Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nhận thức của Đảng về quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước ASEAN từ năm 1986 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.56 KB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ TUYẾT MAI

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG VỀ QUAN HỆ KINH TẾ
CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ASEAN
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60220315

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Kim

Hà Nội - 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 5
Chương 1 .................................................................................................... 18
NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI KINH TẾ
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1995 .............................................................. 18
1.1 Nhận thức của Đảng về hoạt động đối ngoại kinh tế trước năm 1986
............................................................................................................... 18
1.1.1 Nhận thức về xu thế chung của thế giới ...................................... 18
1.1.2 Nhận thức về các nước ASEAN .................................................. 19
1.2. Giai đoạn 1986-1995...................................................................... 24
1.2.1 Những yếu tố khách quan ............................................................ 24
1.2.2 Những yếu tố chủ quan và sách lược ........................................... 28


Chương 2 .................................................................................................... 48
NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG VỀ QUAN HỆ KINH TẾ CỦA VIỆT
NAM VỚI CÁC NƯỚC ASEAN TỪ NĂM 1996 -2010 ........................ 48
2.1 Những diễn biến mới của tình hình khu vực .................................. 48
2.2 Tiếp tục tăng cường và mở rộng quan hệ khu vực ......................... 50
Chương 3 .................................................................................................... 65
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .......................................................... 65
3.1 Kết quả sự thay đổi nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam ....... 65
3.2 Kinh nghiệm .................................................................................... 83
KẾT LUẬN ................................................................................................ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 95

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEANAssociation of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
AECASEAN Economic Community
Cộng đồng kinh tế ASEAN
AFTAASEAN FreeTrade Area
Khu vực tự do thương mại ASEAN
AMM ASEAN Ministerial Meeting
Hội nghị Bộ trưởng ASEAN
APEC Asia - Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
ARFASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN
ASCASEAN Security Community
Cộng đồng an ninh ASEAN

ASCCASEAN Socio - Cultural Community
Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN
CISCommunity of Independent States
Cộng đồng các quốc gia độc lập
EAECEurope - Asia Economic Community
Cộng đồngkinh tếÁ - Âu
EAFTAEast Asian Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do Đông Á
EASEast Asian Summit
Hội nghị thượng đỉnh Đông Á

2


EU European Union
Liên minh Châu Âu
FDIForeign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTAFree Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do
NATONorth Atlantic Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
SCOShanghai Cooperation Organization
Tổ chức hợp tác Thượng Hải
TACTreaty of Amity & Cooperation in Southeast Asia
Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á
UNUnited Nations
Liên Hiệp Quốc
WTO World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới


3


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch xuất, nhập khẩu của các nước
thành viên ASEAN năm 2009 với Việt Nam.

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo học thuyết kinh tế đương đại, chính trị và quan hệ ngoại giao là
những yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc
gia nói riêng, nền kinh tế thế giới nói chung. Trong đó, chính trị tác động
đến kinh tế thông qua tư duy của chủ thể cầm quyền, được cụ thể hóa bằng
những đường lối chính sách, chiến lược kinh tế của Đảng cầm quyền. Với
vai trò tiên phong của mình, nhận thức của Đảng cầm quyền có tác động
trực tiếp, ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả của nền kinh tế mỗi quốc gia.
Quá trình thay đổi nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đóng vai
trò to lớn như vậy.
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là
quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của
con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo và xuất phát trên cơ sở
thực tiễn[114].Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình
biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người,
nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể[113]”.
Như vậy, bản thân nhận thức luôn tồn tại và vận động trên cơ sở hiện thực
khách quan, nó không tự nhiên xuất hiện mà phụ thuộc vào thực tiễn đồng

thời còn góp phần cải tạo thực tiễn. Nhận thức của Đảng Cộng Việt Nam
về kinh tế đối ngoại nói chung cũng có những biến chuyển phù hợp với
thực tiễn nước nhà.Năm 1986, trước những diễn biến phức tạp của quan hệ
kinh tế quốc tế và căn cứ vào bối cảnh đất nước, cùng với quá trình đổi mới
kinh tế, Đảng đã thay đổi trong tư duy đối ngoại. Đổi mới tư duy đối ngoại
là đổi mới nhận thức, quan niệm, cách tiếp cận, cách đánh giá về lợi ích
quốc gia, về các vấn đề an ninh - phát triển - ảnh hưởng, mối quan hệ giữa
lợi ích quốc gia và nghĩa vụ quốc tế; quan hệ đồng minh và tập hợp lực
5


lượng; về sự dịch chuyển cặp phạm trù hợp tác-đấu tranh sang cặp phạm
trù đối tượng-đối tác. Trong đó sự thay đổi nhận thức là yếu tố mang tính
tiên quyết. Con đường nhận thức của Đảng không phải là con đường bằng
phẳng, liên tục mà có những khúc quanh co, trắc trở.Nhất là trong thời kỳ
từ năm 1986 đến năm 2010, một giai đoạn lịch sử đánh dấu nhiều bước đột
phá trong đường lối ngoại giao kinh tế của Đảng ta.
Điều quan trọng nhất là nhận thức của Đảng phải thể hiện tính chất
nắm bắt và dự báo xu hướng phát triển kinh tế nhằm đưa ra đường lối chính
sách phù hợp. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Đặc biệt là khi ở
các nước ASEAN luôn có ranh giới khác biệt về ý thức hệ thì sự điều chỉnh
chính sách từ đối đầu chuyển sang đối thoại, từ mâu thuẫn sang hợp tác lại
càng thể hiện sự đột phá lớn. Sự đột phá trong nhận thức của Đảng ta cùng
với những nỗ lực hợp tác từ 2 phía đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho nền
kinh tế Việt Nam nói riêng và hợp tác khu vực Đông Nam Á nói chung.Để
làm rõ vấn đề này tôi đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu sau:
- Trước năm 1986, mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước
ASEAN được Đảng nhận thức ra sao?
- Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2010 tại sao có sự chuyển biến
trong nhận thức của Đảng về mối quan hệ này và chuyển biến như thế nào?

