Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo kinh tế du lịch từ năm 1996 đến năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ TRANG

ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO
KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2009

Luận văn Thạc sĩ LỊCH SỬ

Chuyên ngành: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số :

60.22.56

Người hướng dẫn: PGS.TS. HOÀNG HỒNG

Hà Nội -

2011


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………… 3
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………….......... 3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài…………………………………………….......4
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn……………………………………......5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………….............5
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu…………………………….......6
6. Đóng góp của luận văn……………………………………………..............6
7. Cấu trúc của luận văn………………………………………………. ……..7


Chương 1: ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO KINH TẾ DU
LỊCH GIAI ĐOẠN 1996 - 2000…………………………………………......8
1.1. Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Quảng Ninh và hoạt động
kinh tế du lịch trước năm 1996…………………………………………….....8
1.1.1. Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch…………………………………....8
1.1.2. Hoạt động kinh tế du lịch Quảng Ninh trước năm 1996………...........19
1.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch giai đoạn
1996 – 2000……………………………………………………….................21
1.2.1. Đường lối chung của Đảng và chủ trương phát triển kinh tế du lịch của
Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh…………………………………………...............21
1.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện…………………………...........................25
Tiểu kết............................................................................................................44
Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO KINH TẾ DU
LỊCH TRONG NHỮNG NĂM 2001 – 2009………………………………..47
2.1. Giai đoạn 2001 – 2005………………………………………………….47

1


2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển kinh tế du lịch
thành ngành kinh tế trọng điểm……………………………………………..47
2.2. Những năm 2006 – 2009………………………………………………71
2.2.1. Đường lối chung của Đảng và chủ trương tiếp tục phát triển kinh tế du
lịch của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh ………………………………………….71
2.2.2. Quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch…………………………...76

Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM……………...95
3.1. Một số nhận xét…………………………………………………………95
3.1.1. Ưu điểm……………………………………………………………….95
3.1.2. Hạn chế………………………………………………………………101

3.2. Các kinh nghiệm……………………………………………………….103
KẾT LUẬN………………………………………………………………...113
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….....117
PHỤ LỤC…………………………………………………………………..123

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong thời kỳ hiện nay, nền kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng cao so
với các năm trước, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, an ninh quốc phòng
được giữ vững và không ngừng được củng cố, đời sống nhân dân tiếp tục
được cải thiện thêm một bước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế ngày
càng được nâng cao. Sự tăng trưởng về kinh tế và ổn định về chính trị của đất
nước cùng với những tiềm năng du lịch to lớn là điều kiện thuận lợi để ngành
Du lịch của nước ta nói chung và các địa phương có thế mạnh du lịch nói
riêng phát triển. Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu
du lịch, vui chơi giải trí của nhân dân ngày càng tăng. Do vậy, phát triển du
lịch từ tiềm năng thế mạnh sẵn có của đất nước là điều kiện thuận lợi để đưa
nền kinh tế xã hội của nước ta ngày càng phát triển và có cơ hội hội nhập với
nền kinh tế xã hội của khu vực và thế giới. Thấy rõ được tầm quan trọng của
kinh tế du lịch trong cơ cấu kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay và
trong tương lai, Nhà nước ta và các địa phương có thế mạnh du lịch trong cả
nước đã ra sức phát huy thế mạnh du lịch của mình với mục đích là phát triển
kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân. Quảng Ninh là một trong những tỉnh
có tiềm năng du lịch lớn nhất miền Bắc nước ta, đứng trước nhu cầu ngày
càng cao của khách du lịch trong nước và quốc tế, được sự chỉ đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam và sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh, ngành Du lịch của Tỉnh đã có những hoạt động tích cực nhằm ra

sức phát huy hết khả năng thế mạnh vốn có của mình góp phần vào sự phát
triển chung của du lịch Việt Nam và xác lập vị trí của Tỉnh trên bản đồ du
lịch của đất nước, khu vực và phấn đấu có được vị trí trên bản đồ du lịch thế
giới.

3


Vì vậy, việc tìm hiểu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh với hoạt động kinh tế du lịch Quảng Ninh là hết sức cần thiết, nhằm rút
ra những kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong thời
gian (1996 - 2009) để sự lãnh đạo này ngày càng xứng tầm hơn, đưa du lịch
Quảng Ninh lên một tầm cao mới, phát triển ngang tầm với các khu du lịch
hiện đại của đất nước, khu vực và quốc tế, tương xứng với tiềm năng, thế
mạnh du lịch của vùng.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn như trên, tôi đã chọn đề tài “ Đảng bộ
tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo kinh tế du lịch từ năm 1996 đến năm 2009” làm đề
tài luận văn thạc sỹ lịch sử.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Với vai trò đặc biệt quan trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước nói chung và các địa phương có tiềm năng du lịch nói
riêng, vì vậy du lịch trở thành đề tài quan tâm của nhiều tác giả, nhiều công
trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như: Du lịch ba miền của tác giả
Bửu Ngôn (2009), NXB Thanh Niên; Địa danh du lịch Việt Nam của Thạc sỹ
Nguyễn Thị Thu Hiền( 2009), NXB Từ điển Bách Khoa; Quy hoạch du lịch
của tác giả Bùi Thị Hải Yến (2009), NXB Giáo dục.
Các công trình nghiên cứu về du lịch của tỉnh Quảng Ninh như:
“ Quảng Ninh và năm du lịch 1990” của Sở Văn hóa Thông tin Quảng
Ninh xuất bản năm 1990; “Quảng Ninh - tiềm năng và triển vọng” của Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, NXB Sự Thật năm 1991; “ Thế và lực Quảng

Ninh trước thềm thế kỷ XXI” của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh năm
2001; “ Quảng Ninh – Hạ Long” của Ủy Ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xuất
bản năm 2003; “ Du lịch Hạ Long 2003” của Sở Du lịch Quảng Ninh xuất bản
năm 2003; …nhưng, cho đến nay, chưa có một công trình nào tìm hiểu về sự

