Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Những chuyển biến của kinh tế Việt Nam Cộng hòa dưới tác động của viện trợ Hoa Kỳ (1965-1975) : Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 54

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ HỒNG HÀ

NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA KINH TẾ
VIỆT NAM CỘNG HÒA DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA
VIỆN TRỢ HOA KỲ (1965-1975)

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2012
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ HỒNG HÀ

NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA KINH TẾ
VIỆT NAM CỘNG HÒA DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA VIỆN
TRỢ HOA KỲ (1965-1975)

Chuyên nghành
Mã số

: Lịch sử Việt Nam
: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đình Lê

HÀ NỘI - 2012
2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….

1

Chương 1: BỐI CẢNH MIỀN NAM VIỆT NAM (1965-1975) VÀ CHÍNH
SÁCH VIỆN TRỢ CỦA HOA KỲ

13

1.1. Nội tình miền Nam Việt Nam (1965-1975)

13

1.1.1 Tình hình chính trị, xã hội…………………….…………....................

13

1.1.2 Những chính sách và biện pháp “ổn định” kinh tế - tài chính của
Việt Nam Cộng hòa ……………………………………………………………

18

1.2. Chính sách và nguồn viện trợ của Hoa Kỳ


25

1.2.1. Chính sách viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ sau chiến tranh thế
giới II………………………………………………………………………………….

25

1.2.2. Mục tiêu và nguồn viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng hòa
(1965-1975)………………………………………………………………………….

30

Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆN TRỢ HOA KỲ ĐỐI VỚI NÊN KINH
TẾ VIỆT NAM CỘNG HÒA (1965 – 1975)

42

2.1. Biến đổi cơ cấu tổng sản phẩm kinh tế…………………………………….

42

2.2. Nông nghiệp………………………………………………………..

47

2.2.1. Chế độ sở hữu ruộng đất……………………………………………

48


2.2.2. Cải tiến kỹ thuật trong nông nghiệp….…………………………….

50

2.3. Công nghiệp………………………………………………………………..

61

2.3.1. Vấn đề đầu tư……………………………………………………….

61

2.3.2. Tiến bộ kỹ thuật và quá trình tích tụ, tập trung sản xuất……………

66

2.3.3. Chuyển biến trong cơ cấu ngành công nghiệp…………………….

69

2.4. Thƣơng mại………………………………………………………………..

74

2.4.1. Ngoại thương………………………………………………………..

75

2.4.2. Nội thương…………………………………………………………..


86

3


Chương 3: MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆN
TRỢ HOA KỲ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM CỘNG HÒA
(1965-1975) ……………………………………………………………

94

3.1. Viện trợ Hoa Kỳ đối với kinh tế Việt Nam Cộng hòa vai trò và hệ lụy……

94

3.1.1. Bù trừ phí tổn chiến tranh cho ngân sách và kiềm chế lạm phát…….

94

3.1.2. Nguồn ngoại tệ để nhập cảng hàng hóa và thực hiện các chương
trình phát triển đất nước…………………………………………………..…...

100

3.1.3. Sự lệ thuộc của kinh tế Việt Nam Cộng hòa……………………………

103

3.2. Viện trợ Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng hòa trong tƣơng quan khu vực
trƣờng hợp Đài Loan, Hàn Quốc………………………………………………..


106

3.3. Viện trợ Hoa Kỳ cho miền Nam Việt Nam 1965 – 1975 và những bài học
cho hiện tại……………………………………………………………………… 118
KẾT LUẬN…………………………………………………………………….

126

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….

131

PHỤ LỤC ……………………………………………………………………..

142

4


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
AID

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Cơ quan phát triển quốc tế
(Agency For International Development)

CIP


Viện trợ thƣơng mại
(Commercial Import Program)

MAAG

Phái bộ viện trợ và cố vấn quân sự Mỹ
(Military Aid and Assistance Group)

M.P.C

Chứng chỉ thanh toán quân đội (Military Payment
Certificates)

USAID

Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (United States
Agency for International Development)

USAID/W

Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Washington
(United States Agency for International
Development/ Washington)

USAID/VN Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam
(United States Agency for International
Development/ Vietnam)
XHCN

Xã hội chủ nghĩa


5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Sau khi Hiệp định Genève đƣợc ký kết, nƣớc Việt Nam bị tạm thời chi làm
hai miền với hai chế độ khác nhau. Miền Bắc đi theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa,
miền Nam phát triển theo con đƣờng tƣ bản chủ nghĩa. Mặt khác, do âm mƣu của
Hoa Kỳ muốn biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, Hoa Kỳ đã tăng cƣờng
viện trợ cho miền Nam Việt Nam. Toàn bộ nền kinh tế và chính trị của miền Nam
đều đƣợc nuôi dƣỡng bởi viện trợ Hoa Kỳ. Viện trợ Hoa Kỳ đã có những tác động
tích cực và tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội miền Nam.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về những ảnh hƣởng của viện trợ Hoa Kỳ tới nền
kinh tế miền Nam trong hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ là điều cần thiết.
Việc nghiên cứu về kinh tế xã hội miền Nam Việt Nam giai đoạn từ sau năm
1954 tới năm 1975 mà trực tiếp là vấn đề kinh tế miền Nam – vùng do chính
quyền Sài Gòn kiểm soát vẫn còn nhiều thiết sót là do thiếu tài liệu. Hàng loạt các
cuốn sách và những công trình nghiên cứu tiến hành mô tả và phân tích tỉ mỉ cuộc
chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên tỷ trọng nói về khía cạnh kinh tế chƣa tƣơng
xứng, trong khi kinh tế và hoạt động kinh tế có vai trò tác động không nhỏ đến kết
cục của cuộc chiến tranh hơn 20 năm của dân tộc Việt Nam.
Hơn nữa, các nghiên cứu về Nam Việt Nam trong thời kỳ này cho đến nay
phần lớn có tính chất phê phán, mô tả nền kinh tế Sài Gòn nhƣ là nền kinh tế yếu
kém, mong manh, dễ sụp đổ và phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Các nghiên cứu cũng nhấn
mạnh vào ảnh hƣởng kinh tế xã hội và chính trị của viện trợ Hoa Kỳ đối với Việt
Nam Cộng hòa nhƣ là nguyên nhân tạo nên sự phù hoa giả tạo nhƣng cũng tạo nên
sự phụ thuộc và là nguồn gốc của sự sụp đổ kinh tế của Sài Gòn sau khi ngƣời Mỹ
rút. Nhiều nghiên cứu cũng phê phán chính quyền Việt Nam Cộng hòa, đặc biệt là


