Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Nhận thức về nhân cách người cha của trẻ chưa thành niên phạm pháp Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình : Luận văn ThS. Tâm lý học: 60 31 80

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.17 KB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…………………………………………

LÊ THU TRÀ

NHẬN THỨC VỀ NHÂN CÁCH NGƯỜI CHA
CỦA TRẺ CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM PHÁP
TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG SỐ 2 NINH BÌNH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60.31.80

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng

Hà Nội - 2011


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 5
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ....................................................... 5
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 7
4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 8
5. Khách thể nghiên cứu ............................................................................. 8
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 8
7. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 8
8. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................ 10
1.1. Các hướng tiếp cận nghiên cứu về trẻ chưa thành niên phạm pháp
................................................................................................................. 10


1.1.1. Hướng tiếp cận phân tâm học ................................................... 10
1.1.2. Hướng tiếp cận tâm lý – xã hội ................................................ 11
1.1.3. Hướng tiếp cận nhận thức ........................................................... 13
1.1.4. Hướng tiếp cận văn hóa-lịch sử................................................... 14
1.1.5. Hướng tiếp cận hành vi ............................................................... 15


1.1.6 Thuyết học tập xã hội – một xu hướng của tiếp cận hành vi ......... 15
1.1.7 Hướng tiếp cận môi trường sinh thái ............................................ 16
1.2 Các nghiên cứu về người chưa thành niên phạm tội ....................... 17
1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ................................................... 17
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................... 22
1.3. Các khái niệm cơ bản của đề tài......................................................... 26
1.3.1. Khái niệm nhận thức ................................................................... 26
1.3.2. Khái niệm nhân cách................................................................... 29
1.3.3. Khái niệm người cha và vai trò của người cha trong gia đình ..... 36
1.3.4. Khái niệm trẻ phạm tội và trẻ trong trường giáo dưỡng .............. 40
1.3.5 Đặc điểm tâm lý trẻ chưa thành niên và trẻ chưa thành niên có hành
vi phạm pháp ........................................................................................ 42
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.................................................. 53
2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu............................................................ 53
2.2. Đặc điểm về mẫu nghiên cứu............................................................. 54
2.2.1 Độ tuổi ......................................................................................... 54
2.2.2. Giới tính ..................................................................................... 55
2.2.3. Trình độ học vấn ......................................................................... 55


2.2.4. Hoàn cảnh gia đình ..................................................................... 55
2.2.5. Các hình thức vi phạm pháp luật ................................................. 56
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 56

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................................................. 56
2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bằng hỏi ........................................... 56
2.3.3. Phương pháp trắc nghiệm ........................................................... 57
2.3.4. Phương pháp phỏng vấn sâu ....................................................... 58
2.3.5. Phương pháp thống kê toán học .................................................. 58
2.3.6. Phương pháp hoàn thiện câu ....................................................... 59
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 60
3.1. Nhận thức về nhân cách người cha nói chung của trẻ vị thành niên
phạm pháp ................................................................................................ 60
3.2. Nhận thức của trẻ vị thành niên phạm pháp về nhân cách người cha
thực của mình ........................................................................................... 75
3.3. Một vài yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của trẻ vị thành niên phạm
pháp về nhân cách người cha của mình .................................................... 90
3.4. Phân tích một số trường hợp được phỏng vấn sâu tại Trường Giáo
dưỡng số 02 Ninh Bình ............................................................................ 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 110


1. Kết luận .............................................................................................. 110
2. Kiến nghị ............................................................................................ 112
2.1 Đối với nhà trường giáo dưỡng ..................................................... 112
2.2. Đối với gia đình ........................................................................... 114
2.3. Đối với các em học sinh trường giáo dưỡng................................. 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 116
PHIẾU CÁ NHÂN.................................................................................... 118


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây tình hình phạm pháp hình sự nói chung

có nhiều diễn biến phức tạp. Trước tình hình chung đó tội phạm của người
chưa thành niên cũng không tách khỏi quy luật chung của tội phạm hình
sự. Diễn biến về tội phạm của người chưa thành niên trong những năm
qua cũng hết sức phức tạp, tăng cả số lượng, tính chất và mức độ nghiêm
trọng.
Những số liệu mà chúng tôi thu thập được sau đây đã phần nào
chứng minh nhận định này.
Bảng 1: Số lượng và tỷ lệ trẻ chưa thành niên phạm tội bị khởi tố
trên tổng số người phạm tội bị khởi tố
Năm

Số người bị khởi tố

Tỷ lệ

2001

59777

4,11%

2002

60321

4,23%

2003

14948


4,22%

2004

15858

4,51%

2005

17804

3,56%


(Theo cuốn “Người chưa thành niên phạm tội và các giải pháp phòng
ngừa của cảnh sát nhân dân trong tình hình hịên nay” – NXB công an
nhân dân-2007).[20]
Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng người
chưa thành niên phạm tội (Theo điều tra của cục cảnh sát) đó là những
yếu tố về gia đình. Môi trường gia đình đó là môi trường có ý nghĩa trọng
yếu ban đầu. Trong mỗi gia đình, hình ảnh người cha, người mẹ có tác
động mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm nguyện vọng, suy nghĩ của trẻ, đặc
biệt là người cha với nhân cách và phẩm chất của mình có tác động rất
lớn. Quyền uy chỉ có ở người cha là một cơ chế giúp trẻ tự điều chỉnh
hành động của mình. Mặt khác, người cha là đối tượng để trẻ em nam tự
đống nhất nhằm phát triển bản sắc nam tính của mình. Cũng không phải
ngẫu nhiên, đối với trẻ em gái hầu như tất cả đều muốn “lấy bố” hay lấy
một người như bố khi chúng lớn lên. Như vậy có thể thấy vai trò của

