Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Quan hệ Pháp - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

QUAN HỆ PHÁP – CHÂU PHI
TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

Nguời hưóng dẫn:PGS.TS Nguyễn Thuý Vân
Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

QUAN HỆ PHÁP – CHÂU PHI
TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế

Mã số: 60.31.02.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hiền


uời hưóng dẫn:PGS.TS Nguyễn Thuý Vân
Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hiền.
Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Thị Bích Thủy

1


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy, Cô cũng như sự động viên ủng
hộ của bạn bè và gia đình trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực
hiện luận văn.
Trước hết, tôi xin chân thành bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS.
Nguyễn Thị Thanh Hiền, người hướng dẫn khoa học đã hết lòng giúp đỡ,
động viên và chỉ dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này!
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý Thầy, Cô trong
khoa Quốc tế học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài luận văn!

Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tất cả những người thân yêu
trong gia đình, bè bạn - chỗ dựa vững chắc, luôn động viên, hỗ trợ, tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho tôi trong cuộc sống cũng như trong suốt thời gian học
tập, nghiên cứu thực hiện luận văn này!
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Nguyễn Thị Bích Thủy

2


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC

3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

6

DANH MỤC CÁC HÌNH

9

MỞ ĐẦU

10

Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ
PHÁP – CHÂU PHI


17

1.1. Bối cảnh quốc tế

17

1.1.1. Bối cảnh quốc tế trong thời kỳ Chiến tranh lạnh

17

1.1.2. Bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh lạnh

18

1.2. Nhân tố khu vực

22

1.2.1. Khu vực Châu Âu

22

1.2.1.1. Sự hợp tác của Châu Âu về thương mại và viện trợ phát
triển

22

1.2.1.2. Các hội nghị thượng đỉnh Liên minh Châu Phi - Châu Âu


26

1.2.1.3. Chiến lược Châu Âu về an ninh và quốc phòng đối với khu
vực Châu Phi

28

1.2.2. Các nước lớn

32

1.2.2.1. Sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Châu Phi

32

1.2.2.2. Cuộc tấn công của Mỹ vào Châu Phi

35

1.2.2.3. Sự quan tâm ngày càng tăng của các cường quốc khác tại
Châu Phi

37

1.3. Đôi nét về quan hệ Pháp – Phi trong lịch sử và thời kỳ Chiến
tranh lạnh

40

1.3.1. Quan hệ kinh tế


41

1.3.2. Quan hệ chính trị quốc phòng an ninh

43

1.3.3. Quan hệ văn hóa ngôn ngữ

44

* Tiểu kết chƣơng 1

46

3


Chương 2. QUAN HỆ PHÁP – CHÂU PHI TRÊN CÁC LĨNH
VỰC CƠ BẢN TỪ NHỮNG NĂM 1990 ĐẾN NAY

47

2.1. Lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng

47

2.1.1. Chính sách an ninh, quốc phòng trong những năm 1990

47


2.1.1.1. Hội nghị thượng đỉnh La Baule

49

2.1.1.2. RECAMP: Chương trình nghị sự cho việc trao quyền tự chủ
cho Châu Phi trong lĩnh vực quốc phòng

50

2.1.2. Những định hướng mới của chính sách an ninh và quốc phòng
của Pháp tại Châu Phi từ năm 2008

52

2.1.2.1. Tái thỏa thuận các hiệp định quốc phòng

53

2.1.2.2. Cắt giảm quân số của Pháp tại Châu Phi

53

2.1.2.3. Sự trở lại của Pháp ở Châu Phi sau Chiến dịch Serval ở
Mali

54

2.2. Lĩnh vực kinh tế


57

2.2.1. Hiệp định hợp tác tiền tệ

57

2.2.2. Hội nghị thượng đỉnh Pháp – Châu Phi

59

2.2.2.1. Hai chủ đề chính: Kinh tế và an ninh

59

2.2.2.2. Mở rộng diện tích ảnh hưởng

60

2.2.3. Hội nghị thượng đỉnh Châu Phi – Pháp 2010: Vai trò của
doanh nghiệp tư nhân trong phát triển kinh tế ở Châu Phi

61

2.3. Lĩnh vực văn hóa - xã hội

62

2.3.1. Tiếng Pháp, cầu nối văn hóa giữa Pháp và Châu Phi

62


2.3.1.1. Cơ quan Văn hóa và Hợp tác Kỹ thuật ACCT

62

2.3.1.2. Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ

64

2.3.2.

