Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KĨ THUẬT TÂN LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.37 KB, 25 trang )

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KĨ THUẬT TÂN LONG
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân
Long
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trước tình hình Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), đồng thời để đáp ứng nhu cầu về hàng hóa với những tiêu chuẩn
kỹ thuật và mỹ thuật để trang bị cho những nhà hàng, khách sạn, Resort…đạt tiêu
chuẩn sao, công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Kĩ thuật Tân Long đã
ra đời. Công ty chính thức được thành lập ngày 06/12/2006 theo giấy phép kinh doanh
số 4102048924 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp. Là công ty
100% vốn đầu tư nước ngoài, trực thuộc công ty Charles Wembley Singapore.
- Tên chính thức: Công Ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Kĩ thuật
Tân Long.
- Tên Tiếng Anh: Tan Long Trading And Services Technology Company.
- Tên viết tắt : Tan Long Co.,Ltd.
- Trụ sở chính : 14/4 Thân Nhân Trung, phường 13, Quận Tân Bình, Thành Phố
Hồ Chí Minh.
- Điện thoại : (848) 3849.8888.
- Fax : (848) 3849.7777.
- Tài khoản : 26417589 (VNĐ) tại Ngân hàng ACB chi nhánh Cộng Hòa.
- Mã số thuế : 0304902916.
- Vốn điều lệ : 2.000.000.000 VNĐ (Hai tỷ đồng).
- Công ty mẹ Charles Wembley (S.E.A.) Co Pte Ltd (Singapore):
Địa chỉ : Blk 1004, Toa Payoh Industrial Park, # 04 – 1489 Toa Payoh
East, Toa Payoh, Singapore 319076.
Điện thoại : (65) 6250.8833.
- Fax : (65) 6250.9076.
Hiện nay, công ty có hai văn phòng đại diện tại Hà Nội và Đà Nẵng.
- Văn phòng Đại diện tại Hà Nội:
Địa chỉ : 51 Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội.


Điện thoại : (844) 3762.2612.
Fax : (844) 3762.2613.
- Văn phòng Đại diện tại Đà Nẵng:
Địa chỉ : 154 Nguyễn Tri Phương, Thanh khê, Đà nẵng.
Điện thoại : (84511) 389.8121.
Fax : (84511) 389. 8121.
Mặc dù công ty đã phải trải qua quá trình cạnh tranh gay gắt trên thị trường
nhưng Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Kĩ Thuật Tân Long đã tạo ra cho mình
một chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực mà mình kinh doanh. Điều đó được thể hiện
qua lượng khách hàng và bạn hàng mới ngày càng tăng.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
2.1.2.1. Chức năng
- Công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Kĩ thuật Tân Long được thành lập với
chức năng chủ yếu kinh doanh thương mại và dịch vụ.
- Thực hiện các hoạt động kinh doanh trang thiết bị y tế, nhà bếp của công ty
nhằm đạt được các kế hoạch mà công ty đã đề ra theo kết quả cao nhất.
- Thực hiện công tác quản lý và chăm sóc khách hàng nhằm đáp ứng mọi mong
đợi của khách hàng khi mua các sản phẩm của công ty
2.1.2.2. Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ của công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Kĩ thuật Tân Long chính
là công việc kinh doanh, và kinh doanh phải đảm bảo chính xác, rõ ràng, hiệu
quả.
- Thực hiện hạch toán kinh tế và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.
- Chủ động tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Ký kết và thực hiện các hợp
đồng với các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế trong và
ngoài nước trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện hai bên cùng có lợi.
- Sử dụng đòn bẩy kinh tế và các biện pháp khuyến khích về vật chất tinh thần đối
với công nhân viên qua việc sử dụng các quỹ của công ty nhằm cải thiện điều
kiện làm việc của họ.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý và chức năng của các phòng ban