người cha trong đời sống tình cảm và định hướng hành động của trẻ rất
quan trọng. Rất nhiều các vụ án trẻ phạm tội gây ra do chán cảnh gia đình,
căm ghét người cha vì ông không phải là một tấm gương tốt.
Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều cá nhân và tổ chức xã hội quan
tâm nghiên cứu đến vấn đề gia đình của trẻ phạm tội, tuy nhiên các nghiên
cứu về sự nhìn nhận của trẻ về nhân cách người cha còn chưa được nghiên
cứu nhiều. Trong khi đó, nhận thức của trẻ về nhân cách người cha hết
sức có ý nghĩa bởi đây là yếu tố quyết định mạnh mẽ đến sự hình thành và
phát triển nhân cách toàn diện của trẻ, là cơ sở định hướng cho những
hành động của trẻ.


Vì những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nhận thức về nhân cách người cha của người chưa thành niên phạm pháp
trong Trường giáo dưỡng số 02 Ninh Bình” với mục đích tìm hiểu hình
ảnh của người cha trong nhận thức của trẻ chưa thành niên phạm pháp
như thế nào. Đồng thời nhận thức đó có ảnh hưởng không và ảnh hưởng
như thế nào nếu có đến hành vi phạm pháp nói riêng và nhân cách của các
em nói chung. Và liệu môi trường trong trường giáo dưỡng có ảnh hưởng
hay không đến sự nhìn nhận về người cha của trẻ?
Chúng tôi hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm rõ câu
trả lời cho những câu hỏi trên và góp một phần nhỏ vào việc định hướng
giáo dục trẻ chưa thành niên phạm pháp.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu nhận thức về nhân cách người cha và các yếu tố ảnh
hưởng đến sự nhận thức về nhân cách người cha của trẻ trong trường giáo
dưỡng số 2 Ninh Bình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và phương pháp luận về nhận thức,
khái niệm nhận thức, trẻ vị thành niên phạm pháp (khái niệm, các đặc

điểm tâm sinh lý…) làm công cụ cho quá trình nghiên cứu.
- Nghiên cứu nhận thức của trẻ trong trường giáo dưỡng về nhân
cách người cha và các yếu tố ảnh hưởng
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đưa ra một số gợi ý về việc giáo
dục trẻ chưa thành niên phạm pháp.


4. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức về nhân cách người cha của trẻ trong trường giáo dưỡng.
5. Khách thể nghiên cứu
- Trẻ em phạm pháp (độ tuổi 12 – 18 tuổi trong trường giáo dưỡng).
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu nhận thức về nhân cách người cha của trẻ
em trong trường giáo dưỡng ở ba mặt:
+ Về đạo đức
+ Về mặt tình cảm
+ Về mặt ý chí, uy quyền.
- Về khách thể nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu trẻ phạm pháp
đang sống và học tập trong trường giáo dưỡng số 02 Ninh Bình.
7. Giả thuyết khoa học
- Nhận thức về nhân cách của người cha của trẻ có nhiều nét thiếu
tích cực. Nhận thức này có ảnh hưởng đến lòng yêu quí, kính trọng của trẻ
dành cho cha và ảnh hưởng một phần đến hành động phạm tội của trẻ.
- Nhận thức về nhân cách người cha của trẻ trong trường giáo dưỡng
số 02 Ninh Bình có chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố: thái độ của các
thành viên trong gia đình đối với người cha, thái độ của những người


xung quanh đối với người cha, hoàn cảnh gia đình, mức độ tình cảm mà
người cha thể hiện với trẻ.

8. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bằng hỏi:
- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
- Phương pháp xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 16.0
- Phương pháp hoàn thiện câu


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Các hướng tiếp cận nghiên cứu về trẻ chưa thành niên phạm pháp
Vấn đề người chưa thành niên có hành vi phạm tội là một trong
những vấn đề bức xúc được cả xã hội quan tâm. Hiện nay các nhà khoa
học trên thế giới và cả Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu vấn
đề này từ nhiều góc độ khác nhau như xã hôi học, luật học, giáo dục học,
tâm lý học… Trong đó các nhà khoa học đặc biệt chú ý tới việc nghiên
cứu nguyn nhân dẫn người chưa thành niên đến việc thực hiện hành vi
phạm tội, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm đấu tranh phòng chống tình
trạng này. Các yếu tố như: đặc điểm tâm lý cá nhân, môi trường gia đình,
môi trường bạn bè, môi trường văn hóa, xã hội… của người chưa thành
niên được xem là những yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến các
em, đưa đẩy các em đến việc thực hiện những hành vi phạm tội. Về vấn
đề này, trong tâm lý học có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
1.1.1. Hướng tiếp cận phân tâm học
Theo các nhà phân tâm học, sự phát triển tâm lý của người chưa thành
niên chủ yếu mang tính vô thức (nằm ngoài nhận thức) và thường bị chi
phối rất lớn bởi cảm xúc. Điều này được thể hiện rõ trong học thuyết phân
tâm học của S.Freud (1856-1939). Ông cho rằng nhân cách có ba cấu
trúc: Cái Nó, cái Tôi và cái Siêu Tôi. Cái nó bao gồm những bản năng cái bể chứa năng lượng tâm lý. Cái Nó hoàn toàn không nhận biết được,
nó hoàn toàn không liên hệ với thực tế. Khi trẻ cọ xát với những yêu cầu