66

Hợp tác viện trợ

2.3.2.1. Chương trình viện trợ trước những năm 1990

66

2.3.2.2. Các hướng mới của chính sách viện trợ của Pháp tại Châu
Phi từ năm 2008

69

4


* Tiểu kết chƣơng 2

73


Chương 3. ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ PHÁP – CHÂU PHI

74

3.1. Tính chất, đặc điểm của mối quan hệ Pháp – Châu Phi

74

3.2. Những kết quả thu đƣợc và những khó khăn của mối quan
hệ Pháp – Châu Phi

76

3.3. Triển vọng tƣơng lai

77

* Tiểu kết chƣơng 3

80

KẾT LUẬN

81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

85


5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACCT

: Agency for Cultural and Technical Cooperation
Cơ quan Văn hóa và Hợp tác Kỹ thuật

ACP

: Africa, Caribbean, Pacific
Các nước thuộc Châu Phi, Caribê và Thái Bình Dương

AEF

: Afrique Esquatoriable Française
Châu Phi Xích đạo thuộc Pháp

AFD

: Agence Française de Développement
Cơ quan Phát triển Pháp

AMISOM

: African Union Mission in Somalia
Nhiệm vụ Liên minh Châu Phi tại Somalia

AOF


: Afrique Occidentale Française
Tây Phi thuộc Pháp

CEMAC

: Economic and Monetary Community of Central Africa
Cộng đồng Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi

ECCAS

: Economic Community of Central African States
Cộng đồng kinh tế của các quốc gia Trung Phi

ECOWAS

: Economic Community of West African States
Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi

EDF

: European Development Fund
Quỹ Phát triển Châu Âu

EEC

: European Economic Community
Cộng đồng Kinh tế Châu Âu

EU


: European Union
Liên minh Châu Âu

FISEA

: Investisment Fund for Africa Small Enterprise
Quỹ Đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp Châu Phi

FOCAC

: Forum on China-African Cooperation
6


Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – Châu Phi
IMF

: International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ Quốc tế

MICOPAX

: Mission de Consolidation de la Paix en Centrafrique
Nhiệm vụ củng cố hòa bình tại Cộng hòa Dân chủ
Congo

SCEA

: Commun Strategy of Euro – Africa Union

Chiến lược chung Liên minh Châu Âu – Phi

SME

: Small and Mediuom Enterprise
Doanh nghiệp vừa và nhỏ

SOHO

: Small Office Home Office
Doanh nghiệp rất nhỏ

STABEX

: Système de Stabilisation des Recettes d’Exportation
Quỹ Bình ổn kim ngạch xuất khẩu

SYSMIN

: System for Stabilization of Export Earnings from
Mining Products
Hệ thống các tiềm năng khai thác khoáng sản

TICAD

: Tokyo International Conference on African
Development
Hội nghị Quốc tế Tokyo về Phát triển Châu Phi

UEMAC


: Union Economique et Monétaire de l’Afrique Centrale
Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi

UMAC

: Union Monétaire de l’Afrique Centrale
Liên minh Tiền tệ Trung Phi

USD

: United States Dollar
Đô la Mỹ

WAEMU

: West African Economic and Monetary Union
Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi

WAMU

: West African Monetary Union
7


Liên minh Tiền tệ Tây Phi
WB

: World Bank
Ngân hàng Thế giới


WTO

: World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới

8


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.

Sáu nhà xuất khẩu lớn tại Châu Phi (từ 1990 đến

21

2011)
Hình 2.

Thị trường các nước BRIC tại Châu Phi từ 1990 đến

32

2011
Hình 3.

Phân chia khu vực thuộc địa tại Châu Phi (năm 1925)

40


Hình 4.