6


thái độ thụ động của họ trong việc tiếp nhận viện trợ Mỹ dẫn đến tình trạng yếu
kém và lệ thuộc nền kinh tế Nam Việt Nam vào viện trợ.
Luận văn này tiếp cận viện trợ Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng hòa với mong
muốn góp phần làm sáng tỏ thêm bức tranh kinh tế của miền Nam Việt Nam, đặc
biệt là trong quan hệ với Hoa Kỳ trên cơ sở phân tích cái chìa khóa của mối quan
hệ ấy là viện trợ. Thông qua đó chúng tôi muốn xem xét lý do vì sao và nhƣ thế
nào mà viện trợ Hoa Kỳ lại có vai trò to lớn nhƣ vậy, trên cơ sở nào mà viện trợ
lại đƣợc Hoa Kỳ sử dụng nhƣ là một trong những phƣơng tiện chính của họ trong
quá trình can dự vào miền Nam Việt Nam và nguồn viện trợ khổng lồ ấy đã có
ảnh hƣởng đến nền kinh tế Sài Gòn và cục diện của cuộc chiến tranh Việt Nam ra
sao. Đặc biệt, chúng tôi muốn tìm hiểu, thông qua phân tích các nghiên cứu, báo
cáo, tổng kết của các nhà sử gia, kinh tế gia của Sài Gòn lúc bấy giờ, liệu có phải
bộ máy chính quyền Sài Gòn và các trí thức miền Nam Việt Nam hoàn toàn phụ
thuộc và bị động trong việc tiếp nhận viện trợ hay không, thái độ của họ với viện
trợ thực sự nhƣ thế nào và về lý luận cũng nhƣ thực tiễn họ đã ứng xử với viện trợ
Mỹ ra sao.
Là một nghiên cứu về viện trợ nƣớc ngoài, nghiên cứu của tôi mặc dù phân
tích một bối cảnh của những năm trong thập kỷ 60 - 70 nhƣng lại có thể có những
nét tƣơng đồng với bối cảnh của Việt Nam thời kỳ mở cửa. Những bài học và kinh
nghiệm rút ra từ thực tiễn viện trợ Mỹ cho Sài Gòn và ứng xử của Sài Gòn với
viện trợ Mỹ có lẽ sẽ đem lại nhiều điều hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách
Việt Nam trong việc quản lý và ứng xử với viện trợ nƣớc ngoài trong thời kỳ hiện
đại để không những tận dụng đƣợc lợi ích của viện trợ để phát triển mà còn đảm
bảo và nâng cao sự tự chủ về kinh tế và chính trị của đất nƣớc trong bối cảnh hội
nhập hiện nay. Với những mối quan tâm trên, tôi đã chọn “Những chuyển biến
của kinh tế Việt Nam Cộng hòa dưới tác động của viện trợ Hoa Kỳ (19651975)” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ.
7



2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Về viện trợ và vai trò của viện trợ
Cho đến nay, những nghiên cứu về viện trợ Mỹ có sự nhìn nhận khác nhau về
viện trợ, một số tác giả có khuynh hƣớng đánh giá cao viện trợ, cho rằng viện trợ
mang lại nhiều lợi ích cho các nƣớc chậm phát triển, trong đó có Việt Nam Cộng
hòa, tiêu biểu có Margaret Racz (1967) „Aid to Viet Nam‟, The American Journal
of Nursing (tập 67, số 2); William S. Gaud (1969) với bài viết „The current effect
of the American Aid program‟ trên tạp chí Annals of the American Academic of
political and Social science;

Emerson Chapin (1969), Richard E. Barrett &

Martin King Whyte (1982) với công trình „Dependency theory and Taiwan‟ in
trên Tạp chí American Journal of Sociology; hay công trình nghiên cứu với tựa đề
South Vietnam trial and experience a challenge for development, Athens, Ohio
của Giáo sƣ Nguyen Anh Tuan (1987)… Các tác giả này có cùng quan điểm là
Hoa Kỳ, bằng nguồn viện trợ kinh tế và kỹ thuật, đã có vai trò lớn trong việc khôi
phục và phát triển kinh tế, tạo những điều kiện thuận lợi, đặc biệt là về vốn cho
các nƣớc nhận viện trợ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc.
Cụ thể, William S. Gaud (1969) cho rằng đối tƣợng chính của chƣơng trình
viện trợ nƣớc ngoài của Hoa Kỳ là giúp đỡ các nƣớc đang phát triển hiện đại hóa
nền kinh tế để những nƣớc này tiến hành những cải cách về xã hội và xây dựng
thể chế chính trị, xã hội vững chắc. Vì thế viện trợ Hoa Kỳ đã tạo điều kiện cho
nhiều quốc gia nghèo phát triển ổn định [234, tr.73]. Cùng quan điểm với
Willliam S.Gaud (1969), Emerson Chapin (1969) đã lấy trƣờng hợp của Hàn
Quốc nhƣ là một trong những ví dụ điển hình về vai trò của viện trợ Hoa Kỳ đối
với sự thành công của các nƣớc đồng minh nhận viện trợ trong công cuộc xây
dựng đất nƣớc. Ông lập luận rằng Hoa Kỳ đã giúp kinh tế Hàn Quốc bằng cách

tiến hành đầu tƣ vào kinh tế, cung cấp thực phẩm, giúp Hàn Quốc xây dựng cơ sở
hạ tầng, tạo ra cơ hội giáo dục, tạo ra đội ngũ công chức có kinh nghiệm và chấm
8


dứt tình trạng Hàn Quốc bị cô lập với thế giới. Trong khi đó Richard E.Barrett &
Martin King Whyte (1982), phản biện lại lý thuyết viện trợ phụ thuộc thông qua
trƣờng hợp của Đài Loan. Các học giả này đã chứng minh viện trợ đóng vai trò
quan trọng trong tiến trình phát triển của các nƣớc chậm phát triển. Giống với
quan điểm trên, Nguyen Anh Tuan (1987) cũng cho rằng bản chất viện trợ Hoa Kỳ
là tốt đẹp và mang lại nhiều lợi ích quốc gia, đặc biệt là vai trò tăng cƣờng an ninh
thế giới [242, tr.1987]. Ông đã phân tích, bằng việc thúc đẩy tốc độ tăng trƣởng ở
các nƣớc đang phát triển, viện trợ Hoa Kỳ đƣợc thực hiện dựa trên các giá trị dân
chủ hiện đại [242, tr.316]. Đối với Việt Nam Cộng hòa, viện trợ Hoa Kỳ đã tăng
cƣờng sức mạnh quân sự và làm mạnh tiềm lực kinh tế cho chính quyền Việt Nam
Cộng hòa.
Bên cạnh những tác giả có xu hƣớng khen ngợi, đánh giá cao nguồn viện trợ
Hoa Kỳ nhƣ đã nêu trên, xu hƣớng bài Mỹ, phê phán những nguồn viện trợ của
Mỹ, từ mục đích đến ý đồ và những hệ lụy của nó, đã đƣợc không chỉ nhiều nhà
nghiên cứu lịch sử kinh tế đƣơng đại quan tâm mà ngay cả những kinh tế gia dƣới
thời Việt Nam Cộng hòa cũng phân tích về vấn đề này, tiêu biểu là những tác giả
nhƣ Phan Đắc Lực (1963) với công trình Vị trí của Tư bản lũng đoạn nước ngoài
trong nền kinh tế miền Nam Việt Nam, Nxb Khoa học, Hà Nội, Nguyễn Ngọc
Minh (1969) với bài viết Chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam
và sự phá sản của nó, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 47, năm 1969; Nguyễn Bá
Truyền (1971) là tác giả của Những ảo tưởng về kinh tế trong chính sách “Việt
Nam hóa” chiến tranh của Nixon trong Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 59, năm
1971; hay Nguyễn Mạnh Cƣờng (1971) với bài Những tổ chức phục vụ chính sách
bành trướng kinh tế của Tư bản độc quyền Mỹ, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số
64, năm 1971; Bài viết Vốn lãi và bộ mặt Đế Quốc của viện trợ, Tạp chí Đối