- Sự chuyển biến trong nhận thức của Đảng đem lại hệ quả như thế
nào tới mối quan hệ kinh tế này?
- Bài học kinh nghiệm được rút ra sau cả quá trình thay đổi nhận thức
ấy là gì?
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, trong suốt thời kì từ năm
1986 đến năm 2010, nhận thức của Đảng về quan hệ kinh tế của Việt Nam
6


với các nước ASEAN là một quá trình nhận thức từ thấp đến cao, từ chưa
hoàn thiện đến hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu bức thiết của thời đại.
2. Lịch sử nghiên cứu:
Đã có rất hiều công trình nghiên cứu của các học giả trong nước quan
tâm nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam với
ASEAN, phải kể đến:
2.1. Những nghiên cứu của tác giả nước ngoài:
Trước hết, cần khẳng định trong những năm qua, đã xuất hiện nhiều
công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài về Việt Nam nói chung,
trong đó có một số đề cập đến hoạt động đối ngoại Việt Nam như:
- Vietnam's Foreign Relations: Dynamics of Change của tác giả Frank
Frost (Pacific Affairs, Vol. 67, No. 4/1995);
- Dosch, Jorn (2006), Vietnam's ASEAN Membership Revisited:
Golden Opportunity or Golden Cage?, Contemporary Southeast Asia,
Journal of International and Strategic Affairs, Volume 28, Number 2,
August
- Việt Nam quan tâm đến việc xây dựng những cân bằng chiến lược
mới, của Madhur Singh (Hindustan Times, New Delhi, 20/6/2007);
- Vị thế Việt Nam tiếp tục được khẳng định trên trường quốc tế và khu
vực (Tổng thuật bài viết của các nhà nghiên cứu nước ngoài, Thông tin
Những vấn đề chính trị - xã hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).

Các công trình kể trên, khi phân tích những bước điều chỉnh chính sách đối
ngoại của Việt Nam từ giữa thập niên 80 - đầu thập niên 90 của thế kỷ XX
đã khẳng định những thành tựu đối ngoại chủ yếu của Việt Nam, đồng thời
cũng chỉ ra một số điểm thay đổi chủ yếu trong quan hệ của Việt Nam với
các nước ASEAN. Tuy vậy, các công trình này mới chỉ tiếp cận một số mặt
trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN, chưa lý giải sâu sắc
7


nguyên nhân của sự thay đổi đó. Mặt khácnhững nhận định, đánh giá của
họ còn mang biểu hiện phiến diện, chủ quan phụ thuộc vào hệ tư tưởng của
mỗi tác giả. Trong số các công trình liên quan đến đề tài ở ngoài nước,
đáng chú ý hơn cả là sự xuất hiện các bài viết và tác phẩm của các nhà
nghiên cứu Trung Quốc bàn về chính sách đối ngoại Việt Nam như:
Bàn về mở cửa đối ngoại và chính sách ngoại giao của Việt Nam của
Lưu Man Na - Triệu Thụ Hải (Học báo Học viện Dân tộc Tây Nam, số
5/1997);
Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Việt Nam từ khi đổi mới của
Vương Quốc Bình (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1/2006);
Các công trình này đánh giá cao hiệu quả hoạt động đối ngoại của Việt
Nam thời kỳ đổi mới, trong đó cũng chỉ ra một số thành tựu và hạn chế
trong quan hệ Việt Nam - ASEAN nhưng chưa phân tích cụ thể vai trò của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
2.2. Những nghiên cứu của tác giả trong nước:
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ các hoạt
động đối ngoại và hội nhập quốc tế, thì các nhà khoa học cũng chú ý nhiều
hơn đến công tác nghiên cứu về quốc tế và quan hệ đối ngoại. Đây không
chỉ là hoạt động mang tính chất lý luận mà góp phần quan trọng vào việc
mô tả và cải tạo thực tiễn quan hệ đối ngoại của đất nước thông qua việc
hoạch định chính sách. Tuy giới hạn và nội dung của các đề tài nghiên cứu

khá phong phú nhưng có thể gộp lại theo nhóm:
Nhóm 1: Các công trình phân tích quá trình hợp tác và liên kết
ASEAN, trong đó quan hệ Việt Nam - ASEAN được xem xét với mức độ
khác nhau, được đề cập trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, không ít công trình
đã chỉ ra những thuận lợi và khó khăn, vai trò và những đóng góp của Việt
Nam trong liên kết khu vực, vấn đề Việt Nam có thể tận dụng lợi thế của