Kim ngạch xuất khẩu của Pháp đối với các nước Châu

62

Phi (năm 2011-2012)

9


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Quan hệ Pháp – Châu Phi là một mối quan hệ được nhắc đến nhiều
trong thời gian gần đây, do Châu Phi là một điểm nóng, liên quan đến các vấn
đề nóng như xung đột khu vực, chủ nghĩa khủng bố, làn sóng di dân…
Trước hết, Pháp với vai trò là ông chủ thuộc địa trước đây đối với Châu
Phi trong một thời gian dài, do vậy ngày nay ảnh hưởng của Pháp với Châu
Phi vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên, bối cảnh thế giới đã thay đổi từ sau Chiến
tranh lạnh, nên Pháp cũng đã điều chỉnh mối quan hệ của mình với Châu Phi
cho phù hợp với xu thế chung của thế giới, mà vẫn tham vọng duy trì được vị
trí ảnh hưởng cũ của mình. Vậy chiến lược đó đã được diễn biến ra sao, điều
chỉnh như thế nào… là điều rất được giới nghiên cứu quan tâm, để từ đó đoán
định được tương lai của khu vực này cũng như có thể đưa các ứng xử liên
quan đến Pháp một cách phù hợp.
Bên cạnh đó, việc so sánh mối quan hệ giữa khu vực Châu Phi và nước

ta với Pháp, có thể thấy hai điểm chung nổi bật nhất là lịch sử quan hệ lâu dài
và cùng nằm trong khối Cộng đồng Pháp ngữ, từ những điểm tương đồng này
mà việc nghiên cứu quan hệ Pháp – Châu Phi trở nên đặc biệt cần thiết, giúp
chúng ta có thể so sánh và tìm ra định hướng cho các quan hệ trong tương lai
của Việt Nam và các bên có liên quan.
Thêm nữa, các nghiên cứu về quan hệ Pháp – Châu Phi ở Việt Nam,
theo nhận xét của tác giả, hiện không có nhiều. Các đề tài của nước ngoài về
vấn đề này thì thường chia nhỏ theo lĩnh vực, ví dụ như quan hệ Pháp – Châu
Phi về kinh tế, hoặc về quốc phòng… Do đó, rất cần có nhiều thêm những
nghiên cứu về vấn đề này, giúp cái nhìn về quan hệ giữa tất cả các bên có liên
quan được đầy đủ, chi tiết hơn.

10


Vì tất cả các lý do nêu trên, tác giả đã chọn vấn đề “Quan hệ Pháp –
Châu Phi từ sau Chiến tranh lạnh đến nay” cho luận văn thạc sĩ của mình.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nhận thức sâu sắc giá trị khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu mối
quan hệ giữa Pháp – Châu Phi từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về
mối quan hệ này với những cách tiếp cận cơ bản sau:
Thứ nhất, tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ lịch sử. Theo hướng
nghiên cứu này, có thể kể đến các tác phẩm và các tác giả tiêu biểu sau:
+ Vũ Dương Ninh - Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, NXB
Giáo Dục, 2004.
+ Marchesin Philippe, Introduction aux relations internationals (tạm

dịch: Dẫn nhập về quan hệ quốc), NXB Karthala, 2008.
+ Pokam Hilaire de Prince, Le Multilatéralisme franco-africain à
l'épreuve des puissances, Défense Stratégie & Relations Internationales (tạm
dịch: Chủ nghĩa đa phương Pháp – Phi chống lại các siêu cường, Chiến lược
quốc phòng và Quan hệ quốc tế), NXB L'Harmattan, Paris, 2013.
+…
Nhìn chung các tác phẩm đã chỉ rõ nguồn gốc, quá trình hình thành mối
quan hệ Pháp – Châu Phi, từ đó tạo cơ sở, tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp
theo về chủ đề này.
Thứ hai, tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ thời sự. Theo hướng nghiên
cứu này, còn nhiều bài báo, công trình khoa học nghiên cứu về đề tài này
được đăng trên các tạp chí chuyên ngành, hoặc được lưu trữ trong các viện
nghiên cứu, trường đại học. Tiêu biểu như:
+ Nguyễn Thanh Hiền, “Tìm hiểu quan hệ của Pháp với Châu Phi”,
Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 4, 2010.
11


+ Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Minh Thảo, “Chính sách đối ngoại của
Pháp dưới thời Tổng thống Nicolas Sarkosy”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu,
số 5, 2009.
+ Nguyễn Vũ, “Khủng hoảng dân tị nạn – khó tìm giải pháp”, The
Saigon Times, 12/09/2015.
+ François GoutteBrune, “La France et l’Afrique: le crépuscule d’une
ambition stratégique” (tạm dịch: Pháp và Châu Phi: Sự suy tàn của tham vọng
chiến lược), Politique Étrangère 04/2012.
+ Priscille Guinant, “La politique de la France en Afrique
subsaharienne après les indépendances” (tạm dịch: Chính sách của Pháp tại
Châu Phi cận Sahara sau khi giành độc lập), Mémoire de I.E.P de Toulouse,
2012-2013.