Marketing
GIÁM ĐỐC
Phó Giám đốc KD
Phó Giám Đốc VP
Phòng kỹ sư
Phòng
Design
Phòng kinh doanh
Phòng nhân sự
Phòng XNK
Kho hàng
Phòng kế toán
Bộ phận thiết bị nhà bếp
Bộ phận thiết bị y tế
Sale
Admin
Marketing
Sale
Admin
2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý
(Nguồn: Công ty Tân Long, báo cáo phòng nhân sự)
Sơ đồ 1. Cơ cấu Tổ chức công ty Tân Long.
2.1.3.2. Chức năng của các phòng ban
- Giám đốc: Là người chịu mọi trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty,
ra quyết định ký kết các văn bản, hợp đồng, đề ra phương hướng kinh doanh.
- Phó giám đốc kinh doanh: Là người được Giám đốc ủy nhiệm hỗ trợ Giám đốc
trong việc điều hành hoạt động của công ty, theo dõi hoạt động kinh doanh của
công ty.
- Phó giám đốc văn phòng: Là người được Giám đốc ủy nhiệm hỗ trợ Giám đốc
trong việc điều hành hoạt động của công ty, theo dõi hoạt động khối văn phòng

của công ty.
- Phòng kỹ sư: Thực hiện các dịch vụ về lắp đặt, bảo trì và sửa chữa về thiết bị
nhà bếp, thiết bị y tế.
- Phòng Design: Tư vấn, thiết kế.
- Phòng kinh doanh: Tìm kiếm khách hàng, quản lý cập nhật thông tin giá cả thị
trường, báo giá cho khách hàng. Giao dịch quản lý đơn hàng.
- Phòng nhân sự: Có nhiệm vụ quản lý nhân sự, phân bổ nhân sự cho các phòng
ban, đào tạo tuyển dụng nhân viên chăm lo đời sống y tế, bảo hiểm cho nhân
viên công ty.
- Phòng xuất nhập khẩu: Tham mưu cho Giám đốc về công tác đối ngoại, các luật
quốc tế về thương mại, thanh toán, bảo hiểm, vận tải quốc tế, chính sách khách
hàng, thị trường và thực hiện tổ chức nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất – nhập
khẩu.
- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức, hạch toán sổ sách, chứng từ thực hiện các
nhiệm vụ kế toán tài chính, theo dõi chặt chẽ quá trình hoạt động thu- chi của
công ty
- Kho hàng: Để chứa hàng hóa.
- Bộ phận marketing: Có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển thị trường để xây dựng,
quảng bá hình ảnh cho công ty.
- Bộ phận sales: Lập bảng báo giá, nỗ lực đạt doanh số bán hàng và doanh thu
mục tiêu.
- Bộ phận admin: Nghe điện thoại của khách hàng, lập phiếu xuất kho và báo cáo
các công việc phát sinh trong ngày.
2.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh
Công ty Tân Long hoạt động trên hai lĩnh vực sau:
- Hoạt động kinh doanh thương mại chủ yếu của công ty: nhập khẩu trực tiếp các
trang thiết bị y tế, thiết bị bếp và giặt là công nghiệp từ các quốc gia có nền công
nghiệp với công nghệ kĩ thuật tiên tiến và cung cấp trực tiếp những sản phẩm
nêu trên cho các bệnh viện, nhà hàng- khách sạn và khu resort trong nước. Các
nhóm sản phẩm công ty cung cấp bao gồm:

+ Trang thiết bị y tế phục vụ cho bệnh viện trong nước.
+ Trang thiết bị bếp phục vụ cho nhà hàng, khách sạn, resort, nhà máy, công
ty…
+ Thiết bị giặt là, vắt, sấy công nghiệp phục vụ cho các bệnh viện, khách sạn,
nhà máy và xưởng giặt.
- Thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công
nghệ cho các khách hàng của công ty, bao gồm các hoạt động:
+ Thực hiện các dịch vụ về lắp đặt, bảo trì và sửa chữa về thiết bị bếp, thiết bị
giặt là công nghiệp.
+ Tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống dây chuyền giặt là cho khách sạn, nhà
máy, bệnh viện, căn hộ, cao ốc và xưởng giặt.
Với phương châm “Sự hài lòng của khách hàng là trên hết”, Công ty luôn nỗ lực
để phục vụ khách hàng tốt nhất trên mọi lĩnh vực kinh doanh.
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Nhập khẩu của
công ty
Hoạt động trong nền kinh tế với nhiều biến động như hiện nay thì doanh nghiệp
luôn phải chịu sự tác động mạnh mẽ của các nhân tố môi trường bên ngoài và bên trong
doanh nghiệp.
2.1.5.1. Các nhân tố bên ngoài
2.1.5.1.1. Hệ thống luật và chính sách thuế nhập khẩu của nhà nước
Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Chính phủ đã có
những bước điều chỉnh các quy định, luật lệ và chính sách kinh tế vĩ mô cho phù hợp
với các quy định quốc tế, tạo ra môi trường đầu tư và kinh doanh ngày càng thuận lợi,
thông thoáng và minh bạch hơn cho tất cả các doanh nghiệp, trong đó có các doanh
nghiệp kinh doanh và sản xuất trang thiết bị y tế. Công tác rà soát, ban hành các quy
định, văn bản pháp quy và hoạch định chính sách trong quản lý nhà nước về lĩnh vực
trang thiết bị y tế cũng đã và đang được thực hiện để phù hợp với các quy định của
WTO.
Bên cạnh đó, cơ sở pháp lý chung tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh và
công bằng, tăng khả năng lựa chọn hợp tác, chuyển giao công nghệ đa dạng hơn. Thuế

