Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Lễ cưới hỏi của người Sán Dìu ở huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc: Truyền thống và biến đổi: Luận án TS. Lịch sử Văn hóa Việt Nam (Đào tạo thí điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.62 MB, 169 trang )

ỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------o0o--------

Trần Thị Sen

LỄ CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI SÁN DÌU
Ở HUYỆN TAM ĐẢO - TỈNH VĨNH PHÚC:
TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2018


U

ỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------o0o--------

Trần Thị Sen

LỄ CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI SÁN DÌU
Ở HUYỆN TAM ĐẢO - TỈNH VĨNH PHÚC:
TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI
Chuyên ngành: Lịch sử Văn hóa Việt Nam
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Hương Thảo
XÁC NHẬN H



Ã

ỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘ

iáo viên hướng dẫn

ỒNG

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

TS. ỗ Thị ương Thảo

GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Thị Hương Thảo. Những tư liệu trong luận
văn được khai thác, thu thập từ địa bàn nghiên cứu và các tài liệu tham khảo
được trích dẫn đầy đủ. Luận văn chưa từng được công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn này.

Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

Trần Thị Sen

năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn: “Lễ cưới hỏi truyền thống của người Sán
Dìu ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Truyền thống và biến đổi”, tôi xin gửi lời cảm
ơn chân thành tới những người đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong hành trình hoàn thiện luận văn của mình.
Lời cảm ơn đầu tiên, tôi muốn gửi tới là các thầy, cô giáo khoa Lịch sử,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã
tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
các thủ tục đào tạo. Đây là môi trường đã cho tôi nhiều trải nghiệm và cũng là
nơi giúp tôi hiểu ra rằng: học tập và nghiên cứu khoa học là một hành trình
cần thực sự chú tâm.
Tiếp đến, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ủy ban nhân dân
các xã Yên Dương, Bồ Lý, Đạo Trù và nhân dân tại các địa bàn nghiên cứu đã
tạo điều kiện, hỗ trợ và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong suốt quá trình điền dã, tìm
hiểu để lấy tư liệu viết luận văn. Tôi đã rất xúc động khi ông Trần Văn Sông,
bác Trần Thị Bảy, bác Lưu Thị Vòng… đã bỏ cả công việc đồng áng để dành
hàng giờ hỗ trợ tôi tìm kiếm các tư liệu về đám cưới của đồng bào mình.
Thậm chí nhiều người đã không ngần ngại “lục tung” tủ đồ và chiếc hòm gỗ
đựng đồ của gia đình để cho tôi xem và chụp lại những tư liệu quý giá về đám
cưới vẫn được gia đình giữ gìn từ năm 1982 đến nay. Tôi đã thực sự được

những con người ấy tiếp thêm ý chí để tiếp tục hành trình viết luận văn.
Trong quá trình làm luận văn, nhiều lúc tôi đã có ý định từ bỏ, bởi áp
lực quá lớn từ công việc nhưng cứ nghĩ lại những hỗ trợ và công sức mà
người hướng dẫn tôi - TS Đỗ Thị Hương Thảo bỏ ra thì tôi lại luôn nhắc mình
không được bỏ cuộc, phải cố gắng và tiếp tục hoàn thành luận văn. Cảm ơn cô
vì những lần thức đêm giúp em sửa bản thảo, cảm ơn cô vì đã luôn động viên
và khích lệ để em có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.


Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn
động viên và khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thiện
luận văn này.
Con muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới bà, mẹ và hai thím vì những
chia sẻ chân thành về ngày cưới của tộc người mình. Cảm ơn mẹ và hai thím
đã bỏ công việc và không ngại khó khăn đưa con đến nhà của nhiều ông bà,
cô chú trong các xã để phỏng vấn và tìm tư liệu. Nếu không có sự giúp đỡ của
mọi người thì con không thể hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới chồng mình - người đã luôn ở bên,
hỗ trợ và động viên tôi những lúc khó khăn nhất. Cảm ơn anh vì sự khích lệ
chân thành.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn cuối cùng tới những người bạn đã hỗ trợ và
đồng hành với tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn, đó là những
học viên cao học trong lớp Lịch sử Văn hóa Việt Nam. Cảm ơn Lý Viết
Trường vì luôn là người hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho chị, cảm ơn các chị Trần
Ái Vân, chị Hoàng Thị Hoa, chị Lê Thị Mơ Mận đã luôn động viên, khích lệ
em trong hành trình viết luận văn vất vả.
Mặc dù đã rất cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót. Kính mong nhận được sự thông cảm cùng những nhận xét, góp ý
quý báu của thầy cô và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

Trần Thị Sen

năm 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 10
4. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 11
5. Phương pháp và lý thuyết nghiên cứu .............................................................. 11
6. Đóng góp luận văn............................................................................................ 14
7. Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 15
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI SÁN DÌU Ở TAM ĐẢO - VĨNH PHÚC ... 16
1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu............................................................................ 16
1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 16
1.1.2. Lịch sử ........................................................................................................ 19
1.2. Người Sán Dìu ở Tam Đảo ................................................................................ 24
1.2.1. Tên gọi và nguồn gốc ................................................................................. 24
1.2.2. Địa bàn sinh sống và phân bố dân cư ......................................................... 27
1.2.3. Đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa ............................................................ 32
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 44
Chƣơng 2. LỄ CƢỚI HỎI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI SÁN DÌU
Ở TAM ĐẢO VĨNH PHÚC ................................................................................... 46

2.1. Quan niệm về hôn nhân của người Sán Dìu ...................................................... 46
2.2. Nguyên tắc trong hôn nhân của người Sán Dìu ................................................. 47
2.3. Các nghi lễ trong cưới hỏi.................................................................................. 50
2.3.1. Trước khi cưới ............................................................................................ 51
2.3.2. Trong ngày cưới ......................................................................................... 60
2.3.3. Sau ngày cưới ............................................................................................. 71
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 72


