng 7, Đảng Campuchia Dân chủ bắt đầu đem sự hiện diện
của người Việt tại Campuchia vào lời chỉ trích của mình đối với Liên Hợp quốc,
cho rằng UNTAC đang thờ ơ trước một đợt nhập cư được xem là ồ ạt và bất hợp
pháp của người Việt. Đảng Campuchia Dân chủ cho rằng 700.000 người Việt đã
có thẻ căn cước Campuchia. Tư tưởng chống người Việt dường như được củng
cố hơn khi một dòng người Việt đổ vào Campuchia do bị lôi cuốn bởi sự tự do
hóa kinh tế và sự hiện diện của hàng ngàn viên chức UNTAC cũng như người
nước ngoài có thu nhập cao.
Các bên trước đây của Chính phủ Liên hiệp Campuchia Dân chủ (sau
đổi thành Chính phủ Quốc gia Campuchia) cố gắng hạn chế số người Việt có
khả năng tham gia vào các cuộc tổng tuyển cử theo kế hoạch. Điều này thể
hiện rõ nhất trong cuộc thảo luận diễn ra trước khi Luật Bầu cử được thông
qua vào năm 1992. Vấn đề những ai được phép bỏ phiếu trong các cuộc tổng
tuyển cử của Campuchia đã khiến cho bốn bên Campuchia có mặt trong Hội
đồng Quốc gia Tối cao phải bận tâm. Ngày 5/8/1992, Hội đồng Quốc gia Tối
cao thông qua luật bầu cử do UNTAC soạn thảo. Luật bầu cử trao quyền bỏ
phiếu cho mọi cá nhân 18 tuổi sinh ở Campuchia, có bố hoặc mẹ sinh tại đất
nước này, hoặc trường hợp những người sinh ra ở nước ngoài thì phải có bố
hoặc mẹ sinh ở Campuchia và ông hoặc bà cũng phải được sinh ra ở nước
này. Điều này đã tạo nên một sửa đổi đối với các quy định của Hiệp định
Paris về Campuchia, nêu rõ mọi cá nhân 18 tuổi sinh ở Campuchia hoặc là
con của một người sinh ở Campuchia sẽ có đủ tư cách bỏ phiếu. Đảng
Campuchia Dân chủ phản đối luật bầu cử chủ yếu vì luật này cho phép người
Việt ở Campuchia được bỏ phiếu. Mục đích của luật là nhằm tước quyền bầu
cử của những người Việt mới định cư, không phải người Việt sống tại đất

nước này thời kỳ trước năm 1970.

18


Sau cuộc tuyển cử vào cuối tháng 5, các đảng chính trị đại diện trong
Hội đồng Lập hiến đã thành lập Chính quyền Lâm thời chung – Chính phủ
Quốc gia Campuchia Lâm thời – để điều hành đất nước cho đến khi một Hiến
pháp mới được thông qua và Hội đồng Lập hiến được chuyển thành một hội
đồng lập pháp. Ngày 1/7, Hội đồng Lập hiến bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ
Lâm thời.
Từ 1993 đến nay
Trong suốt quá trình rút lui của UNTAC từ tháng 8 –tháng 12/1993,
Hiến pháp mới của Campuchia đã được thông qua. Xem xét kỹ hơn Hiến
pháp cho thấy Hiến pháp không chứa đựng bất kỳ điều khoản nào quy định
vấn đề bảo vệ nhân quyền hay bất kỳ nghĩa vụ và đặc quyền nào dành cho
kiều dân nước ngoài sống ở Campuchia. Hiến pháp quy định các quyền và
nghĩa vụ của công dân Campuchia mà không nhắc đến thành phần dân tộc của
các công dân này. Vì vậy, bản thân Hiến pháp không loại trừ bất cứ nhóm sắc
tộc nào ra khỏi tư cách công dân Campuchia. Tuy nhiên, vào cuối tháng
9/1993, có báo cáo cho thấy, trong các tranh luận tại Quốc hội về vấn đề ai
được xem là người Campuchia, các thành viên Quốc hội mở rộng khái niệm
nhằm bao gồm người Chăm và người Hoa nhưng loại trừ người Việt. Vì vậy, địa
vị cũng như quyền lợi của người Việt ở Campuchia tiếp tục là một vấn đề gây
tranh cãi.
Tháng 4/1994, một thông cáo chung Campuchia-Việt Nam được đưa ra
khi chuyến thăm Campuchia của Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt kết thúc.
Thông cáo tuyên bố rằng, một tổ công tác sẽ được thành lập nhằm thảo luận
và giải quyết vấn đề người Việt ở Campuchia theo pháp luật Campuchiavà
pháp luật quốc tế. Thông cáo cũng cho biết người Việt sẽ được đối xử như các