Diện: hải ngoại, số 43-44, tháng 2 năm 1973 của Trần Đình (1973); công trình
Một số đặc điểm kinh tế của miền Nam Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội của Lâm
9


Quang Huyên (1991); Tác giả Đặng Phong (1991) với chuyên khảo 21 năm viện
trợ Mỹ ở Việt Nam, Viện nghiên cứu khoa học thị trƣờng – giá cả, Hà Nội… Giới
nghiên cứu cũng biết nhiều đến một số công trình của các tác giả nƣớc ngoài, tiêu
biểu nhƣ Foreign aid, war and economic development South Viet Nam 19551975, Cambrigde University của Douglas C. Dacy, Anatomy of a war: Vietnam,
the United States and the modern historical, experience, Bản dịch của Nxb Quân
đội nhân dân, 1991 của Gabriel Kolko (1991)… Nhìn chung, các công trình này
đã phác thảo một cách khái quát về những chính sách và những hình thức viện trợ
của Hoa Kỳ cho các nƣớc, trong đó có Việt Nam Cộng hòa. Quan điểm chung từ
phía các tác giả này là viện trợ Hoa Kỳ là công cụ xâm lƣợc và một thủ đoạn xuất
khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ, trong đó viện trợ thƣơng mại là phƣơng tiện để làm
giàu cho tƣ bản Mỹ.
Trong một công trình nghiên cứu về nền kinh tế miền Nam Việt Nam,
Douglas C. Dacy (1986) đã tập trung vào việc khảo sát mục tiêu, chƣơng trình
viện trợ Mỹ cho miền Nam Việt Nam với những phân tích chỉ số về thu nhập quốc
dân, tỉ lệ lạm phát, các chỉ tiêu cơ bản của tăng trƣởng kinh tế, chính sách tiền tệ
và thuế khóa trong những năm 1955 – 1975. Đây là một chuyên khảo rất hữu ích
cho những ai nghiên cứu về miền Nam trong giai đoạn này. Về phía Việt Nam,
Giáo sƣ Đặng Phong - một trong những ngƣời đƣợc tham gia nghiên cứu về tình
hình kinh tế miền Nam Việt Nam ngay từ những ngày đầu sau giải phóng đã xuất
bản công trình “21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam” năm 1991. Đây là một công
trình nghiên cứu công phu, tổng hợp và khái quát từ các hình thức, cơ chế, sự vận
hành, tác dụng và ý nghĩa của viện trợ Mỹ trong đời sống xã hội miền Nam. Đặng
Phong (1991) không phủ nhận vai trò to lớn của viện trợ đối với miền Nam, coi đó
là công cụ cơ bản để Hoa Kỳ tiến hành chiến tranh, mua chuộc tay sai, để ràng
buộc dân chúng bằng lợi ích vật chất. Tuy nhiên, theo ông viện trợ theo cách đó,

một mặt là phung phí của cải nhân dân nƣớc đi viện trợ, và mặt khác, đã làm hại
10


hơn là làm lợi cho các quốc gia viện trợ [50, tr.3]. Đồng quan điểm với hai tác giả
trên Gabriel Kolko (1991) đã đƣa ra một cuộc “giải phẫu” về cuộc chiến tranh
Việt Nam. Trong đó ông phân tích sâu rộng về các vấn đề ruộng đất và nông dân,
sự phát triển của các giai cấp và viện trợ Hoa Kỳ. Ông đánh giá viện trợ Mỹ thông
qua phƣơng thức trợ cấp nhập khẩu cho Việt Nam Cộng hòa và kết luận, viện trợ
Hoa Kỳ đã “ngăn cản sự phát triển ở nhiều lĩnh vực của cả công nghiệp lẫn nông
nghiệp” [224, tr.236].
Luồng quan điểm thứ ba đƣợc cho là cân bằng hay ôn hòa hơn trong việc
đánh giá chƣơng trình ngoại viện của Hoa Kỳ, gồm có những gƣơng mặt tiêu biểu
nhƣ Võ Đoàn Ba (1970) với công trình Ngoại viện Hoa Kỳ tại Việt Nam 1960 –
1970, Luận văn cao học 1969-1972; Nguyễn Quý Toản (1971) Một chính sách
viện trợ thích hợp để phát triển nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa, Luận văn cao
học, 1970-1971; Nguyễn Quốc Khánh (1971) cũng thể hiện quan điểm trong Luận
văn tốt nghiệp có tựa đề Ngoại viện và phát triển kinh tế Việt Nam; Luận văn Viện
trợ Mỹ và phát triển nông nghiệp tại Việt Nam của Diệp Kim Liên (1973); công
trình Luận án Tiến sỹ của Phạm Thành Tâm (2003) với tựa đề Sản xuất và tiêu thụ
hàng hóa ở miền Nam Việt Nam; Võ Văn Sen (2005) với chuyên khảo Sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam 1954 – 1975, Nxb Đại học quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh… Các tác giả này cho rằng nên coi vấn đề viện trợ
của Hoa Kỳ có tính chất hai mặt. Nguyễn Quốc Khánh (1971) không phủ nhận
tầm quan trọng của ngoại viện đối với các nƣớc chậm phát triển vì ngoại viện làm
tăng sản phẩm quốc gia. Nhƣng ông lại cho rằng sự gia tăng trong thu nhập quốc
gia của Việt Nam Cộng hòa chỉ mang tính chất ảo vì giá trị sản lƣợng quốc gia đã
đƣợc cộng gộp cả nguồn ngoại viện. Đồng thời tác giả cũng khẳng định viện trợ
thƣờng bao hàm những mƣu đồ chính trị đi kèm [26, tr.75]. Chia sẻ quan điểm với
Nguyễn Quốc Khánh, Võ Đoàn Ba (1970) cũng coi viện trợ là một vấn đề chính