Chƣơng 3. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG LỄ CƢỚI HỎI CỦA NGƢỜI
SÁN DÌU Ở TAM ĐẢO - VĨNH PHÚC ................................................................ 74
3.1. Biến đổi trong quan niệm hôn nhân và nguyên tắc kết hôn............................... 74
3.1.1. Về quan niệm hôn nhân .............................................................................. 74
3.1.2. Nguyên tắc kết hôn ..................................................................................... 79
3.2. Biến đổi trong thực hành nghi lễ cưới hỏi ......................................................... 81
3.2.1. Về thời gian chuẩn bị và tổ chức trong đám cưới ...................................... 81
3.2.2. Thay đổi về nghi lễ cũ ................................................................................ 82
3.2.3. Đăng kí kết hôn trước khi cưới ................................................................... 87
3.2.4. Quà mừng trong đám cưới .......................................................................... 91
3.2.5. Cỗ cưới ....................................................................................................... 96
3.2.6. Trang phục mặc ngày cưới ......................................................................... 98
3.2.7. Của hồi môn ............................................................................................. 101
3.2.8. Sinh hoạt văn nghệ trong đám cưới .......................................................... 104
3.3. Những biến đổi khác ........................................................................................ 106
3.3.1. Kết hôn liên tộc ........................................................................................ 106
3.3.2. Tiêu chuẩn ưu tiên khi lựa chọn bạn đời .................................................. 108
3.3.3. Độ tuổi kết hôn lần đầu ............................................................................ 110
3.4. Nguyên nhân của sự biến đổi trong nghi lễ cưới hỏi của người Sán Dìu ........ 112
3.4.1. Từ sự phát triển kinh tế - xã hội ............................................................... 112
3.4.2. Từ chính sách của nhà nước ..................................................................... 114

3.4.3. Từ nhận thức của người dân ..................................................................... 116
3.4.4. Từ sự giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội ................................................. 118
3.4.5. Một vài đề xuất kiến nghị ......................................................................... 121
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 123
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 128
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 133


DANH MỤC BẢN ĐỒ
Bản đồ 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc ........................................................ 16
Bản đồ 1.2. Bản đồ hành chính huyện Tam Đảo ...................................................... 18
Bản đồ 1.3. Phân bố các tộc người thiểu số ở Vĩnh Phúc năm 2010 ........................ 29

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đơn vị hành chính, diện tích, dân số ở các huyện của tỉnh Vĩnh Phúc
năm 2010 ................................................................................................................... 23
Bảng 1.2. Số lượng người Sán Dìu ở xã Đạo Trù - Tam Đảo .................................. 30
Bảng 1.3. Số lượng người Sán Dìu ở xã Yên Dương - Tam Đảo ............................. 31
Bảng 1.4. Số lượng người Sán Dìu ở xã Bồ Lý - Tam Đảo...................................... 32
Bảng 3.1. Của hồi môn dành cho cô dâu khi cưới .................................................. 102


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Quyền quyết định hôn nhân của người Sán Dìu ở Tam Đảo ............... 78
Biểu đồ 3.2. Chung sống với cha mẹ sau hôn nhân của người Sán Dìu ................... 81
Biểu đồ 3.3. Thay đổi về nghi lễ trong đám cưới của người Sán Dìu ...................... 84
Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa việc đăng kí kết hôn và thời gian kết hôn ................ 89
Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ các cặp vợ chồng người Sán Dìu ở 3 xã Yên Dương, Bồ Lý,
Đạo Trù đăng kí kết hôn bổ sung giai đoạn 2001 - 2004 .................... 90

Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa quà mừng đám cưới và thời gian kết hôn ................ 92
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa mức độ hỗ trợ đồ mừng với chi phí bỏ ra ................ 94
Biểu đồ 3.8. Trang phục truyền thống trong đám cưới của người Sán Dìu .............. 99
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ người dự đám cưới mặc trang phục truyền thống ..................... 100
Biểu đồ 3.10. Tương quan giữa của hồi môn của cô dâu chú rể với thời gian
kết hôn ............................................................................................... 104
Biểu đồ 3.11. Hát Soọng cô trong đám cưới hiện nay của người Sán Dìu ............. 105
Biểu đồ 3.12. Tỉ lệ người Sán Dìu kết hôn với tộc người khác .............................. 107
Biểu đồ 3.13. Thái độ của người thân khi có anh, em họ hàng kết hôn với tộc
người khác ......................................................................................... 108
Biểu đồ 3.14. Độ tuổi kết hôn lần đầu của người Sán Dìu ở Tam Đảo .................. 110
Biểu đồ 3.15. Tương quan giữa trình độ học vấn và độ tuổi kết hôn lần đầu ........ 112


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Chính phủ



Cao đẳng

ĐH

Đại học



Nghị định


NXB

Nhà xuất bản

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TC

Trung cấp

UBND

Ủy Ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc, là nơi định cư của
nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, gồm những tộc người như: Cao Lan, Dao,