8


ASEAN đối với việc thực hiện các mục tiêu chính sách đối ngoại của mình
như:
ASEAN những vấn đề và xu hướng (Viện nghiên cứu Đông Nan Á,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997);
Từ ASEAN 7 đến ASEAN 10: Một Đông Nam Á thống nhất và thách
thức (Nguyễn Quốc Hùng, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998);
Từ ASEAN 7 tới ASEAN 10 - Cơ hội hay là thách thức (Nguyễn Thu
Mỹ, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3/1997);
Thành tựu, thách thức và triển vọng giao lưu, phát triển văn hoá thông
tin các nước ASEAN (Lê Thanh Bình, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế,
2/2001);
Thu hẹp khoảng cách phát triển- Thách thức mới trong liên kết ASEAN
(Đào Việt Hưng, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, 6/2002);
Hợp tác và liên kết ASEAN trong những thập niên qua: Thành tựu, hạn
chế và bài học kinh nghiệm (Trần Khánh, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương, 6/2003);
Liên kết ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hoá (Trần Khánh chủ biên,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002);
Liên kết ASEAN trong thập niên đầu thế kỷXXI (Phạm Đức Thành chủ
biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006)

Các nghiên cứu này đề cập nhiều đến mối liên kết của các nước
ASEAN nhưng không nêu rõ vai trò của các chính Đảng cầm quyền ở đó
đặc biệt là trong mối liên hệ về kinh tế.
Nhóm 2: Các công trình đề cập quan hệ Việt Nam- ASEAN trong
nghiên cứu tổng thể về chính sách và hoạt động đối ngoại Việt Nam. Các
công trình này dành một dung lượng nhất định phân tích vai trò của
ASEAN trong hoạt động đối ngoại Việt Nam, nêu một số thành tựu và sự

9


chuyển biến cơ bản trong quan hệ Việt Nam - ASEAN. Đó là các công
trình:
Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000 (Nguyễn Đình Bin, Nxb.Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2002);
Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới (1975-2002) (Vũ
Dương Huân chủ biên, Học viện Quan hệ Quốc tế, 2002);
Quá trình triển khai thực hiện chính sách đối ngoại của Đại hội IX
Đảng Cộng sản Việt Nam (Trình Mưu, Nguyễn Thế Lực, Nguyễn Hoàng
Giáp đồng chủ biên, Nxb.Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005);
Hai mươi năm đổi mới trong lĩnh vực đối ngoại (Vũ Khoan, trong “Việt
Nam 20 năm đổi mới”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006);
Bước phát triển tư duy đối ngoại của Đảng trong quan hệ các nước láng
giềng và khu vực thời kỳ đổi mới (Nguyễn Thị Mai Hoa, Tạp chí Lịch sử
Đảng số 5-2005);
Đảng Cộng sản Việt Nam với công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập
quốc tế (Vũ Như Khôi, Nxb.Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2006);
Chủ động hội nhập kinh tế, những thành tựu quan trọng (Lương Văn
Tự, trong Việt Nam 20 năm đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2006)

Tổng kết chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà
nước ta qua 20 năm đổi mới (Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao);
Tổng kết chính sách và quan hệ của Đảng và Nhànước ta với khu vực
Đông Nam Á từ 1986 đến nay (Vụ châu Á 2, Bộ Ngoại giao);
Tổng kết chính sách hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta và quá
trình hội nhập quốc tế của ta từ 1986 đến nay (Vụ Hợp tác kinh tế đa
phương);

10


Các công trình kể trên đề cập một cách khái quát công tác đối ngoại
chứ không chỉ rõ hoạt động đối ngoại kinh tế của Đảng ta.
Nhóm 3: Các công trình trực tiếp nghiên cứu quan hệ Việt Nam ASEAN và sự tham gia của Việt Nam trong các cơ chế hợp tác, liên kết
ASEAN kinh tế rõ nét nhưng chưa phân tích sâu về vai trò, tác động trong
sự thay đổi nhận thức của Đảng Cộng sản ở đó. Có thể thấy rõ điều này qua
một số công trình, bài viết như:
Tiến trình mở rộng quan hệ Việt Nam - ASEAN (Đinh Xuân Lý, Tạp
chí Cộng sản, số 15/1999);
Vai trò của ASEAN trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam (Hoa
Hữu Lân, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, 3/2000);
Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào hệ thống thương mại nội
bộASEAN (Từ Thanh Thuỷ, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới,
2/2001);
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN vào Việt Nam dưới
tác động của tiến trình AFTA (Nguyễn Bích Hường, Tạp chí Những vấn đề
Kinh tế thế giới, 5/2003);
Việt Nam - ASEAN quan hệ đa phương và song phương (Vũ Dương
Ninh, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004);
Việt Nam, vai trò và những đóng góp đối với ASEAN (Trần Đức

Cường, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 5/2004);
Hướng tới cộng đồng an ninh ASEAN: Triển vọng và vai trò của Việt
Nam (Luận Thùy Dương, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, 3/2005);
40 năm hợp tác, liên kết ASEAN và đóng góp của Việt Nam (Nguyễn
Hoàng, Tạp chí Lý luận chính trị, 8/2007);