+ Inger Osterdahl, “La France dans l’Afrique de l’après-guerre froide:
Interventions et Justifications” (tạm dịch: Pháp trong Châu Phi sau Chiến
tranh lạnh: Các can thiệp và pháp lý), Nordiska Afrikainstitutet, Uppsala
1997.
+ Amandine Gnanguenon, “What will be France’s African policy under
Nicolas Sarkozy?” (tạm dịch: Chính sách Pháp – Phi dưới thời Nicolas
Sarkozy?), Dynamiques Internationales, 04/05/2011.
+…
Các bài báo này phân tích khá đầy đủ quan hệ của Pháp và Châu Phi
trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn nhất định. Đây là một tư liệu tốt giúp có
cái nhìn tổng hợp trong nghiên cứu chuyên sâu.
Thứ ba, tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ nghiên cứu dự báo. Có rất
nhiều những tài liệu gốc được đưa ra từ phía chính phủ (ở đây là Pháp) đối
với Châu Phi. Từ các tuyên bố này, và căn cứ trên các dữ liệu lịch sử, có thể

12


giúp đoạn định khả năng phát triển của mối quan hệ Pháp – Phi. Có thể kể đến
những nguồn tài liệu như:
+ AFD, “Quỹ đầu tư và trợ giúp các doanh nghiệp Châu Phi: tham gia
và đầu tư dưới góc độ daonh nghiệp”, 12/2009,
+ Quốc hội Pháp, Báo cáo đệ trình bởi Ủy ban đối ngoại, “Chính sách
của Pháp ở Châu Phi”, 12/2008.
Nhìn chung, việc nghiên cứu quan hệ Pháp – Châu Phi về lý luận và
thực tiễn đã được nhiều tác giả đề cập đến trong nhiều tác phẩm và đã được
công bố. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu
một cách có hệ thống mang tính chuyên khảo sâu về giai đoạn từ sau Chiến
tranh lạnh đến nay.
3.


Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn:
Phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản của mối quan hệ giữa Pháp
và Châu Phi từ Chiến tranh lạnh đến nay cả về chính sách lẫn thực tiễn; trên
cơ sở đó dự đoán khả năng phát triển của mối quan hệ này trong bối cảnh
quốc tế mới.
Nhiệm vụ của luận văn:
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu
sau:
Thứ nhất, phân tích và làm rõ bối cảnh lịch sử - xã hội, những tiền đề,
những nhân tố có ảnh hưởng và tác động đến mối quan hệ giữa Pháp và Châu
Phi.
Thứ hai, phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản của mối quan hệ
Pháp và Châu Phi từ Chiến tranh lạnh đến nay trên cơ sở phân tích các chính
sách, ảnh hưởng của các chính sách, cũng như thực tiễn quan hệ của Pháp với
Châu Phi.
13


Thứ ba, nhận xét, đánh giá các đặc điểm của quan hệ giữa Pháp và
Châu Phi từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, phân tích những gì mà mối quan hệ
này đã đạt được và phải đối mặt, dự đoán các hướng phát triển trong tương lai
của mối quan hệ này.
4. Thứ tự, đánh giá nhận xét đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Nước Pháp và Châu Phi là hai đối tượng nghiên cứu chính của luận
văn. Xung quanh việc nghiên cứu hai đối tượng này, còn phải kể đến các đối
tượng khác, để qua đó hiểu được đối tượng chính, đó là: các khu vực, các

nước lớn.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Đề tài của luận văn là “Quan hệ Pháp và Châu Phi từ sau Chiến tranh
lạnh đến nay”, do vậy các nghiên cứu của luận văn sẽ được giới hạn về mặt
thời gian là từ sau Chiến tranh lạnh đến nay.
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn này là Pháp và Châu Phi, tuy
nhiên do Châu Phi trước đây đã từng là thuộc địa của Pháp, nên khi nói đến
khu vực Pháp – Phi là nói đến vùng ảnh hưởng của Pháp đối với những thuộc
địa cũ của mình. Châu Phi trong phạm vi xem xét của luận văn này là phần
lớn của Tây Phi từ Senegal (Tây Phi thuộc Pháp, viết tắt là AOF, trước đây)
tới Ubangi-Shari (Châu Phi Xích đạo thuộc Pháp, viết tắt là AEF, trước đây)
và Madagascar, Reunion, Comoros và Pháp Somaliland (Djibouti hiện nay).
Do đó, vì phạm vi địa lý nên luận văn này không xem xét trường hợp của các
nước Bắc Phi, trong đó có liên quan đến vùng Địa Trung Hải và các vấn đề
Trung Đông.
Luận văn nghiên cứu mối quan hệ Pháp – Phi trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống: An ninh Quốc phòng, Kinh tế Chính trị, Văn hóa Xã hội.