Sán Chay, Sán Dìu… trong đó người Sán Dìu là tộc người thiểu số chiếm tỉ lệ
lớn nhất khoảng 91,82% tộc người thiểu số của toàn tỉnh [19; tr.9]. Người Sán
Dìu ở Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu ở các huyện Tam Đảo, Bình Xuyên, Lập
Thạch và thị xã Phúc Yên nhưng đông nhất là ở huyện Tam Đảo. Cũng như
nhiều tộc người khác, người Sán Dìu có những phong tục tập quán truyền
thống riêng biệt và có nhiều nét văn hóa đặc sắc, hấp dẫn cần được bảo tồn,
giữ gìn và phát triển trong bối cảnh hiện nay. Nghiên cứu người Sán Dìu nói
chung và nghiên cứu về văn hóa người Sán Dìu nói riêng sẽ có thêm những
hiểu biết rõ nét về truyền thống văn hóa của các tộc người thiểu số.
Trong số rất nhiều các phong tục, tập quán khác nhau thì cưới hỏi được
xem là một trong những phong tục quan trọng trong nghi lễ vòng đời người
của người Sán Dìu. Trong bối cảnh hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ như hiện
nay, đời sống kinh tế - văn hóa đang ngày càng phát triển, người dân có điều
kiện để mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội ra khỏi địa bàn sinh sống. Sự hội
nhập và tác động về các khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội là một điều tất yếu.
Do đó, cưới hỏi cũng không nằm ngoài xu thế tác động mạnh mẽ đó. Thậm
chí không quá khi nói rằng, hiện nay trong số các phong tục, tập quán và nghi
lễ truyền thống của người Sán Dìu thì nghi lễ cưới hỏi đang có nhiều sự tác
động và biến đổi mạnh mẽ nhất. Cùng với sự hội nhập, giao lưu và ảnh hưởng
từ nhiều nền văn hóa khác nhau cưới hỏi hiện nay của người Sán Dìu nói
chung và người Sán Dìu ở Tam Đảo nói riêng đã có những thay đổi rất khác
so với trước kia. Đây chính là lý do quan trọng nhất thúc đẩy tôi tìm hiểu và
lý giải về những thay đổi đó. Từ việc tìm hiểu và lý giải những thay đổi, tôi
còn có mong muốn trong việc đề xuất những biện pháp để lưu giữ và bảo tồn
1


các giá trị văn hóa truyền thống trong đám cưới của người Sán Dìu trong bối
cảnh “bão” hội nhập hiện nay, để những nét đẹp văn hóa truyền thống của
người Sán Dìu, nhất là trong cưới hỏi không bị mai một và lớp người trẻ của

cộng đồng được biết đến và lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Tam Đảo là quê hương, là nơi sinh ra, lớn lên và gắn bó với tuổi thơ
của tôi. Ngay từ nhỏ, mặc dù là người Kinh nhưng tôi đã có điều kiện chứng
kiến quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữa người Kinh và các tộc người
khác ở Tam Đảo trong đó có người Sán Dìu. Tuy vậy, những hiểu biết của tôi
về người Sán Dìu vẫn chưa thực sự sâu sắc. Vì thế, qua đề tài này, tôi muốn đi
sâu và tìm hiểu kĩ hơn nữa về văn hóa của cộng đồng dân tộc ở chính địa
phương nơi mà mình đã sinh ra, gắn bó và lớn lên.
Ngoài những lý do nêu trên, một trong những yếu tố khác tác động
không nhỏ đến việc lựa chọn đề tài của tôi, đó là chồng tôi là người Sán Dìu.
Người đã cùng sinh ra và lớn lên với tôi trong suốt thời thơ ấu và sẽ là người
cùng đồng hành với tôi trong những chặng đường tiếp theo của cuộc đời. Vì
thế, để có thể hiểu hơn về văn hóa tộc người nói chung và văn hóa gia đình
nói riêng, tôi đã quyết định chọn đề tài này làm hướng nghiên cứu cho mình.
Bởi tôi quan niệm rằng, để có thể thực hành văn hóa của một tộc người thì
trước tiên mình cần phải thực sự am hiểu về nó, thậm chí am hiểu thôi chưa
đủ, mà cần phải thực sự chú tâm và say mê với nó.
Từ những lý do trên, tôi đã quyết định lựa chọn: “Lễ cưới hỏi của
người Sán Dìu ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Truyền thống và biến đổi” làm đề
tài cho luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những nghiên cứu chung về người Sán Dìu
Sán Dìu là một trong số những tộc người thiểu số trong cộng đồng 54
tộc người ở Việt Nam và vì vậy đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về
tộc người này từ lịch sử nguồn gốc đến đời sống sinh hoạt văn hóa vật chất và
2


tinh thần. Những nghiên cứu ấy, vừa cung cấp cho tác giả luận văn những tri
thức/hiểu biết có tính chất nền tảng/cơ sở về nhóm tộc người Sán Dìu, đồng

thời, vừa gợi mở hướng triển khai khác với những nghiên cứu trước đó. Mặc
dù đã có khá nhiều các nghiên cứu về người Sán Dìu nhưng lĩnh vực nghiên
cứu về cưới hỏi mới chỉ được đề cập khái lược trong các chuyên khảo về tộc
người này mà vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu riêng biệt nào về
lễ cưới hỏi của người Sán Dìu ở Tam Đảo. Có thể kể đến một số những công
trình của các nhà nghiên cứu sau:
Một trong số những người nghiên cứu nhiều và chuyên sâu nhất về tộc
người Sán Dìu phải kể đến là tác giả Ma Khánh Bằng.
Ông đã cho công bố rất nhiều bài viết về người Sán Dìu trên các tạp chí
chuyên ngành, một trong số đó phải kể đến “Nương đồi, soi bãi của người Sán
Dìu” trên tạp chí Dân tộc học số 3, 1972. Bài viết đã đi sâu nghiên cứu về
cách thức và tập quán sản xuất kinh tế của người Sán Dìu. Qua đó, bạn đọc có
thể hình dung về phương thức sản xuất và cách thức làm ăn của đồng bào
trong hoạt động sản xuất kinh tế trên các nương đồi, soi bãi của đồng bào.
Ngoài bài viết kể trên, năm 1983, ông đã xuất bản công trình Người Sán
Dìu ở Việt Nam (Nxb. Khoa học Xã hội). Đây là công trình đầu tiên viết về
tộc người Sán Dìu khá đầy đủ và chi tiết, được tập hợp từ nhiều bài nghiên
cứu đã công bố và bổ sung nhiều tư liệu mới trong những lần đi điền dã tại
các tỉnh có đồng bào Sán Dìu sinh sống. Cuốn sách là công trình đã khái quát
toàn bộ đặc điểm của người Sán Dìu ở Việt Nam từ hoạt động sản xuất kinh tế
đến các sinh hoạt văn hóa tinh thần hay các tục lệ trong đời sống như: sinh nở,
cưới xin, ma chay… của tộc người này. Tuy nhiên, các thông tin trong cuốn
sách này mới chỉ dừng lại ở tính chất giới thiệu khái lược tổng quan về tộc
người Sán Dìu ở Việt Nam chứ chưa thực sự đi sâu vào các lĩnh vực, khía
cạnh cụ thể.
3