nhập khẩu có xu hướng điều chỉnh giảm nên các trang thiết bị y tế, nhà bếp có cơ hội
thâm nhập sâu vào thị trường trong nước, ở mức chi phí và chất lượng hợp lý. Đây
chính là những tác động tích cực với công ty Tân Long.
2.1.5.1.2. Các nhân tố kinh tế của Việt Nam
- Cơ cấu kinh tế
Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP giảm, từ 24.53% GDP năm
2000 xuống còn 22.1% năm 2008. Tỷ trọng công nghiệp đã tăng từ 36.73% GDP lên
39.73% GDP, còn tỷ trọng dịch vụ đã giảm nhẹ từ 38.74% xuống 38.17% GDP trong
cùng thời kỳ
1
. Và theo những số liệu được dịch từ Cục tình báo trung ương Hoa Kỳ
(CIA), trong năm 2009 tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP của Việt Nam như sau:
1 Bức tranh cơ cấu kinh tế Việt Nam, 27/ 10/ 2010.
Nông nghiệp 20.7%, Công nghiệp 40.2% và Dịch vụ 39.1%
2
. Như vậy, nhìn chung Tỷ
trọng của ngành dịch vụ có xu hướng tăng qua các năm. Đây là điều kiện thuận lợi để
công ty Tân Long hoạt động vì những sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp phục vụ cho
các ngành dịch vụ Y tế và nhà hàng- khách sạn.
- Tỷ giá hối đoái
Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, tỷ giá hối đoái luôn tác động mạnh mẽ
tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ giá thường thay đổi nên doanh nghiệp sẽ
gặp khó khăn trong việc thanh toán cho các thương vụ. Khi tỷ giá của Đồng Việt Nam
với các đồng ngoại tệ ( ví dụ: USD/VND, EUR/ VND,…) tăng sẽ gây khó khăn cho
doanh nghiệp nhập khẩu, ngựợc lại, nếu tỷ giá giảm thị doanh nghiệp có thể sẽ thuận lợi
hơn.
Trong thời gian gần đây thì đồng USD đã tăng mạnh so với VNĐ, điều này đã
gây khó khăn cho công ty Tân Long trong việc chuẩn bị USD và thanh toán cho các nhà
cung cấp.
- Thu nhập bình quân và mức sống của người dân