trị, thƣờng bao hàm những mục tiêu phức tạp, những mục tiêu này dù có đƣợc
11


công nhận hay che dấu, chung qui vẫn nhằm tranh giành ảnh hƣởng chính trị, gây
phe phái, tạo những liên minh quân sự hay kinh tế nhằm đem lại một nền “an ninh
tƣơng hỗ” và những lợi lộc cho quốc gia viện trợ. Trong nhiều trƣờng hợp viện trợ
còn đƣợc dùng nhƣ một phƣơng tiện để điều hƣớng chính sách đối nội và đối
ngoại của nƣớc nhận viện trợ và làm cho quốc gia đó lệ thuộc kinh tế. Điều này
những ƣu thế chính trị cho nƣớc viện trợ [4, tr.6]. Võ Đoàn Ba nhận xét, chính
sách viện trợ của Hoa Kỳ là một phần trong đƣờng lối ngoại giao, giống nhƣ
đƣờng lối quân sự hay tuyên truyền, là một trong những khí giới nằm sẵn trong võ
khí của quốc gia Hoa Kỳ [4, tr.79].
Tuy nhiên, Võ Đoàn Ba đánh giá cao viện trợ thƣơng mại của Hoa Kỳ, cho
rằng viện trợ thƣơng mại giúp tài trợ và giảm bớt sự thiếu hụt trong ngân sách của
Việt Nam Cộng hòa. Mặt khác việc nhập khẩu hàng hóa để điều hòa cung cầu trên
thị trƣờng trong tình trạng cấp bách đã làm giảm sự gia tăng của vật giá, hạn chế
lạm phát. Và ông kết luận, dù muốn dù không Việt Nam Cộng hòa đã phải nhờ
đến viện trợ Hoa Kỳ để giải quyết chiến tranh, để hàn gắn và tái thiết quốc gia sau
này [4, tr.66].
2.2. Về nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa
Những nghiên cứu từ trƣớc đến nay về nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa có
một sự đồng thuận cao rằng đó là kinh tế yếu kém, phụ thuộc và dễ sụp đổ nếu
không có viện trợ nƣớc ngoài. Quan điểm này không chỉ xuất hiện ở những nghiên
cứu của các học giả miền Bắc mà ngay cả với những nghiên cứu dƣới thời Việt
Nam Cộng hòa nhƣ Vũ Quốc Thúc & Lilienthal (1971) với công trình Kế hoạch
phát triển kinh tế miền Nam Việt Nam mười năm sau chiến tranh của Mỹ - ngụy,
Bộ Ngoại thƣơng; Nguyễn Bá Truyền (1971) với bài viết Những ảo tưởng về kinh
tế trong chính sách “Việt Nam hóa” chiến tranh của Nixon, Tạp chí Nghiên cứu
Kinh tế, số 59, năm 1971; Nguyễn Xuân Thu (1973) với Luận văn có tựa đề Chính

12


quyền và vấn đề phát triển kỹ nghệ tại Việt Nam; Nguyễn Văn Ngôn (1972) với
chuyên khảo Kinh tế Việt Nam Cộng hòa, Nxb Cấp tiến… cũng đều nhất trí cao.
Những đại diện đến từ miền Bắc nhƣ: Hoàng Linh & Văn Tân (1959) với
cuốn sách Viện trợ Mỹ đã đưa nền kinh tế miền Nam đến đâu, Nxb Sự thật, Hà
Nội; Phan Đắc Lực (1963), Cao Văn Lƣợng (1977) với bài viết Nhìn lại sự thất
bại thảm hại của đế quốc Mỹ trong chính sách sử dụng tay sai ở miền Nam Việt
Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 177, năm 1977; Trần Ngọc Định (1977) với
công trình Viện trợ Mỹ nhân tố quyết định sự tồn tại của chế độ Ngụy quyền Sài
Gòn, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 177 năm 1977… cho rằng cùng với sự gia
tăng viện trợ Mỹ là nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa bị lâm vào tình trạng khủng
hoảng trầm trọng trên các mặt nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng nghiệp, thủ công
nghiệp, tài chính và kéo theo đó là nạn thất nghiệp. Miền Nam mặc dù có khả
năng sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng nhƣng lại phải nhập của Mỹ từ cây kim,
sợi chỉ, cho đến các loại xa xỉ nhƣ nƣớc hoa, xe hơi và tình trạng nhập siêu là bệnh
“kinh niên” không thể tránh khỏi của nền kinh tế miền Nam.
Ngay dƣới thời Việt Nam Cộng hòa, rất nhiều học giả cũng đƣa ra những
nhận định, đánh giá và phê phán nền kinh tế đó một cách sâu sắc. Nguyễn Xuân
Thu (1973) khi nói về chính quyền và vấn đề phát triển công nghiệp đã khẳng
định: do chính sách viện trợ Mỹ và chƣơng trình nhập cảng thƣơng mại, đồng thời
với sự hiện diện của quân đội Đồng minh đã tạo cho nền kinh tế Việt Nam một sự
phát triển giả tạo, sự tiêu thụ không dựa trên khả năng sản xuất quốc gia, trái lại,
gây trở ngại cho các cơ cấu sản xuất vì sự cạnh tranh của hàng hóa nhập cảng [85,
tr.30]. Nguyễn Văn Ngôn (1972)- Giáo sƣ Trƣờng Đại học Luật khoa Sài Gòn
trong công trình “Kinh tế Việt Nam Cộng hòa” đã phân tích cụ thể về đặc tính của
nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa và những biện pháp kinh tế, tài chính mà chính
phủ Việt Nam Cộng hòa đã áp dụng cho đến năm 1972. Đồng thời, Nguyễn Văn
Ngôn cũng lý giải cho câu hỏi “Tại sao nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa vẫn chậm

13


phát triển”… Tựu chung lại, dù có lý giải những nguyên nhân khác nhau dẫn đến
thực trạng kinh tế miền Nam thì các ý kiến trên đều thừa nhận nền kinh tế Việt
Nam Cộng hòa trong giai đoạn này luôn trong tình trạng “mất cân đối” và “lệ
thuộc” vào viện trợ nƣớc ngoài.
Bên cạnh xu hƣớng phê phán nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa, một số tác giả
có quan điểm khác, cho rằng đó mặc dù là nền kinh tế không ổn định, có nhiều
yếu tố phụ thuộc, nhƣng có những yếu tố tích cực, cần học tập, tiêu biểu nhƣ
Harver H. Smith, Donal W. Bernier (1967) với công trình nghiên cứu Area
handbook for South Vietnam, US Government printing Office, Washington D.C;
Lê Văn Thái (1971) với công trình Vai trò của chính quyền trong phát triển kinh
tế; Hoàng Ngọc Nguyên (1973) với Luận văn Chính quyền trước vấn đề lãnh đạo
kinh tế: trường hợp Việt Nam (1965-1970); hay gần đây giới nghiên cứu biết
nhiều đến công trình nghiên cứu về Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 –
1975, Nxb Khoa học xã hội của Giáo sƣ Đặng Phong…
Đặng Phong (2004) dƣới góc nhìn lịch sử kinh tế đã phân tích bối cảnh quân
sự và chính trị của miền Nam Việt Nam thời kỳ 1955 – 1975, đồng thời phân tích
tổng hợp, so sánh đối chiếu những chỉ số kinh tế của Việt Nam Cộng hòa từ nhiều
nguồn khác nhau, đặc biệt là từ niên giám thống kê của Việt Nam Cộng hòa và
của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) để đƣa ra nhiều nhận định của
mình. Hơn nữa, bằng những tƣ liệu từ những cuộc phỏng vấn trực tiếp với hàng
trăm nhân vật, những ngƣời đã từng sống, làm việc và thậm chí là giữ những chức
vụ chủ chốt trong bộ máy chính quyền Việt Nam, Đặng Phong đã giải thích thêm
nhiều sự kiện liên quan đến viện trợ Hoa Kỳ và kinh tế miền Nam. Ông đánh giá
cao những biện pháp nhạy bén của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa trong việc cứu
vãn sự sụp đổ của nền kinh tế nhƣ phá giá đồng bạc, bán vàng và trữ kim, mở rộng
cơ chế nhập khẩu để giảm bớt sức ép của lạm phát, thu hút tiền về cho ngân sách,
giảm bớt chênh lệch của cán cân thu chi. Ông cũng cho rằng cơ chế kinh tế miền