Bên cạnh Ma Khánh Bằng, nhà Dân tộc học Diệp Trung Bình (bút danh
Diệp Thanh Bình) cũng có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về tộc người

Sán Dìu. Một trong số đó phải kể đến cuốn sách: Dân ca Sán Dìu (Nxb. Văn
hóa Dân tộc, Hà Nội, 1987). Cuốn sách đã cho bạn đọc hình dung một cách
khái lược về bản sắc văn hóa của người Sán Dìu qua các bài dân ca truyền
thống trong đó có hát Soọng cô - một điệu hát truyền thống của người Sán
Dìu được sử dụng trong nhiều hoạt động, từ các sinh hoạt thường ngày đến
các sinh hoạt lễ hội, cưới hỏi… Tuy nhiên, cuốn sách này cũng mới chỉ dừng
lại ở khía cạnh hẹp là nghiên cứu về “dân ca” trong đời sống văn hóa tinh
thần của tộc người này.
Ngoài công trình kể trên, Diệp Trung Bình còn có nhiều cuốn sách và
đề tài nghiên cứu về người Sán Dìu như: Lễ hội cổ truyền các dân tộc Hoa,
Sán Dìu ở Việt Nam (Nxb. Văn hóa Dân tộc Hà Nội, 2002). Đây là cuốn sách
đã khái quát được phần nào những lễ hội và tập tục của hai tộc người Hoa và
Sán Dìu ở Việt Nam. Cưới hỏi của người Sán Dìu cũng là một trong những
nội dung được đề cập đến trong cuốn sách này. Tuy nhiên, công trình này
cũng mới chỉ dừng lại ở việc khái lược và mô tả chứ chưa thực sự đi sâu phân
tích vào những tập tục riêng của từng tộc người trong đó có người Sán Dìu.
Đáng chú ý nhất là cuốn Phong tục và nghi lễ chu kỳ đời người của
người Sán Dìu ở Việt Nam, do Bảo tàng Văn hóa các dân tộc ở Thái Nguyên
ấn hành năm 2005… Đây là một trong số các công trình tiêu biểu nhất của
Diệp Trung Bình viết về tộc người Sán Dìu. Với 6 chương, cuốn sách đã cho
người đọc một bức tranh tổng quan về các phong tục và nghi lễ trong chu kỳ
đời người của người Sán Dìu, từ phong tục sinh đẻ, nuôi dạy con cái đến các
phong tục đánh dấu sự trưởng thành, cưới xin, ma chay của tộc người này.
Trong đó, cưới hỏi được nhắc đến trong chương 4 của cuốn sách đã miêu tả
khá chi tiết về nghi lễ cưới hỏi của tộc người Sán Dìu nhưng các thông tin mà
4


tác giả đưa đến vẫn chỉ dừng lại ở việc mô phỏng, tường thuật về lễ cưới hỏi
cổ truyền của đồng bào chứ chưa đề cập đến những biến đổi mà đời sống xã

hội hiện nay tác động đến cưới hỏi. Khoảng trống này chính là một gợi mở
cho tác giả luận văn tiếp tục đi sâu tìm hiểu về vấn đề này.
Ngoài Ma Khánh Bằng, Diệp Trung Bình thì Lâm Quang Hùng cũng là
một tác giả không thể không nhắc tới trong nghiên cứu về đời sống văn hóa
của người Sán Dìu ở Việt Nam. Lâm Quang Hùng cho công bố và ra mắt rất
nhiều các công trình về đồng bào Sán Dìu. Trong đó phải kể đến 3 cuốn sách:
Người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc (Hội Sử học Vĩnh Phúc, xuất bản năm 2011);
Văn hóa ẩm thực người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc (Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội,
2013); Dân ca Sán Dìu (Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2014). Các cuốn sách
trên được biên soạn trên cơ sở nguồn tư liệu được tác giả thu thập và điền dã chủ
yếu ở Vĩnh Phúc nơi có nhiều đồng bào dân tộc Sán Dìu sinh sống.
Trong cuốn Người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc, Lâm Quang Hùng đã cung
cấp cho bạn đọc rất nhiều thông tin hữu ích về tộc người này ở Vĩnh Phúc, từ
các tri thức về nguồn gốc tộc người, địa bàn sinh sống đến các tri thức về kinh
tế truyền thống, phong tục tập quán và thờ cúng - tín ngưỡng… Tác giả đã liệt
kê và giới thiệu cho bạn đọc rất nhiều những phong tục tập quán độc đáo của
đồng bào Sán Dìu ở Vĩnh Phúc từ sinh nở, kết hôn, tang ma, đến các lễ cấp
sắc, lễ Đại phan, làm nhà mới và các lễ tết trong năm. Trong đó, cưới xin
được tác giả Lâm Quang Hùng viết khoảng 7 trang trong phần phong tục tập
quán để giới thiệu và mô tả về lễ cưới truyền thống của đồng bào. Tuy nhiên,
những thông tin trong cuốn sách cũng chỉ mới dừng ở việc phác họa và mô tả
khái lược nhất về tục lệ cưới xin của đồng bào Sán Dìu ở Vĩnh Phúc chứ chưa
đi sâu vào phân tích lý giải.
Cuốn Văn hóa ẩm thực người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc, ngoài việc giới
thiệu về nguồn gốc tộc người, đời sống kinh tế và tổ chức xã hội. Tác giả đã
tập trung miêu tả và giới thiệu cho bạn đọc nhiều món ăn truyền thống, cách
5