kiều dân khác: “Hai bên thoả thuận thành lập một nhóm làm việc cấp chuyên
viên để thảo luận và giải quyết vấn đề Việt kiều ở Campuchia trên cơ sở tôn
trọng cơ sở luật pháp quốc gia Campuchia và luật pháp, thông lệ quốc tế. Phía

19


Việt Nam hoan nghênh việc Chính phủ Hoàng gia Campuchia tuyên bố sẽ
tiếp tục thi hành những chính sách trước đây của Quốc vương N. Sihanouk
đối với Việt kiều.Trên tinh thần đó Việt kiều được đối xử như những ngoại
kiều khác”9.
Suốt quãng thời gian còn lại của năm 1994, quan hệ giữa hai chính phủ
tập trung vào vấn đề người Việt ở Campuchia, trước hết là liên quan đến các
vụ tấn công nhằm vào người Việt kèm theo sự phản đối của Việt Nam trước
các cuộc tàn sát người Việt, sau đó là liên quan đến Luật Di trú do Quốc hội
Campuchia thông qua vào ngày 26/8. Việc ban hành luật này làm gia tăng lo
ngại từ phía Việt Nam rằng luật sẽ được áp dụng để chống lại người Việt.
Chuyến thăm của Thủ tướng thứ nhất Campuchia, Hoàng thân
Norodom Ranariddh, tới Việt Nam vào tháng 1/1995 đã đem lại cho hai nước
cơ hội thảo luận về vấn đề người Việt ở cấp độ chính trị cao nhất. Họ đồng ý
tổ chức một cuộc họp các chuyên gia để thảo luận về vấn đề. Campuchia cam
kết rằng Luật Di trú sẽ không nhằm mục đích hạn chế hay trục xuất các kiều
dân Việt Nam. Campuchia cũng tuyên bố sẽ cố gắng hết sức, tuân theo các
quy định của Campuchia và trong khả năng cho phép, đảm bảo an toàn cho
người Việt tại Campuchia.
Cuộc họp đầu tiên của tổ công tác cấp chuyên gia về vấn đề người Việt
ở Campuchia được tổ chức tại Phnom Penh vào ngày 29 – 30/3/1995. “Hai
bên đã có những thảo luận thẳng thắn, thân tình và đạt được một số kết
quả”10. Cuộc họp thứ hai được tổ chức ở Hà Nội vào ngày 28 – 29/7/1995 đi
đến một thỏa thuận về các biện pháp ổn định cuộc sống cho số người Việt tị

nạn tại Chrey Thom thuộc tỉnh Kandal. Hai bên cũng đồng ý tiếp tục thảo
luận về các vấn đề khác. Sau đó vào ngày 28/10/1995, Campuchia tuyên bố
người Việt tạm cư ở Chrey Thom sẽ được gửi trả về các tỉnh thành của họ
trong lãnh thổ Campuchia.
9

Thông cáo chung Việt Nam – Campuchia, 2-3/4/1994, Khoản 10
Báo cáo của Tổ Công tác cấp chuyên gia về vấn đề người Việt ở Campuchia, 29-30/3/1995

10

20


Đầu tháng 4/1996, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thăm chính thức
Campuchia. Trong thông cáo báo chí được đưa ra trong chuyến thăm, các vấn
đề về kiều dân Việt Nam tại Campuchia là chủ đề gây chú ý và hai bên nhất
trí các tổ chuyên gia sẽ tổ chức cuộc họp thứ ba tại Phnom Penh càng sớm
càng tốt.
Ngày 9/10/1996, Luật Quốc tịch Campuchia được ban hành. Luật định
rõ các tiêu chuẩn để mang quốc tịch Campuchia cũng như các yêu cầu mà
người nước ngoài phải đáp ứng nhằm có được quốc tịch Campuchia, nghĩa là
được nhập tịch. Việt Nam không chính thức công khai bất kỳ quan ngại nào
về cách thức luật sẽ được áp dụng đối với người Việt tại Campuchia.
Năm tháng cuối năm 1996 và bước sang năm 1997, quan hệ giữa hai
nước đã cải thiện thông qua các chuyến viếng thăm lẫn nhau. Tháng 11/1996,
Campuchia có các bước đi nhằm cấp giấy phép tạm cư cho người Việt đã có
mặt tại đất nước này trước năm 1993. Trong giai đoạn này, chuyến viếng
thăm quan trọng nhất diễn ra vào cuối tháng 2/1997, khi Bộ trưởng Ngoại
giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đến thăm Campuchia. Hai bên nhất trí