4


lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh với hoạt động kinh tế du lịch Quảng
Ninh từ năm 1996 đến năm 2009. Như vậy, đây là vấn đề cần được đi sâu
nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ chủ trương, đường lối của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về
phát triển kinh tế du lịch từ năm 1996 đến năm 2009.
- Làm rõ các hoạt động của ngành Du lịch Quảng Ninh từ năm 1996
đến năm 2009 dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh.
- Chỉ ra những thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng
bộ tỉnh Quảng Ninh với các hoạt động du lịch.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp những tư liệu lịch sử có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến
hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Ninh.
- Phân tích và trình bày theo hệ thống các chủ trương và biện pháp của
Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về hoạt động du lịch của Tỉnh qua hai giai đoạn:
1996 – 2000 và 2001 – 2009.
- Đánh giá thành tựu, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm từ quá trình
lãnh đạo kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các chủ trương, biện pháp của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đối với các

hoạt động du lịch từ năm 1996 đến năm 2009.
- Thực tiễn các hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Ninh trong những
năm 1996 – 2009.

5


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Các vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động du lịch
của tỉnh Quảng Ninh từ năm 1996 đến năm 2009.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp
lịch sử, phương pháp logic; ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê, tổng
hợp, so sánh, mô tả…
5.2. Nguồn tài liệu
- Các văn kiện, nghị quyết của Đại hội Đảng; các văn bản, chỉ thị của
Chính phủ, Bộ văn hóa Thông tin và Du lịch về du lịch.
- Các văn kiện của Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, các nghị quyết
của Tỉnh ủy, chỉ thị của Ủy ban nhân dân, các báo cáo của Sở văn hóa Thể
thao và Du lịch Quảng Ninh từ năm 1996 đến năm 2009, các tài liệu có lưu
trữ liên quan đến các hoạt động du lịch Quảng Ninh tại Ban Tuyên giáo Tỉnh
Ủy, Thư viện Quảng Ninh, Ban quản lý Vịnh Hạ Long.
- Một số công trình nghiên cứu của các cá nhân, tập thể về các hoạt
động du lịch.
6. Đóng góp của luận văn.
- Luận văn trình bày một cách có hệ thống sự lãnh đạo của Đảng, đặc
biệt là sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh với quá trình chỉ đạo các
hoạt động du lịch của Tỉnh từ năm 1996 đến năm 2009. Qua đó tổng kết
những thành tựu, hạn chế và rút ra một số bài học kinh nghiệm về công tác

lãnh đạo các hoạt động du lịch của Tỉnh.

6


7. Cấu trúc của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo kinh tế du lịch giai đoạn
1996 - 2000
Chương 2. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo kinh tế du lịch trong
những năm 2001 - 2009
Chương 3. Một số nhận xét và kinh nghiệm

7


Chương 1:
ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO KINH TẾ DU LỊCH
GIAI ĐOẠN 1996 - 2000.
1.1. Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Quảng Ninh và
các hoạt động kinh tế du lịch trước năm 1996.
1.1.1. Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch.
Với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, cũng như những nguồn
tài nguyên phong phú và đa dạng, tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của
Quảng Ninh được thể hiện thông qua một số yếu tố chủ yếu sau:
Một là, tiềm năng du lịch địa lý.
Quảng Ninh là tỉnh có nhiều di dích lịch sử văn hoá và danh lam thắng
cảnh đặc sắc. Đây là nơi “trời bày, đất đặt một kỳ quan” như Nguyễn Trãi đã
từng miêu tả. Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long sau 2 lần đăng quang là di sản

thiên nhiên thế giới về cảnh quan kỳ thú và về sự độc đáo của địa hình - địa
mạo vẫn đang làm ngỡ ngàng khách du lịch trong nước và quốc tế cũng như
với các nhà khoa học về sinh thái và về các giá trị văn hoá, lịch sử. Quảng
Ninh có “non thiêng Yên Tử”, cái nôi phát tích của Thiền phái Trúc Lâm, đỉnh
cao rực rỡ của nền Phật giáo và của lịch sử tư tưởng Việt Nam. Quảng Ninh
có một Bạch Đằng giang ngàn năm chảy mãi vẫn như đỏ mầu máu giặc
phương Bắc ba lần xâm lược nước ta. Quảng Ninh có cảng Vân Đồn là cảng
ngoại thương đầu tiên của nước ta phồn thịnh trong nhiều thế kỷ; Quảng Ninh
có trữ lượng than lớn và tốt nhất nước ta - kho vàng đen vô giá của Tổ quốc.
Quảng Ninh cũng chính là cái nôi sinh thành và nuôi dưỡng giai cấp công
nhân Việt Nam kiên cường, bất khuất. Quảng Ninh còn là quê gốc của nhà
Trần - Triều đại của những vị vua đã làm nên trang sử oai hùng chiến thắng
giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

8


Bên cạnh các công trình điêu khắc, kiến trúc cổ kính của các triều đại
Lý, Trần, Lê, Nguyễn là những di tích cách mạng và kháng chiến xúc động
lòng người. Quảng Ninh có rất nhiều di chỉ khảo cổ phản ánh những nền văn
hoá đặc sắc thời tiền sử và sơ sử, rải dọc theo suốt chiều dài của lịch sử,
không một thời đại lịch sử nào không để lại những di tích minh chứng sự phát
triển liên tục không chỉ của Quảng Ninh mà của cả quốc gia, dân tộc ta. Nhiều
di tích của Quảng Ninh đã trở thành di tích tiêu biểu của Việt Nam. Riêng
Vịnh Hạ Long còn là di sản thiên nhiên thế giới về cảnh quan và địa mạo.
Điều độc đáo ở Quảng Ninh đó là sự đan xen hài hoà giữa di tích lịch sử và
danh lam thắng cảnh trên địa bàn toàn tỉnh cũng như trong từng địa phương,
trong từng địa danh. Về mặt lịch sử, nhiều nơi còn là di tích song trùng, chồng
chất sự tích và hiện vật của nhiều thời đại. Núi Bài Thơ là một trong những
minh chứng cụ thể, đây không chỉ là một thắng cảnh đẹp trong quần thể thắng