thức sử dụng nguyên liệu và chế biến thực phẩm của người Sán Dìu. Trong

đó, tác giả đã đề cập được một cách khái lược nhất những món ăn xuất hiện
trong mâm cỗ cưới của đồng bào Sán Dìu ở Vĩnh Phúc. Cuốn sách là tài liệu
để tác giả căn cứ và tìm hiểu thêm những món ăn trong mâm cỗ cưới của
người Sán Dìu.
Dân ca Sán Dìu như một bức tranh tổng quát giới thiệu về sinh hoạt
văn hóa văn nghệ của đồng bào Sán Dìu ở Vĩnh Phúc. Các bài hát, các làn
điệu dân ca được miêu tả sống động qua ngòi bút của Lâm Quang Hùng.
Trong đó, các bài Soọng cô trong đám cưới được tác giả sưu tầm và đề cập
khá chi tiết. Đây là tư liệu quý, giúp người đọc hình dung phần nào về âm
nhạc và sinh hoạt văn hóa văn nghệ trong các đám cưới truyền thống xưa của
đồng bào Sán Dìu ở Vĩnh Phúc nói chung và Tam Đảo nói riêng.
Ngoài những tác giả kể trên thì Trần Quốc Hùng cũng là một trong số
nhiều các tác giả trẻ quan tâm và có những bài viết đóng góp trong việc tìm
hiểu về văn hóa của người Sán Dìu. Với công trình Phong tục và nghi lễ vòng
đời người Sán Dìu ở Quảng Ninh (Nxb.Thế giới, Hà Nội, 2015), Trần Quốc
Hùng đã giới thiệu cho bạn đọc khá đầy đủ về các phong tục và nghi lễ liên
quan đến chu kỳ vòng đời của người Sán Dìu ở Quảng Ninh từ sinh đẻ, cưới
xin, tang ma… Qua đó phản ảnh được một số biến đổi văn hóa dưới tác động
của quá trình đô thị hóa ở Quảng Ninh nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
Bên cạnh các nhà nghiên cứu kể trên, tác giả Hoàng Phương Mai cũng
là một cái tên đáng chú ý khi có những đóng góp không nhỏ trong công tác
tìm hiểu và nghiên cứu về người Sán Dìu, nhất là người Sán Dìu vùng Sơn
Dương - Tuyên Quang. Tác giả Hoàng Phương Mai đã có khá nhiều các công
trình và bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Trong đó
phải kể đến các công trình: Gia đình của người Sán Dìu ở xã Ninh Lai, huyện
Sơn Dương, Tuyên Quang truyền thống và biến đổi (Viện Dân tộc học, ấn
hành năm 2011). Trong công trình này, Hoàng Phương Mai đã đề cập khá chi
6



tiết đến cấu trúc, quy mô chức năng của một gia đình truyền thống của người
Sán Dìu ở Ninh Lai, Tuyên Quang. Qua đó chỉ ra những điểm đang dần biến
đổi trong cấu trúc gia đình người Sán Dìu hiện nay. Những thông tin và mô tả
về phong tục và nghi lễ trong chu kì đời người của người Sán Dìu ở Sơn
Dương - Tuyên Quang mà Hoàng Phương Mai cung cấp trong công trình kể
trên cũng là nguồn tài liệu quý báu để tôi có thể tìm hiểu và so sánh với người
Sán Dìu ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc, bởi hai huyện Sơn Dương của Tuyên Quang
và Tam Đảo của Vĩnh Phúc là những huyện lị tiếp giáp và rất gần nhau, do đó
chắc chắn có những điểm tương đồng nhất định.
Ngoài công trình kể trên, trong luận án Tiến sĩ của mình, Hoàng
Phương Mai cũng đã mở rộng khu vực nghiên cứu từ Tuyên Quang sang Tam
Đảo với tiêu đề Gia đình của người Sán Dìu vùng chân núi Tam Đảo (Viện
Dân tộc học, 2016). Trong công trình này, ngoài việc mô tả và phân tích cấu
trúc, quy mô gia đình người Sán Dìu, Hoàng Phương Mai còn chỉ ra những
đặc điểm trong khuynh hướng phát triển hiện nay của gia đình người Sán Dìu
vùng chân núi Tam Đảo. Qua đây, tác giả luận văn có thể kế thừa những tư
liệu giá trị để tìm hiểu và phân tích thêm những ảnh hưởng của gia đình tới
hôn nhân và cưới xin của đồng bào.
Nguyễn Thị Quế Loan cũng là một cái tên đáng chú ý khi nhắc đến các
tác giả nghiên cứu về tộc người Sán Dìu ở Việt Nam. Tác giả cũng đã có rất
nhiều bài viết, bài nghiên cứu về tộc người này được đăng trên các tạp chí
chuyên ngành như: “Biến đổi trong tập quán ăn uống của người Sán Dìu tỉnh
Thái Nguyên” in trong Thông báo Dân tộc học (Quyển I) năm 2007, hay “Tác
động của đô thị hóa tới văn hóa tộc người (trường hợp người Sán Dìu ở Thái
Nguyên)” trong Tạp chí Dân tộc học (2012), số 2… Đây là nguồn tư liệu
phong phú về tập quán và phong tục của người Sán Dìu ở các địa phương lân
cận, qua đó có cái nhìn so sánh, đối chiếu với người Sán Dìu ở Tam Đảo Vĩnh Phúc.
7