và căng thẳng của thực tế thì lúc đó cái Tôi xuất hiện. Cái Tôi là phần
đương đầu với những yêu cầu của thực tế. Cái Tôi giải quyết xung đột


giữa yêu cầu của thực tế với ước muốn của cái Nó bằng cơ chế tự vệ. Cơ
chế tự vệ là những phương pháp cái Tôi sử dụng để bóp méo thực tế và
bảo vệ mình khỏi những lo âu. Cái Siêu tôi là “nhân tố đạo đức” trong
nhân cách, bao gồm chuẩn mực và giá trị xã hội đã được cá nhân chấp
nhận về cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu. S.Freud cho rằng “ngay từ 3 đến
6 tuổi trẻ dần tiếp thu được những chuẩn mực đạo đức từ cha mẹ, rồi
chúng làm theo những chỉ dẫn của các chuẩn mực này và coi đó là chuẩn
mực cho chính mình”. Freud khẳng định nhiệm vụ của cha mẹ phải đối
mặt khi nuôi dạy một đứa trẻ là đảm bảo rằng đứa trẻ đó hình thành được
cái siêu tôi ổn định. “Người kiểm duyệt bên trong này rất có thể là một cỗ
máy ngăn chặn không cho con người bộc lộ những bản năng tính dục và
hiếu chiến theo cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến xã hội và trật tự xã hôi
[6; tr253]
Trong nghiên cứu về phát triển nhân cách, Freud cho rằng, con
người trải qua năm giai đoạn phát triển tâm lý tính dục. Giai đoạn cuối
cùng diễn ra từ thời kỳ chưa thành niên trở đi (giai đoạn phát dục từ dậy
thì trở đi) được ông gọi là “giai đoạn sinh dục”. Theo ông, người chưa
thành niên có đặc điểm tâm lý là: Căng thẳng, xung đột, đặc biệt là xung
đột với cha mẹ và có nhu cầu rất lớn giao tiếp với bạn bè rất lớn. Và đó
chính là những nguyên nhân tâm lý cơ bản nhất dẫn đến các hành vi vượt
quá qui định pháp luật của trẻ vị thành niên.
1.1.2. Hướng tiếp cận tâm lý – xã hội
Khác với Freud cho rằng nhân cách của chúng ta hình thành
trong những năm đầu đời, thì Eric H.Ericson lại nhấn mạnh những thay
đổi diễn ra trong suốt cả đời người. Ông phân chia đời người ra làm tám



giai đoạn. Mỗi giai đoạn xuất hiện một loại khủng hoảng tâm lý- xã hội sẽ
dẫn đến sự chuyển hóa trong các mối quan hệ xã hội quan trọng. Nhân
cách được phát triển qua mỗi lần giải quyết hiệu quả xung đột giữa những
nhu cầu của cá nhân và những đòi hỏi của xã hội.
Theo ông thì giai đoạn thứ năm – khẳng định chính mình hoặc mơ
hồ về vai trò của mình, về bản thân. Giai đoạn này diễn ra trong thời kỳ
chưa thành niên (12-18 tuổi). Đây là “ngã tư đường” giữa trẻ con và
người lớn. Lúc này các em bắt đầu lo lắng tìm hiểu mình là ai? Mình sẽ
thành người như thế nào? Mình quan tâm đến điều gì và mình sẽ đi đâu
trong cuộc đời. Trẻ chưa thành niên bắt đầu đối diện với nhiều vai trò mới
và nhiều sự kiện của người lớn, chẳng hạn như chuyện yêu đương, chuyện
học nghề… Ở giai đoạn này, quá trình xã hội hóa diễn ra mạnh mẽ. Thiếu
niên bắt đầu tìm cho mình bản sắc riêng. Trẻ em ở lứa tuổi này cố gắng
tách rời cha mẹ về tâm lý, có nghĩa là chúng sẵn sàng hành động như
những người lớn có trách nhiệm, tự suy nghĩ và quyết định cho bản thân.
Tuổi dậy thì và sự phát triển của cơ thể gây ra nỗi sợ hãi và sự căng thẳng
ở các em. Trong khi trẻ cần sự giúp đỡ của cha mẹ hơn bao giờ hết, chúng
lại tỏ ra mình muốn tự do, độc lập với cha mẹ. Do đó cha mẹ cần tôn
trọng ước muốn không phụ thuộc của trẻ, đồng thời vẫn cho trẻ biết giới
hạn của mọi hành vi nhằm giữ an toàn cho mình.
Ericson cho rằng, việc chia sẻ tình cảm của cha mẹ với trẻ chưa
thành niên là một cách tốt nhất để các em phát triển lòng tự trọng. Nếu
một đứa trẻ thất bại trong việc xây dựng lòng tự trọng do cách cư xử của
cha mẹ trong giai đoạn phát triển trước đây của chúng, thì trẻ sẽ thiếu
lòng tin vào khả năng của mình khi trưởng thành “sự hoang mang sẽ mãi
ngự trị trong cuộc sống tương lai của trẻ” [6;307]