11


Hợp tác liên kết ASEAN hiện nay và sự tham gia của Việt Nam
(Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Hữu Cát, Nguyễn Thị Quế, Nxb.Lý luận
Chính trị, Hà Nội, 2008);…
Chưa kể đến các công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa Việt Nam với
từng nước trong khối ASEAN. Trong các tài liệu kể trên, tác giả chủ yếu
quan tâm tới một số công trình quan trọng có đề cập trực tiếp tới vấn đề
nghiên cứu của luận văn này:
Nguyễn Vũ Tùng, Chính sách đối ngoại Việt Nam, tập 2:1975-2006,
Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2007. Đây là 1 công trình nghiên cứu công phu với
sự tập hợp hàng chục bài viết của nhiều nhà nghiên cứu về chính sách đối
ngoại của Việt Nam với nhiều quốc gia: Mỹ, Trung Quốc…và ở nhiều lĩnh
vực: kinh tế, chính trị, an ninh….Cuốn sách này đã cung cấp nguồn tư liệu
phong phú, đa dạng với những phân tích chuyên sâu về lý luận quan hệ
ngoại giao và cụ thể hóa các lĩnh vực Ngoại giao của Việt theo từng giai
đoạn lịch sử.
Vũ Dương Huân (cb), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi
mới (1975-2002), Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội, 2001. (Đặc biệt với
bài viết : Về đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam). Tác giả đã chú ý,
phân tích để làm rõ sự cần thiết để của việcgắn bó giữa tư duy đối ngoại
phục vụ cho mục tiêu thực hiện sự nghiệp Đổi mới kể từ sau khi nước ta
thống nhất và đánh giá những mặt ảnh hưởng của nó tới sự nghiệp Đổi mới

của nước nhà.
Đỗ Đức Định, Kinh tế đối ngoại- Xu hướng điều chỉnh một số nước
Châu Á trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá, Nxb.Thế giới, Hà Nội,
2003.Nhà nghiên cứu đánh giá chuyên khảo về xu hướng chiến lược của
kinh tế đối ngoại của các nước quốc gia trong khu vực châu Á trong xu thế
hội nhập toàn cầu.

12


Nguyễn Thị Quế, Việt Nam gia nhập ASEAN từ năm 1995 đến nay:
Thành tựu, vấn đề đặt ra và triển vọng, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên
cứu đề tài khoa học cấp Bộ năm 2010, Học viện Chính trị hành chính Quốc
gia Hồ Chí Minh, ......Đây là các công trình công phu với những nghiên cứu
toàn diện về mối quan hệ Việt Nam- ASEAN nhìn từ góc độ chính trị.
Và một số bài nói, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng - Nhà nước,
Bộ ngoại giao, Cục đối ngoại, Bộ quốc phòng, Viện quan hệ quốc tế đề cập
đến vấn đề này gồm những bài :
“Cục diện thế giới, vận nước” của thứ trưởng Bộ ngoại giao Trần
Quang Cơ, đăng trong Tạp chí quan hệ quốc tế 1/1992 và “Thế giới sau
chiến tranh lạnh”, “quan hệ Việt Nam và các nước Châu Á - Thái Bình
Dương” tham luận tại Hội nghị về những thách thức đối với công cuộc tái
thiết của Việt Nam và các vấn đề trong nước và quốc tế do trung tâm Đông
- Tây tổ chức tại Mỹ năm 1992.
Nhìn chung, với số lượng lớn và nội dung phong phú, tất cả các công
trình, bài viết nêu trên đã phác họa một cách tổng quát tiến trình hội nhập
khuvực của Việt Nam. Trong đó có một số công trình đã đi sâu luận bàn về
một hoặc nhiều khía cạnh của quan hệ Việt Nam - ASEAN từ khi Việt
Nam gia nhập ASEAN đến nay. Đây thực sự là những tài liệu hết sức quan
trọng, quý giá và hữu ích để tác giả có thể khai thác, kế thừa và tham khảo

trong quá trình nghiên cứu về nội dung của luận văn này. Tuy nhiên, chưa
có một công trình nghiên cứu sâu vì sao có sự thay đổi trong mối quan hệ
kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN như thế. Có rất nhiều yếu tố
ảnh hưởng tới mối quan hệ này nhưng tác giả cho rằng nguyên nhân then
chốt, chính là sự nhận thức của Đảng cầm quyền. Vì vậy luận văn này tập
trung đi sâu, làm rõ sự chuyển biến trong nhận thức của Đảng ta với các

13


nước ASEAN trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2010), một cách toàn diện có
hệ thống từ đường lối, chủ trương chính sách đến kết quả thực hiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Những chủ trương, chính sách
và hoạt động hợp tác thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam với các nước
ASEAN về phương diện kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được quan tâm trong luận văn là trên phương
diệnngoại giao kinh tế, những văn bản hợp tác và các thỏa thuận hợp tác đã
đạt được giữa Việt Nam và các nước ASEAN. Thời gian nghiên cứu được
xác định là từ năm 1986-2010, đây là thời kì quan trọng trong việc hình
thành, phát triển và từng bước bổ sung nhận thức,chính sách đối ngoại của
Đảng Cộng sản Việt Nam và ASEAN. Năm 1986, Đại hội VI của Đảng đưa
ra quyết sách quan trọng mở cửa thị trường với phương châm “Việt Nam là
bạn của tất cả các nước”-tạo tiền đề căn bản cho việc tác mở rộng hợp tác
kinh tế với bên ngoài mà trước tiên là hợp tác khu vực. Năm 2010, trải qua
15 năm chính thức hợp tác, quan hệ Việt Nam-ASEAN về phương diện
kinh tế đã có những bước tiến rõ rệt. Đây cũng là năm Việt Nam đảm
nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN ghi dấu ấn đậm nét với các quốc gia khác

nhằm đạt được những thỏa thuận hợp tác kinh tế quan trọng.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trong xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng gia tăng mạnh
mẽ của nền kinh tế thế giới hiện nay, với các quốc gia nói chung, Việt Nam
nói riêng, việc mở rộng quan hệ kinh tế song phương và đa phương là một
tất yếu khách quan. Quá trình này đòi hỏi tất cả các nước phải xây dựng

