Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Ngân sách nhà nước - Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.23 KB, 13 trang )

Ngân sách nhà nước - Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
Cơ sở lý luận
1.1 Khái quát về ngân sách nhà nước và hệ thống ngân sách nhà nước
1.1.1. Khái niệm
Có nhiều dịnh nghĩa khác nhau về NSNN trên các góc cạnh tiếp cận khác
nhau:
Theo luật ngân sách nhà nước : Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu,chi
của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và
được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà
nước.
Thuật ngữ ”Ngân sách” có nguồn gốc từ tiếng la tinh”Budget” có nghĩa là cái túi
hay rộng hơn là nơi tập trung nguồn thu và xuất phát điểm của các khoản chi. Qua quá
trình phát triển, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến hơn và dần dần tách khỏi ý nghĩa
ban đầu của nó.
Về hình thức thể hiện: ngân sách được hiểu là các bản dự toán và quyết toán thu, chi
của một đơn vị trong một thời gian xác định.
Về hành vi: NSNN được hiểu là việc thực hiện các khoản thu chi bằng tiền của nhà
nước trong một khoảng thời gian nhất định( thường là một năm). Theo đó, Luật NSNN
(sửa đổi năm 2002) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định” NSNN là
toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của nhà nước”.
Như vậy, về bản chất NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với
các chủ thể trong xã hội, phát sinh trong quá trình phân phối và phân phối lại của cải xã
hội, nhằm tập trung một phần nguồn lực tài chính vào trong tay nhà nước để đáp ứng
các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà nước. Về
hình thức biểu hiện, đó là các dự toán và quyết toán các khoản thu, chi quá trình trực
hiện chức năng của nhà nước trong một thời gian xác định ( một năm).
Ngân sách nhà nước
Ngân sách trung ương
Ngân sách địa phương


Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngNgân sách huyện, quận thuộc tỉnhNgân sách xã, phường, thị trấn
1.1.2 Hệ thống phân cấp quản lý NNSN
Tuỳ theo hệ thống tổ chức hành chính của nhà nước và phân cấp quản lý ngân
sách, hệ thống NSNN tại mỗi quốc gia được hình thành khác nhau. Ở nước ta, hệ thống
NSNN cũng được tổ chức thành bốn cấp: Ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh( thành
phố trực thuộc trung ương), ngân sách huyện,( quận, thị xã), ngân sách xã( phường, thị
trấn).
Sơ đồ1.1: hệ thống NSNN Việt Nam
Trong hệ thống này, ngân sách trung ương chịu trách nhiệm quản lý thu, chi theo
ngành kinh tế. Nó luôn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống NSNN. Ngân sách trung
ương cấp phát kinh phí cho yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước
trung ương( sự nghiệp văn – xã, sự nghiệp kinh tế; an ninh – quốc phòng; trật tự an toàn
xã hội; đầu tư xây dựng các công trình kế cấu hạ tầng….). Trên thực tế ngân sách
trung ương là ngân sách của cả nước, tập trung đại bộ phận nguồn thu và đảm vảo các
nhu cầu chi mang tính quốc gia. Ngân sách trung ương bao gồm các đơn vị dự toán của
cấp này. Mỗi bộ, cơ quan trung ương là một đơn vị dự toán ngân sách trung ương.
Ngân sách địa phương chịu trách nhiệm quản lý thu NSNN trên địa bàn và chi
NSNN địa phương. HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương( gọi chung là cấp
tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa
phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ
quản lý của nỗi cấp trên địa bàn. Chính quyền cấp tỉnh cần chủ động, sáng tạo trong
việc động viên khai thác thế mạnh trên địa bàn địa phương để tăng nguồn thu, đảm bảo
chi và thực hiện cân đối ngân sách của cấp mình.
Ngân sách cấp huyện, do chính quyền cấp huyện tổ chức thực hiện quản lý thu,
chi theo quy định phân cấp của tỉnh nhằm khai thác tốt nguồn thu để đảm bảo nhiệm vụ
chi ngân sách cấp mình.
Ngân sách cấp xã, phường do chính quyền cấp xã phường tổ chức thực hiện theo quy
định của cấp huyện nhằm đảm bảo các nhiệm vụ phát sinh trên địa bàn địa phương
mình quản lý.
Quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống NSNN được thực hiện theo các