cảnh Hạ Long, là nơi đề thơ của Vua Lê Thánh Tông, Chúa Trịnh Cương, có
chùa Long Tiễn và đền thờ Trần Quốc Nghiễn mà nơi đây còn là nơi đầu tiên
treo cờ búa liềm kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1930) và là di tích đặc
sắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Ngoài ra, những hang động mới được phát hiện, những làng bản của
các dân tộc anh em ngày càng yên vui, đầm ấm, mang bản sắc, nét đẹp riêng
của từng dân tộc trên đất Quảng Ninh vẫn gây sức hấp dẫn kỳ thú với khách
du lịch. Theo số liệu kiểm kê của Ban quản lý di tích danh thắng Tỉnh, toàn
Tỉnh có 496 di tích với 19.418 hiện vật thuộc các thời Lý, Trần, Lê, Mạc,
Nguyễn. Tính đến năm 2001, Bộ Văn hoá thông tin đã có 32 văn bản quyết
định xếp hạng cấp quốc gia cho các di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc, nghệ
thuật và danh lam thắng cảnh tiêu biểu ở Quảng Ninh, Uỷ ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh cũng đã quyết định công nhận 9 di tích lịch sử cấp tỉnh.

9


Sự độc đáo và phong phú, đa dạng của các danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử của Quảng Ninh đã tạo cho Quảng Ninh có một tiềm năng du lịch rất to
lớn.
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam với
dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.
Phía Tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp, phía Đông nghiêng xuống nửa đầu
vịnh Bắc Bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là
2077 hòn đảo lớn nhỏ. Quảng Ninh giáp với thành phố Hải Phòng, tỉnh Hải
Dương, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Lạng Sơn và giáp với vịnh Bắc Bộ theo hướng
Bắc Nam, giáp với Trung Quốc theo hướng Bắc. Tiềm năng du lịch địa lý của
Quảng Ninh rất độc đáo và đặc sắc. Tiêu biểu nhất cho tiềm năng du lịch địa
lý Quảng Ninh là khu du lịch Vịnh Hạ Long (Hạ Long).
Vịnh Hạ Long nằm ở trung tâm vùng biển ven bờ của tỉnh Quảng Ninh,

cách Hà Nội khoảng 180 km về hướng Đông Bắc. Vịnh có diện tích tự nhiên
rộng trên 1500km2 với hơn 2000 hòn đảo lớn nhỏ. Với vẻ đẹp tự nhiên kỳ ảo
và nổi trội, từ lâu Vịnh Hạ Long đã thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều
du khách trong nước và quốc tế . Trong cuốn sách “Những kỳ quan thế giới”
của Lesmerveillesdu Monde của nhà xuất bản Hachette - Pari - 1950 đã xếp
Vịnh Hạ Long của Việt Nam là kỳ quan thế giới. Ngày 14/9/1994, Unesco đã
chính thức công nhận Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới. Ngày
17/12/1994, Tổng giám đốc Unesco ký công nhận Vịnh Hạ Long vào danh
mục di sản thế giới: “Khẳng định giá trị ngoại hạng và giá trị toàn cầu của
một di sản văn hoá và thiên nhiên cần thiết phải được bảo vệ vì lợi ích của
toàn thế giới”. Ngày 29/11/2000, Hội đồng di sản thế giới thông qua quyết
dịnh công nhận Vịnh Hạ Long là di sản thế giới về giá trị địa chất, địa mạo.
Đây là sự thừa nhận và khẳng định của nhân loại về giá trị tự nhiên của một
địa danh du lịch có tầm cỡ quốc tế ở Việt Nam. Ở nước ta, ngay từ năm 1962,

10


Hạ Long là khu vực di tích được Nhà nước xếp hạng bảo vệ theo quyết định
số 313-VH/QĐ ngày 28/4/1962 của Bộ văn hoá với tiêu chuẩn là một danh
lam thắng cảnh. Hiện nay, những giá trị tiềm tàng về sinh thái, về khảo cổ và
lịch sử, về văn hoá vật thể và phi vật thể vẫn đang được nghiên cứu, khám
phá.
Khu vực Hạ Long chịu ảnh hưởng chung của chế độ khí hậu nhiệt đới,
gió mùa của Việt Nam và chế độ khí hậu biển Bắc Bộ, có sự phân dị mạnh
của các yếu tố địa chất, địa hình, thuỷ văn nên hình thành nhiều kiểu cảnh
quan đẹp, độc đáo, nhiều hệ sinh thái nhiệt đới điển hình. Tính đa dạng sinh
học cao của hệ sinh thái biển, đảo nhiệt đới với nhiều loài sinh vật biển quý
hiếm là những giá trị sinh thái to lớn của tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long.
Ngoài tính đa dạng sinh học cao, khả năng hấp dẫn du lịch của hệ sinh

thái đảo và rừng nhiệt đới còn thể hiện ở sự phong phú của cấu trúc thảm thực
vật “khoác” lên hoặc điểm xuyết trên các đảo đá vôi nửa nổi, nửa chìm, được
chạm khắc tinh xảo của tự nhiên tạo nên bức tranh thiên nhiên ngoạn mục với
những sắc màu khác nhau dưới ánh phản chiếu của bình minh hay hoàng hôn
đã làm cho khung cảnh của Vịnh Hạ Long trở lên rộng lẫy và rực rỡ.
Khu vực Vịnh Hạ Long có nhiều hồ Karst chứa nước nằm giữa các đảo
(được gọi là áng) và nhiều hồ hở có cửa khá lớn thông với vịnh (được gọi là
tùng). Giá trị du lịch lớn nhất của hệ sinh thái tùng, áng là kiến trúc độc đáo
của tự nhiên tạo nên cảnh quan hấp dẫn đặc biệt: trong các áng rất có điều
kiện thuận lợi để xây dựng các thuỷ cung hoặc vườn sinh vật biển hoàn toàn
tự nhiên phục vụ khách du lịch tham quan và các nhà khoa học nghiên cứu. Ở
các tùng, bên cạnh các bãi cát đẹp là các rạn san hô cùng các sinh vật biển, tạo
nên “thế giới dưới nước” kỳ ảo, rất thuận lợi không chỉ cho tắm biển mà còn
cho tham quan dưới nước và lặn biển.