14


một chính sách đối ngoại kinh tế phù hợp trong từng thời kỳ phát triển.
Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nếu thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại
đúng đắn, phù hợp không chỉ tăng cường tiềm lực kinh tế của dân tộc mà
rút ngắn sự chênh lệch về trình độ kinh tế với các quốc gia phát triển. Nắm
bắt được xu thế đó Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra chủ trương tăng
cường hợp tác kinh tế với các quốc gia, tổ chức quốc tế và tổ chức khu vực.
Tuy nhiên, do những mối quan hệ trong lịch sử, quan điểm chính trị khác
biệt trong từng giai đoạn mà chủ trương, đường lối đối ngoại kinh tế của
Đảng thay đổi nhằm phù hợp với thực tại khách quan. Trong suốt thời kì từ
năm 1986 đến năm 2010, nhận ra vai trò quan trọng của mối liên kết kinh
tế với khu vực, Đảng ta đã nhận thức lại vai trò của các nước ASEAN. Đây
là một bước tiến lớn trong tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu
một sự trưởng thành vượt bậc trong đường lối kinh tế đối ngoại của Đảng
ta. Với luận văn là : “Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan
hệ kinh tế với các nước ASEAN từ năm 1986-2010”, tác giả muốn từng
bước làm rõ sự chuyển biến đó cũng như quá trình hình thành, thực hiện
những đường lối, chiến lược cho quan hệ kinh tế với các nước trong khối
ASEAN cũng như việc thông qua ASEAN hợp tác với các nước lớn.
Mục đích mà luận văn hướng đến là khẳng định sự đúng đắn, phù hợp
và cần thiết trong sự thay đổi nhận thức của Đảng trong quan hệ kinh tế với

các nước khu vực ASEAN trong thời kì từ năm 1986 đến năm 2010. Nhờ
có sự chuyển biến này đã đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển
trong xu hướng đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực. Trong quá trình thay đổi
nhận thức ấy, có không ít hạn chế nhưng Đảng ta đã dần hoàn thiện mình
để từng bước củng cố và chứng tỏ vai trò của Đảng cầm quyền, tiếp tục
lãnh đạo đất nước trên con đường xã hội chủ nghĩa.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu:

15


Nguồn tài liệu
Tác giả dựa trên các nguồn tư liệu chính sau đây:
-Một số sách kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ
Chí Minh và một số sách lý luận của các nhà lãnh đạo Đảng - Nhà nước
Việt Nam.
-Văn kiện, Nghị quyết của các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng,
đặc biệt chú trọng khai thác các văn kiện nghị quyết của Trung Ương và Bộ
Chính trị giữa 4 nhiệm kỳ Đại hội VI - VII - VIII - IX- X(nhất là Nghị
quyết lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa
VI 27/3/1990, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã ký) với một số sách, bài
nói, bài viết phối hợp nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới.
-Một số văn bản pháp luật như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
1987; Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài tại Việt Nam 1988;
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992.
-Kế thừa những tư liệu qua các công trình của một số tác giả đã công
bố, tác giả chú ý khai thác từ nguồn tư liệu của thông tấn xã Việt Nam, các
trang báo điện tử (Tạp chí Cộng sản, Báo điện tử Đảng Cộng sản…) quanh
các bài viết về ngoại giao Việt Nam, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội một

số nước Đông Nam Á, các nước láng giềng, quan hệ Việt Nam- ASEAN,
chủ trương của Đảng và Nhà nước xung quanh vấn đề ngoại giao với
ASEAN...
Thông qua nguồn sử liệu trực tiếp là các văn bản nghị quyết, thông tư
được ghi trong văn kiện Đảng, các cam kết do những nhà lãnh đạo cấp cao
ký kết với ASEAN. Thông qua nguồn sử liệu gián tiếp là các bài viết, công

16


trình nghiên cứu về hợp tác kinh tế của nước ta với ASEAN dưới sự chỉ
đạo của Đảng.
Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chính như: lịch sử, mô tả, phân tích, so sánh với chính sách đối ngoại mở
rộng của các nước lớn với ASEAN...
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chuyên ngành vàliên ngành, chủ yếu là:
+ Phương pháp nghiên cứu kết hợp lịch sử với lôgic: Vận dụng quan
điểm lịch sử để nêu rõ tính kế thừa, đồng thời làm nổi bật những điều chỉnh
trong quan điểm chính sách của Việt Nam đối với các nước ASEAN trong
các giai đoạn khác nhau của thời kỳ đổi mới. Mặt khác, nghiên cứu mối
quan hệ Việt Nam - ASEAN được đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể sau
chiến tranh lạnh.
+ Phương pháp nghiên cứu hệ thống: Nhìn nhận 1 cách toàn diện về hệ
thống các quan điểm đối ngoại, hệ thống các khái niệm trong nhận định
tình hình khu vực và thế giới, hệ thống về đường lối chính sách đối ngoại
của nước ta thời kỳ Đổi mới, đặc biệt là từ năm 1991 đến nay...
+ Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế: Đặt quan hệ của Việt Nam
- ASEAN và quá trình hội nhập của Việt Nam với ASEAN trong những xu

thế chung của quan hệ quốc tế, để từ đó phân tích các nhân tố tác động vào
quá trình vận động của quan hệ Việt Nam - ASEAN đặc biệt nhấn mạnh ở
yếu tố tính Đảng.
6. Kết cấu nội dung luận văn:
Chương 1: Nhận thức của Đảng về hoạt động đối ngoại kinh tế từ
năm 1986 đến năm 1995