14


5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn:
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận
của quốc tế học về lý luận, thực tiễn và những vấn đề, những nội dung liên
quan đến đề tài của luận văn là Quan hệ Pháp – Phi từ sau Chiến tranh lạnh.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn:
Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận chung nêu trên, luận văn kết
hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp lịch sử
và lôgic, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh, đối chiếu, lý

luận gắn liền với thực tiễn… trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài luận
văn.
6.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học của luận văn:
Luận văn đã khái quát hóa mối quan hệ Pháp – Phi từ Chiến tranh lạnh

đến nay. Để khái quát hóa được hình ảnh mối quan hệ này, luận văn đã hệ
thống các vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại giữa Pháp và Châu Phi.
Những đánh giá của luận văn nêu ra có ý nghĩa cơ bản trong nghiên cứu khoa
học về mối quan hệ giữa Pháp và Châu Phi, góp phần làm rõ làm sáng tỏ việc
nghiên cứu những chính sách của Pháp đối với Châu Phi để đoán định xu thế
phát triển của mối quan hệ này và những hệ lụy của nó.
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn:
Kết quả của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh
viên các trường Đại học và Cao đẳng trong việc nghiên cứu và học tập môn
Quốc tế học hoặc làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu
chuyên sâu chuyên đề “Quan hệ Pháp – Châu Phi”.

15


7.

Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

luận văn được kết cấu gồm 3 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Những nhân tố tác động đến mối quan hệ Pháp – Châu

Phi
- Chương 2: Quan hệ Pháp – Châu Phi trên các lĩnh vực cơ bản từ
những năm 1990 đến nay
- Chương 3: Đánh giá mối quan hệ Pháp – Châu Phi

16


Chƣơng 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN MỐI QUAN HỆ PHÁP – CHÂU PHI
1.1. Bối cảnh quốc tế
1.1.1. Bối cảnh quốc tế trong thời kỳ Chiến tranh lạnh
Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, giữa bối cảnh một Châu Âu bị
tàn phá và suy yếu trong hệ thống quốc tế, vai trò của Anh, Pháp, Đức suy
giảm, Liên Xô và Mỹ nổi lên với vai trò là siêu cường thế giới, giàu có và
hùng mạnh. Cả hai quốc gia này nhanh chóng nắm quyền chi phối toàn bộ hệ
thống chính trị quốc tế. Thế nhưng Xô – Mỹ lại có hai ý thức hệ đối lập, điều
này dẫn đến một loạt các xung đột liên tiếp, tuy không gây ra đối đầu trực tiếp
nhưng lại là khởi nguồn cho một giai đoạn lịch sử - Chiến tranh lạnh.
Chiến tranh lạnh – trật tự hai cực – đã tác động toàn diện tới tất cả các
mặt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia khi
mà các nước tự xác định con đường đi của mình dựa trên việc xác định ý thức
hệ. Ngoài sự khác biệt về ý thức hệ dẫn đến sự đối đầu Đông – Tây, cùng các
xung đột lợi ích, thì “Thế giới thứ ba” cũng là một trong những nguyên nhân
bắt nguồn Chiến tranh lạnh. Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, kéo theo
sự cáo chung của hệ thống thực dân. Quá trình phi thực dân hóa diễn ra trong
những năm 1950 – 1960 với kết quả là các quốc gia mới giành được độc lập
đã nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của hai siêu cường. Mỹ và Liên Xô quyết
liệt tranh giành ảnh hưởng tại các quốc gia này như một cách để tăng cường

sức mạnh ngoài các khu vực ảnh hưởng truyền thống. Đầu những năm 1970,
đã xuất hiện nhiều biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây với các cuộc
thương lượng Xô – Mỹ. Hàng loạt các hiệp định, thỏa thuận đã được hai bên