nguyên tắc sau:
Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân
định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể; Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách của chính
quyền nhà nước cấp trên cho ngân sách của chính quyền ngân sách cấp dưới nhằm đảm
bảo sự công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ, các địa phương. Số bổ
sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước
cấp trên uỷ quyền cho cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi đó( gọi là
kinh phí uỷ quyền). Không được dùng ngân sách của cấp này chi cho nhiệm vụ của
ngân sách cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
1.2 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước thế nội dung trên khôgn phải là nội
dung của phân cấp quản lý NSNN à?
Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của
chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi
của NSNN.
Phân cấp quản lý NSNN giữa chính quyền trung ương và các cấp chính quyền
địa phương là một tất yếu khách quan do mỗi cấp chính quyền đều cần đảm bảo nhu
cầu chi bằng những nguồn tài chính nhất định. Nếu các nhiệm vụ đó do mỗi cấp trực
tiếp đề xuất và bố trí thì sẽ hiệu quả hơn là sự áp đặt từ trên xuống. Đồng thời, những
khoản thu nhỏ lẻ hoặc khó quản lý nếu phân giao cho chính quyền địa phương quản lý
sẽ phát huy tính độc lập, năng động, sáng tạo trong quá trình tổ chức triển khai các
nhiệm vụ về xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương.
Phân cấp quản lý ngân sách cũng là phương pháp tốt nhất để gắn các hoạt động
của NSNN với các hoạt động kinh tế xã hội một cách cụ thể. Sự gắn kết này nhằm tạo
lập và tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách, chế độ nguồn tài chính quốc gia,
đồng thời phân phối, sử dụng các nguồn tài chính đó một cách công bằng, hợp lý, tiết
kiệm, có hiệu quả cao phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất
nước.
Phân cấp quản lý NSNN đúng đắn và hợp lý không chỉ bảo đảm phương tiện vật
chất cho việc duy trì, phát triển hoạt động của các cấp chính quyền nhà nước từ trung
ương đến địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy được lợi thế nhiều mặt của từng

vùng, từng địa phương trong cả nước: Nó cho phép quản lý và kế hoạch hoá NSNN và
điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mối quan hệ giữa các cấp
ngân sách được tốt hơn. Phân cấp NSNN còn có tác động thúc đẩy phân cấp quản lý
kinh tế xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.
Khi tiến hành phân cấp quản lý NSNN cần phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản
sau:
Một là, Phân cấp ngân sách cần phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội của
nhà nước: Phân cấp quản lý kinh tế xã hội là tiền đề, là điều kiện để thực hiện phân cấp
quản lý NSNN. Thực chất của nguyên tắc này là việc giải quyết mối quan hệ giữa
nhiệm vụ và quyền lợi của mỗi cấp chính quyền. Mặt khác, nguyên tắc này còn là điều
kiện đảm bảo tính độc lập tương đối trong quản lý NSNN. Quán triệt nguyên tắc này
tạo cơ sở cho việc giải quyết mối quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền bằng việc
xác định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của các cấp;
Hai là, ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đao tập trung các nguồn lực cơ bản
thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cả nước;
Nguyên tắc này xuất phát từ vị trí quan trọng của nhà nước trung ương trong quản lý
kinh tế xã hội của cả nước và từ tính chất xã hội hoá của các nguồn tài chính quốc gia.
Ba là, phân định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và ổn định
tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu, số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân
sách cấp dưới từ 3 đến 5 năm. Hàng năm chỉ xem xét điều chỉnh số bổ sung một phần
do có trượt giá hoặc do tốc độ tăng trưởng kinh tế;
Bốn là, đảm bảo công bằng trong phân cấp quản lý NSNN. Theo nguyên tắc này,
khi tiến hành phân cấp quản lý NSNN phải căn cứ vào các yêu cầu chung của cả nước,
đồng thời phải cố gắng hạn chế thấp nhất sự chênh lệch về kinh tế, văn hoá, xã hội giữa
các vùng, lãnh thổ.
Các quan hệ trong phân cấp quản lý NSNN cần được xem xét nhằm quản lý NSNN
hiệu quả hơn.
1.3 Ngân sách cấp huyện trong hệ thống ngân sách nhà nước
NSNN là một tổng thể thống nhất bao gồm nhiều cấp ngân sách cấu thành. Là
cấp chính quyền nối tỉnh (thành phố) với xã ( phường), chính quyền cấp huyện không

chỉ đơn thuần thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh, thành phố mà còn có những hướng riêng
phù hợp với tình hình thực tế của huyện trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Ngân sách huyện là công cụ quan trọng của chính quyền cấp huyện trong việc ổn
định và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Khi xem xét ngân sách huyện không tách
rời khỏi NSNN cấp trên nhưng cũng không được coi ngân sách huyện là yếu tố thụ
động trong hệ thống ngân sách. Theo đó, ngân sách huyện là toàn bộ các khoản thu –
chi được quy định đưa vào dự toán trong một năm do HĐND huyện quyết định và giao
cho UBND huyện tổ chức chấp hành nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cuả
chính quyền cấp huyện. Quan niệm trên có thể giúp chúng ta hình dung được ngân sách
huyện và cơ quan quyết định cũng như cơ quan chấp hành ngân sách huyện. Tuy nhiên,
quan điểm trên chưa phản ánh được các mối quan hệ tiền tệ mà thực chất là quan hệ lợi
ích kinh tế chứa đựng trong ngân sách huyện. Thực tiễn chỉ ra rằng khi các khoản thu,
chi ngân sách huyện diễn ra tất yếu sẽ nảy sinh sự vận động của nguồn tài chính từ chủ
thể( người) nộp đến ngân sách huyện, từ ngân sách huyện đến những mục đích sử dụng
nào đó. Toàn bộ quá trình thu tác động đến lợi ích, nghĩa vụ của người nộp và
toàn bộ các khoản chi sẽ mang lại lợi ích cho dân cư, hộ gia đình. Sự vận động của các
nguồn tài chính vào ngân sách huyện và từ ngân sách huyện đến các mục đích sử
dụng khác nhau chứa đựng các mối quan hệ cụ thể:

×