11


Rạn san hô là loại sinh sản có tính đa dạng về loài cao nhất trong biển
và đại dương. Theo thống kê chưa đầy đủ, khu vực Hạ Long có hàng ngàn
loài động thực vật có liên quan đến chu trình vật chất, năng lượng của hệ sinh
thái rạn san hô. Các rạn san hô ở đây tiêu biểu cho kiểu rạn san hô ven bờ Tây
Vịnh Bắc Bộ có tính đa dạng cao với nhiều loài thuỷ sinh vật, đặc biệt các
loài cá rạn san hô, tạo nên sự hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.
Dưới góc độ du lịch, giá trị địa chất của Vịnh Hạ Long cũng là một
tiềm năng du lịch vô giá không chỉ của Quảng Ninh nói riêng và du lịch cả
nước nói chung. Địa hình của Vịnh Hạ Long rất độc đáo, đó là sự tương phản
giữa đảo, núi với các trũng biển, giữa vùng ven bờ có thực vật ngập mặn với
những đảo đá vôi vách đứng, đã làm cho cảnh quan Hạ Long không đơn điệu.
Vịnh Hạ Long là tác phẩm nghệ thuật tạo hình kỳ lạ của tạo hoá, là sự kết hợp

giữa tính tinh tế của điêu khắc và hội họa, giữa tính hoành tráng, khoẻ khoắn,
hùng vĩ với sự duyên dáng và thơ mộng.
Đây không phải là tác phẩm nghệ thuật tĩnh, mà luôn biến đổi về tạo
dáng và màu sắc theo thời gian và góc nhìn, làm nên trong giây lát những
cảnh sắc khác thường khiến cho du khách không khỏi ngỡ ngàng, sửng sốt.
Hạ Long là vùng biển duy nhất ở Việt Nam, trên diện tích không rộng, mọc
lên hàng nghìn hòn đảo với vô số hình dạng kỳ dị, khác nhau. Các đảo núi ấy
quần tụ trên hai vùng biển lớn: một vùng là phía Nam và Tây Nam vịnh, còn
vùng kia là phía Đông. Giữa hai vùng đảo núi là trũng biển rộng hình cánh
quạt, không có đảo núi xen kẽ, dường như tạo hoá muốn dành cho du khách
một tầm nhìn bao quát để chiêm ngưỡng cảnh sắc của thiên nhiên, đất trời.
Các đảo đá được phân bố ở trên hai vùng biển, nếu từ trên cao nhìn
xuống, mặt vịnh là một tấm gương xanh biếc, lấp lánh, được đính lên những
viên ngọc màu lam nhiều hình dáng. Đảo Hạ Long không phải là những quả
núi đá đơn điệu buồn tẻ mà là thế giới sống động những sinh linh ẩn hiện
12


trong biết bao hình hài bí ẩn bằng đá. Mỗi hòn đảo đều mang một hình dáng
quen thuộc khiến cho ta liên tưởng đến thế giới của sự sống. Đảo giống ông
già câu cá thì được gọi là hòn ông Lã Vọng, đảo giống nàng tiên được gọi là
đảo Cô Tiên, có đảo y hệt đầu người được gọi là đảo Đầu Người, đảo lại tựa
đôi gà chọi nên gọi là hòn Gà Chọi hay hòn con Cóc, con Rùa, chú Mèo, con
Ngựa phi trên mặt nước.
Du khách đến với vịnh Hạ Long không những có cơ hội tìm hiểu các hệ
sinh thái phong phú, thưởng thức cảnh quan kỳ ảo của thiên nhiên, mà còn
được đến với một “bảo tàng” địa chất đặc biệt có giá trị được gìn giữ ở dạng
tự nhiên trải qua hàng trăm triệu năm. Hệ thống hang động ở Vịnh Hạ Long
với nhiều hang động nổi tiếng như hang Sửng Sốt, Đầu Gỗ, Trinh Nữ, động
Thiên Cung... không chỉ ẩn dấu những vẻ đẹp quyến rũ có giá trị du lịch cao

mà còn là những bằng chứng về quá trình xâm thực của biển ở những thời kỳ
khác nhau.
Hoạt động du lịch ở Hạ Long không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu, khám
phá các giá trị của tự nhiên mà còn bao gồm cả việc nghiên cứu nâng cao hiểu
biết về các giá trị văn hoá bản địa tồn tại và phát triển trong cái “nôi sinh thái”
của khu vực. Giá trị văn hoá bản địa đó được thể hiện rất rõ nét ở nền văn hoá
Hạ Long qua các di chỉ khảo cổ được phát hiện.
Như vậy, tất cả các chiều không gian của khu vực Hạ Long, cả trên mặt
biển, trong lòng biển, đáy biển và trên đảo, đều tiềm ẩn những tiềm năng du
lịch to lớn, có giá trị về mặt tự nhiên lẫn nhân văn, cho phép tổ chức nhiều
loại hình du lịch hấp dẫn quanh năm.
Hai là, tiềm năng du lịch văn hoá lịch sử, kiến trúc nghệ thuật.
Ngoài tiềm năng du lịch địa lý độc đáo và đặc sắc, Quảng Ninh còn có
tiềm năng du lịch văn hoá lịch sử và kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, với gần