Theo quan điểm của Ericson, nếu sự phát triển cản trở trẻ chưa thành

niên đóng những vai trò được xã hội chấp nhận, hoặc khiến họ cảm thấy
mình không thể đáp ứng được những yêu cầu của xã hội, thì họ sẽ chọn
lấy một giá trị tiêu cực. Trẻ chưa thành niên có giá trị tiêu cực sẽ tìm thấy
sự hậu thuẫn hình ảnh phạm pháp của mình trong số nhóm bạn bè cũng có
giá trị tiêu cực như họ.
1.1.3. Hướng tiếp cận nhận thức
Khi mà các học thuyết phân tâm học nhấn mạnh tầm quan trọng của
những ý nghĩ vô thức của trẻ chưa thành niên, thì các học thuyết nhận
thức lại đi sâu vào ý thức. J.Piaget (1896-1980) là người đại diện của
trường phái này. Theo ông, trẻ chưa thành niên chủ động xây dựng thế
giới nhận thức của riêng mình- những thông tin rót vào trí não họ không
chỉ từ môi trường. Khi gặp thông tin vượt qua tầm hiểu biết, trẻ chưa
thành niên thường vận dụng suy nghĩ của mình để thâu tóm những ý
tưởng mới. Theo ông, ở lứa tuổi chưa thành niên (từ 12-15 tuổi), cá nhân
đã vượt qua những kinh nghiệm cụ thể để suy nghĩ một cách trừu tượng
và logic hơn. Cá nhân mở rộng khả năng suy nghĩ tới những lĩnh vực xã
hội và nhận thức, chứ không chỉ lấy những kinh nghiệm cụ thể, có thật
làm mấu bám nữa. Người chưa thành niên có thể hình dung ra những tình
huống đáng tin, những sự kiện giả thuyết đơn thuần hoặc trừu tượng và cố
lý giải về chúng một cách logic. Thay vì nghĩ theo cách cụ thể, hoặc về
những điều có thật, giới hạn thì trẻ chưa thành niên bắt đầu mở rộng sự
suy luận ở góc độ lý tưởng những điều họ mong ước ở mình và những
người khác.[1]. Chính điều này dẫn đến việc trẻ chưa thành niên hay so
sánh mình với người khác dựa vào những tiêu chuẩn lý tưởng và họ. Việc
trẻ nôn nóng hướng tới những chuẩn mực lý tưởng mới tuy nhiên trẻ lại


bối rối không biết nên theo chuẩn mực nào là tiền đề cho những hành vi
không phù hợp với chuẩn mực xã hội và qui định của pháp luật của các
em.

1.1.4. Hướng tiếp cận văn hóa-lịch sử
Nhà tâm lý học người Nga L.Vưgôtxki (1896-1934) cho rằng, trẻ
chưa thành niên tự xây dựng kiến thức cho mình, Theo ông, kiến thức là
theo hoàn cảnh và cộng hưởng, nó được hình thành từ con người và môi
trường. Điều này cho thấy sự hiểu biết tốt nhất là thông qua sự tương tác,
phối hợp hoạt động với người khác. Ngoài ra, Vưgôtxki còn nêu lên giả
thuyết về sự không trùng lặp nhau của ba phương diện trưởng thành ở tuổi
thành niên, đó là trưởng thành về giới tính, trưởng thành về cơ thể nói
chung và trưởng thành về mặt xã hội. Đây chính là mâu thuẫn cơ bản của
tuổi chưa thành niên, cũng từ mâu thuẫn này nẩy sinh sự khủng hoảng.
Ông cho rằng khủng hoảng ở giai đoạn chưa thành niên là khủng hoảng
lứa tuổi lớn nhất trong cuộc đời con người. Trong giai đoạn này trẻ rất
khó tiếp xúc, khó giáo dục. Trong giai đoạn phổ thông, trẻ lâm vào giai
đoạn khủng hoảng thường giảm thành tích học tập, ít lý thú với công việc,
cuộc sống nội tâm thường có mâu thuẫn…[1;558]. Sự mất cân đối trong
trưởng thành giữa mặt xã hội và cơ thể, sự dằn vặt nội tâm dễ dẫn các em
đến những suy nghĩ tiêu cực, hành động tiêu cực mà có thể các em chưa
lường trước được hậu quả. Chính vì vậy, sự can thiệp một cách kịp thời,
tế nhị của gia đình là rất quan trọng giúp các em lấy lại cân bằng trong
giai đoạn khủng hoảng, tránh được những hành vi không phù hợp, hành vi
phạm pháp.