17


Chương 2: Nhận thức của Đảng về quan hệ kinh tế của Việt Nam
với các nước ASEAN từ năm 1986-2010.
Chương 3:Nhận xét và bài học kinh nghiệm

Chương 1
NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI KINH TẾ
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1995
1.1Nhận thức của Đảng về hoạt động đối ngoại kinh tế trước năm 1986
1.1.1 Nhận thức về xu thế chung của thế giới
Nhận thức, đánh giá về thế giới luôn luôn là một trong những căn cứ
để Đảng cầm quyền và chính phủ của mỗi quốc gia vạch ra đường lối phát
triển đất nước trong từng thời kỳ, lịch sử. Căn cứ càng xác thực bao nhiêu
thì nội dung và phương hướng của đường lối sẽ càng đúng đắn, phù hợp
bấy nhiêu; ngược lại, căn cứ phiến diện, cực đoan có thể gây ra hậu quả
khôn lường khi bước vào thực tiễn. Bởi vậy, nhận thức, đánh giá đúng đắn,
kịp thời về tình hình thế giới trở thành yêu cầu hàng đầu đối với các thiết
chế lãnh đạo, cầm quyền. Vì lẽ đó, trong mỗi văn kiện Đại hội Đảng luôn
chú trọng tới tình hình chung của thế giới để đưa ra đường lối phù hợp.
Thông qua một số văn bản (Nghị quyết số 13/NQ-TW của Bộ Chính trị ban
hành ngày 20/8/1988, Nghị quyết 13-tháng 3/1990...) quan điểm của Đảng

về tình hình thế giớigiai đoạn trước năm 1986 có thể tóm lại ở mấy điểm
sau:
Từ đầu thập kỷ 70-80 của thế kỷ XX, xu thế liên kết, hợp tác giữa các
quốc gia hoặc thành lập các tổ chức khu vực đã manh nha xuất hiện và có
xu hướng ngày càng phát triển thể hiện ở sự ra đời của các tổ chức quốc tế
mang tính khu vực không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà còn trong
chính trị, pháp lý, tiền tệ như: IMF, UN, EU...Sự tăng nhanh số lượng

18


thành viên của Liên hợp quốc từ 51 thành viên năm 1945 đến năm 1960 là
100 thành viên đã góp phần minh chứng cho triển vọng phát triển của các
tổ chức hợp tác này. Tuy nhiên trong bối cảnh chiến tranh lạnh, thế giới
chia làm hai cực: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, đứng đầu mỗi cực
là Liên Xô và Mỹ. Để củng cố sức mạnh của mình, cả hai cường quốc ra
sức thành lập các tổ chức quân sự, kinh tế nhằm phô trương tầm ảnh hưởng
và lôi kéo các nước khác vào phạm vi ảnh hưởng của mình nên xuất hiện
nhiều tổ chức, liên minh mang tính cục bộ như NATO, SEV...Sự khác biệt
về ý thức hệ đã làm xuất hiện cuộc chạy đua vũ trang,quân sự gay gắt giữa
hai cực Liên Xô- Mỹ, dẫn tới cuộc đối đầu Đông- Tây. Một số nơi trở
thành bàn cờ tranh giành tầm ảnh hưởng hoặc chứng tỏ khả năng quân sự to
lớn của 2 cường quốc Liên Xô- Mỹ như Đông Dương, Triều Tiên...
Từ thập kỷ 70, thế kỷ XX, sự tiến bộ nhanh chóng của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ đã thúc đẩy lực lượng sản xuất thế giới phát
triển mạnh; Nhật Bản và Tây Âu vươn lên trở thành hai trung tâm lớn của
kinh tế thế giới; xu thế chạy đua phát triển kinh tế đã dẫn đến cục diện hoà
hoãn giữa các nước lớn. Năm 1975, với thắng lợi của cách mạng Việt Nam
và các nước Đông Dương, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã mở rộng phạm vi,
phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh. Đảng ta nhận định: Hệ

thống các nước xã hội chủ nghĩa đã và đang lớn mạnh không ngừng; phong
trào độc lập dân tộc và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân đang
trên đà phát triển mãnh liệt. Tuy nhiên, từ giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX,
tình hình kinh tế – xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện sự trì trệ và
mất ổn định.
1.1.2 Nhận thức về các nước ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày
8/8/1967 sau khi Bộ trưởng Bộ ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia,
19