13


500 di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, một số lượng không phải là nhiều
so với các tỉnh khác nhưng mỗi di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật ở đây
đều mang dấu ân riêng cho mỗi giai đoạn lịch sử của dân tộc. Du khách đến
với những di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật ở Quảng Ninh như được tìm
về với cội nguồn của dân tộc, với quá khứ hào hùng và truyền thống tốt đẹp
của cha ông. Với Bạch Đằng giang ngàn năm chảy mãi vẫn như nhuốm máu
của quân xâm lược phương Bắc, Nguyên Mông. Với một Yên Tử uy nghiêm cái nôi của Thiền Phái Trúc Lâm, một Bài Thơ sừng sững ghi dấu ấn riêng
cho một giai đoạn lịch sử từ thời các vua Trần, chúa Trịnh đến hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Quảng Ninh.
a. Di tích lịch sử văn hoá.
Đến với các di tích lịch sử văn hoá ở Quảng Ninh du khách sẽ có cơ hội
được thăm quê gốc của nhà Trần ở Đông Triều - triều đại đã ghi những dấu ấn

hiển hách trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Nơi đây
bao gồm khu lăng mộ của các vị Vua nhà Trần, nơi ghi dấu ấn của Thiền Phái
Trúc Lâm và Trúc Lâm đệ nhất tổ Trần Nhân Tông. Do đó, đây không chỉ là
nơi mang dấu ấn lịch sử của một triều đại lớn mạnh trong các triều đại phong
kiến Việt Nam mà còn có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, kiến trúc nghệ thuật
Phật giáo điển hình. Ngoài khu di tích lịch sử lăng mộ của nhà Trần, ở Đông
Triều còn có cụm di tích lịch sử và thắng cảnh Yên Đức. Ở Yên Đức có hang
Bảy Ba - đây là hang ghi dấu ấn của bảy mươi ba người con can đảm của Yên
Đức thà hy sinh chứ không chịu ra đầu hàng quân Pháp. Nơi đây còn có
những cảnh núi non tuyệt đẹp mang những hình dáng sinh động. Trước cảnh
núi non như gợi lại trong ta một câu chuyện dân gian lý thú giữa hai con vật
mèo và chuột. Hình ảnh núi Đống Thóc nằm giữa hai núi con Mèo và con
Chuột thể hiện nét sinh động tài tình của thiên nhiên, tạo hoá. Trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp, hoà cùng với tinh thần chống giặc ngoại xâm của

14


nhân dân cả nước, ở Đông Triều nhân dân toàn huyện đã lập nên Đệ Tứ chiến
khu ở căn cứ chùa Bác Mã. Chùa Bác Mã là một ngôi chùa được xây dựng từ
thời Lý, nổi tiếng về vẻ đẹp kiến trúc và điêu khắc, trong đó có hai pho tượng
hộ Pháp cao tới 3m. Đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nơi đây trở thành
cơ sở yêu nước và cách mạng của nhân dân Đông Triều. Với chiến khu Đông
Triều được thành lập, từ căn cứ Bác Mã, du kích cách mạng quân Đông Triều
đã toả đi phát triển lực lượng, giải phóng Quảng Yên và một số nơi khác ở
Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng góp phần to lớn trong cuộc tổng khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945. Đi qua Đông Triều là đến với huyện Yên Hưng,
nơi có ngôi miếu thời 17 vị Tiên Công - những người đã có công đầu trong
việc quai đê lấn biển, thành lập nên khu đảo Hà Nam vào thời Lê. Miếu là nơi
nhân dân khu đảo tưởng nhớ công lao của các vị Tiên Công nhưng đồng thời

là một di tích thể hiện sức mạnh của dân tộc Việt Nam không chỉ trong kháng
chiến chống ngoại xâm của dân tộc mà còn trong việc chinh phục thiên nhiên.
Trong nhà thờ các dòng họ Tiên Công là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo
được chạm khắc dưới bàn tay khéo léo và tinh tế của các nghệ nhân dân gian.
Đến với núi Bài Thơ (Hạ Long) một hòn núi đá vôi cao sừng sững nằm
ở trung tâm thành phố Hạ Long. Ngọn núi này được các triều đại phong kiến
Việt Nam lấy làm vọng gác tiền tiêu ở vùng Đông Bắc. Vách đá của núi là nơi
có thơ đề của Vua Lê Thánh Tông, của Chúa Trịnh Cương, của quan tuần phủ
Quảng Yên thời Nguyễn. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ngọn núi là
nơi các chiến sỹ cách mạng đã treo lá cờ đỏ kêu gọi quần chúng đấu tranh,
gây chấn động cả vùng mỏ nhân ngày Quốc tế lao động đầu tiên được tổ chức
ở nước ta (1930). Sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trên đỉnh núi có trạm
gác phòng không của Thị xã và chùm còi báo động, trận địa súng 12 li 7 của
tự vệ xí nghiệp tuyển than Hòn Gai, trung tâm điện chính thuộc Bưu điện
Quảng Ninh với tổng đài và cột ăng ten Viba. Qua núi Bài Thơ chúng ta sẽ

15


đến với Đền Cửa Ông (Cẩm Phả), đây là một trong những di tích nhà Trần nổi
tiếng ở vùng Đông Bắc nước ta. Nơi đây có đền thờ Trần Quốc Tảng - Vị
tướng tài ba đã chỉ huy quân ta đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông năm
1286, đây còn là một ngôi đền hiếm hoi còn lại đến nay thờ khá đông đủ gia
thất Trần Quốc Tuấn và những trung thần của ông. Đền là một quần thể kiến
trúc hình chân vạc trông ra vịnh Bái Tử Long đón gió mát quanh năm. Tiếp
theo cuộc hành trình du khách sẽ đến với Cảng Vân Đồn (Vân Đồn) là đến
với cảng ngoại thương đầu tiên trong lịch sử ngoại thương nước ta. Đây là nơi
buôn bán sầm uất suốt nhiều thế kỷ dưới các thời Lý, Trần, Lê đến thời Tây
Sơn với ngoại quốc. Đây cũng là sự đánh dấu một chủ quyền về thương mại
và phát triển kinh tế của nước ta. Ở đây khách du lịch còn có thể đến với

