Tải bản đầy đủ (.pdf) (242 trang)

Gốm men thời Lý tại địa điểm 62 – 64 Trần Phú (Ba Đình, Hà Nội): Luận văn ThS. Nhân văn khác: 602203

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.98 MB, 242 trang )

THÂN VĂN TIỆP

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

THÂN VĂN TIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

GỐM MEN THỜI LÝ
TẠI ĐỊA ĐIỂM 62 – 64 TRẦN PHÚ (BA ĐÌNH, HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2018

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

THÂN VĂN TIỆP

GỐM MEN THỜI LÝ
TẠI ĐỊA ĐIỂM 62 – 64 TRẦN PHÚ (BA ĐÌNH, HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KHẢO CỔ HỌC
Mã số: 60 22 03 17

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS.Tống Trung Tín

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân trong quá trình học
tập và nghiên cứu, tôi còn nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo của thầy cô, các nhà khoa
học, các đồng nghiệp và sự động viên gia đình.
Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với
PGS.TS Tống Trung Tín, người không chỉ tạo mọi điều kiện cho tôi về mọi mặt
trong quá trình làm luận văn, mà thầy còn là người vô cùng nhẫn nại và tỉ mỉ chỉ
bảo tôi. Luận văn cũng không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của các đồng
nghiệp trong Viện Khảo cổ học và sự hỗ trợ của các đồng nghiệp trong Dự án chỉnh
lý 62 – 64 Trần Phú trong suốt quá trình làm việc của tôi. Tôi cũng xin gửi lời cảm
ơn tới các thầy, cô giáo ở Bộ môn Khảo cổ học, khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Xin gửi lời cảm ơn bạn bè
đồng môn và đồng nghiệp.
Tuy đã cố gắng nhưng luận văn vẫn còn nhiều hạn chế thiếu sót, vì vậy tôi
rất mong nhận được những ý kiến góp ý, bổ sung của những các nhà nghiên cứu,
các thầy cô và những người quan tâm tới đề tài để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Thân Văn Tiệp


năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, khách quan, khoa học và được
trích nguồn rõ ràng. Nếu không đúng sự thật, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Thân Văn Tiệp


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
BẢNG VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ, SƠ ĐỒ, BẢN VẼ, VÀ BẢN ẢNH
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TƯ LIỆU .................................................................10
1.1. Một số thuật ngữ chuyên ngành .................................................................10
1.1.1. Đồ gốm ...................................................................................................10
1.1.2. Đồ gốm men ...........................................................................................10
1.1.3. Các dòng gốm men .................................................................................10

1.2. Lịch sử phát hiện và nghiên cứu gốm men Lý trong khu vực Thăng
Long – Hà Nội .....................................................................................................10
1.2.1. Những phát hiện và nghiên cứu trước năm 1954 ...................................11
1.2.2. Những phát hiện và nghiên cứu sau năm 1954 ......................................11
1.3. Tổng quan kết quả khai quật địa điểm 62 – 64 Trần Phú (Ba Đình,
Hà Nội) năm 2008 ...............................................................................................14
1.3.1. Vị trí địa lý địa điểm 62 – 64 Trần Phú và các hố khai quật năm
2008 ..................................................................................................................14
1.3.2. Diễn biến tầng văn hóa ...........................................................................15
1.3.3. Tình hình phát hiện và nghiên cứu về di tích, di vật ..............................16
1.3. Tiểu kết chương 1 ........................................................................................18
CHƯƠNG 2. CÁC LOẠI HÌNH GỐM MEN THỜI LÝ TẠI ĐỊA ĐIỂM
62 – 64 TRẦN PHÚ .................................................................................................19
2.1. Dòng gốm men trắng ...................................................................................19
2.1.1. Bát ...........................................................................................................19
2.1.2. Đĩa ..........................................................................................................52
2.1.3. Âu ...........................................................................................................65
2.1.4. Đèn..........................................................................................................68
2.1.5. Tượng .....................................................................................................70
2.1.6. Hộp và nắp hộp .......................................................................................70
2.1.7. Ấm ..........................................................................................................73
2.1.8. Liễn .........................................................................................................75


2.1.9. Lọ ............................................................................................................75
2.1.10. Nắp đậy .................................................................................................77
2.2. Dòng gốm men ngọc .....................................................................................78
2.2.1. Bát ...........................................................................................................79
2.2.2. Đĩa ..........................................................................................................86
2.2.3. Âu ...........................................................................................................90

2.2.4. Đĩa đèn ....................................................................................................90
2.3. Dòng gốm men xanh lục ..............................................................................91
2.3.1. Bát ...........................................................................................................91
2.3.2. Đĩa ..........................................................................................................92
2.3.3. Lọ ............................................................................................................93
2.3.4. Bình ........................................................................................................93
2.5. Dòng gốm nền nâu hoa trắng ......................................................................93
2.5.1. Đĩa ..........................................................................................................94
2.5.2. Lọ ............................................................................................................94
2.6. Dòng gốm men nâu ......................................................................................94
2.6.1. Bát ...........................................................................................................94
2.6.2. Đĩa ..........................................................................................................95
2.6.3. Lọ ............................................................................................................96
2.6.4. Tước ........................................................................................................97
2.6.5. Âu ...........................................................................................................97
2.6.6. Hộp .........................................................................................................97
2.7. Tiểu kết chương 2 ........................................................................................97
CHƯƠNG 3. ĐẶC TRƯNG GỐM MEN THỜI LÝ TẠI ĐỊA ĐIỂM 62 –
64 TRẦN PHÚ .........................................................................................................99
3.1. Dòng men, kỹ thuật tạo men và kỹ thuật tráng men ................................99
3.2. Về loại hình, kiểu dáng, chất liệu và kỹ thuật tạo dáng .........................103
3.3. Hoa văn trang trí và kỹ thuật tạo hoa văn ..............................................107
3.4. Về kỹ thuật xếp nung gốm ........................................................................109
3.5. Vấn đề nơi sản xuất gốm men thời Lý .....................................................111
3.6. Tiểu kết chương 3 ......................................................................................113
KẾT LUẬN ............................................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................117


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT

08TP

: Năm 2008, Trần Phú

Ba

: Bản ảnh

BTLSVN

: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Bv

: Bản vẽ

Đkđ

: Đường kính đáy

Đkm

: Đường kính miệng

Gm

: Gốm men

H


: hố

HĐVHKH

: Hoạt động Văn hóa Khoa học

HT

: Hệ thống

K

: Kiểu

KHXH

: Khoa học xã hội

KCH

: Khảo cổ học

L

: Loại

L

: Lớp


N

: Nhóm

Nnk

: Những người khác

NPHMVKCH : Những phát hiện mới về Khảo cổ học
Nxb

: Nhà xuất bản

PK

: Phụ kiểu

Tr

: Trang

VHTT

: Văn hóa thông tin

VHTTDL

: Văn hóa Thể thao – Du lịch



DANH MỤC PHỤ LỤC BẢNG THỐNG KÊ, SƠ ĐỒ, BẢN VẼ, BẢN ẢNH
PHỤ LỤC BẢNG THỐNG KÊ
Bảng 01:

Bảng kê tổng hợp các loại hình di vật tại địa điểm 62 – 64 Trần Phú

Bảng 02:

Bảng kê tổng hợp các loại hình gốm men thời Lý tại địa điểm 62 – 64 Trần Phú

Bảng 03:

Bảng kê các loại hình bát gốm men trắng đủ dáng

Bảng 04:

Bảng kê các loại hình mảnh chân đế bát gốm men trắng

Bảng 05:

Bảng kê các kiểu miệng bát gốm men trắng

Bảng 06:

Bảng kê các loại hình mảnh thân gốm men trắng

Bảng 07:

Bảng kê các loại hình đĩa đủ dáng gốm men trắng


Bảng 08:

Bảng kê các loại hình chân đế đĩa gốm men trắng

Bảng 09:

Bảng kê các loại hình mảnh miệng và mảnh thân đĩa gốm men trắng

Bảng 10:

Bảng kê các loại hình âu gốm men trắng

Bảng 11:

Bảng kê các loại hình đèn gốm men trắng

Bảng 12:

Bảng kê các loại hình hộp gốm men trắng

Bảng 13:

Bảng kê các loại hình lọ gốm men trắng

Bảng 14:

Các loại hình nắp đậy gốm men trắng

Bảng 15:


Bảng kê các loại hình gốm men Ngọc

Bảng 16:

Bảng kê các loại hình gốm men xanh lục

Bảng 17:

Bảng kê các loại hình gốm men nâu

Bảng 18:

Bảng kê kỹ thuật tạo chân đế

Bảng 19:

Bảng kê kỹ thuật chồng nung

Bảng 20:

Bảng kê số lượng các dòng men gốm thời Lý

Bảng 21:

Bảng kê kiểu dáng bát, đĩa thời Lý

Bảng 22:

Bảng kê kỹ thuật cắt mép chân đế
PHỤ LỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ khai quật khảo cổ học và các điểm mốc của lưới tọa độ
Hoàng thành Thăng Long tại địa điểm 62 – 64 Trần Phú

Sơ đồ 1:

PHỤ LỤC BẢN VẼ
Bản vẽ 01:

Bát gốm men trắng đủ dáng thời Lý hệ thống I, nhóm I


Bản vẽ 02:

Bát gốm men trắng đủ dáng thời Lý hệ thống I, nhóm II

Bản vẽ 03:

Bát gốm men trắng đủ dáng thời Lý hệ thống I, nhóm III

Bản vẽ 04:

Bát gốm men trắng đủ dáng thời Lý hệ thống II, nhóm I

Bản vẽ 05:

Bản vẽ 07:

Bát gốm men trắng đủ dáng thời Lý hệ thống II, nhóm I
Bản vẽ 06: Bát gốm men trắng đủ dáng thời Lý hệ thống II, nhóm I,
loại III

Bát gốm men trắng đủ dáng thời Lý hệ thống II, nhóm I, loại III

Bản vẽ 08:

Bát gốm men trắng đủ dáng thời Lý hệ thống II, nhóm I, loại III

Bản vẽ 09:

Chân đế bát gốm men trắng thời Lý hệ thống I, nhóm I, loại I

Bản vẽ 10:

Chân đế bát gốm men trắng thời Lý hệ thống I, nhóm I, loại II

Bản vẽ 11:

Chân đế bát gốm men trắng thời Lý hệ thống I, nhóm I, loại III

Bản vẽ 12:

Chân đế bát gốm men trắng thời Lý hệ thống I, nhóm II, loại I

Bản vẽ 13:

Chân đế bát gốm men trắng thời Lý hệ thống I, nhóm II, loại II

Bản vẽ 14:

Chân đế bát gốm men trắng thời Lý hệ thống I, nhóm II, loại III


Bản vẽ 15:

Chân đế bát gốm men trắng thời Lý hệ thống I, nhóm III, loại I

Bản vẽ 16

Chân đế bát gốm men trắng thời Lý hệ thống I, nhóm III, loại II, loại III

Bản vẽ 17:

Chân đế bát gốm men trắng thời Lý hệ thống II, nhóm I, loại I

Bản vẽ 18:

Chân đế bát gốm men trắng thời Lý hệ thống II, nhóm I, loại II

Bản vẽ 19:

Chân đế bát gốm men trắng thời Lý hệ thống II, nhóm I, loại III

Bản vẽ 20:

Đĩa gốm men trắng đủ dáng hệ thống I, nhóm I, loại II

Bản vẽ 21:

Đĩa gốm men trắng đủ dáng hệ thống I, nhóm II, loại I

Bản vẽ 22:


Đĩa gốm men trắng đủ dáng hệ thống I, nhóm II, loại II

Bản vẽ 23:

Đĩa gốm men trắng đủ dáng hệ thống I, nhóm II, loại III

Bản vẽ 24

Đĩa gốm men trắng đủ dáng hệ thống II, nhóm I, loại II

Bản vẽ 25:

Đĩa gốm men trắng đủ dáng hệ thống II, nhóm I, loại III

Bản vẽ 26:

Mảnh chân đế đĩa gốm men trắng hệ thống I, nhóm I, loại I

Bản vẽ 27:

Mảnh chân đế đĩa gốm men trắng hệ thống I, nhóm I, loại II

Bản vẽ 28:

Mảnh chân đế đĩa gốm men trắng hệ thống I, nhóm I, loại III

Bản vẽ 29:

Mảnh chân đế đĩa gốm men trắng hệ thống I, nhóm II, loại I


Bản vẽ 30:

Mảnh chân đế đĩa gốm men trắng hệ thống I, nhóm II, loại II

Bản vẽ 31:

Mảnh chân đế đĩa gốm men trắng hệ thống I, nhóm II, loại III

Bản vẽ 32:

Mảnh chân đế đĩa gốm men trắng hệ thống II, nhóm I, loại III

Bản vẽ 06:


Bản vẽ 33:

Âu gốm men trắng đủ dáng

Bản vẽ 34:

Mảnh chân đế âu gốm men trắng

Bản vẽ 35:

Đèn gốm men trắng

Bản vẽ 36:

Đèn dân dụng


Bản vẽ 37:

Mảnh tượng gốm men trắng

Bản vẽ 38:

Hộp gốm men trắng

Bản vẽ 39:

Nắp hộp gốm men trắng

Bản vẽ 40:

Ấm gốm men trắng

Bản vẽ 41:

Mảnh đáy liễn gốm men trắng

Bản vẽ 42:

Mảnh lọ gốm men trắng

Bản vẽ 43:

Nắp đậy gốm men trắng

Bản vẽ 44:


Bát gốm men ngọc đủ dáng hệ thống I, nhóm I

Bản vẽ 45:

Bát gốm men trắng đủ dáng hệ thống I, nhóm II

Bản vẽ 46:

Bát gốm men ngọc đủ dáng hệ thống II, nhóm I

Bản vẽ 47:

Mảnh chân đế bát men ngọc hệ thống I, nhóm I

Bản vẽ 48:

Mảnh chân đế bát gốm men ngọc hệ thống II, nhóm I

Bản vẽ 49:

Mảnh chân đế bát gốm men ngọc hệ thống II, nhóm II

Bản vẽ 50:

Đĩa gốm men ngọc đủ dáng

Bản vẽ 51:

Mảnh chân đế đĩa gốm men ngọc hệ thống I


Bản vẽ 52:

Mảnh chân đế đĩa gốm men ngọc hệ thống II

Bản vẽ 53:

Gốm men xanh lục

Bản vẽ 54:

Mảnh chân đế đĩa gốm nền nâu hoa trắng

Bản vẽ 55:

Một số loại hình gốm men nâu

PHỤ LỤC BẢN ẢNH
Bản ảnh 01:

Di tích thời Lý – Trần tại địa điểm 62 – 64 Trần Phú

Bản ảnh 02:

Di tích thời Lê tại địa điểm 62 – 64 Trần Phú

Bản ảnh 03:

Di tích thời Nguyễn tại địa điểm 62 – 64 Trần Phú


Bản ảnh 04:

Bát gốm men trắng đủ dáng thời Lý hệ thống I, nhóm I

Bản ảnh 05:

Bát gốm men trắng đủ dáng thời Lý hệ thống I, nhóm II

Bản ảnh 06:

Bát gốm men trắng đủ dáng thời Lý hệ thống I, nhóm III


Bản ảnh 07:

Bát gốm men trắng đủ dáng thời Lý hệ thống II, nhóm I, loại II

Bản ảnh 08:

Bát gốm men trắng đủ dáng thời Lý hệ thống II, nhóm I, loại II

Bản ảnh 09:

Bát gốm men trắng đủ dáng thời Lý hệ thống II, nhóm I, loại III

Bản ảnh 10:

Bát gốm men trắng đủ dáng thời Lý hệ thống II, nhóm I, loại III

Bản ảnh 11:


Bát gốm men trắng đủ dáng thời Lý hệ thống II, nhóm I, loại III

Bản ảnh 12:

Chân đế bát gốm men trắng thời Lý hệ thống I, nhóm I, loại I

Bản ảnh 13:

Chân đế bát gốm men trắng thời Lý hệ thống I, nhóm I, loại II

Bản ảnh 14:

Chân đế bát gốm men trắng thời Lý hệ thống I, nhóm I, loại III

Bản ảnh 15:

Chân đế bát gốm men trắng thời Lý hệ thống I, nhóm II, loại I

Bản ảnh 16

Chân đế bát gốm men trắng thời Lý hệ thống I, nhóm II, loại II

Bản ảnh 17:

Chân đế bát gốm men trắng thời Lý hệ thống I, nhóm II, loại III

Bản ảnh 18:

Bản ảnh 20:


Chân đế bát gốm men trắng thời Lý hệ thống I, nhóm III, loại I
Chân đế bát gốm men trắng thời Lý hệ thống I, nhóm III, loại II, loại
III
Chân đế bát gốm men trắng thời Lý hệ thống II, nhóm I, loại I

Bản ảnh 21:

Chân đế bát gốm men trắng thời Lý hệ thống II, nhóm I, loại II

Bản ảnh 22:

Chân đế bát gốm men trắng thời Lý hệ thống II, nhóm I, loại III

Bản ảnh 23:

Đĩa gốm men trắng đủ dáng hệ thống I, nhóm I, loại II

Bản ảnh 24

Đĩa gốm men trắng đủ dáng hệ thống I, nhóm II, loại I

Bản ảnh 25:

Đĩa gốm men trắng đủ dáng hệ thống I, nhóm II, loại II

Bản ảnh 26:

Đĩa gốm men trắng đủ dáng hệ thống I, nhóm II, loại III


Bản ảnh 27:

Đĩa gốm men trắng đủ dáng hệ thống II, nhóm I, loại II

Bản ảnh 28:

Đĩa gốm men trắng đủ dáng hệ thống II, nhóm I, loại III

Bản ảnh 29:

Mảnh chân đế đĩa gốm men trắng hệ thống I, nhóm I, loại I

Bản ảnh 30:

Mảnh chân đế đĩa gốm men trắng hệ thống I, nhóm I, loại III

Bản ảnh 31:

Mảnh chân đế đĩa gốm men trắng hệ thống I, nhóm II, loại I

Bản ảnh 32:

Mảnh chân đế đĩa gốm men trắng hệ thống I, nhóm II, loại II

Bản ảnh 33:

Mảnh chân đế đĩa gốm men trắng hệ thống I, nhóm II, loại III

Bản ảnh 34:


Mảnh chân đế đĩa gốm men trắng hệ thống II, nhóm I, loại III

Bản ảnh 35:

Âu gốm men trắng đủ dáng

Bản ảnh 36:

Mảnh chân đế âu gốm men trắng

Bản ảnh 37:

Đèn gốm men trắng

Bản ảnh 19:


Bản ảnh 38:

Tượng gốm men trắng

Bản ảnh 39:

Hộp gốm men trắng

Bản ảnh 40:

Nắp hộp gốm men trắng

Bản ảnh 41:


Ấm gốm men trắng

Bản ảnh 42:

Mảnh miệng liễn gốm men trắng

Bản ảnh 43:

Mảnh lọ gốm men trắng

Bản ảnh 44:

Nắp gốm men trắng

Bản ảnh 45:

Bát gốm men ngọc đủ dáng hệ thống I, nhóm I

Bản ảnh 46:

Bát gốm men ngọc đủ dáng hệ thống I, nhóm II

Bản ảnh 47:

Bát gốm men ngọc đủ dáng hệ thống II, nhóm I

Bản ảnh 48:

Mảnh chân đế bát men ngọc hệ thống I, nhóm I


Bản ảnh 49:

Mảnh chân đế bát gốm men ngọc hệ thống II, nhóm I

Bản ảnh 50:

Mảnh chân đế bát gốm men ngọc hệ thống II, nhóm II

Bản ảnh 51:

Đĩa gốm men ngọc đủ dáng

Bản ảnh 52:

Mảnh chân đế đĩa gốm men ngọc hệ thống I

Bản ảnh 53.1:

Mảnh chân đế đĩa gốm men ngọc hệ thống II

Bản ảnh 53.2:

Mảnh chân đế đĩa gốm men ngọc hệ thống II

Bản ảnh 54:

Gốm men xanh lục

Bản ảnh 55:


Mảnh chân đế đĩa gốm nền nâu hoa trắng

Bản ảnh 56:

Bát gốm men nâu

Bản ảnh 57:

Chân đế đĩa gốm men nâu hệ thống II, nhóm I

Bản ảnh 58:

Một số loại hình gốm men nâu

Bản ảnh 59.1:

Các phương pháp chồng nung gốm men thời Lý

Bản ảnh 59.2:

Các phương pháp chồng nung gốm men thời Lý

Bản ảnh 60:

Chồng dính gốm men


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Đồ gốm là sản phẩm phổ biến, thông dụng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cuộc
sống hàng ngày của con người. Nghiên cứu đồ gốm là một ngả đường tìm hiểu về văn
hóa, nghệ thuật của dân tộc. Góp phần phục dựng lại bức tranh sinh động lịch sử văn
hóa của dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu đồ gốm một cách có hệ thống sẽ cung cấp
những thông tin để giải mã nhiều vấn đề như kỹ thuật, thẩm mỹ, tình hình sản xuất,
giao thương buôn bán, đặc trưng xã hội…qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước.
Việt Nam với bề dày lịch sử trải qua nhiều triều đại bao gồm các thời kỳ bị
đô hộ và độc lập. Với mỗi một triều đại, một giai đoạn thì đời sống xã hội lại có
những thay đổi dựa trên các yếu tố nội sinh và ngoại sinh mà đặc trưng biểu hiện
của nó rõ nét ở hệ thống các loại hình đồ dùng sinh hoạt, vật liệu kiến trúc…và gốm
men cũng có những biểu hiện như vậy. Bởi vậy ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu
Việt Nam quan tâm tới đồ gốm từ nhiều phương diện như loại hình, nguồn gốc,
trang trí hoa văn và hoạt động kinh tế.
Thời Lý là thời kỳ độc lập tự chủ, ổn định và hưng thịnh – một thời kỳ quan
trọng trong lịch sử Việt Nam. Đóng góp cho lịch sử dân tộc nhiều thành tựu trên các
phương diện chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội, nghệ thuật. Từ thời Lý,
Thăng Long trở thành kinh đô của nhà nước Đại Việt, phát triển hưng thịnh và sầm
uất trong nhiều thế kỷ, dưới các triều đại Lý, Trần, Lê. Sự phồn thịnh của kinh đô
này, đã thu hút và khích lệ các ngành nghề thủ công nghiệp ra đời và phát triển,
trong đó có nghề sản xuất gốm. Tiếp thu những thành tựu từ bên ngoài làm cho
nghề sản xuất gốm ở nước ta có bước phát triển mới.
Hiện nay, với những cuộc khai quật khảo cổ học đô thị, các nhà nghiên cứu
đã có điều kiện tiếp cận hơn với các tư liệu khảo cổ trên chất liệu gốm men. Ở
Thăng Long, trong các cuộc khai quật lớn ở 18 Hoàng Diệu, Văn Cao, Điện Kính
Thiên, Đào Tấn, Bưởi,… đã thu được rất nhiều hiện vật gốm men. Vì vậy, một vài
công trình nghiên cứu cũng đã đề cập đến loại hình gốm men qua các triều đại. Đã
có nhiều bài viết rất hay đi sâu vào nghiên cứu gốm thời Lý. TS. Bùi Minh Trí đã có
bài “Nét đẹp gốm Hoàng cung thời Lý ở 18 Hoàng Diệu”, Đỗ Đức Tuệ, Hà Văn
Cẩn có bài “Đồ gốm sứ Lý Trần ở địa điểm Văn Cao – Hoàng Hoa Thám”, hay bài


1


“Đĩa gốm có chữ Động Nhân Cung ở 62 – 64 Trần Phú” của Hà Văn Cẩn, Bùi
Vinh, Đỗ Đức Tuệ, luận văn thạc sĩ “Gốm men thời Lý, Trần qua các đợt khai quật
ở khu vực điện Kính Thiên từ năm 2011 đến năm 2013” của Lê Ngọc Hân, luận án
tiến sĩ của Ngô Thị Thanh Thúy về “Đồ gốm men thời Lý và thời Trần trong kho
Bảo tàng Hà Nội”… Tất cả đóng góp này góp phần nhận diện gốm sứ Lý ở Thăng
Long trong dòng chảy của gốm sứ Việt Nam.
Năm 2008 Viện Khảo cổ học khai quật địa điểm 62 – 64 Trần Phú (Ba Đình,
Hà Nội) trên diện tích 2.286m2, chia thành 26 hố khai quật. Kết quả khai quật đã
phát hiện và thu được một khối lượng đồ sộ hiện vật đồ gốm men của các thời kỳ
lịch sử từ thời Lý, Trần, Lê, đến thời Nguyễn…
Từ năm 2011 Viện Khảo cổ học tiến hành dự án “Chỉnh lý, nghiên cứu, đánh
giá giá trị lịch sử văn hóa của các di tích, di vật địa điểm 62- 64 Trần Phú, Ba
Đình, Hà Nội”. Trong đó bao gồm việc chỉnh lý đồ gốm men thời Lý. Đồ gốm men
thời Lý chiếm một số lượng lớn thuộc các loại hình bát, đĩa, hộp, bình, âu… với các
dòng men trắng, men xanh ngọc, men xanh lục, men nâu, men nâu hoa trắng… Kỹ
thuật chế tác gốm khá điêu luyện, hoa văn tinh tế mang các đặc trưng rất riêng. Vì
vậy, việc nghiên cứu gốm men thời Lý ở địa điểm 62 – 64 Trần Phú góp phần cung
cấp những thông tin để xây dựng hệ thống phát triển loại hình gốm sứ trong lịch sử,
đồng thời cũng cung cấp cứ liệu cho việc nghiên cứ diện mạo kinh đô Thăng Long
thời Lý và các đặc trưng đời sống xã hội thời kỳ này. Nghiên cứu đặc trưng gốm
thời Lý ở đây có thể giúp ta đánh giá, đoán định tính chất của di tích địa điểm 62 –
64 Trần Phú vào thời Lý như thế nào? Hơn nữa cũng chính nơi đây đã cung cấp
những tài liệu có giá trị khẳng định về sự tồn tại thực sự của một cung điện thời Lý
đã được ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư – đó là “cung Động Nhân”. Dấu tích
ba chữ “Động Nhân cung” bằng Hán tự – tức cung Động Nhân đã được người thợ
gốm viết trong lòng một chiếc đĩa rất điển hình của thời Lý.
Nghiên cứu đồ gốm thời Lý tại địa điểm 62 – 64 Trần Phú góp phần nhận

diện đồ gốm thời Lý trên nhiều phương diện về nguồn gốc, niên đại, dòng men, loại
hình, kỹ thuật sản xuất, nghệ thuật trang trí…
Bản thân học viên cũng rất may mắn được trực tiếp tham gia dự án “Chỉnh
lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị lịch sử văn hóa của các di tích, di vật địa điểm 62-