14


Nam cũng là một trong những ƣu điểm, có đóng góp tích cực vào quá trình đổi
mới kinh tế sau này [50, tr.422]. Cùng quan điểm với Đặng Phong, Harver H.
Smith, Donal W. Bernier (1967), cũng khẳng định Việt Nam Cộng hòa có những
nỗ lực nhất định trong việc tạo ra các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế,
trong đó đặc biệt là sự trợ giúp cho công nghiệp và thủ công nghiệp và trong việc
tài trợ đầu tƣ cho hệ thống giao thông [227, tr.311]. Chia sẻ hai quan điểm trên, Lê
Văn Thái (1971) cũng cho rằng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã có những nỗ
lực không ngừng trong các hoạt động kinh tế [81, tr.94]. Tác giả đánh giá cao
đƣờng hƣớng phát triển kinh tế của Việt Nam Cộng hòa “ƣu tiên phát triển kỹ
nghệ và sản xuất tất cả các sản phẩm cần thiết cho sự phát triển nông ngƣ nghiệp”
và cho rằng đây là một sách lƣợc hợp lý. Chính sách này sẽ giúp Việt Nam Cộng
hòa phát triển công nghiệp dựa trên nền nông nghiệp vững chắc [81, tr.95].
Có thể nói, những khía cạnh của nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa đã đƣợc
nhiều nghiên cứu đi sâu phân tích, tìm hiểu… dƣới nhiều góc độ khác nhau. Tuy
nhiên, cho đến nay, các nguồn tƣ liệu mà chúng tôi đã tiếp cận, hiện chƣa có một
công trình nghiên cứu nào về “Những chuyển biến của kinh tế Việt Nam Cộng
hòa dƣới tác động của viện trợ Hoa Kỳ (1965-1975)”. Song những vấn đề nghiên
cứu của các tác giả đi trƣớc sẽ là những gợi mở quý giá, có tác dụng tham khảo bổ
ích, giúp tác giả giải quyết một số vấn đề đặt ra trong luận văn của mình.
3. Phạm vi nghiên cứu và nguồn tài liệu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu dƣới góc độ sử học, lấy bối cảnh miền Nam Việt
Nam, cụ thể vùng miền Nam Việt Nam do chính quyền kiểm soát. Luận văn, chƣa
có điều kiện để nói về tác động của viện trợ Hoa Kỳ đối với vùng ngoài sự kiểm
soát của chính quyền Sài Gòn.

15



Về mặt thời gian: nhƣ đề tài đã xác định, luận văn đƣợc trình bày trong giai
đoạn 1965 – 1975, với các lý do nhƣ: năm 1965 cuộc chiến tranh Việt Nam trở
nên khốc liệt, Hoa Kỳ đã buộc phải chuyển hƣớng chiến lƣợc sang chiến tranh cục
bộ với việc đƣa quân đội Mỹ và đồng minh trực tiếp tham chiến tại Việt Nam.
Cùng với đó là khối lƣợng viện trợ Hoa Kỳ cho chính quyền Sài Gòn tăng đột
biến so với giai đoạn trƣớc. Sự hiện diện của khu vực ngoại quốc tại Việt Nam đã
đem lại một sự thay đổi lớn trong cơ cấu kinh tế quốc gia. Năm 1975 là năm đánh
dấu sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, sụp đổ về chế độ chính trị và
sụp đổ cả thể chế kinh tế. Đồng thời là năm cuối cùng kết thúc quá trình viện trợ
21 năm của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng hòa.
3.2. Nguồn tài liệu
Nguồn tƣ liệu chính phục vụ cho luận văn là các nguồn tài liệu gốc của Chính
quyền Việt Nam Cộng hòa và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ - cơ quan thực
hiện nhiệm vụ viện trợ của Hoa Kỳ cho các nƣớc, trong đó có Việt Nam Cộng hòa
nhƣ: văn bản qui phạm pháp luật, dƣới luật, văn bản quản lý nhà nƣớc, của chính
quyền Việt Nam Cộng hòa; các bản Hiệp định thƣ, hợp đồng, thƣ từ… đƣợc thực
hiện và trao đổi giữa Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và chính quyền Việt
Nam Cộng hòa liên quan đến vấn đề viện trợ và kinh tế; các số liệu thống kê của
Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ có liên quan đến vấn đề kinh tế.
Đồng thời, trong luận văn này chúng tôi cũng tham khảo các công trình
nghiên cứu về viện trợ và kinh tế Việt Nam Cộng hòa của các học giả trong và
ngoài nƣớc; các luận văn nghiên cứu về viện trợ và kinh tế Sài Gòn do các học
viên dƣới thời Việt Nam Cộng hòa thực hiện, các bài viết đăng trên các tạp chí
Quốc tế nhƣ: Journal of Farm Economics, Journal of Southeast Asian Studies,
Asian Survey, Far Eastern Survey, The Journal of Political Economy…

16



Các nguồn tài liệu mà chúng tôi tiếp cận đƣợc để hoàn thành luận văn mặc dù
chƣa hoàn toàn đầy đủ, song đó là những nguồn tài liệu đáng tin cậy và tƣơng đối
phong phú, làm cơ sở để xây dựng luận văn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Là một đề tài lịch sử, các Phƣơng pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử đƣợc
sử dụng là phƣơng pháp chủ đạo. Ngoài ra tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp
logic, phân tích, tổng hợp so sánh, và phối hợp với thao tác thống kê, đối chiếu, hệ
thống hóa… với hy vọng có thể cung cấp những kết luận khoa học.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn
đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Bối cảnh miền Nam Việt Nam (1965-1975) và chính sách viện trợ
của Hoa Kỳ.
Chƣơng 2: Tác động của viện trợ Hoa Kỳ đối với nền kinh tế Việt Nam Cộng
hòa (1965-1975).
Chƣơng 3: Một vài nhận xét về những tác động của viện trợ Hoa Kỳ đối với
nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa (1965-1975).