rằng các cuộc đàm phán nhằm tìm ra giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn
đề liên quan đến kiều dân Việt Nam tại Campuchia sẽ được tiếp tục.
Việc Thủ tướng thứ nhất, Hoàng thân Norodom Ranariddh, bị phế truất
vào tháng 7/1997 và việc bầu Ung Huot vào vị trí này đã góp phần cải thiện
quan hệ song phương. Việc thành lập một chính phủ liên hiệp mới tại
Campuchia vào ngày 25/11/1997 đã mở ra một thời kỳ mới- tình hình chính
trị ổn định hơn và các hành động nhằm vào người Việt cũng suy giảm. Đáng
chú ý là bài diễn văn của Thủ tướng Hun Sen trước Quốc hội Campuchia về
cương lĩnh của chính phủ liên hiệp mới vào ngày 30/11/1998 có đoạn nêu
rằng Chính phủ “tuyệt đối ngăn cấm tình trạng phân biệt chủng tộc, một hành
động vi phạm pháp luật và nhân quyền”11.
11

Cương lĩnh của chính phủ Campuchia, 30/11/1998.

21


Giai đoạn từ tháng 12/1998 – 7/1999 diễn ra nhiều cuộc gặp cấp cao và
vấn đề người Việt được đề cập trong các cuộc gặp này. Bất chấp các cuộc gặp
cấp cao cũng như mối quan tâm của các cuộc gặp này về vấn đề người Việt ở
Campuchia, các vụ tấn công nhằm vào người Việt vẫn diễn ra vào tháng 2 và
tháng 3/1999 tại khu vực Phnom Penh.
Đầu năm 2000, “các quan điểm chống người Việt tại Campuchia lại có
biểu hiện phục hồi với ba cuộc biểu tình do sinh viên Campuchia tiến hành
vào tháng 1/2000. Hai cuộc biểu tình diễn ra nhằm phản đối các thỏa thuận
biên giới giữa Campuchia và Việt Nam được ký vào thập niên 1980, trong khi
cuộc biểu tình thứ ba bên ngoài Đại sứ quán Việt Nam lại yêu cầu Đại sứ
quán đưa các kiều dân Việt Nam ở Campuchia hồi hương”12.
Sau các sự kiện này, các vụ tấn công nhằm vào người Viêt ở

Campuchia giảm xuống. Trên thực tế, không còn những phản ứng công khai
từ Việt Nam liên quan đến các mặt tiêu cực trong tình hình người Việt ở
Campuchia, ngoại trừ một vụ hỏa hoạn đã phá hủy nhà cửa và ảnh hưởng đến
bộ phận người Việt tại thủ đô Campuchia vào cuối năm 2001.
Báo cáo từ các cuộc gặp cấp cao giữa Campuchia và Việt Nam chỉ nhắc
đến chung chung hoặc không nhắc đến vấn đề người Việt kể từ những năm
đầu thập niên 2000. Tuy nhiên trong các báo cáo từ các cuộc gặp cấp cao gần
đây, vấn đề người Việt ở Campuchia đã được đề cập cụ thể hơn: Tuyên bố
chung đưa ra trong chuyến thăm Campuchia vào tháng 12/2011 của Tổng Bí
thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng có đoạn nêu rằng “hai bên
quyết định tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và đối xử bình đẳng với cư dân của
nhau như các công dân nước ngoài khác. Việt Nam đánh giá cao cũng như
biết ơn Chính phủ và nhân dân Campuchia vì đã tạo điều kiện pháp lý cho
kiều dân Việt Nam sinh sống tại Campuchia”13.

12

Rames Amer, 2013, Domestic Political Change and Ethnic Minorities – A Case Study of the Ethnic
Vietnamese in Cambodia, Asia-Pacific Social Science Review, Vol.13
13
Tuyên bố chung Việt Nam – Campuchia, 12/2011

22


×