2.2. Những nghiên cứu về cưới hỏi của người Sán Dìu
Nghiên cứu về người Sán Dìu nói chung và về cưới hỏi của người Sán
Dìu nói riêng là một đề tài khá phong phú và được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Văn Anh, trong khóa luận tốt nghiệp của mình năm
2008, đã lựa chọn đề tài: Bước đầu tìm hiểu tục lệ cưới xin và nghi lễ tang ma
của người Sán Dìu ở Lục Ngạn - Bắc Giang làm hướng nghiên cứu cho mình.
Nghiên cứu này cung cấp những thông tin hữu ích giúp tôi có cái nhìn đa
dạng hơn về cưới hỏi của người Sán Dìu ở các địa phương trong cả nước.
Tác giả Hoàng Phương Mai (2014) cũng đã tìm hiểu về cưới hỏi của
người Sán Dìu vùng chân núi Tam Đảo qua công trình: Nghi lễ cưới hỏi của
người Sán Dìu vùng chân núi Tam Đảo. Trong công trình này, Hoàng Phương
Mai đã mô tả khá chi tiết về tập tục và quy trình cưới hỏi của người Sán Dìu
quanh chân núi Tam Đảo, cụ thể là xã Ninh Lai - huyện Sơn Dương - tỉnh
Tuyên Quang và xã Minh Quang, Đạo Trù của huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc.
Các tư liệu và thông tin tác giả thu thập khá đầy đủ và phong phú. Tuy nhiên,
do địa bàn nghiên cứu rộng (quanh chân núi Tam Đảo bao gồm các huyện
Sơn Dương của Tuyên Quang, Tam Đảo của Vĩnh Phúc, Đại Từ của Thái
Nguyên) nên các thông tin nhiều khi chưa thực sự chi tiết và cụ thể ở từng địa
phương. Hơn nữa, trong công trình này, Hoàng Phương Mai lại tập trung
nhiều hơn trong nghiên cứu người Sán Dìu ở Sơn Dương - Tuyên Quang nên
những mô tả về cưới hỏi của người Sán Dìu ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc nhất là
các xã Yên Dương, Bồ Lý, Đạo Trù vẫn chưa thực sự rõ nét và cụ thể.
Lê Thị Hoa với đề tài Tìm hiểu những nét mới trong thủ tục cưới xin
của người Sán Dìu ở huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, Khóa luận tốt
nghiệp 2009, trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã phần nào mô tả được cơ bản
tiến trình một lễ cưới hỏi của người Sán Dìu ở Sơn Dương - Tuyên Quang.
Tuy nhiên, trong khóa luận này, tác giả Lê Thị Hoa chưa đi sâu phân tích và
8



lý giải được những biến đổi cụ thể mà mới chỉ dừng lại ở việc nêu biểu hiện
của sự thay đổi.
Với khóa luận Nghi lễ gia đình của người Sán Dìu ở xã Ninh Lai,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Truyền thống và những biến đổi, năm
2009, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, tác giả Cao Thị Thắm đã lược thuật và
miêu tả lại các nghi lễ trong chu kì đời người của người Sán Dìu ở xã Ninh
Lai - Sơn Dương - Tuyên Quang từ nghi lễ sinh đẻ đến nghi lễ về cưới xin,
ma chay. Ngoài ra, tác giả còn miêu tả thêm các nghi lễ về thờ cúng tổ tiên,
nghi lễ nông nghiệp và một số nghi lễ khác của người Sán Dìu ở Tuyên
Quang. Tuy nhiên, do có quá nhiều nghi lễ được đề cập đến nên hầu hết các
nghi lễ này đều được làm rất sơ lược và tóm tắt. Nghi lễ cưới hỏi cũng được
nhắc tới rất đơn giản và chỉ dừng lại ở việc mô tả.
Tạ Thị Hồng Nhung, Bước đầu tìm hiểu tập quán cưới xin truyền thống
của người Sán Dìu ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Khóa luận tốt nghiệp năm 2012,
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Trong khóa luận này, tác giả Tạ Thị Hồng
Nhung đã khái lược và mô tả cơ bản về các bước cưới hỏi của người Sán Dìu
ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc nhưng vẫn chưa thực sự đầy đủ và khoa học. Nhiều
thủ tục và nghi lễ quan trọng trong đám cưới của người Sán Dìu không được
nhắc tới hoặc nhắc tới rất sơ lược, đây chính là điểm cần được bổ sung và
phát triển. Ngoài ra, trong khóa luận này tác giả Tạ Thị Hồng Nhung cũng
chưa chỉ ra được những yếu tố biến đổi và nguyên nhân tạo nên sự biến đổi
trong cưới hỏi của người Sán Dìu ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc mà mới chỉ dừng
lại ở việc đưa ra một vài nhận xét rất sơ lược về những giá trị tích cực và tiêu
cực trong cưới hỏi của người Sán Dìu ở Tam Đảo. Từ đó, tác giả khóa luận đã
đưa ra một vài khuyến nghị để bảo tồn tập quán cưới xin của đồng bào.
Như thế có thể thấy rằng, các khóa luận tốt nghiệp với yêu cầu dành
cho sinh viên tốt nghiệp ra trường nên đa phần mới chỉ dừng lại ở việc mô tả
các hiện tượng văn hóa mà chưa phân tích rõ được cấu trúc và chức năng của
các hiện tượng văn hóa, trong đó có nghi lễ cưới hỏi của người Sán Dìu.