2


64 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội” từ năm 2011. Nhận thấy đây là một cơ hội để góp
phần tìm hiểu đồ gốm men thời Lý và cũng là cơ hội để tìm hiểu Thăng Long thời
Lý thông qua di vật gốm.
Chính vì những lý do trên, cùng với sự gợi ý của PGS.TS Tống Trung Tín
học viên đã quyết định lựa chọn đề tài “Gốm men thời Lý tại địa điểm 62 – 64
Trần Phú (Ba Đình, Hà Nội)” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu “Gốm men thời Lý tại địa điểm 62 – 64 Trần Phú (Ba Đình, Hà
Nội)” nhằm các mục đích sau đây:
- Hệ thống phân loại di vật gốm men thời Lý tại địa điểm 62 – 64 Trần Phú trên
các phương diện dòng men, loại hình...
- Tìm hiểu đặc trưng của hệ thống di vật gốm men thời Lý tại địa điểm 62 –
64 Trần Phú trên các phương diện dòng men, loại hình, hoa văn trang trí, đóng góp
tích cực vào việc nghiên cứu kinh đô Thăng.
- So sánh tổng hợp và tiến hành phân tích, đánh giá đặc trưng gốm men thời
Lý ở địa điểm 62 – 64 Trần Phú nhằm xác định những giá trị của hệ thống di vật
này trong hệ thống gốm men ở Hoàng thành Thăng Long và trong mối tương quan
với gốm men thời Lý ở các nơi khác.
- Thông qua việc nghiên cứu gốm men thời Lý tại địa điểm 62 – 64 Trần Phú
góp phần tiềm hiểu thêm về lịch sử phát triển nghề gốm men ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về đối tượng: Nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn này là toàn bộ số di vật gốm

men (tập trung vào các loại hình như bát, đĩa, âu, bình, âu…) có niên đại thời Lý thế kỷ 11
– 12 khai quật tại địa điểm 62 – 64 Trần Phú (Ba Đình, Hà Nội) khai quật năm 2008.
Về phạm vi: Về không gian nghiên cứu luận văn tập trung tìm hiểu đồ gốm men
thời Lý tại địa điểm 62 – 64 Trần Phú. Về khung thời gian trong phạm vi nghiên cứu
của luận văn tập trung tìm hiểu đặc điểm các loại hình gốm men thời Lý thế kỷ 11 -12.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu được phân loại
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại
trong khảo cổ học như: phân loại, thống kê, mô tả, đo vẽ, chụp ảnh hiện vật đồng

3


thời còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh giữa hệ thống di vật đồ gốm men
thời Lý tại địa điểm 62 – 64 Trần Phú với các hiện vật tiêu biểu phát hiện ở các di
tích thuộc Hoàng thành Thăng Long như địa điểm 18 Hoàng Diệu, khu vực điện
Kính Thiên, địa điểm Văn Cao.
Bằng cách tiếp cận khảo cổ liên ngành, trong luận văn còn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu Khu vực học, Hán Nôm học, Dân tộc học…
Trong nghiên cứu, luận văn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin tổng hợp, phân tích, so sánh, lý giải các
đặc trưng của đồ gốm men thời Lý.
Do đều là các mảnh vỡ, việc nghiên cứu nhận diện gốm men thời Lý hết sức
phức tạp và khi dễ dàng nhất là phân tích gốm Lý – Trần. Để nghiên cứu gốm men thời
Lý tại địa điểm 62 – 64 Trần Phú, chúng tôi đặc biệt chú ý trước hết đến việc phân loại.
Để phân loại, việc xem xét toàn diện đồ gốm thì chúng tôi đặc biệt chú ý tới kiểu dáng
và dấu vết kỹ thuật để lại trên đồ gốm. Do di vật gốm thời Lý còn lại chủ yếu là chân
đế cho nên để phân loại hiện vật chúng tôi chú ý trước hết đến đặc điểm kỹ thuật để lại
trên di vật gốm. Qua nghiên cứu các mảnh chân đế có thể nhận rõ có hai loại dấu vết kỹ
thuật: Kỹ thuật chế tạo chân đế và kỹ thuật chồng nung đồ gốm.

Nghiên cứu kỹ thuật chế tạo chân đế: Trong các dòng gốm men thời Lý ở địa
điểm 62 – 64 Trần Phú, chúng tôi nhận thấy dòng gốm men trắng chiếm số lượng
rất lớn 93,60%. Các dấu vết kỹ thuật trên chân đế để lại từ dòng gốm này đủ bao
trùm cho tất cả các dòng gốm khác. Khi phân loại kỹ thuật tạo chân đế gốm men
trắng có thể thấy có 3 hệ thống kỹ thuật tạo chân đế như sau:
+ HT – I: Hệ thống chân đế cắt tiện.
Là hệ thống chân đế có góc thành chân
đế trong cắt góc, độ nghiêng của góc đế mà cạnh
là phần chân đế với thành chân đế khoảng 90 120 độ. Kỹ thuật này có lẽ được thực hiện bằng
cách dùng công cụ cắt có các cạnh góc sắc để
khoét lòng chân đế. Dấu vết để lại là góc chân

Chân đế cắt tiện

đế là góc tù không có dấu vết cạo lõm và thường có vết xước tròn quanh lòng chân
đế. Những đồ gốm cao cấp phổ biến kỹ thuật này bởi có diện tích phần chân đế rộng

4


nên dễ dàng đặt con kê dưới đáy sản phẩm một cách chắc chắn, nhất là các sản
phẩm có trang trí hoa văn.
+ HT – II: Hệ thống chân đế cắt vét.
Là hệ thống chân đế có góc thành trong
chân đế miết lõm cong, vết miết rộng có thể đặt
vừa đầu ngón tay. Lòng chân đế tương đối bằng
và có hình chóp. Đây là kỹ thuật phổ biến của
gốm men trắng thời Lý, kỹ thuật này cho diện
Chân đế cắt vét


chân đế hẹp nên hầu hết các con kê nung đặt
trong lòng sản phẩm.
+ HT – III: Hệ thống chân đế cắt phẳng.
Là hệ thống đồ gốm không có thành chân
đế (chân đế liền đáy), đáy cắt phẳng để mộc. Kỹ
thuật này cho diện chân đế sản phẩm rộng nên
kỹ thuật chồng nung phổ biến là con kê gắn mấu
hình tam giác đặt trong lòng sản phẩm hoặc kỹ

Chân đế cắt phẳng

thuật nung bột chống dính đặt trong lòng sản
phẩm.