Thu nhập bình quân đầu người là một trong những yếu tố quan trọng quyết định
đến sức mua của người tiêu dùng. Chỉ số GDP bình quân đầu người theo tỷ giá của
Việt Nam đã tăng hơn 10 lần, từ mức dưới 100 USD/người vào năm 1990 lên trên
1.000 USD/người vào năm 2008. Việt Nam đã thoát khỏi danh sách những nước nghèo
và kém phát triển để được xếp vào hàng các quốc gia và vùng lãnh thổ có thu nhập
trung bình thấp
3
.
Bên cạnh đó, mức sống của người dân quyết định nhiều tới mức chi tiêu của họ.
Mức sống đó lại phụ thuộc khá nhiều vào thu nhập bình quân đầu người và tình hình
lạm phát trong nền kinh tế. Khi thu nhập cao nhưng lạm phát cao thì người tiêu dùng
vẫn sẽ thắt chặt chi tiêu của mình.
2.1.5.1.3. Thói quen, thị hiếu, xu hướng tiêu dùng
Một doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển được nếu không có khách hàng
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp lựa chọn sản phẩm để kinh doanh
cũng chính là dựa vào nhu cầu của khách hàng. Trong cơ chế thị trường hiện nay, có
2 , Kinh tế, kinh tế Việt Nam.
3 Bức tranh cơ cấu kinh tế Việt Nam, 27/ 10/ 2010.
nhiều công ty cạnh tranh nhau vì vậy doanh nghiệp phải cố gắng nỗ lực để thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng.
Đối với công ty Tân Long, khách hàng của công ty là các bệnh viện, nhà hàng,
khách sạn, resort nên công ty cần phải biết và hiểu thói quen, thị hiếu và xu hướng tiêu
dùng của người dân về dịch vụ y tế, du lich, giải trí. Trong lĩnh vực y tế, nhu cầu khám,
chữa bệnh luôn luôn có. Trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng- khách sạn, hiện nay nhu cầu
du lịch, nghỉ dưỡng có xu hướng ngày càng tăng. Bên cạnh khách du lịch trong nước,
hàng năm Việt Nam còn thu hút một lượng lớn du khách quốc tế. Trong cả hai lĩnh vực
này, người tiêu dùng có xu hướng đòi hỏi các dịch vụ ngày hoàn thiện hơn với những
trang thiết bị hiện đại, chất lượng cao.
2.1.5.1.4. Dân số và phân bố dân cư
Hiện nay, Việt Nam có trên 86 triệu dân, đây là lượng khách hàng, khách hàng

tiềm năng cho các dịch vụ y tế, du lịch. Vì vậy, các bệnh viện, các khu du lịch với hệ
thống nhà hàng khách sạn có điều kiện phát triển. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi
để công ty Tân Long cung cấp, phân phối các trang thiết bị y tế và nhà bếp nhập khẩu.
Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn. Theo
thống kê của Tổng cục thống kê, năm 2005 dân số thành thị chiếm 26.9%, dân số nông
thôn chiếm 73.1%
4
. Hệ thống bệnh viện, trung tâm y tế, các khách sạn tại thành thị luôn
phát triển mạnh và hiện đại hơn khu vực nông thôn nên đây là cơ sở để công ty xác định
khách hàng và phạm vi phân phối sản phẩm.
2.1.5.1.5. Tốc độ phát triển và ứng dụng khoa học, kĩ thuật và công nghệ
Trong điều kiện kinh tế toàn cầu, khoa học, kỹ thuật và công nghệ đóng vai trò
quan trọng. Quốc gia nào có trình độ, tốc độ phát triển và ứng dụng khoa học, kĩ thuật
và công nghệ chậm, kém sẽ bị tụt hậu so với các quốc gia khác.
Việt Nam là nước đang phát triển, mặc dù đến thời điểm này đã vượt qua
ngưỡng của một quốc gia thu nhập thấp, nhưng về cơ bản vẫn là một nước có trình độ
phát triển thấp, công nghệ lạc hậu. Vì vậy, để công nghiệp hóa đất nước chúng ta phải
tiếp thu, làm chủ và ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ của các nước phát
triển, thu hẹp khoảng cách về công nghệ và kinh tế với khu vực và thế giới. Tuy nhiên,
4
nếu chúng ta nhập khẩu thiết bị toàn bộ hoặc lệ thuộc vào các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài thì rất khó có được một nền công nghiệp thực sự và phát triển bền vững.
Vì thế, bên cạnh việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong nước, cần chọn lọc nhập
khẩu loại công nghệ nào, thiết bị gì cần thiết để phục vụ nhu cầu trong nước, đồng thời
có thể tiếp cận với trình độ công nghệ tiên tiến.
Trang thiết bị y tế hiện đại là một trong những thiết bị nước ta cần nhập khẩu để
phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong nước, đặc biệt đối với việc chữa
trị các bệnh không nhiễm trùng nguy hiểm (tim mạch, huyết áp, ung thư, tiểu đường...)
có xu hướng ngày càng gia tăng. Thêm vào đó, nước ta hiện có gần 1000 bệnh viện lớn
nhỏ, nhu cầu về trang thiết bị y tế rất lớn, đa dạng về chủng loại, đòi hỏi độ an toàn,