9


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: các hoạt động và nghi lễ trong
cưới hỏi của người Sán Dìu. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi cũng sẽ mở rộng
nghiên cứu cả vấn đề hôn nhân để có cái nhìn tổng hợp và bao quát nhất có
thể về cưới hỏi của người Sán Dìu ở Tam Đảo.
Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi lựa chọn ba xã: Yên Dương, Bồ Lý,
Đạo Trù làm địa bàn nghiên cứu chủ yếu và trọng tâm. Bởi, đây là nơi sinh
sống tập trung và chủ yếu của người Sán Dìu ở huyện Tam Đảo. Yên Dương,
Bồ Lý, Đạo Trù là ba xã nằm ở phía Bắc của huyện Tam Đảo, tiếp giáp với
hai tỉnh lân cận là Tuyên Quang và Thái Nguyên. Với vị trí không quá xa
trung tâm (khoảng 15 km với trung tâm huyện và 35 km so với trung tâm
tỉnh) nên từ lâu người dân nơi đây đã có điều kiện để tiếp xúc và giao lưu văn
hóa với nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh.
Mặc dù không phải khu vực quá xa trung tâm của tỉnh (khoảng 35km)
nhưng ba xã này (Yên Dương, Bồ Lý, Đạo Trù) lại từng là ba xã thuộc vùng
sâu, vùng xa của tỉnh Vĩnh Phúc, nằm trong đề án 135 của Chính phủ về phát
triển và đầu tư về điện - đường - trường - trạm cho các xã vùng sâu, vùng xa
vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đây cũng là khu vực có địa hình
phức tạp, chủ yếu là đồi núi và bị chia cắt khá nhiều với các địa phương khác
do có rất nhiều sông, suối. Vào mùa mưa việc đi lại của người dân cực kì khó
khăn, thậm chí nhiều thôn bản bị cô lập vì các con đường liên xã, các cây cầu
liên xã đã bị ngập hoặc bị cuốn trôi trong mùa mưa lũ. Ngoài ra, đây cũng là
địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tập trung nhiều nhất là
người Sán Dìu. Chương trình 135 của Chính phủ đã ảnh hưởng và tác động
không nhỏ đến đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của người dân nói chung và
của đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, trong đó có người Sán Dìu.
Phạm vi thời gian: luận văn nghiên cứu hôn nhân của người Sán Dìu từ

truyền thống đến nay, trong đó lấy niên điểm 1986 làm dấu/mốc thời gian để
10


phân chia giữa hai giai đoạn. Bởi thời điểm năm 1986, ở Việt Nam có những
chuyển biến mạnh mẽ về nhiều mặt: chính trị, văn hóa, xã hội của thời kì Đổi
mới. Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa của người Sán Dìu
nói chung và người Sán Dìu ở Tam Đảo nói riêng, trong đó có phong tục hôn
nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, theo cảm nhận của chúng tôi với tư cách là cư
dân bản địa sinh sống tại địa phương thì những chuyển biến mạnh mẽ nhất về
cưới hỏi của tộc người Sán Dìu phải diễn ra trong khoảng thời gian từ năm
1995 - 1997 khi có hệ thống điện lưới quốc gia xuất hiện.
4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tái hiện lại quy trình một lễ cưới hỏi truyền thống của người
Sán Dìu ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc.
Chỉ ra sự khác biệt/ biến đổi trong lễ cưới hỏi của người Sán Dìu ở
Tam Đảo hiện nay so với trước kia (lấy mốc niên biểu 1986).
Đưa ra những nguyên nhân và xu hướng của sự biến đổi trong lễ cưới
hỏi của người Sán Dìu ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc.
Về mặt tư liệu luận văn góp phần xây dựng tư liệu toàn diện và đa
chiều nhất có thể xung quanh các phong tục và nghi lễ cưới hỏi của người Sán
Dìu ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc.
5. Phƣơng pháp và lý thuyết nghiên cứu
 Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn, tác giả tiến hành sử dụng các phương
pháp chính sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợp so sánh, đối chiếu. Phương
pháp này dựa trên những tư liệu, những công trình nghiên cứu của các tác giả
đi trước đã công bố, với những tư liệu tác giả trực tiếp khảo sát tại địa bàn
nghiên cứu. Từ đó, chỉ ra sự biến đổi trong lễ cưới hỏi của người Sán Dìu ở

Tam Đảo - Vĩnh Phúc.
11


Điền dã dân tộc học là phương pháp được sử dụng chính và chủ yếu
nhất trong quá trình nghiên cứu và khảo sát tại địa bàn nghiên cứu của tác giả.
Vì sinh ra và lớn lên tại địa bàn nghiên cứu, thông thuộc địa hình và có những
hiểu biết nhất định về lối sống và phong tục tập quán của đồng bào nên tôi có
những thuận lợi nhất định trong quá trình điền dã thu thập tài liệu. Tại địa bàn
nghiên cứu, tác giả đã sử dụng những công cụ: quan sát tham dự, quan sát không
tham dự, phỏng vấn, thảo luận nhóm. Tôi còn là người trực tiếp trải nghiệm lễ
cưới của chính mình theo phong tục cưới hỏi của chính đồng bào dân tộc Sán
Dìu để cảm nhận và đối chiếu với chính những thông tin được tìm hiểu.
Luận văn cũng sử dụng một số thao tác như phân tích, so sánh, tổng
hợp, phỏng vấn, điều tra xã hội học để hiểu thêm về bối cảnh kinh tế, xã hội
nhằm hiểu rõ hơn địa bàn và đối tượng nghiên cứu.
Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu kể trên, tôi cũng đã xây dựng
một bảng hỏi với 32 câu hỏi phỏng vấn để tìm hiểu thêm về các tập tục cũng
như suy nghĩ của người dân trong vấn đề cưới hỏi của người Sán Dìu hiện
nay. Từ 32 câu hỏi và 101 người trả lời phỏng vấn, tôi đã tập hợp và xử lý số
liệu (xem Phụ lục) để có cái nhìn so sánh và kiểm chứng với những giả thiết
nghiên cứu trước đó của mình về vấn đề nghiên cứu.
 Lý thuyết nghiên cứu
Lý thuyết tiếp xúc và giao lưu văn hóa
Văn hóa nói riêng và các sự vật, hiện tượng trong đời sống đều luôn
biến đổi không ngừng. Khi nghiên cứu về văn hóa thì sự biến đổi này lại càng
diễn ra mạnh mẽ. Các nhà nghiên cứu thường tiếp cận và lý giải từ những
khía cạnh khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là góc nhìn tiếp xúc và giao
lưu văn hóa, nhất là sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữa các tộc người.
Tiếp xúc văn hóa là điều kiện cần nhưng chưa đủ để tạo ra sự biến đổi