Sau khi đã đưa vào hệ thống, cách cắt chân đế trong mỗi hệ thống đã tạo nên
mặt cắt chân đế có 4 kiểu mà chúng tôi tạm gọi là Nhóm:
- Nhóm: Tiết diện chân đế.
+ N – I: Tiết diện chân đế hình tam giác;
Là nhóm chân đế có mặt cắt chân đế
dạng hình tam giác (chúng tôi còn gọi là tiết
diện chữ V bởi giống hình chữ V) có diện tiếp
xúc nhỏ gọn. Đây là nhóm chân đế phổ biến thời
Lý phù hợp với kỹ thuật nung bột chống dính

Tiết diện chân đế hình tam giác

nhằm hạn chế để lại vết tiếp xúc trên sản phẩm.
+ N – II: Tiết diện chân đế hình thang;
Là nhóm chân đế có mặt cắt thành chân
đế dạng hình thang có diện tiếp xúc phẳng song


5

Tiết diện chân đế hình thang


song với chân đế sản phẩm, thành ngoài và thành trong chân đế đứng hoặc choãi. Ở
nhóm này mép đế thường cắt phẳng hoặc là cắt vát mép ngoài và có diện tiếp xúc
phẳng.
+ N – III: Tiết diện chân đế hình chữ nhật
và gần hình chữ nhật;
Là nhóm chân đế có mặt cắt thành chân
đế dạng hình thang có diện tiếp xúc phẳng song
song với chân đế sản phẩm, thành ngoài và
thành trong chân đế đứng hoặc choãi. Ở nhóm

Tiết diện chân đế hình chữ nhật và gần
hình chữ nhật

này mép đế thường cắt phẳng hoặc là cắt vát
mép ngoài và có diện tiếp xúc phẳng.
+ N – IV: Không thành chân đế.
Là nhóm đồ gốm không có thành chân
đế, chân đế liền với đáy, diện tiếp xúc phẳng,
rộng. Chân đế thuộc nhóm này chủ yếu gặp ở
loại hình âu.
Tổng thể trong mỗi nhóm như vậy thì có
kích thước chân đế khác nhau, chúng tôi tạm lấy

Không thành chân đế


chiều cao thì tạm chia thành 5 loại như sau:
- Loại: Kích thước chân đế
+ Loại I: Đồ gốm chân đế cao;
+ Loại II: Đồ gốm chân đế trung bình;
+ Loại III: Đồ gốm chân đế thấp;
+ Loại IV: Không thành chân đế (tức đáy phẳng);
+ Loại V: Đáy lõm.
Sau khi đã chia theo kích thước chiều cao chân đế, còn có thể nhận thấy cách
xử lý mép chân đế vô cùng phong phú, chúng tôi phân phân nhỏ tiếp theo là kiểu
với 6 kiểu khác nhau gồm:
- Kiểu: Kỹ thuật cắt mép chân đế
+ Kiểu 1: Mép đế cắt vát 1 lần;

6


+ Kiểu 2: Mép đế cắt vát 2 lần đối với nét cắt vát rộng mép trong hay
còn gọi là vát lệch;
+ Kiểu 3: Mép đế cắt vát 2 lần đối với kiểu vát đều hai bên;
+ Kiểu 4: Mép đế cắt phẳng;
+ Kiểu 5: Mép đế cắt vát mép ngoài, diện tiếp xúc phẳng;
+ Kiểu 6: Cắt phẳng không thành chân đế.
- Phụ kiểu: Lấy tiêu chí kỹ thuật chồng nung:
Kỹ thuật chế tạo chân đế và kỹ thuật chồng nung có mối quan hệ khăng khít
với nhau trong việc cùng hướng tới mục đích là tạo ra sản phẩm có tính mỹ thuật và
tiện dụng nhất. Ví dụ kỹ thuật chồng nung bằng bột chống dính cho thông điệp phán
đoán rằng diện tiếp xúc chân đế phải nhỏ và rất nhỏ tức kỹ thuật cắt vát mép chân
đế hoặc kỹ thuật ve lòng cho thông điệp diện tiếp xúc chân đế rộng và phẳng…
Kỹ thuật chồng nung

Kỹ thuật chồng nung gốm thực chất cách mà người thợ làm gốm xếp các sản
phẩm để đưa vào lò nung như thế nào. Quan sát sản phẩm ở kỹ thuật chế tạo kiểu
dáng chân đế cho ta đoán định được cách xếp nung. Từ đó cho thấy kỹ thuật chồng
nung và kỹ thuật chân đế có mối quan hệ khăng khít với nhau. Kỹ chồng nung có
thể cho biết được trình độ sản xuất nói chung và công nghệ sản xuất gốm nói riêng
của xã hội đương thời.
Mỗi một thời kỳ, một triều đại có những phương pháp nung đặc trưng riêng. Yếu
tố kế thừa các thời kỳ trước rất đậm, nhưng đều hướng tới mục đích sản xuất ra các sản
phẩm hoàn chỉnh hoàn mỹ. Ở thời Lý, bao gồm các phương pháp chồng nung như sau:
+ PK - a: Chồng bằng bột chống dính;
+ PK - b: Chồng nung bằng con kê 5 mấu
+ PK - c: Nung đơn (Không vết kê nung);
+ PK - d: Chồng nung bằng kỹ thuật ve lòng;
+ PK - e: Chồng nung bằng con kê vành khăn gắn mấu cục đất;
+ PK - f: Chồng nung bằng con kê cục đất và bột dính đặt trong lòng
sản phẩm;
+ PK – g: Chồng nung bằng con kê rỗng đặt ở chân đế sản phẩm;
+ PK - h: Nung trực tiếp;

7


+ PK - i: Chồng nung bằng con kê gắn mấu đặt ở chân đế sản phẩm.
Sau khi đã xây dựng hệ thống phân loại gốm men thời Lý theo thứ tự như
trên chúng tôi sẽ lần lượt vận dụng vào phân loại các mảnh gốm đủ dáng. Còn các
mảnh miệng và mảnh thân thì phân loại bình thường theo kiểu dáng và hoa văn.
* Mảnh nguyên dáng và đủ dáng
- Hệ thống: Tiêu chí kỹ thuật cắt chân đế
+ HT – I: Hệ thống chân đế cắt tiện;
+ HT – II: Hệ thống chân đế cắt vét;

+ HT – III: Hệ thống chân đế cắt phẳng.
- Nhóm: Tiêu chí tiết diện chân đế.
+ N – I: Tiết diện chân đế hình tam giác;
+ N – II: Tiết diện chân đế hình thang;
+ N – III: Tiết diện chân đế hình chữ nhật và gần hình chữ nhật);
+ N – IV: Không thành chân đế.
- Loại: Lấy kích cỡ làm chuẩn
+ Loại I: Đồ gốm cỡ lớn;
+ Loại II: Đồ gốm cỡ trung bình;
+ Loại III: Đồ gốm cỡ nhỏ.
- Kiểu: Lấy tiêu chí dáng làm chuẩn
+ Kiểu 1: Dáng vát thẳng;
+ Kiểu 2: Dáng vát cong;
+ Kiểu 3: Dáng cong;
+ Kiểu 4: Dáng rất cong - khum.
- Phụ kiểu: Lấy tiêu chí dáng miệng làm chuẩn
+ PK – a: Miệng dáng thẳng;
+ PK – b: Miệng dáng loe;
+ PK – c: Miệng dáng cong;
+ PK – d: Miệng dáng khum.
* Mảnh miệng: Lấy tiêu chí dáng miệng
+ Loại I: Dáng thẳng;
+ Loại II: Dáng loe;