1.1.5. Hướng tiếp cận hành vi
Chủ nghĩa hành vi chú ý đến những phản ứng và tác nhân môi
trường của hành vi để tìm hiểu sự phát triển tâm lý của trẻ chưa thành
niên. Theo B.F Skinner (1904-1990), thì trí não, dù vô thức hay ý thức
không cần thiết để giải thích hành vi và sự phát triển mà sự phát triển và
hành vi là một. Chính vì sự phát triển là học hỏi và thường xuyên thay đổi
theo môi trường cho nên nếu sắp xếp lại kinh nghiệm thì có thể thay đổi

sự phát triển. Theo Skinner để thay đổi hành vi ta phải “sử dụng kích
thích tích cực để kiểm soát và thay đổi hành vi cá nhân” [1;141]. Mặc dù
quan điểm của Skinner có nhiều điểm máy móc, tuy nhiên chúng ta cũng
phải thừa nhận rằng, sự ảnh hưởng từ môi trường và các tác nhân kích
thích từ môi trường có tác động rất lớn đến hành vi của trẻ. Việc trẻ sống
trong một môi trường xã hội phức tạp, tiếp xúc với các bạn bè hư hỏng
hay tiếp xúc với các luồng thông tin không lành mạnh, hoặc là nạn nhân
của bạo hành… dễ khiến các em bị ảnh hưởng và nảy sinh các hành vi
phạm pháp.
Thuyết học tập xã hội – một xu hướng của tiếp cận hành vi
Lý thuyết học tập xã hội nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc
nghiên cứu những kinh nghiệm môi trường và hành vi để tìm hiểu sự phát
triển tâm lý của trẻ chưa thành niên. A. Bandura và Walter Mischel cho
rằng, hành vi, môi trường, những yếu tố nhận thức của cá nhân tương hỗ
với nhau. Bandura đồng ý với Skinner ở chỗ môi trường có thể quyết định
hành vi của cá nhân, nhưng còn phải chú ý nhiều đến điều kiện khác nữa.
Cá nhân có thể hành động để thay đổi môi trường. Những yếu tố nhận
thức có thể thay đổi hành vi của cá nhân và ngược lại. Nó bao gồm niềm


tin bản thân có thể kiểm soát một tình huống và tạo ra những kết quả tích
cực, những kỹ năng suy nghĩ và lập kế hoạch. Theo Bandura, bắt chước là
một cơ chế hình thành hành vi. Theo đó nếu những người xung quanh có
những hành vi tiêu cực thì trẻ dễ bắt chước các hành vi đó. Đặc điểm của
lứa tuổi chưa thành niên là dễ bắt chước các hàng vi tiêu cực. Học thông
qua quan sát là quan trọng nhất, qua đó người chưa thành niên hình thành
ý kiến về hành vi của người khác và có thể bắt chước hay không bắt
chước.[6;154]
1.1.6 Hướng tiếp cận môi trường sinh thái
Urie Bronfenbrenner là đại diện cho trường phái này. Theo ông, có

bốn hệ thống môi trường sinh thái ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của
trẻ chưa thành niên. Môi trường này được trải dài từ mối quan hệ xã hội
gần gũi với mối quan hệ văn hóa rộng lớn đó là:
+ Hệ thống thứ nhất, môi trường sống của cá nhân, gồm gia đình, bạn bè
cùng lứa tuổi, trường học và hàng xóm láng giềng. Ví dụ: trẻ giao tiếp với
cha mẹ, thầy cô, bạn bè,…
+ Hệ thống thứ hai gồm: mối quan hệ giữa các môi trường với nhau. Ví
dụ: giữa gia đình và nhà trường, giữa trường học và công sở, giữa gia
đình và bạn của trẻ chưa thành niên. Trẻ chưa thành niên bị cha mẹ bỏ rơi
có thể phát triển mối quan hệ tiêu cực đối với giáo viên.
+ Hệ thống thứ ba gồm: những kinh nghiệm của một môi trường xã hội
mà trẻ chưa thành niên không có vai trò chủ động ảnh hưởng tới môi
trường khác của họ. Ví dụ: kinh nghiệm nơi công sở có thể ảnh hưởng tới
mối quan hệ của cha mẹ và đứa con tuổi chưa thành niên. Mẹ được thăng


tiến nên phải đi đây đi đó nhiều, khiến cho những xung đột trong hôn
nhân có thể tăng cao và làm thay đổi khuôn mẫu quan hệ cha mẹ-trẻ chưa
thành niên.
+ Hệ thống thứ tư gồm: nền văn hóa trong đó trẻ chưa thành niên sống.
Nền văn hóa ám chỉ những khuôn mẫu hành vi, niềm tin, và tất cả những
sản phẩm của một nhóm người truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trong tâm lý học có nhiều cách tiếp cận về sự phát triển tâm lý của
người chưa thành niên khác nhau. Trên thực tế, không có học thuyết nào
có thể thâu tóm toàn bộ tính phức tạp và nhiều mặt của sự phát triển tâm
lý của trẻ chưa thành niên, nhưng mỗi học thuyết đều đóng góp một mảng
quan trọng cho vấn đề.
1.2 Các nghiên cứu về người chưa thành niên phạm tội.
1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài.
Nghiên cứu về đặc điểm tâm lý cá nhân của người chưa thành niên