17


Chương 1
BỐI CẢNH MIỀN NAM VIỆT NAM (1965-1975) VÀ CHÍNH SÁCH
VIỆN TRỢ CỦA HOA KỲ

1.1.

Nội tình miền Nam Việt Nam (1965-1975)


1.1.1 Tình hình chính trị, xã hội
Sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị loại trừ, tình hình chính trị ở miền
Nam ngày càng trở nên rối loạn, không ổn định. Từ năm 1964 các cuộc đảo chính,
thanh trừng diễn ra liên tục. Phong trào đấu tranh chính trị ngày càng sôi nổi từ
nông thôn đến thành thị. Chỉ tính từ tháng 11-1963 đến giữa năm 1965 ở Sài Gòn
đã có tới 10 cuộc đảo chính.
Cho đến năm 1965, Hoa Kỳ ngày càng sa lầy vào cuộc chiến tranh Việt Nam.
Trong khi đó, miền Bắc liên tiếp dành đƣợc những thắng lợi về mặt quân sự và đi
đến việc đánh bại chiến lƣợc Chiến tranh đặc biệt của Hoa Kỳ. Đại tƣớng
Westmoreland trong cuốn “Tƣờng trình của một quân nhân” đã nhận xét “Hà Nội
đã khuynh đảo Nam Việt Nam. Chính phủ Sài Gòn sắp sụp đổ. Hành quân cấp
trung đoàn của Việt cộng có thể ở bốn quân khu, hành quân cấp tiểu đoàn ở khắp
các tỉnh. Tỷ lệ so sánh giữa Việt Nam Cộng hòa và quân đội giải phóng đã đƣợc
đảo ngƣợc, theo chiều hƣớng bất lợi cho lực lƣợng đồng minh” [21; tr.413]. Và
trong bức điện gửi Johnson ngày 6-1-1965, Đại tƣớng Maxwell Taylor (lúc đó là
Đại sứ Mỹ ở miền Nam) cũng nhận định: “chúng ta (tức Mỹ) hiện đang trên con
đƣờng thất bại” nếu “không có hành động tích cực nào vào lúc này có nghĩa là
chấp nhận sự thất bại trong một tƣơng lai rất gần” [21, tr.413].
Để cứu vãn tình thế, Mỹ buộc phải chuyển sang áp dụng chiến lƣợc “chiến
tranh cục bộ”, mở các cuộc phản công mùa khô ở trên chiến trƣờng miền Nam và
gia tăng chiến tranh bằng không quân và hải quân, đánh phá hoại miền Bắc. Các
trận chiến lớn, khốc liệt diễn ra ngày càng nhiều trong các năm 1966 và 1967, tiêu
18


biểu nhƣ trận Cedar Falls, Chiến dịch Attleboro - ở chiến khu Dƣơng Minh Châu,
Chiến dịch Junction City ở chiến khu C của Quân Giải phóng miền Nam.v.v. , tuy
nhiên Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa vẫn không “bình định” đƣợc miền Nam
Việt Nam.
Tết Mậu thân năm 1968, Quân Giải phóng đã tiến hành tổng tiến công khắp

miền Nam, đánh vào hầu hết các thành phố, thị xã và căn cứ quân sự của đối
phƣơng. Cuộc Tổng tiến công long trời lở đất đã làm rung chuyển thêm nền chính
trị Sài Gòn và chính trị Mỹ. Nó đã gây ra “cú sốc” cực mạnh đến nhân dân Mỹ và
dƣ luận thế giới. Đó là một trong những yếu tố quan trọng nhất đẩy Mỹ tới một
quyết định: không đi tiếp chƣơng trình “phản ứng linh loạt” mà rút lui trong danh
dự.
Từ năm 1969 đến năm 1975, Hoa Kỳ triển khai chiến lƣợc “Việt Nam hóa
chiến tranh”, rút dần quân Mỹ về nƣớc và giúp chính quyền Sài Gòn xây dựng
quân đội theo kiểu Mỹ. Mỹ sẽ hỗ trợ cho miền Nam Việt Nam bằng không quân,
với cƣờng lực tối đa trong một thời gian. Sau đó, kể cả sự yểm trợ bằng không
quân cũng sẽ chấm dứt, để quân đội miền Nam Việt Nam tự đảm đƣơng cuộc
chiến, đồng thời tăng cƣờng viện trợ gấp bội cả về quân sự và kinh tế cho chính
quyền Sài Gòn. Trong giai đoạn ác liệt nhất này, chiến tranh đã trở thành mối “bận
tâm” nhất của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, mọi nỗ lực đều tập trung vào
quân sự, do đó vấn đề kinh tế ít đƣợc coi trọng đầu tƣ.
 Áp lực chiến tranh tới nền sản xuất
Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài trong suốt hơn 20 năm đã tạo ra áp lực
lớn và ảnh hƣởng sâu sắc đến nền kinh tế miền Nam. Trƣớc hết nó tạo ra sự phân
phối không hợp lý của các ngành kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp.
Cho đến trƣớc năm 1965 tại miền Nam Việt Nam đã hình thành nhiều nhà máy xí
nghiệp, nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất. Tuy nhiên, để đảm bảo điều kiện
19


an ninh, tránh sự phá hoại của chiến tranh, những khu công nghiệp này tập trung
chủ yếu tại các đô thị lớn, xa vùng nguyên liệu (là những vùng nông thôn nhƣ
Đồng bằng Sông Cửu Long), do vậy, hiệu quả sản xuất không cao. Hơn nữa,
những cuộc đánh phá của Quân đội giải phóng nhằm vào đƣờng sá, cầu cống, đã
khiến cho việc chuyên chở tiếp tế nguyên liệu đến các nhà máy, khu công nghiệp
gặp nhiều khó khăn.

Chiến tranh cũng ảnh hƣởng xấu đến những nguồn lực phát triển kinh tế
trong đó đặc biệt là nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên căn bản
và là một khía cạnh chính yếu của nguồn lực quốc gia. Đầu năm 1965 số nhân
công trong các lĩnh vực sản xuất luôn ở trong tình trạng khan hiếm, đặc biệt là
nhân công chuyên môn. Tình trạng khan hiếm nhân công có thể nhận thấy rõ rệt từ
năm 1966 cho tới năm 1969. Điều này là do nhu cầu quốc phòng cùng với sự phát
triển các dịch vụ xây dựng là cơ sở quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam. Năm 1966,
Việt Nam Cộng hòa có khoảng 16,5 triệu dân, trong đó quân đội đã thu hút một số
lƣợng nhân lực quan trọng khoảng 680.000 ngƣời. Đến cuối năm 1971 số này đã
tăng lên gần tới 1.100.000 ngƣời [179, tr.70]. Theo tính toán, cứ 12 ngƣời có 1
ngƣời tòng quân nên Việt Nam Cộng hòa đã trở thành một nƣớc có một đội quân
lớn nhất thế giới [138, tr.9].
Các xƣởng, nhà máy trong các “sở Hoa Kỳ” cũng sử dụng một nhân công
tƣơng đối cao khoảng 125.000 ngƣời [44, tr.108], thậm chí các cơ sở Hoa Kỳ đã
phải sử dụng một lƣợng lớn nguồn lực lao động nữ. Theo cuộc kiểm tra của Bộ
Lao Động vào năm 1970 về tình trạng nhân công tại 11 xí nghiệp tƣ, trong đó có
77.000 nhân công, tỷ lệ nữ nhân công đã gia tăng từ 24% năm 1966 lên 40% năm
1969 [44, tr.109].
Hơn thế nữa, dƣới tác động của cuộc chiến tranh, lực lƣợng lao động của Việt
Nam Cộng hòa bị xáo trộn dữ đội, sự phân bố lao động bị lệch hƣớng. Chiến tranh