17


ký kết giúp tình hình Châu Âu bớt căng thẳng (như: Hiệp định về những cơ sở
quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức, Thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến
lược, Hiệp ước ABM (Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo), SALT-1(Hiệp định
hạn chế vũ khí tiến công chiến lược), Định ước Hen-xin-ki,…) để dẫn đến
thời điểm tháng 12/1989, tại Manta (Malta- Địa Trung Hải ), Xô – Mỹ tuyên
bố chấm dứt “chiến tranh lạnh” nhằm ổn định và củng cố vị thế của
mình. Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng giải quyết hòa bình các
vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực: Afganistan, Campuchia, Namibia…
Hy vọng xây dựng một nền dân chủ ở Châu Phi, xây dựng một Châu
Phi có chủ quyền, thống nhất và chủ nghĩa quân bình… sau 50 năm kể từ khi
các nước Châu Phi giành được độc lập đến nay vẫn chưa được thực hiện một
cách có hiệu quả. Trách nhiệm lịch sử đó một phần thuộc về các nước tư bản
Châu Âu, khi đã tiến hành chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc ở Châu
Phi, một phần là trách nhiệm của Châu Phi khi đã bằng mọi cách phục vụ nhu
cầu kinh tế của chính mình, nhưng trên thực tế lại phục vụ cho các công ty đa
quốc gia. Từ Dakar1 đến Johannesburg2 qua Lagos3, các cuộc đình công nằm
trong các phong trào quần chúng đều phản ánh nguyện vọng và tinh thần đấu
tranh hướng đến xây dựng một Châu Phi và một thế giới khác.
1.1.2. Bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh lạnh
Từ những năm 1980, trên thế giới đã diễn ra xu hướng toàn cầu hóa:
Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh
hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc
gia, dân tộc trên thế giới.

Từ sau Chiến tranh lạnh, trật tự hai cực tan rã, trật tự thế giới đang
trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”. Toàn cầu hóa đã thành
1

Thủ đô Sénégal.
Thuộc Cộng hòa Nam Phi.
3
Thuộc Nigeria.
2

18


một xu thế khách quan không thể đảo ngược. Xu thế này đã góp phần thúc
đẩy nhanh chóng quan hệ thương mại quốc tế với sự phát triển và tác động to
lớn của các công ty xuyên quốc gia, sự sáp nhập và hợp nhất của các công ty
thành những tập đoàn lớn, sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương
mại, tài chính quốc tế và khu vực.
Tuy nhiên, tư tưởng thống trị của chủ nghĩa tự do và sự thống trị của
các thế lực lớn chống lại miền Nam trong thương mại nói chung, đã ảnh
hưởng đến tất cả các hoạt động khác của con người. Hiện tại không một nước
nào có thể thoát khỏi sự toàn cầu hóa tự do mới. Tất cả mọi thứ được bán. Ví
dụ như rừng nguyên sinh đang bị tàn phá để mở đường hoặc để khai thác; Các
công ty đã di dời sản xuất theo khối lượng dựa trên chi phí lao động thấp
nhất; Cố tình bỏ qua các biện pháp bảo vệ môi trường ở các nước phát triển,
các công ty lựa chọn đặt sản xuất tại các nơi có ít chi phí về y tế... Cuộc
khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua đã cho chúng ta thấy: sự bùng nổ của
bất bình đẳng giàu nghèo, bần cùng hóa của các quốc gia, những căng thẳng
địa chính trị, tệ hơn nữa nó còn gây ra cuộc khủng hoảng sinh thái nguy hiểm
cho tương lai của nhân loại.

Châu Phi sở hữu một lượng của cải lớn, về mặt thiên nhiên và khoáng
sản, nguồn nhân lực với tỷ lệ dân số trẻ cao, nhưng các lợi thế đó lại không có
khả năng mang lại lợi nhuận cho Châu Phi. Như trong thời kỳ thực dân, tài
nguyên của Châu Phi bị khai thác bởi các công ty đa quốc gia nước ngoài.
Sau khi khai thác các nguồn tài nguyên dưới lòng đất (khoáng sản, dầu, khí)
thì sẽ là các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất (cây trồng, rừng,
v.v…), và giờ đây Châu Phi là vùng đất nông nghiệp tốt nhất, là chủ đề của
tất cả các cuộc tranh cãi. Các công ty và các quốc gia nước ngoài lấy đất nông
nghiệp của nông dân Châu Phi và từ chối cách trồng trọt của họ. Ví như các
cuộc vận động hành lang để tiến hành sử dụng hạt giống biến đổi gen ngày
19