có hành vi phạm tội đã đưa ra nhiều nét đặc trưng tâm lý của người chưa
thành niên có hành vi phạm tội.
Tác giả John W.Santrock cho rằng người chưa thành niên có hành vi
phạm tội có các giá trị tiêu cực, sự tự chủ ở mức độ thấp, ít chí thú vào
việc học tập.[11]
Theo David P.Farrington (1996), tính hiếu động và tính hay bốc
đồng là những nét tính cách quan trọng nhất của trẻ giúp cho việc phán
đoán khả năng phạm tội sau này. Những nét tính cách này thể hiện ở chỗ,
trẻ không thể ngồi yên một chỗ, không thể tập trung chú ý, không thể


kiềm chế những xúc cảm của mình cũng như thiếu khả năng phán đoán sự
việc trong tương lai. Ông đã tiến hành điều tra tại Thụy Điển cho thấy,
các em học sinh bị giáo viên nhận xét là hiếu động ở độ tuổi 13 thì thường
phạm các tội có sử dụng bạo lực cho đến độ tuổi 26. Các em trai hiếu
động ở LosAngeles cũng được theo dõi trong độ tuổi từ 9-17 cho thấy tỷ
lệ các em này phạm tội nghiêm trọng lớn gấp 6 lần các em trai bình
thường. Ngoài ra ông còn tiến hành nghiên cứu trí tuệ của trẻ chưa thành
niên phạm tội. Cuộc điều tra ở Thụy Điển cho thấy, trẻ được kiểm tra nếu
thiểu năng trí tuệ lúc 3 tuổi thì sẽ có nguy cơ phạm tội cao cho tới độ tuổi
30. Nghiên cứu ở Cambridge cho thấy trẻ có điểm IQ thấp hơn 90 trong
độ tuổi từ 8-10 tuổi có tỷ lệ phạm tội cao gấp đôi các em khác. Từ kết quả
nghiên cứu trên ông đi đến nhận định thiểu năng trí tuệ là một nhân tố
quan trọng trong việc phán đoán khả năng phạm tội ở trẻ , điều này có thể
xác định từ rất sớm , đồng thời thiểu năng trí tuệ cũng là đặc điểm đặc
trưng của người chưa thành niên phạm pháp, tái phạm và phạm tội từ rất
sớm(10-13 tuổi). Theo ông, những trẻ em thiểu năng trí tuệ phạm tội bởi
vì họ thiếu khả năng lường trước hậu quả các sự việc cũng như thiếu khả
năng xác định cảm nghĩ của nạn nhân.
Nhà tâm lý học xã hội Richard Jessor cùng các đồng nghiệp của ông

cho rằng, những nguyên nhân chính dẫn đến sự xáo trộn tâm lý và hành
động tiêu cực ở lứa tuổi thanh niên bắt nguồn từ bản chất và môi trường
tác động lên đời sống của các em. Nói đến bản chất tức là đề cập đến tâm
lý nóng giận, ích kỷ, mặc cảm, thiếu tự tin và những môi trường tác động
bên ngoài do sự liên hệ với cha mẹ, bạn bè, báo chí, phim ảnh, môi
trường học đường và tôn giáo


Theo một số chuyên gia tâm lý học nước ngoài về tuổi chưa thành
niên, thì những tác động tiêu cực phần lớn ở lứa tuổi chưa thành niên
thường trải qua, nhìn chung được chia làm hai loại chính: 1) Những xáo
trộn tâm lý như buồn rầu, hồi hộp, lo âu và chán nản. 2) Những hành vi
bất ổn thể hiện ra bên ngoài như bỏ học, uống rượu, cờ bạc, bạo hành,
phạm pháp và những hoạt động tình dục bất chính. Hai loại chính này liên
hệ và tác động lẫn nhau. Ví dụ: em A buồn rầu vì thấy cha mẹ thường cãi
vã lẫn nhau, em liền tìm rượu để giải sầu.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình, nhà tâm lý học tội phạm
người Nga A.I Đongova đã đưa ra nhận định rằng, những người chưa
thành niên phạm tội thường có tính phô trương, khoe khoang, trưng bày
phẩm chất tiêu cực thiếu lành mạnh của mình, làm ra vẻ anh hùng rơm…
Chúng thường thỏa hiệp với những nét tính cách của mình như: Sống
không có lý tưởng, hoài bão, dễ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ những người
khác, thiếu tính điềm đạm, bình tĩnh mà chỉ quen ăn chơi, đàng điếm, lười
biếng , nghiện ngập.
Nhiều công trình nghiên cứu đã thừa nhận rằng, người chưa thành
niên phạm tội có nhiều lợi ích thực dụng và cá nhân. Điều hấp dẫn các em
trước hết là tất cả những gì có thể thỏa mãn trực tiếp. Tác giả P.L
Lơvôvich cũng đã cho rằng, ở những người chưa thành niên phạm tội tỏ
rõ hiệu quả của “tính bị động có định hướng”, biểu hiện mong muốn bắt
chước những người có uy tín đối với các em và có quan điểm đồng nhất

với quan điểm của các em (trong khi tiếp xúc với họ). Vấn đề này theo tác
giả V.L Igơnachencô , so với những người chưa thành niên bình thường
thì đa số người chưa thành niên “khó bảo” thường thể hiện các phẩm chất