chính xác cao. Thế nhưng, đến nay Việt Nam mới có vài chục cơ sở sản xuất trang thiết
bị y tế với hơn 250 loại sản phẩm được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành, đáp ứng được
khoảng 20% nhu cầu. Các sản phẩm sản xuất trong nước được công nhận đạt tiêu
chuẩn Việt Nam còn quá ít. Phần lớn sản phẩm mới dừng lại ở mức đơn giản như các
dụng cụ y tế cầm tay, thiết bị nội thất bệnh viện, các sản phẩm nhựa và cao su y tế.
Hiện đại hơn một chút là một số thiết bị điện tử y tế, như dao mổ điện, máy phá sỏi
ngoài cơ thể, siêu âm chẩn đoán, máy kiểm tra tim thai, thiết bị la-de
5
. Tại các thành
phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, trong các cơ sở y tế chuyên sâu đã có các máy,
thiết bị tiên tiến được nhập khẩu như chụp cắt lớp nhiều đầu dò, chụp mạch máu, siêu
âm tăng sáng truyền hình, thiết bị mổ nội soi, máy cộng hưởng từ, chạy thận nhân tạo,
cô-ban xạ trị... Những trang thiết bị y tế hiện đại góp phần không nhỏ vào công tác chẩn
đoán, khám chữa bệnh. Nhiều căn bệnh hiểm nghèo trước đây người bệnh phải điều trị
ở nước ngoài, nay đã có thể điều trị trong nước. Đây chính là cơ hội để công ty Tân
Long phát triển kinh doanh.
2.1.5.1.6. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt đông nhập khẩu của công
ty. Việc lựa chọn những nhà cung cấp nổi tiếng, có uy tín sẽ giúp cho doanh nghiệp tiêu
thụ các sản phẩm thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, quan hệ tốt với các nhà cung cấp sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc đám phán, kí kết các hợp đồng, thanh toán
5 Sản xuất trang thiết bị y tế thay hàng nhập khẩu
tiền hàng và có thể có được những sản phẩm nhập khẩu với mức giá tốt để có thể cạnh
tranh tốt hơn với các doanh nghiệp trong cùng ngành.
Công ty Tân Long nhập khẩu hàng của những nhà cung cấp: Blentec, Fetco, Da
Vinci, Garland, Star, Bunn, Newport, Volk, Seca, Quantel…Đây là những nhà cung cấp
uy tín và nổi tiếng từ các thị trường Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Singapore,…
2.1.5.1.7. Đối thủ cạnh tranh
Cùng hoạt động song song với mỗi công ty luôn luôn có những đối thủ cạnh
tranh, vì vậy muốn tồn tại được trên thị trường hiện nay thì các công ty cần phải hết sức

nỗ lực, phải đưa ra những chiến lược, kế sách hoàn hảo để có thể giúp doanh nghiệp có
thể đứng vững được.
Công ty Tân Long cũng đã có được chỗ đứng trong lĩnh vực Nhà hàng – khách
sạn và các bệnh viện lớn song cũng luôn chịu áp lưc mạnh mẽ từ các đối thủ cạnh tranh.
Hiện nay có rất nhiều công ty kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị nhà bếp và thiết bị y tế
như: Công ty Cổ Phần thế giới bếp, Công ty Cổ Phần xây dựng và dịch vụ bếp xinh,
Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại và xuất nhập Quang Trung, công ty TNHH
Thương mại và Dịch vụ Tân Tiến Gia, công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Bảo Anh, Công ty
Cổ phần thiết bị Y tế Việt– Hàn, công ty TNHH Tân Liên,…Bên cạnh những đối thủ
hiện tại, công ty sẽ còn gặp phải sự cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn trong tương lai.
2.1.5.2. Các nhân tố bên trong
Nếu các nhân tố bên ngoài đem đến những cơ hội, thách thức thì các nhân tố bên
trong sẽ thể hiện điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.
2.1.5.2.1.Nguồn nhân lực và năng lực quản trị
Nguồn nhân lực thể hiện ở hai mặt số lượng và chất lượng. Nguồn nhân lực này
trực tiếp tham gia vào các bộ phận của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu, nguồn nhân lực của cần có vốn ngoại ngữ tốt, kĩ thuật về nghiệp
vụ ngoại thương chuẩn. Nhà quản trị cần có trình độ tổ chức quản lí tốt, khả năng phân
tích kinh tế quốc tế cao và phải có tầm nhìn chiến lược…
Hiện nay, công ty Tân Long có đội ngũ nhân viên khá hùng hậu và được tuyển
đầu vào kĩ. Đáng chú ý nhất là hai bộ phận trực tiếp liên quan tới hoạt động nhập khẩu

×