Trung tâm Phật giáo quan trọng của vùng hải đảo với hệ thống chùa, tháp
mang kiến trúc tôn giáo.
b. Kiến trúc nghệ thuật.
Ngoài di tích lịch sử văn hoá độc đáo, Quảng Ninh còn có một hệ thống
đình chùa mang đậm nét kiến trúc nghệ thuật khéo léo của dân gian trải dài từ
Đông Triều, Yên Hưng, Vân Đồn đến Móng Cái.
Ở Đông Triều có chùa Mỹ Cụ, chùa được xây dựng thời Trần, có hình
con rùa quay hướng Đông Nam, trong chùa có 126 hiện vật ở các thời Trần,
Lê, Tây Sơn, Nguyễn. Đặc biệt trong chùa có 5 pho tượng cao hơn 1m thể
hiện sinh động tài nghệ điêu khắc của dân gian và ước nguyện phồn thực của
nhân dân. Ở huyện Yên Hưng có đình Phong Cốc, đình được xây dựng vào
cuối thế kỷ XVII trên khu đất cao quay mặt ra phía cửa biển Nam Triệu thờ
các thành hoàng làng Cốc - một trong những ngôi đình lớn nhất miền Bắc.
Trong đình thể hiện nghệ thuật điêu khắc tuyệt diệu của các nghệ nhân qua
các hình tượng tứ linh, cảnh sinh hoạt đời thường, đây là một di sản kiến trúc
quý báu của nền văn hoá Việt Nam. Đến huyện Vân Đồn du khách sẽ vào
16


thăm khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Quan Lạn - là một mảnh đất
gắn liền với truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm với những chiến công
lẫy lừng của nhà Trần ở thế kỷ XIII. Đây là một quần thể di tích với đình,
chùa, nghè, miếu khang trang bề thế nằm trên một dải đất đẹp, phía trước có 3
đỉnh núi, phía sau có 5 ngọn núi như những bức tường thành chắn gió chống
sự tàn phá của bão tố. Đây thực sự là cụm di tích lịch sử và kiến trúc nghệ
thuật đặc sắc ở tuyến đảo ngoài, thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá dân tộc.
Giữa cảnh làng đảo xen kẽ với cảnh trời lồng lộng, có bãi tắm đẹp và giàu hải
sản chắc chắn nơi đây sẽ là một điểm hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài
nước.
c. Di tích lịch sử và thắng cảnh

Di tích lịch sử và thắng cảnh nổi tiếng nhất ở Quảng Ninh nói riêng và
cả nước nói chung là khu di tích chùa Yên Tử và khu vực danh thắng núi Yên
Tử. Đây là một dãy núi lớn trùng điệp uốn hình cánh cung trải dài từ Đông
Triều tới Uông Bí, Hoành Bồ, Ba Chẽ. Khu vực này thuộc nhiều đới khí hậu,
có rừng nguyên sinh hết sức đa đạng, nhiều hoa thơm cỏ lạ, nhiều cây thuốc,
loại chim, thú quý hiếm, quanh năm mây là đà che phủ, thác đổ, suối reo tạo
nên cảnh tượng thiêng liêng, huyền bí. Yên Tử đã được các triều đại phong
kiến Việt Nam liệt vào loại “danh sơn”. Sau khi Thiền Phái Trúc Lâm ra đời ở
đây, cùng với một hệ thống chùa tháp uy nghi mọc lên chi chít, Yên Tử đã
thực sự trở thành một “non thiêng”, một đại danh thắng của đất nước. Ở đây
còn lưu giữ nhiều dấu tích của nhà Trần, đặc biệt là pho tượng vua Trần Nhân
Tông, một tác phẩm nghệ thuật đời Trần nguyên vẹn và hiếm hoi còn lại cho
đến ngày hôm nay. Lên đến Yên Tử, du khách như được đi trong mây, những
làm mây quấn quanh dưới chân người như đưa du khách đến với một thế giới
tâm linh ngoài trần gian. Đó là cổng trời, nơi giáp giới của trời đất, là chùa
Vân Tiên, giới hạn cuối cùng ngăn cách trần gian với một thế giới khác. Đặc

17


biệt, ngôi chùa cao nhất ở Yên Tử là ngôi chùa Đồng. Đây là ngôi chùa được
dựng hoàn toàn bằng đồng, từ chùa cho đến các đồ thờ trong chùa đều là
đồng. Bên cạnh một hệ thống chùa tháp đồ sộ, ở Yên Tử còn có tiếng nước
sôi réo ào ào của thác Ngự Dội, có suối giải oan chảy quanh chân ngôi chùa
Giải Oan. Đặc biệt hơn cả là tảng đá cao 3m hiện ra trong màn sương mờ ảo.
Nhìn từ mọi góc độ, tảng đá đều giống như một nhà sư mặc áo chùng thâm,
hai tay chắp trước ngực, trầm mặc như đang cầu nguyện.
Hệ thống chùa tháp ở núi Yên Tử cùng khung cảnh thiên nhiên như đưa
du khách vào cõi tâm linh. Đến đây, giữa cảnh thiên nhiên hùng vĩ, giữa sự
giao hoà trời - đất du khách sẽ có cảm giác tĩnh tại, suy ngẫm sự đời và thanh

thản tâm hồn.
d. Di tích lịch sử lưu niệm danh nhân.
Ở Quảng Ninh có di tích lịch sử lưu niệm danh nhân, tuy số lượng
không nhiều nhưng những di tích này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
các thế hệ người dân Quảng Ninh. Đó là khu đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu
Vua Bà ở Yên Hưng. Đây không chỉ là nơi thờ những người có công với dân
tộc trong việc chống ngoại xâm mà còn là sự nhắc nhở các thế hệ người
Quảng Ninh phải sống sao cho xứng đáng với cha ông đi trước. Nếu ra đảo
Cô Tô nơi hải đảo tiền tiêu của Tổ quốc, chúng ta không khỏi xúc động nhìn
thấy tượng đài của Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Tượng bác tươi cười, giơ
tay vẫy chào tàu thuyền ra vào tấp nập trên bến cảng Cô Tô, đây là bức tượng
duy nhất được Người đồng ý cho xây dựng khi Người còn sống. Hình ảnh của
Bác như luôn luôn nhắc nhở, động viên nhân dân trong đảo cố gắng thi đua
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với tiềm năng du lịch văn hoá lịch sử, kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu và
đặc sắc đã tạo cho Quảng Ninh có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều di
tích lịch sử nghệ thuật có giá trị. Bên cạnh đó Quảng Ninh còn có một tiềm
năng du lịch nếu được khai thác tốt sẽ tạo điều kiện cho Ngành du lịch Quảng