tiêu cực như không làm chủ được mình, sống không có mục đích, thô lỗ,
hay gây gổ.
Theo các nhà tâm lý tội phạm Nga, ở người chưa thành niên phạm
tội cũng như những người chưa thành niên bình thường thì các quan điểm
pháp luật , nhận thức pháp luật không được hình thành hoặc bị lệch lạc.
Điều này tạo khả năng phát sinh hành vi không phù hợp với các qui định
của pháp luật. Nhưng đối với người chưa thành niên phạm tội thì khả
năng này cao hơn. Những lỗ hổng và lệch lạc về ý thức pháp luật trong số
những người chưa thành niên phạm tội có sự tác động qua lại giữa các
khuyết tật cá nhân và các yếu tố tiêu cực từ môi trường xã hội.
Môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và
phát triển nhân cách của người chưa thành niên nói chung và người chưa
thành niên có hành vi phạm tội nói riêng. Qua các nghiên cứu cho thấy có
nhiều nguyên nhân dẫn người chưa thành niên đến việc thực hiện những
hành vi phạm tội. Trong đó gia đình và nhóm bạn bè vẫn được xem là hai
yếu tố có ảnh hưởng lớn đối với hành vi phạm tội của người chưa thành
niên. Nhiều nhà nghiên cứu có nhận xét rằng, nguyên nhân sâu xa nhất
của hành vi phạm tội ở người chưa thành niên bắt nguồn từ môi trường
gia đình không thuận lợi. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định một trong
những nguyên nhân dẫn người chưa thành niên đến việc thực hiện những
hành vi phạm tội là do bầu không khí tâm lý gia đình luôn căng thẳng, cha
mẹ mâu thuẫn, thiếu tôn trọng nhau, thường xuyên cãi vã, đánh chửi nhau.
Theo số liệu điều tra của tác giả V.M Koromosikov cho thấy, trong các
gia đình của người chưa thành niên phạm tội thì số gia đình có cuộc cãi
cọ, va chạm chiếm tỉ lệ 39% và ¼ trong số đó là các trường hợp cãi nhau

đi đến đánh nhau. Số gia đình có mối quan hệ thù ghét giữa cha mẹ chiếm


12% và chỉ có 24% các trường hợp còn lại là giữ được mối quan hệ bình
thường. Mặt khác, những người chưa thành niên phạm tội cũng thường rơi
vào những gia đình không hoàn thiện (trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc mồ
côi cha, hoặc mồ côi mẹ, cha mẹ ly dị, ly thân …)
Các nhà tâm lý học Margot Prior (2000), Rutter Giller (1983) và
Sarnecki (1985) cho rằng sự không quản lý chặt chẽ con cái của cha mẹ là
một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi phạm tội của
người chưa thành niên. Một nghiên cứu ở Anh tiến hành với gần 400 em
trai sống cùng với gia đình lớn cho thấy việc phạm tội của trẻ có mối quan
hệ mật thiết với sự quản lý lỏng lẻo của cha mẹ. Tác giả Joan Maccord
tiến hành điều tra 1000 người chưa thành niên phạm tội ở Boston cho thấy
tỷ lệ phạm tội tương đối cao trong số trẻ em trai không được cha mẹ quan
tâm chu đáo (62%).
Nghiên cứu tình trạng phạm tội của người chưa thành niên, các nhà
tâm lý cho rằng phương pháp giáo dục không đúng của cha mẹ đối với
con cái có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách
của trẻ. Các tác giả Rumani cho rằng sự bất đồng ý kiến giữa cha mẹ về
phương pháp giáo dục của mỗi người góp phần làm phát sinh hành vi
chống đối xã hội của trẻ. Theo các tác giả Ba Lan, việc áp dụng các biện
pháp giáo dục sai lầm thường dẫn đến sự xuất hiện ở trẻ những tình cảm
bực dọc, tâm trạng căng thẳng, dần dần chuyển sang trạng thái thô bạo và
chống lại uy quyền của cha mẹ. Từ đó giữa trẻ và cha mẹ thường nảy sinh
xung đột gay gắt, tình cảm cha mẹ và con cái ngày càng trở nên lạnh nhạt,
kết quả là các em bỏ nhà đi lang thang và thậm chí bước vào con đường
phạm tội.



Qua các nghiên cứu ở nước ngoài có thể thấy có nhiều cách nhìn nhận
và tiếp cận khác nhau về vấn đề trẻ vị thành niên phạm tội. Nhưng nhìn
chung có thể thấy các nhà nghiên cứu đều có cách nhìn nhận thống nhất
về các đặc điểm tâm lý cá nhân của người chưa thành niên có hành vi
phạm tội, cụ thể là các nét đặc trưng tâm lý như: tính hiếu động, tính tò
mò, tính độc lập cao, tính hay bắt chước kết hợp với khả năng tự kiềm chế
kém, hứng thú, nhu cầu nhận thức học tập phát triển ở mức độ thấp, kết
quả học tập kém, nhận thức pháp luật hạn chế…Các nghiên cứu ở nước
ngoài cũng đã chỉ ra được những nguyên nhân gây ra tình trạng phạm tội
của người chưa thành niên, trong đó nguyên nhân gia đình là nguyên nhân
quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn nhất.
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, nghiên cứu tìm hiểu về người chưa thành niên phạm tội
cũng đã chỉ ra được những đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội
và những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đó.
Tác giả Phạm Minh Đức (1981) đã tiến hành nghiên cứu 265 học sinh
có hành vi lệch chuẩn ở độ tuổi từ 10-17, học tại hai trường phổ thông
công - nông nghiệp. Qua phân tích kết quả nghiên cứu tác giả cho rằng
phần lớn những học sinh phạm pháp là nhưng học sinh vốn có sự phát
triển bình thường về mặt trí tuệ nhưng do hứng thú, nhu cầu nhận thức,
động cơ học tập của các em bị suy thoái nghiêm trọng nên hiệu quả học
tập kém. Sự suy thoái hứng thú, nhu cầu học tập của học sinh phạm pháp
biểu hiện ở chỗ, nhìn chung hứng thú, nhu cầu nhận thức của họ phát triển
ở mức độ thấp và rất nghèo nàn. Ngược lại những nhu cầu tầm thường lại
phát triển rất mạnh mẽ.