càng tăng, việc này đe dọa đến chủ quyền lương thực của Châu Phi. Tiếp đó
là hiện tượng nóng lên toàn cầu - mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng đối với
Châu Phi: Nhóm Chuyên gia Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu đã cảnh báo
về hiện tượng nhiệt độ tăng, lượng mưa giảm, tiếp theo là hiện tượng sa mạc
hóa, sự suy giảm độ phì nhiêu của đất và đa dạng sinh học ở một số khu vực
của châu lục này.
Các hậu quả về xã hội và chính trị là thảm khốc. Tỷ lệ thất nghiệp và
mất an ninh bùng nổ. Ở các vùng nông thôn, nông dân xưa nay làm ruộng,
nhưng nay thì phần lớn đã ngừng làm việc vì sự biến đổi của các thị trường
cũng như sự điều chỉnh chính sách. Từ sau cuộc khủng hoảng toàn cầu, tiến
bộ xã hội và dân chủ đã thắng nhưng sau đó vẫn xảy ra rất nhiều cuộc đấu
tranh, đó là một câu hỏi cần lời giải đáp. Chỉ những tầng lớp chiếm ưu thế khi
có được thu nhập đáng kể từ hiện trạng đó thì mới tranh thủ xây dựng mối
quan hệ chặt chẽ với giới quyền lực.
Theo các số liệu thống kê, dân số đô thị của châu lục này sẽ tăng từ 414
triệu đến hơn 1,2 tỷ người vào năm 2050 (47,3% trong độ tuổi 15-24 bị thất
nghiệp trong năm 2011). Tỷ lệ nghèo đói giảm tổng thể nhưng số người

nghèo đang gia tăng: năm 2012, 386 triệu người châu Phi sống dưới mức 1,25
USD/ngày.4 Tăng trưởng kinh tế lại gây ra khoảng cách giàu nghèo giữa các
vùng và ngay trong một nước, đó cũng có thể là nguồn gốc của sự căng thẳng
và việc không phải lúc nào cũng có thể dự đoán một cuộc khủng hoảng.
Tại Châu Phi, các chính sách đã được áp đặt dưới sự hỗ trợ của Ngân
hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từ những năm 1980 bằng
biện pháp "điều chỉnh cơ cấu". Hai tổ chức này đã tiến hành tư nhân hóa và
làm giảm vai trò của các quốc gia, đã phá bỏ các rào cản thương mại, và đã
4

Nguồn: [19, tr.3] (tạm dịch: Báo cáo Bộ Kinh tế và Tài chính, “Đối tác cho tương lai: 15 đề xuất

cho một mối quan hệ kinh tế năng động mới giữa Châu Phi và Pháp”, 12/2013).

20


trao quyền khai thác các nguồn lực cho những công ty đa quốc gia nước
ngoài. Do đó, các quốc gia Châu Phi đã bị tước đoạt chính những tiềm năng,
nguồn lực thuộc về chủ quyền của mình để phát triển những chính sách phát
triển nội sinh thích hợp.

Hình 1: Sáu nhà xuất khẩu lớn tại Châu Phi (từ năm 1990 đến năm 2011)5

Các chính sách trên đã được khuyến khích và nhận được sự đồng lõa
tích cực của nhiều nhà lãnh đạo, dẫn đến những thay đổi trong cách nghĩ, mà
hậu quả là kéo theo hiện tượng tham nhũng tài chính. Mặc dù nhờ các chính
sách này, nhiều quốc gia đã được hưởng lợi trong một thời gian dài, đảm bảo
sự ổn định của lợi ích kinh tế và địa chiến lược của họ, nhưng nó cũng gây
thiệt hại cho người dân. Hiện tại, Châu Phi tiếp tục bị loại khỏi một phần của

dòng chảy tài chính quốc tế và đầu tư nước ngoài. Các điều kiện sống đã
chững lại trong 10 năm, và sự suy giảm kinh tế được nhìn thấy ngay cả ở một

5

Nguồn: [19, tr.52].