8


+ Loại III: Dáng cong.
* Mảnh thân: Đơn giản hơn cả các mảnh miệng, gồm hai loại.
+ Loại I: Mảnh thân trang trí hoa văn;

+ Loại II: Mảnh thân không hoa văn.
Nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn gồm
Luận văn sử dụng kết quả nghiên cứu từ các báo cáo điều tra, khai quật,
chỉnh lý khảo cổ học, các bài nghiên cứu về gốm men nói chung và gốm men thời
thới Lý nói riêng đã được công bố trên các sách, tạp chí chuyên nghành và trong các
kỷ yếu hội thảo về khảo cổ học.
5. Kết quả và đóng góp của luận văn
- Tập hợp và hệ thống hóa khối tư liệu di vật gốm men thời Lý tại địa điểm
62 – 64 Trần Phú khai quật năm 2008.
- Phân loại, thống kê các loại hình đồ gốm men tại địa điểm 62 – 64 Trần Phú
theo tiêu chí dòng men, kỹ thuật chế tạo chân đế.
- Xác định những đặc trưng cơ bản của gốm men Lý tại địa điểm 62 – 64
Trần Phú trên các phương diện dòng men, loại hình, hoa văn trang trí, kỹ thuật tạo
hoa văn, kỹ thuật chế tạo, các phương pháp chồng nung.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn có 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tư liệu
Chương 2. Các loại hình gốm men thời Lý tại địa điểm 62 – 64 Trần Phú.
Chương 3. Đặc trưng gốm men thời Lý tại địa điểm 62 – 64 Trần Phú.
Ngoài ra, trong luận văn còn các mục: Lời cảm ơn, lời cam đoan, danh mục
các ký hiệu và chữ viết tắt, tài liệu tham khảo, danh mục phụ lục gồm: các bảng
thống kê, bản vẽ và bản ảnh minh họa.

9


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TƯ LIỆU
1.1. Một số thuật ngữ chuyên ngành
Nghiên cứu đồ gốm nói chung và đồ gốm thời Lý nói riêng cần phải hiểu

một số thuật ngữ như đồ gốm, gốm men và các dòng gốm men.
1.1.1. Đồ gốm
Trong khảo cổ học đồ gốm được dùng để chỉ các loại đồ vật được làm từ đất
và nung qua lửa ở một nhiệt độ nhất định. Đồ gốm có lịch sử phát triển lâu dài, ở
Việt Nam những dấu tích về đồ gốm sớm nhất có từ văn hóa Hòa Bình. Lúc mới ra
đời, đồ gốm rất thô sơ và đơn giản chủ yếu các loại đồ vật được làm từ các loại đất
sét có pha trộn thêm một số loại nguyên liệu khác như cát, bã thực vật… Đồ gốm
như vậy thường có chất liệu thô và có quá trình tồn tại rất lâu kéo dài.
1.1.2. Đồ gốm men
Đồ gốm men chỉ những đồ vật được làm từ đất và phủ lớp men ở bên ngoài
trước khi nung. Đất làm gốm men phải có tỷ lệ caolin nhất định. Men gốm là hợp
chất gồm các thành phần được khai thác và chọn lọc từ tự nhiên từ đó pha chế theo
một tỷ lệ phù hợp. Nhiệt độ nung của đồ gốm men thông thường trên 10000C.
1.1.3. Các dòng gốm men
Đồ gốm men là thuật ngữ dùng chung cho các loại hình di vật đồ gốm được
phủ men. Tuy nhiên, ở cấp độ chi tiết dựa trên yếu tố màu sắc của men gốm có thể
chia gốm men thành các dòng men như gốm men trắng, gốm men xanh ngọc, gốm
men xanh lục, gốm men vàng, gốm hoa nâu… Trong luận văn sẽ sử dụng các khái
niệm các dòng gốm men nói trên làm cơ sở để phân loại đồ gốm men thời Lý phát
hiện được tại địa điểm 62 – 64 Trần Phú.
1.2. Lịch sử phát hiện và nghiên cứu gốm men Lý trong khu vực Thăng
Long – Hà Nội
Đồ gốm men đã được phát hiện và nghiên cứu ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19
đầu thế kỷ 20. Cho đến nay đã hơn một thế kỷ, các loại hình đồ gốm men được phát
hiện, nghiên cứu và nhận thức về đồ gốm men ngày càng rõ ràng và sâu sắc. Trên
đại thể có thể tạm phân chia lịch sử phát hiện và nghiên cứu đồ gốm men ở Việt
Nam thành hai giai đoạn: giai đoạn trước năm 1954 và giai đoạn sau năm 1954.
10



1.2.1. Những phát hiện và nghiên cứu trước năm 1954
Đồ gốm men thời Lý đã bắt đầu được phát hiện và nghiên cứu ở Việt Nam từ
cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20. Mở đầu những phát hiện và nghiên cứu của người
Pháp về khu vực Thăng Long – Hà Nội. Đây là những phát hiện về hiện vật của các
thời Lý, Trần, Lê trong khu vực Hà Nội (thời kỳ này người Pháp gọi là gốm Đại
La). Những phát hiện này đều mang tính đơn lẻ, sưu tập ngẫu nhiên do việc xây
dựng, mở mang thành phố và các công trình công cộng mà chủ yếu ở phần phía Tây
của thành Thăng Long thời Lý, Trần.
Hiện nay Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang lưu giữ nhiều đồ gốm men, trong đó
có đồ gốm men thời Lý được người Pháp sưu tầm ở khu vực Thăng Long – Hà Nội
đã được thu thập về Bảo tàng Louis Finot từ trước những năm 1950. Sau năm 1954
đã được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tiếp nhận. Trong đó có nhiều di vật mang rõ đặc
điểm nghệ thuật thời Lý và có xuất xứ ở các địa điểm như Quần Ngựa, Ngọc Hà, Vạn
Phúc, Hữu Tiệp, Kim Mã, Cống Vị, Liễu Giai, Vĩnh Phúc… [12; tr. 59:73].
Ngoài sưu tập nằm ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, còn có một số đồ gốm men
thời Lý sưu tầm được dưới thời Pháp thuộc hiện đang lưu giữ ở nước ngoài, như Bảo
tàng Guimet (Paris - Pháp) hoặc Bảo tàng Hoàng gia Bruxelles Bỉ.
Như vậy, trước năm 1954 đã có những phát hiện về đồ gốm men Lý. Nhưng
chưa có một nghiên cứu khoa học bài bản nào về đồ gốm men Lý ở Thăng Long.
Toàn bộ là những phát hiện đơn lẻ, ngẫu nhiên.
1.2.2. Những phát hiện và nghiên cứu sau năm 1954
Từ sau năm 1954, đặc biệt là từ những năm 90 của thể kỷ trước trở về đây việc
nghiên cứu đồ gốm men nói chung và gốm men thời Lý nói riêng có những bước phát
triển mạnh mẽ. Với việc các nhà nghiên cứu trong nước có điều kiện tiếp cận và nghiên
cứu Hoàng thành Thăng Long và các vùng phụ cận. Để nghiên cứu về Thăng Long,
một khía cạnh không thể thiếu đó là các di vật, trong đó có đồ gốm. Cho đến thập niên
70, với sự tham gia của các nhà nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực như khảo cổ, văn hóa,
nghệ thuật…cùng với sự ra đời của các ấn phẩm “Những phát hiện mới về khảo cổ
học” và “tạp chí Khảo cổ học” …đã tạo điều kiện cho những phát hiện mới về gốm
men thời Lý được công bố, là những dữ liệu quan trọng để tiến hành nghiên cứu về loại

hình này. Đó là những phát hiện của các cá nhân trong khu vực nội, ngoại thành Hà