văn hóa. Tiếp xúc chỉ dẫn đến sự biến đổi khi có sự đối thoại, thâm nhập, hòa
biến giữa các nền văn hóa với nhau. Quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa là
12


quá trình biến đổi văn hóa diễn ra do sự tiếp xúc, đối thoại và thâm nhập giữa
hai hay nhiều nền văn hóa độc lập với nhau tạo nên những biến đổi. Sự biến
đổi này có thể diễn ra rất nhanh chóng nhưng cũng có thể các biến đổi này
diễn ra rất chậm chạp mà phải mất nhiều thời gian chúng ta mới nhận ra được.
Quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa của người Sán Dìu đã diễn ra từ
lâu đời. Sống trong bối cảnh cộng cư với các tộc người Kinh nên quá trình
tiếp xúc văn hóa diễn ra liên tục, lâu dài, kéo theo đó là sự cộng cư văn hóa
cũng đã diễn ra từ lâu đời.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, mối quan hệ tiếp biến văn hóa của
người Sán Dìu càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Hiện nay người Sán Dìu không chỉ
tiếp xúc với người Kinh mà còn tiếp xúc với nhiều tộc người khác như Cao
Lan, Sán Chí… Trong khoảng 10 năm trở lại đây đời sống văn hóa của người
Sán Dìu nói chung và người Sán Dìu ở Tam Đảo nói riêng đã có nhiều chuyển
biến rõ rệt.
Lý thuyết trung tâm và ngoại vi
Thuyết "trung tâm" trong nghiên cứu văn hoá đã được các nhà nghiên
cứu thuộc trường phái "Truyền bá luận" Tây Âu đưa ra từ các thập kỉ cuối thế
kỉ XIX đầu XX. Họ cho rằng, các sáng tạo văn hoá của nhân loại bao giờ
cũng xuất phát điểm từ một nơi, thuộc một cộng đồng nào đó, rồi sau đó lan
truyền đi các nơi khác và chính sự lan truyền ấy tạo nên động lực của sự phát
triển văn hoá nói riêng và của xã hội nói chung. Các nhà nghiên cứu cho rằng,
các hiện tượng "thiên di", "lan toả", "mô phỏng" văn hoá, tức là đề cập tới
một thuộc tính cơ bản của văn hoá, đó là sự giao lưu, ảnh hưởng, là sự chia xẻ
các giá trị văn hoá. Theo lý thuyết này sự lan toả và khuếch tán văn hóa có
mối quan hệ hai chiều giữa trung tâm và ngoại vi vùng văn hoá.

Sống trong bối cảnh cộng cư giữa người Kinh và nhiều tộc người thiểu
số khác, người Sán Dìu ở Tam Đảo đã có quá trình tiếp nhận và ảnh hưởng từ
nhiều văn hóa của các tộc người cộng cư lân cận. Họ cùng sống trên cùng một
13


địa vực nhất định, do đó quá trình ảnh hưởng và tiếp xúc văn hóa là một điều
tất yếu. Hơn hết, trên khu vực huyện Tam Đảo, cộng đồng người Kinh có thể
được coi là một “trung tâm văn hóa” lớn và các tộc người thiểu số trên địa
bàn là những “ngoại vi văn hóa” nhỏ hơn. Do đó, trong một tổng quan chung,
nhóm văn hóa của các tộc người thiểu số như người Sán Dìu thông thường sẽ
bị ảnh hưởng và tiếp thu văn hóa của cộng đồng người chiếm đa số mà ở đây
là người Kinh. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận tính hai chiều của văn
hóa, tức là kể cả “trung tâm văn hóa” cũng sẽ bị nền văn hóa ngoại vi ảnh
hưởng ngược trở lại.
6. Đóng góp luận văn
Thông qua việc nghiên cứu, điền dã và áp dụng các lý thuyết nghiên
cứu, luận văn có những đóng góp sau:
Luận văn tái hiện lại lễ cưới hỏi truyền thống của người Sán Dìu. Những
quan niệm về hôn nhân, những nguyên tắc trong kết hôn và những nghi lễ cưới
hỏi của người Sán Dìu được trình bày một cách đầy đủ và khách quan.
Dưới góc nhìn của quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa, luận văn đã
chỉ ra những biến đổi trong nghi lễ cưới hỏi của người Sán Dìu và phân tích,
lý giải nguyên nhân của sự thay đổi ấy.
Về mặt tư liệu, luận văn đóng góp trong việc cố gắng xây dựng bức
tranh toàn diện, đa chiều nhất có thể xung quanh các nghi lễ cưới hỏi của
người Sán Dìu ở Tam Đảo tính đến thời điểm năm 2018. Đây sẽ là nguồn tư
liệu hữu ích đối với những nghiên cứu về cưới hỏi của người Sán Dìu được
tiến hành trong tương lai ở những giai đoạn sau. Luận văn cũng sưu tầm,
những tư liệu hình ảnh về đám cưới của người Sán Dìu ở Tam Đảo - Vĩnh

Phúc. Qua đó bổ sung và phát triển thêm nguồn tư liệu hình ảnh và chữ viết
về đám cưới của người Sán Dìu ở Tam Đảo.
Luận văn góp phần giới thiệu và lan tỏa văn hóa tộc người đến thế hệ
trẻ hiện nay, giúp thế hệ trẻ người Sán Dìu có ý thức hơn trong việc bảo tồn
14


bản sắc văn hóa tộc người Sán Dìu nói chung và người Sán Dìu ở Tam Đảo
nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là gợi ý cho các định hướng về
chính sách kinh tế - văn hóa - xã hội trong công cuộc xây dựng nông thôn mới
ở địa phương hiện nay.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được
chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về người Sán Dìu ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc.
Chương 2: Lễ cưới hỏi truyền thống của người Sán Dìu ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc.
Chương 3: Những biến đổi trong lễ cưới hỏi của người Sán Dìu ở Tam Đảo Vĩnh Phúc hiện nay.

15


×