Philippines, Singapore và Thailand ký bản tuyên bố ASEAN (còn gọi là
Tuyên bố Bangkok).Từ 5 thành viên ban đầu số lượng thành viên tham gia
tổ chức này dần gia tăng cho tới khi ASEAN trở thành một tổ chức có sự
tham gia đầy đủ của các thành viên thì ASEAN mới thực sự là một liên kết
khu vực hoàn chỉnh. Nếu hiểu theo nghĩa liên kết khu vực “là một trong
nhiều hình thức liên kết, liên minh, tập hợp lực lượng đã và đang tồn tại
trong lịch sử nhân loại. Đây là kiểu liên kết đa phương giữa các nước,
nhóm nước, dựa trên cơ sở gần gũi về mặt địa lý và thường được bắt đầu từ
lĩnh vực kinh tế”[95]thì Việt Nam có một sự đóng góp vai trò không nhỏ
khi tích cực ủng hộ việc kết nạp Lào, Campuchia vào tổ chức này. Theo
khái niệm này, các quốc gia có vị trí địa lý gần gũi nhau, tuy khác nhau về
thể chế chính trị, về trình độ phát triển kinh tế, về văn hóa, tôn giáo,… song
đều có một nhu cầu chung là hợp tác để tăng cường thế và lực của quốc gia
trên trường quốc tế, thì có thể liên kết với nhau tạo nên một thực thể kinh tế
- chính trị - xã hội mới. Và cho đến nay sự phát triển các mô hình liên kết ở
phạm vì không gian khu vực đang thể hiện đó là một quy mô thích hợp đối
với việc điều tiết nền kinh tế thế giới.
Trong suốt hơn 2 thập kỷ đầu tồn tại, ASEAN chủ yếu là một cơ chế
hợp tác khu vực về chính trị-ngoại giao nhằm đối phó với những thách thức

đối với an ninh quốc gia của các thành viên. Một số học giả nhìn nhận
ASEAN như là một định chế/chế độ quốc tế (international regime) về chính
trị-an ninh ở khu vực Đông Nam Á[86]. Nói một cách khác, đây là dạng
thức ban đầu của hội nhập chính trị-an ninh. Sau giai đoạn khởi đầu chủ
yếu bằng hội nhập sơ khai về chính trị-an ninh, từ cuối thập niên 1970 trở
đi, ASEAN mới bắt đầu triển khai hợp tác về kinh tế và chỉ từ gần giữa
thập niên 1990, ASEAN mới thực sự bắt đầu tiến trình hội nhập kinh tế.

20


Hội nhập văn hóa-xã hội phải đợi đến khi ASEAN thông qua Hiến chương
năm 2008 mới được triển khai.
Từ khi thành lập năm 1967 ASEAN đã đặt mục tiêu “thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế” là ưu tiên hợp tác, Tuyên bố Bangkok nêu mục đích các
quốc gia thành viên “sẽ thông qua các nỗ lực chung, tích cực hợp tác và hỗ
trợ lẫn nhau nhằm đạt được các mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa…”.Sau năm 1975, Mỹ rút quân khỏi
Đông Nam Á, tình hình khu vực Đông Nam Á cũng có những chuyển biến
mới, khối quân sự SEATO tan rã; tháng 2-1976, các nước ASEAN ký hiệp
ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali), mở ra cục diện
hoà bình, hợp tác trong khu vực.
Tuy ra đời từ năm 1967, nhưng hợp tác kinh tế của Hiệp hội chỉ thực
sự được khởi động từ khi ASEAN tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế
ASEAN lần thứ nhất (tháng 11/1975) chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao
ASEAN đầu tiên tháng 2/1976. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất
(Ba-li, In-đô-nê-xia, ngày 23-24/2/1976), các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký
Tuyên bố Hòa hợp ASEAN I (còn gọi là Tuyên bố Ba-li I) qua đó lần đầu
tiên đề cập cụ thể đến các mục tiêu chung của hợp tác kinh tế ASEAN, nêu
rằng sẽ “phối hợp một cách có hiệu quả hơn để tăng cường hợp tác trong

nông nghiệp và công nghiệp; mở rộng thương mại, kể cả các vấn đề về
thương mại hàng hóa quốc tế; cải thiện giao thông vận tại và bưu điện-viễn
thông và nâng cao đời sống nhân dân[100]”. ASEAN là một tổ chức được
thành lập vì mục tiêu chính trị nhưng lại hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực
kinh tế và được thế giới công nhận như một tổ chức khu vực hoạt động
hiệu quả trong nội khối cũng như việc mở rộng quan hệ với đối tác bên
ngoài.

21


Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mối quan hệ giữa Việt
Nam với các nước ASEAN vẫn có nhiều điểm bất đồng. Trong văn kiện
Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IV nêu rõ chỉ đạo của Đảng:
“Kiên quyết cùng các nước anh em và nhân dân tiến bộ trên thế giới tiếp
tục chung sức đấu tranh chống chính sách xâm lược và gây chiến của bọn
đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ, góp phần tích cực vào sự nghiệp gìn giữ
và củng cố hòa bình trên thế giới.....chống mọi khuynh hướng cơ hội chủ
nghĩa và mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc tư sản và tiểu tư sản, giữ
vững độc lập, tự chủ, ra sức làm tròn nhiệm vụ đối với dân tộc và làm tốt
nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân các nước.”[19]. Quan điểm trên của
Đảng cho thấy rõ sự ảnh hưởng của ý thức hệ nặng nề, dù chiến tranh đã
kết thúc nhưng trong suốt thời gian này, Đảng ta chủ trương “Đoàn kết và
hợp tác toàn diện với Liên Xô luôn luôn là hòn đá tảng của chính sách đối
ngoại của Đảng và Nhà nước ta”[10,114] còn Mỹ là kẻ thù,những đối
tượng thân Mỹ có nền kinh tế tư bản, hoặc tồn tại yếu tố tư sản thì không
hợp tác. Chính điều này, đã trở thành lực cản trong con đường hội nhập
giữa Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN. Giống như lời nhận xét
của cựu đại sứ Việt Nam tại Indonesia, ông Trình Xuân Lãng đã viết: “Đại
thắng mùa xuân 1975 chấm dứt chiến tranh, đem lại hòa bình độc lập hoàn