21


phần vùng hạ Sahara6. Hầu hết các quốc gia thất bại trong việc làm giảm các
khoản nợ của họ hoặc trong việc cung cấp các dịch vụ công cần thiết nhằm
đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ: tiếp cận với giáo dục, y tế,
nước sạch, v.v…
Như vậy, sau Chiến tranh lạnh, mỗi quốc gia đều cần phải điều chỉnh
chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh
thực sự. Trong thời kỳ này, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều
khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân
sự đẫm máu kéo dài, như ở khu vực bán đảo Ban-căng, một số nước Châu
Phi, Trung Á. Do đó, chủ nghĩa khủng bố, làn sóng di dân, căng thẳng khu
vực… đã gây ra những khó khăn, thách thức mới đối với hòa bình, và an ninh
quốc tế trong bối cảnh mà hợp tác quốc tế là xu thế chính trong quan hệ quốc
tế từ sau Chiến tranh lạnh.
1.2. Nhân tố khu vực
1.2.1. Khu vực Châu Âu
Phần này phân tích, nghiên cứu sự hợp tác về thương mại và viện trợ
phát triển, các nỗ lực để phát triển quan hệ đối tác giữa các châu lục, với Hội
nghị thượng đỉnh Liên minh Châu Âu – Châu Phi, và cuối cùng là chiến lược
của Châu Âu về an ninh và quốc phòng.
1.2.1.1. Sự hợp tác của Châu Âu về thương mại và viện trợ phát triển

Hợp tác giữa Châu Âu và các nước thuộc Châu Phi, Caribê và Thái
Bình Dương – ACP - (phần lớn là ở Châu Phi) bắt đầu vào năm 1957 với việc
ký kết Hiệp ước Rome thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC). Phần
thứ ba của Hiệp ước vạch ra một hệ thống liên kết với các quốc gia và vùng
lãnh thổ ở nước ngoài (các quá trình phi thực dân hóa mới chỉ được bắt đầu),
6

Nguồn: [9, tr.3], (tạm dịch: Mặt trận Cánh tả, Vì một chính sách mới giữa Pháp và Châu

Phi, 2012, tr.3.

22


dựa trên các nguyên tắc tự do thương mại và hỗ trợ phát triển. Phần thứ tư đề
cập những sáng tạo của các Quỹ Phát triển Châu Âu (FED) do các nước thành
viên tài trợ. Mục tiêu của nó là để hỗ trợ cho tất cả các chương trình đóng góp
về kinh tế, xã hội, văn hóa vào ACP cũng như các nước và vùng lãnh thổ ở
nước ngoài (OCTs) nhằm tránh nguy cơ những quốc gia này rơi vào vùng ảnh
hưởng của Liên Xô. Mỗi Quỹ Phát triển Châu Âu FED được ký kết trong thời
gian khoảng năm năm và được gia hạn, sửa đổi theo các Công ước Yaoundé,
Lome, và Cotonou.
Công ƣớc Yaoundé (1963-1975): Mở rộng chuyên môn hoá và vấn đề
thuộc địa: Công ước Yaoundé đầu tiên (Cameroon) được ký kết ngày
20/07/1963 giữa 6 nước Châu Âu và 18 nước Châu Phi và Madagascar. Công
ước Yaoundé trao lợi ích thương mại và hỗ trợ tài chính cho các Thuộc địa
Châu Phi cũ bằng cách đổi mới FED. Về thương mại, Công ước bổ sung danh
sách các sản phẩm nhiệt đới của các nước thuộc địa được có mặt ở thị trường
Châu Âu với các điều khoản tốt hơn so với khi chào bán trên thị trường thế
giới. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của “ưu đãi thương mại” khi tham gia

các thị trường Châu Âu đối với hàng hóa của các nước mới độc lập. Công ước
cũng đảm bảo việc cho phép các cường quốc thực dân cũ cung cấp và xuất
khẩu các sản phẩm nông nghiệp có chuyên môn cao của họ với mức giá được
tự do biến động. Cần lưu ý rằng trong nhiều trường hợp, các công ty xuất
khẩu các sản phẩm nhiệt đới Châu Phi có vốn và chịu sự quản lý của Châu Âu
(như là một phần của sáu nước Châu Âu tại thời điểm đó), chủ yếu là người
Pháp.
Công ƣớc Lomé (1975-2000): Đổi mới thương mại và điều kiện viện
trợ. Ký kết vào năm 1975 và tương ứng với FED thứ tư, Công ước Lomé đầu
tiên (Togo) nhằm đưa vào một số các quốc gia thịnh vượng chung trong

23


×