Hay còn gọi là “Khu vực Hoa Kỳ”, là các cơ quan, trụ sở, nhà máy do Hoa Kỳ lập ra

20


buộc nhiều cƣ dân nông thôn vào thành thị, mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là quá
trình “đô thị hóa cƣỡng bức” [56, tr.60]. Trong khi đó, lực lƣợng lao động trong
các ngành dịch vụ, thƣơng nghiệp đã chiếm 24,5% lực lƣợng lao động năm 1966,

28% năm 1969, và tăng lên 34% năm 1970 [149, tr.5]. Số ngƣời thất nghiệp năm
1974 ở nông thôn và thành thị đều xấp xỉ mức 20% dân số hoạt động ở miền Nam
[30, tr.113].
Chiến tranh là một trong những nhân tố làm ảnh hƣởng đến tốc độ tăng
trƣởng kinh tế của Việt Nam Cộng hòa. Giai đoạn 1955-1960 là giai đoạn hầu hết
các nhà kinh tế gia đều cho rằng đây là thời kỳ “ổn định” tạm thời của nền kinh tế
miền Nam (Phong 2005; Sen 2005). Kinh tế Việt Nam Cộng hòa phát triển tƣơng
đối nhanh, tổng sản lƣợng quốc gia tăng 5%/năm [138, tr.4], giá cả tăng không
đáng kể, ngân sách đạt mức ổn định. Trong lĩnh vực công nghiệp, nhiều cơ sở
công nghiệp quan trọng đã đƣợc xây dựng, một số ngành không bị hàng nhập
khẩu cạnh tranh thì phát triển tƣơng đối khá. Vốn tƣ bản nƣớc ngoài đầu tƣ vào
thời gian này gấp 2,12 lần số vốn đầu tƣ trong 5 năm ngay sau đó [56, tr.58].
Tuy nhiên từ giai đoạn “chiến tranh đặc biệt” (1960-1964), mức tăng trƣởng
kinh tế giảm sút hơn so với thời kỳ trƣớc, trung bình 2,2% mỗi năm. Ngân sách
bắt đầu thiếu hụt từ 1 tỉ đồng miền Nam năm 1961 đến 12 tỉ đồng miền Nam
($VN) vào năm 1964, trong khi đó khối tiền tệ gia tăng 10 tỉ đồng trong thời gian
này. Hậu quả là giá cả trong thời gian này đã tăng lên 20% tức là bình quân 4%
mỗi năm [138, tr.4-6].

21


Biểu đồ 1.1.

50
45
40
35
30
25

20
15
10
5
0

160
140
120
100
80
60
40

Chỉ số giá tiêu thụ

Khối tiền tệ

So sánh biến chuyển của khối tiền tệ và giá cả (1955 - 1965)

Khối tiền tệ (tỷ $VN)
Chỉ số giá tiêu thụ

20
0
1955 1956 1957 1958 1959 1960 1961 1962 1963 1964 1965
Năm

Nguồn : Đặng Phong, Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945- 2000, Nxb Khoa học xã hội,
tập 1, sđd, tr 930.


Mặc dù viện trợ kinh tế ở giai đoạn này gần 200 triệu đôla hàng năm nhƣng
nền kinh tế trở nên sa sút hơn những năm trƣớc [49, tr.40]. Lạm phát ngày càng
tăng cao, năm 1962 lạm phát 3,9 tỉ đến năm 1964 lạm phát 6,4 tỉ $VN. Năm 1960
miền Nam xuất cảng đƣợc 84,5 triệu đôla, đến năm 1964 chỉ còn 48,4 triệu và
năm 1965 là 35,5 triệu. Năm 1960 xuất khẩu còn bù đƣợc 34% nhập khẩu nhƣng
đến năm 1964 tỷ lệ đó tụt xuống còn 16,4%. Năm 1960 miền Nam xuất đƣợc 350
nghìn tấn gạo nhƣng đến năm 1964 miền Nam chỉ còn xuất đƣợc 48 nghìn tấn gạo
và đến năm 1965 miền Nam phải nhập 129 nghìn tấn gạo [49, tr.40].
Giai đoạn từ năm 1965-1969, cơ cấu kinh tế Sài Gòn đã có sự thay đổi lớn do
mức độ ác liệt của cuộc chiến tranh và hơn thế nữa là do sự có mặt của nửa triệu
quân Đồng minh ở miền Nam Việt Nam. Từ những nhu cầu cho chi phí quân sự
ngày một gia tăng, ngân sách nhà nƣớc bắt đầu thâm hụt với những con số ngày
càng lớn: từ 29 tỉ $VN (1965) đến 42 tỉ $VN (1967). Khối tiền tệ đã gia tăng 55 tỉ
tức là 204%, hay trung bình mỗi năm tăng 68%. Vật giá cũng vì đó mà tăng mạnh

22


189%, tức trung bình mỗi năm là 63%. Trong lúc đó mức phát triển kinh tế trung
bình chỉ tăng 3,9% [138, tr.8].
Sau sự kiện Tết Mậu thân, gánh nặng ngân sách của chính phủ Việt Nam
Cộng hòa càng trở nên nặng nề. Thiếu hụt ngân sách tăng lên 195 tỉ $VN trong
vòng 3 năm, trung bình mỗi năm 65 tỉ $VN. Khối tiền tệ gia tăng đến 81 tỉ $VN,
tức là 100%, trung bình 33% một năm. Vật giá tăng trung bình 39%/năm [138,
tr.8]. Trong khi đó, việc rút đi của hơn nửa triệu quân Mỹ đã để lại một khoảng
trống khổng lồ trong đời sống kinh tế miền Nam. 4-5 tỷ đôla hàng năm trƣớc đây
đƣợc lính Mỹ tung vào xã hội qua các dịch vụ mua sắm, nay không còn nữa. Một
khối lƣợng lớn ngƣời lao động làm việc trong các “sở Mỹ” cũng không còn việc
để làm.