18


Ninh ngày càng lớn mạnh hơn nữa: Đó là tiềm năng du lịch văn hoá dân tộc
của các dân tộc thiểu số.
Ở Quảng Ninh có các dân tộc anh em sinh sống hoà hợp với nhau.
Ngoài dân tộc Kinh, ở đây còn có các làng bản của người Dao, người Tày,
người Sán Dìu, người Sán Chay và người Hoa. Mỗi dân tộc có một truyền
thống văn hoá riêng, nếu khai thác được các truyền thống văn hoá này sẽ tạo
nên sự phong phú, đa dạng cho các loại hình hoạt động du lịch ở Quảng Ninh,
thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước và các nhà nghiên cứu,

làm cho truyền thống văn hoá của các dân tộc được bảo tồn và phát huy giá
trị.
1.1.2. Hoạt động kinh tế du lịch của tỉnh Quảng Ninh trước năm 1996.
Tuy tiềm năng du lịch của tỉnh Quảng Ninh là rất lớn nhưng trước năm
1996, hoạt động du lịch của Tỉnh chưa có gì nổi bật. Cùng với cả nước thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng ở Đại hội VI (1986) tỉnh Quảng Ninh tập
trung chủ yếu vào công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp để nâng cao đời
sống cho nhân dân được no ấm, tạo tiền đề vững chắc cho giai đoạn sau.
Ngành du lịch Quảng Ninh chưa được chú trọng phát triển mà một trong các
nguyên nhân là thiếu vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho du lịch.
Năm 1990 cùng với cả nước, nhân dân Quảng Ninh hân hoan đón chào
“Năm du lịch Việt Nam”. Tuy nhiên các hoạt động du lịch của Quảng Ninh
trong giai đoạn này còn đơn điệu, chủ yếu tập trung ở các bãi tắm và thăm
quan một vài nơi trong Vịnh Hạ Long, các khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp sao
đều chưa có mà chủ yếu là các nhà khách, nhà nghỉ chất lượng kém. Công tác
quản lý nhà nước về du lịch chưa được quan tâm nhiều biểu hiện ở các vấn đề
sau: môi trường sinh thái khu du lịch còn bị ô nhiễm với các hoạt động bán
hàng rong thải ra lượng rác thải bừa bãi trên các bãi tắm làm mất mỹ quan của
các bãi tắm, tạo ấn tượng không tốt đối với du khách, đặc biệt là khách du lịch
nước ngoài; hiện tượng cò mồi đối với khách du lịch diễn ra phổ biến; hướng

19


dẫn viên du lịch trình độ còn kém, một số người giả mạo là hướng dẫn viên
du lịch cho khách nước ngoài bắt chẹt giá cả tạo ấn tượng xấu trong lòng du
khách quốc tế; các cơ sở phục vụ ăn uống chất lượng kém, đơn điệu về thực
đơn, có thái độ thiếu lịch sự với khách du lịch nước ngoài, vì vậy số lượng
khách quốc tế đến Hạ Long nghỉ qua đêm rất hạn chế, chủ yếu là họ nghỉ ngơi
trong ngày.

Một trong những biểu hiện của sự đơn điệu, không tương xứng với tiềm
năng du lịch của vùng, của ngành Du lịch Quảng Ninh được thể hiện qua
doanh thu của các hoạt động du lịch năm 1994, 1995 so với các ngành khác.
Bảng 1.1: Doanh thu của các hoạt động du lịch năm 1994, 1995 so với
các ngành khác
Doanh thu (triệu đồng)

1994

1995

Doanh thu của du lịch

68.322

59.860

Bán hàng hoá của doanh nghiệp thương nghiệp quốc doanh

95.502

131.810

2.113.680

2.734.931

23.751

32.104


309.807

377.460

+ Lương thực thực phẩm
+ Thương nghiệp
Bán lẻ hàng hoá của doanh nghiệp thương nghiệp
+ Lương thực thực phẩm
+ Thương nghiệp

( Nguồn: Từ báo cáo hàng năm của Sở Du lịch Quảng Ninh)
Các vấn đề đặt ra cho ngành Du lịch của tỉnh Quảng Ninh trong năm 1996
là cần phải có sự quan tâm đúng mực cho các hoạt động du lịch, đặc biệt là về
công tác quản lý nhà nước, phải tạo được một môi trường du lịch trong sạch,
gây được ấn tượng tốt cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế thì mới có điều
kiện để phát triển cho giai đoạn tiếp theo. Các hoạt động cụ thể là: công tác
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng các cơ sở ăn uống đạt tiêu chuẩn vệ

20


sinh an toàn thực phẩm, các nhà nghỉ, khách sạn có chất lượng cao cũng cần
được quan tâm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của du khách; công tác tuyên
truyền nâng cao ý thức cho quần chúng nhân dân có cách ứng xử lịch sự đối
với khách du lịch là việc làm cần thiết; việc phát triển các chợ trưng bày và
bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho du khách cũng là hoạt động đáng
được quan tâm để tạo thêm việc làm cho nhân dân, nâng cao thu nhập cho
ngành du lịch; công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Ninh
với bạn bè quốc tế cần được đầu tư để thu hút ngày càng đông đảo du khách

đến với Quảng Ninh, hoạt động này cần phải được tiến hành ngay và bắt đầu
từ các địa phương khác trong cả nước, các nước trong khu vực và đặc biệt là
thị trường Trung Quốc. Với vị trí địa lý rất thuận lợi giáp ranh với Trung
Quốc, nếu ngành du lịch của tỉnh Quảng Ninh làm được điều này thì sẽ thu
hút được một lượng khách du lịch Trung Quốc không nhỏ đến Quảng Ninh
trong những ngày nghỉ cuối tuần. Đây là những hoạt động mà ngành du lịch
Quảng Ninh cần tiến hành ngay để tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển các
hoạt động du lịch trong những năm tiếp theo, đưa du lịch Quảng Ninh phát
triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng.