Tác giả Nguyễn Xuân Thủy (1993) đã khẳng định rằng, người chưa
thành niên phạm tội về cơ bản cũng có những đặc điểm tâm lý như những
trẻ em bình thường khác cùng lứa tuổi. Song, do tiếp xúc thường xuyên

với những điều kiện tiêu cực và trong quá trình phạm tội mà nhân cách
của các em bị giảm sút nghiêm trọng. Nghiên cứu động cơ và mục đích
phạm tội của người chưa thành niên cho thấy, trẻ em phạm tội thường có
động cơ và mục đích đơn giản. Hành vi của các em thuộc hành vi dễ bị
ảnh hưởng của sự rung cảm, nhạy cảm về tinh thần và cộng vào đó là tính
hay đua đòi, bắt chước, khả năng tự kiềm chế kém cùng thái độ coi
thường các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.[14]
Theo tác giả Trần Trọng Thủy, ở phần lớn các thiếu niên phạm pháp,
phẩm chất tiêu cực chiếm ưu thế trong cấu trúc nhân cách, đó là: thiếu
quyết tâm, vô trách nhiệm, hay bắt chước một cách mù quáng, thô lỗ, gây
gổ.
Trong quá trình nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Duy Xi là một
nhà tâm lý học làm công tác quản lý trại giam của Bộ Công An đã đưa ra
một số nhận xét cơ bản về đặc điểm tâm lý của trẻ em làm trái pháp luật
như sau:
- Về trí tuệ, ở trẻ làm trái pháp luật có sự phát triển chậm, tư duy trừu
tượng kém hơn trẻ bình thường, không biết phân tích đánh giá đúng một
số hiện tượng mà nặng về tư duy cụ thể thực dụng và rất khéo léo “mưu
trí” trong thực hiện hành vi trái pháp luật như kỹ xảo ăn cắp, móc túi, che
dấu, đối phó với sự theo dõi phát hiện của nhà chức trách”
- Về hứng thú, ham muốn của các em thường nặng về vật chất tầm
thường, thấp hèn, thậm chí kỳ quặc. Các em không còn hứng thú học tập,


hiểu biết như trẻ bình thường, thích đua đòi, ăn chơi như người lớn (có
82% nghiện thuốc lá, 70% uống bia rượu, 72% nghiện cafe, chè). Ngoài
ra các em rất thích xem phim ảnh, băng hình có nội dung không lành
mạnh, đặc biệt thích phim chưởng.
- Về tình cảm, thiếu bền vững, thay đổi dễ dàng, nhanh chóng, nhưng lại
mạnh mẽ. Tình cảm có tính rung động cao, dễ bị kích động, bồng bột, sôi

nổi là đặc trưng cơ bản của tình cảm ở trẻ em làm trái pháp luật.
- Về tính cách, nét tính cách đặc trưng là các em muốn vươn lên làm
người lớn, muốn hoạt động để thử sức và có xu hướng bắt chước cái xấu
của người lớn. Có tính độc lập và tự trọng cao, nên nếu bị chửi rủa, đánh
mắng, xúc phạm thì các em thường có phản ứng quyết liệt, chống trả lại
hoặc nảy sinh tiêu cực bỏ nhà đi lang thang, tỏ ra bất cần đời. Các em
thích tỏ ra dũng cảm, liều lĩnh, nhưng lại thiếu đắn đo, suy nghĩ, không
biết phân biệt giữa bảo thủ và kiên trì, giữa ngang tàng và dũng cảm, giữa
liều lĩnh và can đảm. Nhiều lúc các em tỏ ra rất thô lỗ, tục tằn và xấc láo
với người lớn, bạn bè.
Nghiên cứu của tác giả Phạm Minh Hạc cùng các cộng sự Nguyễn
Hải Khoát, Phạm Thị Đức, Nguyễn Hồi Loan và tổ công tác của trường
phổ thông Công nông nghiệp đi sâu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi
phạm pháp ở người chưa thành niên. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra “ giao
tiếp nhóm (có quan hệ trong nhóm bạn bè) có thể là nguyên nhân khá cơ
bản và rất trực tiếp đưa đứa trẻ tới hành vi phạm pháp, với những trẻ này,
giao tiếp nhóm không hướng trẻ vào hoạt động học tập mà hướng trẻ vào
hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất.


×