11


Nội. Số lượng những phát hiện này khá nhiều, nhưng đó chỉ là những phát hiện lẻ tẻ,
ngẫu nhiên. Bên cạnh đó là những phát hiện gốm men thời Lý trong các cuộc khai quật.
Đó là những tư liệu quan trọng để xác định niên đại của hiện vật.
Khu vực Quần Ngựa trong các năm 1970-1971, 1971-1972, 1978 đã được
Trường Đại học Tổng hợp, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Viện Khảo cổ học
phối hợp với Sở VHTT Hà Nội tiến hành khai quật để tìm dấu vết của Hoàng thành
Thăng Long thời Lý, Trần. Cuộc khai quật đã xuất lộ nhiều hiện vật, trong đó có
một số mảnh gốm men thuộc loại hình đồ gia dụng thời Lý [40, tr.62-70]. Những di
vật đồ gốm men phát hiện được tại địa điểm này là các mảnh vỡ, những hiện vật
còn nhân diện được loại hình bao gồm bát, đĩa, liễn. Theo những người khai quật
gốm men thời Lý ở đây với nhiều loại hình khác nhau, hoa văn phong phú. Có thể
thấy trong những phát hiện về đồ gốm tại địa điểm Quần Ngựa còn hạn chế, việc
đoán định niên đại thường dựa vào loại hình trang trí nghệ thuật.
Trong khoảng gần 20 năm (1973 – 1990), các nhà nghiên cứu nghệ thuật
công bố nhiều công trình có liên quan đến nghệ thuật gốm men thời Lý như: Mỹ
thuật thời Lý [36], Nghệ thuật gốm Việt Nam [15].
Năm 1999, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với Trung tâm HĐVHKH Văn
Miếu – Quốc Tử Giám tiến hành thăm dò khảo cổ học tại khu vực Khải Thánh trước
đó gọi là khu Thái Học thuộc di tích Văn Miếu ở Hà Nội. Cuộc khai quật đã thu
được tổng cộng 7782 di vật gốm men với các dòng men hoa lam, men trắng, men
ngọc, nước dưa, men nâu, men đen, trong đó có nhiều di vật có niên đại từ thế kỷ X
– XII [17, tr.57-73].
Từ tháng 12 năm 2002 đến tháng 3 năm 2017, Viện Khảo cổ học đã phối hợp
với Sở VHTT Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội tiến hành
khai quật tại địa điểm 18 Hoàng Diệu và khu vực điện Kính Thiên đã thu được một

khối lượng di vật đồ sộ, trong đó có rất nhiều hiện vật gốm men thời Lý. Tuy nhiên,
các địa điểm này vẫn đang trong quá trình chỉnh lý.
Tại địa điểm điện Kính Thiên khai quật từ năm 2011 – 2013, đã thu được
291 hiện vật gốm men thời Lý. Hiện vật thu được khá phong phú về kiểu loại, có mặt ở
các dòng men: men trắng, men ngọc, men xanh lục, men nâu, men trắng vẽ hoa nâu và
men nâu vẽ hoa trắng. [24, tr.15].

12


Tháng 11 năm 2003, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Sở Văn hoá – Thông tin
Hà Nội (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội) đã phối hợp tiến hành
thám sát và khai quật di tích Ủng Thành - Đoài Môn (phường Cống Vị, quận Ba
Đình, Hà Nội). Cuộc khai quật được tiến hành trên 6 hố đào với tổng diện tích trên
100m2, đã thu được nhiều hiện vật, trong đó có một số mảnh gốm men thời Lý.
Năm 2006, 2015 Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Hà Nội) tiếp tục khai quật di
tích đền chùa Bà Tấm (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Tại đây đã thu được
nhiều mảnh gốm men là các loại hình đồ gia dụng gồm các loại men trắng ngà, men
trắng ngả xanh, men trắng hoa nâu, men ngọc, men nâu có niên đại Lý – Trần .
Năm 2006, Bộ môn Khảo cổ học và Bảo tàng Nhân học (trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Viện Khảo cổ học, Văn phòng Ban chỉ
đạo kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội tiến hành điều tra
khảo sát và khai quật một số địa điểm trên địa bàn huyện Đông Anh, Sóc Sơn. Tại
địa điểm Bến Long Tửu (thôn Đông Ngàn, huyện Đông Anh), ngay ven bờ sông đã
xuất lộ nhiều hiện vật có niên đại từ thế kỉ XI-XIV. Ở khu vực Đầu Vè (thôn Lại
Đà, huyện Đông Anh) xuất lộ một số mảnh gốm men thời Lý.
Năm 2006 đến năm 2008, Viện Khảo cổ học đã tiến hành 1 đợt điều tra thám sát
và 4 đợt khai quật, di dời tại di tich đàn Nam Giao, di tích đàn Xẵ Tắc. Tại các địa điểm
trên, đã xuất lộ nhiều loại hình hiện vật thuộc nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó có
một số mảnh gốm men thời Lý.

Năm 2011, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở VHTTDL Hà Nội, Ban Quản lý
Xây Dựng Dự án Giao thông đô thị Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội,
Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội tiến hành khai quật nút giao thông Văn
Cao – Hoàng Hoa Thám, với tổng diện tích 200m2. Cuộc khai quật đã thu được 1428
mảnh di vật thời Lý, Trần. Tại địa điểm Văn Cao, các nhà nghiên cứu đã đi sâu
phân tích đặc điểm kỹ thuật chế tạo chân đế đồ gốm và đã phân chia đồ gốm thời Lý
thành 2 nhóm tương ứng với 2 kỹ thuật tạo chân đế [67].
Từ năm 2012 đến – 2015, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở VHTTDL Hà
Nội, Ban Quản lý Xây Dựng Dự án Giao thông đô thị Hà Nội, Ban Quản lý Di tích
Danh thắng Hà Nội, khai quật tại các điểm Cầu Giấy, Đào Tấn, Bưởi. Các cuộc khai
quật đã thu được một số lượng lớn hiện vất gốm men thời Lý.

13


×