1.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch
giai đoạn 1996 – 2000
1.2.1. Đường lối chung của Đảng và chủ trương phát triển kinh tế du lịch
của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh.
Về đường lối chung của Đảng: đối với vấn đề phát triển kinh tế du lịch
của đất nước, đường lối của Đảng được thể hiện cụ thể và rõ ràng tại Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng năm 1996 diễn ra
trong điều kiện tình hình kinh tế xã hội của nước ta thu được nhiều thành tựu

21


quan trọng sau 5 năm thực hiện các Nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần VII (1991). Những thành tựu đó là những động lực quan trọng để
Đảng ta tiếp tục đưa ra các định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai
đoạn tiếp theo (1996 - 2000).
Một trong những định hướng quan trọng phát triển kinh tế xã hội của
Đảng trong giai đoạn 1996 - 2000 được Đảng ta quan tâm là vấn đề phát triển
kinh tế du lịch.

Ngày 24/12/1996 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
khoá VIII đã ra Nghị quyết 02-NQ/HNTW về định hướng chiến lược phát
triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
nhiệm vụ đến năm 2000. Trong nghị quyết chỉ rõ:
“Một trong những nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâm là nghiên cứu các
vấn đề lịch sử, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật tư tưởng, triết
học… xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Dưới góc độ
du lịch, Nghị quyết này đã làm phong phú thêm nguồn tài nguyên du lịch, góp
phần thu hút khách, phát triển du lịch nước nhà.
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VIII, Đảng đã dành sự quan tâm lớn
tới lĩnh vực du lịch. Để phát triển du lịch Việt Nam theo quan điểm bền vững,
về mặt tài nguyên, Đại hội chỉ rõ cần phải “bảo tồn và khai thác vẻ đẹp cảnh
quan thiên nhiên và các di tích lịch sử để phát triển du lịch”.[20;tr193]
Một trong những nội dung cơ bản của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá trong những năm trước mắt được Đại hội khẳng định là: “phát triển nhanh
du lịch, các dịch vụ… phục vụ cuộc sống nhân dân. Từng bước đưa nước ta
trở thành một trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu
vực”[20;tr 89].

22


Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đó, Đại hội xác định cần phải:
“Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tương xứng với
tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hoá, sinh thái
môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn
hoá, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh. Huy động các nguồn lực
tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng ở những khu
vực du lịch tập trung ở các trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hoá và chất
lượng phục vụ phù hợp với các loại hình du lịch khác nhau”. [20; tr195 – 196]

Đại hội đã vạch ra các biện pháp rất cụ thể:
“1. Đẩy mạnh việc huy động vốn trong nước đầu tư vào khách sạn
2. Cổ phần hoá một số khách sạn hiện có để huy động các nguồn vốn
vào việc đầu tư cải tạo, nâng cấp.
3. Liên doanh với nước ngoài xây dựng các khu du lịch và khách sạn
lớn, chất lượng cao, đòi hỏi nhiều vốn.
4. Chuyển các nhà nghỉ, nhà khách sang kinh doanh khách sạn và du
lịch”.[20;tr196]
Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề kinh tế du lịch và thấy
rõ được tiềm năng, thế mạnh du lịch của đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII đã chỉ rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp để ngành
du lịch Việt Nam có hướng đi rõ ràng, cụ thể. Vấn đề du lịch được Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đưa ra thảo luận đã góp phần đưa ngành kinh
tế du lịch Việt Nam có thêm những bước tiến mới để tiến kịp với sự phát triển
của các ngành kinh tế khác trong thời kỳ nước ta đang thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
Về chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh: Được sự định hướng của
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII về vấn đề phát triển kinh tế du lịch,

23


Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã quán triệt chủ trương đối với vấn đề phát triển
kinh tế du lịch của Tỉnh thông qua Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
lần thứ X.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ X đã diễn ra từ ngày
7/5/1996 đến ngày 10/5/1996. Tại Đại hội, các đại biểu đã thảo luận các vấn
đề phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong giai đoạn 1996 - 2000. Trong các
vấn đề kinh tế xã hội được Đại hội đặc biệt quan tâm là vấn đề phát triển kinh
tế du lịch của Tỉnh.

Quảng Ninh là một tỉnh có tiềm năng du lịch tương đối lớn của nước ta.
Nhận thấy rõ được tiềm năng, thế mạnh to lớn này, Đại hội đã chỉ ra rất rõ
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm 1996 - 2000,
trong đó có đoạn: “Mục tiêu chiến lược lâu dài theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở tỉnh ta là phấn đấu đưa Quảng Ninh trở thành một tỉnh công
nghiệp và du lịch hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo ra nhiều việc làm cho
người lao động, đời sống nhân dân ngày một nâng cao”. [17;tr 82]
Từ mục tiêu và nhiệm vụ trên, Đại hội đã đưa ra phương hướng phát
triển kinh tế của tỉnh trong những năm 1996 - 2000 là:“phát triển toàn diện
các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ - du lịch, nhưng
lấy ngành công nghiệp và du lịch là trọng tâm”.[17;tr 85]
Đại hội đưa ra các biện pháp cụ thể đối với ngành Du lịch Quảng Ninh:
“- Tập trung đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành du lịch để tương xứng
với tiềm năng thế mạnh của tỉnh và đưa ngành này trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2000, có đủ cơ sở
vật chất đón được 1 triệu khách du lịch, trong đó có 50% là khách du lịch
nước ngoài.

24


×