Có thể nói, chiến tranh đã ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của
Việt Nam Cộng hòa. Nền kinh tế trở nên bất ổn, vật giá leo thang, ngân sách bị
thâm hụt kinh niên đƣa đến tình trạng lạm phát. Hơn thế, kinh tế Sài Gòn luôn tồn
tại một lỗ thủng thƣơng mại, xuất hiện tình trạng mất quân bình trầm trọng giữa
sản xuất và tiêu thụ, giữa thu và chi, nguồn lực con ngƣời chủ yếu lại giành cho
mục tiêu quân sự. Bài toán đặt ra cho chính quyền Sài Gòn lúc này là làm thế nào
có thể ổn định và duy trì đƣợc nền kinh tế trong bối cảnh đất nƣớc có nhiều áp lực
đó.
1.1.2. Những chính sách và biện pháp “ổn định” kinh tế tài chính của Việt
Nam Cộng hòa
Để đối phó với những khó trên, Hoa Kỳ đã đóng vai trò tích cực trong việc
tham mƣu, cố vấn, lập kế hoạch đến việc triển khai, thực hiện các chƣơng trình, kế
hoạch phát triển kinh tế của chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
Trong giai đoạn 1954-1965 Việt Nam Cộng hòa đã ban hành hai kế hoạch
kinh tế: Kế hoạch Ngũ liên lần I (1957-1961) và Kế hoạch Ngũ niên lần II (19621966) với hƣớng phát triển kinh tế tập trung vào vào phát triển nông nghiệp và
23


công nghiệp nhẹ. Đƣa hƣớng ƣu tiên phát triển công nghiệp và nông nghiệp là
ngang nhau. Theo giới phân tích thì đây mà một hƣớng phát triển phù hợp với tình
hình kinh tế của Việt Nam Cộng hòa [246, tr.50; 16, tr.24]. Tuy nhiên, kết quả hai
kế hoạch 5 năm này chƣa đáp ứng đƣợc những mục tiêu đề ra. Việc thực hiện
chƣơng trình công nghiệp hóa đã tiến triển chậm, nhiều dự án không đƣợc thực
hiện.
Giai đoạn 1965-1975 diễn ra nhiều cuộc tranh luận về đƣờng hƣớng phát
triển kinh tế của Việt Nam Cộng hòa trong đó nổi bật lên có ba quan điểm: quan
điểm thứ nhất cho rằng cần phải công nghiệp hóa nền kinh tế; quan điểm thứ hai
là phát triển đất nƣớc dựa vào nông nghiệp; quan điểm thứ ba là đặt mục tiêu phát
triển toàn diện nền kinh tế theo hƣớng đa phƣơng, nông nghiệp và công nghiệp
phải hỗ trợ nhau [89, tr.99].

Tuy nhiên, trong bản Kế hoạch kinh tế thời hậu chiến 1 của Việt Nam Cộng
hòa do Giáo sƣ kinh tế Vũ Quốc Thúc- trƣởng nhóm Kế hoạch kinh tế Hậu chiến
về phía Sài Gòn, cùng Lilienthal- trƣởng đoàn cố vấn kinh tế của Hoa Kỳ soạn
thảo đã cho rằng phải phát triển nông nghiệp trƣớc, tạo nền tảng cho nền kinh tế,
sau đó sẽ tiến hành công nghiệp hóa đất nƣớc “vài năm sau khi chiến tranh chấm
dứt, dù muốn dù không, chúng ta vẫn phải chú trọng trƣớc hết đến việc phục hồi
nông nghiệp để có thể tự túc về lúa gạo. Sau khi đã tự túc về nông phẩm ta sẽ phải
chú ý đến công cuộc phát triển kỹ nghệ” [89, tr.101]… Bản kế hoạch này đƣợc
ban hành chính thức năm 1969, nhƣng sau đó cũng không đƣợc thực thi vì hoàn
cảnh chiến tranh. Bởi quá trình thất bại của chiến lƣợc Việt Nam hóa chiến tranh,
Việt Nam Cộng hòa không thể phát triển đất nƣớc theo những kế hoạch đã đề ra,
những yếu tố làm cơ sở của bản kế hoạch đã diễn biến theo chiều hƣớng hoàn toàn
khác.

1

Ban hành năm 1969

24


Tiếp sau sự thất bại của “Kế hoạch kinh tế thời hậu chiến”, Việt Nam Cộng
hòa tiếp tục đề ra hƣớng phát triển kinh tế cho thời kỳ tiếp theo. Bản Kế hoạch Tứ
niên quốc gia đƣợc Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đọc trƣớc hai viện Quốc hội
ngày 15.11.1971 đã khẳng định ƣu tiên phát triển công nghiệp. Đồng thời nhấn
mạnh những nguyên tắc căn bản để phát triển công nghiệp là tự do kinh doanh,
khuyến khích tƣ bản nƣớc ngoài và tƣ bản trong nƣớc đầu tƣ phát triển sản xuất
công nghiệp, khuyến khích địa chủ chuyển hƣớng sang kinh doanh lĩnh vực công
thƣơng nghiệp. Những ngành công nghiệp đƣợc ƣu tiên là những ngành có khả
năng hỗ trợ nông nghiệp, dùng nhiều nguyên liệu trong nƣớc.

Bản kế hoạch này chủ trương ưu tiên các ngành: Kỹ nghệ yểm trợ nông nghiệp
(Phân bón, thuốc sát trùng, nông cơ), Kỹ nghệ hướng về xuất cảng (giấy và bột giấy,
ván ép), Kỹ nghệ chế tác dụng cụ trang bị và sản phẩm trung gian dùng nguyên liệu
nhập cảng, Kỹ nghệ dùng nguyên liệu nội địa thay thế nhập cảng, Kỹ nghệ dùng nguyên
liệu nhập cảng nhưng có khả năng tạo giá trị phụ trội cao [41, tr.46].

Nhƣ vậy, xét về mặt lí thuyết, ở giai đoạn trƣớc các kế hoạch kinh tế tập trung
vào việc khôi phục và phát triển nền nông nghiệp thì giai đoạn sau mục tiêu phát
triển kinh tế lại hƣớng vào phát triển công nghiệp.
Để thực hiện những mục tiêu và nguyên tắc trên, cùng với những kế hoạch và
chƣơng trình có tính chất trƣờng kỳ, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa cũng ban
hành nhiều biện pháp kinh tế, những chủ trƣơng, định chế thích hợp nhằm hỗ trợ
cho các chƣơng trình đề ra.
Khắc phục tình trạng giá cả leo thang, lạm phát phi mã  từ ngày Hoa Kỳ đƣa
quân trực tiếp tham chiến vào miền Nam Việt Nam (1965), Hoa Kỳ và chính
quyền Sài Gòn đã cùng ký kết “Thỏa hiệp thư” ngày 24-8-1965 [44, tr.139]. Thỏa
hiệp thƣ đề cập đến các biện pháp liên quan đến các vấn đề nhƣ điều hòa thị
trƣờng tín dụng, chống lạm phát; chống nạn buôn giấy bạc, thống nhất hối suất và


Năm 1964 lạm phát là 6,4 tỉ $VN [48, tr. 40] thì, đến năm 1965 áp lực lạm phát đã lên tới 20 tỉ $VN [45, tr.375]

25


×