toàn và thống nhất toàn vẹn cho nhân dân ta. Nó đem lại những thay đổi
căn bản trong tình hình Đông Nam Á. Và lợi ích của các nước trong khu
vực và của nhiều nước có liên quan cũng thay đổi. Nguyện vọng chung của
các nước trong khu vực là muốn hòa bình, ổn định để phát triển.
Các nước ASEAN trước đây đã dính líu vào các cuộc chiến tranh của
Mỹ nên sau khi ta chiến thắng rất muốn có quan hệ tốt với ta; họ sợ bị ta
trừng phạt và trả thù......Mặt khác, cho đến nhiều năm sau chiến tranh ta
vẫn nhìn tình hình khu vực theo cách nhìn cũ. Đó là, ta vẫn coi Mỹ là kẻ
22


thù trực tiếp và nguy hiểm đang lăm le thi hành kế hoạch hậu chiến chống
ta và không quan tâm đến việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Bên cạnh
đó, đối với các nước ASEAN ta vẫn cho đó là khối SEATO trá hình, các
nước ASEAN là tay sai của Mỹ bảo vệ lợi ích của Mỹ, ta quyết tâm “củng
cố tiền đồn chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á”[19,910] nên mặc dù đã đưa
ra chính sách bốn điểm và đã bình thường hóa với họ nhưng ta vẫn dè dặt
trong quan hệ với họ”[104,128]. Nhất là sau khi Việt Nam kí hiệp ước Hữu
nghị và hợp tác với Liên Xô và tiếp đó đưa quân vào Campuchia lật đổ chế
độ Polpot nhiều nước ASEAN đã chuyển sang đối đầu quyết liệt với ta về
chính trị và ngoại giao. Các nước trong khu vực ASEAN coi Việt Nam trở
thành ngòi nổ chiến tranh, đe dọa đến hòa bình và an ninh khu vực. Có thể
nói, vấn đề Campuchia là một lực cản trong suốt quá trình đối ngoại của
Việt Nam và các nước trong ASEAN giai đoạn 1979-1985. Tình hình Đông
Nam Á chuyển sang giai đoạn đối đầu gay gắt của hai khối tư bản chủ
nghĩa-Đông Dương. Chính sách ngoại giao thiếu tính linh hoạt trong thời
điểm này của Đảng ta đã gây nên những khó khăn nhất định trong quá trình
hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực, trở thành yếu tố ảnh hưởng
gián tiếp tới cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng của nước ta trong những
năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX.

Khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa đã chứng tỏ sự suy yếu của
Liên Xô và làm tan rã trật tự 2 cực được xác lập từ hội nghị I-an-ta (năm 1945).
Trên thế giới xu thế đối đầu chuyển dần sang xu thế đối thoại với việc Liên Xô
và Mỹ chuyển từ chạy đua vũ trang sang chạy đua về kinh tế. Các nước trên thế
giới ra sức cải tổ nền kinh tế để đưa cuộc cách mạng công nghiệp mới làm động
lực cho việc phát triển kinh tế. Châu Á -Thái Bình Dương đang trở thành khu
vực phát triển kinh tế năng động nhất thế giới. Các nước Đông Nam Á từng

23


bước đi vào xu hướng hòa bình, độc lập và trung lập, đây là điều kiện khách
quan thuận lợi để Việt Nam cải thiện quan hệ với các nước ASEAN.
Trong suốt thời kì năm 1986 đến năm 2010, quan hệ kinh tế Việt
Nam- ASEAN có 2 chặng đường rõ rệt, từ một nước nằm ngoài khối
ASEAN , Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào năm
1995. Kể từ đó về sau, quan hệhợp tác giữa Việt Nam và các nước nội khối
trở nên sâu rộng hơn và đặc biệt, thông qua ASEAN , Việt Nam đã có được
những thỏa thuận hợp tác với các nước ngoài khối như Hàn Quốc, Nga,
Trung Quốc, Nhật Bản...Có được thành công này không thể không nhắc
đến những chủ trương, chỉ đạo kịp thời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
1.2. Giai đoạn 1986-1995
1.2.1 Những yếu tố khách quan
Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế hoà hoãn trong quan hệ quốc tế trở
thành xu thế chủ đạo, cuộc chạy đua về kinh tế giữa các nước trên thế giới
đang thay thế cho cuộc chạy đua vũ trang. Tất cả các nước trên thế giới đều
điều chỉnh đường lối, tập trung sức phát triển kinh tế - xã hội, cố gắng ổn
định chính trị, củng cố sức mạnh quốc gia, đồng thời mở rộng đa phương
hoá, đa dạng hoá quan hệ, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm phục vụ sự
nghiệp phát triển đất nước.

Kinh tế trở thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của mỗi
quốc gia, nhằm đảm bảo vai trò, vị trí của quốc gia đó trong đời sống quốc
tế. Nước Mỹ - cường quốc kinh tế số một thế giới những năm sau Chiến
tranh lạnh cũng buộc phải giảm bớt những cam kết với bên ngoài để tập
trung sức mạnh thực hiện mục tiêu chấn hưng kinh tế ở trong nước.
Xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra
mạnh mẽ và trở thành phổ biến. Điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới
những năm gần đây là xu hướng liên kết kinh tế khu vực. Xu hướng này
24


×